Nghị quyết 18/2010/NQ-HĐND về Quy chế tham vấn nhân dân đối với việc ban hành và thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai
Nghị quyết 18/2010/NQ-HĐND về Quy chế tham vấn nhân dân đối với việc ban hành và thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai
Số hiệu: | 18/2010/NQ-HĐND | Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lào Cai | Người ký: | Sùng Chúng |
Ngày ban hành: | 14/07/2010 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 18/2010/NQ-HĐND |
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lào Cai |
Người ký: | Sùng Chúng |
Ngày ban hành: | 14/07/2010 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/2010/NQ-HĐND |
Lào Cai, ngày 14 tháng 07 năm 2010 |
VỀ QUY CHẾ THAM VẤN NHÂN DÂN ĐỐI VỚI VIỆC BAN HÀNH VÀ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA HĐND TỈNH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
KHÓA XIII - KỲ HỌP THỨ 19
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Pháp lệnh Dân chủ ở xã, phường, thị trấn ngày 20/4/2007;
Căn cứ Quy chế hoạt động của HĐND ngày 02/4/2005;
Căn cứ Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND;
Sau khi xem xét Tờ trình số 08 ngày 08/7/2010 của Thường trực HĐND tỉnh đề nghị thông qua Nghị quyết về Quy chế tham vấn nhân dân đối với việc ban hành và thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh và ý kiến của các đại biểu dự kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Nghị quyết này đã được kỳ họp thứ 19 HĐND tỉnh khoá XIII, nhiệm kỳ 2004 - 2011 thông qua ngày 14/7/2010 và có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày được thông qua./.
|
CHỦ TỊCH |
THAM
VẤN NHÂN DÂN ĐỐI VỚI VIỆC BAN HÀNH VÀ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA HĐND TỈNH
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 18/2010/NQ-HĐND ngày 14/7/2010 của HĐND tỉnh)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về hoạt động tham vấn nhân dân đối với việc ban hành và thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh (gọi tắt là tham vấn nhân dân); Quy định chi tiết về quy trình, hình thức, nội dung, công tác phối hợp thực hiện tham vấn nhân dân đối với việc ban hành và thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh.
2. Quy định quyền hạn, trách nhiệm của Thường trực, các ban, đại biểu HĐND tỉnh, UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức và cá nhân liên quan trong việc thực hiện tham vấn nhân dân đối với việc ban hành và thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh.
Điều 2. Mục đích, ý nghĩa của tham vấn nhân dân
1. Tạo điều kiện để nhân dân, các cấp, các ngành nắm bắt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; kịp thời đề xuất, kiến nghị các giải pháp hữu hiệu trong việc xây dựng và triển khai thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh.
2. Chính quyền Nhà nước tiếp nhận được những ý kiến đóng góp sát thực trước khi quyết định ban hành một Nghị quyết mới, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và tình hình thực tế của địa phương. Đồng thời, có đánh giá đầy đủ, khách quan về những kết quả, tồn tại trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết, từ đó có cơ sở xem xét sửa đổi, bổ sung hay bãi bỏ một Nghị quyết đã ban hành.
3. Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp của chính quyền Nhà nước và hệ thống chính trị tại địa phương trong việc đánh giá tác động của Nghị quyết do HĐND tỉnh ban hành và các chính sách của Nhà nước đang thực hiện tại địa phương.
Điều 3. Quy trình lựa chọn nội dung tham vấn nhân dân
1. HĐND tỉnh quyết định các nội dung cần tham vấn nhân dân hàng năm trên cơ sở các căn cứ sau:
- Chương trình xây dựng Nghị quyết của HĐND tỉnh.
- Chương trình giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh.
- Chương trình công tác của UBND tỉnh.
- Đề nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh.
- Những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Các nội dung phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Ý kiến kiến nghị của cử tri.
2. Việc tổ chức tham vấn nhân dân hàng năm của Thường trực, các Ban HĐND tỉnh phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phù hợp với thẩm quyền quyết định và khả năng tổ chức tham vấn của HĐND tỉnh.
- Được HĐND tỉnh thông qua trong Chương trình xây dựng Nghị quyết và Chương trình giám sát chuyên đề hàng năm.
- Nội dung tham vấn có tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân.
3. Quy trình lựa chọn dự thảo Nghị quyết chuẩn bị ban hành để tham vấn nhân dân:
- Chậm nhất cuối tháng 10 hàng năm, UBND tỉnh gửi đến Thường trực HĐND tỉnh dự kiến chương trình xây dựng Nghị quyết cần trình HĐND tỉnh xem xét ra Nghị quyết của năm kế tiếp; trên cơ sở đó Thường trực HĐND tỉnh xem xét đưa vào chương trình xây dựng Nghị quyết và lựa chọn dự thảo Nghị quyết cần tổ chức tham vấn nhân dân trước khi ban hành.
- Sau khi thống nhất với UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh, các Ban HĐND tỉnh dự kiến chương trình xây dựng Nghị quyết và dự kiến dự thảo Nghị quyết cần tham vấn nhân dân của năm kế tiếp; Thường trực HĐND tỉnh xây dựng Tờ trình trình HĐND tỉnh tại kỳ họp cuối năm.
- Tại kỳ họp cuối năm, HĐND tỉnh sẽ xem xét, quyết định chương trình xây dựng Nghị quyết và dự thảo Nghị quyết cần tham vấn nhân dân của năm kế tiếp.
4. Quy trình lựa chọn Nghị quyết đã ban hành để thực hiện tham vấn nhân dân.
- Chậm nhất vào cuối tháng 10 hàng năm, Thường trực HĐND tỉnh chủ trì phối hợp với các Ban HĐND tỉnh xây dựng chương trình giám sát chuyên đề để trình HĐND tỉnh xem xét ra Nghị quyết của năm kế tiếp; trên cơ sở đó Thường trực, các Ban HĐND tỉnh thống nhất lựa chọn nội dung Nghị quyết đã ban hành, đang được triển khai thực hiện tại địa phương cần tổ chức tham vấn nhân dân.
- Sau khi thống nhất với các Ban HĐND tỉnh dự kiến chương trình giám sát chuyên đề và dự kiến Nghị quyết đã ban hành cần tham vấn nhân dân của năm kế tiếp; Thường trực HĐND tỉnh xây dựng Tờ trình trình tại kỳ họp cuối năm của HĐND tỉnh.
- Tại kỳ họp cuối năm, HĐND tỉnh sẽ xem xét, quyết định chương trình giám sát chuyên đề của Thường trực, các Ban HĐND tỉnh và quyết định chọn Nghị quyết đã ban hành, đang được triển khai thực hiện tại địa phương cần tham vấn nhân dân của năm kế tiếp.
Điều 4. Các hình thức tham vấn nhân dân
Tùy thuộc vào tính chất, nội dung, phạm vi, thời gian và mục đích, yêu cầu tham vấn nhân dân; Thường trực, các Ban HĐND tỉnh quyết định thực hiện một hay nhiều trong số các hình thức tham vấn nhân dân sau đây:
1. Hội nghị tham vấn cử tri: Hội nghị được tổ chức để nhóm công tác của HĐND trình bày và lấy ý kiến cử tri tại địa bàn những vấn đề liên quan tới nội dung cơ chế, chính sách của Nhà nước. Hội nghị có thể được tổ chức kết hợp với hội nghị tiếp xúc cử tri thường kỳ của HĐND.
2. Hội nghị thảo luận với nhóm chịu tác động của chính sách: Hội nghị được tổ chức để mời riêng các nhóm người, tổ chức có cùng lợi ích và cùng vị thế để trình bày và nghe họ phát biểu ý kiến về một số vấn đề trọng tâm của chính sách liên quan tới các nhóm này.
3. Khảo sát thực tế: HĐND tổ chức các đoàn công tác tiến hành khảo sát, đánh giá tình hình, thực trạng thực hiện chính sách tại cơ sở; ghi nhận hiện trạng, nguyên nhân và ý kiến góp ý của cá nhân, tổ chức tại các địa bàn này.
Đoàn công tác có thể kết hợp phỏng vấn cá nhân, đại diện tổ chức để ghi nhận thông tin vào biên bản kèm theo danh tính của người được phỏng vấn.
4. Lấy ý kiến nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng: HĐND chọn thông tin để soạn bộ câu hỏi tham vấn nhân dân và công bố các thông tin này trên Website, chuyên mục Người đại biểu nhân dân tỉnh Lào Cai để cá nhân và tổ chức tham gia ý kiến.
Các ý kiến tham gia của cá nhân, tổ chức có thể gửi qua bưu điện, thư điện tử, điện thoại, trang thông tin điện tử của HĐND tỉnh. HĐND tổ chức bộ phận tiếp nhận, phản hồi ý kiến đóng góp của nhân dân.
6. Phiếu điều tra đối tượng tham vấn: HĐND chọn một số vấn đề cần điều tra lấy ý kiến của cá nhân, tổ chức liên quan; nêu rõ thông tin cần tìm hiểu và thể hiện thành phiếu điều tra theo mẫu.
7. Gặp gỡ, phỏng vấn riêng cá nhân: Đây là hình thức trao đổi với những cá nhân đã góp ý tại các cuộc tham vấn nhưng cần được trao đổi riêng để làm rõ thêm những ý kiến này. HĐND phải giữ bí mật cá nhân, bảo đảm an toàn cho người trả lời phỏng vấn.
8. Tiếp dân trực tiếp: Thông qua hoạt động tiếp dân thường kỳ, đại biểu HĐND tiếp nhận các ý kiến đóng góp của người dân hoặc hỏi ý kiến nhân dân về nội dung cần tham vấn. Các ý kiến này được ghi thành biên bản để gửi tới bộ phận tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân dân để xử lý, tổng hợp chung.
9. Hội nghị các bên có liên quan: Sau khi đã tổ chức một hay nhiều trong các hình thức tham vấn nhân dân, trên cơ sở phân tích kết quả tham vấn đã được tổng hợp, nếu thấy còn có một số thông tin khác nhau cần đối chiếu, thống nhất lại hoặc cần yêu cầu đối thoại và giải trình thêm của các cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan có trách nhiệm; Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tiến hành tổ chức hội nghị các bên có liên quan.
Điều 5. Xây dựng, triển khai kế hoạch tham vấn nhân dân
1. Kế hoạch tham vấn nhân dân bao gồm: Mục đích yêu cầu; các nội dung cần tham vấn; hình thức tham vấn; đối tượng tham vấn; địa bàn tham vấn; tổ chức và cá nhân phối hợp trong chuẩn bị, tổ chức tham vấn; thời gian tham vấn; công tác tổng hợp, theo dõi và phản hồi ý kiến nhân dân; công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động tham vấn; nguồn kinh phí bảo đảm.
2. Căn cứ nội dung cần tham vấn nhân dân do HĐND tỉnh quyết định; Thường trực, các Ban HĐND tỉnh có trách nhiệm chủ trì xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tham vấn nhân dân; Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh có trách nhiệm tham mưu, xây dựng kế hoạch tham vấn nhân dân trình Thường trực, các Ban HĐND tỉnh xem xét, phê duyệt.
3. Tuỳ theo nội dung cần tham vấn nhân dân, Thường trực HĐND tỉnh sẽ chủ trì hoặc phân công các Ban của HĐND tỉnh thực hiện.
4. Trước khi triển khai thực hiện kế hoạch tham vấn nhân dân; Thường trực, các Ban HĐND tỉnh tiến hành họp với UBND, UBMTTQ tỉnh và các ngành chức năng để thống nhất kế hoạch chi tiết về tổ chức tham vấn nhân dân.
5. Theo đề nghị của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, ý kiến của các Ban HĐND tỉnh; Thường trực HĐND tỉnh sẽ quyết định việc thuê các tổ chức nghiên cứu độc lập, các chuyên gia thực hiện một số công việc nghiệp vụ liên quan đến nội dung tham vấn nhân dân (xét thấy cần thiết).
Điều 6. Thực hiện tham vấn nhân dân đối với dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh
1. Chậm nhất trước ngày khai mạc kỳ họp thường kỳ của HĐND tỉnh 02 tháng, UBND tỉnh có trách nhiệm gửi dự thảo Nghị quyết chuẩn bị trình HĐND tỉnh thông qua đến Thường trực, các Ban HĐND tỉnh để làm cơ sở triển khai thực hiện các nội dung tham vấn nhân dân.
2. Căn cứ tính chất, nội dung dự thảo Nghị quyết HĐND tỉnh chuẩn bị ban hành được chọn để tham vấn nhân dân; Thường trực, các Ban HĐND tỉnh có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện tham vấn nhân dân đối với dự thảo Nghị quyết này.
3. Sau khi họp thống nhất với UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh, các Ban HĐND tỉnh về nội dung, hình thức, thời gian, đối tượng, địa bàn tham vấn nhân dân; Thường trực HĐND tỉnh (hoặc phân công các Ban HĐND tỉnh phụ trách lĩnh vực) có trách nhiệm chủ trì thực hiện kế hoạch tham vấn nhân dân đối với dự thảo Nghị quyết chuẩn bị trình HĐND tỉnh thông qua.
UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh có trách nhiệm phối hợp và cử cán bộ tham gia thực hiện các nhiệm vụ tham vấn nhân dân đã được phân công trong kế hoạch (nếu có).
4. Thường trực, các Ban HĐND tỉnh chịu trách nhiệm xử lý, tổng hợp các số liệu, thông tin thu thập được sau tham vấn nhân dân đối với dự thảo Nghị quyết chuẩn bị ban hành; đảm bảo ý kiến nhân dân được thu thập đầy đủ, trung thực, khách quan.
5. Trong quá trình tổng hợp, nếu còn nhiều ý kiến khác nhau về các số liệu, thông tin đã thu thập được; Thường trực HĐND tỉnh chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức hội nghị các bên có liên quan để làm rõ thêm thông tin và có cơ sở xem xét, tiếp thu, thống nhất các nội dung cần chỉnh lý trong dự thảo Nghị quyết.
6. Chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp thường kỳ của HĐND tỉnh; Thường trực HĐND tỉnh (Ban HĐND tỉnh) gửi kết quả tham vấn nhân dân đối với dự thảo Nghị quyết chuẩn bị ban hành đến UBND tỉnh, ngành chức năng. UBND tỉnh, ngành chức năng được giao xây dựng dự thảo Nghị quyết có trách nhiệm chỉnh lý dự thảo Nghị quyết.
7. Sau khi dự thảo Nghị quyết đã được chỉnh lý, UBND tỉnh tổ chức phiên họp với Thường trực HĐND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh, các Ban HĐND tỉnh, các đoàn thể, ngành có liên quan để thống nhất thông qua nội dung Tờ trình, dự thảo Nghị quyết đã được tổ chức tham vấn nhân dân, trước khi trình ra kỳ họp HĐND tỉnh.
Điều 7. Thực hiện tham vấn nhân dân đối với việc thực hiện Nghị quyết HĐND tỉnh
1. Thường trực, các Ban HĐND tỉnh chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức tham vấn nhân dân đối với Nghị quyết đã được lựa chọn trong chương trình giám sát hàng năm mà HĐND tỉnh đã thông qua.
2. Căn cứ tính chất, nội dung Nghị quyết HĐND tỉnh được chọn để tham vấn nhân dân; Thường trực, các Ban HĐND tỉnh có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tham vấn nhân dân đối với việc thực hiện Nghị quyết này.
3. Sau khi họp thống nhất với UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh về nội dung, hình thức, thời gian, đối tượng, địa bàn tham vấn nhân dân; Thường trực HĐND tỉnh (hoặc phân công các Ban HĐND tỉnh phụ trách lĩnh vực) có trách nhiệm chủ trì tổ chức thực hiện kế hoạch tham vấn nhân dân đối với việc thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh.
UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh có trách nhiệm phối hợp và cử cán bộ tham gia thực hiện các nhiệm vụ tham vấn nhân dân đã được phân công trong kế hoạch (nếu có).
4. Kết thúc tham vấn nhân dân; Thường trực, các Ban HĐND tỉnh chịu trách nhiệm xử lý, tổng hợp các số liệu, thông tin thu thập được qua tham vấn nhân dân; đánh giá kết quả, tồn tại và nguyên nhân tồn tại; kiến nghị các giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh.
5. Trong trường hợp còn nhiều ý kiến khác nhau đối với các số liệu, thông tin đã thu thập được qua tham vấn nhân dân; Thường trực HĐND chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh, các Ban HĐND tỉnh tổ chức hội nghị các bên có liên quan để làm rõ các vấn đề cần xem xét, trước khi báo cáo kết quả tham vấn nhân dân tại kỳ họp HĐND tỉnh.
6. Thường trực HĐND tỉnh (các Ban HĐND tỉnh) có trách nhiệm báo cáo kết quả tổ chức tham vấn nhân dân đối với việc thực hiện Nghị quyết đã ban hành tại kỳ họp HĐND tỉnh gần nhất. Quyết định các nội dung cần thông báo, phản hồi trên các phương tiện thông tin đại chúng để cử tri biết.
7. UBND tỉnh có trách nhiệm thực hiện chỉ đạo các cấp, các ngành chức năng thực hiện các biện pháp khắc phục tồn tại, hạn chế trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh; nghiên cứu trình HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ Nghị quyết đã ban hành (xét thấy cần thiết).
Điều 8. Giám sát việc giải quyết kiến nghị sau tham vấn nhân dân
1. HĐND tỉnh giám sát việc giải quyết kiến nghị sau tham vấn nhân dân của UBND tỉnh, các cấp, các ngành có liên quan.
2. Thường trực, các Ban HĐND tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức giám sát việc giải quyết kiến nghị sau tham vấn nhân dân và đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết các kiến nghị sau giám sát.
1. Ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí cho hoạt động tham vấn nhân dân đối với việc ban hành và thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh.
2. Từ năm 2011, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh có trách nhiệm xây dựng dự toán kinh phí thực hiện tham vấn nhân dân theo kế hoạch hàng năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.
1. Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh, UBND tỉnh, các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, các tổ chức và cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện Quy chế này.
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy chế, nếu có quy định, hướng dẫn mới của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc có những vấn đề phát sinh; Quy chế này sẽ được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các quy định của cấp trên và tình hình thực tế của địa phương. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế do HĐND tỉnh quyết định./.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây