23057

Nghị quyết số 25-CP về chế độ nhuận bút trả cho nhưng tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật do Hội Đồng Chính Phủ ban hành.

23057
LawNet .vn

Nghị quyết số 25-CP về chế độ nhuận bút trả cho nhưng tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật do Hội Đồng Chính Phủ ban hành.

Số hiệu: 25-CP Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Hội đồng Chính phủ Người ký: Phạm Văn Đồng
Ngày ban hành: 24/02/1961 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 08/03/1961 Số công báo: 8-8
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 25-CP
Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Hội đồng Chính phủ
Người ký: Phạm Văn Đồng
Ngày ban hành: 24/02/1961
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 08/03/1961
Số công báo: 8-8
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
******

VIÊT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 25-CP

Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 1961

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ CHẾ ĐỘ NHUẬN BÚT TRẢ CHO NHƯNG TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT, KHOA HỌC KỸ THUẬT (THÔNG QUA HỘI NGHỊ NGÀY 15/12/1960 CỦA THƯỜNG VỤ HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ)

Chế độ nhuận bút trả cho những tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật là một số bộ phận quan trong chính sách của Đảng và Chính phủ khuyến khích sáng tác và nghiên cứu văn học, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật. Từ ngày hòa bình được lập lại, chế độ nhuận bút của một số ngành văn học, nghệ thuật đã được nghiên cứu và quy định, nên đến nay đã đảm bảo được quyền lợi tác giả, và có tác dụng khuyến khích công tác và nghiên cứu trong mấy năm nay.

Tuy vậy chế độ vẫn còn chưa có chỗ chưa thật hợp lý. Mức độ nhuận bút đối với từng ngành văn học nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật chưa cân đối, sự phân biệt về giá trị của các loại tác phẩm chưa đúng mức. Về nghệ thuật, nhuận bút trả cho kịch bản sân khấu còn san bằng, không phân biệt giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng kịch bản. Về xuất bản chưa khuyến khích đúng mức những chính sách có giá trị; Nhuận bút trả cho các tác phẩm về chính trị và khoa học thường thấp hơn nhuận bút trả cho các tác phẩm văn nghệ.

Một số ngành âm nhac, nhiếp ảnh, hội họa và điêu khắc,v.v… vì chưa quy định chế độ nhuận bút, nên có nơi trả nhuận bút cao, nơi trả nhuận bút thấp, có thế gây ảnh hưởng không cao đến việc phổ cập và nâng cao đến ngành nghệ thuật ấy.

Mục đích của chế độ nhuận bút là: khuyến khích, động viên mọi lực lượng sáng tác, nghiên cứu, dịch về văn học, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật để:

1. Phục vụ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội về mặt tư tưởng, văn hóa., kỹ thuật ở miền Bắc và góp phần đấu tranh thực hiện thống nhất Nước Nhà, bảo đảm việc phổ biến tác phẩm được rộng rãi nhằm thỏa mãn yêu cầu, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, của nhân dân.

2. Bảo đảm quyền lợi chính đáng của những người làm công tác văn học, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật

NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA CHẾ ĐỘ NHUẬN BÚT TRẢ CHO CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC NGHỆ THUẬT, KHOA HỌC, KỸ THUẬT

1. Chế độ nhuận bút nhằm đền đáp công lao sáng tạo, nghiên cứu một cách xứng đáng để khuyến khích tài năng phát huy sức sáng tạo ngày thêm dồi dào, đồng thời phù hợp với điều kiện của nền kinh tế của đời sống chung trong nước. Cần phải tránh hạ nhuận bút quá thấp, vì như thế không lợi cho việc khuyến khích sáng tác và nâng cao chất lượng tác phẩm; đồng thời phải tránh nâng nhuận bút quá cao gây ra sự chênh lệch quá đáng và hạn chế việc phổ biến tác phẩm .

2. Định nhuận bút một tác phẩm được xuất bản hoặc được biểu diễn,v.v... chủ yếu phải căn cứ vào chất lượng cao hay thấp của tác phẩm ấy, tức là căn cứ vào giá trị tư tưởng và nghệ thuật của nó. Đó là sự thể hiện đúng đắn nguyên tác của xã hội chủ nghĩa, lao động nhiều hưởng nhiều lao động ít hưởng ít việc khó khăn và phức tạp hưởng mức cao việc dễ đơn giản hưởng mức thấp.

3. Chế độ nhuận bút bảo đảm trả cho tác giả một số tiền gốc gọi là nhuận bút cơ bản lương xứng với giá trị và công lao sáng tác tác phẩm; mặt khác cũng phải tính theo tỉ lệ phần trăm của nhuận bút cơ bản mà trả nhuận bút cho cả số lượng tác phẩm được in ra hoặc số lượt được diễn lại.v.v.. nhằm khuyến khích những tác phẩm có giá trị được sử dụng nhiều lần và lâu dài; nhưng mức trả thêm đó thường thấp hơn nhuận bút cơ bản . Do đó, việc trả nhuận bút cho số lượng tác phẩm in ra hoặc diễn lại v.v.. phải tính theo tỉ lệ phần trăm giảm dần của nhuận bút cơ bản. Có thể có loại chỉ hưởng nhuận bút cơ bản mà thôi.

Vì tình hình đặc biệt của ngành sân khấu, cho nên việc quy định trả nhuận bút cho kịch bản sân khấu có thể có những điểm châm trước riêng biệt .

4. Cùng một tác phẩm được sử dụng dưới hính thức nào thì nhuận bút sẽ được tính theo hình thức đó . Vidụ : Một kịch bản về điện ảnh hoặc sân khấu đã hưởng nhuận bút cơ bản theo hình thức điện ảnh hoặc sân khấu rồi, nếu kịch bản đó được in ra thành sách được hưởng nhuận bút theo hình thức sách rồi, nếu sau đó được được sử dụng làm kịch bản của sân khấu hoặc điện ảnh thì tác phẩm đó vẫn được hưởng nhuận bút về sân hoặc điện ảnh .

- Đối với tác giả có tác phẩm nguyên bản, tức là tác phẩm viết đầu tiên bằng thơ, tiểu thuyết hoặc kịch bản sân khấu, điện ảnh nếu được người khác dùng tác phẩm ấy để cải biên hoặc chuyển thể,v.v… từ hình thức sử dụng này sang hình thức sử dụng khác, ví dụ từ tiểu thuyết chuyển sang kịch bản sân khấu, điện ảnh ,v.v.. thì nơi sử dụng tác phẩm ấy, ngoài việc trả tiền nhuận bút cho người cải biên hoặc chuyển thể đầy đủ rồi, còn phải trả cho tác giả có tác phẩm nguyên bản đó một số tiền nhuận bút từ 20% đến 30% nhuận bút cơ bản của người cải biên chuyển thể đó.

5. a) Tác giả ngoài biên chế được hưởng hoàn toàn nhuận bút về tác phẩm của mình.

b) Tác giả trong biên chế mà sáng tác, chỉnh biên dịch, v.v…ngoài kế hoạch công tác của mình, cũng được hưởng hoàn toàn nhuận bút về tác phẩm của mình như tác giả ngoài biên chế .

c) Tác giả trong biên chế mà sáng tác, chỉnh biên, dịch, v.v…trong kế hoạch công tác của mình thì không được hưởng nhuận bút, vì tác giả ăn lương cốt để làm việc đó; nhưng để khuyến khích tác giả làm tốt, cơ quan sử dụng tác phẩm trích từ 5% đên 20% nhuận bút cơ bản tùy theo giá trị của tác phẩm để trả thêm cho tác giả đó.

6. Thành lập một quỹ cho vay để trả nhuận bút của ngành sân khấu ở trung ương cũng như của địa phương, quỹ này do Bộ văn hóa và Bộ tài chính quản lý và Giám đốc việc sử dụng (cho vay và thu hồi số tiền cho vay).

7. Tùy theo yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng và của sự phát triển văn học, nghệ thuật và khoa học kỹ thuật trong từng thời kỳ nhất định, chế độ nhuận bút có thế định mức cao hơn cho một số loại tác phẩm cần được khuyến khích nhiều hơn, nhưng không vì thế mà gây chênh lệch quá đáng giữa các loại với nhau. Việc trả nhuận bút để khuyến khích sáng tác phải bảo đảm sự phát triển nhịp nhàng các ngành văn học, nghệ thuật giáo dục,khoa học, kỹ thuật, cũng như giữa ngành hoạt động văn hóa với các ngành hoạt động khác trong xã hội .

Vì tình hình hoạt động trong quân đôi nhân dân Việt Nam và ở đài phát thanh tiếng nói Việt Nam, cho nên việc thực hiện những nguyên tắc về chế độ nhuận bút nói trên có thể có những điểm châm trước riêng biệt.

Trên đây là những nguyên tắc chung về chế độ nhuận bút áp dụng cho các ngành khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật. Bộ văn hóa sẽ căn cứ vào nguyên tắc đó mà quy định chế độ nhuận bút cụ thể cho từng ngành văn học, sân khấu, múa, xiếc, điện ảnh, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, mỹ nghệ, nhiếp ảnh, báo chí, khoa học, kỹ thuật,v.v…cho thích hợp.

Chế độ nhuận bút của các ngành văn học, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật bắt đầu thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 1961.

 

TM HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ





Phạm Văn Đồng

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác