576300

Nghị quyết 35/NQ-HĐND năm 2023 về Kết quả giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thường lệ giữa năm 2022 và trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2022 - Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận khóa XI

576300
LawNet .vn

Nghị quyết 35/NQ-HĐND năm 2023 về Kết quả giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thường lệ giữa năm 2022 và trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2022 - Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận khóa XI

Số hiệu: 35/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận Người ký: Nguyễn Hoài Anh
Ngày ban hành: 13/07/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 35/NQ-HĐND
Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
Người ký: Nguyễn Hoài Anh
Ngày ban hành: 13/07/2023
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 35/NQ-HĐND

Bình Thuận, ngày 13 tháng 7 năm 2023

 

NGHỊ QUYẾT

KẾT QUẢ GIÁM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT Ý KIẾN, KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI SAU KỲ HỌP THƯỜNG LỆ GIỮA NĂM 2022 VÀ TRƯỚC KỲ HỌP THƯỜNG LỆ CUỐI NĂM 2022 - HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÓA XI

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
KHÓA XI, KỲ HỌP THỨ 15

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;

Trên cơ sở xem xét Báo cáo số 104/BC-UBND ngày 19 tháng 5 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thường lệ giữa năm 2022 và trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2022 - Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XI; Báo cáo số 63/BC-HĐXD ngày 04 tháng 7 năm 2023 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thường lệ giữa năm 2022 và trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2022 - Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XI; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh nhất trí với Báo cáo số 104/BC-UBND ngày 19 tháng 5 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thường lệ giữa năm 2022 và trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2022 - Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XI; Báo cáo số 63/BC-HĐND ngày 04 tháng 07 năm 2023 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thường lệ giữa năm 2022 và trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2022 - Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XI.

Điều 2. Để giải quyết kịp thời, đạt kết quả những kiến nghị chính đáng của cử tri sau kỳ họp thường lệ giữa năm 2022 và trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2022 - Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XI; Hội đồng nhân dân tỉnh đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan, tổ chức có liên quan tập trung chỉ đạo, thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

1. Ủy ban nhân dân tỉnh:

- Chỉ đạo các sở, ngành, UBND cấp huyện tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương và phối hợp chặt chẽ trong tiếp thu, giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri theo quy định pháp luật và chỉ đạo của UBND tỉnh: tập trung giải quyết, khắc phục những tồn tại, hạn chế đã nêu tại Báo cáo số 63/BC-HĐND ngày 04/7/2023 của Thường trực HĐND tỉnh về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thường lệ giữa năm 2022 và trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2022 - Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XI.

- Chỉ đạo tiếp tục rà soát, có kế hoạch, biện pháp và thời gian giải quyết cụ thể đối với các kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh đang giải quyết, nhất là các nội dung cử tri kiến nghị nhiều lần và các vấn đề đã được HĐND. Thường trực HĐND tỉnh kiến nghị qua giám sát (theo Phụ lục 3).

- Đối với các nội dung kiến nghị của cử tri mà việc giải quyết liên quan đến thẩm quyền của Trung ương (theo Phụ lục 6): chỉ đạo các sở, ngành chức năng tiếp tục có văn bản kiến nghị, thường xuyên theo dõi kết quả, triển khai thực hiện kịp thời sau khi có ý kiến của Trung ương.

- Đối với các nội dung kiến nghị đã được Ủy ban nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân cấp huyện (theo Phụ lục 7): Tăng cường chỉ đạo các sở, ngành chủ động phối hợp với UBND cấp huyện thống nhất giải pháp để giải quyết dứt điểm các nội dung cử tri kiến nghị nhiều lần, như việc xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đã đưa ra khỏi quy hoạch 03 loại rừng cho các hộ dân thôn Đa Mi, xã La Ngâu, huyện Tánh Linh. Thường xuyên kiểm tra tiến độ, kết quả thực hiện các nội dung công việc được giao và có quy định về việc báo cáo để UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo.

- Chỉ đạo Văn phòng UBND tỉnh tổ chức tổng hợp, phân loại chính xác, chặt chẽ các kiến nghị của cử tri do Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh chuyển đến để tham mưu UBND tỉnh phân công các sở, ngành, UBND cấp huyện giải quyết, tham mưu nội dung trả lời cho cử tri: giúp UBND tỉnh thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện của các sở, ngành, địa phương; định kỳ rà soát, tổng hợp, đánh giá kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri và tham mưu UBND tỉnh báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan Trung ương và của Thường trực HĐND tỉnh.

2. Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh

- Tiếp tục chỉ đạo UBMTTQ Việt Nam các huyện, thị xã, thành phố nâng cao chất lượng tổng hợp, phân loại kiến nghị của cử tri qua các đợt tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh trước và sau mỗi kỳ họp, đảm bảo đầy đủ, chính xác, rõ ràng, đúng thẩm quyền của cấp tỉnh và gửi về Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh theo thời gian quy định.

- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Thường trực HĐND tỉnh trong công tác tổng hợp, theo dõi, đôn đốc và giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh và các cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan ở địa phương theo quy định của pháp luật.

3. Các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh

- Tích cực theo dõi, đôn đốc, giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri trên địa bàn thuộc thẩm quyền cấp tỉnh, nhất là đối với những vấn đề bức xúc, kéo dài ở địa phương.

- Mỗi đại biểu HĐND tỉnh cần chủ động, thường xuyên theo dõi kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh, kể cả các kiến nghị đã được UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho UBND cấp huyện giải quyết để có đầy đủ thông tin trả lời và giải thích cho cử tri khi tiếp xúc cử tri.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh: chất lượng tổng hợp, phân loại, xử lý kiến nghị cử tri: giải đáp ngay những vấn đề cử tri kiến nghị đã được pháp luật quy định hoặc đã được trả lời, giải quyết dứt điểm.

Điều 3. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết này, báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2023.

Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này. Đề nghị Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo dõi, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận khóa XI, kỳ họp thứ 15 thông qua ngày 13 tháng 7 năm 2023 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Hoài Anh

 

PHỤ LỤC 1

TỔNG SỐ Ý KIẾN, KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI
(Kèm theo Nghị quyết số 35/NQ-HĐND ngày 13/7/2023 của HĐND tỉnh)

I. TỔNG SỐ KIẾN NGHỊ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND TỈNH: 113 KIẾN NGHỊ

STT

Tình hình giải quyết

Kiến nghị đã được giải quyết

Kiến nghị đang giải quyết

Kiến nghị sẽ giải quyết

Kiến nghị đã giải trình, thông tin với cử tri

 

Sở, ngành

(A)

(B)

(C)

Tổng

(A)

(B)

(C)

Tổng

(A)

(B)

(C)

Tổng

(A)

(B)

(C)

Tổng

Tổng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

1

Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

4

 

 

4

 

1

 

1

 

 

 

0

3

1

 

4

9

2

Sở Tài nguyên và Môi trường

3

 

 

3

4

1

 

5

 

 

 

0

4

2

 

6

14

3

Sở Kế hoạch và Đầu tư

 

1

 

1

2

4

 

6

 

 

 

0

 

2

 

2

9

4

Sở Giao thông vận tải

 

14

 

14

 

9

 

9

 

 

 

0

 

4

 

4

27

5

Sở Giáo dục và Đào tạo

 

 

2

2

 

 

 

0

 

 

 

0

 

1

4

5

7

6

Sở Y tế

 

1

2

3

 

 

1

1

 

 

 

0

 

 

3

3

7

7

Sở Lao động Thương binh và Xã hội

 

 

 

0

 

1

 

1

 

 

 

0

 

 

2

2

3

8

Sở Nội vụ

 

 

 

0

 

 

 

0

 

 

 

0

 

 

5

5

5

9

Sở Tài chính

 

1

 

1

 

 

1

1

 

 

 

0

 

 

2

2

4

10

Sở Thông tin và Truyền thông

 

 

1

1

 

 

 

0

 

 

 

0

 

 

 

0

1

11

Sở Khoa học và Công nghệ

 

 

 

0

 

 

 

0

 

 

 

0

 

1

 

1

1

12

Sở Công thương

 

 

 

0

 

1

 

1

 

 

 

0

1

 

 

1

2

13

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

 

 

 

0

 

 

 

0

 

 

 

0

 

 

3

3

3

14

Ban QLDAĐT Xây dựng CTDD và CN

 

 

 

0

 

2

 

2

 

 

 

0

 

 

 

0

2

15

Ban QLDAĐT XD CTNN và PTNT

 

3

 

3

 

3

 

3

 

 

 

0

3

 

 

3

9

16

Ban QLDAĐT xây dựng các CTGT

 

 

 

0

 

1

 

1

 

 

 

0

 

 

 

0

1

17

Ban QL các Khu công nghiệp

 

 

 

0

 

1

 

1

 

 

 

0

 

1

 

1

2

18

Cty TNHH MTV KTCTTL Bình Thuận

 

 

 

0

1

2

 

3

 

 

 

0

 

 

 

0

3

19

Cty Cổ phần Cấp thoát nước Bình Thuận

 

 

 

0

 

 

 

0

 

 

 

 

 

1

 

1

1

20

Công an tỉnh

 

 

 

0

 

 

 

0

 

 

 

0

 

 

1

1

1

21

Chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh

 

 

 

0

 

 

 

0

 

 

 

0

 

1

 

1

1

22

Điện lực

 

 

 

0

1

 

 

1

 

 

 

0

 

 

 

0

1

TỔNG KIẾN NGHỊ

7

20

5

32

8

26

2

36

0

0

0

0

11

14

20

45

113

(A) Lĩnh vực sản xuất, tài nguyên môi trường: 26 kiến nghị

(B) Lĩnh vực quy hoạch, xây dựng, giao thông và tài chính : 60 kiến nghị

(C) Lĩnh vực văn xã, nội chính: 27 kiến nghị

II. TỔNG SỐ KIẾN NGHỊ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TRUNG ƯƠNG: 12 KIẾN NGHỊ

III. TỔNG SỐ KIẾN NGHỊ ĐÃ PHÂN CÔNG CHO CÁC ĐỊA PHƯƠNG GIẢI QUYẾT: 23 KIẾN NGHỊ

 

PHỤ LỤC 2

32 KIẾN NGHỊ ĐÃ GIẢI QUYẾT
(Kèm theo Nghị quyết số 35/NQ-HĐND ngày 13/7/2023 của HĐND tỉnh)

A. LĨNH VỰC SẢN XUẤT, TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG: 07 NỘI DUNG

I. Sở Tài nguyên và Môi trường: 03 nội dung

1. Các trại heo thuộc huyện Hàm Tân nằm ở thượng nguồn, vào mùa mưa nước chảy xuống cầu Suối Đó, xã Tân Phước gây mùi hôi thối, nhất là vào mùa mưa, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của bà con. Cử tri đề nghị UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, xử lý (cử tri xã Tân Phước, thị xã La Gi).

Thượng nguồn Suối Đó có 03 dự án trang trại chăn nuôi quy mô lớn (02 dự án chăn nuôi heo thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM của UBND tỉnh gồm: Trang trại chăn nuôi heo Bình Dương, Trang trại chăn nuôi heo Huỳnh Gia Phú và 01 dự án chăn nuôi heo thuộc thẩm quyền xác nhận Bản cam kết bảo vệ môi trường của UBND huyện Hàm Tân: Trang trại chăn nuôi heo Phạm Thiện) và các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ nằm xen kẽ trong khu dân cư nằm ở thượng nguồn Suối Đó. Trong số 03 trang trại chăn nuôi quy mô lớn có 02 trang trại nằm trên địa bàn quản lý của UBND huyện Hàm Tân (trang trại chăn nuôi heo Bình Dương và Trang trại chăn nuôi heo Phạm Thiện) và 01 Trang trại Huỳnh Gia Phúc nằm trên địa bàn quản lý thị xã La Gi.

Vấn đề này, thời gian qua Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các ngành có liên quan, kiểm tra, xử lý và giải quyết xong. Trong tháng 9-10/2022, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành giám sát việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động chăn nuôi của các trang trại heo thuộc thẩm quyền quản lý của tỉnh, đồng thời lấy mẫu nước thải để đánh giá hiệu quả xử lý của các hệ thống xử lý nước thải tập trung. Kết quả giám sát như sau:

- Đối với Trang trại chăn nuôi heo Bình Dương: Trong quá trình hoạt động Chủ đầu tư trang trại có thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án. Kết quả lấy và phân tích mẫu nước thải sau xử lý đạt cột A, QCVN 62-MT:2016/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải chăn nuôi và không phát hiện việc xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường.

- Đối với Trang trại chăn nuôi heo Huỳnh Gia Phúc: Ngày 07/10/2022, Tổ công tác do Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã La Gi chủ trì tiến hành kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường tại Trang trại chăn nuôi heo hậu bị của Công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Gia Phúc. Qua kiểm tra, phát hiện Công ty có lắp đặt nhiều đường ống nhựa (có đường kính 60 mm, 80mm) để dẫn nước thải không qua xử lý xuyên qua tường rào, dẫn ra vườn bạch đàn cách trang trại khoảng 600m-700m. Tổ công tác đã tham mưu UBND thị xã La Gi ban hành Quyết định xử lý vi phạm hành chính số 203/QĐ-XPHC ngày 20/10/2022 đối với hành vi lắp đặt các đường ống để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường với tổng số tiền 143.125.000 đồng. Đến nay, Công ty đã thực hiện nộp tiền phạt và đã tháo dỡ các đường ống nhựa dẫn nước thải nối từ trang trại ra vườn tràm, trám bít các lỗ thông dẫn xuyên qua tường rào. Trong tháng 6/2023, Đoàn kiểm tra được thành lập theo Quyết định số 222/QĐ-STNMT ngày 27/4/2023 về việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh (trong đó có Trang trại chăn nuôi heo Bình Dương, Trang trại chăn nuôi heo Huỳnh Gia Phúc). Qua kết quả kiểm tra, trong quá trình hoạt động Chủ đầu tư trang trại có thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường và giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án..

* Đối với các trang trại thuộc thẩm quyền của UBND huyện Hàm Tân:

- Đối với trang trại chăn nuôi heo Phạm Thiện: Trong ngày 13/9/2022, Phòng Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức kiểm tra công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi heo đối với UBND huyện Hàm Tân, đồng thời, đã kiểm tra thực tế tại các trang trại chăn nuôi heo thuộc thẩm quyền quản lý của UBND huyện Hàm Tân, trong đó có Trang trại chăn nuôi heo Phạm Thiện.

Qua kết quả kiểm tra cho thấy dự án đang hoạt động bình thường với quy mô 900 heo (theo đúng thiết kế), dự án đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải công suất 50 m3/ngày đêm (tại thời điểm kiểm tra, hệ thống xử lý nước thải đang vận hành, nước thải sau xử lý được tái sử dụng). Qua đó, Đoàn kiểm tra đã lấy 01 mẫu nước thải sau xử lý để phân tích các thông số ô nhiễm môi trường nhằm đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải tập trung của dự án. Hiện nay, kết quả phân tích mẫu nước thải cho thấy các thông số ô nhiễm sau xử lý đều nằm trong giới hạn cho phép.

- Đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ nằm xen kẽ trong khu dân cư:

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 10 trang trại chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ thuộc thẩm quyền xác nhận hồ sơ môi trường và thẩm quyền quản lý của UBND huyện. Trong đó, 05 trang trại đã được phê duyệt hồ sơ môi trường {02 trang trại (trại heo Phạm Thiên, trại heo Nguyễn Xuân Tường) đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, kết quả đã phân tích nước thải đầu ra đạt quy chuẩn), 03 trang trại còn lại có đầu tư xây dựng hệ thống Biogas, hồ xử lý sinh học}, 05 trang trại chưa có hồ sơ môi trường (01 trại tạm ngưng hoạt động từ năm 2019 đến nay), các trang trại này có số lượng nhỏ, chỉ đầu tư hệ thống xử lý Biogas và các hồ lắng sinh học. Hầu hết các trang trại chưa có hồ sơ môi trường có thời gian hoạt động từ lâu, chăn nuôi hộ gia đình phát sinh trong khu dân cư. Phân bố tại các địa bàn: Tân Thắng (02 hộ), Sơn Mỹ (01 hộ), Sông Phan (02 hộ).

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 3614/UBND-KT ngày 27/10/2022; ngày 05/12/2022, UBND huyện đã ban hành Quyết định số 2623/QĐ-UBND về việc củng cố, kiện toàn Tổ kiểm tra môi trường của huyện và xây dựng Kế hoạch tập trung kiểm tra các cơ sở chăn nuôi heo nhỏ lẻ của hộ gia đình, cá nhân nằm trong khu dân cư (không được chấp thuận đầu tư, không có hồ sơ môi trường, chấm dứt hoạt động hoặc di dời vào vùng quy hoạch phát triển chăn nuôi tập trung, UBND huyện đã có báo cáo kết quả triển khai thực hiện ; đồng thời ban hành Kế hoạch số 08/KH-UBND ngày 05/04/2023 về đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện, trong đó có giao cho các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động chăn nuôi nông hộ, tuyên truyền vận động các hộ dân giảm đàn, dần đi đến nghỉ hẳn, chuyển đổi ngành nghề khác hoặc di dời đến vị trí có thể sản xuất, chăn nuôi cách xa khu dân cư, đảm bảo về mặt môi trường.

Trong quý I+II/2023, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các phòng ban, địa phương tổ chức rà soát, kiểm tra một số dự án chăn nuôi heo quy mô hộ gia đình. Hiện nay, Phòng Tài nguyên và Môi trường đã tổng hợp danh sách để phân loại đối tượng, trình UBND huyện phê duyệt kế hoạch để tổ chức kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở nêu trên, đặc biệt các trại heo hộ gia đình nằm trong và gần khu dân cư tập trung; trường hợp có phát hiện xả nước nước thải chưa qua xử lý ra môi trường sẽ tham mưu UBND huyện xử lý theo quy định pháp luật (dự kiến thời gian kiểm tra, giám sát vào đầu tháng 7/2023). Trên cơ sở rà soát, kiểm tra, UBND huyện sẽ chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu đề xuất UBND huyện phương án di dời đối với các trại heo nằm trong khu dân cư theo Đề án phát triển chăn nuôi của huyện đã được UBND huyện phê duyệt tại Quyết định số 2164/QĐ-UBND ngày 04/10/2017.

2. Bệnh viện An Phước lắp đặt trạm bơm, bể xử lý nước thải và khu vực vệ sinh công cộng được xây dựng sát vách khu vực nhà dân, gây ảnh hưởng sức khỏe, sinh hoạt của các hộ dân sống lân cận. Cử tri kiến nghị tỉnh kiểm tra, xem xét vấn đề trên để đảm bảo an toàn sức khỏe người dân (cử tri phường Phú Trinh, thành phố Phan Thiết).

Để đánh giá, kiểm tra lại việc khắc phục đối với tiếng ồn, độ rung trong quá trình vận hành đối với Hệ thống xử lý nước thải của Công ty TNHH Bệnh viện An Phước theo như phản ánh của cử tri, ngày 17/4/2023, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các đơn vị liên quan (có mời hộ dân (nhà bà Văn Phúc Thảo) thường xuyên có kiến nghị) tổ chức kiểm tra thực tế và thực hiện đo đạc lấy mẫu.

Kết quả, Công ty đã khắc phục: Tại các nơi phát sinh ra tiếng ồn của hệ thống xử lý nước thải được đặt trong nhà kín, áp tường bởi lớp xốp PE Foam (hay còn gọi là mút tiêu âm) và thay thế toàn bộ giàn máy động cơ (máy bơm) và hệ thống cách âm tại khu vực nhà đặt máy móc của trạm xử lý nước thải; đồng thời Đoàn đã thực hiện đo độ ồn, rung tại vị trí nhà bà Văn Phúc Thảo (thực hiện đo đạc vào 2 thời điểm: ban ngày và ban đêm), theo kết quả đo đạc tiếng ồn, rung do Trung tâm phân tích và Đo đạc môi trường Phương Nam thực hiện đều nằm trong quy chuẩn cho phép (kết quả đo đạc so sánh với quy chuẩn (áp dụng đối với khu vực đặc biệt): thời điểm ban ngày: độ rung: 44dB/60dB, tiếng ồn: 41,3dBA/55dBA, thời điểm ban đêm: độ rung: 44dB/60dB, tiếng ồn: 39,4dBA/55dBA).

Qua kiểm tra, Đoàn cũng đã ghi nhận Công ty đã cơ bản khắc phục tiếng ồn, rung và hộ dân liên quan cũng đã đồng tình với những giải pháp mà Công ty đã thực hiện. Sau khi kiểm tra, đánh giá các giải pháp thực hiện giảm thiểu đối với tiếng ồn, độ rung của Công ty và có sự thống nhất đồng tình của chính quyền địa phương, khu phố và hộ dân liên quan, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt cấp Giấy phép môi trường số 864/GPMT-UBND ngày 9/5/2023 cho dự án Mở rộng Bệnh viện Đa khoa An Phước của Công ty TNHH Bệnh viện An Phước.

Từ khi được cấp phép đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường chưa nhận được phản ánh, kiến nghị nào của người dân về vấn đề gây ô nhiễm môi trường liên quan đến hoạt động của Bệnh viện An Phước.

3. Cử tri đề nghị tỉnh tác động Công ty TNHH Đại Hồng Phát bàn giao phần mềm bản đồ quản lý đất đai do đơn vị đo đạc theo Dự án tổng thể để xã quản lý nhằm thuận tiện cho việc thực hiện các thủ tục đất đai cho bà con dân tộc thiểu số ở địa phương (cử tri xã Phan Điền, huyện Bắc Bình).

Dự án xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai xã Phan Điền, huyện Bắc Bình do Công ty TNHH Đại Hồng Phát thi công. Tính đến nay, đã hoàn thành công tác đo đạc bản đồ và bàn giao sản phẩm cho 03 cấp (tỉnh, huyện, xã) quản lý, sử dụng.

Đối với việc cài đặt phần mềm MicroStation: Phần mềm này do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định để xử lý các tác nghiệp trong quá trình đo đạc, biên tập và quản lý bản đồ các loại (bản đồ địa chính, bản đồ quy hoạch-kế hoạch, bản đồ chuyên đề khác). Từ năm 2021, 2022 được Trung tâm Công nghệ thông tin là đơn vị trực thuộc Sở đã tập huấn, chuyển giao công nghệ cho cán bộ tài nguyên và môi trường từ cấp huyện đến cấp xã, trong đó có cán bộ địa chính xã Phan Điền, huyện Bắc Bình. Trường hợp cán bộ địa chính xã vẫn chưa thành thạo việc cài đặt, thao tác trên phần mềm, liên hệ với Trung tâm Công nghệ thông tin để được hướng dẫn sử dụng.

II. Sở Nông nghiệp và PTNT: 04 nội dung

1. Việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐND, ngày 25/5/2022 của HĐND tỉnh về “Quy định chế độ hỗ trợ chi phí mua, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá trên địa bàn tỉnh” rất chậm. Cử tri mong muốn tỉnh chỉ đạo đôn đốc các sở, ngành có liên quan khẩn trương bố trí nguồn vốn để sớm hỗ trợ chi phí cho ngư dân (cử tri phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết).

Thực hiện Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐND ngày 25/5/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy định chế độ hỗ trợ chi phí mua, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá (VMS) trên địa bàn tỉnh. Trong năm 2022, Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt danh sách và bố trí số tiền 3.700 triệu đồng từ nguồn sự nghiệp ngành Nông nghiệp để hỗ trợ chi phí mua, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá cho 370 chủ tàu cá; việc chi trả hỗ trợ đã hoàn thành trong năm 2022.

Đối với kinh phí hỗ trợ chi phí mua, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá trong năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục ban hành Quyết định số 455/QĐ- UBND ngày 14/3/2023 giao dự toán bổ sung năm 2023 cho Sở Nông nghiệp và PTNT số tiền 15.800 triệu đồng để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ thiết bị giám sát hành trình cho 1.580 tàu cá. Căn cứ hồ sơ đề nghị hỗ trợ, đến ngày 12/6/2023, UBND tỉnh đã phê duyệt danh sách chi hỗ trợ chi phí mua, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho chủ tàu cá với số tiền 8.460 triệu đồng, tương ứng với 846 tàu cá. Hiện nay, Sở Nông nghiệp và PTNT đang tiếp tục nhận hồ sơ hỗ trợ và thực hiện các thủ tục để chi trả cho ngư dân theo kế hoạch.

2. Hai bên bờ cảng cá Phan Rí Cửa lượng tàu thuyền neo đậu rất nhiều, nhưng trụ neo buộc tàu thuyền còn ít, không đủ để tàu thuyền neo buộc an toàn. Cử tri tiếp tục kiến nghị tỉnh quan tâm khảo sát, xây dựng thêm trụ neo buộc tàu thuyền tại cảng cá Phan Rí Cửa để ngư dân neo buộc tàu thuyền an toàn, nhất là trong mùa mưa, bão (cử tri thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong).

Để giải quyết kiến nghị của cử tri; Trong năm 2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với UBND huyện Tuy Phong, Ban Quản lý cảng cá Phan Rí Cửa và UBND thị trấn Phan Rí Cửa tiến hành khảo sát thực tế và đã xây dựng mới 05 trụ neo tại khu vực xã Hòa Phú (cũ), 05 trụ neo tại Cảng cá Phan Rí Cửa và sửa chữa gia cố 14 trụ neo tại Cảng cá Phan Rí Cửa đáp ứng cơ bản nhu cầu buộc tàu của bà con ngư dân.

3. Căn cứ Nghị định số 16/2022/NĐ-CP, ngày 28/01/2022 của Chính phủ và Quyết định số 1402/QĐ-UBND của UBND tỉnh không có biện pháp xử phạt trong việc vi phạm xây dựng nhà dẫn dụ nuôi chim yến. Hiện nay, nhân dân xây dựng nhà yến ngày càng tăng trong khu dân cư, ô nhiễm âm thanh và chất thải, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh sớm có quy định để khắc phục tình trạng trên (cử tri huyện Đức Linh, Tánh Linh).

Như cử tri phản ánh, tình hình nuôi chim yến tự phát ở các địa phương đang có xu hướng gia tăng, trong đó nhiều nhà yến xây dựng xen kẽ trong khu dân cư, làm phát sinh tiếng ồn, gây ảnh hưởng đến môi 3 trường và đời sống sinh hoạt của người dân, nhằm khắc phục tình trạng nuôi chim yến tự phát, làm phát sinh tiếng ồn, gây ảnh hưởng đến môi trường và đời sống sinh hoạt của người dân trong khu dân cư. UBND huyện đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn trên địa bàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các quy định vùng nuôi chim yến và quy định đối với cơ sở nuôi chim yến; tăng cường giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình, tuyệt đối không để phát sinh tình trạng nhà nuôi yến mới trong khu dân cư; kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ. Liên quan đến nội dung này, ngày 09/5/2023, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 04/2023/NQ-HĐND quy định vùng nuôi chim yến; khu vực không được phép chăn nuôi gia súc, gia cầm và động vật khác; chính sách hỗ trợ di dời và chấm dứt hoạt động đối với các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

4. Cử tri tiếp tục đề nghị Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn sớm chi trả kinh phí bảo vệ rừng cho các hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng, vì từ tháng 01 năm 2022 đến nay bà con chưa nhận được, nhằm để trang trải cuộc sống sinh hoạt hàng ngày (cử tri huyện Tuy Phong, Hàm Thuận Nam, Bắc Bình, Tánh Linh).

Liên quan kinh phí bảo vệ rừng cho các hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng năm 2022; Trong tháng 01/2023, các đơn vị chủ rừng đã hoàn tất việc chi trả toàn bộ tiền công nhận khoán bảo vệ rừng năm 2022 cho bà con trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh sẽ tiếp tục giao Sở Nông nghiệp và PTNN chỉ đạo các đơn vị chủ rừng tiến hành chi trả cho bà con theo Kế hoạch vốn được giao.

B. VỀ LĨNH VỰC QUY HOẠCH - XÂY DỰNG - GIAO THÔNG - TÀI CHÍNH: 20 NỘI DUNG

I. Sở Giao thông vận tải: 14 nội dung

1. Công trình thi công đường cao tốc Bắc - Nam, đoạn qua huyện Bắc Bình đã lấp hết một số mương cấp 2, cấp 3 tại khu vực tổ 3, cánh đồng Tú Sơn, thôn Tú Sơn, có bố trí 1 cống thoát nước nhỏ, mưa nhiều nước không thoát kịp gây ngập úng diện rộng, ảnh hưởng sản xuất của bà con. Cử tri kiến nghị tỉnh làm việc với đơn vị thi công để sớm khắc phục (cử tri xã Sông Lũy, huyện Bắc Bình).

Nhà thầu thi công đã thi công hoàn thiện 02 cống thoát nước tại vị trí khu vực tổ 3, cánh đồng Tú Sơn, thôn Tú Sơn với khẩu độ 3x3 m, đảm bảo thông thoát nước kịp thời, không còn ngập úng, ảnh hưởng sản xuất của người dân.

2. Trên tuyến đường ĐT.720 đi qua huyện Tánh Linh, nhiều chỗ xuất hiện các hố lõm sâu, một số đoạn vạch kẻ phân cách làn đường bị mờ gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Cử tri kiến nghị Sở Giao thông vận tải sớm kiểm tra, sửa chữa tạo điều kiện cho người dân lưu thông được an toàn, thuận lợi (cử tri các xã Gia An, Gia Huynh, Suối Kiết, huyện Tánh Linh).

Công trình Sửa chữa hư hỏng cục bộ nền, mặt đường, mái taluy đoạn Km3+000 - Km11+000, Km18+000 - Km44+000; sửa chữa rãnh thoát nước các đoạn Km9+540 - Km9+640, Km23+400 - Km23+750; Km26+800 - Km27+250, sửa chữa hư hỏng các cầu; bạt lề cục bộ đoạn Km1 - Km43 và sửa chữa hệ thống an toàn giao thông tuyến ĐT.720 (trong đó có sửa chữa các hố lõm sâu và sơn lại vạch kẻ phân cách làn đường bị mờ) đã được thi công hoàn thành, nghiệm thu ngày 27/12/2022.

3. Hiện nay, cống rãnh thoát nước 2 bên dọc theo Quốc lộ 28 từ km số 3, thôn 3 đến km số 5, thôn Thuận Điền, xã Hàm Liêm các nắp cống hư hỏng hoặc bị mất dễ gây ra tai nạn giao thông. Cử tri kiến nghị tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng sớm khắc phục để đảm bảo an toàn giao thông (cử tri xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc).

Tiếp thu kiến nghị cử tri, Sở Giao thông vận tải đã có Công văn số 2260/SGTVT-HTGT ngày 29/9/2022 kiến nghị Khu Quản lý Đường bộ IV (trước đây là Cục Quản lý Đường bộ IV) xem xét, tổ chức kiểm tra nội dung kiến nghị cử tri.

Thực hiện chỉ đạo của Khu Quản lý Đường bộ IV, ngày 01/11/2022, Văn phòng Quản lý đường bộ IV.1 đã phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở Giao thông vận tải, UBND huyện Hàm Thuận Bắc và Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam kiểm tra hiện trường. Qua khảo sát, có một số tấm đan bị hư hỏng trên rãnh dọc hiện hữu đoạn từ Km3 - Km5. Để giải quyết tình trạng trên, các bên thống nhất kiến nghị: Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam thay thế các tấm đan bị hư hỏng của hệ thống rãnh dọc trên. Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam đã thay thế các tấm đan hư hỏng, hoàn thành ngày 15/11/2022.

4. Tuyến đường nhựa từ Km 14 (QL1A) đi thôn Ba Bàu và đi đến xã Mỹ Thạnh hư hỏng, xuống cấp trầm trọng không đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông. Cử tri kiến nghị ngành chức năng khảo sát có kế hoạch đầu tư nâng cấp, sửa chữa (cử tri xã Hàm Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam).

Tuyến đường nhựa từ Km14 (Quốc lộ 1) đi thôn Ba Bàu và đi đến xã Mỹ Thạnh là tuyến đường Quốc lộ 1 - Mỹ Thạnh. Hiện nay, đoạn từ Km0+00 đến Km3+160 đã bàn giao cho đơn vị thi công Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2017 - 2020 để triển khai thi công. Đoạn từ Km3+160 đến Km30+00 (cuối tuyến), mặt đường bê tông nhựa và láng nhựa, rộng từ (4,0 - 4,5)m, hiện trạng trên tuyến đã xuất hiện các hư hỏng “ổ gà”, trồi lún. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách địa phương còn khó khăn nên chưa thể đầu tư nâng cấp, cải tạo tuyến đường trên. Để đảm bảo an toàn giao thông, UBND tỉnh phân khai kế hoạch vốn năm 2022 sửa chữa các vị trí hư hỏng cục bộ với kinh phí khoảng 3,9 tỷ đồng. Công trình bắt đầu triển khai thi công ngày 03/6/2022 và đến nay công trình đã hoàn thành.

5. Cử tri kiến nghị nhiều lần đề nghị tỉnh thi công hệ thống công thoát nước dọc hai bên đường dọc Quốc lộ 1 đi qua địa bàn thôn Dân Phú, xã Hàm Kiệm, vì hiện nay khi mưa nước tràn trên Quốc lộ 1 gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông và gây ngập úng cho các hộ dân sống 02 bên Quốc lộ 1 (cử tri xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam).

Tiếp thu kiến nghị cử tri, Sở Giao thông vận tải đã có Công văn số 2260/SGTVT-HTGT ngày 29/9/2022 kiến nghị Khu Quản lý Đường bộ IV (trước đây là Cục Quản lý Đường bộ IV) xem xét, tổ chức kiểm tra nội dung kiến nghị. Thực hiện chỉ đạo của Khu Quản lý Đường bộ IV, ngày 13/12/2022, Văn phòng Quản lý đường bộ IV.1 đã phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an Bình Thuận, UBND huyện Hàm Thuận Nam và Công ty TNHH Xây dựng Phan Đình kiểm tra hiện trường, giải quyết các ý kiến của cử tri.

Qua khảo sát, Văn phòng Quản lý đường bộ IV.1 đã có Công văn số 13/VP.QLĐBIV.1-VP ngày 09/01/2023 thông tin cho UBND huyện Hàm Thuận Nam kết quả kiểm tra, xử lý kiến nghị cử tri như sau: Theo kiến nghị cử tri, Ban Quản lý dự án 5 (đại diện chủ đầu tư) đã triển khai đầu tư xây dựng đoạn rãnh thoát nước dọc từ Km1713+530 - Km1714+050 (trái tuyến) Quốc lộ 1 qua địa bàn thôn Dân Phú, xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam. Tại thời điểm kiểm tra, công trình đã thi công hoàn thành.

6. Năm 2021, tuyến đường ĐT.717 qua địa phận các xã Bắc Sông được Nhà nước quan tâm đầu tư nhựa hóa. Tuy nhiên, việc lắp đặt xây dựng hệ thống mương tiêu thoát nước 2 bên đường không đồng bộ dẫn đến không tiêu thoát nước được gây ngập cục bộ nhà ở của người dân. Cử tri tiếp tục kiến nghị UBND tỉnh xem xét khắc phục đảm bảo cho tuyến đường sử dụng lâu dài (cử tri các xã Bắc Sông, huyện Tánh Linh).

Tuyến đường ĐT.717 (đoạn từ xã Đồng Kho đi Tà Pứa) có chiều dài khoảng 19,9 km, mặt đường láng nhựa rộng 6m, nền đường xuống cấp trầm trọng, nhiều vị trí sụt lún, “ổ voi, ổ gà” làm đọng nước mặt đường, các phương tiện lưu thông trên tuyến rất khó khăn, thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông. Trước thực trạng nêu trên, để đảm bảo an toàn giao thông, đáp ứng nhu cầu lưu thông trên tuyến đảm bảo thông suốt, an toàn, trên cơ sở tham mưu của Sở Giao thông vận tải, UBND tỉnh đã có văn bản đề nghị Trung ương bố trí vốn đầu tư nâng cấp, mở rộng đoạn tuyến trên. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung ương còn khó khăn, hạn chế nên trước mắt chỉ đầu tư nâng cấp, cải tạo mặt đường, bổ sung xây mới một số đoạn rãnh thoát nước cần thiết, tận dụng lại một số đoạn rãnh hiện hữu. Trên cơ sở đó, Sở Giao thông vận tải đã triển khai các thủ tục đầu tư theo quy định và trình UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Đường đến trung tâm các xã Đồng Kho, Huy Khiêm, Bắc Ruộng, Măng Tố, Đức Tân, Nghị Đức, Đức Phú, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận (ĐT.717) tại Quyết định số 2737/QĐ-UBND ngày 20/9/2016.

Theo hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được duyệt, hệ thống rãnh dọc hai bên tuyến thiết kế cơ bản đầy đủ, đảm bảo thoát nước. Đồng thời, trong quá trình thi công, trên cơ sở kiến nghị của cử tri và hiện trường thi công, thiết kế hệ thống thoát nước hai bên đường được điều chỉnh, bổ sung khoảng 1.899,34m rãnh thoát nước, nạo vét bùn đất trong rãnh hiện hữu. Đến nay, Ban QLDA giao thông (Chủ đầu tư) đã triển khai thi công cơ bản hoàn thành công trình.

7. Tại ngã ba Bà Sa giao nhau giữa thôn 8 xã Mê Pu, huyện Đức Linh với xã Đức Phú, thuộc huyện Tánh Linh lưu lượng xe lưu thông lớn dễ xảy ra tai nạn. Cử tri kiến nghị Sở Giao thông vận tải xem xét xử lý nút giao thông này tạo điều kiện cho Nhân dân đi lại thuận lợi (cử tri xã Mê Pu, huyện Đức Linh).

Ngã ba Bà Sa (ngã ba B'Lao) là nút giao dạng đảo tam giác kết nối tuyến ĐT.766 (tại Km51+100) và tuyến ĐT.717 (tại Km19+900), bề rộng mặt đường xe chạy trong phạm vi đảo rộng 7m. Thời gian qua, do các phương tiện không nhường đường, giảm tốc độ khi vào đảo nên có xảy ra va chạm tại vị trí nút giao. Để tăng cường đảm bảo an toàn giao thông tại khu vực nút giao, quá trình triển khai thi công dự án Đường đến Trung tâm các xã Đồng Kho, Huy Khiêm, Bắc Ruộng, Măng Tố, Đức Tân, Nghị Đức, Đức Phú, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận (ĐT.717), Sở Giao thông vận tải đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án giao thông, đơn vị tư vấn nghiên cứu đề xuất phương án cải tạo nút giao. Căn cứ ý kiến của Ủy ban nhân dân huyện Tánh Linh về phạm vi giải phóng mặt bằng cải tạo nút giao, đơn vị tư vấn đã lập hồ sơ điều chỉnh, bổ sung thiết kế bản vẽ thi công trình Sở Giao thông vận tải thẩm định, phê duyệt tại Quyết định số 514/QĐ-SGTVT ngày 13/9/2021. Theo đó, điều chỉnh mở rộng phần mặt đường xe chạy rộng 9m về phía đảo hiện hữu; đồng thời, sơn trắng đỏ xung quanh đảo, sơn tim đường, sơn cảnh báo phạm vi đảo trên mặt đường và sơn gờ giảm tốc trên các làn đường vào đảo. Hiện nay, nhà thầu đã thi công hoàn thành cải tạo nút giao tại khu vực nêu trên.

8. Cử tri đề nghị UBND tỉnh cho cử tri biết việc thực hiện mở rộng nâng cấp Tuyến đường SaRa - Tầm Hưng đến nay đã tổ chức nghiệm thu chưa? Khi nào đưa vào sử dụng? (cử tri xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc).

Công trình Nâng cấp, cải tạo đường Sa Ra - Tầm Hưng, huyện Hàm Thuận Bắc do Sở Giao thông vận tải làm Chủ đầu tư, được Sở Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu tại Quyết định số 480/QĐ-SKHĐT ngày 07/11/2017. Trong đó, Gói thầu số 4: Xây lắp toàn bộ công trình do Liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Thanh Niên và Công ty TNHH Xây dựng Doãn Ly trúng thầu thi công với thời gian thi công là 540 ngày kể từ ngày 18/12/2017 theo Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu số 4338/QĐ-SGTVT ngày 18/12/2017 của Sở Giao thông vận tải.

Theo đó, công trình dự kiến thi công hoàn thành vào ngày 18/6/2019. Tuy nhiên, quá trình triển khai thi công do vướng mặt bằng thi công và phải xử lý điều chỉnh, bổ sung một số hạng mục công trình nên Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, chấp thuận gia hạn thời gian hoàn thành công trình đến ngày 30/9/2021 tại Công văn số 4057/SKHĐT-TĐ ngày 01/9/2020 và Công văn số 3935/SKHĐT-TĐ ngày 21/7/2021. Đến nay công trình đã hoàn thành.

9. Cử tri kiến nghị Sở Giao thông vận tải quan tâm thực hiện: Thay mới một số nắp cống hệ thống mương thoát nước 2 bên đường dọc Quốc lộ 1A đi qua địa bàn xã Hàm Mỹ hiện nay hư hỏng nặng.

Về kiến nghị thay mới một số nắp cống hệ thống mương thoát nước 2 bên đường dọc Quốc lộ 1A đi qua địa bàn xã Hàm Mỹ hiện nay hư hỏng nặng:

Thời gian qua, tình trạng phương tiện giao thông có tải trọng lớn đậu, đỗ trên nắp đan rãnh thoát nước đường giao thông gây hư hỏng, bể nắp đan diễn ra phổ biến khiến các ngành chức năng phải sửa chữa thường xuyên. Do đó, UBND tỉnh giao UBND huyện Hàm Thuận Nam có giải pháp tuyên truyền, tránh trường hợp đậu, đỗ sai quy định, gây hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông.

Về vấn đề này, Sở Giao thông vận tải đã có Công văn số 1569/SGTVT- HTGT ngày 15/3/2022 đề nghị Cục Quản lý Đường bộ IV (nay là Khu Quản lý Đường bộ IV) xem xét, tổ chức kiểm tra giải quyết kiến nghị cử tri.

Thực hiện chỉ đạo của Cục Quản lý Đường bộ IV (nay là Khu Quản lý Đường bộ IV), Chi cục Quản lý đường bộ IV.1 phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở Giao thông vận tải, UBND huyện Hàm Thuận Nam và Công ty TNHH Xây dựng Phan Đình kiểm tra hiện trường giải quyết ý kiến của cử tri. Trên cơ sở báo cáo của Chi cục Quản lý đường bộ IV.1, Cục Quản lý đường bộ IV đã có Công văn số 1733/CQLĐBIV-QLBTĐB ngày 22/7/2022 thông tin kết quả kiểm tra, xử lý kiến nghị cử tri, cụ thể như sau: Khu vực phạm vi nút giao Km1711+010, Quốc lộ 1 (đường nhánh vào thôn Phú Hưng đấu nối vào Quốc lộ 1 phía bên phải tuyến) đã bố trí hệ thống thoát nước dọc, kết cấu rãnh chữ U bê tông cốt thép có đậy tấm đan. Do thuộc phạm vi nút giao, các phương tiện có tải trọng lớn đi vào cơ sở chế biến thanh long, dẫn đến một số tấm đan hư hỏng, đơn vị duy tu thường xuyên thay thế, sửa chữa. Tại thời điểm kiểm tra Đoàn ghi nhận có 01 tấm đan hư hỏng. Hiện nay, đã thay thế tấm đan mới, đồng thời thường xuyên kiểm tra sửa chữa ngay khi phát sinh hư hỏng và Sở Giao thông vận tải đã có Công văn số 1770/SGTVT-HTGT ngày 02/8/2022 thông báo đến UBND huyện Hàm Thuận Nam để trả lời cho cử tri được biết.

10. Mương thoát nước Quốc lộ 55 thuộc phường Tân An được UBND tỉnh đầu tư xây dựng đã giải quyết được tình trạng thoát nước tại khu vực này, tuy nhiên vào mùa mưa do lưu lượng nước lớn (từ đường Lý Thường Kiệt, đường Bùi Thị Xuân, đường Thống Nhất) và tiết diện mương thoát nước nhỏ nên nước chảy tràn qua mương, đường vào nhà người dân, gây ngập úng đoạn Km 81+Km 82, phường Tân An. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh xem xét, giải quyết (cử tri phường Tân An, thị xã La Gi).

Ban Quản lý bảo trì đường bộ Bình Thuận (thuộc Sở Giao thông vận tải) đã chỉ đạo đơn vị bảo trì đường bộ thường xuyên nạo vét, khơi thông hệ thống cống, rãnh thoát nước trên tuyến Quốc lộ 55 qua khu vực trên, đặc biệt tập trung trong khoảng thời gian mùa mưa hàng năm để tăng cường khả năng thoát nước tại khu vực. Đồng thời, đề nghị UBND thị xã La Gi chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc liên quan có giải pháp thu gom, thoát nước từ các tuyến đường nhánh về các dòng chảy tự nhiên ở khu vực để giảm bớt lượng nước đổ dồn ra tuyến Quốc lộ 55; ngăn chặn các trường hợp san lấp, xây dựng trái phép ảnh hưởng đến khả năng thoát nước tại khu vực; vận động các hộ dân tại khu vực tháo dỡ các công trình gây lấp rãnh, cản trở hệ thống thoát nước tuyến Quốc lộ 55.

11. Cử tri kiến nghị Sở Giao thông vận tải thực hiện một số tuyến đường trên Quốc lộ 55: lắp đặt kính lồi tại Km188 (khu vực dốc Bằng Lăng) che khuất tầm nhìn, cản trở việc lưu thông (cử tri xã Đa Mi, huyện Hàm Thuận Bắc).

Về việc kiến nghị lắp đặt kính lồi tại Km188 (khu vực dốc Bằng Lăng): Qua kiểm tra hiện trạng khu vực tại Km188 (khu vực dốc Bằng Lăng) là đường cong ngoặc trái và đang lên dốc có tầm nhìn hạn chế do khuất sườn núi. Để tăng cường an toàn giao thông, Sở Giao thông vận tải đã tổ chức lắp đặt gương cầu lồi tại vị trí nêu trên nhằm tăng cường tầm nhìn xe chạy.

12. Cử tri kiến nghị Sở Giao thông vận tải khảo sát, lắp đặt biển báo quy định tốc độ (chỉ cho phép đến 60 km/giờ) trên tuyến đường ĐT.717 từ xã Đồng Kho đi xã Đức Phú để đảm bảo an toàn giao thông, nhất là vào giờ cao điểm (cử tri các xã huyện Tánh Linh).

Tiếp thu kiến nghị cử tri, Sở Giao thông vận tải đã phối hợp với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Bình Thuận, UBND huyện Tánh Linh và Phòng Cảnh sát giao thông huyện Tánh Linh tổ chức lắp đặt các biển báo khu đông dân cư (R.420) tại các đoạn Km0+000 - Km0+800; Km3+380 - Km5+550; Km6+195 - Km12+230; Km15+700 - Km19+200 trên tuyến ĐT.717.

13. Cử tri kiến nghị Sở Giao thông vận tải quan tâm thực hiện một số tuyến đường như sửa chữa tuyến đường Quốc lộ 55 từ xã Sơn Mỹ đến xã Tân Thắng, xây dựng hệ thống mương thoát nước hai bên Quốc lộ 1A đoạn qua thị trấn Tân Minh (cử tri huyện Hàm Tân).

* Sửa chữa tuyến đường Quốc lộ 55 từ xã Sơn Mỹ đến xã Tân Thắng (cử tri huyện Hàm Tân): Dự án Sửa chữa hư hỏng nền, mặt đường các đoạn: Km52+680 - Km53+054; Km53+279 - Km53+900; Km54+400 - Km55+150; Km62+000 - Km62+500; Km69+077 - Km70+500 và dự án Sửa chữa hư hỏng nền, mặt đường các đoạn: Km71+100 - Km72+252; Km74+950 - Km75+300; Km90+100 - Km91+000 và sửa chữa, gia cố lề các đoạn Km74+050 - Km74+250; Km74+550 - Km74+750 đã được Cục Đường bộ Việt Nam giao vốn và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu tại các Quyết định: Số 505/QĐCĐBVN ngày 19/01/2023 và số 507/QĐ-CĐBVN ngày 19/01/2023. Đến nay, công trình đã được thi công hoàn thành.

* Xây dựng hệ thống mương thoát nước hai bên Quốc lộ 1 đoạn qua thị trấn Tân Minh: Tiếp thu kiến nghị cử tri, Chi nhánh BOT 319 Sông Phan đã thi công hoàn thành đoạn rãnh thoát nước nêu trên (Km1762 - Km1764).

14. Tuyến đường Xuân Thủy hiện không có lề đường, có đoạn lề đường nhỏ hẹp nhưng có các khu du lịch và dân cư sống đông đúc, khách du lịch thường xuyên đi bộ tham quan. Cử tri đề nghị tỉnh xem xét, điều chỉnh giảm tốc độ giao thông đoạn từ Khu du lịch Biển Cát cho đến hết đoạn khu vực có dân cư thuộc khu phố Suối Nước sinh sống (tốc độ giao thông tuyến đường này là 80km/h rất nguy hiểm) (cử tri phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết).

Qua khảo sát, tuyến đường Xuân Thủy (ĐT.716), đoạn từ Khu du lịch Biển Cát cho đến hết đoạn khu vực dân cư thuộc khu phố Suối Nước. Hiện nay, đoạn tuyến trên đã được lắp đặt biển báo Khu đông dân cư (Biển R.420) tại Km25+550 và tại Km30+500 để hạn chế tốc độ của các phương tiện khi tham gia giao thông. Theo đó, các phương tiện khi tham gia giao thông qua đoạn đường trên chỉ được chạy tốc độ tối đa cho phép 50km/h (trên đường hai chiều không có dải phân cách giữa theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008).

II. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh: 02 nội dung

1. Hiện nay, tỉnh đầu tư, nâng cấp đường vành đai, tuy nhiên tiến độ thi công rất chậm, thời gian kéo dài (có đoạn gần 2 năm), nhất là trong khu dân cư ảnh hưởng rất lớn đến việc sinh hoạt, đi lại của người dân (cử tri huyện Phú Quý).

Công trình Nâng cấp mở rộng đường vành đai bao quanh đảo Phú Quý được khởi công vào ngày 10/10/2016; trong quá trình thi công công trình gặp không ít khó khăn về thời tiết diễn biến phức tạp mưa bão nhiều; việc vận chuyển vật liệu từ trong đất liền ra đảo gặp trở ngại, khó khăn làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình; công tác đền bù và giải phóng mặt bằng và hạng mục di dời tuyến ống cấp nước sinh hoạt chậm, kéo dài. Đến thời điểm hiện nay công trình đã thi công hoàn thành và đang thực hiện các bước thủ tục để nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng.

2. Đoạn đường từ xã Phong Phú đi xã Phan Dũng đã xuống cấp trầm trọng, xuất hiện nhiều vết sụt lún trên các cung đường đèo gây mất an toàn giao thông nghiêm trọng. Cử tri kiến nghị tỉnh khẩn trương duy tu, bảo dưỡng đoạn đường này để đảm bảo an toàn cho người dân và phương tiện lưu thông (cử tri xã Phong Phú, xã Phan Dũng, huyện Tuy Phong).

Đoạn đường từ xã Phong Phú đi xã Phan Dũng (tuyến Liên Hương - Phan Dũng) mặt đường láng nhựa rộng 4,5 m, nền đường rộng 7,0 m. Sau thời gian dài đưa vào khai thác sử dụng (từ năm 2002), cùng với lưu lượng phương tiện lưu thông trên tuyến khá lớn, hiện trạng trên tuyến đã xuất hiện các hư hỏng “ổ gà”, sụt lún. Để đảm bảo an toàn giao thông, đáp ứng nhu cầu lưu thông trên tuyến, Sở Giao thông vận tải đã triển khai sửa chữa các hư hỏng cục bộ nền, mặt đường đoạn Km0+000 - Km6+000, Km9+000 - Km15+000, Km16+000 - Km22+200; sửa chữa rãnh thoát nước đoạn Km0+380 - Km0+710 và sửa chữa hệ thống an toàn giao thông trên tuyến với kinh phí khoảng 3,8 tỷ đồng. Công trình bắt đầu triển khai thi công từ tháng 8/2022 và dự kiến hoàn thành trong tháng 12/2023.

3. Kiến nghị các cấp sớm hoàn thành kênh tiếp nước hồ Biển Lạc để người dân có nguồn nước tưới tiêu, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi nhằm phát triển sản xuất (Cử tri xã Tân Đức, huyện Hàm Tân).

Dự án Kênh tiếp nước Biển Lạc - Hàm Tân được UBND tỉnh đồng ý về chủ trương cho phép phân dự án thành hai dự án độc lập là: Dự án Kênh tiếp nước Biển Lạc - Hàm Tân và dự án Hệ thống cấp nước Khu công nghiệp Tân Đức và Tân Phúc, huyện Hàm Tân tại Công văn số 1814/UBND-ĐTQH ngày 24/4/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận. Dự án Kênh tiếp nước Biển Lạc - Hàm Tân, huyện Tánh Linh và huyện Hàm Tân được UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình tại Quyết định số 1497/QĐ-UBND ngày 01/6/2009 và phê duyệt điều chỉnh, bổ sung dự án đầu tư tại Quyết định số 591/QĐ-UBND ngày 09/3/2021; tuyến kênh có điểm đầu từ hồ Biển Lạc và điểm cuối tại Cầu qua đường sắt thuộc xã Suối 3 Kiết, huyện Tánh Linh. Hiện nay, dự án đã hoàn thành và Ban QLDA Nông nghiệp tỉnh đang hoàn thiện các thủ tục bàn giao công trình hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng.

Riêng tuyến kênh phía dưới thuộc dự án Hệ thống cấp nước Khu công nghiệp Tân Đức và Tân Phúc, huyện Hàm Tân chưa đầu tư. Để cấp nước chủ động phục vụ sản xuất nông nghiệp của các huyện Tánh Linh, Hàm Tân và Hàm Thuận Nam, cấp nước chưa qua xử lý cho Khu công nghiệp Tân Đức…, UBND tỉnh đã cho chủ trương đầu tư dự án: Hệ thống kênh tiếp nước liên huyện phía Nam tỉnh Bình Thuận (nối tiếp Kênh tiếp nước Biển Lạc - Hàm Tân), dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 16/NQ-HĐND ngày 17/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh và hiện nay dự án đang trong giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng; thời gian thực hiện dự án trong 04 năm (cuối giai đoạn 2021 - 2025, chuyển tiếp sang giai đoạn 2026 - 2030).

III. Sở Kế hoạch và Đầu tư: 01 nội dung

1. Dự án xây dựng chợ xã Tân Thành do Sở Công thương cấp phép, chủ đầu tư là Công ty TNHH Tâm Bình, từ khi được cấp phép đến nay chủ đầu tư đã tổ chức lễ khởi công, nhưng đến nay vẫn chưa thi công. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo, đôn đốc chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng để bà con tiểu thương sớm có chợ để buôn bán, trao đổi hàng hóa được thuận lợi và đảm bảo các tiêu chí xã nông thôn mới (cử tri xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam).

Dự án Chợ Tân Thành tại xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam của Công ty TNHH Kinh doanh bất động sản Tâm Bình (Công ty) được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định số 2777/QĐ-UBND ngày 25/9/2017, điều chỉnh tại Quyết định số 2488/QĐ-UBND ngày 08/10/2020 với diện tích đất sử dụng khoảng 1.790,1m2 và tổng vốn đầu tư 12 tỷ đồng.

Việc chậm triển khai dự án là do trong năm 2020 và 2021 dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn cả nước và trong đó có tỉnh Bình Thuận, nên Công ty chưa thể triển khai thực hiện dự án. Ngày 5/11/2022, Công ty đã tổ chức lễ khởi công, hiện tại dự án đã thi công hoàn thành các hạng mục công trình gồm: Nhà y tế, nhà bảo vệ, phòng kỹ thuật điện nước, nhà kho chứa hàng; đang tiếp tục thi công các hạng mục: Bể nước ngầm, trạm xử lý nước thải, nhà lồng chợ, ... Đến nay, dự án đã đầu tư xây dựng hoàn thành; Công ty TNHH Kinh doanh bất động sản Tâm Bình đã có văn bản gửi UBND xã Tân Thành mời bà con tiểu thương có nhu cầu đăng ký kinh doanh tại chợ...

IV. Sở Y tế: 01 nội dung

1. Việc phun thuốc dịch bệnh sốt xuất huyết giao cho địa phương tự chủ động kinh phí mua thuốc để phun diệt, tuy nhiên địa phương và Trạm Y tế không có nguồn kinh phí để thực hiện. Cử tri kiến nghị Sở Y tế xem xét hỗ trợ kinh phí hoặc thuốc phun diệt trừ muỗi phòng trừ dịch bệnh (cử tri thị trấn Lương Sơn, huyện Bắc Bình).

Trong Quý I năm 2023, tình hình bệnh dịch Sốt xuất huyết tiếp tục tăng số ca mắc, tăng cao gấp 6,4 lần so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, ngành Y tế và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đã chủ động bảo đảm phương tiện, hóa chất diệt muỗi và hóa chất, vật tư để xử lý các ổ dịch. Không để xảy ra thiếu hóa chất, kinh phí.

Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 1566/KH-UBND ngày 08/5/2023 về phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm tỉnh Bình Thuận năm 2023, trong đó, có phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết. Về kinh phí, Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Y tế tổng hợp nhu cầu, rà soát các đề xuất bổ sung kinh phí phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm của các đơn vị y tế trên tinh thần lồng ghép hiệu quả, gửi Sở Tài chính để trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt bổ sung kinh phí cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và các đơn vị thực hiện. Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thực hiện công tác mua sắm hóa chất, thuốc diệt muỗi cấp phát đến huyện, thị xã, thành phố để thực hiện các hoạt động phòng chống dịch sốt xuất huyết. Các địa phương tùy theo tình hình thực tế, có thể hỗ trợ kinh phí cho một số nội dung hoạt động trong công tác này.

V. Sở Tài chính: 01 nội dung

1. Cử tri mong muốn tỉnh xem xét hỗ trợ tiền Tết cho đối tượng là Chủ tịch các hội đặc thù như Hội Khuyến học, Hội Người cao tuổi và Hội Chữ thập đỏ ở xã, phường (cử tri phường Hàm Tiến, thành phố Phan Thiết)

Về đề nghị quan tâm hỗ trợ tiền Tết: Qua rà soát các Quyết định của UBND tỉnh về việc hỗ trợ nhân dịp Tết Nguyên đán hàng năm thì Chủ tịch các hội: Hội Khuyến học, Hội Người cao tuổi và Hội Chữ thập đỏ cấp xã thuộc đối tượng hỗ trợ Tết Nguyên đán (năm 2022 thực hiện theo Quyết định số 147/QĐ-UBND ngày 13/01/2022 của UBND). Trong năm 2023, UBND tỉnh đã tiếp tục hỗ trợ cho các đối tượng trên và sẽ tiếp tục hỗ trợ trong những năm tiếp theo theo quy định.

C. LĨNH VỰC VĂN XÃ-NỘI CHÍNH: 05 NỘI DUNG

I. Sở Giáo dục và Đào tạo: 02 nội dung

1. Tại kỳ họp lần thứ 8 - Hội đồng nhân dân tỉnh có ban hành Nghị quyết số 06/2022/NQ-HĐND, ngày 07/7/2022 quy định mức thu học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, công lập trên địa bàn tỉnh năm học 2021 - 2022 và năm học 2022 - 2023, trong đó mức thu học phí năm học 2022 - 2023 cao gấp 3 đến 5 lần so với năm học 2021 - 2022, cộng với việc giá sách giáo khoa mới, đồng phục, các khoản đóng góp cho năm học mới làm tăng thêm khó khăn cho Nhân dân, nhất là những gia đình khó khăn về kinh tế, thu nhập chưa ổn định sau đợt dịch COVID-19. Cử tri mong muốn UBND tỉnh quan tâm xem xét có giải pháp phù hợp (cử tri các huyện, thị xã, thành phố)

Ngày 20 tháng 12 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết số 165/NQ-CP của Chính phủ về học phí đối với cơ sở giáo dục và đào tạo công lập năm học 2022-2023. Theo đó tại điểm a khoản 1 quy định: “Đối với cơ sở giáo dục chưa tự bảo đảm chi thường xuyên: Giữ ổn định mức thu học phí năm học 2022- 2023 bằng mức thu học phí của năm học 2021-2022 do Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành áp dụng tại địa phương. Trường hợp địa phương tăng học phí năm học 2022-2023 thì ngân sách địa phương đảm bảo phần chênh lệch tăng thêm so với số thu học phí năm học 2021-2022. Mức hỗ trợ cho từng cơ sở giáo dục do địa phương xem xét quyết định.”

Thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 267/UBND- KGVXNV ngày 03/2/2023 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 165/NQ- CP, Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng dự thảo Nghị quyết HĐND tỉnh hỗ trợ học phí năm học 2022-2023 đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên công lập. Theo đó, mức hỗ trợ bằng chênh lệch mức thu học phí năm học 2022-2023 so với năm học 2021-2022. Thực hiện Nghị quyết số 03/2023/NQ-HĐND ngày 09/5/2023 của HĐND tỉnh quy định mức hỗ trợ học phí năm học 2022-2023 đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên trên địa bàn tỉnh; ngày 19/5/2023, UBND tỉnh ban hành Công văn số 1760/UBND-KGVXNV giao Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ mức hỗ trợ học phí năm học 2022-2023 đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên theo Nghị quyết trên, triển khai đến các cơ sở giáo dục công lập thuộc phạm vi quản lý tổ chức thực hiện.

2. Việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 khá nhiều bất cập do cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, sách giáo khoa không đáp ứng kịp thời để dạy; giáo viên chưa đào tạo, bồi dưỡng theo kịp chương trình và không có kinh phí để đào tạo dạy các môn khoa học xã hội (lịch sử, địa lý) cho các lớp. Cử tri kiến nghị tỉnh quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí để thực hiện theo đúng quy định (cử tri xã Gia An, huyện Tánh Linh)

Hằng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố rà soát, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, đội ngũ giáo viên các nhà trường. Trên cơ sở đó, tham mưu cấp ủy, chính quyền các cấp đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy học, thực hiện các giải pháp tuyển dụng, kí hợp đồng lao động, hợp đồng thỉnh giảng giáo viên cơ bản đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Về trang thiết bị dạy và học: Sau khi có chủ trương của UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Tài chính rà soát, lập dự toán kinh phí, tổ chức đấu thầu mua sắm trang thiết bị tối thiểu lớp 1, lớp 2 theo Quyết định số 16/QĐ-UBND ngày 05/01/2021 của UBND tỉnh đảm bảo theo quy định, tuy có chậm do thủ tục đấu thầu, mua sắm nhưng hiện tại đã cấp đủ trang thiết bị đến 100% cơ sở giáo dục. Từ năm học 2022 -2023, UBND tỉnh giao cho UBND cấp huyện chủ động mua sắm trang thiết bị dạy học tối thiểu theo danh mục quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với cấp tiểu học và trung học cơ sở (theo Công văn số 4218/UBND-TH ngày 08/11/2021). Hiện tại, các địa phương (trong đó có huyện Tánh Linh) đã thực hiện thủ tục đấu thầu, mua sắm theo quy định.

II. Sở Y tế: 02 nội dung

1. Tại khoa xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận, khu vực bệnh nhân ngồi chờ xét nghiệm quá chật hẹp, trần nhà bị thấm dột, ẩm thấp. Cử tri mong muốn tỉnh quan tâm bố trí lại khu vực chờ xét nghiệm rộng rãi, thông thoáng để phục vụ bệnh nhân tốt hơn (cử tri xã Hàm Chính, huyện Hàm Thuận Bắc)

Nội dung kiến nghị của cử tri đã được giải quyết hoàn thành. Cụ thể khu vực bệnh nhân ngồi chờ xét nghiệm tại Bệnh viện đa khoa tỉnh đã được cơi nới, mở rộng, bố trí thêm ghế, quạt mát bảo đảm thuận tiện, thoáng mát và không còn tình trạng thấm dột từ trần nhà.

2. Bà Lê Thị Hương, cư ngụ thôn 1, xã Mỹ Thạnh phản ánh, gia đình bà có đưa con đi khám tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận, nhưng mỗi lần đến khám thì hệ thống máy lọc nước tiểu của bệnh viện bị hư hỏng và không khám, điều trị được, gây khó khăn cho gia đình bà. Kiến nghị Bệnh viện Đa khoa tỉnh khắc phục tình trạng máy móc, trang thiết bị để phục vụ người dân

Phản ánh của cử tri về việc có khoảng thời gian không thực hiện được xét nghiệm nước tiểu là đúng thực tế. Nguyên nhân do tình hình cung ứng hóa chất, sinh phẩm xét nghiệm năm 2022 gặp rất nhiều khó khăn, và đây là tình hình chung của cả nước; mặc dù Bệnh viện đa khoa tỉnh đã có nhiều nổ lực thực hiện các biện pháp giải quyết, nhưng vẫn có những khoảng thời gian không có Test nước tiểu. Thực tế có 02 đợt Bệnh viện tạm ngừng Test nước tiểu (Đợt 01 ngừng trong 02 tháng và đợt 02 ngừng trong 10 ngày).

Đến nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã chủ động khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bằng nhiều biện pháp, Bệnh viện đa khoa tỉnh đã mua sắm và thực hiện Test nước tiểu bình thường trở lại.

Ủy ban nhân dân tỉnh mong cử tri thông cảm cho những khó khăn chung của ngành Y tế về mua sắm các loại vật tư, hóa chất, sinh phẩm y tế trong năm 2022. Yêu cầu Sở Y tế và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập trên địa bàn tỉnh tích cực, chủ động hơn nữa trong việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong mua sắm, đảm bảo đủ vật tư, hóa chất, sinh phẩm y tế phục vụ khám bệnh, chữa bệnh.

III. Sở Thông tin truyền thông : 01 nội dung

1. Hệ thống truyền thanh của xã được Sở Thông tin và Truyền thông quan tâm hỗ trợ năm 2020, đến nay đã xuống cấp chưa được nâng cấp sửa chữa. Cử tri mong muốn tỉnh quan tâm đầu tư, nâng cấp hệ thống truyền thanh của xã để đạt tiêu chí về nông thôn mới năm 2022 (cử tri xã Bình Tân, huyện Bắc Bình)

Thực hiện Quyết định số 371/QĐ-UBND ngày 17/02/2020 về việc phân khai vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2020 và Công văn số 1149/UBND-KGVXNV ngày 27/03/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về đồng ý chủ trương đầu tư cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở, Sở Thông tin và Truyền thông đã thực hiện khảo sát và lập dự án “Đầu tư cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở” cho 03 xã: Xã Phan Tiến, xã Bình Tân, huyện Bắc Bình và xã Huy Khiêm, huyện Tánh Linh và đầu tư bổ sung các cụm loa cho xã Phong Phú, huyện Tuy Phong vì các đài truyền thanh cơ sở này đã xuống cấp, thường xuyên hư hỏng, hoạt động không ổn định ở băng tần 87-108 MHz. Sau khi thực hiện xong và đưa dự án vào sử dụng, ngày 02/02/2021, Sở Thông tin và Truyền thông đã có Quyết định số 06/QĐ-STTTT bàn giao tài sản truyền thanh cơ sở cho các xã thuộc công trình dự án “Đầu tư cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở”, trong đó có Ủy ban nhân dân xã Bình Tân, huyện Bắc Bình.

Đối với Đài truyền thanh xã Bình Tân, huyện Bắc Bình mới được đầu tư năm 2020 với 20 bộ loa (mỗi cụm 2 loa) nhưng hiện nay 05 bộ đã hư hỏng, chỉ còn hoạt động 15 bộ loa (các bộ loa này đã hết thời gian bảo hành). Trước mắt, để đạt tiểu tiêu chí 8.3 xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn, UBND tỉnh sẽ giao UBND huyện Bắc Bình chỉ đạo UBND xã Bình Tân rà soát sửa chữa các cụm loa đã hư hỏng để nhằm đảm bảo đạt tiêu chí 8.3 nêu trên trong năm 2022. Trong năm 2023, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tiến hành rà soát, khảo sát để đề xuất, tham mưu UBND tỉnh triển khai đầu tư, nâng cấp cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở ở các địa phương theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới./.

 

PHỤ LỤC 3

36 KIẾN NGHỊ ĐANG GIẢI QUYẾT
(Kèm theo Nghị quyết số 35/NQ-HĐND ngày 13/7/2023 của HĐND tỉnh)

A. LĨNH VỰC SẢN XUẤT, TÀI NGUYÊN-MÔI TRƯỜNG: 08 NỘI DUNG

I. Sở Kế hoạch và Đầu tư: 02 nội dung

1. Từ năm 2011, 114 hộ dân đã nhận tiền hỗ trợ thiệt hại do nhiễm mặn từ việc sản xuất muối của Công ty TNHH Thông Thuận. Sau đó, do quá trình sản xuất gây ô nhiễm kéo dài nên đã được UBND tỉnh yêu cầu chấm dứt hoạt động, nhưng đến nay Công ty TNHH Thông Thuận vẫn tiếp tục hoạt động sản xuất muối, gây ô nhiễm cho các hộ dân sống ở khu vực lân cận, bà con đã nhiều lần gửi đơn yêu cầu UBND tỉnh giải quyết, nhưng đến nay vẫn chưa thấy trả lời. Cử tri tiếp tục đề nghị UBND tỉnh sớm có biện pháp xử lý đảm bảo sức khỏe và đời sống của người dân (cử tri xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong):

Tháng 06/2022, tuyến kênh dọc tuyến đường nhựa xóm 8, xã Vĩnh Hảo xảy ra tình trạng rò rỉ nước gây nhiễm mặn đoạn giữa đường nhựa và thân đê. Đất bên kia đường nhựa (khu vực dân cư xóm 8) vẫn chưa bị nhiễm mặn. Trên cơ sở báo cáo đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Văn bản số 3075/STNMT- CCBVMT ngày 29/7/2022, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1672/QĐ- XPHC ngày 08/8/2022 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty TNHH Thông Thuận với số tiền 350.000.000 đồng, đồng thời buộc Công ty thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả trong thời hạn 4,5 tháng kể từ ngày nhận được quyết định. Sở Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Quyết định số 442/QĐ-SKHĐT ngày 21/10/2022 ngừng hoạt động toàn bộ dự án trong thời hạn 4,5 tháng kể từ ngày 16/8/2022.

Sở Tài nguyên và Môi trường đã thành lập Đoàn kiểm tra kết quả khắc phục hậu quả vi phạm hành chính và đã tiến hành kiểm tra đồng muối Thông Thuận vào các ngày 16/12/2022 và ngày 09/01/2023. Qua kết quả kiểm tra khảo sát của Sở Tài nguyên và Môi trường: “các vị trí sạt lở tại khu vực xóm 8 gây nhiễm mặn trước đây về cơ bản đã được sửa chữa, gia cố, chống sạt lở. Kết quả phân tích 06 mẫu đất dọc tuyến kênh đều trong giới hạn cho phép”. Sở Tài nguyên và Môi trường xác định: “hiện nay chưa đủ cơ sở pháp lý chặt chẽ theo quy định để cơ quan nhà nước ban hành quyết định chấm dứt hoạt động dự án”.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, UBND huyện Tuy Phong kiểm tra, khảo sát hiện trạng đồng muối Thông Thuận tại xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong vào ngày 21/3/2023. Tại thời điểm kiểm tra, các ô chứa nước làm muối, các ô lót bạt chống thấm để kết tinh muối và các tuyến kênh dẫn nước tại đồng muối Thông Thuận đều khô ráo, đồng muối vẫn đang ngừng hoạt động.

Ngày 31/5/2023, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có Công văn số 74/SKHĐT- HTĐT báo cáo UBND tỉnh, trong đó, đề nghị UBND tỉnh đồng ý chủ trương tiếp tục tạm ngừng hoạt động khu sản xuất muối công nghiệp (đồng muối Thông Thuận) tại xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong của Công ty TNHH Thông Thuận. Đồng thời, đề nghị UBND tỉnh giao UBND huyện Tuy Phong phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội làm việc với Công ty TNHH Thông Thuận rà soát số lượng và nguyện vọng của người lao động tại khu sản xuất muối Thông Thuận để tham mưu UBND tỉnh phương án hỗ trợ, bố trí việc làm cho các lao động này khi ngừng hoạt động khu sản xuất muối Thông Thuận.

2. Cử tri kiến nghị tỉnh tiếp tục kiến nghị Trung ương bố trí vốn để xây dựng dự án khu neo đậu tàu thuyền để tránh bão tại khu vực Mũi Né (cử tri phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết).

Tiểu dự án 1: Khu neo đậu tránh trú bão kết hợp cảng cá Mũi Né thuộc Dự án “Phát triển thủy sản bền vững tỉnh Bình Thuận” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề xuất tại Công văn số 879/TTg-QHQT ngày 29/6/2021 về việc phê duyệt đề xuất các dự án tại 05 tỉnh: Nghệ An, Bình Thuận, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau thuộc dự án Phát triển thủy sản bền vững, vay vốn WB.

Hiện nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến của các sở, ngành liên quan về việc thẩm định chủ trương đầu tư dự án Phát triển thủy sản bền vững tỉnh Bình Thuận (lần 3). Dự kiến sau khi có ý kiến của các sở ngành, Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định và tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phê duyệt Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án Phát triển thủy sản bền vững tỉnh Bình Thuận theo quy định.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải tại Công văn số 2362/VP-ĐTQH ngày 22/5/2023 của Văn phòng UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy tại công văn số 3015-CV/VPTU ngày 20/4/2023 của Văn phòng Tỉnh ủy, trong đó Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Ban QLDA ĐTXD các công trình Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng lại phương án bố trí Khu neo đậu tránh trú bão kết hợp cảng cá Mũi Né đảm bảo phát triển hài hòa, bền vững giữa ngành du lịch và ngành thủy sản để tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy.

II. Sở Tài nguyên & Môi trường: 04 nội dung

1. Hiện nay, cơ sở dữ liệu của dự án tổng thể 920 có nơi dữ liệu không sử dụng được do có nhiều sai sót (bị sai lệch tọa độ, vị trí); hoặc đã được đo đạc, hồ sơ địa chính từ năm 2009, nhưng đơn vị đo đạc (Công ty TNHH Phương Uyên) không thực hiện bàn giao nghiệm thu và chuyển giao cơ sở dữ liệu không sử dụng được. Hiện nay, khi người dân có nhu cầu cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất (Giấy CNQSDĐ) và biến động trên Giấy CNQSDĐ đã cấp phải tốn tiền đo đạc lại, gây khó khăn trong việc tách thửa và có trường hợp phát sinh tranh chấp. Cử tri kiến nghị tỉnh xem xét giải quyết (cử tri thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc và cử tri thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân).

Bản đồ địa chính thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc và thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân được đo đạc năm 2004, chỉnh lý lại trong giai đoạn 2009 - 2014. Giai đoạn này quy định về đo đạc bản đồ có nhiều thay đổi, do đó, trong quá trình thực hiện phải cập nhật theo các quy định; đồng thời, giai đoạn này giữa các quy định về bản đồ địa chính có sự mâu thuẫn về thể hiện ranh thửa đất đối với những trường hợp đã cấp Giấy CNQSDĐ (vừa yêu cầu thể hiện theo Giấy CNQSDĐ, vừa yêu cầu thể hiện theo hiện trạng); trong khi trên địa bàn tỉnh việc cấp Giấy CNQSDĐ được thực hiện từ những năm 1990, bản đồ sử dụng để cấp Giấy CNQSDĐ là bản đồ giải thửa, người dân tự đo vẽ, trích đo không có tọa độ nên khó khăn trong việc thể hiện bản đồ. Khi quy định về đo đạc bản đồ theo Luật Đất đai năm 2013 mới thống nhất thể hiện ranh thửa theo hiện trạng.

Về chất lượng bản đồ: Như đã nêu trên, giai đoạn trước Luật Đất đai năm 2013 có yêu cầu thể hiện ranh thửa theo Giấy CNQSDĐ, nhưng thực tế người sử dụng đất sử dụng ranh thửa khác với Giấy CNQSDĐ, nay thực hiện quyền phải chỉnh lý lại theo quy định hiện hành; có trường hợp do người sử dụng tự tách thửa, hợp thửa, chuyển mục đích nhưng không đăng ký nên chưa cập nhật; có trường hợp có đăng ký nhưng giai đoạn trước đây các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai chưa cập nhật lên bản đồ, cơ sở dữ liệu. Nội dung trên đã được Thanh tra tỉnh chỉ ra tại Kết luận số 22/KL-TTBT ngày 25/12/2019; từ đó đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh và các chi nhánh khắc phục những thiếu sót này trong quá trình đăng ký.

Về chi phí đo đạc: Hiện nay, tình hình biến động đất đai là rất lớn, trong quá trình giải quyết thủ tục cho người sử dụng đất, những trường hợp đo đạc, chỉnh lý theo yêu cầu của người sử dụng đất như tách thửa, hợp thửa, chỉnh lý trích lục mà nguyên nhân do người sử dụng đất thì phải thu phí theo quy định. Trường hợp do sai sót trong quá trình lập bản đồ trước đây thì hệ thống Văn phòng Đăng ký đất đai chỉnh lý, cập nhật bản đồ, hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai, không thu tiền.

2. Các quy định của Quyết định số 21/2021/QĐ-UBND ngày 30/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc ban hành quy định điều kiện tách thửa, điều kiện hợp thửa và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận không còn phù hợp với thực tế biến động đất đai hiện nay; đồng thời các các sở, ngành lại ban hành nhiều văn bản quy định khác nhau, gây khó khăn cho người dân trong việc thực hiện thủ tục hành chính này. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh rà soát, xem xét điều chỉnh phù hợp (cử tri xã Tân Thuận, thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam và huyện Hàm Tân)

Hiện nay, UBND tỉnh đang tiếp tục chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định số 21/2021/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc ban hành quy định điều kiện tách thửa, điều kiện hợp thửa và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận để sửa đổi, bổ sung trình UBND tỉnh vào tháng 8/2023 theo Chương trình công tác của UBND tỉnh tại Quyết định số 176/QĐ- UBND ngày 19/01/2023.

3. Hồ sơ trễ hẹn trong lĩnh vực đất đai chủ yếu từ khâu đo đạc, cấp bản chỉnh lý, nhưng hiện nay chưa quy định cụ thể thời gian thực hiện khâu đo đạc. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành chức năng có quy định cụ thể vấn đề trên để thực hiện nhanh các thủ tục về đất đai (cử tri xã Tân Bình, thị xã La Gi).

Theo quy định tại Quyết định số 14/2018/QĐ-UBND ngày 09/02/2018 của UBND tỉnh Bình Thuận không có quy định về thời gian đo đạc, Quyết định số 1686/QĐ-BTNMT ngày 30/8/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thủ tục hành chính thay thế trong lĩnh vực đất đai thuộc phạm vị chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Quyết định số 392/QĐ- UBND ngày 03/3/2023 của UBND tỉnh về việc công bố danh mục và quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được ban hành mới, chuẩn hóa lĩnh vực đất đai thuộc phạm vi chức năng quản lý của ngành TNMT trên địa bàn tỉnh Bình Thuận không quy định về thời gian giải quyết khâu đo đạc.

Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo quyết định sửa đổi, thay thế Quyết định số 14/2018/QĐ-UBND ngày 09/02/2018 và Quyết định số 73/2015/QĐ-UBND ngày 25/12/2015 để lồng ghép thời gian thực hiện đo đạc địa chính vào thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai để trình UBND tỉnh ban hành trong năm 2023. Mặt khác, Sở Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông báo số 929/TB-STNMT ngày 04/4/2023 chỉ đạo Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh để tham mưu cho Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành 02 quy trình (trường hợp lập bản đồ có đóng tiền và trường hợp lập bản đồ không đóng tiền) để khắc phục theo đề nghị của cử tri.

4. Cử tri tiếp tục kiến nghị UBND tỉnh sớm giải quyết dứt điểm việc hủy Quyết định thu hồi đất của 36 hộ dân khu vực Suối Tiên trong dự án sử dụng qũy đất hai bên đường ĐT.706B, đến nay các hộ dân trong khu vực này vẫn chưa nhận được Quyết định hủy các Quyết định thu hồi đất (Cử tri xã Thiện Nghiệp, thành phố Phan Thiết).

Ngày 14/5/2020, UBND tỉnh có Công văn số 1796/UBND-ĐTQH về việc điều chỉnh Quyết định thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân tại Khu vực Suối Tiên, theo đó UBND tỉnh có ý kiến chỉ đạo: Thống nhất chưa điều chỉnh giảm diện tích đất thu hồi tại Quyết định số 3145/QĐ-UBND ngày 11/12/2007 của UBND tỉnh.

Hiện nay, Trung tâm Phát triển qũy đất tỉnh đang tham mưu xây dựng lại báo cáo tổng thể phương án sử dụng qũy đất 02 bên đường 706B để trình Ban cán sự Đảng UBND tỉnh cho ý kiến thống nhất và trình Tỉnh ủy xin ý kiến chỉ đạo giải quyết. Trong đó nội dung phương án có điều chỉnh 36 hộ dân khu vực Suối Tiên ra khỏi dự án. Sau khi phương án sử dụng qũy đất 02 bên đường 706B được cấp thẩm quyết chấp thuận, phê duyệt điều chỉnh. Trường hợp khu đất của 36 hộ dân khu vực Suối Tiên được điều chỉnh đưa ra khỏi dự án thì Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục tham mưu triển khai các thủ tục theo quy định.

III. Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh: 01 nội dung

1. Khi thi công kênh mương Úy Thây - Đá Giá, Nhà nước chưa đền bù diện tích phát sinh do mở rộng và nâng cấp tuyến kênh sau này (mở rộng tính từ kênh là 4m). Cử tri tiếp tục kiến nghị tỉnh quan tâm sớm bồi thường cho các hộ dân có đất bị thiệt hại khi thi công tuyến kênh (cử tri xã Phan Điền, huyện Bắc Bình).

Thực hiện đền bù kênh Úy Thay - Đá Giá theo kiến nghị của cử tri, trên cơ sở tham mưu của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi (Công ty), UBND tỉnh đã có Công văn số 485/UBND-ĐTQH ngày 14/02/2017 thống nhất chủ trương sử dụng nguồn vốn qũy đầu tư phát triển của Công ty để thanh toán chi phí đền bù cho dân.

Năm 2018, Công ty đã phối hợp với UBND huyện Bắc Bình đối thoại với nhân dân các xã Phan Điền có diện tích đất bị mất do thi công tuyến kênh Úy Thay - Đá Giá. Kết quả làm việc, các hộ dân xã Phan Điền đã thống nhất: Bồi thường diện phần tích đất thi công mở rộng bờ phải 4m vào năm 2008; không đền bù cây trái, hoa màu và vật kiến trúc.

Tiếp đến ngày 20/8/2018, UBND huyện Bắc Bình chủ trì cuộc họp với sự tham gia của Lãnh đạo huyện và các ngành liên quan của huyện Bắc Bình; Công ty và lãnh đạo UBND xã Phan Điền. Kết quả làm việc thống nhất:

- Bồi thường diện phần tích đất thi công mở rộng bờ phải 4m vào năm 2008 theo kiến nghị của cử tri xã Phan Điền; không đền bù cây trái, hoa màu và vật kiến trúc.

- Đơn giá bồi thường áp dụng đơn giá thời điểm 2013 theo Quyết định số 58/2012/QĐ-UBND ngày 24/12/2012 của UBND tỉnh. Không tính các chính sách hỗ trợ theo quy định.

Trên cơ sở thống nhất của nội dung cuộc họp, UBND huyện Bắc Bình đã có Tờ trình số 141/TTr-UBND gửi UBND tỉnh xin chủ trương giải quyết bồi thường cho các hộ dân phần thi công mở rộng bờ phải 4m vào năm 2008 theo đơn giá bồi thường năm 2013 tại Quyết định số 58/2012/QĐ-UBND ngày 24/12/2012 của UBND tỉnh; không tính các chính sách hỗ trợ theo quy định.

Ngày 09/9/2019, UBND tỉnh có Văn bản số 4382/VP-ĐTQH chuyển cho Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với vắc cơ quan chức năng nghiên cứu, tham mưu giải quyết. Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đang nghiên cứu hướng dẫn thực hiện (dự kiến trong tháng 7/2023).

Đến nay, Công ty đã phối hợp với địa phương xác định diện tích và chủ đất đoạn kênh mở rộng 4m qua xã Phan Điền. Kết quả rà soát với tổng số 51 hộ dân, tổng diện tích khoảng 20.756 m2. Sau khi Sớ Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh cho chủ trương giải quyết, Công ty sẽ phối hợp với UBND huyện Bắc Bình và các ngành liên quan tiến hành lập thủ tục, hồ sơ làm cơ sở bồi thường, hỗ trợ cho dân theo quy định.

IV. Công ty điện lực tỉnh Bình Thuận: 01 nội dung

1. Cử tri kiến nghị nhiều lần đề nghị ngành điện lực trả lại 50% công suất trạm biến áp (bình điện chong thanh long) cho hộ dân sử dụng và đã được UBND tỉnh trả lời là đến hết năm 2020 sẽ hoàn trả lại cho dân, nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết (mặc dù nhiều diện tích trồng thanh long đã nhổ bỏ, không còn sử dụng điện). Cử tri tiếp tục kiến nghị tỉnh chỉ đạo sớm trả lại công suất bình điện cho người dân (cử tri xã Hồng Liên, Hồng Sơn, huyện Hàm Thuận Bắc).

Trong những năm qua, diện tích trồng thanh long toàn tỉnh phát triển quá nhanh, vượt xa quy hoạch phát triển thanh long của tỉnh, dẫn đến nhu cầu điện tăng cao, ngành điện đã đầu tư rất lớn nhưng cũng không đáp ứng đủ. Để từng bước đáp ứng nhu cầu điện chong đèn thanh long, từ năm 2015 Công ty Điện lực Bình Thuận đã xây dựng Đề án đầu tư phát triển lưới điện đáp ứng cung cấp điện cho phụ tải thanh long theo quy hoạch đến năm 2020 (28.000 ha) và được Tổng Công ty Điện lực miền Nam phê duyệt với tổng nhu cầu vốn 2.759 tỷ đồng để đầu tư cho cả 3 cấp điện áp 220kV, 110kV, 22kV. Kể từ năm 2016 đến nay, ngành điện đã triển khai đầu tư rất nhiều dự án lưới điện với tổng giá trị đầu tư 3 cấp điện áp là 1.830 tỷ đồng. Đầu năm 2019, ngành Điện cũng đã trả về cấp điện 100% công suất các trạm thanh long hiện hữu cho 04 xã Tân Thành, Tân Thuận, Thuận Quý, Hàm Minh thuộc huyện Hàm Thuận Nam.

Riêng với khu vực huyện Hàm Thuận Bắc, ngành điện đã đầu tư trạm biến áp 110kV Ma Lâm công suất 2x63MVA, đầu tư lộ ra và lưới điện 22kV để khai thác, với tổng mức đầu tư là 164,23 tỷ đồng. Hiện nay, ngành điện đang tiếp tục triển khai đầu tư trạm biến áp 110kV Hàm Thuận Bắc công suất 2x63MVA, đầu tư lộ ra và lưới điện 22kV để khai thác, với tổng mức đầu tư dự kiến là 228,84 tỷ đồng. Sau khi, trạm biến áp 110kV Hàm Thuận Bắc đưa vào vận hành (hiện Tổng công ty Điện lực miền Nam đang triển khai đầu tư), Công ty Điện lực Bình Thuận sẽ báo cáo UBND tỉnh, Sở Công Thương để trả về cấp điện 100% công suất các trạm thanh long trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc. Ngoài ra, tiến độ các dự án lưới điện đang triển khai phụ thuộc rất lớn vào việc giải quyết các vướng mắc trong mặt bằng thi công, do vậy kính mong bà con đồng thuận, hỗ trợ ngành điện trong công tác giải phóng mặt bằng nhằm sớm đưa các dự án vào vận hành đáp ứng cấp điện sản xuất thanh long của bà con.

Đối với các khu vực còn lại trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, ngành điện cũng đang nỗ lực tìm kiếm nguồn vốn đầu tư nhằm trả về cấp điện 100% công suất cho trạm biến áp chong đèn thanh long. Tuy nhiên, nhu cầu vốn còn khá lớn khoảng 929 tỷ đồng. Bên cạnh đó, qua khảo sát trên địa bàn tỉnh, diện tích chong đèn thanh long sử dụng điện hiện hữu đạt 32.670 ha vượt rất xa diện tích thanh long theo quy hoạch của tỉnh đến năm 2020 là 28.000 ha và đến năm 2025 là 30.000 ha. Đây là một áp lực rất lớn cho hệ thống nguồn và lưới điện hiện hữu, cũng như kế hoạch đầu tư lưới điện theo Đề án và cả đáp ứng điện cho phần diện tích thanh long vượt quy hoạch. Thời gian tới, để giải quyết cấp điện, ngành điện tiếp tục tranh thủ các nguồn vốn vay ưu đãi, vốn vay thương mại và các nguồn vốn ngân sách hỗ trợ của tỉnh, địa phương hoặc vốn ứng để ưu tiên đầu tư nhằm trả về 100% công suất chong đèn thanh long, đảm bảo nhu cầu điện sản xuất của bà con nhân dân.

B. VỀ LĨNH VỰC QUY HOẠCH - XÂY DỰNG - GIAO THÔNG - TÀI CHÍNH: 26 NỘI DUNG

I. Sở Tài nguyên và Môi trường: 01 nội dung

1. Hiện nay, cửa biển (Sông Lũy) thuộc thị trấn Phan Rí Cửa đang bị bồi lấp, tàu thuyền di chuyển ra vào để đánh bắt thủy sản dễ xảy ra tai nạn, nhất là trong mùa mưa bão. Cử tri tiếp tục kiến nghị UBND tỉnh sớm quan tâm nạo vét cửa biển thông thoáng để ngư dân an tâm ra vào để sản xuất và là nơi tránh trú bão an toàn (cử tri thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong).

Qua theo dõi, thì vị trí khu đất dự án nêu trên đến nay đã được bổ sung cập nhật vào Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Tuy Phong đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 200/QĐ-UBND ngày 30/01/2023 (vị trí nêu trên được quy hoạch là đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm).

UBND tỉnh đã có Công văn số 152/UBND-KT ngày 16/01/2023 yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan để rà soát và giải trình một số nội dung liên quan đến Dự án.

Việc chỉ đạo giải quyết các thủ tục để sớm triển khai việc nạo vét cửa biển Phan Rí đã được UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện. UBND tỉnh đã cho phép điều chỉnh thời gian hoạt động của dự án nạo vét thông luồng đến ngày 24/5/2024.

Để tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình triển khai dự án, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Văn Đăng đã tổ chức cuộc họp nghe báo cáo, giải quyết dự án nạo vét thông luồng khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão cửa biển Phan Rí của Công ty TNHH Khoáng sản Thiên Thiên Tường và ban hành Thông báo số 134/TB-UBND ngày 17/5/2023 chỉ đạo thực hiện. Ngày 31/5/2023, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 2271/STNMT-CCQLĐĐ lấy ý kiến Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế tỉnh, Sở Tư pháp về nghĩa vụ tài chính về đất đai trước tham mưu thực hiện các thủ tục thuê đất theo đúng mục tiêu của dự án và quy định pháp luật về đất đai để tiếp tục triển khai việc nạo vét, thông luồng cửa biển Phan Rí.

Đối với việc thu hồi cát nhiễm mặn, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 2361/STNMT-TNNKS ngày 02/6/2023 đề nghị các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài Chính; Cục Thuế tỉnh; UBND huyện Tuy Phong và Công ty Thiên Thiên Tường có văn bản góp ý việc tính tiền cấp quyền khai thác cát nhiễm mặn Công ty đăng ký thu hồi từ dự án nạo vét thông luồng khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão cửa biển Phan Rí.

II. Sở Giao thông vận tải: 09 nội dung

1. Tuyến Quốc lộ 1 đoạn từ cầu Sông Phan thuộc địa bàn xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam đến đoạn giáp ranh xã Sông Phan, huyện Hàm Tân chưa được lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng công cộng, nơi đây là điểm đen về an toàn giao thông. Cử tri tiếp tục kiến nghị tỉnh sớm giải quyết (cử tri xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam).

Hiện nay, trong điều kiện ngân tỉnh còn khó khăn nên Ban An toàn giao thông tỉnh chưa có kế hoạch lắp đặt đèn chiếu sáng tại các đoạn tuyến trên. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn giao thông, Ban An toàn giao thông tỉnh đã phối hợp với Khu Quản lý đường bộ IV, Sở Giao thông vận tải, Phòng Cảnh sát giao thông

- Công an tỉnh và Chi nhánh B.O.T 319 Sông Phan khảo sát, thống nhất đề nghị Chi nhánh BOT 319 Sông Phan lập hồ sơ xử lý điểm đen đoạn tuyến trên, với giải pháp sơ bộ như sau: tại Km1740+400, Km1740+900 sơn khôi phục các vạch sơn bị mờ, mòn và bổ sung đèn cảnh báo chớp vàng, vạch sơn gờ giảm tốc, gắn đinh phản quang tim đường.

Theo báo cáo của Chi nhánh BOT 319 Sông Phan, để có cơ sở lập hồ sơ xử lý điểm đen cần có tài liệu (biên bản làm việc, sơ họa vị trí xảy ra tai nạn giao thông, đánh giá nguyên nhân) theo quy định tại Điều 6 Thông tư 26/2012/TT- BGTVT ngày 20/7/2012 của Bộ Giao thông vận tải quy định về việc xác định và xử lý vị trí nguy hiểm trên đường bộ đang khai thác.

Ngày 17/10/2022, Chi nhánh BOT 319 Sông Phan đã có Công văn số 482/CNSP-KHKT ngày 17/10/2022 báo cáo Khu Quản lý đường bộ IV về việc cung cấp số liệu tai nạn giao thông để phục vụ lập hồ sơ xử lý điểm đen, nội dung cụ thể như sau: Chi nhánh BOT 319 Sông Phan đã có Công văn số 366/CNSP- KHKT ngày 13/7/2022 đề nghị Công an huyện Hàm Thuận Nam chỉ đạo bộ phận liên quan phối hợp, hỗ trợ cung cấp hồ sơ các vụ tai nạn giao thông tại các vị trí cần cải tạo, khắc phục nhằm tăng cường đảm bảo an toàn giao thông. Đồng thời chủ động liên hệ, cử cán bộ chuyên trách phối hợp với Cơ quan Công an địa phương để được cung cấp hồ sơ các vụ tai nạn giao thông liên quan đảm bảo theo quy định. Tuy nhiên đến nay, Chi nhánh BOT 319 Sông Phan chưa nhận được hồ sơ về các vụ tai nạn giao thông đã đề nghị cung cấp.

Do vậy, để có cơ sở lập hồ sơ, báo cáo Cục Đường bộ Việt Nam xem xét, chấp thuận, UBND tỉnh giao UBND huyện Hàm Thuận Nam chỉ đạo các phòng, ban có liên quan cung cấp hồ sơ theo đề nghị của Chi nhánh BOT 319 Sông Phan; đồng thời, chỉ đạo các phòng, ban tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các hộ dân sinh sống, buôn bán, kinh doanh,... dọc hai bên tuyến Quốc lộ 1 nâng cao ý thức khi tham gia giao thông.

2. Việc cấp phép khai thác mỏ đất ở thôn An Bình, xã Bình An cho Công ty Hải Đăng khai thác, trong quá trình vận chuyển làm hư hỏng đường dân sinh. Cử tri kiến nghị tỉnh làm việc với Công ty Hải Đăng sớm sửa chữa tuyến đường chính vào khu mỏ đất của thôn và đường từ ngã ba Bình An đi Dốc Đá để thuận lợi cho bà con vận chuyển nông sản và lưu thông (cử tri xã Bình An, huyện Bắc Bình).

Ngày 29/9/2022, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Phòng Cảnh sát Môi trường, UBND huyện Bắc Bình, UBND xã Bình An, Ban Quản lý dự án 7 (Bộ Giao thông vận tải) và Công ty Cổ phần Hải Đăng kiểm tra và làm việc liên quan đến nội dung phản ánh của cử tri nêu trên. Kết quả kiểm tra cho thấy việc vận chuyển vật liệu (trong đó có vận chuyển đất) để thi công dự án đường cao tốc của các nhà thầu đã làm hư hỏng các tuyến đường giao thông mà nội dung phản ánh của cử tri là đúng thực tế.

Theo ý kiến của đại diện Sở Giao thông vận tải thì lãnh đạo Sở Giao thông vận tải đã chủ trì phối hợp với lãnh đạo UBND huyện Bắc Bình và các đơn vị liên quan họp ngày 18/8/2022, sau đó từ ngày 28/9/2022 đến ngày 01/10/2022 lãnh đạo UBND huyện Bắc Bình tiếp tục tổ chức họp, kiểm tra thực tế để rà soát các đoạn đường hư hỏng và yêu cầu các nhà thầu thực hiện sửa chữa trong quá trình thi công và sau khi thi công xong công trình cao tốc.

Như vậy nội dung phản ánh của cử tri nêu trên đã được Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các ngành và địa phương tổ chức kiểm tra thực tế. Theo đó, Sở Giao thông vận tải và UBND huyện Bắc Bình đã tiếp tục họp kiểm tra và yêu cầu các nhà thầu sửa chữa các tuyến đường trong quá trình thi công theo chức năng nhiệm vụ được giao, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục theo dõi yêu cầu Công ty thực hiện đầy đủ các nội dung theo hồ sơ môi trường của Dự án khai thác khoáng sản đã được phê duyệt.

3. Cử tri kiến nghị tỉnh quan tâm lắp đặt đèn tín hiệu giao thông tại khu vực ngã tư đường Võ Nguyên Giáp giao nhau với đường ĐT.715 đi xã Thiện Nghiệp, vì khi người dân và học sinh Trường Thủ Khoa Huân lưu thông qua khu vực này không đảm bảo an toàn giao thông (cử tri phường Hàm Tiến, thành phố Phan Thiết).

Theo kiến nghị cử tri, Sở Giao thông vận tải đã phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh kiểm tra, khảo sát khu vực ngã tư đường Võ Nguyên Giáp giao nhau với đường ĐT.715 đi xã Thiện Nghiệp (Ngã tư đường ĐT.706B - đường ĐT.715). Qua khảo sát, tại khu vực ngã giao đã được bố trí đầy đủ hệ thống biển báo giao thông, vạch sơn đường, vạch sơn dành cho người đi bộ, trên tuyến ĐT.706B đã lắp đặt đèn cảnh báo giao thông (đèn chớp vàng) nhằm cảnh báo cho lái xe chú ý và giảm tốc độ khi đi qua ngã giao này. Lưu lượng người và phương tiện giao thông tăng cao vào giờ đi học và tan trường của học sinh Trường THCS Thủ Khoa Huân (trường mới đưa vào hoạt động năm 2022). Sở Giao thông vận tải sẽ đầu tư lắp đặt đèn tín hiệu giao thông tại nút giao đường Võ Nguyên Giáp với đường ĐT.715 trong năm 2023.

4. Cử tri kiến nghị Sở Giao thông vận tải thực hiện một số tuyến đường trên Quốc lộ 55: Xây dựng hệ thống cống thoát nước tại Km 186 (khu vực ngã ba Đaguri) còn khoảng 1,5 km không có hệ thống thoát nước nên khi mưa nước đổ từ trên cao xuống chảy tràn ra đường làm mặt đường đóng rong rêu, dễ gây tai nạn giao thông (cử tri xã Đa Mi, huyện Hàm Thuận Bắc).

Sở Giao thông vận tải đã tiến hành khảo sát, tổng hợp báo cáo, đề xuất sửa chữa và được Cục Đường bộ Việt Nam phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình Sửa chữa hệ thống thoát nước, tấm đan bị hư hỏng các đoạn từ Km63+000 - Km75+000, Km81+000 - Km95+500, Km184+000 - Km204+750 và hệ thống an toàn giao thông trên tuyến Quốc lộ 55, tỉnh Bình Thuận tại Quyết định số 1141/QĐ-CĐBVN ngày 16/3/2023. Sau khi có kế hoạch giao vốn của Cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải sẽ thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định để triển khai thi công sửa chữa, bảo trì trong năm 2023.

5. Hiện nay, tuyến xe buýt từ La Gi - Phan Thiết và Phan Thiết - La Gi đã ngưng hoạt động. Cử tri mong muốn UBND tỉnh quan tâm mở lại tuyến xe buýt này để phục vụ nhu cầu người dân đi lại thuận tiện (cử tri phường Phước Hội, thị xã La Gi).

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh về việc triển khai hoạt động trở lại tuyến xe buýt số 6: Thương Chánh - Kê Gà - La Gi hiện được Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Quản Trung đăng ký khai thác theo kiến nghị của nhân dân và UBND thị xã La Gi. Ngày 22/8/2022, Sở Giao thông vận tải đã tổ chức cuộc họp với Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Quản Trung và thống nhất nội dung sau: Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Quản Trung sẽ tiến hành sửa chữa xe để đưa vào hoạt động trở lại tuyến xe buýt số 6 tuyến Thương Chánh - Kê Gà - La Gi trước ngày 30/10/2022. Sau thời gian này nếu không đưa xe vào hoạt động thì xem như đơn vị không còn nhu cầu khai thác tuyến buýt nêu trên.

Ngày 01/3/2023, Sở Giao thông vận tải đã có Công văn số 443/SGTVT- QLVTPTNL đề nghị Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Quản Trung có văn bản thông báo ngừng khai thác các tuyến buýt số 4 và số 6 và nộp lại phù hiệu các xe đã cấp gửi về Sở Giao thông vận tải trước ngày 10/3/2023. Đồng thời, Sở Giao thông vận tải đã thông báo công khai đến các đơn vị vận tải có kinh nghiệm và năng lực trên địa bàn tỉnh đề nghị tham gia khai thác 02 tuyến xe buýt nêu trên.

6. Tuyến đường Hòn Giồ - Thuận Quý đoạn từ Km3 đến cuối tuyến là tuyến đường chính kết nối QL1A đã bị hư hỏng nặng, ảnh hưởng đến việc lưu thông của Nhân dân. Cử tri mong muốn các ngành chức năng tỉnh xem xét, cân đối bổ sung ngân sách để tu sửa đoạn đường trên (cử tri xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết).

Hiện trạng tuyến Hòn Giồ - Thuận Quý có kết cấu mặt đường láng nhựa, sỏi đỏ xen kẽ lẫn nhau, các hư hỏng cục bộ trên tuyến chủ yếu tập trung ở những đoạn có kết cấu sỏi đỏ. Thực hiện kiến nghị của cử tri, Sở Giao thông vận tải đã chỉ đạo Ban Quản lý bảo trì đường bộ Bình Thuận phối hợp với đơn vị tư vấn tiến hành kiểm tra, khảo sát hiện trạng tuyến để đề xuất phương án sửa chữa. Tuy nhiên, do nguồn vốn Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách tỉnh để thực hiện quản lý, bảo trì đường bộ địa phương năm 2023 còn hạn chế nên chưa cân đối vốn để thi công sửa chữa tuyến đường. Để đảm bảo an toàn giao thông, vừa qua Sở Giao thông vận tải đã vận động các doanh nghiệp có trạm trộn bê tông và các hộ dân dọc 2 bên tuyến đường Hòn Dồ - Thuận Quý đổ đất cấp 3 tại những vị trí ổ gà hư hỏng, khắc phục hư hỏng cục bộ trên tuyến.

7. Trên tuyến đường ĐT.718, đoạn từ chợ Ga Phú Hội - Mương Hồ chưa được đầu tư lắp đặt hệ thống thoát nước, khi mưa lớn kết hợp với nguồn nước thải của khu dân cư - chợ Ga Phú Hội làm ứ đọng nước, gây ảnh hưởng sinh hoạt của nhân dân. Cử tri kiến nghị tỉnh tiếp tục chỉ đạo sớm đầu tư xây dựng công trình thoát nước để khắc phục tình trạng trên (cử tri xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc).

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND huyện Hàm Thuận Bắc đã chỉ đạo UBND xã Hàm Hiệp làm việc, yêu cầu Cửa hàng Bách hóa xanh, người dân trong khu vực hoàn trả lại hiện trạng ban đầu phần lề đường và tự bố trí kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước cục bộ đoạn Km2+730 - Km2+800. Theo đó, UBND xã Hàm Hiệp đã mời Cửa hàng Bách hóa xanh, người dân trong khu vực nói trên làm việc, vận động, yêu cầu hoàn trả lại hiện trạng ban đầu phần lề đường; qua làm việc, các hộ dân đã cam kết tháo dỡ trả lại hiện trạng ban đầu.

Tuy nhiên, qua khảo sát hiện trạng và ý kiến nhân dân tại vị trí nói trên, thì kinh phí cho đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước cục bộ đoạn Km2+730 - Km2+800 (bên phải tuyến đường ĐT718) khá lớn nên không có khả năng thực hiện được. UBND tỉnh giao Sở Giao thông Vận tải rà soát, đề xuất cấp thẩm quyền cho chủ trương sớm đầu tư rãnh thoát nước dọc tuyến ĐT.718 tại vị trí nêu trên.

8. Cử tri đề nghị tỉnh quan tâm sớm triển khai thi công nâng cấp 02 tuyến đường giao thông từ Quốc lộ 1A đi cầu Hầm Đá và tuyến vào xóm 7, xã Vĩnh Tân đã được UBND tỉnh phê duyệt hoàn thành trước năm 2024, để người dân lưu thông được thuận tiện (cử tri xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong).

Dự án Nâng cấp đường giao thông từ Quốc lộ 1 đi cầu Hầm Đá và xóm 7, xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tại Quyết định số 2945/QĐ-UBND ngày 01/11/2021. Quy mô đầu tư dự án gồm 02 tuyến đường với tổng chiều dài khoảng 2.600 m; trong đó, tuyến N1 dài khoảng 700 m có điểm đầu giao với Quốc lộ 1 (ngã ba xóm 7), điểm cuối giáp biển; tuyến N2 dài khoảng 1.900 m có điểm đầu giao với Quốc lộ 1 (ngã ba quán Kim Ngân), điểm cuối giao với đường đi động Từ Bi. Hai tuyến đường này được đầu tư xây dựng đúng theo ý kiến, kiến nghị của cử tri xã Vĩnh Tân nêu trên. Dự án có tổng mức đầu tư 25.339 triệu đồng; cơ cấu nguồn vốn đầu tư gồm: vốn ngân sách tỉnh 18.332 triệu đồng (trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 15.000 triệu đồng và chuyển tiếp sang giai đoạn 2026-2030 là 3.332 triệu đồng) và vốn ngân sách huyện cân đối phần còn lại trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 -2030. Thời gian thực hiện dự án trong 03 năm, cuối giai đoạn 2021-2025 và chuyển tiếp giai đoạn 2026 -2030. Theo đó, ngày 20/12/2021, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3570/QĐ-UBND về việc giao kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn vốn ngân sách tỉnh và danh mục các dự án trọng điểm của tỉnh giai đoạn 2021-2025; trong đó, đã bố trí kế hoạch vốn 18.332 triệu đồng cho dự án Nâng cấp đường giao thông từ Quốc lộ 1 đi cầu Hầm Đá và xóm 7, xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong theo như chủ trương đầu tư dự án được phê duyệt. Dự kiến đến năm 2024, dự án Nâng cấp đường giao thông từ Quốc lộ 1 đi cầu Hầm Đá và xóm 7, xã Vĩnh Tân sẽ được triển khai thực hiện sau khi được UBND tỉnh ghi kế hoạch vốn khởi công mới.

9. Cử tri đề nghị Sở Giao thông vận tải kiểm tra, rà soát việc đặt biển báo cho phép xe 2 bánh được rẽ phải ở các chốt đèn giao thông (giao nhau giữa đường Huỳnh Thúc Kháng và đường Huỳnh Tấn Phát; ngã 3 đường Huỳnh Tấn Phát và Nguyễn Hữu Thọ; Ngã ba Gành thuộc khu phố 14, phường Mũi Né) để giảm ùn tắc giao thông (cử tri phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết).

Ngày 16/3/2023, Ban An toàn giao thông tỉnh Bình Thuận đã tổ chức khảo sát hiện trạng các tuyến đường trên, việc cho phép xe 02 bánh được phép rẽ phải hoặc đi thẳng khi đèn đỏ tại các chốt đèn tín hiệu giao thông để giảm ùn tắc giao thông tại các ngã giao nêu trên là cần thiết. Ban An toàn giao thông tỉnh đã có Công văn số 49/BATGT ngày 20/3/2023 thống nhất việc lắp đặt bổ sung đèn tín hiệu cho phép xe 02 bánh được rẽ phải tại các tuyến đường trên và sẽ triển khai thực hiện trong thời gian đến.

III. Sở Nông nghiệp và PTNT: 01 nội dung

1. Nhà máy nước sạch nằm trên địa bàn thôn Phú Thuận, xã Đức Thuận cách thôn Hòa Thuận 500 m nhưng toàn thôn Hòa Thuận nguồn nước bị nhiễm phèn nặng, mùa khô thiếu nước sinh hoạt. Cử tri đề nghị tỉnh xem xét khảo sát triển khai dự án đưa nước sạch về cho Nhân dân thôn Hòa Thuận, xã Đức Thuận để người dân đảm bảo nguồn nước sạch để sử dụng (cử tri xã Đức Thuận, huyện Tánh Linh).

Ngày 17/02/2023, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công văn số 394/SNN-KHTC gửi UBND tỉnh về việc đề xuất công trình cấp nước trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn 02 huyện Tánh Linh và Đức Linh. Trong đó, Sở Nông nghiệp và PTNT có đề xuất danh mục Mở rộng tuyến ống thị trấn Lạc Tánh- Đức Bình. Trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh đã có Công văn số 766/UBND-KT ngày 22/02/2023 giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương có liên quan nghiên cứu, tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết kiến nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 394/SNN-KHTC ngày 17/02/2023 đúng quy định pháp luật.

Sau khi được bổ sung danh mục và nguồn vốn đối ứng, Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn sẽ triển khai công tác đầu tư công trình để đảm bảo cung cấp nước cho nhân dân trên địa bàn thị trấn Lạc Tánh và xã Đức Thuận, huyện Tánh Linh; trong đó có người dân thôn Hòa Thuận, xã Đức Thuận.

Ngày 22/5/2023, UBND huyện Tánh Linh đã chủ trì, phối hợp với Trung tâm Nước sạch và VSMTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức kiểm tra, khảo sát thực tế tình hình cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Tánh Linh. Qua kiểm tra thực tế, Trung tâm Nước sạch và VSMTNT tỉnh đã đề xuất danh mục Mở rộng tuyến ống Đức Bình- Đức Thuận- Lạc Tánh- Gia Huynh, huyện Tánh Linh, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, báo cáo UBND tỉnh tại Công văn số 784/TTN-KTh ngày 31/5/2023. Hiện nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư đang tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét. Sau khi được bổ sung danh mục và nguồn vốn, Trung tâm Nước sạch và VSMTNT sẽ triển khai công tác đầu tư công trình để đảm bảo cung cấp nước cho nhân dân trên địa bàn thị trấn Lạc Tánh và xã Đức Thuận, huyện Tánh Linh; trong đó có người dân thôn Hòa Thuận, xã Đức Thuận.

IV. Sở Kế hoạch và Đầu tư: 04 nội dung

1. Tuyến đường Chí Công - Phong Phú đã xuống cấp nghiêm trọng, gây khó khăn cho người và phương tiện tham gia giao thông, đây là tuyến đường thuộc thẩm quyền quản lý của huyện, nhưng điều kiện ngân sách của huyện không đủ khả năng để sửa chữa, nâng cấp tuyến đường này. Cử tri đề nghị UBND tỉnh quan tâm xem xét, đầu tư sửa chữa, nâng cấp tuyến đường này theo dự án tuyến đường dọc kênh liên huyện (Cử tri xã Phong Phú, huyện Tuy Phong).

Theo đề nghị của UBND huyện Tuy Phong tại Công văn số 3255/UBND- KT ngày 02/12/2022 về việc xin chủ trương đầu tư tuyến đường Quốc lộ 1 đi xã Phong Phú, ngày 17/02/2023 Sở Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Sở Giao thông vận tải, UBND huyện Tuy Phong khảo sát thực tế và ghi nhận hiện trạng tuyến đường đã hư hỏng nặng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông.

Do đó, việc đầu tư, nâng cấp tuyến đường Quốc lộ 1 đi xã Phong Phú là thật sự cần thiết; phù hợp quy hoạch xây dựng nông thôn mới của địa phương, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu giao thông, phục vụ cho việc đi lại của nhân dân và các phương tiện tham gia giao thông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Ngày 24/3/2023, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có Công văn số 1120/SKHĐT- KH báo cáo UBND tỉnh, trong đó đề xuất giao nhiệm vụ cho UBND huyện Tuy Phong lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nâng cấp tuyến đường Quốc lộ 1 đi xã Phong Phú, huyện Tuy Phong và giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh bổ sung dự án đầu tư, nâng cấp tuyến đường Quốc lộ 1 đi xã Phong Phú, huyện Tuy Phong vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, nguồn vốn ngân sách tỉnh sau khi có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định Luật Đầu tư công.

Ngày 20/4/2023, lãnh đạo UBND tỉnh đã có chỉ đạo tại Công văn số 1848/VP-ĐTQH giao Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát, đánh giá khả năng cân đối vốn để đề xuất UBND tỉnh việc đầu tư nâng cấp tuyến đường Quốc lộ 1 đi xã Phong Phú, huyện Tuy Phong theo quy định.

Ngày 13/6/2023, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có công văn số 2317/SKHĐT- KH báo cáo UBND tỉnh về khả năng cân đối nguồn vốn thực hiện dự án, theo đó, đề nghị UBND tỉnh xem xét thống nhất chủ trương lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án. UBND tỉnh đang xem xét, giải quyết theo quy định hiện hành.

2. Hiện nay, một số nhà đầu tư du lịch tại lòng hồ Trà Tân - Tân Hà nằm trong quy hoạch phát triển du lịch của huyện, nhưng còn vướng về lĩnh vực thủy lợi nên không thực hiện được. Cử tri mong muốn Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm xem xét, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội của địa phương (cử tri xã Tân Hà, huyện Đức Linh).

Tại khu vực xã Tân Hà chỉ có Công ty Cổ phần Sun Lake được Ủy ban nhân dân tỉnh đồng ý chủ trương cho lập thủ tục đầu tư dự án Khu du lịch Nghỉ dưỡng - Văn hóa sinh thái - Canh nông tại Công văn số 1029/UBND-KGVXNV ngày 23/3/2020. Tuy nhiên, vị trí dự án chưa được cấp có thẩm quyền cập nhật vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện Đức Linh theo quy định.

Hiện nay, Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của huyện Đức Linh đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 202/QĐ-UBND ngày 30/01/2023. Do đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với UBND huyện Đức Linh rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng của khu vực này. Sau khi có kết quả của UBND huyện Đức Linh, UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ rà soát các điều kiện để tham mưu UBND tỉnh xem xét, giải quyết việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo quy định.

3. Cử tri mong muốn UBND tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng mới tường rào xung quanh Trường trung học phổ thông (THPT) Bắc Bình và công trình phụ trong khu thể chất của trường, để học sinh thuận tiện trong môn học bơi và môn thể dục (Cử tri thị trấn Chợ Lầu, huyện Bắc Bình).

Việc triển khai đầu tư xây dựng mới tường rào xung quanh Trường THPT Bắc Bình và công trình phụ, UBND tỉnh đã giao các sở, ngành chức năng triển khai thực hiện. Theo đó, ngày 10/11/2022, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Giáo dục và Đào tạo cùng UBND huyện Bắc Bình khảo sát thực địa và thống nhất có văn bản đề xuất UBND tỉnh cho chủ trương đầu tư xây dựng:

- Tại khu học tập: Nâng cấp hệ thống sân trường, mương thoát nước phần còn lại, xây dựng mới hệ thống tường rào, nhà bảo vệ, nhà xe giáo viên, nhà xe học sinh, sửa chữa 02 khối phòng học, các khu vệ sinh học sinh, khu vệ sinh khối hành chính - quản trị và khối thí nghiệm thực hành (nhà 03 tầng).

- Tại khu học tập thể chất: Xây dựng nhà đa năng để phục vụ nhu cầu học tập, rèn luyện thể chất cho học sinh Trường THPT Bắc Bình nói riêng và phục vụ các hoạt động hội thao, thể thao cho học sinh các cấp học trên địa bàn huyện.

Hiện nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư đang tập hợp hồ sơ để trình UBND tỉnh xem xét giải quyết theo quy định.

4. Các hộ dân sản xuất nông nghiệp (chủ yếu là trồng cây rừng hơn 10 năm nay) trước thời điểm UBND tỉnh cấp đất cho Dự án Công ty Đại Thành, đồng thời hiện nay các hộ dân đã được cấp 30 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng diện tích đất trên tỉnh đã giao cho Công ty Đại Thành. Cử tri tiếp tục kiến nghị UBND tỉnh xem xét trả lại đất cho hộ dân để sản xuất (cử tri xã Sông Bình, huyện Bắc Bình).

Dự án được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 48121000255 ngày 08/10/2008, diện tích 256,4 ha, cho thuê đất tại Quyết định số 200/QĐ-UBND ngày 16/01/2009 với diện tích 131 ha nhưng không triển khai được do có các hộ dân lấn chiếm, cản trở và mua bán, sang nhượng trái phép trên phần diện tích này. Đối với phần diện tích 125,4 của hộ dân, Công ty đã thỏa thuận đền bù được khoảng 45 ha và xây dựng 01 nhà cấp 4, trồng cây bạch đàn rải rác trên diện tích khoảng 25 ha.

Thanh tra tỉnh Bình Thuận đã tiến hành thanh tra và ban hành kết luận số 18/KL-TTBT ngày 24/5/2022, theo đó đề nghị Chủ tịch UBND xã Sông Bình: Liên hệ các cơ quan chức năng của huyện Bắc Bình để truy lục hồ sơ xử lý vi phạm hành chính đối với các hộ dân lấn, chiếm đất dự án, làm cơ sở để tham mưu, đề xuất hướng xử lý theo quy định pháp luật; Chủ tịch UBND huyện Bắc Bình: Chỉ đạo Chủ tịch UBND các xã: Hòa Thắng, Hồng Phong và Sông Bình trong thẩm quyền của mình khẩn trương phối hợp với các Chủ dự án trên địa bàn tiến hành rà soát cụ thể tình hình lấn, chiếm đất hiện nay của các hộ dân để có biện pháp giải quyết dứt điểm tình trạng lấn, chiếm đất đã giao cho dự án. Trường hợp vượt quá thẩm quyền, phải kịp thời báo cáo UBND huyện Bắc Bình để chỉ đạo giải quyết theo quy định. Sở Nông nghiệp và PTNT có Quyết định số 378/QĐ- SNN ngày 23/6/2022 về việc thành lập Đoàn kiểm tra, rà soát, đánh giá các dự án trồng rừng, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh; trong đó có tiến hành kiểm tra dự án này.

Đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Công văn số 1104/SNN-TT ngày 19/4/2023 báo cáo, kiến nghị UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND huyện Bắc Bình làm việc với Chủ đầu tư dự án để xem xét Chủ đầu tư có nguyện vọng tiếp tục thực hiện dự án đối với phần diện tích này hay không. Nếu Chủ đầu tư có nguyện vọng tiếp tục thực hiện dự án thì giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh chủ trương đầu tư phù hợp pháp luật về đầu tư, đất đai, lâm nghiệp và các quy định pháp luật khác có liên quan. Nếu Chủ đầu tư không có nguyện vọng tiếp tục thực hiện dự án thì giao Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Sở, ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh thu hồi theo đúng trình tự quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai và các quy định pháp luật khác có liên quan.

UBND tỉnh giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư đầu mối theo dõi, tham mưu chung cho các dự án nông lâm nghiệp chậm triển khai.

V. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Bình Thuận: 01 nội dung

1. Cử tri tiếp tục mong muốn tỉnh sớm triển khai thi công cầu qua bờ tràn trên tuyến đường Phong Phú - Phan Dũng vì vào mùa mưa, nước tại bờ tràn dâng cao nhân dân không đi lại được, rất khó khăn trong lưu thông, sản xuất và sinh hoạt (cử tri xã Phan Dũng, huyện Tuy Phong).

Dự án Cầu qua tràn tại Km15+600 tuyến Liên Hương - Phan Dũng đã được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1202/QĐ-UBND ngày 18/5/2021 do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Bình Thuận (Ban QLDA giao thông) làm chủ đầu tư đang được tiếp tục triển khai thực hiện. Hiện nay, Ban QLDA giao thông đang thực hiện lựa chọn nhà thầu thi công, dự kiến khởi công xây dựng trong tháng 6/2023 và thời gian hoàn thành trong 1 năm.

Hiện nay, Ban QLDA giao thông tỉnh đã trình Sở Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu để làm cơ sở thực hiện lựa chọn nhà thầu thi công, dự kiến khởi công xây dựng trong tháng quý III/2023.

VI. Công ty TNHH Một thành viên khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận: 02 nội dung

1. Cử tri đề nghị Công ty TNHH Một thành viên khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận khảo sát, sớm sửa chữa kênh mương cấp I, khu vực Đồng Xóm Ruộng (cử tri xã Phan Tiến, Phan Sơn, huyện Bắc Bình).

Hệ thống kênh mương cấp I, khu vực Đồng Xóm Ruộng mà cử tri nêu thuộc tuyến kênh cấp I của hệ thống đập Làng. Hệ thống tưới cho hơn 99ha diện tích của xã Phan Sơn và Phan Lâm. Tuyến kênh đất chưa được đầu tư bê tông hóa. Hàng năm, Công ty đã bố trí nguồn vốn hỗ trợ sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi để sửa chữa các tuyến kênh và công trình trên kênh của các hệ thống. Trong năm 2023, Công ty sẽ tiếp tục bố trí kinh phí sửa chữa công trình để bảo đảm phục vụ sản xuất.

2. Tuyến Kênh Chính Bắc Từ Đồng Kho đến Mê Pu hiện nay đã hoàn thiện, tuy nhiên đoạn bê tông hóa qua khu Trung tâm Đức Mẹ Tà Pao bị nứt, một số tuyến dọc theo Quốc lộ 55 và các tuyến đường bê tông giao thông nông thôn gắn với đường giao thông nội đồng tại thôn 3, xã Đồng Kho không có hành lang chắn và thoát hiểm. Cử tri kiến nghị Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận kiểm tra khắc phục (cử tri xã Đồng Kho, huyện Tánh Linh).

+ Về đoạn kênh bê tông hóa qua khu Trung tâm Đức Mẹ Tà Pao bị nứt:

Hiện tại Công ty đang phối hợp với các đơn vị tư vấn thiết kế theo dõi các vị trí nức, đánh giá nguyên nhân để có đề xuất biện pháp xử lý phù hợp cho toàn tuyến kênh chính Bắc. Sau khi có kết quả của đơn vị tư vấn, đơn vị thi công sẽ tiến hành thi công khắc phục để bảo đảm an toàn cho công trình.

+ Về kiến nghị khắc phục một số tuyến dọc theo Quốc lộ 55 và các tuyến đường bê tông giao thông nông thôn gắn với đường giao thông nội đồng tại thôn 3, xã Đồng Kho không có hành lang chắn và thoát hiểm:

Công ty đã phối hợp với địa phương khảo sát thực tế và đã tham mưu Sở Nông nghiệp & PTNT bố trí kinh phí để thực hiện 03 vị trí hành lang chắn, dự kiến thực hiện xong trong quý III năm 2023. Trong quý IV năm 2023 Công ty sẽ tiếp tục phối hợp với địa phương khảo sát và đề suất làm thêm lối thoát hiểm theo kiến nghị của cử tri.

VII. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội: 01 nội dung

1. Năm 2021, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân; Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh đã quan tâm, có nhiều chính sách hỗ trợ cho người dân. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều trường hợp chưa nhận được tiền hỗ trợ. Cử tri kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở ngành quan tâm sớm giải quyết cho người dân (cử tri thành phố Phan Thiết).

Thực hiện Thông báo số 41/TB-UBND ngày 22/02/2023, Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Minh tại buổi làm việc với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; theo đó, giao Sở Tài chính rà soát lại nguồn kinh phí của các huyện, thị xã, thành phố để cân đối trong nguồn ngân sách tỉnh, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu trình UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí cho các địa phương thực hiện chi trả cho nhóm đối tượng F0, F1, lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác, đã được tiếp nhận hồ sơ đúng thời hạn theo quy định.

Sở Tài chính đã phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, tổng hợp chi tiết số lượng đối tượng F0, F1, lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác được hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ báo cáo UBND tỉnh.

UBND tỉnh đã có Quyết định số 1090/QĐ-UBND ngày 12/6/2023 phân bổ, giao dự toán từ nguồn vượt thu ngân sách từ thuế, phí, thu khác cho các sở, ngành, địa phương; trong đó có kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng lao động bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ với số tiền 115.800 triệu đồng. Đồng thời giao cho các sở, ngành, địa phương có liên quan phối hợp tham mưu tổ chức thực hiện.

VIII. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp: 02 nội dung

1. Trạm y tế xã Phan Rí Thành, Chợ Lầu, Phan Lâm, Phan Sơn được ghi vốn từ Chương trình Đầu tư phát triển mạng lưới y tế vùng khó khăn, tuy nhiên đến nay không thực hiện. Cử tri mong muốn tỉnh quan tâm hỗ trợ đầu tư từ ngân sách tỉnh vì các trạm y tế hiện nay xuống cấp trầm trọng (cử tri các xã, thị trấn Chợ Lầu, Phan Rí Thành, Phan Lâm, Phan Sơn, huyện Bắc Bình).

Ngày 23/02/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 147/QĐ- TTg về việc giao bổ sung kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) và điều chỉnh một số chỉ tiêu mục tiêu, nhiệm vụ của 03 Chương trình MTQG tại Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới được giao bổ sung 2.050 tỷ đồng tương đương 88,6 triệu USD nguồn vốn đầu tư phát triển trung hạn giai đoạn 2021-2025 đề thực hiện Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn tại 16 tỉnh theo Hiệp định số 3758-VIE được ký giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) ngày 06/8/2019. Theo đó. Bộ Y tế phân bổ kế hoạch vốn cho tỉnh Bình Thuận để thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025 là 106.906 triệu đồng, năm 2023 là 53.453 triệu đồng.

Năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao kế hoạch vốn đầu tư công (từ nguồn xổ số kiến thiết) là 1.000 triệu đồng làm nguồn vốn đối ứng để triển khai thực hiện Chương trình tại Quyết định số 2788/QĐ-UBND ngày 29/12/2022.

Tại Công văn số 1157/UBND-ĐTQH ngày 10/4/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao chủ đầu tư dự án thuộc Chương trình Đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn cho Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh thực hiện. Hiện nay, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh đang khẩn trương lập, trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi của Chương trình để triển khai trong năm 2023 đối với các hạng mục của các dự án, trong đó, có hạng mục sửa chữa, nâng cấp, mở rộng các Trạm Y tế xã Phan Lâm, Trạm Y tế xã Phan Sơn và xây mới Trạm Y tế xã Phan Rí Thành, Trạm Y tế thị trấn Chợ Lầu thuộc huyện Bắc Bình.

2. Cử tri mong muốn UBND tỉnh sớm quan tâm triển khai dự án xây dựng trạm Y tế xã Đức Thuận, hiện nay trạm y tế đang tạm thời sử dụng Hội trường của UBND xã Đức Thuận, cơ sở vật chất rất thiếu thốn không đảm bảo khám, chữa bệnh cho nhân dân (cử tri xã Đức Thuận, huyện Tánh Linh).

Ngày 17/10/2022, Sở Y tế đã có Công văn số 4380/SYT-KHTC gửi Ban Quản lý Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn (CPMU) - Bộ Y tế để báo cáo đề xuất kế hoạch triển khai Chương trình do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ; trong đó, trên cơ sở ý kiến của cử tri và qua khảo sát thực tế, Sở Y tế đã đăng ký, đề xuất đưa Trạm Y tế xã Đức Thuận, huyện Tánh Linh vào danh sách các Trạm Y tế được bố trí vốn để xây mới từ nguồn vốn ADB. Đến nay, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có chủ trương giao Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh làm chủ đầu tư dự án thuộc Chương trình tại Công văn số 1157/UBND-ĐTQH ngày 10/4/2023, chỉ đạo Sở Y tế bàn giao các hồ sơ có liên quan, đồng thời tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn.

Hiện nay, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh đang khẩn trương lập dự án đầu tư, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt để có cơ sở bố trí vốn cho các công trình sửa chữa, xây mới các Trạm Y tế, trong đó có Trạm Y tế xã Đức Thuận (nội dung này đang thực hiện và tiếp tục thực hiện trong thời gian đến).

IX. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh: 03 nội dung

1. Dự án tuyến kênh Tà Mú - Suối Măng - Cây Cà đi qua xã Phong Phú, hai bên bờ ta luy kênh, chủ đầu tư chỉ đổ xi măng bờ bên phải kênh (hướng bên núi), còn bờ bên trái kênh chỉ làm bờ đất; mùa mưa vừa qua, nước chảy từ đất xuống kênh đã gây sạt lở, làm mất đất sản xuất của bà con nông dân và bồi lấp làm cạn lòng kênh. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh khảo sát, chỉ đạo chủ đầu tư bổ sung, khắc phục và đổ bê tông bờ kênh bên trái; đồng thời xem xét xây dựng một số cây cầu tạm qua kênh để bà con đi lại sản xuất (cử tri xã Phong Phú, huyện Tuy Phong).

- Tuyến kênh Tà Mú - Suối Măng - Cây Cà thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình Đường liên huyện dọc kênh chính qua huyện Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tuy Phong và được UBND tỉnh phê duyệt dự án tại Quyết định số 1673/QĐ- UBND ngày 22/6/2017 với mục tiêu dự án nhằm cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt và hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn 03 huyện Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tuy Phong. Trong quá trình lập hồ sơ dự án chỉ thiết kế kênh bê tông một bờ, bờ còn lại là hiện trạng đất và hiện nay hệ thống kênh đã cơ bản thi công hoàn thành; do đó, việc tiếp tục đầu tư bê tông hóa phần bờ kênh còn lại, Ban QLDA Nông nghiệp tỉnh sẽ báo cáo cấp thẩm quyền xin chủ trương lập dự án mới, vì nguồn kinh phí của dự án Đường liên huyện dọc kênh chính qua huyện Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tuy Phong không còn để thực hiện đầu tư bê tông hóa phần bờ kênh này.

Việc khắc phục sạt lở bồi lấp làm cạn lòng kênh và đất sản xuất của người dân sẽ được nhà thầu nạo vét trước khi nghiệm thu đưa vào sử dụng công trình dự kiến vào cuối tháng 10/2023.

- Đối với công trình xây dựng cầu tạm qua kênh, Ban QLDA nông nghiệp tỉnh đang lập hồ sơ điều chỉnh, bổ sung cống qua kênh tại vị trí tràn bên số 03 và tràn bên số 05. Dự kiến sẽ thi công hoàn thành trong tháng 10/2023.

2. Cử tri tiếp tục kiến nghị UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo thi công sớm công trình trên kênh chính Nam để bà con Nhân dân được hưởng lợi từ kênh, đảm bảo chủ động nguồn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất (cử tri xã Đức Bình, huyện Tánh Linh).

Tuyến kênh chính Nam (lý trình từ K0 ÷ K36+050) thuộc dự án Hệ thống thủy lợi Tà Pao, tỉnh Bình Thuận đi qua địa bàn 02 huyện Tánh Linh và Đức Linh đã thi công hoàn thành và đưa vào tưới phục vụ sản xuất từ năm 2017; trong đó, địa bàn xã Đức Bình, huyện Tánh Linh có tuyến kênh N2 và kênh N8 (Riêng tuyến kênh N8 hoàn thành đưa vào phục vụ tưới sản xuất năm 2020). Để giải quyết nguồn nước tưới chủ động phục vụ sản xuất của nhân dân xã Đức Bình, Ban QLDA Nông nghiệp tỉnh đang thực hiện đầu tư xây dựng Trạm bơm Đức Bình mới lấy nước từ kênh chính Nam (thay thế cho trạm bơm Đức Linh v Đồng Kho cũ) thuộc dự án Hoàn chỉnh khu tưới hệ thống thủy lợi Tà Pao, theo Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ngày 17/8/2021 và Điều chỉnh chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 16/NQ-HĐND ngày 09/5/2023 của HĐND tỉnh Bình Thuận. Hiện nay, dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình tại Quyết định số 1084/QĐ-UBND ngày 09/6/2023; theo đó, Ban QLDA nông nghiệp tỉnh đang triển khai thực hiện bước khảo sát thiết kế bản vẽ thi công dự toán, dự kiến sẽ triển khai thi công xây dựng công trình trong Quý I/2024.

3. Cử tri tiếp tục kiến nghị tỉnh quan tâm đầu tư nâng cấp tuyến đường giao thông đoạn từ Trường trung học cơ sở (THCS) Bình An đến hồ Cà Giây hiện nay xuống cấp trầm trọng, ảnh hưởng lớn đến lưu thông của bà con nhân dân (cử tri xã Bình An, huyện Bắc Bình).

Tại Báo cáo số 283/BC-UBND ngày 19/12/2022 của UBND tỉnh về tổng hợp trả lời ý kiến, kiến nghị cử tri trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2022 - HĐND khóa XI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã chỉ đạo Ban QLDA nông nghiệp tỉnh khẩn trương báo cáo UBND tỉnh việc triển khai thực hiện đầu tư xây dựng tuyến đường nêu trên, để giải quyết các khó khăn, vướng mắc sớm triển khai xây dựng công trình. Trên cơ sở đó, ngày 12/4/2023, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Ban QLDA Nông nghiệp tỉnh, UBND huyện Bắc Bình và UBND xã Bình An khảo sát tuyến đường giao thông đoạn từ Trường trung học cơ sở Bình An đến hồ Cà Giây và trình UBND tỉnh cho chủ trương đầu tư. Đến nay UBND tỉnh đã thống nhất giao cho Ban QLDA Nông nghiệp tỉnh lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư và giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí vốn tại văn bản số 1854/UBND-ĐTQH ngày 26/5/2023. Hiện nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư đang tổng hợp báo cáo trình UBND tỉnh bố trí vốn, đồng thời Ban QLDA Nông nghiệp tỉnh đang lập hồ sơ chủ trương đầu tư trình UBND tỉnh phê duyệt.

X. Ban Quản lý các KCN tỉnh: 01 nội dung

1. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo chủ đầu tư triển khai xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Tuy Phong theo tiến độ đã được cam kết; đồng thời kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư thứ cấp vào đầu tư để phát huy hiệu quả của khu công nghiệp này, tránh lãng phí đất đai và giải quyết việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống cho nhân dân địa phương (cử tri xã Vĩnh Hảo, xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong).

+ Về triển khai xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Tuy Phong theo tiến độ đã được cam kết:

Khu công nghiệp Tuy Phong do Công ty TNHH Tân Đại Tiền làm chủ đầu tư với diện tích 150 ha. Hiện Công ty đã thi công san ủi mặt bằng đạt khoảng 75% diện tích khu công nghiệp, cơ bản hoàn thành các tuyến đường giao thông (đường N2A, đường D1, D2, D3, N1) và hệ thống thoát nước; cổng vào khu công nghiệp; đang hoàn chỉnh thủ tục để đầu tư hệ thống xử lý nước thải, nhà máy cấp nước, nhà điều hành khu công nghiệp.... Trạm biến áp 110 kV và đường dây đấu nối đang được Tổng công ty Điện lực miền Nam đầu tư phục vụ khu công nghiệp, dự kiến sẽ hoàn thành cuối quý II/2023 để cấp điện cho khu công nghiệp.

Thời gian qua, UBND tỉnh đã quan tâm chỉ đạo sở, ban ngành, địa phương phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đôn đốc các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ để đưa dự án vào hoạt động, sản xuất kinh doanh; trong đó có dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Tuy Phong. Định kỳ hằng quý, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh và các ngành chức năng, UBND huyện Tuy Phong làm việc với Công ty TNHH Tân Đại Tiền (chủ đầu tư) để nghe báo cáo tiến độ triển khai thực hiện dự án, kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc tạo điều kiện để chủ đầu tư triển khai đầy nhanh tiến độ.

Theo báo cáo của chủ đầu tư, việc triển khai đầu tư thi công hạ tầng Khu công nghiệp hiện vẫn còn một số khó khăn, nhất là công tác đền bù giải tỏa (còn 01 hộ), vấn đề ảnh hưởng khí bụi của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, ảnh hưởng của dịch Covid-19 thời gian vừa qua,…. nên tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Tuy Phong còn chậm so với cam kết của Công ty và tiến độ phê duyệt.

Để đẩy nhanh tiến độ đầu tư của các dự án hạ tầng khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, tại cuộc họp rà soát, giải quyết khó khăn, vướng mắc của các dự án hạ tầng khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh vào ngày 24/5/2023, Phó Chủ tịch UBDN tỉnh Nguyễn Hồng Hải đã chỉ đạo Ban Quản lý các KCN tỉnh như sau (theo Thông báo số 164/TB-UBND ngày 06/06/2023):

- Bám sát tình hình thực tiễn, phối hợp chặt chẽ với các sở, ban ngành đôn đốc chủ đầu tư hạ tầng các KCN đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, thực hiện giao đất, cho thuê đất triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN đảm bảo tiến độ đề ra.

- Kịp thời báo cáo, phối hợp và kiến nghị các ngành các cấp, UBND tỉnh tháo gỡ khó khăn vướng mắc của chủ đầu tư hạ tầng và các doanh nghiệp thứ cấp để thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, đầu tư xây dựng KCN và thu hút lắp đầy các KCN theo tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025 và Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 31/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) về phát triển công nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

+ Về công tác kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư thứ cấp vào đầu tư để phát huy hiệu quả của khu công nghiệp này, tránh lãng phí đất đai và giải quyết việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống cho nhân dân địa phương:

Hằng năm, UBND tỉnh đều xây dựng Chương trình xúc tiến đầu tư; trong đó có các hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư vào khu công nghiệp Tuy Phong và Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh đã triển khai thực hiện khá tốt; có nhiều lượt nhà đầu tư trong và ngoài nước đến khảo sát, nghiên cứu đầu tư vào khu công nghiệp Tuy Phong.

Thời gian qua, chủ đầu tư cũng đã tích cực và có nhiều cố gắng trong xúc tiến kêu gọi đầu tư, đã nhiều lần làm việc với các đối tác (Công ty CRRC và Cục đường sắt 6 của Trung Quốc) để mời gọi đầu tư nhà máy sản xuất cánh quạt điện gió, nhà máy sản xuất gạch không nung từ xỉ than, nhà máy chế biến kim loại, nhà máy chế biến nhựa …, nhưng cũng chỉ dừng ở việc ghi nhớ, kết quả chưa thật cụ thể. Trong thời gian đến, tuyến đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết và Phan Thiết - Vĩnh Hảo khánh thành, kết nối với cao tốc Dầu Giây - Long Thành - Thành phố Hồ Chí Minh và cùng với cảng hàng không Phan Thiết và cảng biển Quốc tế Vĩnh Tân hoạt động; UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tập trung các hoạt động xúc tiến đầu tư, hỗ trợ nhà đầu tư kêu gọi các nhà đầu tư lớn, có tiềm năng nhằm khai thác lợi thế khu công nghiệp Tuy Phong, sớm thu hút lấp đầy diện tích đất công nghiệp cho thuê trong khu công nghiệp và giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương.

XI. Sở Công Thương: 01 nội dung

1. Cử tri tiếp tục kiến nghị UBND tỉnh cần có chính sách cụ thể di dời đường điện trung thế 22 kV mắc phía trên nhà ở của dân dọc Quốc lộ 1A qua địa bàn thị trấn Tân Nghĩa và các xã Tân Minh, Tân Phúc, Tân Đức, Sông Phan (cử tri huyện Hàm Tân).

Sở Công Thương đã có công văn số 145/SCT-QLNL ngày 17 tháng 01 năm 2023 về việc báo cáo các nội dung liên quan đến đường dây trung thế 22 kV đi dọc Quốc lộ 1A qua khu dân cư các xã, thị trấn huyện Hàm Tân theo kiến nghị của cử tri, Tờ trình số 328/TTr-SCT ngày 15 tháng 02 năm 2023 về việc trình dự thảo công văn của Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Thường trực Tỉnh ủy xin ý kiến chỉ đạo và giải quyết kiến nghị của Huyện ủy Hàm Tân liên quan việc di dời đường dây trung thế 22 kV đi dọc Quốc lộ 1A qua khu dân cư các xã, thị trấn huyện Hàm Tân, gửi Ủy ban nhân dân tỉnh.

Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh đã có công văn số 54-CV/BCS ngày 09 tháng 3 năm 2023 báo cáo Thường trực Tỉnh ủy về các nội dung liên quan đến việc di dời đường dây trung thế 22 kV đi dọc Quốc lộ 1A qua khu dân cư các xã, thị trấn huyện Hàm Tân và xin ý kiến chỉ đạo giải quyết kiến nghị của Huyện ủy Hàm Tân, cử tri huyện Hàm Tân.

Thường trực Tỉnh ủy đã có ý kiến tại công văn số 2911-CV/VPTU ngày 23 tháng 3 năm 2023 về việc xử lý các vấn đề liên quan đến đường dây tải điện 22 kV đi dọc Quốc lộ 1A qua các khu dân cư thuộc huyện Hàm Tân, gửi Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh và Thường trực Huyện ủy Hàm Tân; trong đó, Thường trực Tỉnh ủy ý kiến như sau: (i) thống nhất với các nội dung kiến nghị của Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh và đề nghị Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo triển khai Phương án 3 (giữ nguyên hướng tuyến của đường dây hiện hữu nhưng nâng chiều cao trụ kết hợp thay dây cáp bọc) theo quy định, đảm bảo an ninh, an toàn tính mạng, tài sản của người dân và an toàn lưới điện; (ii) trong quá trình thực hiện, đề nghị Thường trực Huyện ủy Hàm Tân chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, vận động, giải thích cho người dân hiểu về những khó khăn, bất cập khi di dời đường dây tải điện, tạo sự đồng thuận cao của các hộ dân; đồng thời, tăng cường kiểm tra, quản lý, không để người dân tự ý xây dựng, sửa chữa, cơi nới nhà ở, công trình xây dựng khác có liên quan trong phạm vi bảo vệ an toàn của đường dây tải điện.

C. LĨNH VỰC VĂN XÃ-NỘI CHÍNH: 02 NỘI DUNG

I. Sở Y tế: 01 nội dung

1. Cử tri tiếp tục kiến nghị tỉnh quan tâm đầu tư đầy đủ các trang thiết bị khám chữa bệnh cho Bệnh viện Đa khoa khu vực La Gi (máy CT Scanner, MRI, vật tư y tế và trang thiết bị y tế khác...) phục vụ khám chữa bệnh cho Nhân dân địa phương. Đồng thời, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh của đội ngũ bác sĩ để phục vụ tốt công tác khám, điều trị cho Nhân dân (cử tri phường Tân Thiện, xã Tân Tiến, thị xã La Gi).

+ Hệ thống chụp CT scanner 32 lát cắt cho Bệnh viện đa khoa khu vực La Gi đã được Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Bệnh viện Đa khoa khu vực La Gi làm chủ đầu tư. Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức buổi làm việc vào ngày 19/4/2023 với lãnh đạo Sở Y tế và các đơn vị trong ngành Y tế để nghe báo cáo về những khó khăn, vướng mắc trong đầu tư mua sắm vật tư, hóa chất, trang thiết bị y tế để chỉ đạo giải quyết. Sở Y tế cũng đã triển khai thực hiện các quy định tại Nghị định số 07/2023/NĐ-CP ngày 03/3/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 08/11/2021 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế để tháo gỡ khó khăn trong mua sắm cho các đơn vị, trong đó, có Bệnh viện đa khoa khu vực La Gi. Hiện nay, Bệnh viện đa khoa khu vực La Gi đang thực hiện các thủ tục trong quá trình mua sắm.

+ UBND tỉnh yêu cầu Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan tích cực, chủ động giải quyết các vướng mắc, thực hiện việc tổ chức mua sắm trang thiết bị y tế đã được phê duyệt chủ trương đầu tư cho Bệnh viện đa khoa khu vực La Gi; đồng thời, thường xuyên triển khai thực hiện hệ thống các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân.

II. Sở Tài chính: 01 nội dung

1. Nhằm đảm bảo công bằng, cử tri kiến nghị tỉnh xem xét việc hỗ trợ, trợ cấp Tết hàng năm cho 100% lực lượng làm công tác bảo vệ dân phố. Hiện nay quy định này chỉ áp dụng cho lực lượng bảo vệ dân phố ở cấp phường trên địa bàn tỉnh, không áp dụng chế độ cho lực lượng bảo vệ dân phố ở cấp thị trấn. Cử tri kiến nghị tỉnh xem xét hỗ trợ phù hợp (cử tri thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam)

Hàng năm, khi tham mưu trình UBND tỉnh ban hành Quyết định hỗ trợ nhân dịp tết Nguyên đán cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ chiến sỹ thuộc lực lượng vũ trang, cán bộ thuộc UBND xã, phường thị trấn và các đối tượng chính sách, Sở Tài chính đều lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị có liên quan thống nhất trước khi UBND tỉnh xem xét, quyết định. Tuy nhiên, để đảm bảo cho lực lượng làm công tác bảo vệ dân phố tại các phường, thị trấn đều được hỗ trợ, trợ cấp tết hàng năm theo kiến nghị của cử tri thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, UBND tỉnh tiếp thu ý kiến và kể từ năm 2024 trở đi, sẽ bổ sung đối tượng là lực lượng bảo vệ dân phố tại các thị trấn để hỗ trợ nhân dịp tết Nguyên đán hàng năm, trên cơ sở đảm bảo đầy đủ các trình tự thủ tục theo quy định./.

 

PHỤ LỤC 5

45 KIẾN NGHỊ ĐÃ ĐƯỢC GIẢI TRÌNH THÔNG TIN LẠI VỚI CỬ TRI
(Kèm theo Nghị quyết số 35/NQ-HĐND ngày 13/7/2023 của HĐND tỉnh)

A. VỀ LĨNH VỰC SẢN XUẤT, TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG: 11 NỘI DUNG

I. Sở Tài nguyên và Môi trường: 04 nội dung

1. Vào giai đoạn từ năm 1992 đến năm 1997, UBND huyện Đức Linh đã tiến hành cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đồng loạt cho nhân dân trên địa bàn huyện. Đối với khu vực được xác định là khu dân cư, mục đích sử dụng đất được ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không ghi cụ thể là đất ở mà ghi: “Thổ cư” hoặc “Thổ cư + Vườn tạp”. Tổng diện tích thửa đất (bao gồm cả đất ở và vườn ao trong cùng thửa đất ở), có thửa đất diện tích lên đến 10.000 m². Đến nay, do không có giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 18, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ, UBND huyện không có cơ sở để xác định lại hạn mức đất ở trong tổng diện tích đất đã được cấp. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh có hướng dẫn cụ thể (Cử tri huyện Đức Linh)

- Theo quy định tại Khoản 5 Điều 24 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ và Khoản 5 Điều 6 Quyết định số 52/2014/QĐ-UBND ngày 05/12/2014 của UBND tỉnh thì việc xác định lại diện tích đất ở đối với thửa đất ở có vườn, ao đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 01/7/2014 chỉ quy định đối với trường hợp có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất.

- Trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì không có cơ sở để xác định lại diện tích đất ở theo Khoản 5 Điều 24 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ và Khoản 5 Điều 6 Quyết định số 52/2014/QĐ- UBND ngày 05/12/2014 của UBND tỉnh.

Do đó, tại thời điểm UBND huyện Đức Linh cấp GCN giai đoạn từ năm 1992 đến năm 1997 mà ghi: “Thổ cư” hoặc “Thổ cư + Vườn tạp”, (bao gồm cả đất ở và vườn ao trong cùng thửa đất ở), có thửa đất diện tích lên đến 10.000 m², nay xác định là do không có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 18 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ thì UBND huyện có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện việc đính chính, thu hồi GCN đã cấp không đúng mục đích, thời hạn sử dụng đất theo Điều 106 Luật Đất đai năm 2013, Điều 87 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ và theo thẩm quyền quy định.

Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm trình cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật; trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp trái pháp luật do lỗi của người sử dụng đất hoặc do cấp không đúng đối tượng thì hướng dẫn cho người sử dụng đất làm thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định tại Khoản 8 Điều 87 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014.

2. Đề nghị UBND tỉnh cho cử tri biết diện tích 32 ha của trang trại chăn nuôi heo Tấn Phát tại xã Hàm Đức có đấu giá hay không; nếu không đấu giá, vậy cho thuê là bao nhiêu tiền/1m²

Công ty TNHH Chăn nuôi Tấn Phát đầu tư Trang trại chăn nuôi heo giống tại xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc được UBND tỉnh cho thuê đất tại Quyết định số 2657/QĐ-UBND ngày 17/9/2009 và Quyết định số 3162/QĐ-UBND ngày 06/11/2009 với diện tích 15 ha, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 3422/QĐ-UBND ngày 01/12/2009 và Quyết định số 484/QĐ- UBND ngày 11/02/2014. Ngày 30/6/2014, UBND tỉnh có Quyết định số 2238/QĐ-UBND cho Công ty thuê đất mở rộng với diện tích 32,7 ha. Ngày 04/02/2016, UBND tỉnh có Công văn số 353/UBND-KTN đồng ý chủ trương chuyển nhượng trang trại cho Công ty TNHH Thương mại dịch vụ kinh doanh Châu Lê và cấp Quyết định chủ trương đầu tư số 626/QĐ-UBND ngày 08/3/2016 cho Công ty TNHH Thương mại dịch vụ kinh doanh Châu Lê.

Đến năm 2018, trang trại chăn nuôi heo nêu trên đã được chuyển nhượng cho Công ty Cổ phần FEDFARM và đổi tên thành “Trang trại chăn nuôi heo giống và hậu bị Làng Việt 1” được UBND tỉnh cấp Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư số 2051/QĐ-UBND ngày 09/8/2018, Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư số 2943/QĐ-UBND ngày 30/10/2018. Hiện nay, dự án đã điều chỉnh tên chủ đầu tư thành Công ty TNHH Làng Việt Nam được UBND tỉnh cấp Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư số 1097/QĐ-UBND ngày 14/5/2020 và Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư số 3145/QĐ-UBND ngày 16/11/2021.

- Về đấu giá quyền sử dụng đất:

+ Theo Luật Đất đai năm 2003: Căn cứ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ thì huyện Hàm Thuận Bắc thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư; căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Đất đai năm 2003, khoản 2 Điều 61 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 thì các trường hợp sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều 60 của Luật Đất đai không đấu giá quyền sử dụng đất.

+ Theo Luật Đất đai năm 2013: Căn cứ Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ thì huyện Hàm Thuận Bắc thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư; căn cứ quy định tại Điều 110, điểm b khoản 2 Điều 118 Luật Đất đai năm 2013; căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ; căn cứ quy định tại Điều 14b Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 (được bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ) dự án được miễn tiền thuê đất (có thời hạn) nên được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất.

- Về giá tiền thuê đất: Theo Thông báo đơn thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê số 398/TB-CT ngày 24/01/2018 của Cục Thuế tỉnh thì đơn giá thuê đất là 13.517 đồng/m2 (Mười ba ngàn, năm trăm mười bảy đồng một mét vuông).

3. Cử tri kiến nghị về việc giao đất cho Trại chăn nuôi Tấn Phát (thuộc xã Hàm Đức) thực hiện dự án chăn nuôi không qua đấu giá, đã được UBND tỉnh trả lời nhưng cử tri vẫn chưa thống nhất. Cử tri tiếp tục đề nghị UBND tỉnh trả lời rõ: Vì sao dự án trên không qua đấu giá đất? Nếu không đấu giá thì thực hiện theo văn bản, quy định nào? (cử tri xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc)

- Về hồ sơ đất đai:

Dự án Trang trại chăn nuôi heo giống tại xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc của Công ty TNHH Chăn nuôi Tấn Phát đã được UBND tỉnh thu hồi và cho thuê đất tại Quyết định số 2657/QĐ-UBND ngày 17/9/2009 với diện tích 15 ha, điều chỉnh hình thức sử dụng đất từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất tại Quyết định số 3162/QĐ-UBND ngày 06/11/2009; thu hồi và giao đất có thu tiền sử dụng đất tại Quyết định số 2238/QĐ-UBND ngày 30/6/2014 với diện tích 32,7 ha.

Ngày 08/3/2016, UBND tỉnh cấp Quyết định chủ trương đầu tư số 626/QĐ- UBND cho Công ty TNHH Thương mại dịch vụ kinh doanh Châu Lê thực hiện dự án Trang trại chăn nuôi heo giống và hậu bị Châu Lê (chuyển nhượng trang trại chăn nuôi heo từ Công ty TNHH Chăn nuôi Tấn Phát theo Công văn số 353/UBND-KTN ngày 04/02/2016 của UBND tỉnh); được UBND tỉnh thống nhất hiện trạng sử dụng đất đầu tư mở rộng tại Quyết định số 200/QĐ-UBND ngày 19/01/2018 với diện tích 29,78 ha và cho thuê đất tại Quyết định số 237/QĐ-UBND ngày 23/01/2018 với diện tích 2,94 ha.

Như vậy, việc giao đất dự án Trang trại chăn nuôi heo giống tại xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc của Công ty TNHH Chăn nuôi Tấn Phát được thực hiện theo Luật Đất đai năm 2003; việc giao đất (phần mở rộng) và cho thuê đất của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ kinh doanh Châu Lê được thực hiện theo Luật Đất đai năm 2013.

- Về đấu giá quyền sử dụng đất:

+ Theo Luật Đất đai năm 2003: Căn cứ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ thì huyện Hàm Thuận Bắc thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư; căn cứ quy định tại khoản 1, Điều 60 của Luật Đất đai năm 2003; khoản 2, Điều 61 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 thì các trường hợp sử dụng đất quy định tại khoản 1, Điều 60 của Luật Đất đai không đấu giá quyền sử dụng đất.

+ Theo Luật Đất đai năm 2013: Căn cứ Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ thì huyện Hàm Thuận Bắc thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư; căn cứ quy định tại Điều 110, điểm b, khoản 2, Điều 118 của Luật Đất đai năm 2013; căn cứ quy định tại khoản 3, Điều 19 của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ dự án được miễn tiền thuê đất (có thời hạn) nên được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất.

4. Cử tri kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét điều chỉnh khoản 12 Điều 3 Quyết định số 14/2018/QĐ-UBND về gia hạn thời gian sử dụng đất nông nghiệp. Hiện nay, khi người dân làm thủ tục gia hạn đất nông nghiệp thì Văn phòng đăng ký đất đai yêu cầu phải nộp thêm giấy xác nhận trực tiếp sản xuất nông nghiệp do địa phương nơi thường trú xác nhận, nhưng theo quy định của Luật Đất đai thì thủ tục gia hạn không quy định việc xác nhận cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp (cử tri xã Tân Bình, thị xã La Gi)

- Khoản 12 Điều 3 Quyết định số 14/2018/QĐ-UBND ngày 09/02/2018 của UBND tỉnh quy định về thời gian và địa điểm giải quyết thủ tục hành chính về đất đai của các cá nhân, tổ chức, không quy định về thành phần hồ sơ để thực hiện thủ tục hành chính về đất đai.

- Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục gia hạn sử dụng đất được quy định tại khoản 9 Điều 9 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (không quy định yêu cầu người dân phải nộp thêm giấy xác nhận trực tiếp sản xuất nông nghiệp do địa phương nơi thường trú xác nhận).

- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đang sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao, công nhận, nhận chuyển quyền sử dụng đất, khi hết thời hạn sử dụng đất thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 126 và khoản 3 Điều 210 của Luật Đất đai mà không phải làm thủ tục điều chỉnh thời hạn sử dụng đất (quy định tại khoản 2 Điều 74 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ).

Nếu hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu xác nhận lại thời hạn sử dụng đất trên Giấy chứng nhận thì thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 3 Điều 74 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ. Thành phần hồ sơ được quy định tại khoản 10 Điều 9 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (không yêu phải nộp thêm giấy xác nhận trực tiếp sản xuất nông nghiệp do địa phương nơi thường trú xác nhận).

- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không cùng nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì việc xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được thực hiện theo quy định tại khoản 30 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013, khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP và Điều 3 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

II. Sở Nông nghiệp và PTNT: 04 nội dung

1. Dự án Khu sản xuất giống thủy sản tập trung tại xã Chí Công giai đoạn 2, với diện tích hơn 90 ha, đã có quyết định thu hồi đất gần 10 năm nhưng đến nay vẫn chưa triển khai, gây lãng phí đất đai sản xuất của bà con nhân dân khu vực này. Cử tri tiếp tục kiến nghị UBND tỉnh xem xét, đánh giá lại có cần triển khai hay hủy bỏ dự án giai đoạn 2 tại khu vực này, để bà con yên tâm đầu tư phát triển sản xuất ổn định (cử tri xã Chí Công, huyện Tuy Phong)

Trong giai đoạn 2001- 2010, tỉnh Bình Thuận đã quy hoạch phát triển khu vực phía Bắc huyện Tuy Phong (xã Vĩnh Tân, xã Vĩnh Hào) thành vùng sản xuất giống tôm sú lớn với quy mô trên 200 ha, trong đó riêng vùng sản xuất tôm giống Vũng Mũ I và Vũng Mũ II quy hoạch 125 ha, đã từng bước thu hút nhiều dự án lớn đầu tư vào khu vực này. Tuy nhiên, năm 2007, Chính phủ có chủ trương quy hoạch và đầu tư xây dựng Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân trên vùng quy hoạch sản xuất tôm giống Vũng Mũ I và Vũng Mũ II.

Điều nay đòi hỏi tỉnh phải quy hoạch vùng sản xuất tôm giống mơi bố trí tái sản xuất cho các cơ sở sản xuất tôm giống di dời tại khu vực chịu ảnh hưởng của Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân, thu hút các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao đáp ứng yêu cầu phát triển ổn định, bền vững sản phẩm lợi thế tôm giống Bình Thuận. Trên cơ sở khảo sát, đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, khu vực biển Gành Rái, xã Chí Công được tỉnh lựa chọn quy hoạch thành khu sản xuất giống thủy sản tập trung, với các lợi thế xa các cửa sông, nguồn nước biển trong sạch, độ mặn ổn định, xa khu dân cư, vùng biển được che chắn ít ảnh hưởng của gió mùa, hạ tầng giao thông thuận lợi, …

Khu sản xuất giống thủy sản tập trung Chí Công được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 2816/QĐ-UBND ngày 01/10/2009; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 2915/QĐ- BNN-TCTS ngày 29/10/2010 với tổng diện tích 153 ha.

Do khó khăn về nguồn vốn nên Bộ Nông nghiệp và PTNT phân kỳ đầu tư và phê duyệt điều chỉnh dự án tại Quyết định số 2558/QĐ-BNN-TCTS ngày 30/10/2013. Theo đó, dự án Khu sản xuất giống thủy sản tập trung Chí Công, tỉnh Bình Thuận - giai đoạn 1 được đầu tư trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018, diện tích xây dựng 87,03 ha, tổng mức đầu tư 127,1 tỷ đồng; công trình đã hoàn thành năm 2019 và bàn giao đưa vào sử dụng tháng 5 năm 2021.

Sau khi đầu tư giai đoạn 1, dự án Khu sản xuất giống thủy sản tập trung Chí Công, tỉnh Bình Thuận - giai đoạn 2 tiếp tục được đề xuất đầu tư trong giai đoạn 2021- 2025, cụ thể đã đề xuất đưa vào dự án Phát triển thủy sản bền vững tỉnh Bình Thuận (Vốn vay ưu đãi IBRD của WB). Tuy nhiên, trong quá trình thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án do còn vướng mắt về nguồn vốn, do đó hiện nay dự án chưa được đưa vào Hợp phần vay vốn Ngân hàng thế giới giai đoạn 2021- 2025.

Về hướng tới, tôm giống Bình Thuận là sản phẩm lợi thế phục vụ mục tiêu chiến lược về phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 theo Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 18/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời, Khu sản xuất giống thủy sản tập trung Chí Công là một trong những khu sản xuất giống công nghệ cao đã được đề xuất đưa vào Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, do vậy thời gian tới, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục tham mưu UBND tỉnh đề xuất Bộ Nông nghiệp và PTNT đầu tư Khu sản xuất giống thủy sản tập trung Chí Công từ nguồn vốn ngân sách hoặc huy động các doanh nghiệp lớn có tiềm lực đầu tư hoàn thiện đồng bộ, tập trung với quy mô 153 ha.

2. Giá vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp quá cao, người dân sản xuất không có lãi, thậm chí thâm vốn. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh có giải pháp hỗ trợ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho nông dân để tiếp tục sản xuất, hiện nay tỷ lệ nông dân bỏ hoang đất sản xuất rất nhiều, ảnh hưởng đến nông nghiệp địa phương (cử tri xã Sùng Nhơn, huyện Đức Linh)

Giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong năm 2022 tăng cao; tuy nhiên từ đầu năm 2023 đến nay, giá có xu hướng giảm và ổn định hơn so với năm 2022. Trước tình hình giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong năm 2022 vẫn còn ở mức cao, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để hỗ trợ cho bà con nông dân. Cụ thể: Đẩy mạnh thực hiện chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản (đã được HĐND tỉnh phê duyệt tại Nghị quyết số 86/2019/NQ-HĐND ngày 19/12/2019), đến ngày 15/4/2023, đã thực hiện giải ngân kinh phí hỗ trợ giống vật tư cho các hộ dân tham gia dự án/kế hoạch liên kết với số tiền là 4.723 triệu đồng; đã tổ chức 51 lớp tập huấn về kỹ thuật canh tác các loại cây trồng, quy trình sản xuất, sơ chế, đóng gói theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và kỹ thuật sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đúng, hiệu quả. Ngoài ra, thông qua thực hiện các mô hình khuyến nông, ngành nông nghiệp đều có hỗ trợ một phần kinh phí mua giống, phân bón, thuốc BVTV cho nông dân thực hiện mô hình theo quy định.

3. Tình hình cây thanh long không còn mang lại giá trị kinh tế, hầu hết người dân đã phá bỏ với diện tích lớn. Cử tri kiến nghị tỉnh định hướng tiếp tục canh tác hay phá bỏ, nghiên cứu các loại cây trồng có tính bền vững, ổn định về đầu ra nhằm tạo điều kiện người dân an tâm sản xuất (cử tri huyện Bắc Bình)

Về tình hình tiêu thụ thanh long: Thanh long trên địa bàn tỉnh khoảng 80 - 85% sản lượng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, khoảng 15 - 20% sản lượng tiêu thụ nội địa; thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19; đồng thời, Trung Quốc áp dụng chính sách Zero Covid và tăng cường quản lý về an toàn thực phẩm nên ở một số thời điểm cửa khẩu Việt - Trung thông quan hạn chế, ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ, xuất khẩu thanh long của tỉnh. Tuy nhiên, từ tháng 9/2022 đến nay, giá thanh long tương đối ổn định ở mức trung bình 8.000 - 12.000 đồng/kg, do vậy hiện nay một số người trồng thanh long vẫn đang sản xuất, tập trung chong đèn; dự kiến sản lượng thanh long sẽ được tiêu thụ cơ bản ổn định vào các dịp Noel và Tết Nguyên Đán 2023.

Về định hướng phát triển cây thanh long thời gian tới: Trong điều kiện hiện nay do Trung Quốc áp dụng chính sách Zero Covid; vì vậy người trồng thanh long cần phải cân nhắc việc chặt bỏ, không chăm sóc cây mà cần phải xây dựng kế hoạch chăm sóc với mức đầu tư phù hợp với tình hình thực tế, tránh tình trạng không chăm sóc để cây suy kiệt, sâu bệnh tấn công; đồng thời sử dụng phân bón tiết kiệm, cân đối, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong sản xuất; thường xuyên theo dõi, nắm bắt diễn biến thị trường để định hướng sản xuất, kinh doanh một cách phù hợp; đối với các diện tích thanh long già cỗi, có thể chặt bỏ để trồng mới hoặc thay đổi các cây trồng khác nhưng phải phù hợp với thổ nhưỡng và thị trường tiêu thụ; đồng thời cần phải tuân thủ các quy định về mã số vùng trồng theo yêu cầu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Bên cạnh đó, tập trung nâng cao chất lượng trái thanh long, áp dụng các tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, ngoài tiêu chuẩn VietGAP đẩy mạnh áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như Global GAP, hữu cơ…; tập trung đẩy mạnh việc sản xuất quy mô tổ hợp tác, Hợp tác xã gắng với xây dựng thương hiệu. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ, Nghị quyết số 86/2019/NQ-HĐND ngày 19/12/2019 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh phát triển thị trường, trong đó chú trọng xúc tiến thương mại, khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường nghiên cứu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, tiếp cận hệ thống siêu thị, các kênh phân phối trong nước. Phát triển thương mại điện tử, xây dựng website bán hàng; phối hợp với các sàn thương mại điện tử kết nối với các nhà nhập khẩu, các chuỗi cung ứng để chủ động trong việc tìm kiếm, phát triển thị trường tiêu thụ thanh long.

Đồng thời, quản lý chặt chẽ các yêu cầu về quy trình kỹ thuật của 581 mã số vùng trồng đã được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu sang thị trường các nước (Hoa Kỳ: 69 mã, Hàn Quốc: 125 mã, Úc: 147 mã, Newzeland: 147 mã, Nhật Bản: 03 mã, Trung Quốc: 90 mã) và 287 mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu sang thị trường các nước (Trung Quốc 274 mã; các nước: Nhật Bản, Úc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Newzeland gồm 13 mã). Các mã số này, ngoài việc tuân thủ các biện pháp quản lý sâu bệnh hại trên vườn, quản lý đối tượng kiểm dịch thực vật cũng như tuân thủ quy trình sản thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), các yêu cầu về An toàn thực phẩm còn lưu ý đến phải thực hiện các biện pháp để kiểm soát dịch bệnh Covid-19 theo yêu cầu của Trung Quốc.

3. Việc đánh bắt hải sản bằng xung điện, giã cào bay, ... tuy đã cấm nhưng hiện nay vẫn còn xảy ra trên ngư trường biển. Cử tri kiến nghị tỉnh tiếp tục chỉ đạo các ngành liên quan cần có biện pháp quyết liệt trong ngăn chặn các tàu đánh bắt hải sản bằng những hành vi này, tránh gây hủy hoại môi trường biển (cử tri phường Bình Tân, thị xã La Gi)

Thời gian qua, để ngăn chặn tình trạng tàu cá hành nghề giã cào bay vi phạm vùng khai thác và sử dụng xung điện (công cụ kích điện) để khai thác thủy sản trên vùng biển gắn với triển khai Kế hoạch 220/KH-UBND ngày 30/01/2023 của UBND tỉnh về triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết trước mắt về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không quy định (khai thác IUU), Sở Nông nghiệp và PTNT đã và đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng của tỉnh, đặc biệt là Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp tăng cường quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; trong đó, lực lượng Kiểm ngư tăng cường hoạt động tuần tra, kiểm soát trên biển theo Phương án chống khai thác IUU, chủ trì, phối hợp với các Đồn Biên phòng trên địa bàn tổ chức các đợt cao điểm để kiểm soát, giám sát chặt chẽ 100% tàu cá xuất nhập bến, cảng cá; lập hồ sơ xử phạt 100% tàu cá có hành vi vi phạm khai thác IUU, xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm nổi cộm gây bức xúc trong dư luận (chất nổ, xung điện, sử dụng nghề và ngư cụ cấm, giã cào bay...).

Kết quả cụ thể, từ tháng 10/2022 đến ngày 08/6/2023, toàn tỉnh đã phát hiện và xử lý 114 vụ vi phạm quy định khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản (trong đó, xử phạt 22 vụ tàng trữ/sử dụng công cụ kích điện, tàng trữ chất độc để khai thác thủy sản (Xyanua); không phát hiện trường hợp tàu cá hành nghề lưới 3 kéo (giã cào bay) vi phạm vùng khai thác, giảm 80 vụ so cùng kỳ (từ tháng 10/2021 đến ngày 08/6/2022), góp phần làm giảm tình hình vi phạm ở địa phương.

Thời gian tới, Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng của tỉnh, đặc biệt là Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp tăng cường quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản để ngăn chặn hiệu quả tình trạng tàu cá hành nghề giã cào bay vi phạm vùng khai thác và sử dụng xung điện (công cụ kích điện) để khai thác thủy sản trên vùng biển của tỉnh.

III. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh: 02 nội dung

1. Tuyến kênh chính Bắc thuộc công trình thủy lợi Ta Pao đoạn qua địa phận xã Huy Khiêm dài khoảng 4,3 km, hai bên thành kênh đã được bê tông nhưng không có lối thoát hiểm cũng như các móc thang thanh tường, khi kênh vận hành tưới nước dâng rất cao nên rất nguy hiểm đến tính mạng người và gia súc. Cử tri kiến nghị Công ty TNHH Một thành viên khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận - Chi nhánh La Ngà sớm khảo sát và có phương án khắc phục để đảm bảo an toàn cho người dân (Cử tri xã Huy Khiêm, huyện Tánh Linh)

Tuyến kênh chính Bắc thuộc dự án Hệ thống thủy lợi Tà Pao đoạn qua địa bàn xã Huy Khiêm, huyện Tánh Linh có chiều dài 04 km (từ lý trình K3+000 - K7+000) thuộc gói thầu số 17KB và 24KB do Ban QLDA Đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn làm chủ đầu tư, công trình chưa chính thức bàn giao cho Công ty quản lý. Kênh được gia cố 02 bên bờ bằng tường bê tông có chiều cao trung bình từ 3,3 m đến 3,5 m. Theo hồ sơ thiết kế không có bố trí các điểm lên xuống. Quá trình thi công, địa phương và đơn vi quản lý vận hành đã đề nghị đơn vị thi công làm 03 vị trí lên xuống bằng thép cắm vào tường để làm lối thoát hiểm.

Sau khi chính thức nhận bàn giao Công ty sẽ phối hợp với địa phương khảo sát thực địa để cắm biển cảnh báo và làm thêm các lối thoát hiểm theo kiến nghị của cử tri.

2. Tuyến kênh thủy lợi BN17 đã được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng nhưng không phát huy hiệu quả (kể cả tiêu nước và tưới); gây ngập úng nhiều diện tích sản xuất hoa màu xung quanh. Mặc dù, địa phương đã nhiều lần có văn bản đề nghị và cơ quan chức năng đã khắc phục, nhưng vẫn không hiệu quả. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo ngành chức năng liên quan của tỉnh khảo sát và cho chủ trương xây mới (Cử tri xã Nghị Đức, huyện Tánh Linh)

- Tuyến kênh BN17 xã Nghị Đức thuộc hợp phần kênh Bắc, dự án Hệ thống thủy lợi Tà Pao. Thực hiện giải quyết kiến nghị của huyện Tánh Linh, ngày 02/10/2020 và ngày 12/01/2021 Chủ đầu tư đã phối hợp với các ngành chức năng huyện, UBND xã Nghị Đức và đơn vị Tư vấn thiết kế khảo sát, kiểm tra hiện trạng công trình, và đã thống nhất điều chỉnh, bổ sung thiết kế các công trình tưới và tiêu nước tại các vị trí K1+617, K1+742, K1+880, K2+144, K3+202 và K3+500 thuộc tuyến kênh BN17. Các hạng mục công trình điều chỉnh, bổ sung theo các lần kiến nghị của huyện Tánh Linh nêu trên đã thi công hoàn thành từ cuối năm 2021 và được Cục quản lý xây dựng công trình kiểm tra chấp thuận nghiệm thu tại Văn bản số 780/TB-XD-TC ngày 22/5/2023. Hiện tại, Ban QLDA nông nghiệp tỉnh đang hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ nghiệm thu hoàn thành và bàn giao công trình đưa vào khai thác sử dụng theo quy định.

- Việc cử tri tiếp tục kiến nghị liên quan đến công tác tưới và tiêu nước của tuyến kênh BN7; hiện nay, không thể thực hiện được do dự án đã kết thúc và nguồn vốn không còn. Vì vậy, trong giai đoạn quản lý vận hành tùy điều kiện cụ thể và phục vụ tưới, tiêu đề nghị đơn vị khai thác sử dụng xem xét bổ sung tại các vị trí thích hợp để tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư.

IV. Sở Công thương: 01 nội dung

1. Hiện nay, ngành điện lực áp dụng tính tiền điện theo mức giá bậc thang và áp dụng mức giá theo khung giờ từ 22 giờ đến 4 giờ sáng là 1.100 đồng (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Đối với khung giờ trên, bà con nông dân chủ yếu dùng để chông đèn thanh long trái vụ; việc ngắt điện vào 4 giờ sáng là quá sớm, không đủ lượng điện để thanh long hấp thụ và ra hoa. Cử tri kiến nghị ngành điện xem xét, kéo dài thêm khung giờ trên đến 6 giờ sáng, để đảm bảo năng suất thanh long trái vụ (cử tri huyện Hàm Thuận Bắc)

Sở Công Thương đã có công văn số 576/SCT-QLNL ngày 14 tháng 3 năm 2023 chuyển kiến nghị nêu trên đến Bộ Công Thương để xem xét, trả lời cho Sở Công Thương trả lời cử tri. Cục Điều tiết điện lực - Bộ Công Thương đã có ý kiến trả lời tại Công văn số 406/ĐTĐL-GP ngày 10 tháng 4 năm 2023 như sau:

“Đặc điểm của hệ thống điện luôn có sự chênh lệch giữa cao điểm và thấp điểm của biểu đồ phụ tải. Sự chênh lệch lớn giữa giờ cao điểm và thấp điểm làm cho hệ thống điện phải có dự phòng lớn. Một số nhà máy điện được đầu tư chỉ cho vận hành cao điểm có số giờ vận hành ít nên giá rất cao, việc 3 điều hành hệ thống điện rất khó khăn, làm gia tăng tổn thất điện năng, tạo ra áp lực vốn đầu tư rất lớn để xây dựng nguồn điện mới chạy cao điểm, tính kinh tế toàn hệ thống giảm thấp. Biện pháp áp dụng giá điện theo giờ bình thường, cao điểm và thấp điểm đã được áp dụng tại rất nhiều nước trên thế giới để giảm bớt nhu cầu phụ tải đỉnh của hệ thống, điều chỉnh biểu đồ phụ tải sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, đem lại lợi ích cho vận hành hệ thống điện và nền kinh tế quốc dân.

Trong các giờ cao điểm, để đảm bảo đủ công suất, hệ thống điện quốc gia phải huy động các nhà máy tua bin khí chạy dầu hoặc nhà máy chạy dầu có giá phát điện rất cao. Vì vậy, giá phát điện là cao nhất và giá bán lẻ điện cũng sẽ là cao nhất vào giờ cao điểm hệ thống. Để phản ánh đúng thực tế chi phí sản xuất diện, biểu giá điện vào các giờ cao điểm cần phải cao hơn giá giờ bình thường hoặc thấp điểm. Ngoài ra, việc áp dụng biểu giá bán lẻ điện theo thời gian sử dụng trong ngày nhằm khuyến khích các khách hàng tiết kiệm chi phí dùng điện bằng cách dịch chuyển một phần những phụ tải không cần thiết từ giờ cao điểm sang giờ thấp điểm hay giờ bình thường, giảm nhu cầu phụ tải toàn hệ thống trong các giờ cao điểm, góp phần giảm áp lực vốn đầu tư xây dựng nguồn mới. Nếu không áp dụng giá cao điểm vào những giờ cao điểm của hệ thống, nhu cầu công suất của hệ thống sẽ còn tăng cao hơn nữa và sẽ dẫn tới tình trạng thiếu công suất giờ cao điểm phải sa thái phụ tải, cắt điện luân phiên.

Thực tế thực hiện trong những năm vừa qua cho thấy việc áp dụng giá điện theo khung thời gian sử dụng điện trong ngày là phù hợp trong giai đoạn hiện nay, góp phần tối ưu vận hành hệ thống và đảm bảo khuyến khích các hộ sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.”.

B. VỀ LĨNH VỰC QUY HOẠCH - XÂY DỰNG - GIAO THÔNG - TÀI CHÍNH: 14 NỘI DUNG

I. Sở Tài nguyên và Môi trường: 02 nội dung

1. Việc thu lệ phí cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của HĐND tỉnh quy định là 300.000 ngàn đồng/1 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là quá cao. Cử tri kiến nghị tỉnh xem xét điều chỉnh phù hợp (cử tri huyện Bắc Bình và huyện Tuy Phong)

Việc thu phí thẩm định hồ sơ đối với các trường hợp cấp mới, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận và chứng nhận biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp của hộ gia đình cá nhân đối với đất ở là 200.000đồng/giấy; đối với các loại đất khác là 300.000 đồng/giấy được quy định tại Nghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND tỉnh ngày 08/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.

Việc xây dựng và trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành mức thu dựa trên nguyên tắc quy định tại khoản 2 điều 4 và điểm i khoản 1 Điều 5 của Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính là: (1) Phù hợp với điều kiện, tình hình cụ thể của địa phương nơi phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí, lệ phí; (2) Mức thu không cao hơn mức thu hiện hành quy định tại Nghị quyết số 29/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh; (3) Tham khảo mức thu phí của các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng như tỉnh: Lâm Đồng và Quảng Ngãi. Theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ hệ thống Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh là đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên. Đồng thời, nguồn thu từ hoạt động thu phí được sử dụng để phục vụ hoạt động thẩm định hồ sơ cấp GCNQSDĐ nêu trên và nguồn thu để lại này vừa đủ để chi các nội dung công việc phục vụ thu phí, gồm: Lương và các khoản phải trả theo lương cho viên chức, người lao động; tiền công tác phí, xăng xe, dịch vụ thuê ngoài đi thẩm định hồ sơ; cập nhật lại thông tin hồ sơ vào cơ sở dữ liệu lưu trữ (từ hồ sơ cũ sang hồ sơ mới); chi mua phôi Giấy chứng nhận; mua sắm máy móc thiết bị tài sản chuyên dùng, vật tư văn phòng phẩm... Ngoài ra, tại Nghị quyết cũng đã có quy định đối tượng miễn 10 nộp phí gồm: Hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các thôn, khu phố, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Vì vậy, việc phản ánh của cử tri thu phí cao là chưa phù hợp và chưa xét hết các yếu tố chi phí cấu thành đơn giá, điều kiện và quy trình thẩm định hồ sơ khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất.

2. UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1197/QĐ-UBND ngày 27/05/2020 về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Phan Thiết đến năm 2040. Theo đó, phạm vi ranh giới thực hiện không có xã Hàm Kiệm, nhưng khi người dân làm thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất phần diện tích đất dọc 02 bên tuyến đường từ Km14 đến xã Mỹ Thạnh thì được Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện trả lời là do vướng quy hoạch công viên cây xanh theo Quyết định số 1197/QĐ-UBND nên gây ảnh hưởng đến quyền lợi và việc sử dụng đất của bà con nhân dân. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh xem xét giải quyết (Cử tri xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam).

Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Phan Thiết đến năm 2040 theo Quyết định số 1197/QĐ-UBND ngày 27/05/2020 của UBND tỉnh Bình Thuận chưa được cập nhật vào quy hoạch sử dụng đất của huyện Hàm Thuận Nam.

Do đó, khi các hộ gia đình, cá nhân thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, để đảm bảo sự đồng bộ về quy hoạch thì Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện phải kiểm tra bản đồ kèm theo Quyết định số 985/QĐ-UBND ngày 18/4/2019 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Hàm Thuận Nam và bản đồ kèm theo Quyết định số 1197/QĐ- UBND ngày 27/05/2020 của UBND tỉnh làm cơ sở tham mưu UBND huyện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Ngày 03/02/2023, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 226/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của huyện Hàm Thuận Nam, trong đó đã rà soát, cập nhật Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Phan Thiết đến năm 2040 vào quy hoạch sử dụng đất của huyện Hàm Thuận Nam.

Vì vậy, đề nghị các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất (đã đăng ký nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất và được UBND tỉnh phê duyệt tại Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện Hàm Thuận Nam) nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả huyện Hàm Thuận Nam để được giải quyết theo quy định pháp luật.

II. Sở Giao thông vận tải: 04 nội dung

1. Tại cống tràn Bom Bi thuộc Trạm bảo vệ rừng Đèo Nam, mỗi khi có mưa lớn lũ tràn về gây ngập lụt, rất nguy hiểm cho người và phương tiện qua lại. Cử tri kiến nghị các ngành chức năng của tỉnh khảo sát, có kế hoạch lập dự án cho xây dựng mới cầu vượt, nhằm đảm bảo an toàn cho người dân khi có mưa lũ (cử tri xã Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam)

Qua theo dõi các năm gần đây, cống tràn Bom Bi có vị trí tại Km28+200 trên tuyến Quốc lộ 1 - Mỹ Thạnh (do Sở Giao thông vận tải quản lý) chỉ bị tràn qua đường trong mùa mưa lũ, do nước từ thượng nguồn đổ về và tràn qua đường trong thời gian ngắn, có ảnh hưởng đến việc đi lại của nhân dân quanh khu vực. Sở Giao thông vận tải thường xuyên kiểm tra mặt tràn, taluy và khắc phục kịp thời các hư hỏng nhỏ nhằm đảm bảo an toàn cho tràn.

Trong điều kiện ngân sách tỉnh còn khó khăn nên chưa thể phân bổ nguồn vốn xây dựng cầu để thay thế tràn Bơm Bi. Sở Giao thông vận tải đề nghị UBND huyện Hàm Thuận Nam tổ chức tuyên truyền cho người dân sống quanh khu vực tràn Bom Bi được biết, hạn chế đi lại qua tràn trong thời gian mưa lũ, nước tràn về. Trong thời gian đến, Sở Giao thông vận tải sẽ tiếp tục theo dõi và đề xuất nguồn vốn đầu tư xây dựng khi thích hợp.

2. Hiện nay, giá phục vụ xe khách đi các tuyến ngoài tỉnh không ổn định, không đồng đều giữa các tuyến do không có quy định chung về thu giá dịch vụ xe khách. Nhằm góp phần kiểm soát việc thu giá dịch vụ các loại xe khách, đề nghị UBND tỉnh kiến nghị Chính phủ có quy định chung về giá cả các loại xe khách nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân (cử tri phường Phước Hội, thị xã La Gi)

Hiện nay Sở Giao thông vận tải đang quản lý 2 đơn vị vận tải tại thị xã La Gi, gồm: (1) Hợp tác xã Vận tải dịch vụ La Gi - Hàm Tân chuyên vận tải hành khách tuyến cố định, xe hợp đồng và xe tải; (2) Doanh nghiệp tư nhân Vận tải Vinh Hoa chuyên hoạt động vận tải khách theo hợp đồng.

Hai đơn vị này đã kê khai giá vận tải hành khách tuyến cố định nội tỉnh liên tỉnh theo giá vé (đồng/hành khách); xe hợp đồng trọn gói với đoàn khách (đồng/chuyến xe) theo quy định tại Thông tư số 152/2014/TTLT-BTC-BGTVT ngày 15/10/2014 của liên Bộ Tài chính- Bộ Giao thông vận tải về Hướng dẫn thực hiện giá cước vận tải bằng xe ô tô và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

Theo báo cáo của Doanh nghiệp tư nhân Vận tải Vinh Hoa thì đơn vị này mới hoạt động lại từ ngày 07/3/2022 và chỉ thực hiện vận chuyển hành khách với giá thuê bao trọn gói như bảng kê khai giá gửi Sở Giao thông vận tải, không tăng giá cước trái quy định. Hợp tác xã Vận tải dịch vụ La Gi - Hàm Tân thực hiện giá vé xe khách tuyến cố định (có bến xe nơi đi, bến xe nơi đến), giá cước vận tải hành khách theo hợp đồng theo giá kê khai đã gửi Sở Giao thông vận tải và thực hiện đúng giá vé, giá cước đã kê khai.

Thực tế hiện nay, trên địa bàn thị xã La Gi có nhiều đơn vị vận tải của thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh khác đăng ký kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng và chỉ đăng ký kê khai giá tại các tỉnh trên.

Ngày 04/01/2023 Sở Giao thông vận tải đã có Công văn số 06/SGTVT- HTGT chỉ đạo Thanh tra Sở thường xuyên tăng cường kiểm tra, xử lý các đơn vị vận tải không thực hiện kê khai giá, thu giá cao hơn giá đã kê khai, niêm yết.

3. Hiện nay, đối với bảo hiểm xe gắn máy và người ngồi trên xe gắn máy thì khi xảy ra tai nạn giao thông, thủ tục bồi thường bảo hiểm xe máy rườm rà, khó khăn, chậm trễ, số tiền bồi thường thấp so với chi phí. Cử tri kiến nghị Chính phủ có quy định không bắt buộc người dân phải mua bảo hiểm xe gắn máy (cử tri xã Tân Hà, huyện Hàm Tân)

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (gồm: Xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy kể cả xe máy điện) là bảo hiểm bắt buộc được quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ. Đây là loại hình bảo hiểm nhằm để bồi thường thiệt hại, bảo vệ quyền lợi cho nạn nhân bị tai nạn giao thông (bên thứ ba) nếu chủ xe, lái xe cơ giới gây tai nạn giao thông cho họ; đồng thời bảo vệ tài chính cho chủ xe cơ giới trước những rủi ro, thiệt hại vì tai nạn giao thông. Do đó, tất cả các tổ chức, cá nhân sở hữu xe cơ giới bắt buộc phải tham gia Bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định pháp luật.

Về thủ tục bồi thường bảo hiểm: Nghị định số 03/2021/NĐ-CP ngày 15/01/2021 của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đã quy định cụ thể về hồ sơ, thủ tục, thời hạn giải quyết bồi thường bảo hiểm và số tiền bồi thường theo tỷ lệ thiệt hại, đề nghị đơn vị bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm căn cứ quy định nêu trên để thực hiện.

4. Đường ĐT.715 đi qua địa bàn xã có nhiều điểm đông dân cư, trường học, ngã tư… Tuyến đường này hẹp, lưu lượng xe có tải trọng lớn lưu thông nhiều, hiện nay mưa lớn làm xói mòn, sạt lở hai bên lề đường, tạo hố sâu gây khó khăn cho các loại xe tránh nhau khi lưu thông. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh có chủ trương mở rộng tuyến đường trên (cử tri xã Thiện Nghiệp, thành phố Phan Thiết)

Tiếp thu kiến nghị cử tri, Sở Giao thông vận tải đã tổ chức kiểm tra, khảo sát và thực hiện thủ tục đầu tư, phê duyệt thiết kế và lựa chọn nhà thầu thi công công trình Khắc phục bão lũ, sửa chữa đột xuất, đảm bảo giao thông năm 2022; Hạng mục: Sửa chữa hư hỏng rãnh đoạn Km38+830 - Km39+200 và đắp đất sạt lở lề đường đoạn Km39+000 - Km46+600 tuyến ĐT.715. Nhà thầu đã triển khai thi công sửa chữa cúp vá các vị trí mặt đường bị hư hỏng cục bộ đoạn Km38+586 - Km46+600 và đắp đất hai bên lề đường đoạn Km39+000 - Km46+600 đường ĐT.715 (đoạn qua xã Thiện Nghiệp, thành phố Phan Thiết) hoàn thành, nghiệm thu ngày 17/02/2023. Về chủ trương mở rộng tuyến đường UBND tỉnh ghi nhận và sẽ giao Sở Giao thông vận tải phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu đề xuất UBND tỉnh giải quyết cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

III. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 01 nội dung

1. Từ năm 2005, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Trạm bơm Ku Kê, huyện Hàm Thuận Bắc để phục vụ sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số tại khu vực Đá Cầu, Dốc Da, thôn Ku Kê, xã Thuận Minh, nhưng đến nay chưa thực hiện. Cử tri tiếp tục kiến nghị UBND tỉnh sớm đầu tư xây dựng Trạm bơm trên để bảo đảm nguồn nước tưới, giúp người dân ổn định sản xuất và đời sống tại khu vực này (cử tri thị trấn Ma Lâm, xã Thuận Minh, huyện Hàm Thuận Bắc)

Dự án Hồ Suối Trâm Thượng có diện tích tưới 1.000 ha (trong đó bao gồm diện tích tưới của Trạm bơm Ku Kê) đã được ghi vào danh mục dự án ưu tiên đầu tư tại dự thảo Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với tên gọi “Dự án xây dựng Hồ Suối Trâm Thượng và hệ thống kênh tưới, vốn đầu tư 700 tỷ đồng”, được phân kỳ đầu tư giai đoạn 2026-2030. Nhiệm vụ tưới của công trình Trạm bơm Ku Kê sẽ do Hồ Suối Trâm Thượng phụ trách. Dự án Hồ Suối Trâm Thượng sẽ được triển khai đầu tư xây dựng sau khi Quy hoạch tỉnh Bình Thuận được phê duyệt, dự kiến thực hiện vào giai đoạn trung hạn 2026- 2030 khi cân đối được nguồn vốn.

IV. Sở Khoa học và Công nghệ: 01 nội dung

1. Cử tri kiến nghị nội dung “Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác nước dưới đất đến thảm thực vật bề mặt trong phạm vi vùng cát ven biển tỉnh Bình Thuận”

Ngày 18/9/2019 UBND tỉnh có Quyết định số 2387/QĐ-UBND phê duyệt kết quả tuyển chọn đề tài “Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác nước dưới đất đến thảm thực vật bề mặt trong phạm vi vùng cát ven biển tỉnh Bình Thuận”. Đề tài được Hội đồng đánh giá, nghiệm thu đạt yêu cầu vào ngày 22/11/2022, kết quả nghiên cứu như sau:

- Mực nước dưới đất (NDĐ) vùng ven biển biển Bình Thuận có dấu hiệu suy giảm từ năm 2012 ở những nơi có sự phát triển cây trồng thanh long. Đề tài đã xây dựng mô hình NDĐ và chạy các kịch bản tính toán khác nhau. Với kịch bản, NDĐ chỉ phục vụ sinh hoạt và tưới tiêu thanh long, lượng NDĐ sẽ suy giảm nhẹ và sau đó ổn định đến năm 2030. Mực NDĐ sẽ giảm từ 1 - 2 m so với trung bình mực nước hiện tại. Với kịch bản 2, NDĐ phục vụ sinh hoạt, tưới tiêu thanh long và phục vụ hoạt động khai thác titan, lượng NDĐ suy giảm rất lớn và phá vỡ tình trạng cân bằng mực nước khu vực. Mực NDĐ ở các khu vực khai thác titan sẽ hạ xuống từ 10 - 20 m, điều này sẽ dẫn đến suy kiệt nguồn nước sạch khu vực ven biển Bình Thuận và kéo theo sự xâm nhập mặn từ biển vào tầng chứa nước.

- Về tình trạng biến động sử dụng đất, rừng nhìn chung có xu hướng giảm nhẹ, tương tự với hai đối tượng đất trống và cây hàng năm. Đối tượng cây lâu năm gần như không đổi trong 20 năm dù có giảm trong giai đoạn 2010 - 2015.

V. Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Bình Thuận: 01 nội dung

1. Bà con nông dân sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn vì vật tư, giống, phân bón, thuốc trừ sâu giá cao, sản phẩm thu hoạch bán ra thì quá thấp, nhất là cây lúa và hoa màu; sản xuất thu không đủ chi nên một bộ phận nông dân bỏ vụ, bỏ hoang ruộng lúa. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh có giải pháp hỗ trợ nông dân và khoanh nợ, giãn nợ cho các hộ vay vốn ngân hàng đầu tư sản xuất nông nghiệp (cử tri huyện Đức Linh)

- Về khoanh nợ vay: Chính sách khoanh nợ vay đã được quy định trong Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ. Theo đó: “trường hợp khách hàng bị thiệt hại về vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay do hậu quả thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên phạm vi rộng hoặc do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng theo khoản 3 Điều 14 và khoản 3 Điều 15 Nghị định số 55/2015/NĐ-CP” thì: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, đánh giá cụ thể thiệt hại, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính để được xem xét khoanh nợ”. Đối chiếu với quy định của Nghị định số 116/2018/NĐ-CP và Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ thì trường hợp kiến nghị của cử tri không thuộc đối tượng được khoanh nợ.

- Về các giãn nợ: Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Thuận kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát đến nay, ngành Ngân hàng trên địa bàn toàn tỉnh đã giãn nợ với tổng số dư nợ là 2.895,5 tỷ đồng cho 14.910 khách hàng (thuật ngữ ngân hàng gọi là: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ). Những khách hàng nào đủ điều kiện được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thì đều đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Việc thực hiện chính sách này đã kết thúc vào ngày 30/6/2022.

VI. Công ty Cổ phần Cấp thoát nước: 01 nội dung

1. Cử tri kiến nghị Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Bình Thuận sớm triển khai đầu tư hệ thống nước sạch sinh hoạt đến khu vực thôn Hồng Thắng (cử tri xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình)

Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Bình Thuận đã có kế hoạch đầu tư công trình cải tạo, nâng cấp nhà máy nước Hòa Thắng và phát triển hệ thống mạng lưới để phục vụ cấp nước sinh hoạt cho cụm dân cư thôn Hồng Thắng (tổng chiều dài khoảng 13 km) với kinh phí khái toán khoảng 30 tỷ đồng; tuy nhiên do kinh phí đầu tư lớn nên Công ty chưa thể triển khai đầu tư dự án trong giai đoạn hiện nay. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của nhân dân thôn Hồng Thắng, trong thời gian tới Công ty sẽ cân đối kế hoạch vốn để sớm triển khai đầu tư dự án.

VII. Sở Kế hoạch và Đầu tư: 02 nội dung

1. Đường đại lộ Đông - Tây thị trấn Phan Rí Cửa - huyện Tuy Phong đã được quy hoạch từ nhiều năm qua, nhưng đến nay vẫn chưa triển khai thi công tuyến đường này. Cử tri tiếp tục mong muốn tỉnh quan tâm thi công tạo điều kiện cho bà con Nhân dân đi lại lưu thông, giao thương buôn bán, phát triển kinh tế - xã hội địa phương (cử tri thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong)

Căn cứ Báo cáo số 332-BC/VPTU ngày 07/4/2023 tổng hợp ý kiến các sở, ngành trả lời kiến nghị của Ban Thường vụ Huyện ủy Tuy Phong (theo bản sao lục số 213-BS/HU ngày 10/4/2023 của Huyện ủy), thì nội dung liên quan đến đầu tư Tuyến đường đại lộ Đông - Tây, thị trấn Phan Rí Cửa theo ý kiến trả lời của sở, ngành của tỉnh, cụ thể như sau:

Trong điều kiện ngân sách tỉnh còn khó khăn, ngày 03/3/2023, UBND tỉnh đã có Công văn số 626/UBND-ĐTQH, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị hỗ trợ vốn ngân sách Trung ương đầu tư dự án giao thông quan trọng kết nối, tác động liên vùng có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nhanh, bền vững giai đoạn 2021 - 2025, trong đó có dự án Đường trục ven biển đoạn Phan Rí Cửa - Bình Thạnh, huyện Tuy Phong (dự án Tuyến đường đại lộ Đông Tây) với chiều dài khoảng 16,5 km, mặt cắt ngang đường rộng 50 m, 04 làn xe, dự phòng qũy đất ở dãi phân cách giữa để mở rộng mặt đường trong tương lai với tổng mức đầu tư khoảng 1.420 tỷ đồng. Đây là dự án kết nối, tác động liên vùng có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững giai đoạn 2021 - 2025; phù hợp với Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2248/QĐ- UBND, ngày 27/8/2015.

2. Cử tri tiếp tục kiến nghị UBND tỉnh rà soát các quy hoạch thực hiện các dự án trên địa bàn xã; nếu các dự án quy hoạch vẫn thực hiện cho biết thời gian cụ thể khi nào triển khai để bà con nhân dân được thuận lợi sử dụng đất phát triển kinh tế, sản xuất (cử tri xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam)

Hiện nay, qua rà soát các dự án trên địa bàn xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam có 03 dự án đang triển khai như sau:

(1) Dự án Khu chăn nuôi, lai tạo phát triển bò sữa, bò thịt và chế biến các sản phẩm từ sữa tại xã Hàm Kiệm và xã Hàm Cường, huyện Hàm Thuận Nam của Công ty Cổ phần Đức Hạnh - Bình Thuận được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư từ năm 2005 và cho thuê đất với diện tích 89,6 ha.

(2) Dự án trang trại chăn nuôi cá sấu tại xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam của Công ty TNHH Lâm Viên Phan Thiết được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư từ năm 2004 và cho thuê đất với diện tích 43,53 ha.

Đối với 02 dự án trên đã và đang triển khai thực hiện theo mục tiêu đã được chấp thuận chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án, do điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng, khí hậu... ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của dự án. Hiện nay, 02 dự án trên có nhu cầu thay đổi mục tiêu đầu tư dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với các sở ngành để báo cáo, tham mưu UBND tỉnh giải quyết theo quy định.

(3) Dự án Công viên nghĩa trang Phúc Vĩnh Hằng - Nam Phan Thiết tại xã Hàm Kiệm, xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam của Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Trường Phúc Hải được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư năm 2019 với diện tích đất khoảng 95,9 ha.

Dự án Công viên nghĩa trang Phúc Vĩnh Hằng - Nam Phan Thiết tại xã Hàm Kiệm, xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam của Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Trường Phúc Hải được UBND tỉnh cấp Quyết định chủ trương đầu tư số 1364/QĐ-UBND ngày 21/5/2019 với diện tích khoảng 95,95 ha. Sau đó, dự án được điều chỉnh chủ trương đầu tư tại Quyết định số 2213/QĐ-UBND ngày 09/9/2020; trong đó tiến độ đầu tư từ tháng 6/2022 đến tháng 12/2022: Thực hiện xây dựng hoàn thành các hạng mục công trình dịch vụ phần còn lại của dự án và đưa dự án đi vào hoạt động.

Đến nay, Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Trường Phúc Hải chưa phối hợp với địa phương để thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; 13 chưa được UBND tỉnh giao đất, cho thuê đất. Như vậy dự án này thuộc trường hợp chậm triển khai đầu tư theo chủ trương đầu tư của UBND tỉnh.

Trong thời gian tới, UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì làm việc với Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Trường Phúc Hải để rà soát đánh giá năng lực và nhu cầu để báo cáo UBND tỉnh cho chủ trương có tiếp tục đầu tư hay thu hồi dự án.

VIII. Sở Giáo dục và Đào tạo: 01 nội dung

1. Cử tri tiếp tục kiến nghị UBND tỉnh cân đối thêm nguồn kinh phí hàng năm cho hoạt động sự nghiệp của ngành giáo dục, hiện nay nguồn kinh phí được cấp rất thấp, không đủ phục vụ cho các hoạt động của Ngành (cử tri huyện Đức Linh)

Căn cứ Nghị quyết số 12/2021/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022 và giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh và Quyết định số 3479/QĐ-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2022. Trong năm 2022, UBND tỉnh giao dự toán hỗ trợ sự nghiệp giáo dục là 1.000 triệu đồng, UBND huyện giao dự toán hỗ trợ sự nghiệp giáo dục đầu năm cho phòng Giáo dục và Đào tạo số tiền 400 triệu đồng, kinh phí khen thưởng số tiền 918,436 triệu đồng, ngoài ra còn hỗ trợ các nội dung khác như: kinh phí thăm hỏi các điểm thi tốt nghiệp THPT, KP tham giải bóng đá cúp BTV và kinh phí tổ chức họp mặt kỷ niệm 40 năm ngày nhà giáo việt nam với tổng số tiền 118,1 triệu đồng. Tổng kinh phí sự nghiệp giáo dục năm 2022 là 1.436,536 triệu đồng. Đến nay, kinh phí sự nghiệp giáo dục còn tồn 110,87 triệu đồng.

Kinh phí sự nghiệp giáo dục đối với các trường, UBND huyện giao dự toán kinh phí hoạt động đúng theo định mức quy định tại Nghị quyết số 12/2021/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh, trong đó đã bao gồm kinh phí hỗ trợ đối với những trường cách xa trung tâm huyện, trường có nhiều điểm trường lẻ với định mức khối mầm non 70 triệu đồng, khối Tiểu học 100 triệu đồng và khối THCS 130 triệu đồng.

IX. Ban Quản lý các KCN tỉnh: 01 nội dung

1. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh cần công khai tiến độ Khu công nghiệp Tân Đức để dân biết, theo dõi, giám sát (cử tri xã Tân Đức, huyện Hàm Tân)

Khu công nghiệp Tân Đức tại xã Tân Đức, huyện Hàm Tân quy mô diện tích 300 ha, do Công ty Cổ phần Sonadezi Bình Thuận làm chủ đầu tư, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Xây dựng và Kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp tại Quyết định số 230/QĐ-TTg ngày 23/2/2021; trong đó, quy định tiến độ thực hiện dự án đầu tư: “Không quá 36 tháng kể từ ngày được Nhà nước bàn giao đất”. Hiện nay, UBND huyện Hàm Tân đang tập trung chỉ đạo các phòng, ban chức năng và UBND xã Tân Đức phối hợp cùng chủ đầu tư KCN gấp rút đẩy nhanh tiến độ đền bù giải tỏa để có đất bàn giao cho chủ đầu tư KCN tổ chức khởi công và xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp (KCN), thu hút nhà đầu tư thứ cấp. Trong đó:

- Về công tác xác định giá đất cụ thể, phục vụ công tác đền bù giải tỏa (ĐBGT) KCN: Ngày 02/12/2022, UBND tỉnh đã phê duyệt định giá đất cụ thể (đối với nhóm đất thuần nông nghiệp) tại Quyết định số 2545/QĐ-UBND phục vụ ĐBGT KCN.

Đối với các nhóm đất còn lại, qua thẩm định, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản yêu cầu Trung tâm Phát triển qũy đất huyện phối hợp đơn vị tư vấn hoàn chỉnh, bổ sung lại. Ngày 13/4/2023, Trung tâm đã nộp lại hồ sơ để Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, trình Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Công tác kiểm đếm, xác định pháp lý đất đai các hộ dân: UBND xã Tân Đức họp xét pháp lý đất đai được 211 hộ/278,8 ha đạt 95,19% (221 hộ/292,87 ha). Còn 10 hồ sơ UBND xã Tân Đức đang tiếp tục xét pháp lý đất đai.

- Công tác lập, thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường (PABT), hỗ trợ và tái định cư: Hội đồng bồi thường (HĐBT) của huyện đã họp thẩm định, thông qua PABT được 195 hồ sơ/267,20 ha và Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã trình UBND huyện phê duyệt PABT 81 hồ sơ/84,87 ha; đang trình thẩm định 31 hồ sơ (61,66 ha) và HĐBT của huyện họp thông qua 83 hồ sơ (120,67 ha) và đang thực hiện lập PABT 26 hồ sơ (23,62 ha).

- Công tác chi trả bồi thường: Đến nay, chủ đầu tư KCN đã thực hiện chi trả đền bù cho các hộ dân với kinh phí là 188,4 tỷ đồng/115,56 ha; trong đó, chi trả đền bù cho 52/81 hộ theo Quyết định phê duyệt với diện tích 63,14 ha/kinh phí 126,11 tỷ đồng và tạm ứng cho 29 hộ dân/52,42 ha/62,29 tỷ đồng.

- Công tác giao đất để khởi công KCN: Để có đất tổ chức khởi công KCN ngày 04/4/2023 Công ty Sonadezi Bình Thuận (chủ đầu tư KCN) đã có Công văn số 33/SZT-QLDA đề nghị giao diện tích đất đã hoàn thành công tác ĐBGT 61,17 ha/50 hộ dân; UBND huyện Hàm Tân đã có Công văn số 941/UBND-PTQĐ ngày 31/3/2023, xác nhận đã hoàn thành ĐBGT và đã có quyết định nhận tiền đền bù (đợt 1), làm cơ sở để trình UBND tỉnh xem xét quyết định giao đất, thực hiện thủ tục xin cấp phép xây dựng và khởi công KCN trong quý II/2023. Công ty Sonadezi Bình Thuận đã có đơn xin giao đất/thuê đất, trình Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, để trình UBND tỉnh xem xét, quyết định giao đất/thuê đất đối với phần diện tích 61,17ha nêu trên. Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường đang xem xét tham mưu UBND tỉnh giải quyết giao đất/thuê đất phần diện tích này

- Ngoài ra, UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư, xây dựng các công trình ngoài hàng rào khu công nghiệp (cấp điện, cấp nước,…), nhằm phục vụ kịp thời khi KCN đi vào hoạt động. Đối với công tác cấp nước, Công ty Cổ phần Sonadezi Bình Thuận đang tổ chức thi công tuyến ống cấp nước cho Khu công nghiệp Tân Đức từ hệ thống cấp nước tỉnh Đồng Nai.

Sau khi dự án được giao đất, cho thuê đất, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND huyện Hàm Tân đôn đốc Công ty Cổ phần Sonadezi Bình Thuận đẩy nhanh tiến độ đầu tư, xây dựng hoàn thành hạ tầng KCN trong thời gian 36 tháng theo quy định; đồng thời, định kỳ báo cáo tiến độ đầu tư xây dựng cho địa phương biết, theo dõi, giám sát.

Để đẩy nhanh tiến độ đầu tư của các dự án hạ tầng khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, tại cuộc họp rà soát, giải quyết khó khăn, vướng mắc của các dự án hạ tầng khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh vào ngày 24/5/2023, Phó Chủ tịch UBDN tỉnh Nguyễn Hồng Hải đã có chỉ đạo đối với KCN Tân Đức như sau (theo Thông báo số 164/TB-UBND ngày 06/06/2023):

* Sở Tài nguyên và Môi trường:

a) Phối hợp các cơ quan chức năng hướng dẫn, hỗ trợ công tác xác định giá đất cụ thể, phục vụ đền bù giải tỏa; công tác thẩm định, trình giao đất/cho thuê đất, hạn chế việc phải chuyển trả, bổ sung, điều chỉnh hồ sơ. Đôn đốc các địa phương, đơn vị tư vấn để sớm thẩm định, trình Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh, để UBND tỉnh phê duyệt, phấn đấu:

+ Hoàn thành giá đất cụ thể, phục vụ đền bù giải tỏa KCN Tân Đức (đối với nhóm đất còn lại) trong quý II/2023.

+ Hoàn thành giá đất cụ thể phục vụ công tác thẩm định, trình giao đất/cho thuê đất trước phần diện tích khoảng 80 ha liền thửa đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng của KCN Tân Đức.

* UBND huyện Hàm Tân:

- Tập trung bám sát hơn nữa công tác lãnh chỉ đạo giải quyết để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng công tác kiểm kê, xét pháp lý đất đai, áp giá, công tác đền bù giải tỏa đối với KCN Tân Đức;

- Chỉ đạo Trung tâm Phát triển qũy đất huyện phối hợp với đơn vị tư vấn giá đất để rà soát, bổ sung, giải trình, hoàn chỉnh lại kết quả định giá cụ thể phục vụ cho công tác đền bù giải tỏa đối với KCN Tân Đức;

- Tổ chức khảo sát, báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư) xem xét chủ trương đầu tư mở rộng đoạn Suối Le đoạn từ ranh KCN Tân Đức đến cầu Sông Le với chiều dài khoảng 300 m và đường dân sinh vào khu sản xuất với chiều dài khoảng 2.200 m.

* Ban Quản lý các KCN tỉnh:

- Chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở ngành có liên quan nghiên cứu báo cáo UBND tỉnh xem xét phương án điều chỉnh, bổ sung diện tích đất để đầu tư nút giao thông đấu nối KCN Tân Đức vào Quốc lộ 1 tại Km1764+631, xã Tân Đức, huyện Hàm Tân vào quy mô của KCN Tân Đức trình cơ quan có chức năng phê duyệt theo đúng quy định.

- Thay mặt lãnh đạo UBND tỉnh chủ trì tổ chức họp nghe báo cáo tình hình, tiến độ giải phóng mặt bằng dự án KCN Tân Đức (các sở, ngành, địa phương cử lãnh đạo tham dự, không cử cấp phòng dự thay); kịp thời báo cáo, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh để đẩy nhanh tiến độ triển khai

C. LĨNH VỰC VĂN XÃ - NỘI CHÍNH: 20 NỘI DUNG

I. Sở Nội vụ: 05 nội dung

1. Theo Quyết định số 14/2022/QĐ-UBND ngày 24/5/2022 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, tuyển dụng và quản lý người hoạt động không chuyên trách cấp xã quy định: Người hoạt động không chuyên trách cấp xã thực hiện công việc nhưng không quá 20 giờ/tuần, ngoài ra theo yêu cầu nhiệm vụ thì người hoạt động không chuyên trách cấp xã thực hiện nhưng không quá 40 giờ/tuần. Riêng đối với Chỉ huy phó Ban Chỉ huy Quân sự xã phải thực hiện nhiệm vụ trực đêm ở xã có tính vào thời gian làm việc không quá 40 giờ/tuần không? (cử tri xã Tân Đức, huyện Hàm Tân)

Theo quy định tại Điều 21 Quyết định số 14/2022/QĐ-UBND ngày 24/5/2022 của UBND tỉnh thì người hoạt động không chuyên trách cấp xã thực hiện chế độ làm việc 20 giờ/tuần. Ngoài ra, theo yêu cầu nhiệm vụ hoặc kế hoạch công tác của cơ quan, người có thẩm quyền quản lý có thể phân công, yêu cầu người hoạt động không chuyên trách cấp xã thực hiện nhưng không quá 40 giờ/tuần (thời gian làm việc hành chính).

Đối với chức danh Chỉ huy phó Ban Chỉ huy Quân sự ngoài thời gian làm việc hành chính nêu trên thì theo Điều 8 Quyết định số 14/2022/QĐ-UBND ngày 24/5/2022 phải thực hiện nhiệm vụ được phân công theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

2. Thực hiện Nghị quyết số 05/2021/NQ-HĐND ngày 17/8/2021 của HĐND tỉnh quy định về chế độ đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, khu phố và số lượng, chế độ đối với người tham gia công tác ở thôn, khu phố trên địa bàn tỉnh thì toàn bộ người hoạt động không chuyên trách ở thôn, khu phố đều được hưởng chế độ và cấp bảo hiểm y tế, riêng thôn đội trưởng khu phố không được cấp bảo hiểm y tế. Cử tri kiến nghị xem xét bổ sung, hỗ trợ thêm cho đối tượng này (cử tri thị trấn Chợ Lầu, huyện Bắc Bình và thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam)

Nghị quyết số 05/2021/NQ-HĐND ngày 17/8/2021 của HĐND tỉnh quy định chính sách đặc thù nhằm hỗ trợ cho người hoạt động không chuyên trách và người tham gia công việc trực tiếp ở thôn, khu phố. Chức danh Thôn đội trưởng không phải là người hoạt động không chuyên trách và người tham gia công việc trực tiếp ở thôn, khu phố. Do vậy, chế độ, chính sách đối với chức danh này thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

3. Xã Hàm Minh huyện Hàm Thuận Nam hiện có 03 thôn với trên 11.000 dân, địa bàn rộng; số lượng cán bộ thôn quy định hiện nay lại rất ít (01 Trưởng thôn và 01 Phó trưởng thôn, Trưởng ban Công tác Mặt trận, Bí thư chi bộ); công tác quản lý Nhà nước gặp nhiều khó khăn; chế độ dành cho các chức danh trên được hưởng phụ cấp bằng mức 1,2%/tháng so với mức lương cơ bản so với hiện nay thấp. Cử tri mong muốn tỉnh xem xét nâng mức phụ cấp lên 1,5%/tháng; đồng thời, xem xét bố trí thêm 01 Phó trưởng thôn nhằm đảm bảo các hoạt động của thôn (cử tri xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam)

Về phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn thực hiện theo mức khoán qũy phụ cấp do Chính phủ quy định. Ngoài ra, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh các chế độ đặc thù từ ngân sách địa phương như: Chế độ hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế, chế độ mai táng phí, bố trí thêm Phó trưởng thôn ở các thôn, khu phố đông, phức tạp để hỗ trợ công việc cho Trưởng thôn.

Nội dung kiến nghị của cử tri đã được Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận gửi đến Bộ Nội vụ. Tại Công văn số 6517/BNV-CQĐP ngày 20/12/2021 của Bộ Nội vụ về việc trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới trước Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, Bộ Nội vụ đã ghi nhận ý kiến của cử tri tỉnh Bình Thuận để nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền xem xét, tiếp tục hoàn thiện quy định về chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, khu phố.

Đồng thời, triển khai thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có ý kiến chỉ đạo tại Công văn số 8476/VPCP-KTTH ngày 06/9/2019 của Văn phòng Chính phủ, có nêu: “Từ nay đến khi ban hành các văn bản quy định chế độ tiền lương mới để thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW không xem xét ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách tiền lương hiện hành”.

Như vậy, chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn tiếp tục thực hiện theo quy định hiện hành cho đến khi Trung ương có quy định mới.

Về bố trí thêm 01 Phó Trưởng thôn nhằm đảm bảo các hoạt động của thôn: Theo quy định của Chính phủ người hoạt động không chuyên trách ở thôn, khu phố gồm 03 chức danh: Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, khu phố và Trưởng Ban công tác Mặt trận, không có chức danh Phó Trưởng thôn. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn quản lý nhằm hỗ trợ thêm cho Trưởng thôn trong triển khai thực hiện nhiệm vụ, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh bố trí 01 Phó Trưởng thôn ở thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên, thôn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự, thôn thuộc xã đảo; Phó Trưởng thôn được hưởng chế độ bồi dưỡng hàng tháng, hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế từ ngân sách tỉnh hỗ trợ.

Như vậy, việc bố trí và thực hiện chế độ, chính sách đối với Trưởng thôn, Phó Trưởng thôn ở tỉnh thực hiện đúng theo quy định của Trung ương và tình hình thực tế ở địa phương.

4. Do điều kiện thực tế, tại thị trấn Thuận Nam chưa tuyển đủ số lượng cho các chức danh theo quy định mà phải bố trí một số cán bộ, người hoạt động không chuyên trách kiêm nhiệm một số vị trí. Đối với các cán bộ, công chức, không chuyên trách kiêm nhiệm các chức danh của người hoạt động không chuyên trách thì được hưởng mức phụ cấp kiêm nhiệm tương ứng với 70% phụ cấp của chức danh kiêm nhiệm. Nhưng đối với một số các chức danh của các hội đặc thù, do không có văn bản hướng dẫn cụ thể nên hiện tại, khi bố trí cán bộ, công chức, không chuyên trách kiêm nhiệm các chức danh thuộc các hội đặc thù thì phụ cấp kiêm nhiệm chỉ được hưởng 0,2%. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh có hướng dẫn cụ thể để các đối tượng được hưởng chế độ phù hợp (cử tri thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam)

Theo quy định tại khoản 3 Điều 1 và khoản 4 Điều 2 Nghị quyết số 13/2020/NQ-HĐND ngày 22/7/2020 của HĐND tỉnh quy định chức danh, số lượng và chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, khu phố và mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã trên địa bàn tỉnh thì cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được cấp có thẩm quyền quyết định kiêm nhiệm chức danh không chuyên trách khác ở cấp xã thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 70% mức phụ cấp (bao gồm trợ cấp bổ sung) của chức danh kiêm nhiệm; người được cơ quan có thẩm quyền quyết định kiêm nhiệm chức danh không chuyên trách ở thôn, khu phố thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 70% mức phụ cấp (bao gồm trợ cấp bổ sung) của chức danh kiêm nhiệm.

Theo quy định khoản 3 Điều 1 Quyết định số 1031/QĐ-UBND ngày 30/5/2012 của UBND tỉnh quy định chế độ thù lao cho các hội có tính chất đặc thù thì cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách cấp xã và ở thôn, khu phố khi được phân công kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch hội đặc thù cấp xã thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 20% so với mức lương tối thiểu chung.

Như vậy, tại Quyết định số 1031/QĐ-UBND ngày 30/5/2012, UBND tỉnh đã quy định rõ mức phụ cấp kiêm nhiệm đối với trường hợp cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch đặc thù cấp xã.

5. Cử tri mong muốn tỉnh kiến nghị Quốc hội xem xét giảm độ tuổi nghỉ hưu đối với lực lượng Kiểm ngư theo ngành đặc thù, vì đặc thù nghề nghiệp nặng nhọc, thường xuyên tuần tra, kiểm tra trên biển; nếu áp dụng tuổi về hưu là 62 tuổi đối với nam thì không phù hợp, rất khó khăn, nguy hiểm cho người lao động (cử tri thành phố Phan Thiết)

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu thì người lao động có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Nghị định số 135/2020/NĐ-CP khi có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. Ngày 12/11/2020 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH quy định Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; trong đó, có đối tượng là cán bộ, thuyền viên làm việc trên tàu kiểm ngư, tàu nghiên cứu nguồn lợi hải sản.

Như vậy, Kiểm ngư đã được quy định là nghề, công việc nặng nhọc, nguy hiểm; do đó, người làm việc trong lực lượng Kiểm ngư thuộc đối tượng nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với tuổi nghỉ hưu theo quy định hiện hành.

II. Sở Tài chính: 02 nội dung

1. Hiện nay, Tổ trưởng Tổ nhân dân tự quản tham gia nhiều hoạt động tại địa phương, thường xuyên đi lại, đời sống gặp nhiều khó khăn. Để động viên khuyến khích các Tổ trưởng Tổ tự quản gắn bó lâu dài tại địa phương, cử tri mong muốn Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm xem xét có chế độ hỗ trợ phù hợp đối với đối tượng này (cử tri xã Tiến Lợi, thành phố Phan Thiết)

Theo quy định của Chính phủ và HĐND tỉnh thì mỗi thôn, khu phố bố trí không quá 03 người hoạt động không chuyên trách, gồm các chức danh: Bí thư Chi bộ; Trưởng thôn, khu phố; Trưởng Ban công tác mặt trận và được hưởng mức phụ cấp hàng tháng; người tham gia công việc ở thôn, khu phố là Trưởng các Chi hội (Chi hội trưởng Hội Chữ thập đỏ, Chi hội trưởng Hội Người cao tuổi, Chi hội trưởng Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chi hội trưởng Hội Cựu chiến binh, Chi hội trưởng Hội Nông dân và Bí thư Chi đoàn Thanh niên) được hưởng mức bồi dưỡng khi tham gia công việc trực tiếp ở thôn, khu phố.

Đồng thời, triển khai thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có ý kiến chỉ đạo tại Công văn số 8476/VPCP-KTTH ngày 06/9/2019 của Văn phòng Chính phủ: “Từ nay đến khi ban hành các văn bản quy định chế độ tiền lương mới để thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW không xem xét ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách tiền lương hiện hành”.

Như vậy, theo Nghị quyết số 27-NQ/TW thì hiện nay tỉnh ta tiếp tục thực hiện chế độ chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách và người tham gia công việc trực tiếp ở thôn, khu phố như trên, không ban hành mới các chính sách về tiền lương và chế độ hỗ trợ, phụ cấp cho đến khi Trung ương ban hành chính sách tiền lương mới.

2. Cử tri mong muốn UBND tỉnh xem xét hỗ trợ thêm phụ cấp và bảo hiểm y tế cho các chức danh đặc thù của Hội Người Cao tuổi, Hội Khuyến học, Hội Chữ thập đỏ xã để họ yên tâm về cuộc sống và sức khỏe, cống hiến lâu dài cho Nhà nước (cử tri xã Đức Thuận, huyện Tánh Linh và cử tri xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam)

a) Về chế độ phụ cấp: Chức danh Chủ tịch các hội đặc thù cấp xã (gồm Hội Người Cao tuổi, Hội Khuyến học, Hội Chữ thập đỏ) được hưởng chế độ thù lao theo Quyết định số 2510/QĐ-UBND ngày 18/11/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội có tính chất đặc thù của tỉnh và Quyết định số 1031/QĐ-UBND ngày 30/5/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định chế độ thù lao cho các hội có tính chất đặc thù của tỉnh. Mức thù lao là 1,5 lần mức lương tối thiểu chung. Riêng cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách cấp xã và ở thôn, khu phố khi được phân công kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đặc thù cấp xã thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 20% so với mức lương tối thiểu chung.

Mức thù lao trên được xây dựng căn cứ quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Quyết định số 30/2011/QĐ-TTg ngày 01/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ, theo đó, người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách đứng đầu hội có phạm vi hoạt động trong xã, phường, thị trấn hưởng mức thù lao không quá 1,50 lần so với mức lương tối thiểu chung; đồng thời, có xem xét, đảm bảo tính tương quan về chế độ, chính sách áp dụng đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã đảm nhận các chức danh Chủ tịch Hội Người cao tuổi và Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tại thời điểm xây dựng chính sách. Cụ thể: tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 92/2010/NQ-HĐND quy định những người hoạt động không chuyên trách cấp xã gồm các chức danh Chủ tịch Hội Người Cao tuổi và Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ được hưởng phụ cấp hàng tháng bằng hệ số 1,00 so với mức lương tối thiểu và trợ cấp bổ sung hàng tháng bằng hệ số 0,53 so với mức lương tối thiểu.

Mặt khác, tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương tại Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII) về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp có nêu: “Bãi bỏ các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước…”; Công văn số 8476/VPCP-KTTH ngày 06/9/2018 của Văn phòng Chính phủ về việc triển khai Nghị quyết số 27-NQ/TW Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có ý kiến như sau: “Từ nay đến khi ban hành các văn bản chế độ tiền lương mới để thực hiện Nghị quyết số 27-NQ-TW không xem xét ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách tiền lương hiện hành”.

Như vậy, mức thù lao 1,5 lần mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với chức danh Chủ tịch các hội đặc thù cấp xã như hiện nay là phù hợp quy định, có tính toán tương quan đối với các chức danh tương đương và phù hợp với yêu cầu, điều kiện, tình hình thực tế của tỉnh; đồng thời, qua rà soát các căn cứ pháp lý liên quan, việc điều chỉnh tăng thêm phụ cấp như kiến nghị của cử tri là không có cơ sở để thực hiện.

b) Về bảo hiểm y tế: Căn cứ quy định tại Điều 12, Luật Bảo hiểm Y tế số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 được sửa đổi tại khoản 6 Điều 1 Luật số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 thì các chức danh Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ, Chủ tịch Hội Người cao tuổi, Chủ tịch Hội khuyến học cấp xã không thuộc đối tượng được ngân sách Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế. Do vậy cử tri có thể tham gia bảo hiểm y tế theo đối tượng thuộc Hộ gia đình làm Nông, lâm ngư nghiệp để được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định.

III. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: 02 nội dung

1. Ông Trần Văn Ngọ, xã Sùng Nhơn tham gia kháng chiến chống Mỹ từ năm 1964, sau giải phóng ông về địa phương hoạt động 10 năm, khi về hưu ông chỉ được hưởng chế độ mất sức, tuổi cao sức yếu và đời sống khó khăn. Kiến nghị tỉnh quan tâm, xem xét có chính sách hỗ trợ cho ông và các đối tượng hoạt động kháng chiến như ông để đảm bảo cuộc sống (cử tri xã Sùng Nhơn, xã Đức Tín, huyện Đức Linh)

Qua kiểm tra dữ liệu quản lý, ông Trần Văn Ngọ thuộc diện là người hoạt động kháng chiến được tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng II theo Quyết định số 852 KT/HĐNN ngày 07/3/1986 của Hội đồng Nhà nước. Ông Trần Văn Ngọ đã được giải quyết chế độ trợ cấp 1 lần số tiền 1.260.000 (10 năm 4 tháng) tại Quyết định số 277/QĐ-CTUBBT ngày 28/01/2003 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận. Ngoài chế độ trợ cấp 1 lần thì ông Trần Văn Ngọ được hưởng Bảo hiểm y tế; hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh hoặc khi có khó khăn về nhà ở; giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở căn cứ quy định tại Điều 36 và điểm e, g Khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14 ngày 09/12/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Nội dung kiến nghị của ông Trần Văn Ngọ không nêu rõ ông đề nghị xem xét có chính sách hỗ trợ cụ thể nào cho ông và các đối tượng hoạt động kháng chiến như ông để đảm bảo cuộc sống. Vì vậy, đề nghị ông Ngọ liên hệ Ủy ban nhân dân nơi thường trú để được xem xét, hướng dẫn cụ thể hơn.

2. Cử tri mong muốn tỉnh xem xét hỗ trợ bảo hiểm y tế cho đối tượng là Chủ tịch các hội đặc thù như Hội Khuyến học, Hội Người cao tuổi và Hội Chữ thập đỏ ở xã, phường (cử tri phường Hàm Tiến, thành phố Phan Thiết)

Về đề nghị quan tâm hỗ trợ chế độ bảo hiểm y tế:

Căn cứ quy định tại Luật Bảo hiểm Y tế năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) và Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế thì chức danh Phó Chủ tịch các hội cấp xã nêu trên không thuộc đối tượng được ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế.

UBND tỉnh tiếp thu kiến nghị của cử tri để đề xuất, góp ý bổ sung khi Trung ương sửa Luật Bảo hiểm xã hội. Phó Chủ tịch cấp xã nêu trên có thể tham gia bảo hiểm y tế theo đối tượng thuộc hộ gia đình làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp để được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định.

IV. Bộ Chỉ huy QS tỉnh: 03 nội dung

1. Ông Nguyễn Văn Bơi, cư ngụ tại thị trấn Chợ Lầu có làm thủ tục hưởng chế độ tham gia chiến trường Campuchia, hồ sơ đã được huyện chuyển đến Ban chỉ huy Quân sự tỉnh, nhưng đến nay vẫn chưa được nhận kết quả trả lời. Cử tri mong muốn tỉnh quan tâm xem xét giải quyết (cử tri thị trấn Chợ Lầu, huyện Bắc Bình)

Năm 2015, ông Nguyễn Văn Bơi có lập hồ sơ đề nghị hưởng chế độ trợ cấp một lần theo Quyết định số 62/2015/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Sau khi hồ sơ được nộp về Ban chỉ huy Quân sự huyện Bắc Bình, qua kiểm tra, trường hợp của Ông Nguyễn Văn Bơi thuộc diện đào, bỏ ngũ do không đủ điều kiện giải quyết (được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 2, Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ) nên Ban chỉ huy Quân sự huyện Bắc Bình đã gửi lại hồ sơ về Ban chỉ huy Quân sự thị trấn Chợ Lầu để trả lại cho đối tượng (theo Công văn số 712/BCH-CT ngày 30/10/2015).

Qua kiểm tra, hồ sơ đã được Ban chỉ huy Quân sự thị trấn Chợ Lầu trả lại, giải thích lý do và đã bị ông Nguyễn Văn Bơi xé tại UBND thị trấn. Do đó, ý kiến của ông Nguyễn Văn Bơi về hồ sơ đã nộp về tỉnh nhưng chưa được giải quyết là hoàn toàn không đúng.

2. Cử tri kiến nghị Chính phủ xem xét lại quy định cấp huân, huy chương cho người tham gia chiến đấu tại chiến trường Campuchia, xem xét giảm quy định thời gian chiến đấu 3 năm xuống còn 2 năm, để người tham gia chiến đấu đủ điều kiện được nhận huân, huy chương (cử tri xã Tân Hà, huyện Hàm Tân)

Hiện nay, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đang áp dụng Hướng dẫn số 124/HD-CT, ngày 22/01/2015 của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam để đề nghị cấp Huân chương Chiến công cho quân nhân, công nhân viên quốc phòng có thời gian làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào, Cămpuchia.

Theo đó, tiêu chuẩn tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất phải có 07 năm làm nhiệm vụ quốc tế (riêng cán bộ phải có đủ 05 năm, trong đó có 01 năm trở lên làm cán bộ Tiểu đoàn); Huân chương Chiến công hạng Nhì phải có 05 năm làm nhiệm vụ quốc tế (riêng cán bộ có đủ 03 năm, trong đó có 01 năm trở lên làm cán bộ Đại đội); Huân chương Chiến công hạng Ba phải có 03 năm trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu ở Lào, Campuchia hoặc có 03 năm làm phái viên đi cùng đội công tác cơ sở của bạn; có 05 năm tuổi quân trở lên, trong đó có 03 năm làm nhiệm vụ (không trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu) ở Lào, Campuchia.

Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ban hành Hướng dẫn số 124/HD-CT ngày 22/01/2015 về việc tiếp tục giải quyết khen thưởng thành tích trong các cuộc kháng chiến, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, Lào và tuyến 1 biên giới phía Bắc, hải đảo xa nhằm triển khai xét tặng cho các trường hợp có thành tích nhưng vì nhiều lý do khác nhau chưa được xem xét, đề nghị khen thưởng.

Hình thức, tiêu chuẩn, đối tượng khen thưởng của Hướng dẫn số 124/HD- CT đều dựa vào quy định của các văn bản trước đây, cụ thể: Khen thưởng Huân, huy chương Chiến thắng thực hiện theo Sắc lệnh số 54-SL ngày 02/02/1958 của Chủ tịch nước; khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến chống Mỹ cứu nước theo Điều lệ khen thưởng được ban hành theo Nghị quyết số 47 NQ/HĐND ngày 29/9/1981 của Hội đồng Nhà nước; khen thưởng ở tuyến 1 biên giới phía Bắc, hải đảo xa theo Quyết định số 884/QĐ-BQP ngày 09/6/1984 của Bộ Quốc phòng; khen thưởng làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, Lào theo Quyết định số 998/QĐ- QP ngày 01/7/1982 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Việc quy định đối tượng, tiêu chuẩn, hình thức khen thưởng của các văn bản trước đây đã được cơ quan tham mưu nghiên cứu rất kỹ, có lấy ý kiến của nhiều Bộ, ngành liên quan; tương xứng với sự đóng góp của từng nhóm đối tượng; phù hợp với tình hình, điều kiện kinh tế của đất nước …

Do đó, kiến nghị của cử tri hạ thấp tiêu chuẩn khen thưởng Huân chương chiến công hạng Ba từ 03 năm xuống còn 02 năm là không thể thực hiện được.

3. Cử tri kiến nghị tỉnh quan tâm xem xét cấp thẻ bảo hiểm y tế và chế độ hỗ trợ học nghề sau khi thực hiện xong nghĩa vụ cho lực lượng dân quân thường trực, vì đối tượng này cũng phải trải qua thời gian thực hiện nghĩa vụ tại địa phương như thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự mà chưa được hưởng chế độ chính sách tương đương (cử tri thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam)

Qua làm việc với đồng chí Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự huyện Hàm Thuận Nam và nhân viên tài chính, xác định toàn bộ dân quân thường trực của huyện và xã được kết nạp từ năm 2020 đến năm 2022 đều đã được mua bảo hiểm y tế. Cũng theo đồng chí Chỉ huy trưởng, ý kiến của cử tri thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam là đề nghị mua bảo hiểm y tế cho thân nhân và chế độ hỗ trợ học nghề sau khi thực hiện xong nghĩa vụ dân quân thường trực.

Vấn đề này, tại điểm c khoản 1 Điều 34 của Luật Dân quân tự vệ quy định “Đối với Dân quân thường trực …; được hưởng trợ cấp một lần khi được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình; được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế như hạ sĩ quan binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam tại ngũ; …”. Như vậy trong Luật Dân quân tự vệ và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật Dân quân tự vệ chưa có quy định cụ thể về chế độ hỗ trợ học nghề sau khi được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình và chế độ bảo hiểm y tế đối với thân nhân của dân quân thường trực.

Tại Hội thảo về Tổ chức xây dựng lực lượng, huấn luyện, hoạt động và bảo đảm chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ tại Bộ Tư lệnh Quân khu 7 do Bộ Quốc phòng tổ chức vào ngày 10/10/2022 Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và các tỉnh khác trong Quân khu 7 đã đề nghị Bộ Quốc phòng làm việc với các bộ, ngành liên quan có văn bản hướng dẫn cụ thể theo hướng thực hiện chính sách bảo hiểm y tế cho bố, mẹ, vợ (chồng), con cho dân quân thường trực và tăng mức trợ cấp một lần sau khi được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình (hiện nay là 2.980.000 đồng). Khi có văn bản chính thức, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh sẽ tham mưu để triển khai trên toàn tỉnh.

V. Sở Y tế: 03 nội dung

1. Cử tri kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh sớm có giải pháp khắc phục tình trạng: Việc khám, chữa bệnh cho nhân dân, nhất là thực hiện chế độ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người dân không bảo đảm do thiếu vật tư, trang bị y tế và tại Khoa Chạy thận nhân tạo - Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận, bệnh nhân (kể cả bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế) khi điều trị phải mua thuốc, trang thiết bị bên ngoài để bác sĩ điều trị đồng thời phải làm cam kết (cử tri xã xã Hàm Đức, Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc)

Từ tháng 12/2022 đến tháng 02/2023, Bệnh viện bảo đảm đủ thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị phục vụ bệnh nhân chạy thận nhân tạo. Tuy nhiên, từ đầu tháng 3/2023 đến nay, thiếu quả lọc chạy thận nhân tạo.

Trước tình hình vướng mắc, khó khăn trong mua sắm vật tư, hóa chất, trang thiết bị y tế phục vụ bệnh nhân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức buổi làm việc vào ngày 19/4/2023 với lãnh đạo Sở Y tế và các đơn vị trong ngành Y tế để nghe báo cáo về những khó khăn, vướng mắc trong đầu tư mua sắm vật tư, hóa chất, trang thiết bị y tế để chỉ đạo giải quyết. Sở Y tế cũng đã triển khai thực hiện các quy định tại Nghị định số 07/2023/NĐ-CP ngày 03/3/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 08/11/2021 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế để tháo gỡ khó khăn trong mua sắm cho các đơn vị. Sở Y tế cũng tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kiến nghị Bộ Y tế, Bộ Tài chính cho ý kiến hướng dẫn việc mua thuốc, hóa chất, vật tư y tế trong trường hợp cấp thiết phục vụ bệnh nhân trong khi chờ kết quả đấu thầu, nhằm phục vụ kịp thời cho bệnh nhân.

Hiện nay Bệnh viện đa khoa đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện các gói thầu, trong đó có gói thầu chạy thận nhân tạo; cố gắng không để thiếu vật tư, hóa chất phục vụ khám bệnh, chữa bệnh.

2. Hiện nay việc quản lý Nhà nước đối với các quầy kinh doanh thuốc tây (Pharmacity) của tư nhân chưa chặt chẽ, giá thuốc bán mỗi quầy khác nhau mặc dù cùng chủng loại. Cử tri kiến nghị ngành chức năng tăng cường kiểm tra việc đăng ký kinh doanh cũng như việc niêm yết giá, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng (cử tri xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam)

Thanh tra Sở đã tiến hành công tác thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh dược, trong đó thanh tra việc chấp hành quy định về niêm yết giá của các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh tiếp tục được tăng cường. Trong Quý I năm 2023, Thanh tra Sở Y tế đã tiến hành 07 cuộc thanh tra chuyên ngành, gồm 03 cuộc thanh tra theo kế hoạch và 04 cuộc thanh tra đột xuất tại 32 cơ sở kinh doanh dược (trong đó, có các nhà thuốc Pharmacity), phát hiện có 03 cơ sở vi phạm, gồm các hành vi: Bán lẻ thuốc không thuộc phạm vi kinh doanh dược ghi trong giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược; Không sử dụng máy tính để quản lý nhập, xuất, tồn trữ, theo dõi số lô, hạn dùng, nguồn gốc của thuốc theo quy định của pháp luật. Xử phạt 03 cơ sở với tổng số tiền 17 triệu đồng (trong đó, có xử phạt 01 nhà thuốc Pharmacity). Đây là nhiệm vụ thường xuyên của ngành Y tế.

UBND tỉnh yêu cầu Sở Y tế, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục chỉ đạo tăng cường thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh dược, trong đó chú ý việc thực hiện các quy định về niêm yết giá của các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh.

Trong thời gian đến, Sở chỉ đạo thanh tra Sở Y tế tích cực tăng cường tổ chức thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật tại các cơ sở kinh doanh dược đặc biệt chú trọng về niên yết giá của các cơ sở kinh doanh dược thuộc ngành Y tế quản lý.

3. Cử tri đề nghị tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng đánh giá lại chất lượng của việc điều trị cho người nghiện ma túy thay thế bằng chất Methadone, vì trong thời gian qua, phần lớn số người nghiện đang điều trị thay thế bằng chất Methadol tại thị trấn Phan Rí Cửa và xã Chí Công, sau khi uống Methadone vài giờ vẫn lên cơn nghiện và tìm ma túy để sử dụng (cử tri thị trấn Phan Rí Cửa, xã Chí Công, huyện Tuy Phong)

Sở Y tế đã giao Thủ trưởng Trung tâm Y tế huyện Tuy Phong thành lập Đoàn kiểm tra, đánh giá do đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện làm Trưởng đoàn. Tiến hành đánh giá hiệu quả điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone tại thị trấn Phan Rí Cửa và xã Chí Công thuộc huyện Tuy Phong. Nội dung kiểm tra, đánh giá: Chất lượng điều trị cho người nghiện ma túy thay thế bằng chất Methadone tại thị trấn Phan Rí Cửa và xã Chí Công; xác định có hay không có người sau khi uống Methadone vài giờ vẫn lên cơn nghiện và tìm ma túy để sử dụng; nếu có, xác định nguyên nhân.

Trung tâm Y tế huyện Tuy Phong đã thành lập Đoàn kiểm tra, đánh giá hiệu quả điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone do 01 Phó Giám đốc Trung tâm làm Trưởng đoàn. Qua xác minh thực tế, tìm hiểu các vấn đề có liên quan, Trung tâm Y tế huyện Tuy Phong xác định có thể phản ánh của cử tri đúng vào trường hợp điều trị dò liều cho người nghiện lần đầu điều trị thay thế bằng chất Methadone; vì nguy cơ lớn nhất liên quan đến Methadone là quá liều; nguy cơ quá liều đặc biệt cao trong giai đoạn dò liều Methadone; do đó, theo quy định của Bộ Y tế, trong hai (02) tuần đầu điều trị dò liều, nhằm bảo đảm sự thích ứng với cơ thể người nghiện và giảm các nguy cơ về quá liều, bác sỹ điều trị cho sử dụng Methadone bằng đường uống với liều có kiểm soát. Trong hai tuần đầu của lần đầu sử dụng, người nghiện vẫn lên cơn nghiện và có thể tìm các chất dạng thuốc phiện để sử dụng; sau đó, khi đã thích ứng và tăng liều sử dụng Methadone thì sẽ chấm dứt hiện tượng này.

Như vậy, kết quả kiểm tra việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone tại thị trấn Phan Rí Cửa (hiện có 78 người được điều trị), xã Chí Công (hiện có 33 người được điều trị) thuộc huyện Tuy Phong cho thấy không có hiện tượng người nghiện đang được điều trị thay thế bằng chất Methadone ổn định từ 02 tuần trở lên sau khi uống Methadone vài giờ vẫn lên cơn nghiện và tìm ma túy để sử dụng.

VI. Sở Giáo dục và Đào tạo: 04 nội dung

1. Hiện nay, mỗi trường học sử dụng một bộ sách giáo khoa khác nhau, dẫn đến việc các em học sinh học lớp sau không thể dùng lại sách của các em học trước, gây lãng phí rất lớn, nhất là những gia đình hộ nghèo, đông con... Cử tri kiến nghị Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét thống nhất một loại sách giáo khoa để giảng dạy chung (cử tri huyện Đức Linh)

Việc sử dụng nhiều bộ sách giáo khoa như hiện nay là thực hiện theo quy định tại Điều 32, Luật Giáo dục năm 2019 quy định về sách giáo khoa giáo dục phổ thông, cụ thể như sau: Mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa; thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa; việc xuất bản sách giáo khoa thực hiện theo quy định của pháp luật. Theo đó:

Thực hiện Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Chương trình giáo dục phổ thông, việc chọn sách giáo khoa sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh căn cứ vào các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của UBND tỉnh, cụ thể:

Đối với lớp 1: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2020/TT- BGDĐT ngày 30/01/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông; Quyết định số 699/QĐ- UBND ngày 26/3/2020 của UBND tỉnh về việc ban hành tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh.

Đối với lớp 2 đến lớp 12: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông; Quyết định số 567/QĐ- UBND ngày 05/3/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh.

Như vậy, việc sử dụng sách giáo khoa cho từng môn học, hoạt động giáo dục trong cơ sở giáo dục phổ thông là kết quả của một quy trình lựa chọn được quy định bởi pháp luật và được phê duyệt bởi cơ sở giáo dục (đối với lớp 1) và của UBND tỉnh.

Trong thời gian đến, UBND tỉnh giao Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục nghiên cứu các quy định của Trung ương và tình hình thực tế của tỉnh, tham mưu kiến nghị cấp thẩm quyền xem xét, giải quyết đảm bảo việc sử dụng sách giáo khoa được khoa học, tiết kiệm và phù hợp với tình hình thực tế.

2. Cử tri kiến nghị HĐND tỉnh xem xét, điều chỉnh lại những đối tượng được hưởng theo Nghị Quyết số 04/2021/NQ-HĐND, ngày 17/8/2021 của HĐND tỉnh Bình Thuận, theo quy định này thì các em học sinh chỉ có bố, mẹ là người dân tộc Cơ Ho được thụ hưởng; các dân tộc khác không được thụ hưởng, gây tâm lý so sánh giữa các dân tộc trên địa bàn huyện (cử tri xã Mê Pu, huyện Đức Linh)

Nghị Quyết số 04/2021/NQ-HĐND ngày 17/8/2021 của HĐND tỉnh Quy định chế độ hỗ trợ cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Theo đó, đối tượng, địa bàn được quy định cụ thể tại điểm a khoản 2 Điều 1: “Học sinh, sinh viên thuộc 03 dân tộc Cơ Ho, Raglai, Chơ ro sinh sống trên địa bàn tỉnh; Học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số khác là hộ nghèo, gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng ở các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I, các thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền”.

Như vậy, Nghị quyết số 04/2021/NQ-HĐND ngày 17/8/2021 của HĐND tỉnh không quy định các em học sinh chỉ có bố, mẹ là người dân tộc Cơ Ho được thụ hưởng, các dân tộc khác không được thụ hưởng mà tất cả đối tượng là học sinh dân tộc thiểu số tại điểm a khoản 2 Điều 1 điều thụ hưởng trợ cấp chế độ theo quy định.

3. Hiện tại, mức sống của phần đông người dân tại thị trấn Thuận Nam (đặc biệt là các gia đình có con em đang học ở các bậc học) so với người dân tại các xã lân cận như: Hàm Minh, Tân Lập, Tân Thuận,... không chênh lệch bao nhiêu; cơ sở vật chất của Trường trung học cơ sở Thuận Nam cũng chưa tốt hơn so với các trường trung học cơ sở trên địa bàn các xã khác. Tuy nhiên, học phí của học sinh trung học cơ sở ở các xã là 100.000 đồng/tháng, tại thị trấn Thuận Nam là 300.000 đồng/tháng. Cử tri kiến nghị tỉnh xem xét điều chỉnh giảm học phí cho học sinh trung học cơ sở tại thị trấn Thuận Nam (cử tri thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam)

Ngày 07/7/2022 HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 06/NQ-HĐND về việc Quy định mức thu học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên công lập trên địa bàn tỉnh năm học 2021 - 2022 và năm học 2022 - 2023. Tại khoản 3 Điều 2 Nghị quyết số 06/NQ-HĐND quy định các vùng trong tỉnh được xác định để thu học phí; theo đó quy định mức thu khu vực thành thị gồm các phường và thị trấn; khu vực vùng dân tộc thiểu số, miền núi và hải đảo theo quy định của cấp có thẩm quyền (hiện nay vùng dân tộc thiểu số, miền núi và hải đảo thực hiện theo quy định tại Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 và Quyết định số 202/QĐ-TTg ngày 01/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ); khu vực nông thôn gồm các xã còn lại.

Vì vậy, mức thu học phí căn cứ vào các quy định tại Nghị quyết số 06/NQ- HĐND của HĐND tỉnh; Quyết định số 861/QĐ-TTg và Quyết định số 202/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện.

4. Điểm tuyển sinh đầu vào đối với Trường phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh quá cao, nhiều học sinh là dân tộc thiểu số không đủ điểm để có cơ hội vào học, trong khi đời sống dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp nên không có điều kiện cho con em theo học các trường khác. Cử tri kiến nghị tỉnh quan tâm quy định phù hợp (cử tri xã Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam)

Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh được giao chỉ tiêu tuyển sinh 330 học sinh lớp 10 năm học 2022 - 2023. Học sinh dự tuyển vào lớp 10 được xét tuyển theo các tiêu chí sau:

- Làm 02 bài kiểm tra Ngữ văn và Toán. Điểm xét tuyển của thí sinh là tổng số điểm 02 bài kiểm tra (đã nhân hệ số 2).

- Quy đổi kết quả rèn luyện và học tập trong 04 năm học trung học cơ sở (nhiều nhất 20 điểm).

- Điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có).

Ngoài việc không kiểm tra môn Tiếng Anh, nội dung bài kiểm tra Ngữ văn và Toán được cân nhắc chọn lọc ở mức độ hết sức cơ bản và phù hợp với học lực của thí sinh.

Như vậy, nếu không tính điểm ưu tiên, khuyến khích thì điểm cao nhất có thể có của một thí sinh là 60 điểm. Điểm chuẩn trúng tuyển của thí sinh được tính theo thang điểm 60 này.

Trong năm học 2022 - 2023, điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10 Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh đối với từng đối tượng tuyển sinh được xác định bằng cách xét từ thí sinh có điểm cao nhất đến thí sinh có điểm liền kề. Để đánh giá chính xác, cần quy đổi điểm chuẩn này sang thang điểm 10. Kết quả như sau:

Đối tượng

Điểm chuẩn
(trên 60 điểm)

Điểm chuẩn
(đổi sang thang điểm 10)

Học sinh người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú và định cư từ 03 năm trở lên ở xã đặc biệt khó khăn

14,5 điểm

2,42 điểm

Học sinh người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú và định cư từ 03 năm trở lên ở xã khó khăn

33,50 điểm

5,58 điểm

Học sinh người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú và định cư từ 03 năm trở lên ở xã khó khăn (ưu tiên các dân tộc Cơ Ho, Chơ Ro, Raglai)

32 điểm

5,33 điểm

Như vậy, điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10 Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh (gồm tổng điểm 2 bài kiểm tra và điểm kết quả rèn luyện - học tập trung học cơ sở) không cao như cử tri phản ánh.

VII. Công an tỉnh: 01 nội dung

1. Cử tri là người dân tộc Chăm (Bà ni) kiến nghị xem xét điều chỉnh nội dung về Tôn giáo trong Căn cước công dân ghi là “Tôn giáo Bà ni” như trước đây và có mã số riêng trong danh mục tôn giáo (cử tri xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình)

- Ngày 14/4/2022 Văn phòng Chính phủ có Công văn số 1100/VPCP-NC gửi các bộ, ngành liên quan và UBND tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận về việc liên quan đến tên tôn giáo của cộng đồng Chăm Hồi giáo Bà ni; trong đó, nội dung có nêu: “…trước mắt giữ nguyên tên gọi Hồi giáo Bà ni của đồng bào người Chăm. Căn cứ nhu cầu thực tế, Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan đề xuất phương án sử dụng tên gọi tôn giáo đáp ứng nhu cầu của cả hai bộ phận đồng bào người Chăm (một bộ phận muốn sử dụng tên gọi Hồi giáo Bà ni, một bộ phận muốn sử dụng tên gọi là đạo Bà ni), báo cáo Chính phủ”. Thực hiện hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ, ngày 02/6/2022 Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận có Công văn số 322/UBND-KGVXNV về việc liên quan đến tên tôn giáo của cộng đồng Chăm theo đạo Hồi giáo Bà ni, trong đó xác định: “…trong thời gian chờ Bộ Nội vụ phối hợp cùng các bộ, ngành, địa phương, đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến sử dụng tên gọi tôn giáo đáp ứng của cả hai bộ phận cộng đồng người Chăm (một bộ phận muốn sử dụng tên gọi Hồi giáo Bà ni, một bộ phận muốn sử dụng tên gọi là đạo Bà ni), trước mắt giữ nguyên tên gọi tôn giáo là Hồi giáo Bà ni như hiện nay”.

- Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 3 Thông tư số 06/2021/TT-BCA ngày 23/01/2021 của Bộ Công an Quy định về mẫu thẻ căn cước công dân thì các trường thông tin được ghi trên thẻ căn cước công dân không có trường thông tin tôn giáo. Như vậy, căn cứ các văn bản hướng dẫn thi hành “Tôn giáo Bà ni” chưa được Nhà nước công nhận, thống kê vào danh mục tôn giáo tại Việt Nam và chưa có mã số riêng./.

 

PHỤ LỤC 6

12 KIẾN NGHỊ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA CÁC BỘ, NGÀNH TRUNG ƯƠNG
(Kèm theo Nghị quyết số 35/NQ-HĐND ngày 13/7/2023 của HĐND tỉnh)

B. VỀ LĨNH VỰC QUY HOẠCH - XÂY DỰNG - GIAO THÔNG - TÀI CHÍNH: 10 NỘI DUNG

I. Bộ Giao thông vận tải: 08 nội dung

1. Cử tri đề nghị tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng quan tâm sớm khắc phục sửa chữa tuyến đường Bình Tân - Thuận Hòa, vì hiện nay đang thi công đường cao tốc Bắc - Nam các xe trọng tải nặng làm hư đường gây khó khăn cho việc đi lại của bà con (cử tri xã Bình Tân, huyện Bắc Bình)

Ngày 01/12/2022 Bộ Giao thông vận tải đã có Thông báo số 512/TB- BGTVT yêu cầu các Ban Quản lý dự án (Ban QLDA) chỉ đạo nhà thầu rà soát, khẩn trương 7 thi công sửa chữa các hư hỏng để hoàn trả theo điều kiện hợp đồng, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông. Đồng thời, Cục Quản lý đầu tư xây dựng thuộc Bộ Giao thông vận tải đã có Công văn số 3653/CQLXD-CCPN ngày 06/12/2022 yêu cầu các Ban QLDA có ngay biện pháp khắc phục tạm thời để đảm bảo giao thông và có giải pháp, kế hoạch thi công, sửa chữa triệt để, đảm bảo hoàn thành công tác sửa chữa trước ngày 15/01/2023; trường hợp các nhà thầu chậm trễ, phải xử lý theo điều kiện hợp đồng và có giải phải tổ chức sửa chữa, khắc phục kịp thời các hư hỏng.

Ngày 15/12/2022 Sở Giao thông vận tải có Công văn số 2995/SGTVT- HTGT đăng ký làm việc với UBND các huyện, Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận, Ban QLDA 7, Ban QLDA 85, Ban QLDA Thăng Long vào các ngày 19/12/2022 ngày 20/12/2022 và ngày 22/12/2022 về sửa chữa các tuyến đường địa phương và hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất. Trên cơ sở kết quả làm việc, Sở Giao thông vận tải đã tham mưu UBND tỉnh có Công văn số 129/UBND-ĐTQH ngày 13/01/2023 đề nghị Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các Ban QLDA yêu cầu các nhà thầu thi công dự án đường bộ cao tốc: Tổ chức sửa chữa hoàn trả lại hiện trạng ban đầu của toàn bộ 54 đoạn tuyến bị hư hỏng do sử dụng làm đường vận chuyển vật liệu cho dự án gây ra (trong đó có tuyến đường Bình Tân - Thuận Hòa), hoàn thành trước ngày 30/4/2023; kịp thời khắc phục 39 vị trí công trình thủy lợi bị hư hỏng, ảnh hưởng bởi dự án.

Bộ Giao thông vận tải có Công văn số 648/BGTVT-CQLXD ngày 19/01/2023 chỉ đạo Ban QLDA Thăng Long, Ban QLDA 7 triển khai thực hiện sửa chữa các tuyến đường địa phương, đảm bảo hoàn thành trong tháng 4/2023. Tuy nhiên, hiện nay các tuyến đường vẫn chưa được sửa chữa hoàn trả lại hiện trạng ban đầu, Sở Giao thông vận tải tiếp tục có Công văn số 980/SGTVT-HTGT ngày 18/4/2023 tham mưu UBND tỉnh đề nghị Bộ Giao thông vận tải tiếp tục chỉ đạo các Ban QLDA quan tâm sớm triển khai thực hiện hoàn trả các tuyến đường địa phương sử dụng làm đường công vụ và công trình thủy lợi.

2. Tuyến đường Sông Lũy - Phan Tiến đoạn từ Km6+300 đến Km13 sửa chữa kém chất lượng, qua 03 tháng đã hư hỏng lại (do Sở Giao thông vận tải làm chủ đầu tư). Cử tri kiến nghị các ngành của tỉnh kiểm tra, giám sát các công trình khi thi công đảm bảo chất lượng đưa vào sử dụng lâu dài (cử tri xã Sông Lũy, huyện Bắc Bình)

Qua buổi làm việc giữa Sở Giao thông vận tải với Chủ tịch HĐND xã Sông Lũy (tại Biên bản làm việc ngày 22/11/2022) giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2022 đơn vị thi công đường bộ cao tốc tự tổ chức thi công đổ đất và đắp tạm thời tại các vị trí hư hỏng trên tuyến đường Sông Lũy - Phan Tiến đoạn từ Km6+300 (điểm giao với đường cao tốc) đến Km13+000 (điểm giao với đường huyện Bình Tân - Phan Tiến) để phục vụ xe chở vật liệu thi công tuyến đường cao tốc. Đối với kiến nghị cử tri về việc các vị trí đắp đất qua 3 tháng đã hư hỏng lại, người dân nhầm tưởng đơn vị thi công là đơn vị sửa chữa công trình do Sở Giao thông vận tải làm chủ đầu tư nhưng đây là việc sửa chữa của các nhà thầu thi công cao tốc.

Trước thực trạng nêu trên, để đảm bảo an toàn giao thông, Sở Giao thông vận tải đã triển khai sửa chữa các hư hỏng cục bộ nền, mặt đường đoạn Km0+000 - Km11+000 tuyến Sông Lũy - Phan Tiến, hoàn thành ngày 21/11/2022. Đồng thời, Sở Giao thông vận tải đã tiếp tục có Công văn số 2715/SGTVT-HTGT ngày 17/11/2022 đề nghị các Ban QLDA 7, 85 và Thăng Long khẩn trương yêu cầu các nhà thầu thi công sửa chữa ngay các hư hỏng trên các tuyến đường giao thông ở các địa phương, trong đó có tuyến Sông Lũy - Phan Tiến.

Bộ Giao thông vận tải có Công văn số 648/BGTVT-CQLXD ngày 19/01/2023 chỉ đạo Ban QLDA Thăng Long, Ban QLDA 7 triển khai thực hiện sửa chữa các tuyến đường địa phương, đảm bảo hoàn thành trong tháng 4/2023. Tuy nhiên, hiện nay các tuyến đường địa phương bị hư hỏng vẫn chưa được sửa chữa hoàn trả lại hiện trạng ban đầu, trên cơ sở đề nghị của Sở Giao thông vận tải tiếp tục có Công văn số 980/SGTVT-HTGT ngày 18/4/2023, UBND tỉnh đã có Công văn đề nghị Bộ Giao thông vận tải tiếp tục chỉ đạo các Ban QLDA quan tâm sớm triển khai thực hiện hoàn trả các tuyến đường địa phương sử dụng làm đường công vụ và công trình thủy lợi.

3. Tại Km1642+600 thuộc thôn Tịnh Mỹ, xã Phan Thanh không lắp đặt cống thoát 2 bên đường, mỗi khi mưa thì nước chảy vào nhà dân gây ngập úng. Cử tri đề nghị tỉnh sớm có giải pháp khắc phục (cử tri xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình) (Sở Giao thông vận tải theo dõi).

Tiếp thu kiến nghị cử tri, Sở Giao thông vận tải đã có Công văn số 2909/SGTVT-HTGT ngày 07/12/2022 đề nghị Khu Quản lý Đường bộ IV xem xét, tổ chức kiểm tra kiến nghị cử tri. Thực hiện chỉ đạo của Khu Quản lý Đường bộ IV, Văn phòng Quản lý đường bộ IV.1 đã phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an Bình Thuận, UBND huyện Bắc Bình và Công ty TNHH BOT Quốc lộ 1A - Bình Thuận kiểm tra hiện trường, giải quyết các ý kiến của cử tri. Ngày 09/01/2023, Văn phòng Quản lý đường bộ IV.1 đã có Công văn số 13/VP.QLĐBIV.1-VP thông tin kết quả kiểm tra, xử lý kiến nghị cử tri như sau:

- Tại Km1642+600 Quốc lộ 1: Nền đường đắp cao, khi mưa thoát nước tốt. Cử tri nhằm vị trí lý trình, lý trình kiến nghị thực tế là đoạn Km1642+000 - Km1642+215 (bên phải tuyến).

- Hiện trạng đoạn Km1642+000 - Km1642+215 (P), Quốc lộ 1: Đoạn tuyến đi qua khu vực đông dân cư, mật độ nhà dân sinh sống sát nhau dọc hai bên đường quốc lộ, chưa xây dựng hệ thống rãnh thoát nước dọc. Khi mưa nước đọng trên phần tiếp giáp giữa lề đường và làn xe thô sơ, ảnh hưởng đến an toàn giao thông.

- Kiến nghị, đề xuất xử lý của các bên tham gia hiện trường: Đề nghị Công ty TNHH BOT QL1A Bình Thuận báo cáo Cục Đường bộ Việt Nam xem xét, chấp thuận đầu tư hệ thống thoát nước dọc đoạn từ Km1642+000 - Km1642+215 (P) Quốc lộ 1 (dẫn nước thoát về cống ngang tại Km1641+950).

Ngày 11/01/2023, Khu Quản lý Đường bộ IV đã có Công văn số 91/KQLĐBIV-QLBTKCHTGT chỉ đạo Công ty TNHH BOT QL1A Bình Thuận báo cáo Cục Đường bộ Việt Nam xem xét, chấp thuận đầu tư hệ thống thoát nước dọc đoạn từ Km1642+000 - Km1642+215 (P), Quốc lộ 1 (dẫn nước thoát về cống ngang tại Km1641+950).

Trên cơ sở đó, Sở Giao thông vận tải đã có Công văn số 180/SGTVT-HTGT ngày 31/01/2023 thông báo đến UBND huyện Bắc Bình để trả lời, giải thích, thông tin cho cử tri được biết.

Ngày 15/02/2023 Cục Đường bộ Việt Nam đã có Công văn số 819/CĐBVNQLBTKCHTGT chỉ đạo Công ty TNHH BOT QL1A Bình Thuận hoàn chỉnh hồ sơ gửi về Cục Đường bộ Việt Nam để xem xét. UBND tỉnh giao Sở Giao thông vận tải tiếp tục theo dõi và có văn bản kiến nghị Khu Quản lý Đường bộ IV chỉ đạo Công ty TNHH BOT QL1A Bình Thuận sớm hoàn thiện hồ sơ và báo cáo Cục Đường bộ Việt Nam xem xét, chấp thuận đầu tư hệ thống thoát nước nêu trên.

4. Cử tri kiến nghị Sở Giao thông vận tải quan tâm: Xây dựng cống thoát nước tại Km1756, Quốc lộ 1 thuộc địa bàn thôn 3, xã Tân Phúc gây ngập úng vào mùa mưa; khơi thông cống thoát nước bị hẹp dòng chảy khi thi công tuyến đường Cao tốc Bắc - Nam làm cầu qua Sông Dinh tại thôn 4, xã Tân Phúc (cử tri xã Tân Phúc, huyện Hàm Tân) (Sở Giao thông vận tải theo dõi)

Tiếp thu kiến nghị cử tri, Sở Giao thông vận tải tiếp tục có Công văn số 1074/SGTVT-HTGT ngày 27/4/2023 kiến nghị Khu Quản lý Đường bộ IV xem xét, tổ chức kiểm tra nội dung kiến nghị cử tri.

Thực hiện chỉ đạo của Khu Quản lý Đường bộ IV, Văn phòng QLĐB IV.1 đã phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở Giao thông vận tải, UBND huyện Hàm Tân và Chi nhánh BOT 319 Sông Phan kiểm tra hiện trường và có Công văn số 190/CV-VPQLĐBIV.1 ngày 07/6/2023 ý kiến như sau:

- Tại Km1756+025 có cống ngang 2D1000mm. Hiện trạng người dân đã xây rãnh thoát nước dọc từ Km1756+020 - Km1756+025 (phải tuyến) đấu nối vào cống ngang Km1756+025 (lấp sân cống phía thượng lưu). Tại Km1756+015 (phải tuyến) lề đường bị lở dài 5 m.

- Kiến nghị:

+ Chi nhánh BOT 319 Sông Phan: Sửa chữa, khắc phục lề đường bị xói lở; báo cáo Cục đường bộ Việt Nam xem xét, chấp thuận đầu tư hệ thống thoát nước dọc đoạn từ Km1755+600 - Km1756+200 (phải tuyến), QL1 (dẫn nước thoát về cống ngang tại Km1756+025 và vùng trũng Km1756+200).

+ UBND huyện Hàm Tân: kiểm tra tình trạng sử dụng đất của hộ dân, xử lý việc lấn chiếm, bồi lấp dòng chảy tại phạm vi cống ngang Km1756+025 Quốc lộ 1 (thượng lưu), đồng thời có biện pháp xử lý nhằm đảm bảo thoát nước khi được đầu tư rãnh thoát nước dọc.

5. Tại Km 1633+815 (quốc lộ 1A) thôn Bình Lễ - xã Phan Rí Thành lưu lượng xe của 02 xã Phan Hòa và xã Phan Rí Thành lưu thông tương đối nhiều thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông; tuy nhiên, tại điểm này cung đường rất hẹp. Cử tri kiến nghị mở rông diện tích 02 bên khu vực này để đủ điều kiện gắn chốt đèn xanh, đèn đỏ nhằm giảm bớt tai nạn giao thông (cử tri xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình) (Sở Giao thông vận tải theo dõi)

Tiếp thu kiến nghị cử tri, Sở Giao thông vận tải đã có Công văn số 769/SGTVT-HTGT ngày 29/3/2023 kiến nghị Khu Quản lý Đường bộ IV xem xét, tổ chức kiểm tra kiến nghị cử tri. Thực hiện chỉ đạo của Khu Quản lý Đường bộ IV, Văn phòng Quản lý đường bộ IV.1 đã phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an tỉnh Bình Thuận, UBND huyện Hàm Thuận Nam, UBND huyện Bắc Bình, Công ty TNHH Xây dựng Phan Đình và Chi nhánh BOT 319 Sông Phan kiểm tra hiện trường, giải quyết các ý kiến của cử tri và có Công văn số 117/VP.QLĐBIV.1-VP ngày 24/4/2023 thông tin kết quả kiểm tra, xử lý kiến nghị cử tri như sau:

* Khu vực nút giao là điểm đen nên cần thiết phải tổ chức giao thông bằng đèn tín hiệu. Tuy nhiên, mặt bằng đường liên xã tại vị trí nút giao không đảm bảo quy định để bố trí đèn tín hiệu, nguồn vốn bảo trì đường bộ Quốc lộ 1 không có chi phí giải phóng mặt bằng. Đề xuất kiến nghị của các bên tham gia hiện trường:

+ UBND huyện Bắc Bình tổ chức giải phóng mặt bằng mở rộng đường liên xã trong phạm vi nút giao; đồng thời, tuyên truyền và vận động người dân không tụ tập, buôn bán trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ; tổ chức giải tỏa các điểm tụ tập, buôn bán nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

+ Khu Quản lý đường bộ IV báo cáo Cục Đường bộ Việt Nam xem xét, cho phép tổ chức giao thông tại nút giao bằng đèn tín hiệu giao thông sau khi mở rộng phạm vi đấu nối của đường liên xã;

+ Phòng Cảnh sát giao thông - Công an tỉnh Bình Thuận cung cấp số liệu tai nạn giao thông, sơ đồ tai nạn giao thông để Văn phòng Quản lý đường bộ IV.1 có cơ sở báo cáo Khu Quản lý đường bộ IV, Cục Đường Bộ Việt Nam xem xét, lập hồ sơ xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông; đồng thời, chỉ đạo Đội Cảnh sát giao thông số 1 tăng cường tuần tra, nhắc nhở các phương tiện không dừng, không đỗ tại khu vực nút giao và có biện pháp xử lý các phương tiện theo quy định.

* Ngày 22/5/2023 Sở Giao thông vận tải đã có Công văn số 1281/SGTVT- HTGT chuyển nội dung xử lý theo Công văn số 117/VP.QLĐBIV.1-VP ngày 24/4/2023 của Văn phòng Quản lý đường bộ IV.1 (đính kèm văn bản) đến UBND huyện Bắc Bình để có ý kiến trả lời, thông tin lại cho cử tri được biết.

6. Cử tri kiến nghị Sở Giao thông vận tải sửa chữa đường 339 thuộc địa bàn xã Sông Phan hiện nay đã hư hỏng nặng đoạn từ UBND xã Sông Phan đến ngã 3 vào thôn Tân Quang (xã Sông Phan) (cử tri huyện Hàm Tân, Sở Giao thông vận tải theo dõi)

- Đoạn từ Km102+033 đến Km102+733 tuyến Quốc lộ 55 cũ đã bàn giao cho Ban Quản lý dự án (Ban QLDA) Thăng Long để phục vụ thi công nút giao liên 4 thông trên đường Quốc lộ 55 thuộc Dự án đường bộ cao tốc đoạn Phan Thiết - Dầu Giây tại Biên bản ngày 17/8/2021. UBND tỉnh đã có Công văn số 1896/UBND-ĐTQH ngày 29/5/2023 đề nghị Bộ Giao thông vận tải quan tâm chỉ đạo Ban Quản lý dự án 7, Ban Quản lý dự án Thăng Long và các Nhà thầu thi công khẩn trương triển khai thực hiện hoàn trả các tuyến đường địa phương bị hư hỏng do sử dụng làm đường công vụ và công trình thủy lợi, thời gian hoàn thành thi công hoàn trả trước ngày 15/6/2023.

- Đối với đoạn tuyến Quốc lộ 55 cũ còn lại từ Km102+733 đến Km105+580: Ngày 19/4/2023, Bộ Giao thông vận tải có Quyết định số 473/QĐ- BGTVT về việc điều chỉnh đoạn tuyến Quốc lộ 55 cũ qua tỉnh Bình Thuận thành đường địa phương; theo đó, điều chỉnh đoạn tuyến Quốc lộ 55 cũ bao gồm: Đoạn từ Km94+170 - Km97+747 dài 3,5 km, đoạn từ Km102+033 - Km105+580 dài 3,2 km, đoạn từ Km141+785 - Km143+790 dài 3,2 km, đoạn từ Km185+095 - Km185+457 dài 0,42 km thành đường địa phương để tổ chức bàn giao cho UBND tỉnh Bình Thuận quản lý, khai thác và bảo trì theo quy định; giao các cơ quan chức năng của Bộ Giao thông vận tải phối hợp các cơ quan chức năng của UBND tỉnh Bình Thuận để thực hiện các thủ tục điều chuyển, tiếp nhận tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định. Sau khi hoàn tất thủ tục điều chuyển tài sản cho địa phương, sẽ kiến nghị UBND tỉnh xem xét, bố trí vốn để thực hiện sửa chữa đoạn tuyến trên, đảm bảo việc đi lại của người dân thuận lợi, an toàn.

7. Cử tri kiến nghị Sở Giao thông vận tải quan tâm thực hiện: Lắp đặt các biển báo giao thông (giảm tốc độ, cấm dừng đổ xe…) tuyến Quốc lộ 1A khu vực Trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Hàm Mỹ; đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng hệ thống mương thoát nước tuyến Quốc lộ 1A đoạn qua địa bàn thôn Dân Phú (tại Km số 11), xã Hàm Kiệm; lắp đặt gờ giảm tốc trên Quốc lộ 1A tại khu vực trước trụ sở UBND thị trấn (cũ), đoạn ngã ba đường rẽ vào UBND thị trấn Thuận Nam (cử tri huyện Hàm Thuận Nam)

Về nội dung lắp đặt các biển báo giao thông (giảm tốc độ, cấm dừng đổ xe…) tuyến Quốc lộ 1 khu vực Trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Hàm Mỹ; đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng hệ thống mương thoát nước tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua địa bàn thôn Dân Phú (tại Km số 11), xã Hàm Kiệm; lắp đặt gờ giảm tốc trên Quốc lộ 1 tại khu vực trước trụ sở UBND thị trấn (cũ), đoạn ngã ba đường rẽ vào UBND thị trấn Thuận Nam:

Nội dung kiến nghị của cử tri thuộc tuyến Quốc lộ 1 do Khu Quản lý đường bộ IV quản lý. Vì vậy, UBND tỉnh sẽ giao Sở Giao thông vận tải có văn bản kiến nghị Khu Quản lý đường bộ IV xem xét, tổ chức kiểm tra nội dung kiến nghị trên. Sau khi có ý kiến trả lời của Khu Quản lý đường bộ IV, Sở Giao thông vận tải sẽ có văn bản thông báo cho cử tri được biết.

8. Tuyến đường ĐT.766 và ĐT.720 huyện Đức Linh là tuyến giao thông huyết mạch có lưu lượng xe tham gia giao thông rất lớn kết nối với Quốc lộ 20 và Quốc lộ 1A là cửa ngõ giao thương phát triển kinh tế với các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Cử tri đề nghị UBND tỉnh kiến nghị Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải nâng cấp hai tuyến đường này là đường quốc lộ giúp cho huyện phát triển kinh tế (cử tri huyện Đức Linh)

Việc nâng cấp các tuyến đường tỉnh quan trọng ĐT.766, ĐT.717, B’sa - Đap’Loa, ĐT.721 và ĐT.755B thành đường Quốc lộ 55B (với tổng chiều dài tuyến khoảng 184 km, bắt đầu từ huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đi qua tỉnh Bình Thuận, tỉnh Lâm Đồng và kết thúc tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) đã được Bộ Giao thông vận tải thống nhất chủ trương tại Thông báo số 520/TB-BGTVT ngày 01/9/2016 và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận, Lâm Đồng và Bình Phước đã cùng ký Công văn liên tỉnh số 1935/UBND ĐN- BT-LĐ-BP ngày 25/6/2017 trình Bộ Giao thông vận tải đề nghị chuyển các tuyến đường tỉnh này thành Quốc lộ 55B.

Ngày 12/9/2017, Bộ Giao thông vận tải đã có Công văn số 10344/BGTVT- KCHT đề nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam nghiên cứu, tổng hợp, bổ sung Quốc lộ 55B vào quy hoạch hệ thống quốc lộ, đồng thời đề nghị các tỉnh bố trí kinh phí nâng cấp một số đoạn tuyến đảm bảo cấp kỹ thuật để Bộ xem xét nâng cấp lên thành Quốc lộ 55B.

Đồng thời, quá trình tham gia ý kiến về Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050, UBND tỉnh đã có Công văn số 810/UBND-ĐTQH ngày 11/3/2021 đề nghị Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (nay là Cục Đường bộ Việt Nam) xem xét bổ sung quy hoạch nâng cấp các tuyến đường tỉnh quan trọng nêu trên thành Quốc lộ 55B. Trong đó, đoạn qua tỉnh Bình Thuận gồm có tuyến ĐT.766 và một phần tuyến ĐT.717 thuộc huyện Đức Linh.

Tuy nhiên, Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021 chưa đề xuất tuyến ĐT.720 và ĐT.766 qua tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận lên thành Quốc lộ 55B như kiến nghị của tỉnh. Do đó, UBND tỉnh sẽ giao Sở Giao thông vận tải tiếp tục theo dõi và tham mưu UBND tỉnh đề nghị các cấp Trung ương bổ sung quy hoạch nâng cấp các tuyến đường tỉnh quan trọng nêu trên thành Quốc lộ 55B khi điều kiện cho phép.

II. Bộ Quốc phòng: 01 nội dung

1. Năm 2020, tỉnh có chủ trương đầu tư dự án xây dựng “điểm du lịch văn hóa Lầu Ông Hoàng”. Theo đó, phê duyệt chủ trương đầu tư với tổng vốn gần 10 tỷ đồng, thời gian thực hiện trong 3 năm (2021 - 2023) với diện tích đất 4,4 ha do Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh quản lý tại khu vực đồi Bài Nài, phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết. Cử tri mong muốn được biết tình hình dự án đến nay đã triển khai như thế nào? (cử tri phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết)

Sau khi UBND tỉnh có Quyết định số 294/QĐ-UBND ngày 25/01/2021 về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Xây dựng điểm du lịch văn hóa Lầu Ông Hoàng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ Báo cáo kinh tế - kỹ thuật trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định tại Tờ trình số 1018/TTr-SVHTTDL ngày 20/4/2021.

Ngày 17/5/2021 Sở Xây dựng có Công văn số 357/SXD-QLXD&HTKT về việc Thông báo kết quả thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình Xây dựng điểm du lịch văn hóa Lầu Ông Hoàng. Theo đó, Sở Xây dựng có ý kiến như sau: “Hồ sơ trình thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình Xây dựng điểm du lịch văn hóa Lầu Ông Hoàng chưa đủ điều kiện để phê duyệt”. Lý do: Chưa hoàn chỉnh thủ tục chuyển đổi mục đích, bàn giao đất từ đất quốc phòng sang đất văn hóa để xây dựng điểm du lịch văn hóa Lầu Ông Hoàng.

Ngày 29/4/2022 UBND tỉnh có Công văn số 1267/UBND-KGVXNV gửi Bộ Quốc phòng về việc có ý kiến về khu đất Quốc phòng tại đồi Bài Nài tại phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết. Đến nay, vẫn chưa nhận được văn bản phản hồi của Bộ Quốc phòng. Trong thời gian tới, UBND tỉnh giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục tham mưu UBND tỉnh đôn đốc Bộ Quốc phòng./.

III. Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam: 01 nội dung

1. Đường giao thông đi qua đường ray xe lửa xóm 1 và xóm 2 thuộc thôn 2, xã Gia Huynh, huyện Tánh Linh đã được Nhà nước thi công hoàn thiện nhưng vẫn chưa có rào chắn tự động. Cử tri kiến nghị tỉnh quan tâm, xem xét lắp đặt để đảm bảo an toàn cho người dân khi tham gia lưu thông (cử tri xã Gia Huynh, huyện Tánh Linh)

Ngày 04/4/2023 Ban An toàn giao thông đã phối hợp với Thanh tra Cục Đường sắt Việt Nam và UBND huyện Tánh Linh theo Giấy mời số 57/TT-AT III ngày 28/3/2023 của Phòng Thanh tra - Cục Đường sắt Việt Nam kiểm tra điều kiện an toàn giao thông đường ngang tại Km1611+975. Qua kiểm tra, đoàn khảo sát thống nhất tiếp tục kiến nghị Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam nâng cấp phòng vệ bằng biển báo thành cảnh báo tự động và lắp đặt cần chắn tự động tại vị trí đường ngang trên.

Ban An toàn giao thông tỉnh sẽ tiếp tục có văn bản kiến nghị Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam nâng cấp phòng vệ bằng biển báo thành cảnh báo tự động và lắp đặt cần chắn tự động tại vị trí đường ngang trên.

C. LĨNH VỰC VĂN XÃ - NỘI CHÍNH: 02 NỘI DUNG

I. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: 01 nội dung

1. Cử tri Trần Thị Mạnh, thường trú tại khu phố Minh Tân 2, thị trấn Phan Rí Cửa có cha ruột là liệt sĩ Trần Kháng, khi hy sinh, được chôn cất tại nghĩa trang xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình; sau một thời gian, khi quy tập về khu vực Vườn Đào, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình thì đã làm lạc phần mộ của liệt sĩ Trần Kháng, đến nay đã hơn 10 năm vẫn chưa xác định được đâu là mộ của liệt sĩ Trần Kháng trong 12 ngôi mộ liệt sĩ được quy tập tại đây. Cử tri mong muốn Ủy ban nhân dân tỉnh sớm quan tâm chỉ đạo các sở, ngành của tỉnh cho xét nghiệm ADN để xác nhận nhân thân, xác định mộ phần của liệt sĩ Trần Kháng để thân nhân liệt sĩ an tâm thực hiện thờ cúng (cử tri thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong)

Vấn đề cử tri kiến nghị, Sở Lao động - Thương binh và Xã Hội có Công văn số 457/SLĐTBXH-NCC ngày 14/3/2023 gửi Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Thuận để kiểm tra, xác minh và đã được trả lời:

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, khu Căn cứ xã Hòa Thắng (Hồng Chính cũ) đóng tại Gò Cà, đã bị quân Mỹ - Ngụy nhiều lần tổ chức càn quét, bắn chết 47 người, trong đó có cả trẻ em và người dân thường. Năm 1976, địa phương tổ chức cất bốc, di dời số mộ này ra khỏi khu Căn cứ cũ, đưa vào an táng Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh và bàn giao cho gia đình quản lý. Còn 12 ngôi mộ do chưa có thân nhân tới nhận nên được đưa về an táng tại vị trí Đài tưởng niệm liệt sĩ của xã Hòa Thắng hiện nay. Đến tháng 5/1993, để lấy đất xây dựng Đài tưởng niệm liệt sĩ của xã, 12 ngôi mộ này đã được di dời đến cải táng trong Nghĩa địa thôn Hồng Hải (vị 3 trí các mộ hiện nay). Tuy nhiên, do trong quá trình di dời không tổ chức vẽ sơ đồ, cắm bia cho từng vị trí nên trong 12 mộ này không biết rõ mộ nào là của ai. Hiện nay khu vực nơi 12 ngôi mộ bị xói mòn, sạt lở, ảnh hưởng rất nhiều đến các ngôi mộ.

Qua xác minh, 12 mộ này gồm những người có tên sau:

1. Liệt sĩ Nguyễn Hớn, sinh năm 1950; Du kích xã Hòa Thắng, hy sinh ngày 18/5/1967 (Có người chị là bà Nguyễn Thị Thiệt hiện cư trú tại Phan Rí Cửa, Tuy Phong);

2. Liệt sĩ Trần Kháng, sinh năm 1933; Chi ủy xã Hồng Chính, hy sinh ngày 01/4/1965 (Có 02 người con là Trần Thị Tuyến và Trần Thị Mạnh hiện cư trú tại Phan Rí Cửa, Tuy Phong);

3. Liệt sĩ Trần Kẹt, sinh năm 1949; Du kích xã Hòa Thắng, hy sinh năm 1967 (Có anh ruột là ông Trần Phương và em ruột bà Trần Thị Mười hiện cư trú tại Chợ Lầu, Bắc Bình);

4. Liệt sĩ Nguyễn Dũng, sinh năm 1935; Xã Đội trưởng xã Hồng Chính, hy sinh ngày 10/4/1966 (Có 02 em ruột là bà Nguyễn Thị Xí và bà Nguyễn Thị Ngọc; con là bà Nguyễn Thị Bé, hiện cư trú tại Hòa Thắng, Bắc Bình).

5. Liệt sĩ Huỳnh Thị Mật, sinh năm 1942; Du kích xã Hồng Chính, hy sinh ngày 10/4/1966 (Có 04 em ruột là bà Huỳnh Thị Dung, bà Huỳnh Thị Hạnh bà Huỳnh Thị Dục và bà Huỳnh Thị Phúc hiện cư trú tại xã Hòa Thắng, Bắc Bình).

6. Liệt sĩ Trần Văn Đức (tức Trần Bương - em ruột Liệt sĩ Trần Kháng), sinh năm 1943; Du kích xã Hồng Chính, hy sinh tháng 8/1967 (Có 02 cháu là Trần Thị Tuyến và Trần Thị Mạnh hiện cư trú tại Phan Rí Cửa, Tuy Phong);

7. Liệt sĩ Nguyễn Thị Thi, sinh năm 1951; Du kích xã Hồng Chính; hy sinh ngày 10/4/1967 (Có em ruột là bà Nguyễn Thị Phi và bà Nguyễn Thị Tập hiện cư trú ở Hồng Liêm, Hàm Thuận Bắc).

8. Liệt sĩ Huỳnh Lâm Tú (tức Nguyễn Thỏ), sinh năm 1922, Ủy viên BCH Nông hội xã Hòa Thắng; hy sinh ngày 10/4/1967 (Có người con duy nhất là bà Huỳnh Thị Lượm hiện cư trú tại Thuận Hòa, Hàm Thuận Bắc);

9. Ông Đằng: Là người dân Bình Định, năm 1954 đến địa phương, có tham gia công tác trong khu Căn cứ, không ai nắm rõ về nhân thân nên không xác định được đã được công nhận liệt sĩ hay chưa.

10. Ông Đương: Người từ miền ngoài đến, có tham gia công tác trong khu Căn cứ; không ai nắm rõ về nhân thân nên không xác định được đã được công nhận liệt sĩ hay chưa.

11. Ông Thợ Gò: Người từ nơi khác đến, có tham gia công tác trong khu Căn cứ; không ai nắm rõ về nhân thân nên không xác định được đã được công nhận liệt sĩ hay chưa.

12. Trần Chiến (con ruột của liệt sĩ Trần Kháng) - còn nhỏ (14 tuổi) chưa tham gia (Có người thân là bà Trần Thị Tuyến và bà Trần Thị Mạnh hiện cư trú tại Phan Rí Cửa, Tuy Phong).

Như vậy, trong 12 mộ có 08 mộ của liệt sĩ, 03 mộ chưa được xác định và 01 mộ trẻ em. Vì chưa xác định đâu là mộ của liệt sĩ nên Bộ CHQS tỉnh chưa thể tổ chức quy tập, bàn giao theo quy định.

Căn cứ theo quy định tại Điều 146 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy định: “Nguyên tắc thực hiện lấy mẫu để giám định ADN xác định danh tính hài cốt liệt sĩ trong các trường hợp sau: khi hài cốt liệt sĩ được quy tập mà chưa xác định được danh tính; khi di chuyển, nâng cấp sửa chữa nghĩa trang liệt sĩ có liên quan tới phần mộ liệt sĩ; mộ liệt sĩ trong nghĩa trang liệt sĩ còn thiếu thông tin, không có thông tin”.

Từ vấn đề nêu trên, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có Công văn số 707/SLĐTBXH-NCC ngày 06/4/2023 gửi Cục Người có công thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc giám định ADN cho 12 ngôi mộ trên. Khi có văn bản trả lời của Cục Người có công, Sở Lao động -TB&XH sẽ triển khai thực hiện theo hướng dẫn.

II. Bộ Giáo dục và Đào tạo: 01 nội dung

1. Theo Thông tư Liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 29/5/2009 của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú và các trường dự bị đại học dân tộc, mức hưởng học bổng của học sinh 1.192.000 đồng/1 học sinh/tháng, mỗi ngày 40.000 đồng/1 học sinh là quá thấp, chưa đảm bảo mức sống cho học sinh tại trường. Cử tri kiến nghị Hội đồng nhân dân tỉnh quan tâm nâng mức hưởng học bổng cho học sinh trường dân tộc nội trú (cử tri Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Tánh Linh)

Việc điều chỉnh, bổ sung nội dung, định mức chi Thông tư Liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 29/5/2009 của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tại khoản 2 Điều 2 Thông tư Liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT quy định: “Học sinh học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỉnh, huyện và các trường dự bị đại học dân tộc được hưởng học bổng chính sách bằng 80% mức lương tối thiểu của Nhà nước và được hưởng 12 tháng trong năm, đối với các chương trình đào tạo có thời gian dưới 01 năm hoặc có thời gian học năm cuối không đủ 12 tháng thì học bổng được cấp theo số tháng thực học của năm học”. Như vậy các em học sinh được hưởng học bổng 12 tháng trong năm, kể cả thời gian nghỉ hè, mức học bổng bằng 80% mức lương tối thiểu của Nhà nước. Trường hợp mức lương tối thiểu của Nhà nước tăng thì mức học bổng của học sinh được hưởng sẽ tăng.

Liên quan đến kiến nghị của cử tri, trong báo cáo kết quả thực hiện Thông tư Liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT, Sở Giáo dục và Đào tạo đã có đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, điều chỉnh nâng mức học bổng từ 80% mức lương tối thiểu lên bằng 100% mức lương tối thiểu./.

 

PHỤ LỤC 7

23 KIẾN NGHỊ UBND TỈNH ĐÃ PHÂN CÔNG CHO CÁC ĐỊA PHƯƠNG GIẢI QUYẾT
(Kèm theo Nghị quyết số 35/NQ-HĐND ngày 13/7/2023 của HĐND tỉnh)

I. UBND HUYỆN TUY PHONG: 03 NỘI DUNG

1. Chợ mới của xã Chí Công được xây dựng hoàn thiện từ cuối năm 2020 nhưng đến nay vẫn chưa đưa vào hoạt động. Cử tri đề nghị UBND tỉnh tạo điều kiện để Chợ sớm hoạt động, giải quyết nhu cầu giao thương, mua bán hàng hóa của nhân dân (cử tri xã Chí Công, huyện Tuy Phong)

Tiến độ thực hiện như sau: Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có Công văn số 67/SKHĐT-HTĐT ngày 21/10/2022 về báo cáo tình hình triển khai, giải quyết Chợ Chí Công, huyện Tuy Phong (trong đó nêu rõ: không cần phải điều chỉnh Quyết định chủ trương đầu tư). UBND huyện Tuy Phong đã cấp Giấy phép số 01/GPMT-UBND ngày 05/01/2023 về cấp phép môi trường cho công trình chợ Chí Công.

Công an tỉnh đã có Công văn số 5200/TD-PCCC ngày 27/3/2023 của Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh về thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế điều chỉnh chợ Chí Công.

Công ty TNHH xây dựng Phan Đình cũng đã khẩn trương lập hoàn chỉnh hồ sơ xin cấp phép xây dựng bổ sung và nộp tại Bộ phận Một Cửa của huyện. Ngày 05/4/2023 UBND huyện đã cấp điều chỉnh Giấy phép xây dựng số 34/GPXD ngày 17 tháng 3 năm 2022 của công trình chợ Chí Công của Công ty TNHH xây dựng Phan Đình. Đồng thời thực hiện được việc khắc phục hậu quả theo Quyết định số 258/QĐ-XPHC ngày 29 tháng 12 năm 2022 của UBND huyện về xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực xây dựng.

Hiện nay, Công ty TNHH xây dựng Phan Đình đã thi công công trình đạt 70% khối lượng công việc thi công hệ thống Phòng cháy chữa cháy chợ Chí Công. Hiện nay Công ty đang tiếp tục hoàn thành và tổ chức nghiệm thu để đưa vào hoạt động, dự kiến trong 6/2023 sẽ xong.

2. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh tiếp tục quan tâm khơi thông dòng chảy hệ thống thoát nước Sông Đồng đến Cầu Nam - Phan Rí Cửa đoạn gần khu vực Cầu Nam, hiện nay một số hộ dân của xã Hòa Minh, huyện Tuy Phong làm Hồ Tôm lấn chiếm hai bên ven sông làm hẹp và cản trở dòng chảy (cử tri xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình)

Ngày 08/5/2023 UBND xã Hòa Minh đã tổ chức kiểm tra, khảo sát thực tế khu vực tuyến Sông Đồng thuộc địa phận xã Hòa Minh quản lý; kết quả theo hiện trạng các hồ nuôi tôm không có thay đổi theo ranh giới từ trước đến nay, không có dấu hiệu mở rộng, lấn sông múc hồ nuôi mới.

3. Khu dân cư 15 ha thuộc thị trấn Phan Rí Cửa đã hoàn thành cơ sở hạ tầng (điện, đường, cấp thoát nước, phân lô...) nhưng chưa đưa vào sử dụng quản lý nên có tình trạng tụ tập mua bán, ô nhiễm môi trường làm mất mỹ quan và ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại khu vực này. Cử tri kiến nghị tỉnh quan tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để sớm đưa khu dân cư này vào sử dụng, giải quyết nhu cầu về đất ở cho nhân dân. (Cử tri thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong)

Dự án khu dân cư HTV.BT cơ bản hoàn thành (theo Thông báo số 248/TB- SXD ngày 09/4/2021 của Sở Xây dựng về kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng công trình: Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư HTV.BT-Phan Rí Cửa tại thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận).

Tuy nhiên, hiện nay còn vướng thi công bể xử lý nước thải và tuyến nước thoát ra biển. Do đó, UBND huyện đã báo cáo các ngành chức năng của tỉnh và UBND tỉnh tháo gỡ vấn đề này cho chủ đầu tư.

UBND tỉnh đã chỉ đạo tại Thông báo số 242/TB-UBND ngày 16/9/2022 về ý kiến của Phó Chủ tịch tỉnh Phan Văn Đăng tại buổi đi thực tế kiểm tra tình hình thực hiện dự án Khu dân cư HTV.BT - Phan Rí Cửa. Trên cơ sở đó, Công ty cổ phần HTV.BT Việt Nam, đơn vị tư vấn liên hệ các ngành chức năng của tỉnh, UBND huyện để giải quyết hồ sơ, pháp lý để thi công hệ thống thoát nước.

Sở Xây dựng có Công văn số 2517/SXD-QHKT ngày 06/10/2022 của về việc góp ý hồ sơ điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng của dự án Khu dân cư HTV.BT - Phan Rí Cửa và Sở Kế hoạch và Đầu tư có Công văn số 1367/SKHĐT-HTĐT ngày 10/4/2023 về việc phúc đáp kiến nghị liên quan đến đầu tư dự án Khu dân cư HTV.BT - Phan Rí Cửa, tại thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong;

UBND huyện đã có Công văn số 1251/UBND-KT ngày 27/5/2022 về việc đề nghị khẩn trương lập hồ sơ điều chỉnh cục bộ và đầu tư xây dựng bổ sung bể, hệ thống xử lý nước thải và tuyến cống thoát nước ra biển của dự án Khu dân cư HTV.BT - Phan Rí Cửa và Công văn số 784/UBND-KT ngày 04/4/2023 của UBND huyện Tuy Phong về việc tham mưu giải quyết đề nghị của Công ty Cổ phần HTV.BT Việt Nam;

Căn cứ các ý kiến của các ngành chức năng của tỉnh; Hiện nay, Công ty cổ phần HTV.BT Việt Nam, đơn vị tư vấn đã hoàn chỉnh lập hồ sơ điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng của dự án Khu dân cư HTV.BT - Phan Rí Cửa trình UBND huyện Tuy Phong xem xét phê duyệt.

Khi phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xong, Công ty Cổ phần HTV.BT Việt Nam lập hồ sơ xin phép và thi công công trình bể xử lý nước thải và tuyến thoát nước ra biển hoàn thành, thực hiện các thủ tục nghiệm thu xây dựng theo quy định và đưa vào khai thác sử dụng dự án.

II. UBND HUYỆN BẮC BÌNH: 05 NỘI DUNG

1. Cử tri kiến nghị tỉnh quan tâm đưa ra khỏi 3 loại rừng (300 ha) ở khu vực Kà Lúc thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Lũy quản lý, để cấp cho hộ thiếu đất sản xuất, ổn định cuộc sống (cử tri xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình)

Theo kết quả điều chỉnh quy hoạch 03 loại rừng giai đoạn 2016 - 2025 được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3656/QĐ-UBND ngày 27/12/2018, tại địa bàn xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình có khoảng 88,61 ha được quy hoạch đưa ra và dự kiến lập phương án bố trí đất sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân thực sự chưa có đất, thiếu đất sản. Hiện nay, diện tích này chưa được đo đạc bản đồ địa chính chi tiết nên địa phương chưa kiểm tra, xác định hiện trạng khu vực đất này để thực hiện theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh. Nội dung này, Ủy ban nhân dân huyện đang tiếp tục triển khai và thực hiện.

2. Cử tri đề nghị đầu tư hệ thống thủy lợi đập Ruộng Làng, đập Sông Tho để đảm bảo nguồn nước tưới phục vụ sản xuất cho bà con (cử tri xã Phan Tiến, Phan Sơn, huyện Bắc Bình)

Về kiến nghị đầu tư hệ thống thủy lợi đập Ruộng Làng, đập Sông Tho:

Qua kết quả khảo sát, đề xuất của các ngành chức năng huyện, nhằm hoàn chỉnh hệ thống kênh, bảo đảm bổ sung nguồn nước cho đập Sông Tho tưới đảm bảo 3 vụ/năm; bổ sung nguồn nước cho các công trình thủy lợi liền kề khác hiện đã được đầu tư trên địa bàn 02 xã Phan Lâm, Phan Sơn. Ủy ban nhân dân huyện có Công văn số 1968/UBND-SX ngày 02/8/2021 kiến nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh sớm có chủ trương và triển khai đầu tư Công trình trạm bơm Phan Lâm - Phan Sơn và hệ thống kênh tưới để phục vụ tưới cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp chưa chủ động nước của nhân dân 02 xã: Phan Lâm, Phan Sơn.

Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận đã phối hợp với UBND huyện Bắc Bình và Ban dân tộc của Hội đồng nhân dân tỉnh khảo sát thực tế, trong thời gian đến Công ty sẽ phối hợp với UBND huyện Bắc Bình và các cơ quan chức năng có liên quan lập kế hoạch đề xuất đầu tư theo kiến nghị của cử tri.

3. Cử tri tiếp tục đề nghị tỉnh xem xét bãi bỏ quy hoạch trung tâm cụm xã Bình An đã được tỉnh quy hoạch từ năm 2000 đến nay chưa thực hiện và có quy hoạch chung phù hợp với phát triển của toàn huyện. (Cử tri xã Bình An, huyện Bắc Bình)

Quy hoạch chung xây dựng xã Bình An đã được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng tại Quyết định số 4982/QĐ- UBND ngày 22/6/2022. Hiện nay, Đồ án quy hoạch chung xây dựng xã Bình An cơ bản hoàn thành; Ủy ban nhân dân xã Bình An đã phối hợp cùng đơn vị tư vấn lập Quy hoạch lấy ý kiến cộng đồng dân cư; đang triển khai thực hiện bước lấy ý kiến góp ý của thành viên Ủy ban nhân dân huyện và lấy ý kiến góp ý các sở, ngành của tỉnh. Sau khi hoàn chỉnh các thủ tục trên, Ủy ban nhân dân xã Bình An phối hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt theo quy định trong năm 2023. Quá trình lập quy hoạch chung xây dựng xã Bình An đã cập nhập các dự án, quy hoạch trên địa bàn xã, trong đó có quy hoạch trung tâm Cụm xã Bình An để định hướng quy hoạch đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

4. Cử tri đề nghị tỉnh xem xét đầu tư nhựa hóa tuyến đường liên huyện từ xã Phan Điền lên khu vực đập Đồng Măng nối với đường liên huyện Tà Mú - Suối Măng để thuận lợi trong lưu thông và sản xuất (cử tri xã Phan Điền, huyện Bắc Bình)

Tuyến đường liên huyện từ xã Phan Điền lên khu vực đập Đồng Măng nối với đường liên huyện Tà Mú - Suối Măng là tuyến đường giao thông nội đồng do UBND xã Phan Điền quản lý, có chiều dài 2,9 km trong đó:

+ Đoạn 1: Có chiều dài 0,5 km (từ bờ tràn khu dân cư xóm mới xã Phan Điền đến Trạm bảo vệ rừng phòng hộ xã Phan Điền) do UBND xã Phan Điền quản lý, hiện trạng là đường bê tông xi măng, hiện nay mặt đường đã hư hỏng nặng đi lại rất khó khăn. UBND huyện Bắc Bình đa có kế hoạch vốn để triển khai thực hiện xây dựng trong giai đoạn 2021-2025 tại Quyết định số 8271/QĐ-UBND ngày 02/11/2022 và triển khai thực hiện xây dựng khi được bố trí vốn.

+ Đoạn 2: Có chiều dài 0,2 km (từ Trạm bảo vệ rừng phòng hộ xã Phan Điền đến cầu Đúc kênh Úy Thay - Đá Giá) do Công ty Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận quản lý, hiện trạng là đường cấp phối sỏi đỏ, hiện nay mặt đường đang sử dụng tốt.

+ Đoạn 3: Có chiều dài 1,9 km (từ cầu Đúc kênh Úy Thay - Đá Giá đến đập Đồng Măng) do UBND xã Phan Điền quản lý, hiện trạng là đường cấp phối sỏi đỏ, hiện nay đoạn tuyến trên có một số vị trí mặt đường hư hỏng xuất hiện “ổ gà”, tuy nhiên đoạn tuyến trên cơ bản vẫn đảm bảo ổn định.

+ Đoạn còn lại: Có chiều dài 0,3 km (từ đập Đồng Măng đến giáp với đường dọc kênh liên huyện) hiện trạng là đất rừng, đây là tuyến đường công vụ dùng để sử dụng tuần tra, kiểm soát của Trạm bảo vệ rừng phòng hộ.

5. Xã Phan Hòa là xã thuần đồng bào dân tộc thiểu số, qua rà soát hiện nay có 342 hộ dân chưa có đất ở. Cử tri kiến nghị tỉnh quan tâm quy hoạch 20 ha đất động cát trắng để làm khu dân cư cấp hoặc bán cho hộ dân thiếu đất ở tại địa phương.” (Cử tri xã Phan Hòa, huyện bắc Bình)

Đối với diện tích 20 ha theo kiến nghị của cử tri nêu trên thuộc tiểu khu 128A thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Mao, qua xác định của Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Mao là rừng trồng được đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Căn cứ Luật Lâm nghiệp và Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ, không quy định việc chuyển đất rừng sang mục đích khác để bố trí đất ở. Mặt khác theo Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của huyện Bắc Bình đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1693/QĐ-UBND ngày 10/8/2022, thì khu vực này vẫn là đất rừng phòng hộ.

Vì vậy, việc cử tri đề nghị đưa diện tích trên ra khỏi quy hoạch 3 loại rừng để cấp đất ở cho một số hộ gia đình, cá nhân không có đất ở tại xã Phan Hòa là chưa phù hợp. Thông qua các đợt tiếp xúc cử tri tại xã, Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện và Ủy ban nhân dân huyện đã thông tin cho cử tri biết; tại buổi đối thoại trực tiếp giữa Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện với nhân dân xã Phan Hòa ngày 27/10/2022 cũng đã thông tin nội dung trên cho người dân xã Phan Hòa biết.

Theo quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 của huyện Bắc Bình đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, trên địa bàn xã Phan Hòa được bố trí chỉ tiêu 4,5ha diện tích đất ở tại 03 thôn Bình Hòa, Bình Minh, Bình Thắng để phục vụ nhu cầu của người dân địa phương. Ủy ban nhân dân huyện tiếp tục chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã Phan Hòa phối hợp với phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Kinh tế và Hạ tầng và các ngành liên quan triển khai các thủ tục đảm bảo theo đúng quy định.

III. UBND HUYỆN HÀM THUẬN BẮC: 01 NỘI DUNG

1. Tuyến đường từ ngã tư Phú Điền đến đập nước Phú Hội (xã Hàm Hiệp) kết nối với địa phận xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam đã được bê tông hóa nhưng tại đây chưa có cầu (qua sông Cà Ty). Cử tri kiến nghị tỉnh sớm đầu tư xây dựng cầu kiên cố để tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại của người dân và lưu thông, vận chuyển hàng hóa giữa hai huyện Hàm Thuận Bắc và huyện Hàm Thuận Nam (cử tri xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc)

Tuyến đường từ ngã tư Phú Điền đến đập nước Phú Hội là tuyến đường do UBND huyện Hàm Thuận Bắc quản lý. Để tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại của người dân và vận chuyển hàng hóa từ huyện Hàm Thuận Bắc sang huyện Hàm Thuận Nam phải qua sông Cà Ty. UBND tỉnh giao UBND huyện Hàm Thuận Bắc tổ chức kiểm tra, rà soát, báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, tham mưu UBND tỉnh chủ trương đầu tư cầu qua sông Cà Ty làm cơ sở triển khai thực hiện dự án.

IV. UBND THÀNH PHỐ PHAN THIẾT: 01 NỘI DUNG

1. Bãi rác Nam Phan Thiết hiện nay trong tình trạng quá tải, do lưu lượng rác thải tập trung hàng ngày nhiều, vào mùa mưa thì ô nhiễm nguồn nước, vào mùa khô thì do người dân sinh sống lân cận đốt khói, bụi gây ô nhiễm không khí. Cử tri kiến nghị ngành chức năng tỉnh có biện pháp khắc phục tình trạng trên (cử tri xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam)

Bãi rác Bình Tú tại thôn Tiến Bình, xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết có diện tích khoảng 26 ha, đi vào hoạt động từ năm 1999 cho đến nay, đã và đang ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và gây bức xúc trong nhân dân; đồng thời theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020, bãi rác Bình Tú thuộc đối tượng cơ sở công ích gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vì vậy, việc cải tạo, xử lý triệt để ô nhiễm môi trường, hướng tới đóng cửa bãi rác Bình Tú trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết và cấp bách nhằm ổn định đời sống, sinh hoạt của người dân trong khu vực nhằm góp phần bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp tại khu vực phía Nam thành phố Phan Thiết.

Để sớm đóng cửa bãi rác Bình Tú ngày 23/02/2023 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận đã có Thông báo số 748-TB/VPTU chỉ đạo Ban cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh lập dự án đầu tư, trình cấp có thẩm quyền thông qua danh mục đầu tư công để triển khai thực hiện dự án xử lý môi trường, đóng cửa bãi rác Bình Tú từ nguồn ngân sách tỉnh và vốn sự nghiệp môi trường. Triển khai chỉ đạo trên, UBND tỉnh có Công văn số 534/UBND-ĐTQH ngày 24/02/2023 giao UBND thành phố Phan Thiết khẩn trương lập dự án đầu tư, trình cấp có thẩm quyền thông qua danh mục đầu tư công để triển khai thực hiện dự án xử lý môi trường, đóng cửa bãi rác Bình Tú. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn UBND thành phố Phan Thiết thực hiện các trình tự, thủ tục để triển khai dự án xử lý môi trường, đóng cửa bãi rác Bình Tú theo đúng quy định của pháp luật. Hiện nay, UBND thành phố Phan Thiết đang triển khai thực hiện.

Về xử lý trước mắt, UBND tỉnh đã yêu cầu UBND thành phố Phan Thiết chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và đơn vị liên quan thực hiện ngay các biện pháp xử lý vệ sinh, môi trường nhất là xử lý ruồi tại khu vực bãi rác Bình Tú; đồng thời yêu cầu Công ty TNHH Nhật Hoàng là chủ đầu tư nhà máy xử lý rác thành phố Phan Thiết sớm hoàn tất các thủ tục, pháp lý liên quan để cuối tháng 9/2023 đưa nhà máy đi vào hoạt động, từ đó ngưng việc tiếp nhận rác tại bãi rác Bình Tú và đi đến đóng cửa đối với bãi rác theo quy định; đồng thời, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan, UBND thành phố Phan Thiết và chủ đầu tư nhà máy xử lý rác thành phố Phan Thiết khẩn trương có giải pháp để sớm đưa nhà máy đi vào hoạt động.

V. UBND HUYỆN HÀM THUẬN NAM: 01 NỘI DUNG

1. Tuyến đường nhựa cấp phối từ thôn Dân Thuận đi Mương Mán hư hỏng, xuống cấp trầm trọng không đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông. Cử tri kiến nghị ngành chức năng khảo sát có kế hoạch đầu tư nâng cấp, sửa chữa (cử tri xã Hàm Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam)

Tuyến đường nhựa cấp phối từ thôn Dân Thuận đi Mương Mán là tuyến đường thuộc công trình kiên cố hóa đường liên thôn xã Hàm Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam do UBND xã Hàm Thạnh làm chủ đầu tư. Công trình đã được UBND huyện phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình tại Quyết định số 1282/QĐ-UBND ngày 11/10/2022.

Hiện nay, UBND xã Hàm Thạnh đang tổ chức thi công tuyến đường trên, dự kiến hoàn thành trong quý III/2023.

VI. UBND HUYỆN HÀM TÂN: 01 NỘI DUNG

1. Cử tri kiến nghị triển khai làm đường 331 và đoạn từ cụm công nghiệp xã Thắng Hải vào Dự án 300 ha và 400 ha (cử tri huyện Hàm Tân)

Về tuyến đường 331:

Đây là tuyến đường giao thông nông thôn được đầu tư từ năm 2010, với chiều dài tuyến đường 5.075 mét; điểm đầu tuyến giao Quốc lộ 55, tại lý trình khoảng Km54+70; điểm cuối tuyến giáp đường đất hiện hữu; kết cấu mặt đường bằng đá dăm kẹp đất, láng nhựa dày 2,5 cm; mặt đường rộng 5,5 m, nền đường rộng 7,5 m.

Tuyến đường này phục vụ cho việc đi lại của nhân dân các thôn Suối Tứ, Suối Bang ra Quốc lộ 55 đi đến trung tâm xã và ngược lại. Ngoài ra còn phục vụ việc vận chuyển hàng hóa tại khu sản xuất khoảng hơn 800 ha của người dân, do đó lưu lượng phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đường khá nhiều cộng với việc vận chuyển hàng hóa có tải trọng tương đối lớn dẫn đến tuyến đường nhanh chóng xuống cấp, có nhiều đoạn bị hư hỏng toàn bộ kết cấu nền, mặt đường và nhiều đoạn xuất hiện ổ gà, ổ voi, nứt nẻ mặt đường láng nhựa gây ảnh hưởng đến việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân.

UBND huyện cũng đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện lập hồ sơ khắc phục sửa chữa các hư hỏng nền, mặt đường của tuyến đường, với tổng kinh phí khoảng hơn 3,0 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện nay nguồn kinh phí của huyện còn khó khăn nên chưa thể thực hiện được. Do đó, UBND huyện kiến nghị UBND tỉnh quan tâm xem xét đầu tư tuyến đường này để phục vụ nhu cầu đi lại cho người dân địa phương.

Về nội dung Sửa chữa tuyến đường từ Cụm Công nghiệp Thắng Hải vào dự án 300 - 400 ha:

Ngày 07/4/2022 UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Kinh tế và Hạ tầng chủ trì phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch, UBND xã Thắng Hải khảo sát hiện trạng tuyến đường vào dự án 300 - 400 ha, xã Thắng Hải. Qua khảo sát hiện trạng, nhận thấy tuyến đường này hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, các phương tiện đi lại khó khăn cần phải đầu tư, nâng cấp sửa chữa để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân địa phương; kinh phí đầu tư khá lớn, ngân sách huyện không có khả năng thực hiện. Trước mắt để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân địa phương, UBND huyện đã có chủ trương sửa chữa tuyến đường này với kinh phí khoảng 500 triệu đồng.

VII. UBND THỊ XÃ LA GI: 01 NỘI DUNG

1. Cử tri kiến nghị chủ đầu tư, đơn vị thi công sớm hoàn thành tuyến đường ĐT.719 đưa vào sử dụng để đảm bảo đời sống, sinh hoạt và tham gia giao thông của người dân, hiện nay tiến độ thi công công trình kéo dài, gây bức xúc trong nhân dân (cử tri phường Tân An, thị xã La Gi)

Dự án Nâng cấp, mở rộng đường ĐT.719 đoạn Kê Gà - Tân Thiện, tỉnh Bình Thuận được Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tại Nghị quyết số 07/NQ-HĐND ngày 08/5/2020.

Đoạn đường Nguyễn Công Trứ thuộc dự án Nâng cấp, mở rộng đường ĐT.719 (đoạn Kê Gà- Tân Thiện) đoạn qua thị xã La Gi đến nay vẫn chưa được thi công hoàn thiện do vướng công tác giải phóng mặt bằng đối với 03 hộ trên địa bàn phường Tân Thiện, thị xã La Gi (gồm: hộ Ngô Thị Bạch Yến, Lương Trung Quang, Ngô Thị Liễu).

Qua nhiều lần vận động, thuyết phục 03 hộ dân tự bàn giao mặt bằng để thi công trình nhưng các hộ dân không tự nguyện thực hiện. UBND thị xã La Gi đã ban hành các Quyết định cưỡng chế thu hồi đất đối với 03 hộ này để thực hiện dự án (Quyết định số 162/QĐ-UBND ngày 09/3/2023; Quyết định số 163/QĐ- UBND ngày 09/3/2023; Quyết định số 164/QĐ-UBND ngày 09/3/2023). UBND thị xã đã ban hành Kế hoạch để tổ chức cưỡng chế, tuy nhiên hiện nay UBND thị xã đã ban hành Quyết định tạm đình chỉ việc thi hành Quyết định cưỡng chế để thu hồi đất đối với 03 hộ này với lý do: hộ bà Ngô thị Liễu (do ông Trần Trung Nghĩa đại diện) có đơn đồng thuận ngày 10/4/2023 tự nguyện thi hành quyết định thu hồi đất, tự tháo dỡ, bàn giao mặt bằng; hộ ông Lương Trung Quang đề nghị xem xét lại quyết định cưỡng chế; hộ Ngô Thị Bạch Yến có đơn đề nghị tạm hoãn thi hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất.

Hiện nay, UBND thị xã đang xem xét giải quyết đơn của 02 hộ ông Lương Trung Quang và hộ Ngô Thị Bạch Yến, trong thời gian đến UBND thị xã sẽ tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo theo quy định để sớm thu hồi đất bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công sớm thi công hoàn thiện dự án.

VIII. UBND HUYỆN TÁNH LINH: 07 NỘI DUNG

1. Hiện nay, 05 hộ dân sinh sống trong khu vực Bến Cá, sát tấm pin điện năng lượng mặt trời nổi của hồ thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi rất nguy hiểm, cuộc sống của bà con rất khó khăn. Cử tri mong muốn UBND tỉnh tiếp tục xem xét có chủ trương cấp đất tái định cư để di dời 05 hộ kịp thời trong mùa mưa bão năm 2022 (cử tri xã La Ngâu, huyện Tánh Linh)

2. Nhân dân thôn Đa Mi sinh sống từ năm 1999 đến nay đã 23 năm, đất đai, nhà cửa... của nhân dân đã ổn định. Bà con trong thôn đã kiến nghị UBND tỉnh nhiều lần xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, để thuận tiện trong việc vay vốn phát triển sản xuất, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết (cử tri xã La Ngâu, huyện Tánh Linh):

Hai nội dung này cùng một khu vực đất chưa được tỉnh thu hồi giao về địa phương quản lý mặc dù huyện đã đề xuất, kiến nghị nhiều lần trong các năm trước. Đến ngày 27/02/2023 UBND tỉnh có Công văn số 551/UBND-KT yêu cầu rà soát toàn bộ diện tích đất rừng đã đưa ra ngoài quy hoạch lâm nghiệp qua các kỳ quy hoạch nhưng chưa được UBND tỉnh chuyển mục đích, giao về địa phương quản lý; đồng thời tổ chức kiểm tra thực địa để xác định cây rừng còn lại (nếu có) và đề xuất phương án xử lý; thống kê hiện trạng, nguồn gốc, pháp lý,…, từng thửa đất (theo như đề cương kèm theo Công văn số 551/UBND-KT ngày 27/02/2023 của UBND tỉnh); đồng thời xây dựng Phương án sử dụng đất của từng xã để UBND huyện tổng hợp, xây dựng phương án sử dụng đất toàn huyện và trình UBND tỉnh chuyển mục đích, giao về địa phương quản lý. Để thực hiện đầy đủ các nội dung theo Công văn số 551/UBND-KT, UBND huyện đã ban hành Công văn số 820/UBND-SX ngày 05/5/2023 để triển khai thực hiện, trong đó: giao Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, rà soát toàn bộ diện tích đất rừng đã đưa ra ngoài quy hoạch lâm nghiệp qua các kỳ quy hoạch nhưng chưa được UBND tỉnh chuyển mục đích, giao về địa phương quản lý; đồng thời tổ chức kiểm tra thực địa để xác định cây rừng còn lại (nếu có) và đề xuất phương án xử lý. Giao UBND các xã liên hệ các đơn vị có chức năng đo đạc địa chính để thực hiện các trình tự, thủ tục nhằm triển khai việc đo đạc làm cơ sở cho việc kiểm kê, thống kê hiện trạng, nguồn gốc, pháp lý,…, từng thửa đất (theo như đề cương kèm theo Công văn số 551/UBND-KT ngày 27/02/2023 của UBND tỉnh); đồng thời xây dựng phương án sử dụng đất gởi về Phòng Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, tham mưu UBND huyện xây dựng phương án sử dụng đất chung trên địa bàn toàn huyện. Giao Phòng Tài chính - Kế hoạch tham mưu, đề xuất UBND huyện cấp kinh phí cho UBND các xã có diện tích cần đo đạc theo kết quả rà soát và giao Phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND huyện tổng hợp, xây dựng Phương án sử dụng đất chung đối với diện tích quy hoạch đưa ra 3 loại rừng trên địa bàn huyện theo đề cương kèm theo Công văn số 551/UBND-KT gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật; đồng thời, rà soát đảm bảo phù hợp với quy hoạch rừng và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện trong cùng thời kỳ được phê duyệt. Như vậy, nội dung cử tri kiến nghị liên quan đến đất khu vực Đa Mi, UBND huyện đang thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh và cần phải có thời gian khá dài mới hoàn thành do phải thực hiện nhiều bước và mất khá nhiều thời gian, kinh phí.

3. Năm 2002, UBND tỉnh có chính sách giao đất sản xuất cho bà con hộ nghèo trên địa bàn xã theo tinh thần Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy, trên địa bàn xã La Ngâu được 120 ha, trong đó tại khu vực Đa Sô của Bản 1 được 41 ha (đất đã được UBND tỉnh đưa ra quy hoạch 3 loại rừng). Trước khi cấp đất cho bà con, có quy định là không được chặt hạ các loại cây rừng có đường kính trên 10 cm. Hiện nay, các cây trên đã cao to tán phủ hết các diện tích đất của bà con, gây khó khăn trong quá trình sản xuất. Qua khảo sát của các ngành chức năng, do một số diện tích cây trên tán phủ thành rừng nên UBND tỉnh dự kiến đưa 14 ha đất trên vào trong quy hoạch 3 loại rừng, nếu như vậy bà con thiếu đất sản xuất. Cử tri mong muốn UBND tỉnh quan tâm xem xét giải quyết cho bà con để có đất canh tác (cử tri xã La Ngâu, huyện Tánh Linh)

Trên cơ sở nội dung trả lời và ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh tại Báo cáo số 283/BC-UBND ngày 19/12/2022; UBND huyện đã có Công văn chỉ đạo số 692/UBND-SX ngày 13/4/2023 về việc tham mưu báo cáo đề xuất các kiến nghị của cử tri và đã chỉ đạo UBND xã La Ngâu căn cứ hiện trạng cây rừng, Luật Lâm nghiệp năm 2017 và ý kiến của UBND tỉnh tại Báo cáo số 283/BC-UBND ngày 19/12/2022 tổ chức quán triệt các quy định của pháp luật về việc quản lý và bảo vệ rừng đến bà con biết, chấp hành; đồng thời chỉ đạo Hạt Kiểm lâm Tánh Linh chủ trì, phối hợp cùng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND xã La Ngâu, Ban Quản lý rừng phòng hộ La Ngà tổ chức kiểm tra, đánh giá hiện trạng đối với đất còn rừng tự nhiên nằm ngoài quy hoạch 03 loại rừng tại khu vực Đa Sô, xã La Ngâu tham mưu đề xuất theo đúng quy định. Khu vực Đa Sô 40 ha (giao khoán theo Nghị định 01/NĐ-CP) hiện nay vẫn còn nằm trong quy hoạch 03 loại rừng, thuộc Tiểu khu 340 (RSX), lâm phận do Ban quản lý rừng phòng hộ La Ngà quản lý. Theo đó, UBND huyện đã chỉ đạo Ban quản lý rừng phòng hộ La Ngà, UBND xã La Ngâu phối hợp tổ chức triển khai, thực hiện một số nội dung sau:

- Đối với diện tích 21,35 ha hiện trạng rừng tự nhiên, thuộc trạng thái thường xanh phục hồi (TXP) hiện nay cây rừng đã phủ kín nên tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm túc công tác quản lý, bảo vệ rừng, nghiêm cấm mọi hành vi tác động đối với diện tích rừng tự nhiên. Nhằm tạo điều kiện cho người dân có thêm thu nhập sẽ giao khoán bảo vệ rừng cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại xã La Ngâu theo chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được quy định tại Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ.

- Đối với diện tích 18,65 ha đã giao khoán theo Nghị định số 01/NĐ-CP ngày 04/01/1995 của Chính phủ (người dân hiện nay canh tác ổn định trồng cây điều, cao su, cà phê, keo) và còn 71 cây gỗ rừng tự nhiên nằm rãi rác. Ban Quản lý rừng phòng hộ La Ngà phối hợp với UBND xã La Ngâu tuyên truyền, vận động người dân không được cơi nới, lấn, chiếm đất rừng, không được tác động như: khai thác, ken cây, đốt gốc, dùng hóa chất làm cây chết, không được xây dựng nhà ở, công trình kiên cố trên diện tích nhận khoán và tiếp tục để cho các hộ dân canh tác ổn định trên diện tích 18,65 ha đất đã giao khoán.

4. Khu vực rừng Sến, Lạc Hà đã nhiều năm nay người dân tác động vào cây sến làm nhiều cây sến chết và việc cơi nới nhà tạm bợ địa phương không kiểm soát được do lực lượng cán bộ làm công tác quản lý quá ít. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh cho chủ trương để chỉ đạo phối hợp các ngành liên quan của tỉnh cho thanh lý cây sến và quy hoạch khu dân cư dãn dân theo tình hình phát triển của thị trấn (cử tri thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh)

Trên cơ sở nội dung trả lời và ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh tại Báo cáo số 283/BC-UBND ngày 19/12/2022; UBND huyện đã có Công văn số 692/UBND- SX ngày 13/4/2023 về việc tham mưu báo cáo đề xuất các kiến nghị của cử tri đã chỉ đạo Phòng Kinh tế và Hạ tầng chủ trì cùng Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài chính - Kế hoạch, UBND thị trấn Lạc Tánh rà soát thật cụ thể và nêu rõ sự cần thiết quy hoạch khu dân cư dãn dân (trong đó lưu ý phải báo cáo cụ thể lý do vì sao cần phải tiếp tục đầu tư dự án tại khu vực rừng Sến mà không phải vị trí khác) để báo cáo HĐND huyện xem xét, cho ý kiến trước khi kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết chủ trương làm cơ sở thực hiện các thủ tục liên quan theo quy định. Trước năm 2001, khu vực rừng Sến là đất lâm nghiệp, đã được Lâm trường Tánh Linh trồng cây Sến, cây Điều và ký hợp đồng giao khoán cho cán bộ, CNVC Lâm trường bảo vệ và thu hoạch cây Điều; đến năm 2010, khu vực rừng Sến được phép chuyển ra khỏi 3 loại rừng và giao cho địa phương quản lý. Hiện trạng trên đất đã có các hộ dân ở, canh tác lâu dài. Để tiếp tục hoàn thiện sắp xếp ổn định khu dân cư UBND huyện đã phê duyệt đồ án quy hoạch điểm dân cư rừng sến tại Quyết định số 2041/QĐ- UBND ngày 14/4/2014 của UBND huyện nhằm mở rộng và sắp xếp ổn định dân cư hiện hữu theo hình thức xã hội hóa với diện tích là 29,35 ha. Hiện nay khu vực này đã được cập nhật vào quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 của huyện, là đất khu dân cư đô thị và đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 201/QĐ-UBND ngày 30/1/2023 để làm cơ sở để hoàn chỉnh quy hoạch thực hiện dự án khu dân cư và dự án đang có một số nhà đầu tư quan tâm nghiên cứu để xin chủ trương đầu tư theo quy định. Do vậy, việc đầu tư khu dân cư rừng Sến là cần thiết để sắp xếp dân cư ổn định dân cư hiện hữu và tạo qũy đất phát triển thị trấn Lạc Tánh theo hướng kết nối với các cụm công nghiệp tại Gia Huynh và Suối Kiết (định hướng theo Nghị quyết Đại hội Đảng của huyện lần thứ IX) và hoàn thành tiêu chí đất ở, số dân của thị trấn Lạc Tánh đô thị loại V. Việc thanh lý cây sến, UBND huyện sẽ tiếp tục đề xuất, kiến nghị với các sở ngành của tỉnh trong quá trình góp ý về chủ trương đầu tư dự án.

5. Hệ thống cống thoát nước đi qua tuyến đường ĐT.720, đoạn qua khu phố Lạc Hưng 2 quá nhỏ không đáp ứng được lượng nước chính đổ từ núi Lồ Ồ xuống kéo theo rác thải sinh hoạt, cây khô... khiến cống thường xuyên ngập và tràn qua đường ĐT.720 gây cản trở giao thông và không đảm bảo môi trường. Cử tri kiến nghị tỉnh có chủ trương tu sửa để khắc phục tình trạng trên (cử tri thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh)

Hiện trạng trên tuyến đường ĐT.720 (đường Trần Hưng Đạo) tại Km37+350 (khu phố Lạc Hưng 2, thị trấn Lạc Tánh) đã bố trí 01 cống bản ngang đường rộng 2 m để phục vụ thoát nước từ khu vực đồi Lồ Ô. Tuy nhiên, do hiện trạng mương thoát nước thượng, hạ lưu cống bản cây cối, cỏ mọc um tùm. Khi trời mưa mang theo đất, cây cối gây tắc nghẽn, cản trở dòng chảy, do đó không đảm bảo thoát nước khi trời mưa lớn. UBND huyện Tánh Linh đã chỉ đạo các cơ quan, ban ngành, địa phương kiểm tra khảo sát khu vực trên và đề xuất giao UBND thị trấn Lạc Tánh vận động nhân dân phát quang, dọn dẹp vệ sinh lòng suối để đảm bảo thoát nước. Đồng thời, tại vị trí hạ lưu cống bản này chảy ra ruộng thuộc dự án nạo vét, cải tạo hệ thống thoát nước, điện chiếu sáng và hoa viên, cây xanh các tuyến đường trên địa bàn thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1901/QĐ-UBND ngày 28/7/2021 và điều chỉnh, bổ sung tại Quyết định số 591/QĐ-UBND ngày 31/3/2023. Hiện nay hồ sơ đang trình Trung tâm Kiểm định - Sở Xây dựng thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công và dự toán, dự kiến sẽ triển khai vào cuối năm 2023.

6. Hiện nay, quy mô Trường THPT Tánh Linh không đủ đáp ứng về nhu cầu học tập ngày càng tăng của con em huyện Tánh Linh thuộc khu vực phía Nam sông, điểm đầu vào của Trường các năm học vừa qua rất cao, nên các em muốn theo học chương trình THPT thì phải đi học tại các trường khác xa nhà khó khăn trong việc đi lại, ăn ở sinh hoạt hoặc các em bỏ học giữa chừng. Cử tri mong muốn UBND tỉnh cho chủ trương mở rộng trường và biên chế đội ngũ giáo viên để đáp ứng nhu cầu học tập của con em địa phương (cử tri thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh)

UBND huyện đã có Công văn số 599/UBND-VX ngày 03/4/2023 về việc báo cáo giải quyết kiến nghị của cử tri về cơ sở vật chất và quy mô học sinh của Trường THPT Tánh Linh, theo nội dung này Phòng Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn số 148/PGDĐT ngày 5/4/2023 sau buổi làm việc với Trường THPT Tánh Linh. Qua buổi làm việc, trao đổi với Phòng Giáo dục và Đào tạo và Trường THPT Tánh Linh Điểm chuẩn đầu vào tuyển sinh 10 năm học 2022-2023 là 21 điểm (đứng sau ba trường THPT: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lý Thường Kiệt). Trong những năm gần đây, chất lượng giáo dục của Trường THPT Tánh Linh nâng cao; tỷ lệ tốt nghiệp THPT hầu như 100%, số lượng học sinh giỏi cấp tỉnh, thi Olympic khu vực, thi Tin học trẻ, thi sáng tạo khoa học kỹ thuật luôn xếp thứ hạng 3-4 của Tỉnh; số học sinh thi đỗ vào các trường đại học tốp trên càng ngày càng nhiều; uy tín của trường ngày một nâng cao. Chính vì thế, không chỉ học sinh lớp 9 của khu vực Nam sông mà cả học sinh lớp 9 của khu vực Bắc sông và học sinh của các Tỉnh khác cũng đăng ký tuyển sinh vào lớp 10 tại trường. Hàng năm, căn cứ vào số lượng học sinh lớp 9 trong khu vực mà UBND tỉnh giao chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường THPT; Sở GD&ĐT căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh của tỉnh để quyết định điểm đầu vào của từng trường. Việc con em không được học lớp 10 tại Trường THPT Tánh Linh không phải do lý do trường thiếu phòng học hoặc thiếu giáo viên mà do số học sinh dự thi tuyển sinh vào lớp 10 nhiều hơn chỉ tiêu tuyển sinh của trường (khoảng 60 - 70 học sinh); những học sinh thi trượt phải học ở những trường có nguyện vọng 2 hoặc học tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên. Hiện nay, Trường THPT Tánh Linh có 1.560 học sinh với 30 phòng học, dư 7 phòng và dư 3 giáo viên, Trường THPT Tánh Linh đã trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất cũng như biên chế giáo viên đáp ứng cho công tác giảng dạy.

7. Trường trung học cơ sở (THCS) Gia An được Nhà nước xây dựng trường chuẩn quốc gia từ năm 1998, nhưng hiện nay có 01 dãy phòng học (dãy trệt) vào mùa mưa thì nước tràn vào các phòng học, vì trong thời gian qua được Nhà nước quan tâm xây dựng thêm 01 dãy lầu và nâng cấp sân trường, nên nền dãy phòng học (dãy trệt) thấp hơn so với sân trường, từ đó, nước tràn vào các phòng học. Cử tri tiếp tục đề nghị UBND tỉnh quan tâm tạo điều kiện để có kinh phí sửa chữa, nâng cấp, thuận lợi cho việc học tập của con em (cử tri xã Gia An, huyện Tánh Linh)

UBND huyện Tánh Linh đã chỉ đạo Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng huyện phối hợp với các ngành liên quan cùng với địa phương, Trường THCS Gia An căn cứ theo quy hoạch và nhu cầu thực tế của trường khảo sát, đề xuất đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học của trường. Qua việc khảo sát, đánh giá về nhu cầu, quy mô, công suất đầu tư và rà soát danh mục đầu tư công trung hạn của tỉnh, huyện giai đoạn 2021-2025 không có đầu tư. Do nguồn vốn đầu tư lớn, nên trước mắt để đảm bảo cơ sở vật chất của trường huyện sẽ sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp giáo dục để sửa chữa, về lâu dài sẽ đề nghị tỉnh bố trí khối phòng học này (quy mô đầu tư 01 trệt + 01 lầu) vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn của tỉnh giai đoạn 2026-2030 để đảm bảo đầu tư vào đầu giai đoạn theo quy định.

IX. UBND huyện Đức Linh: 03 NỘI DUNG

1. Đoạn đường ĐT.766 khu vực trạm bơm Võ Xu đường quanh cua, cầu hẹp rất nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông. Cử tri đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng sớm khảo sát cho mở rộng đảm bảo an toàn người dân khi tham gia giao thông (cử tri thị trấn Võ Xu, huyện Đức Linh)

Để kịp thời khắc phục nhằm hạn chế tai nạn giao thông tại “điểm đen” nêu trên, UBND huyện đã chỉ đạo lắp đặt các tiêu phản quang chỉ hướng lưu thông đoạn đường cong; lắp dựng hai biển cảnh báo “Đoạn đường cong nguy hiểm”. Đồng thời cũng đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân khi tham gia giao thông, tuân thủ đi đúng tốc độ, đúng phần đường, làn đường để tránh xảy ra tai nạn giao thông. UBND huyện Đức Linh sẽ tiếp tục chỉ đạo cho các lực lượng chức năng tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát nhằm hạn chế TNGT.

2. Tuyến đường số 7 từ ngã tư huyện đội ra đê bao đã được nhựa hóa và bê tông. Cử tri đề nghị UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo các ngành chức năng khảo sát đầu tư kinh phí làm mới tuyến đường và cầu từ đê bao nối thông với xã Phú Bình, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai để thuận tiện cho việc giao thương hàng hóa nông sản nhằm tạo sự phát triển kinh tế của địa phương (cử tri xã Nam Chính, huyện Đức Linh)

Tuyến đường từ huyện đội đi đê bao xã Nam Chính có chiều dài khoảng 8,8 km, trong đó đoạn 4,6 km đầu tuyến là đường thấm nhập nhựa rộng 4,5 m hiện nay đã được UBND huyện đầu tư nâng cấp thảm bê tông nhựa từ nguồn vốn ngân sách huyện (công trình đã hoàn thành và nghiệm thu đưa vào sử dụng trong tháng 4/2023) và khoảng 4,2km mặt đường bê tông xi măng rộng 4,0m đã được UBND huyện đầu tư trong giai đoạn 2020 - 2021. Vì vậy, tuyến đường đã đảm bảo phục vụ nhu cầu đi lại sản xuất và vận chuyển hàng hóa của người dân trong vùng. Riêng đoạn đường từ đê bao đến sông La Ngà khoảng 2,0km là đường đất, UBND huyện Đức Linh đã chỉ đạo cho địa phương UBND xã Nam Chính huy động nhân dân và các nguồn lực khác tại địa phương sửa chữa, khắc phục tạm thời nền đường cấp phối để đảm bảo phục vụ đi lại, sản xuất cho nhân dân.

3. Hiện nay, nghĩa trang nhân dân Đồi Đá, xã Đức Hạnh đã kín mồ mã, người mất không có nơi an táng, nhân dân rất bức xúc. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh sớm phê duyệt quy hoạch sử dụng đất nghĩa trang Đồi Đá để thuận lợi cho việc an táng của người dân (cử tri xã Đức Hạnh, huyện Đức Linh)

Hiện nay, danh mục công trình dự án nghĩa trang xã Đức Hạnh đã có trong Quy hoạch sử dụng đất huyện Đức Linh giai đoạn 2021-2030 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định 202/QĐ-UBND ngày 30/01/2023 và Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 huyện Đức Linh được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định 1608/QĐ-UBND ngày 28/7/2022. Trong thời gian tới, UBND huyện sẽ tiếp tục chỉ đạo UBND xã Đức Hạnh, các cơ quan chuyên môn huyện tập trung rà soát những khó khăn, vướng mắc trong triển khai đầu tư dự án, tham mưu UBND huyện kiến nghị UBND tỉnh, các sở, ngành quan tâm xem xét giải quyết để dự án nghĩa trang nhân dân xã Đức Hạnh sớm được đầu tư nhằm giải quyết nhu cầu bức xúc của nhân dân./.

 

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác