Nghị quyết 09/2014/NQ-HĐND về Quy chế hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định
Nghị quyết 09/2014/NQ-HĐND về Quy chế hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định
Số hiệu: | 09/2014/NQ-HĐND | Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Nam Định | Người ký: | Phạm Hồng Hà |
Ngày ban hành: | 09/07/2014 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 09/2014/NQ-HĐND |
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Nam Định |
Người ký: | Phạm Hồng Hà |
Ngày ban hành: | 09/07/2014 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2014/NQ-HĐND |
Nam Định, ngày 09 tháng 07 năm 2014 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ MƯỜI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Quy chế hoạt động của HĐND được ban hành kèm theo Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02/4/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI;
Căn cứ Nghị quyết số 725/2009/UBTVQH12 ngày 16/01/2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XII về việc điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của UBND huyện, quận, phường nơi không tổ chức HĐND huyện, quận, phường;
Xét Tờ trình số 01/TTr-HĐND ngày 26/5/2014 của Thường trực HĐND tỉnh về việc ban hành Quy chế hoạt động giám sát của HĐND tỉnh;
Sau khi nghe Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế HĐND và ý kiến của các đại biểu HĐND tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành Quy chế hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Nam Định (có Quy chế kèm theo).
Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày HĐND tỉnh thông qua.
Điều 3. Thường trực HĐND, UBND, các Ban HĐND, các đại biểu HĐND tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện Nghị quyết.
Điều 4. Thường trực HĐND, các Ban HĐND và các đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Nam Định khóa XVII, Kỳ họp thứ mười thông qua./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 09/2014/NQ-HĐND, ngày 09/7/2014 của HĐND tỉnh
Nam Định)
Giám sát của HĐND tỉnh bao gồm: giám sát của HĐND tại kỳ họp, giám sát của Thường trực HĐND, giám sát của các Ban HĐND và giám sát của đại biểu HĐND tỉnh.
2. Thường trực HĐND tỉnh có quyền giám sát hoạt động của UBND và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, hoạt động của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, hoạt động của UBND, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các huyện; giám sát các cơ quan, tổ chức và công dân trên địa bàn trong việc thi hành pháp luật và nghị quyết của HĐND tỉnh.
3. Các Ban HĐND tỉnh giúp HĐND tỉnh giám sát hoạt động của UBND, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, hoạt động của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, hoạt động của UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các huyện; giúp HĐND tỉnh giám sát các cơ quan, tổ chức và công dân trên địa bàn trong việc thi hành pháp luật và nghị quyết của HĐND tỉnh.
4. Các đại biểu HĐND tỉnh có quyền giám sát các cơ quan, tổ chức và công dân trên địa bàn trong việc thi hành pháp luật và việc thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh.
Quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát:
1. Được thông báo trước về nội dung, kế hoạch, thành phần và thời gian giám sát; về nội dung yêu cầu báo cáo, giải trình, trả lời theo quy định của pháp luật.
2. Trình bày ý kiến về các nội dung liên quan thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
3. Được thông báo về kết quả giám sát.
4. Trong trường hợp không tán thành với đánh giá, kiến nghị trong giám sát thì báo cáo với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp hoặc đề nghị Thường trực HĐND tỉnh xem xét, kết luận về các yêu cầu, kiến nghị đó.
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát:
1. Đáp ứng yêu cầu và tạo điều kiện thuận lợi để HĐND tỉnh thực hiện quyền giám sát; kịp thời cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết, trả lời đầy đủ các nội dung khi được yêu cầu;
2. Giải trình, làm rõ những vấn đề Thường trực HĐND, các Ban HĐND, đại biểu HĐND tỉnh yêu cầu.
3. Trả lời chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh.
4. Trả lời, thực hiện các kiến nghị của HĐND tỉnh trong hoạt động giám sát, thực hiện những nội dung đã hứa trong trả lời chất vấn.
HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
Các hình thức giám sát của HĐND tỉnh tại kỳ họp:
1. Xem xét báo cáo của Thường trực HĐND, các Ban HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các huyện.
2. Xem xét việc trả lời chất vấn.
3. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu theo quy định của pháp luật.
4. Xem xét và quyết định áp dụng các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền đối với các văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh, UBND huyện, nghị quyết của HĐND thành phố Nam Định, HĐND xã, thị trấn thuộc huyện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
1. HĐND tỉnh quyết định chương trình giám sát năm tiếp theo của HĐND tỉnh vào kỳ họp cuối năm.
2. Căn cứ vào kết quả giám sát, HĐND tỉnh có quyền:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng các biện pháp chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.
b) Yêu cầu thủ trưởng cơ quan, tổ chức liên quan xem xét trách nhiệm cá nhân đối với người có hành vi vi phạm.
c) Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh, UBND huyện, nghị quyết của HĐND thành phố Nam Định, HĐND xã, thị trấn thuộc huyện nếu các văn bản đó trái pháp luật.
d) Bãi nhiệm người giữ các chức danh do HĐND tỉnh bầu.
e) Quyết định giải tán HĐND thành phố Nam Định, HĐND xã, thị trấn thuộc huyện trong trường hợp HĐND đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn trước khi thi hành.
3. Khi cần thiết, HĐND tỉnh ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người trả lời, nghị quyết về kết luận, kiến nghị trong hoạt động giám sát.
HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, CÁC BAN HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
Các hoạt động giám sát của Thường trực HĐND tỉnh:
1. Tổ chức Đoàn giám sát.
2. Xem xét việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
3. Xem xét kết quả giám sát của các Ban HĐND tỉnh; tổng hợp kết quả giám sát trình HĐND tỉnh.
4. Xem xét việc trả lời chất vấn trong thời gian giữa hai kỳ họp.
5. Theo dõi việc ban hành và xem xét văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh, UBND huyện, nghị quyết của HĐND thành phố Nam Định, HĐND xã, thị trấn thuộc huyện.
1. Khi tiến hành hoạt động giám sát, Thường trực HĐND tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Trình HĐND tỉnh dự kiến chương trình giám sát của HĐND tỉnh trong năm tiếp theo.
b) Phân công các Ban HĐND thực hiện chương trình giám sát của HĐND tỉnh.
c) Xem xét, cho ý kiến về chương trình giám sát của các Ban HĐND tỉnh; điều chỉnh kế hoạch giám sát của các Ban HĐND khi cần thiết, bảo đảm để hoạt động giám sát đạt hiệu quả cao.
d) Quyết định thành lập Đoàn giám sát theo chương trình giám sát của HĐND tỉnh hoặc khi thấy cần thiết.
e) Yêu cầu UBND tỉnh và các cơ quan khác của Nhà nước ở địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
f) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh.
g) Tiếp nhận câu hỏi chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh để chuyển đến người bị chất vấn; thông báo cho người bị chất vấn thời hạn và hình thức trả lời chất vấn.
2. Khi phát hiện có vi phạm pháp luật, Thường trực HĐND tỉnh yêu cầu UBND tỉnh, cơ quan hữu quan áp dụng các biện pháp để chấm dứt hành vi vi phạm; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý người vi phạm và báo cáo kết quả xử lý với Thường trực HĐND tỉnh.
Trong trường hợp cần thiết, Thường trực HĐND tỉnh trình ra kỳ họp gần nhất của HĐND tỉnh hoặc triệu tập kỳ họp bất thường để HĐND tỉnh xem xét, quyết định.
Các hoạt động giám sát của các Ban HĐND tỉnh:
1. Thẩm tra các báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp HĐND tỉnh theo sự phân công của Thường trực HĐND tỉnh.
2. Tổ chức đoàn giám sát.
3. Khảo sát thực tế, xem xét, xác minh các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ban HĐND và theo phân công của Thường trực HĐND tỉnh.
4. Tham gia hoạt động giám sát theo chương trình phối hợp giám sát của các Ủy ban của Quốc hội, tham gia hoạt động giám sát của Thường trực HĐND tỉnh.
5. Tổ chức nghiên cứu, xử lý và xem xét việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
6. Theo dõi việc ban hành và xem xét văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh, UBND huyện, nghị quyết của HĐND thành phố Nam Định, HĐND xã, thị trấn thuộc huyện.
1. Khi tiến hành hoạt động giám sát, các Ban HĐND tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức Đoàn giám sát theo chương trình giám sát của HĐND tỉnh, thực hiện thẩm tra báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết theo phân công của Thường trực HĐND tỉnh. Tổ chức khảo sát các vấn đề thuộc lĩnh vực Ban khi thấy cần thiết.
b) Yêu cầu các cơ quan, tổ chức ở địa phương báo cáo, cung cấp những thông tin, tài liệu cần thiết liên quan đến hoạt động giám sát của Ban.
2. Căn cứ vào kết quả giám sát, các Ban HĐND tỉnh có quyền:
a) Yêu cầu thủ trưởng cơ quan, tổ chức xem xét, sửa đổi, bổ sung, đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản có dấu hiệu trái pháp luật.
b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, xem xét trách nhiệm, xử lý người vi phạm, khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm.
c) Đưa ra các ý kiến đánh giá, nêu những kiến nghị để khắc phục tình hình vì sự ổn định, phát triển.
HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
Các hoạt động giám sát của đại biểu HĐND tỉnh:
1. Chất vấn Chủ tịch HĐND, Chủ tịch và các thành viên khác của UBND, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch và các thành viên khác của UBND, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các huyện.
2. Đôn đốc việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của công dân mà mình đã nhận và chuyển tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
3. Theo dõi việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh, UBND huyện, nghị quyết của HĐND thành phố Nam Định, HĐND xã, thị trấn thuộc huyện.
4. Tham gia Đoàn giám sát của HĐND tỉnh khi được mời.
Căn cứ vào kết quả giám sát, đại biểu HĐND tỉnh có có quyền:
1. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chấm dứt những hành vi trái pháp luật.
2. Kiến nghị với cơ quan nhà nước về việc thi hành pháp luật, chính sách của Nhà nước và về những vấn đề thuộc lợi ích chung.
3. Đề nghị HĐND tỉnh bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu.
4. Đề nghị HĐND, Thường trực HĐND hoặc Ban HĐND tỉnh xem xét việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh, UBND huyện, nghị quyết của HĐND thành phố Nam Định, HĐND xã, thị trấn thuộc huyện có dấu hiệu trái pháp luật.
XỬ LÝ VÀ THỰC HIỆN KIẾN NGHỊ TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT
Phân loại và xử lý kiến nghị trong hoạt động giám sát:
1. Các kiến nghị trong hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND và các đại biểu HĐND tỉnh được gửi đến Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh để thực hiện và chỉ đạo thực hiện; gửi đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân được kiến nghị để thực hiện; đồng thời gửi đến Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh để xem xét, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện.
2. Khi thấy cần thiết, Thường trực HĐND tỉnh chuyển kiến nghị tới:
a) Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, cá nhân được kiến nghị và cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương nơi cơ quan, tổ chức, cá nhân được kiến nghị đóng trụ sở hoặc cư trú để chỉ đạo thực hiện.
b) Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh để xem xét, lãnh đạo, chỉ đạo.
c) Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và các cơ quan Trung ương.
Thực hiện kiến nghị trong hoạt động giám sát của HĐND tỉnh:
1. Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm tiếp thu, trả lời các kiến nghị trong hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh và báo cáo với HĐND tỉnh bằng văn bản về kết quả thực hiện các kiến nghị đó.
2. Người đã trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND tỉnh hoặc đã gửi văn bản trả lời chất vấn cho đại biểu HĐND tỉnh có trách nhiệm thực hiện các giải pháp, những vấn đề đã hứa (nếu có) trong trả lời chất vấn và báo cáo với HĐND tỉnh bằng văn bản về kết quả thực hiện lời hứa.
3. Báo cáo về kết quả thực hiện kiến nghị trong hoạt động giám sát và kết quả thực hiện lời hứa trong trả lời chất vấn từ kỳ họp HĐND tỉnh lần trước theo khoản 1, khoản 2 Điều này gửi tới Thường trực HĐND tỉnh chậm nhất là hai mươi ngày trước ngày khai mạc kỳ họp tiếp theo để tổng hợp báo cáo HĐND tỉnh.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và thực hiện ý kiến, kiến nghị của cử tri:
1. Khi nhận được đơn khiếu nại, tố cáo của công dân do đại biểu HĐND tỉnh chuyển đến, cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận đơn có trách nhiệm xử lý đơn và thông báo bằng văn bản cho đại biểu HĐND tỉnh đã chuyển đơn về việc thụ lý hay không thụ lý đơn, lý do; nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì phải giải quyết và thông báo bằng văn bản cho đại biểu HĐND tỉnh đã chuyển đơn biết về kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, 07 (bảy) ngày kể từ ngày ra quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 hoặc từ ngày có kết luận nội dung tố cáo. Trường hợp khiếu nại, tố cáo đã giải quyết thì thông báo kết quả giải quyết cho đại biểu HĐND tỉnh đã chuyển đơn ngay sau khi nhận được đơn.
2. Khi nhận được các ý kiến, kiến nghị của cử tri do Thường trực HĐND tỉnh chuyển đến, cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được ý kiến, kiến nghị phải có văn bản trả lời theo yêu cầu của Thường trực HĐND tỉnh và có trách nhiệm tiếp thu, thực hiện.
Trước mỗi đợt tiếp xúc cử tri trước kỳ họp HĐND tỉnh, UBND tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản về kết quả thực hiện ý kiến, kiến nghị của cử tri từ kỳ họp trước đến thời điểm báo cáo gửi đến Thường trực HĐND tỉnh theo yêu cầu để chuyển đến các đại biểu HĐND tỉnh nghiên cứu và báo cáo với cử tri.
Thường trực HĐNĐ, các Ban HĐND, các đại biểu HĐND tỉnh có trách nhiệm trả lời, tiếp thu, thực hiện các ý kiến, kiến nghị của cử tri với HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND, các đại biểu HĐND tỉnh và báo cáo kết quả thực hiện tại các cuộc tiếp xúc cử tri.
3. Định kỳ sáu tháng một lần, Thường trực HĐND tỉnh chủ trì cùng với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh nghe UBND, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của tỉnh báo cáo về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân do Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực HĐND, đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND tỉnh chuyển đến.
Đôn đốc việc thực hiện kiến nghị trong hoạt động giám sát:
1. Khi thấy cần thiết, Thường trực HĐND tỉnh quyết định thành lập Đoàn giám sát để giám sát việc thực hiện kiến nghị trong hoạt động giám sát nhằm làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan.
2. Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm của mình đối với các yêu cầu, kiến nghị trong hoạt động giám sát của HĐND tỉnh thì Thường trực HĐND tỉnh báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy, báo cáo HĐND tỉnh để xem xét trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đó và yêu cầu cơ quan cấp trên của người đó xem xét, xử lý khi thấy cần thiết.
Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh có trách nhiệm tham mưu, phục vụ, bảo đảm các điều kiện cho việc thực hiện các hoạt động giám sát của HĐND tỉnh theo quy định.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây