47137

Nghị định 73/2000/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý phần vốn Nhà nước ở doanh nghiệp khác

47137
LawNet .vn

Nghị định 73/2000/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý phần vốn Nhà nước ở doanh nghiệp khác

Số hiệu: 73/2000/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 06/12/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 08/01/2001 Số công báo: 1-1
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 73/2000/NĐ-CP
Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ
Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 06/12/2000
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 08/01/2001
Số công báo: 1-1
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 73/2000/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2000

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 73/2000/NĐ-CP NGÀY 06 THÁNG 12 NĂM 2000 BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC Ở DOANH NGHIỆP KHÁC

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 20 tháng 4 năm 1995;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị định này ''Quy chế quản lý phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp khác''.

Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Những quy định về việc quản lý vốn nhà nước ở doanh nghiệp khác trái với quy định trong Quy chế này đều bãi bỏ.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Nguyễn Tấn Dũng

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC Ở DOANH NGHIỆP KHÁC
(Ban hành kèm theo Nghị định số: 73/2000/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ)

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Nhà nước thực hiện việc quản lý phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp khác thông qua người đại diện phần vốn nhà nước và người trực tiếp quản lý phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp khác.

Điều 2. Một số từ ngữ trong Quy chế này được hiểu như sau:

1. ''Doanh nghiệp khác'' là doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hoặc Luật Hợp tác xã.

2. ''Phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp khác'' là số vốn thuộc sở hữu nhà nước do ngân sách hoặc doanh nghiệp nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp khác; bao gồm cả phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện cổ phần hoá.

3. ''Người đại diện phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp khác'' (sau đây gọi tắt là người đại diện) là tổ chức hoặc cá nhân quy định tại Điều 6 Quy chế này đại diện cho Nhà nước thực hiện quyền chủ sở hữu đối với phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp khác.

4. ''Người trực tiếp quản lý phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp khác'' (sau đây gọi tắt là người trực tiếp quản lý) là người được người đại diện cử để thực hiện các quyền, nghĩa vụ của người góp vốn hoặc cổ đông nhà nước. Người trực tiếp quản lý có thể hoạt động chuyên trách hoặc kiêm nhiệm. Trường hợp nhiều người trực tiếp quản lý trong một doanh nghiệp khác thì người đại diện phải cử người phụ trách chịu trách nhiệm phối hợp những người trực tiếp quản lý để thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.

Điều 3. Vốn của Nhà nước ở doanh nghiệp khác bao gồm:

1. Vốn thuộc sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước gồm tiền, giá trị quyền sử dụng đất hay tiền thuê đất, giá trị tài sản thuộc sở hữu nhà nước được doanh nghiệp nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác hoặc góp vốn liên doanh với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

2. Ngân sách nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp khác.

3. Giá trị cổ phần nhà nước trong doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện cổ phần hoá, bao gồm cả giá trị cổ phiếu nhà nước cấp cho người lao động trong doanh nghiệp để hưởng cổ tức khi doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa giai đoạn trước khi Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998 của Chính phủ có hiệu lực thi hành.

4. Lợi tức được chia do việc Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác được dùng để tái đầu tư tại doanh nghiệp này.

Điều 4. Đối với trường hợp Nhà nước không nắm cổ phần chi phối trong tổng số cổ phần của doanh nghiệp khác, thì có thể không cần cử người trực tiếp quản lý. Song người đại diện phải tổ chức công việc bảo đảm theo dõi được số vốn nhà nước đã đầu tư và số lợi tức được chia từ phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp này và phân công người thực hiện các quyền của cổ đông theo Điều lệ doanh nghiệp.

Điều 5.

1. Doanh nghiệp khác có vốn đầu tư của Nhà nước hoạt động theo luật tương ứng và Điều lệ của doanh nghiệp; thực hiện chế độ báo cáo tài chính, báo cáo thống kê theo quy định của pháp luật. Khi gửi báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, doanh nghiệp đồng thời gửi cho người đại diện phần vốn nhà nước bản sao các báo cáo này.

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, giám sát theo chức năng quản lý nhà nước đối với các hoạt động của doanh nghiệp, không can thiệp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

II. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC Ở DOANH NGHIỆP KHÁC

Điều 6. Người đại diện phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp khác được xác định như sau:

1. Bộ Tài chính đối với các trường hợp sau:

a) Phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp khác do ngân sách Trung ương góp vốn.

b) Phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp được cổ phần hoá từ doanh nghiệp nhà nước độc lập do Bộ, ngành quyết định thành lập thực hiện cổ phần hoá toàn bộ doanh nghiệp.

c) Phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp liên doanh được thành lập từ việc doanh nghiệp nhà nước độc lập do Bộ, ngành quyết định thành lập góp toàn bộ số vốn vào liên doanh và không còn pháp nhân doanh nghiệp nhà nước.

2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với các trường hợp sau:

a) Phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp khác do ngân sách địa phương góp vốn.

b) Phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp được cổ phần hoá từ doanh nghiệp nhà nước độc lập do Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định thành lập thực hiện cổ phần hoá toàn bộ doanh nghiệp.

c) Phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp liên doanh được thành lập từ việc doanh nghiệp nhà nước độc lập do Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định thành lập góp toàn bộ vốn vào liên doanh và không còn pháp nhân doanh nghiệp nhà nước.

3. Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp nhà nước có Hội đồng quản trị) hoặc Giám đốc doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp nhà nước độc lập không có Hội đồng quản trị) đối với các trường hợp sau:

a) Phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp khác do cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước độc lập.

b) Phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp khác do cổ phần hoá một bộ phận hoặc toàn bộ doanh nghiệp thành viên thuộc Tổng công ty.

c) Doanh nghiệp nhà nước đem một phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác hoặc góp vào liên doanh với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.

Đối với các Tổng công ty nhà nước, Hội đồng quản trị được ủy quyền cho Giám đốc doanh nghiệp thành viên là đại diện phần vốn nhà nước đối với trường hợp cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp thành viên, hoặc đem một phần vốn của doanh nghiệp thành viên góp vào liên doanh. Việc ủy quyền phải được quy định trong Điều lệ Tổng công ty.

Điều 7. Người đại diện có các quyền sau:

1. Cử, bãi miễn, khen thưởng, kỷ luật người trực tiếp quản lý.

Đối với trường hợp người đại diện là Bộ Tài chính theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Quy chế này, Thủ trưởng Bộ, ngành quyết định sau khi thống nhất với Bộ Tài chính.

2. Yêu cầu người trực tiếp quản lý báo cáo định kỳ hoặc đột xuất tình hình kinh doanh, công tác quản lý tài chính, quản lý vốn, tài sản, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp khác có vốn đầu tư của Nhà nước. Giao nhiệm vụ và yêu cầu người trực tiếp quản lý cổ phần chi phối của Nhà nước tại Công ty cổ phần, báo cáo việc sử dụng quyền cổ phần chi phối của Nhà nước để định hướng chiến lược, xác định mục tiêu, kế hoạch dài hạn và hàng năm của các doanh nghiệp này.

3. Kiểm tra, giám sát hoạt động của người trực tiếp quản lý, phát hiện kịp thời các thiếu sót, yếu kém để ngăn chặn, chấn chỉnh.

4. Quyết định hoặc trình người có thẩm quyền quyết định việc đầu tư tăng vốn hoặc thu hồi vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác phù hợp với pháp luật và Điều lệ doanh nghiệp.

5. Trường hợp ngân sách nhà nước, nhiều doanh nghiệp nhà nước cùng góp vốn vào một doanh nghiệp khác thì những người đại diện cử một người trong số những người đại diện chủ trì phối hợp giữa những người đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước tại doanh nghiệp khác.

6. Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Người đại diện có các nghĩa vụ sau:

1. Thực hiện các quyền cổ phần chi phối của Nhà nước để định hướng doanh nghiệp khác hoạt động theo mục tiêu Nhà nước quy định.

2. Định kỳ hoặc theo yêu cầu của Bộ Tài chính, báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh, kết quả tài chính, công tác quản lý tài chính, quản lý vốn, tài sản của doanh nghiệp khác, việc thu hồi cổ phiếu nhà nước cấp cho người lao động để hưởng cổ tức, việc thu hồi tiền nhà nước cho người lao động vay để mua cổ phiếu, thu tiền bán chịu cổ phần cho người lao động nghèo trong doanh nghiệp.

Đối với người đại diện quy định tại khoản 3 Điều 6, đồng thời phải gửi các báo cáo trên cho cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước có vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác.

Chế độ và chỉ tiêu báo cáo theo quy định của Bộ Tài chính.

3. Báo cáo Bộ Tài chính và cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp về biện pháp thu hồi phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác; việc thực hiện nhiệm vụ của người đại diện, người trực tiếp quản lý trong trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước giải thể, phá sản.

4. Chỉ đạo người trực tiếp quản lý có biện pháp kịp thời để bảo vệ số vốn nhà nước trong trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước thua lỗ, mất vốn, phải xem xét giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản.

5. Giám sát việc thu hồi vốn nhà nước cho người lao động vay để mua cổ phiếu khi thực hiện việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, thu hồi cổ phiếu cấp cho người lao động để hưởng cổ tức khi người lao động chết không có người thừa kế hoặc người lao động tự nguyện trả lại (đối với doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá trước khi Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998 của Chính phủ có hiệu lực thi hành) cổ phần bán chịu cho người lao động nghèo trong doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá theo Nghị định số 44/1998/NĐ-CP.

6. Giám sát việc thu hồi lợi tức được chia từ số vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác.

III. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI TRỰC TIẾP QUẢN LÝ

Điều 9. Người trực tiếp quản lý có các quyền sau:

1. Tham gia ứng cử vào bộ máy quản lý, điều hành của doanh nghiệp khác theo Điều lệ của doanh nghiệp.

2. Thực hiện quyền của cổ đông, của người góp vốn theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. Yêu cầu doanh nghiệp khác chuyển lợi tức được chia về địa chỉ theo quy định của Điều 12 Quy chế này.

3. Người trực tiếp quản lý cổ phần chi phối, tham gia quyết định các biện pháp quản lý, điều hành của doanh nghiệp trên cơ sở sử dụng quyền cổ phần chi phối theo quy định của pháp luật.

4. Đề nghị người đại diện tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ được giao.

5. Người trực tiếp quản lý tham gia ban quản lý điều hành doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước được hưởng lương, các khoản phụ cấp và tiền thưởng theo các quy định của doanh nghiệp, do doanh nghiệp trả.

Người trực tiếp quản lý làm việc kiêm nhiệm không tham gia trong ban quản lý điều hành doanh nghiệp thì tiền lương do đơn vị công tác chính của người đó trả.

Điều 10. Người trực tiếp quản lý có nghĩa vụ:

1. Nghiên cứu, đề xuất biện pháp quản lý, điều hành doanh nghiệp, phương hướng, biện pháp hoạt động của mình trình người đại diện phê duyệt. Đối với những vấn đề quan trọng của doanh nghiệp đưa ra thảo luận trong Hội đồng quản trị, Đại hội cổ đông như phương hướng, nhiệm vụ sản xuất của doanh nghiệp, huy động thêm cổ phần, chia lợi tức cho cổ đông..., người trực tiếp quản lý phải xin ý kiến người đại diện trước khi tham gia biểu quyết.

2. Người trực tiếp quản lý cổ phần chi phối của Nhà nước tại doanh nghiệp khác phải đề xuất phương hướng, mục tiêu, biện pháp sử dụng quyền của cổ đông nắm cổ phần chi phối để định hướng hoạt động của doanh nghiệp phục vụ mục tiêu của Nhà nước để người đại diện phê duyệt.

Nếu phát hiện doanh nghiệp đi chệch mục tiêu định hướng của Nhà nước phải báo cáo kịp thời và đề xuất ý kiến xử lý với người đại diện. Nghiên cứu, đề xuất để người đại diện cổ phần chi phối của Nhà nước tại doanh nghiệp quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

3. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ người đại diện đã giao, thường xuyên phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính của doanh nghiệp khác có vốn đầu tư của Nhà nước, phát hiện khả năng thua lỗ, mất vốn của doanh nghiệp để báo cáo kịp thời, đầy đủ cho người đại diện.

4. Theo dõi và thực hiện việc thu hồi phần vốn nhà nước cấp cho người lao động để hưởng cổ tức, cho người lao động vay để mua cổ phần khi doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá (đối với doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá trước khi Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998 của Chính phủ có hiệu lực thi hành), thu hồi số tiền bán chịu cổ phần cho người lao động nghèo trong doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá theo Nghị định số 44/1998/NĐ-CP.

5. Theo dõi việc thu lợi tức được chia từ số vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác.

6. Định kỳ hoặc theo yêu cầu của người đại diện, báo cáo đầy đủ, chính xác tình hình hoạt động kinh doanh, công tác quản lý tài chính, quản lý vốn và tài sản của doanh nghiệp khác có vốn đầu tư của Nhà nước, kết quả tài chính và việc phân chia lợi tức của doanh nghiệp, việc thu hồi vốn cấp cho người lao động để hưởng cổ tức hoặc vốn cho người lao động vay để mua cổ phiếu.

Người trực tiếp quản lý đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 6 Quy chế này khi gửi báo cáo cho người đại diện đồng gửi cho Bộ, ngành kinh tế kỹ thuật một bản.

7. Chịu trách nhiệm trước người đại diện về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao về quản lý số vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác.

8. Lập hồ sơ về doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước theo quy định của cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp.

Người trực tiếp quản lý hoạt động kiêm nhiệm thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều này.

Điều 11. Tiêu chuẩn của người trực tiếp quản lý

Người trực tiếp quản lý phải là người bảo đảm các tiêu chuẩn sau:

1. Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam. Đối với trường hợp do Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc doanh nghiệp nhà nước (đối với doanh nghiệp nhà nước không có Hội đồng quản trị) cử thì người trực tiếp quản lý phải là người của doanh nghiệp nhà nước đó.

2. Có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khoẻ đảm đương nhiệm vụ.

3. Hiểu biết pháp luật, có ý thức chấp hành luật pháp.

4. Có trình độ chuyên môn về tài chính doanh nghiệp hoặc lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp khác có vốn đầu tư của Nhà nước, có năng lực kinh doanh và tổ chức quản lý doanh nghiệp. Đối với người trực tiếp quản lý phần vốn nhà nước tại liên doanh với nước ngoài phải có trình độ ngoại ngữ đủ để làm việc trực tiếp với người nước ngoài trong liên doanh không cần phiên dịch.

5. Không là người thân thuộc (bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con, anh, chị, em ruột) với những người trong Hội đồng quản trị, Giám đốc doanh nghiệp có vốn góp vào doanh nghiệp mà người đó được giao trực tiếp quản lý; không có quan hệ góp vốn, cho vay vốn, ký kết hợp đồng mua bán với doanh nghiệp có vốn nhà nước mà người đó được cử trực tiếp quản lý.

IV. NGUYÊN TẮC XỬ LÝ PHẦN LỢI TỨC ĐƯỢC CHIA VÀ PHẦN VỐN THU HỒI TỪ CÁC DOANH NGHIỆP KHÁC

Điều 12. Phần lợi tức được chia từ doanh nghiệp khác, người trực tiếp quản lý có trách nhiệm yêu cầu doanh nghiệp:

1. Chuyển vào Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đối với các trường hợp Bộ Tài chính hoặc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là người đại diện theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 6 Quy chế này.

2. Chuyển cho doanh nghiệp nhà nước có vốn góp vào doanh nghiệp khác đối với trường hợp Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc doanh nghiệp nhà nước là người đại diện theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Quy chế này.

Điều 13. Việc dùng lợi tức được chia để tăng phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác hoặc giảm bớt phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác được quy định như sau:

1. Đối với trường hợp Bộ Tài chính là người đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Quy chế này, Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định sau khi có ý kiến của Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực.

2. Đối với trường hợp ủy ban nhân dân cấp tỉnh là người đại diện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Quy chế này, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.

3. Đối với trường hợp Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc doanh nghiệp nhà nước là người đại diện theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Quy chế này.

a) Đối với doanh nghiệp nhà nước có Hội đồng quản trị thì Hội đồng quản trị quyết định.

b) Đối với doanh nghiệp nhà nước không có Hội đồng quản trị thì Giám đốc doanh nghiệp quyết định sau khi có ý kiến của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp.

4. Phương thức tăng, giảm vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của doanh nghiệp.

Điều 14. Số vốn nhà nước thu hồi khi quyết định giảm bớt phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác, hoặc khi doanh nghiệp khác bị giải thể, phá sản; thu hồi số tiền cho người lao động vay để mua cổ phiếu khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, giá trị cổ phiếu chia cho người lao động để hưởng cổ tức, cổ phần bán chịu cho người lao động nghèo trong doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa sau Nghị định số 44/1998/NĐ-CP) được xử lý như sau:

1. Nộp vào Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đối với trường hợp quy định tại khoản 1, 2 Điều 6 Quy chế này.

2. Chuyển về cho doanh nghiệp nhà nước đã góp vốn đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 6 Quy chế này.

V. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC QUẢN LÝ PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC Ở DOANH NGHIỆP KHÁC

Điều 15. Bộ Tài chính:

1. Theo dõi, giám sát hoạt động của người trực tiếp quản lý trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 6 Quy chế này; theo dõi, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của người đại diện quy định tại khoản 3 Điều 6 Quy chế này.

2. Tổng hợp phân tích, đánh giá hiệu quả việc góp vốn nhà nước tại các doanh nghiệp khác. Tổng hợp tình hình đầu tư vốn, thu hồi vốn nhà nước, tình hình thu lợi nhuận tại doanh nghiệp khác có vốn đầu tư của Nhà nước, tình hình thu hồi vốn cho người lao động vay để mua cổ phiếu tại doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá, thu hồi cổ phiếu cấp cho người lao động để hưởng cổ tức, vốn cho người lao động nghèo trong doanh nghiệp vay để mua cổ phiếu theo quyền và nghĩa vụ của người đại diện quy định tại khoản 1, 2 Điều 6 Quy chế này.

3. Yêu cầu người đại diện quy định tại khoản 2, 3 Điều 6 Quy chế này báo cáo đột xuất tình hình kinh doanh, quản lý vốn và tài sản, quản lý tài chính và kết quả tài chính của doanh nghiệp khác và việc thực hiện nhiệm vụ của người đại diện, người trực tiếp quản lý.

4. Yêu cầu người đại diện thực hiện các biện pháp tăng cường quản lý phần vốn nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp khác để bảo toàn và phát triển vốn nhà nước.

Điều 16. Bộ, cơ quan quản lý ngành kinh tế kỹ thuật, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

1. Phê duyệt phương án dùng lợi tức để bổ sung vốn điều lệ hoặc việc giảm bớt phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác đối với doanh nghiệp nhà nước không có Hội đồng quản trị quy định tại điểm b khoản 3 Điều 13 Quy chế này.

2. Phối hợp với cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp theo dõi, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của người đại diện quy định tại khoản 3 Điều 6 Quy chế này.

3. Phân tích đánh giá hiệu quả của việc góp vốn với doanh nghiệp khác và ảnh hưởng của nó đối với hoạt động của doanh nghiệp nhà nước góp vốn trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 Điều 6 Quy chế này.

4. Có quyền yêu cầu người đại diện quy định tại khoản 3 Điều 6 Quy chế này, báo cáo đột xuất tình hình hoạt động kinh doanh, quản lý tài chính, phân chia lợi tức của doanh nghiệp khác, việc thực hiện nhiệm vụ của người đại diện và người quản lý trực tiếp.

VI. XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 17. Người đại diện không thực hiện đầy đủ hoặc lạm dụng quyền và nghĩa vụ của mình làm thiệt hại phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác, tùy theo mức độ vi phạm bị kỷ luật hành chính, nếu cấu thành tội phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp không phát hiện kịp thời tình trạng thua lỗ, mất vốn, mất khả năng thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp khác, phát hiện được nhưng không xử lý kịp thời để mất vốn nhà nước tại doanh nghiệp này thì ngoài kỷ luật hành chính phải trừ 10% lương của năm xảy ra sự việc. Nếu có hành vi tác động trực tiếp gây ra thiệt hại vật chất phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Đối với trường hợp người đại diện là tổ chức phải xác định rõ trách nhiệm của cá nhân đối với việc vi phạm và xử lý cá nhân vi phạm như quy định trên đây.

Điều 18. Người trực tiếp quản lý, không thực hiện đầy đủ, lạm dụng quyền và nghĩa vụ gây thiệt hại phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác, tùy theo mức độ vi phạm bị kỷ luật hành chính, nếu cấu thành tội phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp không đôn đốc kịp thời số lợi tức được chia để cho doanh nghiệp khác chiếm dụng phải bồi thường theo lãi suất tiền vay vốn ngắn hạn của ngân hàng. Thời gian xác định trách nhiệm bồi thường tính từ ngày thứ 31 kể từ khi doanh nghiệp thông qua phương án phân chia lợi nhuận đến khi doanh nghiệp chuyển số lợi nhuận được chia về nơi quy định tại Điều 12 Quy chế này. Nếu có hành vi trực tiếp gây thiệt hại vật chất phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 19. Cơ quan quản lý nhà nước không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ kiểm tra, giám sát nên không phát hiện được những sai phạm của người đại diện hay phát hiện được nhưng không báo cáo, không có biện pháp ngăn chặn để xảy ra những thiệt hại phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác thì phải liên đới chịu trách nhiệm với người đại diện và người quản lý trực tiếp.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác