Nghị quyết 09/NQ-HĐND năm 2021 về Quy chế giám sát chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026 trong thực hiện cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hậu Giang
Nghị quyết 09/NQ-HĐND năm 2021 về Quy chế giám sát chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026 trong thực hiện cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hậu Giang
Số hiệu: | 09/NQ-HĐND | Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hậu Giang | Người ký: | Trần Văn Huyến |
Ngày ban hành: | 14/07/2021 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 09/NQ-HĐND |
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hậu Giang |
Người ký: | Trần Văn Huyến |
Ngày ban hành: | 14/07/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/NQ-HĐND |
Hậu Giang, ngày 14 tháng 7 năm 2021 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
KHÓA X KỲ HỌP THỨ HAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Xét Tờ trình số 14/TTr-HĐND ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế giám sát chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh, nhiệm kỳ 2021 - 2026 trong thực hiện cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy chế giám sát chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026 trong thực hiện cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang Khoá X Kỳ họp thứ Hai thông qua và có hiệu lực từ ngày 14 tháng 7 năm 2021./.
|
CHỦ
TỊCH |
GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH, NHIỆM KỲ 2021 - 2026
TRONG THỰC HIỆN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA
TỈNH
(Kèm theo Nghị quyết số 09/NQ-HĐND ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Hậu Giang)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định về nội dung tổ chức, thực hiện hoạt động giám sát chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang.
2. Đối tượng áp dụng: Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang; các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động giám sát theo quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015.
Điều 2. Nguyên tắc hoạt động của Đoàn giám sát chuyên đề
1. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch và hiệu quả; không làm cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng chịu sự giám sát; đảm bảo tuân thủ theo đúng chương trình, kế hoạch đã đề ra.
2. Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân hoạt động theo nguyên tắc tập trung, dân chủ; Đoàn giám sát tổ chức các Tổ công tác để thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng Đoàn.
3. Các Ban của Hội đồng nhân dân phụ trách lĩnh vực có liên quan đến chuyên đề giám sát giúp Đoàn giám sát thực hiện các công việc về nội dung giám sát, phối hợp xây dựng và hoàn thiện báo cáo kết quả giám sát, dự thảo Nghị quyết giám sát theo quy định. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh phục vụ Đoàn giám sát về thông báo, giấy mời, công tác đảm bảo hậu cần, phương tiện cần thiết cho hoạt động giám sát theo quy định; tổng hợp, đánh giá rút kinh nghiệm về hoạt động của Đoàn giám sát
4. Cuộc họp, làm việc toàn thể của Đoàn giám sát do Trưởng Đoàn giám sát hoặc Phó Trưởng Đoàn giám sát chủ trì, bảo đảm ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Đoàn giám sát tham dự; trường hợp Đoàn giám sát yêu cầu cơ quan chịu sự giám sát báo cáo thì cơ quan này phải bố trí đúng thành phần tham dự và báo cáo theo quy định của pháp luật. Người chủ trì cuộc họp, cuộc làm việc của Đoàn giám sát có thể dừng cuộc họp, cuộc làm việc nếu không bảo đảm yêu cầu quy định tại khoản này.
5. Thành viên Đoàn giám sát có trách nhiệm báo cáo với lãnh đạo cơ quan, đơn vị mình công tác và tham gia đầy đủ các hoạt động của Đoàn giám sát; trường hợp không tham gia phải báo cáo Trưởng Đoàn giám sát. Các cơ quan, đơn vị có người tham gia làm thành viên hoặc được mời tham gia Đoàn giám sát phải tạo điều kiện để người đó tham gia đầy đủ các hoạt động của Đoàn. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổng hợp việc tham gia của các thành viên, người được mời tham gia Đoàn giám sát giúp lãnh đạo Đoàn giám sát thực hiện tốt theo quy định.
6. Việc tổ chức các hoạt động của Đoàn giám sát bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, đúng chức năng, nhiệm vụ, tránh phô trương, hình thức.
7. Nghị quyết giám sát của Hội đồng nhân dân là văn bản pháp lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng chịu sự giám sát có trách nhiệm thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện kiến nghị sau giám sát theo quy định.
Nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2020 - 2025 trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV và Nghị quyết số 21/2020/NQ-HĐND ngày 04/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 - 2025) đề ra mục tiêu: Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng Đảng bộ, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; bảo đảm quốc phòng, an ninh; phát triển bền vững, hài hòa giữa kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường; huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, ưu tiên công nghiệp, phát triển nông nghiệp bền vững; khuyến khích đầu tư lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch; phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khá.
Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và tập trung một số nội dung chính như:
1. Việc thực hiện cải cách hành chính gắn với công tác xây dựng chính quyền, chính quyền điện tử.
2. Công tác xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách của tỉnh nhằm: Phát triển công nghiệp, nông nghiệp, hạ tầng giao thông; hỗ trợ, thu hút đầu tư của doanh nghiệp, hợp tác xã, các mô hình kinh tế có hiệu quả; bảo vệ môi trường.
3. Công tác xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao.
4. Việc giải quyết kiến nghị, phản ánh các nội dung bức xúc trong nhân dân; việc tuân theo pháp luật tại địa phương.
Thực hiện quy trình giám sát theo quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015.
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định lựa chọn ít nhất 1 nội dung giám sát chuyên đề năm sau trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định tại kỳ họp giữa năm. Hàng năm, Hội đồng nhân dân tỉnh căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và tiến độ thực hiện nhiệm vụ, chọn nội dung giám sát chuyên đề cho phù hợp. Thời gian giám sát thực tế 01 đợt không quá 10 ngày.
1. Các cơ quan, đơn vị tham mưu, thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính và xây dựng chính quyền điện tử.
2. Các cơ quan, đơn vị tham mưu, thực hiện cơ chế, chính sách đảm bảo xây dựng chính quyền điện tử; phát triển công nghiệp, nông nghiệp, hạ tầng giao thông; tạo cơ chế, chính sách hỗ trợ, thu hút đầu tư của doanh nghiệp, hợp tác xã, các mô hình kinh tế có hiệu quả; bảo vệ môi trường..
3. Các cơ quan, đơn vị tham mưu, thực hiện xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao.
4. Các cơ quan, đơn vị tham mưu, thực hiện tiếp dân, tiếp nhận kiến nghị, phản ánh và giải quyết những bức xúc của dân; việc tuân theo pháp luật tại địa phương của các cơ quan, đơn vị trong tỉnh.
Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh thực hiện có hiệu quả trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, thông qua Nghị quyết giám sát chuyên đề góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhằm:
1. Thực hiện tốt chính sách pháp luật trên địa bàn.
2. Thực hiện tốt chủ trương, nghị quyết của Đảng và Hội đồng nhân dân tỉnh.
3. Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
1. Công tác tham mưu, phục vụ hoạt động giám sát
a) Thường trực Hội đồng nhân dân được thuê chuyên gia tham gia các cuộc giám sát chuyên đề có tính chất phức tạp.
b) Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh có nhiệm vụ: Tham mưu, giúp việc cho Đoàn giám sát và đảm bảo kinh phí phục vụ cho hoạt động giám sát kịp thời, đúng quy định; tham mưu cho Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giám sát, khai thác các tài liệu, văn bản có liên quan.
2. Công tác truyền thông phục vụ hoạt động giám sát
a) Công tác truyền thông đối với các hoạt động giám sát do Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.
b) Cơ quan Thông tấn báo chí được mời tham dự, đưa tin về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh phải bảo đảm chính xác, khách quan theo quy định của pháp luật về báo chí.
3. Khen thưởng và xử lý vi phạm
a) Việc thực hiện các nội dung của Quy chế này là một trong những tiêu chí để đánh giá, xếp loại và khen thưởng hằng năm của cơ quan có thẩm quyền đối với các thành viên trong Đoàn giám sát, cá nhân người đứng đầu cơ quan, đơn vị giám sát, cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc đối tượng chịu sự giám sát; là cơ sở để xem xét đánh giá qua việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân tỉnh bầu hoặc phê chuẩn.
b) Các cơ quan, đơn vị và cá nhân người đứng đầu thuộc đối tượng giám sát vi phạm các quy định tại Quy chế này thì tùy theo tính chất, mức độ chịu các hình thức xử lý theo quy định pháp luật hiện hành./.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây