Nghị quyết 270/NQ-HĐND năm 2023 kết quả giám sát tình hình thực hiện và triển khai Đề án sắp xếp, sáp nhập các bản, tiểu khu, tổ dân phố; kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn đầu mối bên trong các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sơn La
Nghị quyết 270/NQ-HĐND năm 2023 kết quả giám sát tình hình thực hiện và triển khai Đề án sắp xếp, sáp nhập các bản, tiểu khu, tổ dân phố; kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn đầu mối bên trong các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sơn La
Số hiệu: | 270/NQ-HĐND | Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Sơn La | Người ký: | Nguyễn Thái Hưng |
Ngày ban hành: | 07/12/2023 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 270/NQ-HĐND |
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Sơn La |
Người ký: | Nguyễn Thái Hưng |
Ngày ban hành: | 07/12/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 270/NQ-HĐND |
Sơn La, ngày 07 tháng 12 năm 2023 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ TÁM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Xét Báo cáo số 156/BC-ĐGS ngày 06 tháng 12 năm 2023 của Đoàn giám sát HĐND tỉnh và ý kiến thảo luận của Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thống nhất nội dung Báo cáo số 156/BC-ĐGS ngày 06/12/2023 của Đoàn giám sát HĐND tỉnh về kết quả giám sát tình hình thực hiện và triển khai Đề án sắp xếp, sáp nhập các bản, tiểu khu, tổ dân phố; việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn đầu mối bên trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện trên địa bàn tỉnh. Thông qua những nội dung cơ bản sau:
1. Kết quả đạt được
1.1. Công tác tổ chức chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện
Ngay sau khi HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 101/NQ-HĐND ngày 07/12/2018 về thông qua Đề án sắp xếp sáp nhập các bản, tiểu khu, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã kịp thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành và triển khai có hiệu quả Nghị quyết của HĐND tỉnh (UBND tỉnh đã ban hành 02 hướng dẫn1, 02 kế hoạch2 và 06 Công văn3 triển khai thực hiện). Đồng thời, để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh, tham mưu, trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 85/2018/NQ-HĐND ngày 07/12/2018 của HĐND tỉnh về việc bổ sung khoản 6, Điều 1, Nghị quyết số 25/2017/NQ-HĐND ngày 15/3/2017 của HĐND tỉnh trong đó quy định mức hỗ trợ đối với người hoạt động không chuyên trách, người hưởng mức hỗ trợ khi thôi đảm nhiệm chức danh do sắp xếp, sáp nhập lại bản, tiểu khu, tổ dân phố theo quy định.
UBND tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo, quán triệt Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020; Nghị định số 108/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020; Quyết định số 1218/QĐ-UBND ngày 09/06/2021 về Đề án kiện toàn, sắp xếp các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và ban hành văn bản chỉ đạo UBND cấp huyện xây dựng đề án sắp xếp các cơ quan chuyên môn và tham mưu trình HĐND cấp huyện ban hành Nghị quyết của về việc thành lập, giải thể các cơ quan chuyên môn theo quy định.
1.2. Kết quả thực hiện và triển khai
Thực hiện Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03/12/2018 của Bộ Nội vụ và Nghị quyết số 101/NQ-HĐND ngày 07/12/2018 của HĐND tỉnh từ năm 2019 đến năm 2023, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh ban hành 06 Nghị quyết để sáp nhập và đặt tên bản4. Qua đó, đã sắp xếp, sáp nhập 1.997 bản (vượt 77 bản so với mục tiêu Đề án) thành 920 bản, giảm 1.077 bản (tăng 09 bản so với mục tiêu Đề án). Sau sắp xếp, sáp nhập bản, hiện nay toàn tỉnh có 2.247 bản5; trong đó: 912/2.247 bản đạt tiêu chuẩn theo quy định, 942/2.247 bản đạt từ 50% đến 99% quy mô số hộ theo quy định; 393/2.247 bản chưa đạt 50% quy mô số hộ theo quy định (thuộc diện đặc thù, không thực hiện sáp nhập).
- Về cơ sở vật chất: Trong giai đoạn 2019-2021, đã thực hiện sắp xếp 2.143 cơ sở đất, nhà văn hóa (diện tích đất 1.551.935 m2; tổng diện tích nhà 218.552 m2), cụ thể như sau: Giữ lại tiếp tục sử dụng: 2.124 cơ sở nhà, đất (diện tích đất 1.539.259 m2; tổng diện tích nhà 216.632 m2); điều chuyển: 13 cơ sở nhà, đất (diện tích đất 11.292 m2; diện tích nhà 1.368 m2); bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất: 06 cơ sở nhà, đất6 (diện tích đất 1.384 m2; diện tích nhà 552 m2). Đến nay, cơ bản UBND các huyện, thành phố đã chỉ đạo UBND các xã, phường thị trấn nơi có tổ, bản, xóm tiểu khu sáp nhập, thực hiện giao tài sản cho tổ, bản, xóm tiểu khu mới tiếp tục quản lý, sử dụng.
- Việc sắp xếp tài sản, trang thiết bị khác: 12/12 huyện, thành phố đã chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn hoàn thành công tác giao tài sản, trang thiết bị tại các nhà văn hóa cho tổ, bản, tiểu khu, xóm mới tổ chức hoạt động cho nhân dân.
- Về cơ cấu, tổ chức, biên chế cấp tỉnh: Sau khi sắp xếp, giữ nguyên 19 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Tổng số phòng thuộc cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh: Trước khi sắp xếp 115 phòng; sau khi sắp xếp: 112 phòng và tương đương thuộc sở; Tổng số Chi cục thuộc cơ quan chuyên môn 08 Chi cục; sau khi sắp xếp: 07 Chi cục, giảm 01 Chi cục. Hiện nay, chưa sắp xếp được Ban Tiếp Công dân thuộc Văn phòng UBND tỉnh về Thanh tra tỉnh7. Tổng số đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh: 11 đơn vị. Tổng số đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc sở, ban, ngành: 141/141 đơn vị. Năm 2020, tổng số biên chế công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh là 1.214 biên chế cấp tỉnh (không bao gồm biên chế của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh 33 biên chế; Ban Quản lý các khu công nghiệp 14 biên chế). Đến năm 2023, tổng số biên chế công chức là 1.204 giảm 10 biên chế so với năm 2020 (không bao gồm Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh 40 biên chế; Ban Quản lý các khu công nghiệp 14 biên chế).
- Việc bố trí cấp phó: Số lượng cấp phó các phòng các đơn vị thuộc sở hiện nay đều đảm bảo theo quy định 8.
- Về ban hành các văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của một số đơn vị sau sắp xếp: UBND tỉnh đã ban hành 17 Quyết định quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức đối với các sở.
Tổng số phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện: 144. Đơn vị sự nghiệp công lập: 578/578 đơn vị. Về cơ cấu, tổ chức, biên chế: Sau khi sắp xếp cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh thống nhất gồm 12 phòng chuyên môn cấp huyện. Toàn tỉnh hiện có 144 cơ quan chuyên môn cấp huyện (giảm 06 cơ quan so với năm 2020) 9. Năm 2020, tổng số biên chế UBND các huyện, thành phố là 1.013. Đến năm 2023, tổng số biên chế là 1.004 (giảm 09 biên chế so với năm 2020).
- Kết quả sắp xếp tài sản:
(1) Sắp xếp tài sản khi sáp nhập BQLDA di dân tái định cư thủy điện Sơn La vào BQLDA đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT theo Quyết định số 3302/QĐ-UBND ngày 30/12/2021 của UBND tỉnh. (2) Sắp xếp tài sản khi sáp nhập Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật và du lịch và Trường Trung cấp luật Tây Bắc vào Trường Cao đẳng Sơn La theo Đề án số 709/ĐA-UBND ngày 05/5/2023 của UBND tỉnh, Quyết định số 864/QĐ-LĐTBXH ngày 05/7/2023 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc sáp nhập Trường trung cấp Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch và Trường trung cấp Luật Tây Bắc vào Trường Cao đẳng Sơn La.
(2) Việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Sơn La cơ bản đã thực hiện tốt các quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ.
(3) Kinh phí tiết kiệm khi sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh và giảm biên chế công chức, số lượng người làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập tại các huyện, thành phố giai đoạn 2019-2023, số tiền khoảng: 17.103,59 triệu đồng, trong đó: Kinh phí sắp xếp cơ quan hành chính 117,10 triệu đồng; Kinh phí sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập 16.986,49 triệu đồng.
2. Tồn tại, hạn chế, bất cập và nguyên nhân
2.1. Tồn tại, hạn chế
- Việc thực hiện quy trình sáp nhập bản của một số huyện có một số nội dung chưa chặt chẽ, chính xác; còn phát sinh đơn thư kiến nghị phát sinh sau sắp xếp, sáp nhập bản (có một số bản phải đính chính tên; có 01 bản phát sinh đơn thư kiến nghị phải thực hiện quy trình đổi tên bản cụ thể: Đổi tên bản Lam thành bản Lam Cút xã Mường Bon, huyện Mai Sơn...).
- Công tác kiện toàn, bố trí người hoạt động không chuyên trách còn chưa kịp thời (Theo Báo cáo số 565/BC-PC ngày 06/10/2023 của Ban Pháp chế HĐND tỉnh: Còn 183 người hoạt động không chuyên trách theo Nghị quyết số 120/2019/NQ-HĐND ngày 05/12/2019 của HĐND tỉnh chưa được kiện toàn).
- Việc triển khai thực hiện sáp nhập bản tại một số đơn vị không thực hiện được, do: Theo quy định của Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03/12/2018 của Bộ Nội vụ, tiêu chuẩn, điều kiện để thực hiện sáp nhập bản, tiểu khu, tổ dân phố là phải đạt trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình của từng bản sáp nhập tán thành; tuy nhiên, còn 81 bản thuộc diện phải sáp nhập với bản liền kề nhưng quá trình khảo sát và triển khai quy trình không đạt được trên 50% tỷ lệ cử tri đồng thuận10.
- Việc định hướng, lựa chọn tên bản khi xây dựng Đề án chưa tốt, công tác tuyên truyền để cử tri đồng thuận với tên bản có nơi chưa hiệu quả, dẫn đến tên bản dài, không rõ nghĩa, tỷ lệ cử tri đồng thuận chưa cao.
- Đến nay, chưa thực hiện sắp xếp cơ sở đất, nhà văn hóa tổ, bản, tiểu khu sáp nhập theo Nghị quyết số 134/NQ-HĐND ngày 08/11/2022 của HĐND tỉnh (Mới có báo cáo Phương án của các huyện) và Nghị quyết số 200/NQ-HĐND ngày 20/7/2023 của HĐND tỉnh.
- Có 168 bản chưa có nhà văn hóa (nhà văn hóa hư hỏng không sử dụng được); 05 bản chưa có hệ thống điện phục vụ sinh hoạt; 528 bản hệ thống giao thông đi lại còn khó khăn.
- Việc sửa chữa Nhà văn hóa tổ, bản, tiểu khu trên địa bàn tỉnh chưa đảm bảo quy chuẩn quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08/3/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Quyết định số 2148/QĐ-UBND ngày 14/10/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt Hồ sơ thiết kế mẫu kiến trúc Nhà văn hóa tổ, bản, tiểu khu trên địa bàn tỉnh Sơn La dẫn đến một số huyện đã tự chỉ đạo cơi nới hoặc làm mới không thống nhất và đồng bộ.
- Chưa thực hiện chuyển chức năng, nhiệm vụ tiếp công dân thuộc Văn phòng UBND tỉnh về Thanh tra tỉnh.
- Sau sáp nhập một số đơn vị còn chưa chủ động kiểm kê tài sản, lập phương án xử lý; trong quá trình lập còn lúng túng, dẫn đến cơ quan chuyên môn phải hướng dẫn nhiều lần, làm chậm quá trình bàn giao theo quy định (Trường Trung cấp Luật Tây Bắc11, Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật và du lịch), xảy ra tình trạng khó khăn, vướng mắc chính sách cho đối tượng thụ hưởng gây khó khăn cho các cơ quan, đơn vị trong thực hiện chính sách.
- Chất lượng thực hiện tự chủ chưa cao, kết quả xã hội hóa hoạt động còn thấp, nguồn lực cần huy động. Công tác quản lý tài chính - ngân sách tại một số đơn vị còn hạn chế. Việc rà soát, đề xuất, tham mưu của các Ngành nhằm triển khai thực hiện các nội dung theo quy định tại Nghị định số 60/2021/CP của Chính phủ còn chậm, chưa đảm bảo thời gian theo chỉ đạo của Chính phủ, như: Chưa tham mưu ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, giá dịch vụ sự nghiệp kết cấu đủ chi phí theo lộ trình, dẫn đến nguồn thu tại các đơn vị sự nghiệp còn hạn chế.
2.2. Nguyên nhân
- Nghị quyết số 101/NQ-HĐND ngày 07/12/2018 của HĐND tỉnh ban hành khi Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03/12/2018 của Bộ Nội vụ chưa có hiệu lực thi hành (Thông tư có hiệu lực từ ngày 20/01/2019) dẫn đến việc triển khai Đề án sáp nhập bản phải điều chỉnh phương án sắp xếp, sáp nhập cho phù hợp với quy định về quy mô số hộ tại Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
- Công tác tuyên truyền, vận động có nơi, có lúc còn chưa kịp thời dẫn đến một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức chưa đầy đủ về mục tiêu, ý nghĩa của Đề án nên chưa đồng thuận chấp hành chủ trương sáp nhập, kiện toàn bản, tiểu khu (Do đó, việc lấy ý kiến cử tri phải tổ chức nhiều lần, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện Đề án).
- Không thống nhất về cơ sở pháp lý trong việc sắp xếp đối với Ban tiếp công dân và Thanh tra tỉnh12.
- Mặc dù đã được tập huấn nhưng trong công tác quản lý tài chính tại nhiều đơn vị còn gặp khó khăn. Tiến độ thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh của một số ngành trong việc xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật và giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN thuộc lĩnh vực quản lý còn chậm, ảnh hưởng đến công tác triển khai thực hiện Nghị định 60/2021/NĐ-CP.
Điều 2. Giao UBND tỉnh tập trung thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau đây:
2.1. Rà soát các bản, tiểu khu, tổ dân phố đủ điều kiện để tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền cho ý kiến về phương án sắp xếp, sáp nhập. Đồng thời, báo cáo cấp có thẩm quyền không thực hiện việc sáp nhập đối với 393 bản có quy mô số hộ không đảm bảo tiêu chuẩn theo Thông tư số 04/2012/TT-BNV và Thông tư số 14/2018/TT-BNV của Bộ Nội vụ.
2.2. Về cơ sở, vật chất tại các bản sau sáp nhập: (1) Chỉ đạo rà soát, xây dựng phương án đầu tư xây dựng Nhà văn hóa đảm bảo đúng theo Quyết định số 2148/QĐ-UBND ngày 14/10/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La; có kế hoạch sắp xếp, điều chuyển Nhà văn hóa tại các bản sau sáp nhập; lên phương án sử dụng có hiệu quả tài sản sau sắp xếp, điều chuyển. (2) Có giải pháp sớm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các bản sau sáp nhập để tạo chuyển biến tốt trong tâm lý, tâm tư, nguyện vọng người dân thụ hưởng tại các bản khó khăn (Qua giám sát, có: 528/2.247 bản hệ thống giao thông đi lại còn khó khăn (chủ yếu là đường đất); 05 bản chưa có hệ thống điện phục vụ sinh hoạt). (3) Chỉ đạo UBND các huyện, thành phố sớm hoàn thành sắp xếp cơ sở đất, nhà văn hóa tổ, bản, tiểu khu sáp nhập theo Nghị quyết số 134/NQ-HĐND ngày 08/11/2022 và Nghị quyết số 200/NQ-HĐND ngày 20/7/2023 của HĐND tỉnh.
2.3. Xem xét trách nhiệm đối với 04 huyện, thành phố chưa quyết liệt chỉ đạo và đề xuất sáp nhập bản đợt 6 theo Báo cáo số 804-BC/BCSĐ ngày 16/9/2023 của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh về kết quả tổng hợp, đề xuất phương án sáp nhập bản năm 2023 (đợt 6) tại phiên họp tháng 9 của Ban Chỉ đạo 398 Tỉnh ủy (Sốp Cộp, Vân Hồ, Quỳnh Nhai và Thành phố Sơn La).
2.4. Tập trung nghiên cứu, trình ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh cụ thể hóa các quy định tại Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
2.5. Tiếp tục chỉ đạo giải quyết nội dung vướng mắc liên quan đến việc chưa sắp xếp Ban Tiếp Công dân thuộc Văn phòng UBND tỉnh về Thanh tra tỉnh, việc kiện toàn các chức danh cấp phó Văn phòng, Thanh tra và phòng chuyên môn thuộc các sở, ban, ngành còn chưa thực hiện theo quy định, việc giải quyết chức danh dôi dư, giải quyết các nội dung, phương án liên quan đến việc bàn giao, sắp xếp, xử lý tài sản sau sắp xếp, sáp nhập đối với các cơ quan, đơn vị thực hiện sắp xếp, sáp nhập. Rà soát, đánh giá kết quả, đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đẩy mạnh tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập, xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công và chuyển các đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần khi đảm bảo các điều kiện theo quy định pháp luật và thực tế địa phương. Chỉ đạo các sở, ban, ngành có liên quan giải quyết việc xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật và giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN thuộc lĩnh vực quản lý còn chậm đảm bảo tiến độ triển khai thực hiện Nghị định 60/2021/NĐ-CP.
2.6. Tiếp tục tăng cường công tác quán triệt, phổ biến và triển khai thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị ngày 17/4/2015; Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương; Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương; Nghị định số 107, 108/2020/NĐ-CP; Nghị định 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ. Gắn việc sắp xếp tổ chức bộ máy với việc cơ cấu, nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức; tinh giản biên chế giai đoạn 2022-2026. Thực hiện nghiêm các quy định về tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chức, viên chức theo quy định. Rà soát sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng đề án vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu ngạch viên chức theo Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020 của Chính phủ; Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ; Thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ và bộ quản lý ngành, lĩnh vực, làm cơ sở để xác định biên chế; quản lý biên chế theo vị trí việc làm, cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức. Rà soát trình độ đào tạo, năng lực của công chức, viên chức để ban hành kế hoạch sắp xếp, bố trí sử dụng phù hợp với đề án vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt; cơ cấu ngạch công chức, viên chức được giao; yêu cầu về tiêu chuẩn, trình độ theo quy định và yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
2.7. Hằng năm, xây dựng Kế hoạch và triển khai thực hiện tốt chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định số 29/2023/NĐ-CP ngày 03/6/2023 của Chính phủ... Nâng cao chất lượng việc đánh giá công chức, viên chức; hằng năm thực hiện tinh giản biên chế đối với những công chức, viên chức không hoàn thành, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, không đạt tiêu chuẩn quy định (phẩm chất, uy tín, năng lực, sức khỏe), dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện.
2.8. Tiếp tục tăng cường tổ chức tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ: Đối với đơn vị đã thực hiện tự chủ: Tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, chấn chỉnh công tác hạch toán kế toán tại đơn vị, tăng cường hướng dẫn quy định của Trung ương, của tỉnh về các chế độ chính sách mới.
1. Giao Thường trực HĐND tỉnh theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát của UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
2. Giao UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết và báo cáo HĐND tỉnh kết quả thực hiện tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 của HĐND tỉnh.
3. Giao Ban Pháp chế của HĐND tỉnh:
Chủ trì tham mưu với HĐND, Thường trực HĐND tỉnh theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát của UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan, tổ chức giám sát định kỳ (trường hợp cần thiết) theo chỉ đạo của Thường trực HĐND tỉnh.
4. Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa XV, Kỳ họp thứ tám thông qua ngày 07 tháng 12 năm 2023 và có hiệu lực từ ngày thông qua./.
|
CHỦ TỊCH |
1 Hướng dẫn số 4481/HD-UBND ngày 11/12/2018 về việc triển khai đề án sắp xếp, sáp nhập các bản trên địa bàn tỉnh; Hướng dẫn số 4995/HD-UBND ngày 26/12/2022 về hướng dẫn triển khai thực hiện một số nội dung liên quan đến việc sáp nhập và đặt tên bản, thôn, tiểu khu, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh.
2 Kế hoạch số 207/KH-UBND ngày 17/8/2022 về việc thực hiện sắp xếp, sáp nhập bản, thôn, xóm, tiểu khu, tổ dân phố chưa đảm bảo quy mô số hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2022; Kế hoạch số 92/KH-UBND ngày 23/3/2023 về việc thực hiện sắp xếp, sáp nhập bản, thôn, xóm, tiểu khu, tổ dân phố chưa đảm bảo quy mô số hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2023.
3 Công văn số 286/UBND-NC ngày 25/01/2019 về việc triển khai thực hiện Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Công văn số 691/UBND-NC ngày 07/3/2019 về việc triển khai, thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh sáp nhập các bản, tiểu khu, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh; Công văn số 3259/UBND-NC ngày 30/9/2019 về việc rà soát, nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung Đề án sắp xếp, sáp nhập các bản, tiểu khu, tổ dân phố (gọi chung là bản) theo quy định trên địa bàn tỉnh; Công văn số 218/UBND-NC ngày 18/01/2022 về việc báo cáo tình hình hoạt động của các bản sau sáp nhập; rà soát, đề xuất phương án sáp nhập bản năm 2022; Công văn số 371/UBND-NC ngày 09/02/2023 về việc tiếp tục rà soát xây dựng phương án sắp xếp, sáp nhập bàn trên địa bàn tỉnh năm 2023; Công văn số 2992/UBND-NC ngày 04/8/2023 về triển khai thực hiện Nghị quyết số 200/NQ-HĐND ngày 20/7/2023 của HĐND tỉnh.
4 (1) Nghị quyết số 115/NQ-HĐND ngày 28/02/2019 (đợt 1): sáp nhập 172 bản thành 78 giảm 94 bản;
(2) Nghị quyết số 119/NQ-HĐND ngày 12/6/2019 (đợt 2): sáp nhập 532 bản thành 244 giảm 288 bản;
(3) Nghị quyết số 124/NQ-HĐND ngày 16/7/2019 (đợt 3): sáp nhập 362 bản thành 169 giảm 193 bản;
(4) Nghị quyết số 165/NQ-HĐND ngày 05/12/2019 (đợt 4): sáp nhập 432 bản thành 192 giảm 239 bản;
(5) Nghị quyết số 134/NQ-HĐND ngày 08/11/2022 (đợt 5): sáp nhập 392 bản thành 186 giảm 206 bản;
(6) Nghị quyết số 200/NQ-HĐND ngày 20/7/2023 (đợt 6): sáp nhập 107 bản thành 51 giảm 56 bản.
5 Huyện Mường La: 195 bản; huyện Yên Châu: 169 bản; huyện Bắc Yên: 99 bản; huyện Thuận Châu: 336 bản; huyện Mộc Châu: 180 bản; huyện Sông Mã: 317 bản; huyện Mai Sơn: 291 bản; huyện Phù Yên: 202 bản; Thành phố Sơn La: 139 bản; huyện Vân Hồ: 115 bản; huyện Sốp Cộp: 101 bản; huyện Quỳnh Nhai: 103 bản.
6 Huyện Bắc Yên 3 cơ sở (Nhà văn hóa Tiểu khu 1, Nhà văn hóa bản Phiêng Ban 2; Nhà văn hóa bản Phiêng Ban 3), Thành phố 3 cơ sở (Nhà văn hóa tổ 5, phường Tô Hiệu, Nhà văn hóa Tổ 7, nhà văn hóa Tổ 8, Phường Quyết Thắng).
7 Nguyên nhân do Luật Tiếp công dân năm 2013, Nghị định số 64/2014/NĐ-CP chưa thống nhất về mô hình tổ chức, phương án nhân sự đối với cơ quan tiếp công dân cấp tỉnh so với Nghị định số 107/2020/NĐ-CP nên khó khăn trong việc sắp xếp đối với Ban tiếp công dân và Thanh tra tỉnh.
8 Số lượng cấp phó các phòng chuyên môn thuộc sở thực hiện theo quy định tại khoản 4, Điều 1 Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ. Về thẩm quyền bổ nhiệm cấp trưởng, cấp phó các phòng và tương đương thuộc cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh do Giám đốc các sở quyết định theo quy định tại khoản 10 Điều 9 Quy định phân cấp quản lý biên chế, cán bộ, công chức, viên chức ban hành kèm theo Quyết định số 09/2021/QĐ-UBND ngày 26/5/2021 của UBND tỉnh (Giám đốc sở quyết định bổ nhiệm các chức danh: Phó Chánh Văn phòng sở, Phó Chánh Thanh tra sở, Phó Trưởng phòng chuyên môn thuộc sở, sau khi có ý kiến của Sở Nội vụ).
9 Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, có 03 huyện: Mộc Châu, Vân Hồ, Quỳnh Nhai đã tham mưu trình HĐND cấp huyện ban hành Nghị quyết tái thành lập phòng Dân tộc; 09 huyện, thành phố đã tham mưu trình HĐND cấp huyện ban hành Nghị quyết giải thể phòng Y tế theo quy định.
10 Vân Hồ - 04 bản; Sông Mã - 13 bản; Bắc Yên - 02 bản; Thành phố Sơn La - 1 bản; Thuận Châu - 23 bản; Mai Sơn -18 bản; Yên Châu - 5 bản; Mường La -15 bản.
11 Hiện nay, Trường Trung cấp Luật Tây Bắc đã hoàn thành kiểm kê tài sản và đã trình phương án xử lý gửi Sở Tài chính thẩm định.
12 Khoản 2 Điều 12 Luật tiếp công dân năm 2013, quy định: “Ban tiếp công dân cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, do một Phó Chánh Văn phòng phụ trách, chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh”. Ban Tiếp công dân thực hiện chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 7, Điều 9 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP. Tuy nhiên, tại Điều 5, Luật Thanh tra năm 2022: “Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan thanh tra giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tiến hành thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật”. UBND tỉnh đã báo cáo, kiến nghị với Bộ Nội vụ, Chính phủ tại Báo cáo số 380/BC-UBND ngày 15/8/2022 đề nghị xem xét, sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Tiếp công dân năm 2013 đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với quy định của Luật Thanh tra năm 2022 về công tác tiếp công dân.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây