Nghị định 63/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Tần số vô tuyến điện 42/2009/QH12, được sửa đổi theo Luật 09/2022/QH15
Nghị định 63/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Tần số vô tuyến điện 42/2009/QH12, được sửa đổi theo Luật 09/2022/QH15
Số hiệu: | 63/2023/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Trần Lưu Quang |
Ngày ban hành: | 18/08/2023 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 31/08/2023 | Số công báo: | 963-964 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 63/2023/NĐ-CP |
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Trần Lưu Quang |
Ngày ban hành: | 18/08/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 31/08/2023 |
Số công báo: | 963-964 |
Tình trạng: | Đã biết |
CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 63/2023/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2023 |
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Tần số vô tuyến điện ngày 23 tháng 11 năm 2009; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện ngày 09 tháng 11 năm 2022;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện số 42/2009/QH12, được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 09/2022/QH15.
1. Nghị định này quy định chi tiết khoản 4 Điều 16, khoản 5 Điều 18, khoản 5 Điều 18a, điểm b khoản 1 Điều 19, khoản 5 Điều 24, khoản 3 Điều 25, khoản 3 Điều 26, khoản 4 Điều 31 và khoản 2 Điều 32 Luật Tần số vô tuyến điện số 42/2009/QH12, được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 09/2022/QH15 về:
a) Cấp, cấp lại, cấp đổi, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện; đình chỉ có thời hạn một phần quyền sử dụng tần số vô tuyến điện;
b) Cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện;
c) Sử dụng chung tần số vô tuyến điện;
d) Chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện;
đ) Tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện;
e) Điều kiện, thủ tục công nhận tổ chức đủ điều kiện đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên thuộc nghiệp vụ di động hàng hải, vô tuyến điện nghiệp dư; quy định chứng chỉ vô tuyến điện viên, đối tượng, điều kiện, thủ tục cấp, thu hồi chứng chỉ vô tuyến điện viên; công nhận chứng chỉ vô tuyến điện viên nước ngoài.
2. Nghị định này không áp dụng đối với việc sử dụng tần số vô tuyến điện chỉ phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện tại Việt Nam.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đài trái đất là đài được đặt trên bề mặt trái đất hoặc trong phần chính của khí quyển trái đất dùng để thông tin với một hoặc nhiều đài vũ trụ hoặc với một hoặc nhiều đài cùng loại thông qua một hay nhiều vệ tinh phản xạ hay các vật thể khác trong không gian.
2. Đài vô tuyến điện nghiệp dư là đài thuộc nghiệp vụ vô tuyến điện nghiệp dư và nghiệp vụ vô tuyến điện nghiệp dư qua vệ tinh.
3. Đài tàu là đài di động đặt trên tàu thuyền, các phương tiện nổi hoặc đặt trên các mô hình mô phỏng (để phục vụ cho công tác dạy học, nghiên cứu khác) không phải đài tàu cứu nạn, sử dụng tần số vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ di động hàng hải, nghiệp vụ di động hàng hải qua vệ tinh và nghiệp vụ vô tuyến xác định thuộc hệ thống cấp cứu và an toàn hàng hải toàn cầu (GMDSS).
4. Đài bờ là đài mặt đất dùng trong nghiệp vụ di động hàng hải.
5. Hệ thống cấp cứu và an toàn hàng hải toàn cầu (GMDSS) là hệ thống thông tin hàng hải được Hội nghị các nước thành viên của Tổ chức Hàng hải quốc tế thông qua năm 1988 trên cơ sở sửa đổi, bổ sung chương IV Công ước quốc tế về An toàn sinh mạng trên biển năm 1974 và các sửa đổi (SOLAS 74 và các sửa đổi).
6. Đài vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá là đài di động đặt trên phương tiện nghề cá, sử dụng tần số vô tuyến điện dành cho phương tiện nghề cá, tần số vô tuyến điện cho mục đích giám sát hành trình tàu cá và tần số vô tuyến điện cho mục đích an toàn trên biển.
7. Đài vô tuyến điện liên lạc với phương tiện nghề cá là đài vô tuyến điện đặt trên đất liền để liên lạc với phương tiện nghề cá, sử dụng tần số vô tuyến điện dành cho phương tiện nghề cá và các tần số vô tuyến điện cho mục đích an toàn trên biển, không cung cấp dịch vụ viễn thông.
8. Đài truyền thanh không dây là đài phát vô tuyến điện truyền tín hiệu âm thanh một chiều đến các cụm loa không dây.
9. Mạng viễn thông dùng riêng sử dụng tần số thuộc nghiệp vụ di động mặt đất là mạng viễn thông gồm các đài vô tuyến điện di động hoặc các đài vô tuyến điện cố định và di động sử dụng tần số vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ di động mặt đất do tổ chức, cá nhân thiết lập để phục vụ liên lạc, không nhằm mục đích sinh lợi trực tiếp từ hoạt động của mạng.
10. Mạng thông tin vô tuyến điện nội bộ là mạng viễn thông nội bộ gồm các đài vô tuyến điện di động sử dụng tần số vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ di động mặt đất, sử dụng ăng-ten tích hợp, có công suất phát sóng vô tuyến điện không quá 5W (Oát) do tổ chức, cá nhân thiết lập tại địa điểm có địa chỉ và phạm vi xác định mà tại khu vực này chủ mạng đó được quyền sử dụng để phục vụ liên lạc nội bộ, không nhằm mục đích sinh lợi trực tiếp từ hoạt động của mạng.
11. Cơ quan đại diện nước ngoài là cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự tại Việt Nam, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc và tổ chức quốc tế liên chính phủ ngoài hệ thống Liên hợp quốc tại Việt Nam.
12. Đoàn khách nước ngoài là đoàn khách nước ngoài đến thăm Việt Nam theo lời mời của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan nhà nước khác của Việt Nam.
13. Bản sao là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
14. Bản sao hợp pháp là bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu (trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp và được người tiếp nhận hồ sơ ký xác nhận).
15. Bản sao điện tử hợp pháp là bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính.
16. Thời điểm xác định mức thu cơ sở là ngày Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về tổ chức xác định mức thu cơ sở có hiệu lực.
17. Băng tần cùng loại: các băng tần là cùng loại khi cùng nằm trong một băng tần được Dự án đối tác thế hệ thứ ba (the 3rd Generation Partnership Project) định nghĩa và có cùng phương thức truyền dẫn song công.
18. Băng tần tương đồng: hai băng tần thuộc các băng tần được Dự án đối tác thế hệ thứ ba (the 3rd Generation Partnership Project) định nghĩa là tương đồng khi có cùng phương thức truyền dẫn song công và có ít nhất một tần số vô tuyến điện trong đoạn băng tần được sử dụng làm đường xuống (downlink) của băng tần này bằng 0,9 đến 1,1 lần tần số vô tuyến điện tại vị trí chính giữa của đoạn băng tần được sử dụng làm đường xuống (downlink) của băng tần còn lại.
19. Khai thác viên vô tuyến điện nghiệp dư là người có chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư hoặc chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư nước ngoài.
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, cấp lại, cấp đổi, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính hợp pháp của các tài liệu và nội dung kê khai trong hồ sơ.
Đối với hồ sơ nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu chính: các tài liệu trong hồ sơ mà Nghị định này không yêu cầu công chứng hoặc chứng thực, tổ chức đề nghị cấp, cấp lại, cấp đổi, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép phải đóng dấu; cá nhân, hộ kinh doanh phải ký xác nhận vào từng tài liệu; trường hợp tài liệu có nhiều tờ phải được đóng dấu giáp lai đối với tổ chức hoặc ký xác nhận vào từng trang đối với cá nhân, hộ kinh doanh.
Đối với hồ sơ nộp qua Hệ thống dịch vụ công trực tuyến: các tài liệu trong hồ sơ mà Nghị định này yêu cầu ký, đóng dấu của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, cấp lại, cấp đổi, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép thì tổ chức không phải ký, đóng dấu; cá nhân, hộ kinh doanh không phải ký các tài liệu đó.
Người nước ngoài đề nghị cấp giấy phép đối với đài vô tuyến điện nghiệp dư được phép nộp bản sao Hộ chiếu còn thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này và phải xuất trình bản chính khi nhận giấy phép.
2. Tổ chức, cá nhân đã được cơ quan có thẩm quyền cấp tài khoản định danh điện tử khi nộp hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, cấp đổi, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến thì không yêu cầu nộp bản sao điện tử hợp pháp các giấy tờ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Đối với hồ sơ nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu chính: tổ chức, cá nhân không phải nộp tài liệu trong hồ sơ quy định tại khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 6 Nghị định này về Căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện tra cứu được các thông tin này tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Thời điểm áp dụng cụ thể quy định này được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện.
3. Tổ chức, cá nhân không phải nộp lại các tài liệu quy định trong hồ sơ đã nộp trong lần đề nghị cấp, cấp lại, cấp đổi, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép trước đó nếu tài liệu còn hiệu lực và không có sự thay đổi về nội dung, trừ thành phần hồ sơ là bản khai quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Tổ chức, cá nhân phải nộp bổ sung các tài liệu liên quan đến hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, cấp đổi, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép trong trường hợp:
a) Cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện cần phải xác minh lại thông tin trong bản khai quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này để ấn định tần số vô tuyến điện và cấp, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép;
b) Cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện cần có thông tin để xác định tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng được miễn, giảm lệ phí cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, phí sử dụng tần số vô tuyến điện (sau đây gọi là lệ phí, phí sử dụng tần số vô tuyến điện) theo quy định.
5. Khi giấy phép còn hiệu lực, tổ chức, cá nhân có nhu cầu sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong giấy phép (trừ thời hạn sử dụng) phải làm hồ sơ đề nghị theo đúng quy định.
6. Khi tổ chức, cá nhân đề nghị đồng thời gia hạn và sửa đổi, bổ sung nội dung của cùng một giấy phép, cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện cấp một giấy phép để gia hạn và sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép.
7. Tổ chức, cá nhân được phép nộp một bản khai thông tin chung cho hồ sơ gồm nhiều bản khai thông số kỹ thuật khai thác, bản khai đề nghị cấp đổi, gia hạn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện.
8. Đối với đài vô tuyến điện, nghiệp vụ vô tuyến điện phải đăng ký, phối hợp tần số quốc tế theo quy định tại Điều 41 Luật Tần số vô tuyến điện, tổ chức, cá nhân được xem xét cấp, cấp lại, cấp đổi, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép trong thời gian đăng ký, phối hợp tần số quốc tế nhưng phải thực hiện thủ tục sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép theo quy định của Nghị định này khi cần thay đổi tần số vô tuyến điện hoặc các thông số kỹ thuật khác theo kết quả đăng ký, phối hợp tần số quốc tế với Liên minh Viễn thông quốc tế.
9. Tổ chức, cá nhân chỉ được nhận giấy phép khi đã nộp đủ lệ phí, phí sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định.
10. Sau 30 ngày kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện gửi thông báo bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp giấy phép, nếu tổ chức, cá nhân không thực hiện thì cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện hủy hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.
11. Sau 30 ngày kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện gửi thông báo nộp lệ phí, phí sử dụng tần số vô tuyến điện, nếu tổ chức, cá nhân không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp lệ phí, phí sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định thì cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện hủy kết quả giải quyết hồ sơ.
12. Các giới hạn phát xạ vô tuyến điện trong giấy phép sử dụng băng tần được quy định theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì áp dụng tiêu chuẩn quốc tế và khả năng thực tế của công nghệ để bảo đảm giảm thiểu khả năng gây nhiễu có hại.
13. Tổ chức được cấp giấy phép sử dụng băng tần có trách nhiệm báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Tần số vô tuyến điện) định kỳ hàng quý trong thời hạn quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông về Danh mục thiết bị phát sóng vô tuyến điện sử dụng trong mạng thông tin vô tuyến điện theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và báo cáo đột xuất trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Tần số vô tuyến điện) gửi văn bản.
14. Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, cấp đổi, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép qua một trong các phương thức sau: nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc nộp hồ sơ qua đường bưu chính hoặc nộp hồ sơ trực tiếp.
15. Kết quả giải quyết hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, cấp đổi, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép được gửi tới tổ chức, cá nhân qua một trong các phương thức sau: trả kết quả qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc qua phương thức điện tử hoặc qua đường bưu chính hoặc trả trực tiếp.
16. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài vô tuyến điện nghiệp dư chỉ được sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện trong thời gian lưu trú hợp pháp tại Việt Nam.
17. Trong thời hạn 75 ngày kể từ ngày Liên minh Viễn thông quốc tế ban hành Thông tư thông tin tần số quốc tế (BR IFIC - BR International Frequency Information Circular), tổ chức được cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh có trách nhiệm báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Tần số vô tuyến điện) kết quả kiểm tra các đăng ký tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh của nước ngoài được Liên minh Viễn thông quốc tế công bố có khả năng ảnh hưởng đến vệ tinh đã được cấp giấy phép.
Điều 5. Cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện
1. Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Tần số vô tuyến điện) cấp, cấp lại, cấp đổi, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, đình chỉ một phần quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, xử lý đề nghị ngừng sử dụng tần số vô tuyến điện đối với các loại giấy phép theo quy định của Luật Tần số vô tuyến điện trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Cục Tần số vô tuyến điện (Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực) cấp, cấp đổi, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện, xử lý đề nghị ngừng sử dụng tần số vô tuyến điện đối với đài vô tuyến điện nghiệp dư, đài tàu, đài vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá, đài vô tuyến điện liên lạc với phương tiện nghề cá, đài truyền thanh không dây, mạng thông tin vô tuyến điện nội bộ.
Điều 6. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gồm:
1. Bản khai thông tin chung và bản khai thông số kỹ thuật, khai thác theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bản sao hợp pháp hoặc bản sao điện tử hợp pháp Căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn (đối với cá nhân đề nghị cấp giấy phép); bản sao hợp pháp hoặc bản sao điện tử hợp pháp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (đối với hộ kinh doanh đề nghị cấp giấy phép).
3. Các tài liệu, giấy tờ khác kèm theo:
a) Bản sao Chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư hoặc thông tin liên quan đến Chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư theo quy định của nước sở tại của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép (áp dụng đối với đài vô tuyến điện nghiệp dư);
b) Bản sao Hợp đồng sử dụng dịch vụ thông tin vệ tinh với doanh nghiệp viễn thông hoặc đại lý được doanh nghiệp viễn thông ủy quyền đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép cung cấp dịch vụ (áp dụng đối với đài trái đất hoạt động độc lập của tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh và đài vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá có thiết bị giám sát hành trình tàu cá qua vệ tinh), trừ trường hợp đã được cấp giấy phép viễn thông để thiết lập mạng cố định vệ tinh, di động vệ tinh; hoặc
Bản sao hợp pháp hoặc bản sao điện tử hợp pháp Quyết định thành lập hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc bản sao Giấy chứng nhận đầu tư (áp dụng đối với đài trái đất của tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh ngoài biển, công ty đa quốc gia, cơ quan Chính phủ, khu phát triển phần mềm và khu công nghệ cao khi sử dụng vệ tinh khu vực hoặc quốc tế), trừ trường hợp đã được cấp giấy phép viễn thông để thiết lập mạng cố định vệ tinh, di động vệ tinh; hoặc
Bản sao hợp pháp hoặc bản sao điện tử hợp pháp văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp (áp dụng đối với đài trái đất của tổ chức, doanh nghiệp được phép tham gia hoạt động bảo đảm an toàn hàng không, an toàn hàng hải theo quy định của Tổ chức Hàng không quốc tế, Tổ chức Hàng hải quốc tế khi sử dụng vệ tinh khu vực hoặc quốc tế), trừ trường hợp đã được cấp giấy phép viễn thông để thiết lập mạng cố định vệ tinh, di động vệ tinh;
c) Văn bản đề nghị của cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Ngoại giao (áp dụng đối với đài vô tuyến điện của đoàn khách nước ngoài thăm, làm việc tại Việt Nam theo lời mời của lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ); hoặc
Văn bản đề nghị của cơ quan chuyên môn thuộc Ban Đối ngoại Trung ương (áp dụng đối với đài vô tuyến điện của đoàn khách nước ngoài thăm, làm việc tại Việt Nam theo lời mời của lãnh đạo Đảng); hoặc
Văn bản đề nghị của cơ quan chuyên môn thuộc Văn phòng Quốc hội (áp dụng đối với đài vô tuyến điện của đoàn khách nước ngoài thăm, làm việc tại Việt Nam theo lời mời của lãnh đạo Quốc hội); hoặc
Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản đón đoàn (áp dụng đối với đài vô tuyến điện của đoàn khách nước ngoài khác);
d) Văn bản đề nghị của cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Ngoại giao hoặc Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Sở Ngoại vụ được phân công quản lý (áp dụng đối với đài vô tuyến điện của cơ quan đại diện nước ngoài);
đ) Văn bản đề nghị của cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Ngoại giao (áp dụng đối với đài vô tuyến điện của phóng viên nước ngoài đi theo phục vụ đoàn khách nước ngoài);
e) Văn bản của cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Quốc phòng về việc mở sân bay chuyên dùng (áp dụng đối với đài vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ di động hàng không, nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường hàng không tại sân bay chuyên dùng);
g) Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp sử dụng tần số vô tuyến điện ngoài quy hoạch quy định tại Điều 11a Luật Tần số vô tuyến điện được bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một điều của Luật Tần số vô tuyến điện, kèm theo phương án sử dụng thiết bị vô tuyến điện (áp dụng đối với trường hợp đề nghị sử dụng tần số vô tuyến điện ngoài quy hoạch).
Điều 7. Hồ sơ đề nghị cấp đổi, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép
1. Hồ sơ đề nghị cấp đổi, gia hạn giấy phép gồm:
Bản khai thông tin chung và bản khai đề nghị cấp đổi, gia hạn giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép gồm:
Bản khai thông tin chung và bản khai thông số kỹ thuật, khai thác theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép đến cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện.
2. Cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định về thành phần hồ sơ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện thông báo, hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
3. Trong thời hạn 14 ngày đối với đài vô tuyến điện nghiệp dư, đài vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá và đài tàu, 28 ngày đối với các trường hợp còn lại kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này hoặc từ chối cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép và nêu rõ lý do, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Trường hợp số lượng tần số vô tuyến điện cần phải ấn định vượt quá 100 tần số trong một hồ sơ hoặc vượt quá 100 tần số trong các hồ sơ được gửi trong vòng 28 ngày của một tổ chức, cá nhân, cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện giải quyết hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép trong thời hạn 03 tháng.
5. Trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện cấp đổi giấy phép theo mẫu quy định Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này hoặc từ chối cấp đổi giấy phép và nêu rõ lý do.
Điều 9. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gồm:
a) Bản khai thông tin chung và bản khai thông số kỹ thuật, khai thác theo Mẫu 1a quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Văn bản của cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Quốc phòng về việc mở sân bay chuyên dùng (áp dụng đối với đài vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ di động hàng không, nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường hàng không đặt tại sân bay chuyên dùng).
2. Hồ sơ đề nghị cấp đổi, gia hạn giấy phép gồm:
Bản khai thông tin chung và bản khai đề nghị cấp đổi, gia hạn giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép gồm:
a) Bản khai thông tin chung và bản khai thông số kỹ thuật, khai thác theo Mẫu 1a quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Văn bản của cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Quốc phòng về việc mở sân bay chuyên dùng (áp dụng đối với đài vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ di động hàng không, nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường hàng không tại sân bay chuyên dùng).
1. Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép đến cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện.
2. Cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định về thành phần hồ sơ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện thông báo, hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện thực hiện trình tự phối hợp quốc tế về tần số vô tuyến điện theo quy định tại Điều 11 Nghị định này đối với các trường hợp cấp, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép phải tính toán lại tần số vô tuyến điện.
3. Thời hạn giải quyết hồ sơ:
a) Trường hợp phải thực hiện phối hợp trong nước và quốc tế về tần số vô tuyến điện, thời hạn giải quyết hồ sơ quy định như sau:
a1) Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của Bộ Giao thông vận tải về kết quả phối hợp tần số quốc tế, cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện cấp, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép theo Mẫu 1a quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này hoặc từ chối cấp, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép và nêu rõ lý do;
a2) Trong thời hạn 28 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trường hợp việc ấn định và phối hợp tần số trong nước không khả thi, cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện từ chối cấp, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép và nêu rõ lý do;
b) Trường hợp không phải thực hiện phối hợp trong nước và quốc tế về tần số vô tuyến điện, trong thời hạn 28 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép theo Mẫu 1a quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này hoặc từ chối gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép và nêu rõ lý do;
c) Trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện cấp đổi giấy phép theo mẫu quy định Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này hoặc từ chối cấp đổi giấy phép và nêu rõ lý do.
Điều 11. Trình tự phối hợp trong nước và quốc tế về tần số vô tuyến điện
1. Trong thời hạn 21 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện thực hiện việc ấn định, phối hợp tần số vô tuyến điện trong nước, trường hợp tần số khả thi thì gửi văn bản kèm theo bản sao hồ sơ quy định tại Điều 9 Nghị định này đề nghị cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Giao thông vận tải phối hợp quốc tế về tần số vô tuyến điện.
2. Trong thời hạn 38 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện các công việc sau:
a) Phối hợp quốc tế về tần số vô tuyến điện với các nhà chức trách hàng không quốc tế, Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế;
b) Phối hợp với tổ chức, cá nhân phát, thu thử tần số vô tuyến điện khi cần thiết trên cơ sở ý kiến đồng ý của cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện. Cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện có ý kiến về việc phát, thu thử trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu phát, thu thử của cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Giao thông vận tải;
c) Gửi văn bản thông báo cho cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện về kết quả phối hợp quốc tế về tần số vô tuyến điện bao gồm cả trường hợp phối hợp thành công và không thành công. Trường hợp phối hợp thành công, nội dung thông báo bao gồm thông tin về các tần số phối hợp thành công kèm theo nhận dạng của đài vô tuyến điện.
3. Trường hợp việc phối hợp quốc tế về tần số vô tuyến điện cần có sự phối hợp chuyên sâu về kỹ thuật, cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Giao thông vận tải phối hợp với cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện thực hiện việc phối hợp này.
Điều 12. Đăng ký tần số vô tuyến điện với Liên minh Viễn thông quốc tế
Cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện đăng ký tần số vô tuyến điện với Liên minh Viễn thông quốc tế trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện.
Điều 13. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép áp dụng đối với đài trái đất của cơ quan đại diện nước ngoài gồm:
a) Bản khai thông tin chung và bản khai thông số kỹ thuật, khai thác theo Mẫu 1m quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Văn bản đề nghị của cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Ngoại giao hoặc Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Sở Ngoại vụ được phân công quản lý.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép áp dụng đối với đài trái đất của đoàn khách nước ngoài thăm Việt Nam gồm:
a) Bản khai thông tin chung và bản khai thông số kỹ thuật, khai thác theo Mẫu 1m quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Văn bản đề nghị của cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Ngoại giao (áp dụng đối với đài trái đất của đoàn khách nước ngoài theo lời mời của lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ); hoặc
Văn bản đề nghị của cơ quan chuyên môn thuộc Ban Đối ngoại Trung ương (áp dụng đối với đài trái đất của đoàn khách nước ngoài theo lời mời của lãnh đạo Đảng); hoặc
Văn bản đề nghị của cơ quan chuyên môn thuộc Văn phòng Quốc hội (áp dụng đối với đài trái đất của đoàn khách nước ngoài theo lời mời của lãnh đạo Quốc hội); hoặc
Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản đón đoàn (áp dụng đối với đài trái đất của đoàn khách nước ngoài khác).
3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép áp dụng đối với đài trái đất của phóng viên nước ngoài đi theo phục vụ đoàn khách nước ngoài gồm:
a) Bản khai thông tin chung và bản khai thông số kỹ thuật, khai thác theo Mẫu 1m quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Văn bản đề nghị của cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Ngoại giao.
4. Hồ sơ đề nghị cấp đổi, gia hạn giấy phép gồm:
Bản khai thông tin chung và bản khai đề nghị cấp đổi, gia hạn giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép gồm:
Bản khai thông tin chung và bản khai thông số kỹ thuật, khai thác theo Mẫu 1m quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Trình tự phối hợp và thời hạn giải quyết cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép đối với cơ quan đại diện nước ngoài:
a) Cơ quan đại diện nước ngoài nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép theo quy định tại Điều 13 Nghị định này đến cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện;
b) Cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định về thành phần hồ sơ hoặc có nội dung cần bổ sung, làm rõ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện thông báo, hướng dẫn cơ quan đại diện nước ngoài bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, đồng thời thông báo cho cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Ngoại giao hoặc Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Sở Ngoại vụ được phân công quản lý để phối hợp; trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện gửi thông báo, cơ quan đại diện nước ngoài phải hoàn thiện và nộp đủ hồ sơ theo quy định;
c) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện gửi văn bản kèm theo bản sao hồ sơ đề nghị cấp giấy phép để lấy ý kiến của cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Công an;
d) Trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện gửi văn bản, cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Công an có ý kiến bằng văn bản.
Trong trường hợp cần phải có thêm thời gian xem xét, cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Công an có văn bản thông báo gửi cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, nhưng tổng thời hạn giải quyết không quá 14 ngày;
đ) Trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Công an, cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện theo Mẫu 1m quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này hoặc từ chối cấp giấy phép và nêu rõ lý do, đồng thời thông báo kết quả cho cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Ngoại giao hoặc Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Sở Ngoại vụ được phân công quản lý và cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Công an.
2. Trình tự phối hợp và thời hạn giải quyết cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép đối với đoàn khách nước ngoài
a) Đoàn khách nước ngoài nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép theo quy định tại Điều 13 Nghị định này đến cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện;
b) Cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định về thành phần hồ sơ hoặc có nội dung cần bổ sung, làm rõ, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện thông báo, hướng dẫn đoàn khách nước ngoài bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, đồng thời thông báo cho cơ quan chủ trì đón, tiếp để phối hợp; trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện gửi thông báo, đoàn khách nước ngoài phải hoàn thiện và nộp đủ hồ sơ theo quy định;
c) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện gửi văn bản kèm theo bản sao hồ sơ đề nghị cấp giấy phép của đoàn khách nước ngoài đến cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Công an;
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện gửi văn bản, cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Công an có ý kiến bằng văn bản gửi cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện;
đ) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Công an, cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện theo Mẫu 1m quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này hoặc từ chối cấp giấy phép và nêu rõ lý do, đồng thời thông báo kết quả cho cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Công an và cơ quan chủ trì tiếp, đón.
3. Trình tự phối hợp và thời hạn giải quyết cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép đối với phóng viên nước ngoài đi theo phục vụ đoàn khách nước ngoài
a) Phóng viên nước ngoài đi theo phục vụ đoàn khách nước ngoài nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép theo quy định tại Điều 13 Nghị định này đến cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện;
b) Cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định về thành phần hồ sơ hoặc có nội dung cần bổ sung, làm rõ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện thông báo, hướng dẫn phóng viên nước ngoài đi theo phục vụ đoàn khách nước ngoài bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, đồng thời thông báo cho cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Ngoại giao để phối hợp; trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện gửi thông báo, phóng viên nước ngoài đi theo phục vụ đoàn khách nước ngoài phải hoàn thiện và nộp đủ hồ sơ theo quy định;
c) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện gửi văn bản kèm theo bản sao hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép của phóng viên nước ngoài đi theo phục vụ đoàn khách nước ngoài đến cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Công an;
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện gửi văn bản, cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Công an có ý kiến bằng văn bản gửi cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện;
Trong trường hợp cần phải có thêm thời gian xem xét, cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Công an có văn bản thông báo gửi cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, nhưng tổng thời hạn xử lý không quá 14 ngày;
đ) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Công an, cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện theo Mẫu 1m quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này hoặc từ chối cấp giấy phép và nêu rõ lý do, đồng thời thông báo kết quả cho cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Công an và Bộ Ngoại giao.
4. Trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết hồ sơ đề nghị cấp đổi giấy phép đối với cơ quan đại diện nước ngoài, đoàn khách nước ngoài, phóng viên nước ngoài đi theo phục vụ đoàn khách nước ngoài;
a) Cơ quan đại diện nước ngoài, đoàn khách nước ngoài, phóng viên nước ngoài đi theo phục vụ đoàn khách nước ngoài nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định này đến cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện;
b) Cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định về thành phần hồ sơ hoặc có nội dung cần bổ sung, làm rõ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện thông báo, hướng dẫn cơ quan đại diện nước ngoài, đoàn khách nước ngoài, phóng viên nước ngoài đi theo phục vụ đoàn khách nước ngoài bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện gửi thông báo, cơ quan đại diện nước ngoài, đoàn khách nước ngoài, phóng viên nước ngoài đi theo phục vụ đoàn khách nước ngoài phải hoàn thiện và nộp đủ hồ sơ theo quy định;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện cấp đổi giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này hoặc từ chối cấp đổi giấy phép và nêu rõ lý do.
Mục 5. CẤP, CẤP ĐỔI, GIA HẠN, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NỘI DUNG GIẤY PHÉP SỬ DỤNG TẦN SỐ VÀ QUỸ ĐẠO VỆ TINH
1. Bản khai đề nghị cấp, cấp đổi, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép sử dụng tần số và quỹ đạo vệ tinh theo Mẫu 3 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Cam kết đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Tần số vô tuyến điện, phù hợp với đề án hoặc dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt (áp dụng đối với trường hợp đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép).
1. Tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép đến cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện.
2. Cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định về thành phần hồ sơ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện thông báo, hướng dẫn tổ chức bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
3. Đối với trường hợp cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện gửi văn bản kèm theo bản sao hồ sơ đề nghị cấp giấy phép để lấy ý kiến của cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Công an.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện gửi văn bản, cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Công an có ý kiến bằng văn bản.
Trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Công an, cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này hoặc từ chối cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép và nêu rõ lý do.
4. Đối với trường hợp cấp đổi giấy phép:
Trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện cấp đổi giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này hoặc từ chối cấp đổi giấy phép và nêu rõ lý do.
Mục 6. CẤP GIẤY PHÉP SỬ DỤNG BĂNG TẦN THÔNG QUA ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN
Điều 17. Phương án tổ chức đấu giá
1. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt phương án tổ chức đấu giá và tổ chức thực hiện việc đấu giá.
2. Phương án tổ chức đấu giá gồm các nội dung chính sau đây:
a) Yêu cầu cam kết triển khai mạng viễn thông để đảm bảo phát triển viễn thông phù hợp với quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, hài hòa lợi ích của nhà nước, người dân và doanh nghiệp;
b) Thông tin và điều kiện sử dụng băng tần, thời hạn của giấy phép sử dụng băng tần;
c) Giá khởi điểm, bước giá và tiền đặt trước;
d) Hình thức, phương thức đấu giá;
đ) Xử lý tình huống đấu giá (nếu có).
3. Phương án tổ chức đấu giá phải được thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông không muộn hơn 05 ngày làm việc kể từ ngày phê duyệt và chỉ được sử dụng cho một lần tổ chức đấu giá.
4. Xử lý tình huống đấu giá trong trường hợp chỉ có một tổ chức đăng ký tham gia đấu giá, một tổ chức tham gia đấu giá, một tổ chức trả giá:
a) Trường hợp đấu giá lại các khối băng tần sau cuộc đấu giá không thành, tại cuộc đấu giá lại, khi đã hết thời hạn đăng ký tham gia đấu giá mà chỉ có một tổ chức đăng ký tham gia đấu giá hoặc có nhiều tổ chức đăng ký tham gia đấu giá nhưng chỉ có một tổ chức tham gia cuộc đấu giá hoặc có nhiều tổ chức tham gia cuộc đấu giá nhưng chỉ có một tổ chức trả giá hoặc có nhiều tổ chức trả giá nhưng chỉ có một tổ chức trả giá cao nhất và trả giá ít nhất bằng giá khởi điểm thì khối băng tần được bán cho tổ chức đó. Việc bán khối băng tần cho tổ chức quy định tại khoản này phải được quy định tại phương án tổ chức đấu giá do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt;
b) Việc đấu giá tài sản trong trường hợp quy định tại điểm a khoản này chỉ được tiến hành sau khi đã thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục đấu giá tài sản theo quy định của Luật Đấu giá tài sản, các văn bản quy định chi tiết Luật Đấu giá tài sản, quy định của Nghị định này và không có khiếu nại liên quan đến trình tự, thủ tục cho đến ngày tổ chức cuộc đấu giá;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc đấu giá quy định tại điểm a khoản này, tổ chức đấu giá tài sản hoặc Hội đồng đấu giá tài sản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông báo cáo về quá trình đấu giá và biên bản đấu giá. Biên bản đấu giá trong trường hợp này ngoài các nội dung theo quy định của pháp luật về đấu giá phải thể hiện quá trình đấu giá chỉ có một tổ chức đăng ký tham gia đấu giá hoặc có nhiều tổ chức đăng ký tham gia đấu giá nhưng chỉ có một tổ chức tham gia cuộc đấu giá hoặc có nhiều tổ chức tham gia cuộc đấu giá nhưng chỉ có một tổ chức trả giá hoặc có nhiều tổ chức trả giá nhưng chỉ có một tổ chức trả giá cao nhất và trả giá ít nhất bằng giá khởi điểm;
d) Việc phê duyệt và công bố kết quả đấu giá được thực hiện theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.
Giá khởi điểm của khối băng tần được xác định như sau:
GKĐ = MTCSMHz x Bw x T
Trong đó:
GKĐ là giá khởi điểm, đơn vị tính là Đồng Việt Nam;
MTCSMHz là mức thu cơ sở được quyết định theo quy định của Nghị định này, đơn vị tính là Đồng Việt Nam/MHz/năm;
Bw là độ rộng của khối băng tần cần xác định giá khởi điểm, đơn vị tính là MHz (Mê-ga-héc);
T là toàn bộ thời gian được phép sử dụng băng tần, đơn vị tính là năm.
Điều 19. Thẩm định điều kiện tham gia đấu giá
1. Thẩm định điều kiện tham gia đấu giá là việc xem xét, đánh giá hồ sơ để xác nhận các tổ chức tham gia đấu giá đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Điều kiện tham gia đấu giá bao gồm:
a) Các điều kiện quy định tại điểm a và c khoản 1 Điều 18a Luật Tần số vô tuyến điện được bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện;
b) Điều kiện để được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông sử dụng băng tần được cấp phép thông qua đấu giá như sau:
b1) Đáp ứng điều kiện cấp hoặc cấp mới hoặc sửa đổi, bổ sung giấy phép thiết lập mạng viễn thông theo quy định của pháp luật về viễn thông;
b2) Kế hoạch kinh doanh, kế hoạch kỹ thuật sử dụng băng tần được cấp phép thông qua đấu giá xây dựng chung cho các hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông tại giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và phù hợp với yêu cầu cam kết triển khai mạng viễn thông của băng tần được cấp phép thông qua đấu giá;
b3) Cam kết đáp ứng điều kiện triển khai mạng viễn thông đối với băng tần được cấp phép thông qua đấu giá.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Bộ Thông tin và Truyền thông thông báo công khai phương án tổ chức đấu giá, tổ chức phải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị xác nhận đáp ứng điều kiện tham gia đấu giá tới Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông) thông qua một trong các phương thức sau: qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp. Các hồ sơ nộp không đúng thời hạn trên sẽ không được tiếp nhận và giải quyết.
4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận đáp ứng điều kiện tham gia đấu giá đối với tổ chức đã được cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy xác nhận đáp ứng điều kiện tham gia đấu giá theo Mẫu 01 tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông sử dụng băng tần được cấp phép thông qua đấu giá theo quy định của pháp luật về viễn thông; hoặc hồ sơ sửa đổi, bổ sung giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng, giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông sử dụng băng tần do thay đổi nhu cầu sử dụng tài nguyên viễn thông đã được cấp phép gồm:
b1) Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông theo quy định của pháp luật về viễn thông;
b2) Báo cáo tình hình thực hiện giấy phép kể từ ngày được cấp giấy phép đến ngày nộp hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép theo quy định của pháp luật về viễn thông;
b3) Kế hoạch kinh doanh và kế hoạch kỹ thuật phù hợp với tài nguyên viễn thông thay đổi theo quy định của pháp luật về viễn thông;
c) Bản cam kết triển khai mạng viễn thông sau khi trúng đấu giá theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Bản cam kết mức trả giá trong trường hợp tổ chức trúng đấu giá đảm bảo phương án kỹ thuật và phương án kinh doanh đáp ứng điều kiện cấp hoặc cấp mới hoặc sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông sử dụng băng tần được cấp phép thông qua đấu giá theo quy định của pháp luật về viễn thông theo Mẫu 02 tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;
đ) Cam kết đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 18a Luật Tần số vô tuyến điện được bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện.
5. Hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận đáp ứng điều kiện tham gia đấu giá đối với tổ chức chưa có giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy xác nhận đáp ứng điều kiện tham gia đấu giá theo Mẫu 01 tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng, giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông sử dụng băng tần theo quy định của pháp luật về viễn thông;
c) Bản cam kết triển khai mạng viễn thông sau khi trúng đấu giá theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Bản cam kết mức trả giá trong trường hợp tổ chức trúng đấu giá đảm bảo phương án kỹ thuật và phương án kinh doanh đáp ứng điều kiện cấp hoặc cấp mới hoặc sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông sử dụng băng tần được cấp phép thông qua đấu giá theo quy định của pháp luật về viễn thông theo Mẫu 02 tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;
đ) Cam kết đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 18a Luật Tần số vô tuyến điện được bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện.
6. Việc xét cấp giấy xác nhận đáp ứng điều kiện tham gia đấu giá tiến hành đồng thời với việc xét cấp hoặc cấp mới hoặc sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông, được thực hiện theo quy định tại Điều 18a Luật Tần số vô tuyến điện được bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện và các điều kiện quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
7. Thời hạn và quy trình giải quyết hồ sơ:
a) Trong thời hạn 01 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông) có văn bản thông báo cho tổ chức biết về hồ sơ không hợp lệ. Trong thời hạn 04 ngày kể từ ngày nhận được văn bản thông báo hồ sơ không hợp lệ, tổ chức phải hoàn thiện và nộp lại hồ sơ theo quy định; trường hợp hồ sơ tiếp tục không hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông) có văn bản thông báo từ chối xem xét cấp giấy xác nhận;
b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét cấp giấy xác nhận tổ chức đáp ứng điều kiện tham gia đấu giá theo Mẫu 03 tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Trường hợp hồ sơ không đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 18a Luật Tần số vô tuyến điện được bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một điều của Luật Tần số vô tuyến điện, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản thông báo từ chối cấp giấy xác nhận, nêu rõ lý do.
Điều 20. Hồ sơ tham gia đấu giá
Hồ sơ tham gia đấu giá bao gồm những nội dung chính sau đây:
1. Đơn đăng ký tham gia đấu giá.
2. Khối băng tần đăng ký mua.
3. Bản chính hoặc bản sao hợp pháp giấy xác nhận đáp ứng điều kiện tham gia đấu giá do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
1. Sau khi trúng đấu giá, khoản tiền đặt trước và tiền lãi (nếu có) của tổ chức trúng đấu giá được chuyển thành tiền đặt cọc để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nộp tiền trúng đấu giá.
Tổ chức không hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện sau khi trúng đấu giá theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Nghị định này thì không được hoàn trả tiền đặt cọc, số tiền này được nộp vào ngân sách nhà nước.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản có trách nhiệm nộp khoản tiền đặt cọc và tiền lãi (nếu có) của tổ chức trúng đấu giá vào tài khoản mở tại kho bạc nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc tổ chức được Bộ Thông tin và Truyền thông giao nhiệm vụ thu tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Điều 22. Phê duyệt kết quả trúng đấu giá
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được danh sách tổ chức trúng đấu giá từ tổ chức đấu giá tài sản hoặc Hội đồng đấu giá tài sản, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ra Quyết định phê duyệt kết quả trúng đấu giá gửi tổ chức trúng đấu giá.
Quyết định phê duyệt kết quả trúng đấu giá gồm các thông tin: tổ chức trúng đấu giá, khối băng tần trúng đấu giá, thời hạn được phép sử dụng, số tiền trúng đấu giá, phương thức nộp tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện và trách nhiệm của tổ chức trúng đấu giá trong việc nộp đầy đủ, đúng hạn tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện để được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông, giấy phép sử dụng băng tần.
2. Kết thúc cuộc đấu giá, Bộ Thông tin và Truyền thông thông báo công khai thông tin về cuộc đấu giá trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Điều 23. Cấp giấy phép sử dụng băng tần, giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt kết quả trúng đấu giá, Bộ Thông tin và Truyền thông (cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, Cục Viễn thông) thông báo cho tổ chức trúng đấu giá mức thu tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, lệ phí, phí sử dụng tần số vô tuyến điện, lệ phí, phí cấp phép hoạt động viễn thông, phí quyền hoạt động viễn thông phải nộp để được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép sử dụng băng tần.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tổ chức đã nộp đủ các khoản tài chính quy định tại khoản 1 Điều này đúng theo quy định, tổ chức được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép sử dụng băng tần.
3. Tổ chức không nộp đủ, đúng hạn các khoản tài chính quy định tại khoản 1 Điều này thì không được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép sử dụng băng tần. Bộ Thông tin và Truyền thông hủy bỏ Quyết định phê duyệt kết quả trúng đấu giá đối với tổ chức này.
Mục 7. CẤP GIẤY PHÉP SỬ DỤNG BĂNG TẦN THÔNG QUA THI TUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN
Điều 24. Phương án tổ chức thi tuyển
1. Trên cơ sở Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về băng tần được thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt phương án tổ chức thi tuyển và tổ chức thực hiện việc thi tuyển. Phương án tổ chức thi tuyển gồm các nội dung chính như sau:
a) Thông tin, điều kiện sử dụng băng tần, thời hạn của giấy phép;
b) Yêu cầu tối thiểu về cam kết triển khai mạng viễn thông để đảm bảo phát triển viễn thông phù hợp với quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, hài hòa lợi ích của nhà nước, người dân và doanh nghiệp;
c) Mức thu tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện;
d) Điều kiện tham gia thi tuyển;
đ) Tiêu chí thi tuyển, nguyên tắc chấm điểm, thang điểm;
e) Cách xác định tổ chức trúng tuyển và xử lý tình huống các hồ sơ thi tuyển có điểm số bằng nhau;
g) Mẫu Bản cam kết triển khai mạng viễn thông;
h) Địa điểm, phương thức nộp hồ sơ thi tuyển;
i) Thời gian, địa điểm mở hồ sơ thi tuyển.
2. Phương án tổ chức thi tuyển phải được thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông không muộn hơn 05 ngày làm việc kể từ ngày phê duyệt và chỉ được sử dụng cho một lần tổ chức thi tuyển.
Điều 25. Hội đồng đánh giá hồ sơ thi tuyển
1. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông thành lập Hội đồng đánh giá hồ sơ thi tuyển để giúp việc chấm điểm hồ sơ thi tuyển.
2. Hội đồng đánh giá hồ sơ thi tuyển có tối thiểu 05 người, gồm 01 chủ tịch và các thành viên bắt buộc của các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông được giao thực hiện chức năng quản lý về viễn thông, tần số vô tuyến điện, tài chính và thành viên khác (nếu cần).
1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày Bộ Thông tin và Truyền thông thông báo công khai phương án tổ chức thi tuyển, tổ chức phải nộp hồ sơ thi tuyển tới Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông) qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp. Các hồ sơ nộp không đúng thời hạn trên sẽ không được tiếp nhận và giải quyết.
2. Đối với tổ chức đã được cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông sử dụng băng tần, hồ sơ gồm:
a) Đơn đăng ký tham gia thi tuyển theo Mẫu 04 quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông sử dụng băng tần được cấp phép thông qua thi tuyển theo quy định của pháp luật về viễn thông; hoặc hồ sơ sửa đổi, bổ sung giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng, giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông sử dụng băng tần do thay đổi nhu cầu sử dụng tài nguyên viễn thông đã được cấp phép gồm:
b1) Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông theo quy định của pháp luật về viễn thông;
b2) Báo cáo tình hình thực hiện giấy phép kể từ ngày được cấp giấy phép đến ngày nộp hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép theo quy định của pháp luật về viễn thông;
b3) Kế hoạch kinh doanh và kế hoạch kỹ thuật sửa đổi, bổ sung phù hợp với tài nguyên viễn thông thay đổi theo quy định của pháp luật về viễn thông;
c) Bản cam kết triển khai mạng viễn thông sau khi trúng tuyển theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Cam kết đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 18a Luật Tần số vô tuyến điện được bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện;
đ) Tài liệu khác theo yêu cầu của phương án tổ chức thi tuyển.
3. Đối với tổ chức không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, hồ sơ gồm:
a) Đơn đăng ký tham gia thi tuyển theo Mẫu 04 quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Hồ sơ đề nghị cấp hoặc cấp mới giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng, giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông sử dụng băng tần theo quy định của pháp luật về viễn thông;
c) Bản cam kết triển khai mạng viễn thông sau khi trúng tuyển theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Cam kết đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 18a Luật Tần số vô tuyến điện được bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện;
đ) Tài liệu khác theo yêu cầu của phương án tổ chức thi tuyển.
4. Hồ sơ thi tuyển được lập thành 02 bộ gốc kèm theo bản lưu bằng phương tiện điện tử, được đóng gói, niêm phong theo quy định tại phương án thi tuyển.
5. Sau khi hết thời hạn nộp hồ sơ thi tuyển, tổ chức không được thay đổi hồ sơ thi tuyển đã nộp.
1. Bộ Thông tin và Truỵền thông tổ chức mở hồ sơ thi tuyển theo thời gian và địa điểm tại phương án tổ chức thi tuyển.
2. Các tổ chức tham gia thi tuyển cử đại diện đến tham dự mở hồ sơ thi tuyển. Việc mở hồ sơ thi tuyển được thực hiện đúng theo thời gian quy định, không phụ thuộc vào việc có mặt hay vắng mặt của các đại diện tổ chức tham gia thi tuyển.
3. Trình tự mở hồ sơ thi tuyển được thực hiện như sau:
a) Thông báo thành phần tham dự;
b) Thông báo số lượng hồ sơ thi tuyển và tên các tổ chức tham gia thi tuyển;
c) Kiểm tra niêm phong của hồ sơ thi tuyển;
d) Mở lần lượt các bộ hồ sơ và ghi vào biên bản mở hồ sơ thi tuyển các thông tin về: tên doanh nghiệp, số lượng bộ hồ sơ gốc và bản lưu bằng phương tiện điện tử;
đ) Thông qua biên bản mở hồ sơ thi tuyển;
e) Đại diện của từng tổ chức và đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông ký xác nhận vào biên bản mở hồ sơ thi tuyển. Bản sao của biên bản mở hồ sơ thi tuyển được gửi cho tất cả các tổ chức tham gia thi tuyển;
g) Sau khi mở hồ sơ thi tuyển, đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông ký xác nhận vào bản gốc của tất cả các hồ sơ thi tuyển và niêm phong 01 bộ hồ sơ bản gốc. Trên giấy niêm phong có chữ ký của đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông và đại diện của tổ chức tham gia thi tuyển có mặt.
4. Việc xác định tổ chức đủ điều kiện tham gia thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, chấm điểm hồ sơ thi tuyển được thực hiện trên bản sao. Bản gốc của hồ sơ thi tuyển được bảo quản và lưu trữ tại Bộ Thông tin và Truyền thông sau khi kết quả thi tuyển được công bố.
Điều 28. Xác định tổ chức đáp ứng điều kiện tham gia thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày mở hồ sơ thi tuyển, Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt danh sách tổ chức đáp ứng điều kiện tham gia thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện. Trường hợp tổ chức không đáp ứng điều kiện tham gia thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản thông báo cho tổ chức và nêu rõ lý do. Hồ sơ thi tuyển của tổ chức không đáp ứng điều kiện tham gia thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện không được chấm điểm.
2. Tổ chức được xác định đáp ứng điều kiện tham gia thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện nếu đáp ứng các điều kiện sau:
a) Các điều kiện quy định tại điểm a và c khoản 1 Điều 18a Luật Tần số vô tuyến điện được bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện;
b) Điều kiện để được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông sử dụng băng tần được cấp phép sử dụng thông qua thi tuyển như sau:
b1) Đáp ứng điều kiện cấp hoặc cấp mới hoặc sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông theo quy định pháp luật về viễn thông;
b2) Kế hoạch kinh doanh, kế hoạch kỹ thuật sử dụng băng tần được cấp phép thông qua thi tuyển xây dựng chung cho các hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông tại giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và phù hợp với yêu cầu cam kết triển khai mạng viễn thông của băng tần được cấp phép thông qua thi tuyển;
b3) Cam kết đáp ứng điều kiện triển khai mạng viễn thông đối với băng tần được cấp phép thông qua thi tuyển.
3. Việc xác định tổ chức đáp ứng điều kiện tham gia thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện thực hiện đồng thời với việc xét cấp hoặc cấp mới hoặc sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông, được thực hiện theo quy định tại Điều 18a Luật Tần số vô tuyến điện được bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một điều của Luật Tần số vô tuyến điện và tại khoản 2 Điều này.
Điều 29. Chấm điểm hồ sơ thi tuyển và xác định tổ chức trúng tuyển
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Thông và Truyền thông phê duyệt danh sách tổ chức đáp ứng điều kiện tham gia thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, Hội đồng đánh giá hồ sơ thi tuyển có trách nhiệm tổ chức thực hiện chấm điểm hồ sơ thi tuyển và báo cáo kết quả cho Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Tiêu chí chấm điểm, thang điểm và nguyên tắc chấm điểm quy định tại phương án tổ chức thi tuyển.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông xác định tổ chức trúng tuyển theo quy định tại phương án tổ chức thi tuyển.
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả chấm điểm của Hội đồng đánh giá hồ sơ thi tuyển, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ra Quyết định phê duyệt kết quả trúng tuyển.
Quyết định phê duyệt kết quả trúng tuyển bao gồm các thông tin về tổ chức trúng tuyển, khối băng tần trúng tuyển, thời hạn được phép sử dụng, số tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, phương thức nộp tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện và thông tin yêu cầu tổ chức nộp đầy đủ, đúng hạn tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện để được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông, giấy phép sử dụng băng tần.
2. Kết thúc cuộc thi tuyển, Bộ Thông tin và Truyền thông thông báo công khai thông tin về cuộc thi tuyển trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày phê duyệt kết quả trúng tuyển, Bộ Thông tin và Truyền thông (cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, Cục Viễn thông) thông báo cho tổ chức trúng tuyển mức thu tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, lệ phí, phí sử dụng tần số vô tuyến điện, lệ phí, phí cấp phép hoạt động viễn thông, phí quyền hoạt động viễn thông để được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép sử dụng băng tần.
4. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 54 Nghị định này, tổ chức đã nộp đủ các khoản tiền quy định tại khoản 3 Điều này được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép sử dụng băng tần.
Điều 31. Hủy kết quả thi tuyển
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hủy Quyết định phê duyệt kết quả trúng tuyển của tổ chức trong các trường hợp sau:
1. Có bằng chứng về việc đưa, nhận, môi giới hối lộ, thông đồng, gian lận, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thi tuyển.
2. Tổ chức trúng tuyển không nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản tài chính quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định này.
Mục 8. CẤP TRỰC TIẾP GIẤY PHÉP SỬ DỤNG BĂNG TẦN
Điều 32. Hồ sơ, trình tự, thủ tục giải quyết đề nghị cấp trực tiếp giấy phép sử dụng băng tần
1. Hồ sơ đề nghị cấp trực tiếp giấy phép sử dụng băng tần gồm:
a) Bản khai theo Mẫu 2 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao hợp pháp hoặc bản sao điện tử hợp pháp Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án sử dụng băng tần để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh đối với trường hợp cấp giấy phép theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 18 Luật Tần số vô tuyến điện được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện.
2. Trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ đề nghị cấp trực tiếp giấy phép sử dụng băng tần
a) Tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp trực tiếp giấy phép sử dụng băng tần đến cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện;
b) Cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định về thành phần hồ sơ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện thông báo, hướng dẫn tổ chức bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo, tổ chức phải hoàn thiện và nộp đủ hồ sơ theo quy định;
c) Trong thời hạn 55 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện cấp giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này hoặc từ chối cấp giấy phép và nêu rõ lý do.
1. Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông sử dụng băng tần được cấp lại giấy phép sử dụng băng tần như sau:
b) Kế hoạch kinh doanh, kế hoạch kỹ thuật sử dụng băng tần được cấp lại xây dựng chung cho các hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông tại giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và phù hợp với yêu cầu cam kết triển khai mạng viễn thông của băng tần được cấp lại;
c) Cam kết đáp ứng điều kiện triển khai mạng viễn thông đối với băng tần được cấp lại giấy phép sử dụng băng tần.
2. Muộn nhất 12 tháng trước ngày giấy phép sử dụng băng tần hết hiệu lực, Bộ Thông tin và Truyền thông thông báo về thời hạn giấy phép sử dụng băng tần được cấp lại, yêu cầu cam kết triển khai mạng viễn thông đối với băng tần được cấp lại.
Nội dung yêu cầu cam kết triển khai mạng viễn thông phải phù hợp với yêu cầu phát triển viễn thông từng thời kỳ theo quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, hài hòa lợi ích của nhà nước, người dân và doanh nghiệp. Trường hợp cam kết triển khai mạng viễn thông đối với băng tần được cấp lại yêu cầu ngừng công nghệ đang triển khai thì thời hạn tổ chức được phép duy trì công nghệ đang triển khai tối thiểu là 03 năm kể từ ngày giấy phép sử dụng băng tần cấp cho băng tần được cấp lại có hiệu lực.
3. Trong thời hạn 30 ngày trước ngày giấy phép sử dụng băng tần còn hiệu lực 06 tháng, tổ chức có nhu cầu được cấp lại giấy phép sử dụng băng tần phải nộp 02 bộ hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định như sau:
a) Nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện gồm: Bản khai theo Mẫu 2 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông
a) Đối với tổ chức đã được cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông, hồ sơ bao gồm:
a1) Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng, giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông sử dụng băng tần do thay đổi nhu cầu sử dụng tài nguyên viễn thông đã được cấp phép bao gồm:
Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông theo quy định của pháp luật về viễn thông;
Báo cáo tình hình thực hiện giấy phép kể từ ngày được cấp giấy phép đến ngày nộp hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép theo quy định của pháp luật về viễn thông;
Kế hoạch kinh doanh và kế hoạch kỹ thuật sửa đổi, bổ sung phù hợp với tài nguyên viễn thông thay đổi theo quy định của pháp luật về viễn thông;
a2) Bản cam kết triển khai mạng viễn thông theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Đối với doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này, hồ sơ bao gồm:
b1) Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng, giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông sử dụng băng tần theo quy định của pháp luật về viễn thông;
b2) Bản cam kết triển khai mạng viễn thông theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Thời hạn giải quyết hồ sơ:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông (cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, Cục Viễn thông) có văn bản thông báo cho tổ chức biết về hồ sơ không hợp lệ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo, tổ chức phải hoàn thiện và nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định;
b) Chậm nhất 90 ngày trước ngày giấy phép sử dụng băng tần hết hạn, Bộ Thông tin và Truyền thông thông báo cho tổ chức về việc đủ điều kiện xét cấp lại giấy phép sử dụng băng tần, trường hợp không đủ điều kiện cấp lại thì phải nêu rõ lý do; Bộ Thông tin và Truyền thông (cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, Cục Viễn thông) thông báo cho tổ chức đủ điều kiện xét cấp lại giấy phép sử dụng băng tần về mức thu tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, lệ phí, phí sử dụng tần số vô tuyến điện, lệ phí, phí cấp phép hoạt động viễn thông, phí quyền hoạt động viễn thông phải nộp để được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép sử dụng băng tần;
c) Chậm nhất 30 ngày trước ngày giấy phép sử dụng băng tần đã cấp hết hiệu lực, tổ chức đã nộp đủ các khoản tiền quy định tại điểm b khoản này được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông, giấy phép sử dụng băng tần.
Mục 9. CẤP ĐỔI, GIA HẠN, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NỘI DUNG GIẤY PHÉP SỬ DỤNG BĂNG TẦN
1. Hồ sơ đề nghị cấp đổi giấy phép gồm:
Bản khai theo Mẫu 2 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép gồm:
Bản khai theo Mẫu 2 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Bản sao hợp pháp hoặc bản sao điện tử hợp pháp Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh Đề án sử dụng băng tần để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh đối với trường hợp đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép được cấp theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 18 Luật Tần số vô tuyến điện được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện (đối với trường hợp có điều chỉnh Đề án).
3. Trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ đề nghị cấp đổi, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép sử dụng băng tần
a) Tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp đổi, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép sử dụng băng tần đến cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện;
b) Cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định về thành phần hồ sơ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện thông báo, hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, tổ chức phải hoàn thiện và nộp đủ hồ sơ theo quy định;
c) Trong thời hạn 14 ngày đối với cấp đổi giấy phép, 55 ngày đối với sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện cấp giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này hoặc từ chối cấp giấy phép và nêu rõ lý do.
Điều 35. Hồ sơ, trình tự, thủ tục giải quyết đề nghị gia hạn giấy phép sử dụng băng tần
1. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép gồm:
a) Bản khai theo Mẫu 2 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao hợp pháp hoặc bản sao điện tử hợp pháp Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về việc tiếp tục thực hiện Đề án đối với trường hợp đề nghị gia hạn giấy phép được cấp theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 18 Luật Tần số vô tuyến điện được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện.
2. Trình tự, thủ tục giải quyết đề nghị gia hạn giấy phép
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện có văn bản thông báo cho tổ chức biết về hồ sơ không hợp lệ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo, tổ chức phải hoàn thiện và nộp đủ hồ sơ theo quy định;
b) Chậm nhất 45 ngày trước ngày giấy phép sử dụng băng tần hết hạn, cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện thông báo cho tổ chức đủ điều kiện xét gia hạn mức thu tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, lệ phí, phí sử dụng tần số vô tuyến điện phải nộp, trường hợp không đủ điều kiện xét gia hạn thì phải nêu rõ lý do;
c) Trước khi giấy phép hết hạn, tổ chức đã nộp đủ các khoản tiền quy định tại điểm b khoản này được gia hạn giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 36. Đề án sử dụng băng tần để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh
1. Nội dung Đề án sử dụng băng tần để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh gồm các nội dung chính sau:
a) Sự cần thiết, mục đích, yêu cầu của Đề án;
b) Xác định cụ thể nhiệm vụ quốc phòng, an ninh giao cho doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp thực hiện; sự cần thiết phải sử dụng mạng viễn thông công cộng mặt đất để phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;
c) Thiết kế kỹ thuật mạng viễn thông công cộng mặt đất, phương án khai thác mạng, phương án khai thác băng tần phải đảm bảo lượng tần số vô tuyến điện phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh chiếm tỷ lệ tối thiểu 51% trên tổng lượng tần số vô tuyến điện đề nghị cấp phép;
d) Phương án kinh doanh, vận hành, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự;
đ) Phương án thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;
e) Phương án bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin, bảo vệ bí mật nhà nước;
g) Phương án phòng cháy và chữa cháy, dự phòng thảm họa và bảo đảm vận hành ổn định, thông suốt dịch vụ.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Quốc phòng (trong trường hợp Bộ Công an là đơn vị chủ trì Đề án), Bộ Công an (trong trường hợp Bộ Quốc phòng là đơn vị chủ trì Đề án) trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm cho ý kiến về nội dung Đề án trước khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Bộ chủ trì xây dựng Đề án có trách nhiệm tổng hợp, giải trình, tiếp thu, hoàn thiện Đề án và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét ra quyết định phê duyệt Đề án.
4. Trong quá trình thực hiện Đề án, nếu cần điều chỉnh tỷ lệ tần số vô tuyến điện phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khác với tỷ lệ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ chủ trì xây dựng Đề án báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xem xét ra quyết định nhưng phải đảm bảo lượng tần số vô tuyến điện phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh chiếm tỷ lệ tối thiểu theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
1. Trước khi giấy phép hết thời hạn 03 tháng, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức đánh giá hiệu quả việc sử dụng băng tần đã cấp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định dừng hoặc tiếp tục thực hiện Đề án. Nội dung đánh giá gồm:
a) Kết quả triển khai các công tác bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trên băng tần được cấp phép theo Đề án;
b) Kết quả triển khai phương án kỹ thuật, phương án kinh doanh khả thi phù hợp với Đề án;
c) Biện pháp bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh mạng;
d) Kết quả thực hiện phương án tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự phù hợp với Đề án;
đ) Phương hướng, công tác trọng tâm triển khai Đề án và kiến nghị, đề xuất Thủ tướng Chính phủ.
2. Trường hợp Thủ tướng Chính phủ ra quyết định tiếp tục thực hiện Đề án, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép sử dụng băng tần theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định này.
Mục 11. THU HỒI GIẤY PHÉP SỬ DỤNG TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN
Điều 38. Thu hồi giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện
1. Căn cứ thu hồi giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Tần số vô tuyến điện được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 10 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện;
a) Quyết định của tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các trường hợp quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 23 Luật Tần số vô tuyến điện;
b) Kết luận thanh tra, kiểm tra tần số vô tuyến điện hoặc quyết định của tòa án đối với các trường hợp quy định tại các điểm c và d khoản 1 Điều 23 Luật Tần số vô tuyến điện, các điểm e và h khoản 1 Điều 23 Luật Tần số vô tuyến điện được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 10 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện;
c) Xác nhận của cơ quan thu phí sử dụng tần số vô tuyến điện, tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 23 Luật Tần số vô tuyến điện được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 10 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện;
d) Quyết định thu hồi giấy phép viễn thông, giấy phép hoạt động báo chí hoặc quyền phát sóng phát thanh, truyền hình tương ứng đối với trường hợp quy định tại điểm g khoản 1 Điều 23 Luật Tần số vô tuyến điện được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 10 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện.
2. Thẩm quyền thu hồi giấy phép: cơ quan đã cấp giấy phép có trách nhiệm thu hồi giấy phép khi có đủ các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Thủ tục thu hồi giấy phép được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có đủ căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện;
b) Cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện có trách nhiệm gửi Quyết định thu hồi giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện cho tổ chức, cá nhân bị thu hồi và công bố công khai trên cổng thông tin điện tử của cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện.
4. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp lại bản chính giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện (nếu có) trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định thu hồi giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện của cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện.
5. Việc xác định thời điểm giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện hết hiệu lực tại Quyết định thu hồi giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện phải phù hợp với các quy định của pháp luật về viễn thông khi việc thu hồi giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện dẫn đến việc phải thu hồi giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông tương ứng.
Mục 12. ĐÌNH CHỈ MỘT PHẦN QUYỀN SỬ DỤNG TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN
Điều 39. Đánh giá việc thực hiện cam kết triển khai mạng viễn thông
1. Kết thúc từng giai đoạn thực hiện cam kết triển khai mạng viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kế hoạch và tổ chức đánh giá việc thực hiện cam kết triển khai mạng viễn thông.
Kế hoạch đánh giá việc thực hiện cam kết triển khai mạng viễn thông phải được ban hành và gửi cho đối tượng bị đánh giá ít nhất 03 tháng trước khi thực hiện.
2. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định thành lập Đoàn kiểm tra đánh giá việc thực hiện cam kết triển khai mạng viễn thông. Kế hoạch đánh giá việc thực hiện cam kết triển khai mạng viễn thông của tổ chức gồm những nội dung sau:
a) Đối tượng được đánh giá;
b) Thời gian, giai đoạn thực hiện đánh giá;
c) Phương pháp lựa chọn mẫu để đánh giá;
d) Phương pháp đánh giá, xác định mẫu vi phạm;
đ) Phương pháp đánh giá việc khắc phục vi phạm;
e) Tiến độ triển khai thực hiện kế hoạch;
g) Các nội dung khác có liên quan.
Điều 40. Đình chỉ một phần quyền sử dụng tần số vô tuyến điện
1. Tổ chức bị đình chỉ một phần quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần trong trường hợp vi phạm một trong các nội dung cam kết triển khai mạng viễn thông đối với băng tần đó như sau:
a) Tổng số vốn đầu tư vào mạng lưới;
b) Số lượng trạm phát sóng vô tuyến điện phải triển khai;
c) Vùng phủ sóng tính theo dân số hoặc khu vực địa lý.
2. Căn cứ thông báo kết quả kiểm tra xác nhận vi phạm cam kết triển khai mạng viễn thông, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện ra quyết định đình chỉ việc sử dụng 50% độ rộng băng tần được cấp giấy phép sử dụng trong thời hạn 12 tháng. Lượng tần số vô tuyến điện bị đình chỉ được tính theo đơn vị MHz (Mê-ga-héc), không lấy chữ số sau chữ số đơn vị.
Hết thời hạn 12 tháng đình chỉ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét đánh giá mức độ khắc phục vi phạm để làm sở cứ cho việc chấm dứt quyết định đình chỉ hoặc ra quyết định thu hồi giấy phép theo quy định tại Điều 38 Nghị định này.
3. Trường hợp tổ chức được cấp phép đã khắc phục vi phạm cam kết triển khai mạng viễn thông trước thời hạn 12 tháng thì thông báo bằng văn bản để được xem xét chấm dứt quyết định đình chỉ một phần quyền sử dụng tần số vô tuyến điện trước thời hạn.
4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tổ chức thông báo đã khắc phục vi phạm theo quy định tại khoản 3 Điều này, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức đánh giá việc khắc phục vi phạm theo kế hoạch đã được ban hành quy định tại khoản 2 Điều 39 Nghị định này.
CHO THUÊ, CHO MƯỢN THIẾT BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN
1. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu tàu biển, phương tiện thủy nội địa, phương tiện nghề cá, chủ sở hữu các phương tiện giao thông khác có trang bị thiết bị vô tuyến điện (trừ đài trái đất) được phép cho tổ chức, cá nhân khác thuê, mượn phương tiện giao thông có trang bị thiết bị vô tuyến điện đã được cấp giấy phép của mình để khai thác.
Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu đài vô tuyến điện nghiệp dư được phép cho tổ chức, cá nhân khác thuê, mượn đài vô tuyến điện nghiệp dư đã được cấp giấy phép của mình để khai thác.
2. Bên cho thuê, cho mượn và bên thuê, bên mượn phải tuân thủ quy định trong giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện, quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Bên cho thuê, cho mượn có trách nhiệm kiểm tra, lưu giữ các tài liệu liên quan đến việc cho thuê, cho mượn đài vô tuyến điện nghiệp dư, thiết bị vô tuyến điện đặt trên phương tiện giao thông.
4. Bên cho thuê, cho mượn có trách nhiệm thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này cho Cục Tần số vô tuyến điện (Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực sở tại) về việc cho thuê, cho mượn ít nhất 05 ngày làm việc trước khi bàn giao đài vô tuyến điện nghiệp dư, thiết bị vô tuyến điện đặt trên phương tiện giao thông.
Điều 42. Quy định sử dụng đài vô tuyến điện nghiệp dư được cho thuê, cho mượn
1. Khi sử dụng đài vô tuyến điện nghiệp dư được cho thuê, cho mượn, khai thác viên thuê, mượn đài chỉ được thực hiện liên lạc phù hợp với cấp bậc chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư của mình và khai thác hạn chế theo quy định tại giấy phép cấp cho đài vô tuyến điện nghiệp dư cho thuê, cho mượn.
2. Khi thuê, mượn đài vô tuyến điện nghiệp dư, khai thác viên vô tuyến điện nghiệp dư phải dùng hô hiệu của đài cho thuê, cho mượn kèm theo sau là hô hiệu hoặc tên của khai thác viên vô tuyến điện nghiệp dư thuê, mượn đài.
3. Bên cho thuê, cho mượn đài vô tuyến điện nghiệp dư phải ghi nhật biên đầy đủ và đảm bảo bên thuê, mượn đài không khai thác vượt quá các giới hạn quy định trong giấy phép cấp cho đài.
SỬ DỤNG CHUNG TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN
Điều 43. Trường hợp phải sử dụng chung tần số vô tuyến điện
Ngoài các trường hợp phải sử dụng chung tần số vô tuyến điện theo quy định của Liên minh Viễn thông quốc tế, tổ chức, cá nhân sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện thuộc các trường hợp sau đây phải sử dụng chung tần số vô tuyến điện với tổ chức, cá nhân khác theo các điều kiện ghi trong giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện:
1. Mạng viễn thông dùng riêng sử dụng tần số vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ di động mặt đất, sử dụng thiết bị vô tuyến điện có ăng-ten tích hợp và công suất phát sóng vô tuyến điện từ 10W (Oát) trở xuống (không áp dụng với mạng thông tin vô tuyến điện mà việc sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện có liên quan đến an toàn, tính mạng con người; mạng thông tin vô tuyến điện nội bộ).
2. Đài vô tuyến điện liên lạc với phương tiện nghề cá.
3. Đài bờ (không cung cấp dịch vụ viễn thông).
Điều 44. Quy định sử dụng tần số vô tuyến điện sử dụng chung
1. Tuân thủ nguyên tắc đàm thoại chỉ phục vụ công việc, đúng đối tượng, đúng mục đích sử dụng trong giấy phép.
2. Trước khi phát, phải lắng nghe trên tần số vô tuyến điện dự định phát để đảm bảo tần số này đang rỗi, trừ trường hợp liên quan đến cấp cứu, an toàn tính mạng con người.
3. Phát hô hiệu được quy định trong giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện tại đầu và cuối mỗi cuộc gọi.
4. Thời gian liên lạc ngắn gọn, không vượt quá 05 phút đối với mỗi cuộc đàm thoại.
5. Khuyến khích sử dụng mã hóa hoặc các biện pháp kỹ thuật khác để bảo đảm giữ bí mật thông tin.
CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN
Điều 45. Thủ tục chuyển nhượng
1. Tổ chức đề nghị nhận chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện phải gửi 01 bộ hồ sơ chuyển nhượng đến Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông) thông qua một trong các phương thức sau: qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp.
2. Đối với tổ chức đã có giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông sử dụng băng tần đề nghị nhận chuyển nhượng, hồ sơ chuyển nhượng gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị chuyển nhượng có dấu và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của tổ chức đề nghị chuyển nhượng;
b) Văn bản thỏa thuận giữa tổ chức đề nghị chuyển nhượng và tổ chức đề nghị nhận chuyển nhượng về bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân chịu ảnh hưởng của việc chuyển nhượng;
c) Cam kết của tổ chức đề nghị nhận chuyển nhượng về việc kế thừa đầy đủ nghĩa vụ của tổ chức chuyển nhượng;
d) Báo cáo tình hình thực hiện giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông đã được cấp, tình hình thực hiện cam kết triển khai mạng viễn thông sau khi trúng đấu giá của tổ chức đề nghị chuyển nhượng;
đ) Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông sử dụng băng tần của tổ chức đề nghị nhận chuyển nhượng;
e) Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông hoặc văn bản đề nghị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông của tổ chức đề nghị chuyển nhượng.
3. Đối với tổ chức đề nghị nhận chuyển nhượng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, hồ sơ chuyển nhượng bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị chuyển nhượng có dấu và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của tổ chức đề nghị chuyển nhượng;
b) Văn bản thỏa thuận giữa tổ chức đề nghị chuyển nhượng và tổ chức đề nghị nhận chuyển nhượng về bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân chịu ảnh hưởng của việc chuyển nhượng;
c) Cam kết của tổ chức đề nghị nhận chuyển nhượng về việc kế thừa đầy đủ nghĩa vụ của tổ chức chuyển nhượng;
d) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông có sử dụng băng tần của tổ chức đề nghị nhận chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về viễn thông;
đ) Báo cáo tình hình thực hiện giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông đã được cấp, tình hình thực hiện cam kết triển khai mạng viễn thông sau khi trúng đấu giá của tổ chức đề nghị chuyển nhượng;
e) Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông hoặc văn bản đề nghị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông của tổ chức đề nghị chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về viễn thông.
4. Thời hạn và quy trình giải quyết hồ sơ:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông) thông báo cho tổ chức về hồ sơ không hợp lệ;
b) Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét quyết định việc cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện hoặc từ chối và nêu rõ lý do.
5. Cấp giấy phép viễn thông sau khi chuyển nhượng:
Tổ chức được phép chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông sửa đổi, bổ sung hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông; tổ chức được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông hoặc sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông theo quy định của pháp luật về viễn thông.
6. Cấp giấy phép sử dụng băng tần sau khi chuyển nhượng:
a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng băng tần gồm: Bản khai theo Mẫu 2 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng băng tần đến cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện.
Cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định về thành phần hồ sơ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện thông báo, hướng dẫn tổ chức bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện cấp giấy phép sử dụng băng tần cho tổ chức đề nghị nhận chuyển nhượng theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này hoặc từ chối cấp giấy phép và nêu rõ lý do.
7. Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông, giấy phép sử dụng băng tần chuyển nhượng cấp cho tổ chức đề nghị nhận chuyển nhượng có giá trị hiệu lực tới ngày hết giá trị hiệu lực của giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông, giấy phép sử dụng băng tần đã cấp cho tổ chức đề nghị chuyển nhượng.
Điều 46. Trách nhiệm của tổ chức đề nghị chuyển nhượng
Tổ chức đề nghị chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện có trách nhiệm sau:
1. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân chịu ảnh hưởng của việc chuyển nhượng.
2. Thực hiện các nghĩa vụ tài chính liên quan đến chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật.
3. Hoàn thành các nghĩa vụ tài chính về tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, lệ phí, phí sử dụng tần số vô tuyến điện.
Điều 47. Trách nhiệm của tổ chức đề nghị nhận chuyển nhượng
Tổ chức đề nghị nhận chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện có trách nhiệm sau:
1. Thực hiện các quyền, trách nhiệm được chuyển nhượng và không được phép tiếp tục chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện được chuyển nhượng cho tổ chức khác.
2. Thực hiện cam kết triển khai mạng viễn thông do bên chuyển nhượng đã cam kết để được cấp giấy phép sử dụng băng tần; thực hiện các điều kiện cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông, quyền và nghĩa vụ tại giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông của bên chuyển nhượng.
3. Thực hiện các nghĩa vụ về tài chính liên quan đến chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật.
4. Tuân thủ các quy định của pháp luật về viễn thông, tần số vô tuyến điện.
5. Nộp đầy đủ, đúng hạn lệ phí, phí sử dụng tần số vô tuyến điện, lệ phí, phí về viễn thông theo quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện, viễn thông.
TIỀN CẤP QUYỀN SỬ DỤNG TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN
1. Trường hợp trong khoảng thời gian 12 tháng trở về trước kể từ thời điểm xác định mức thu cơ sở, Việt Nam đã cấp giấy phép sử dụng băng tần cùng loại với băng tần cần xác định mức thu cơ sở thông qua cấp lại giấy phép sử dụng băng tần hoặc gia hạn giấy phép sử dụng băng tần hoặc đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện thì mức thu cơ sở được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Mức thu cơ sở được xác định là mức thu tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện cao nhất (tính cho 01 MHz (Mê-ga-héc) cho 01 năm được phép sử dụng) của băng tần cùng loại được cấp giấy phép sử dụng băng tần thông qua cấp lại, gia hạn hoặc đấu giá trong thời gian 12 tháng trở về trước kể từ thời điểm xác định mức thu cơ sở, đơn vị tính là Đồng Việt Nam/MHz/năm.
Trường hợp không xác định được mức thu cơ sở theo phương pháp quy định tại Điều 48 Nghị định này thì áp dụng phương pháp quy định tại Điều này để xác định mức thu cơ sở.
1. Mức thu cơ sở là trung bình cộng tiền quy đổi từ tiền trúng đấu giá của các mẫu hợp lệ như sau:
Trong đó:
MTCSMHz là mức thu cơ sở cho 01 MHz (Mê-ga-héc) cho 01 năm được phép sử dụng, đơn vị tính là Đồng Việt Nam/MHz/năm;
N là số lượng mẫu hợp lệ xác định theo quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này;
GQĐi là tiền quy đổi từ tiền trúng đấu giá của cuộc đấu giá tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ về Việt Nam tương ứng với mẫu thứ i, đơn vị là Đồng Việt Nam/MHz/năm, được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tiền quy đổi từ tiền trúng đấu giá của cuộc đấu giá từ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ về Việt Nam (GQĐ) được xác định như sau:
DSvn là dân số Việt Nam tại thời điểm công bố gần nhất trước thời điểm xác định mức thu cơ sở, đơn vị tính là người;
TGvn là tỷ giá giữa Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ mua vào theo hình thức chuyển khoản của Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm công bố gần nhất trước thời điểm xác định mức thu cơ sở;
M là tổng số tiền trúng đấu giá cho toàn bộ thời gian sử dụng băng tần, được xác định theo khoản 3 Điều này;
BT là tổng độ rộng băng tần tương ứng với tổng số tiền trúng đấu giá M, đơn vị tính là MHz (Mê-ga-héc);
DS là dân số của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ tại thời điểm công bố gần nhất trước thời điểm kết quả đấu giá được công bố, đơn vị tính là người;
GP là toàn bộ thời gian được phép sử dụng băng tần, đơn vị tính là năm;
CPIT là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ tại thời điểm công bố gần nhất trước thời điểm xác định mức thu cơ sở;
CPID là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ tại thời điểm công bố gần nhất trước thời điểm kết quả đấu giá được công bố;
GDPvn là chỉ số thu nhập bình quân đầu người danh định (GDP/capita) của Việt Nam tại thời điểm công bố gần nhất trước thời điểm xác định mức thu cơ sở, đơn vị tính là Đô la Mỹ;
GDP là chỉ số thu nhập bình quân đầu người danh định (GDP/capita) của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ tại thời điểm công bố gần nhất trước thời điểm kết quả đấu giá được công bố, đơn vị tính là Đô la Mỹ;
TG là tỷ giá quy đổi từ đồng tiền sử dụng trong đấu giá của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ ra Đô la Mỹ tại thời điểm công bố gần nhất trước thời điểm xác định mức thu cơ sở (TG =1 trong trường hợp đồng tiền sử dụng trong đấu giá là Đô la Mỹ).
3. Tổng số tiền trúng đấu giá M tại khoản 2 Điều này được xác định như sau:
a) Trường hợp cuộc đấu giá tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ công bố tổng số tiền trúng đấu giá cho toàn bộ thời gian sử dụng băng tần và quy định thu tiền trúng đấu giá theo một trong hai phương thức hoặc cả hai phương thức là thu một lần hoặc thu nhiều lần (có quy định lãi suất hoặc tăng số tiền phải nộp cho khoản tiền nộp sau) thì M là tổng số tiền trúng đấu giá cho toàn bộ thời gian sử dụng băng tần đã công bố;
b) Trường hợp cuộc đấu giá tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ công bố tổng số tiền trúng đấu giá cho toàn bộ thời gian sử dụng băng tần và quy định thu nhiều lần (không quy định lãi suất hoặc không tăng số tiền phải nộp cho khoản tiền nộp sau) hoặc trường hợp chỉ công bố số tiền trúng đấu giá cho một năm sử dụng và thu nhiều lần (không quy định lãi suất hoặc không tăng số tiền phải nộp cho khoản tiền nộp sau) thì M được xác định như sau:
Trong đó:
M là tổng số tiền trúng đấu giá được quy đổi về giá trị tại thời điểm công bố kết quả đấu giá, đơn vị tính là đồng tiền sử dụng trong đấu giá của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ;
n là số lần nộp tiền trúng đấu giá;
Mi là số tiền nộp trong lần thứ i, đơn vị tính là đồng tiền sử dụng trong đấu giá của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ;
r là tỷ số lãi suất trái phiếu Chính phủ cố định của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có kỳ hạn gần nhất với thời hạn cuối cùng nộp tiền trúng đấu giá được lấy tại thời điểm gần nhất trước thời điểm công bố kết quả đấu giá, đơn vị tính là phần trăm/năm;
yi được tính bằng chênh lệch thời gian làm tròn xuống theo năm giữa thời điểm cuối cùng phải nộp tiền lần thứ i với thời điểm kết quả đấu giá được công bố.
4. Nguyên tắc lấy mẫu
a) Chỉ thu thập thông tin các cuộc đấu giá tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đã kết thúc trước thời điểm xác định mức thu cơ sở;
b) Mỗi cuộc đấu giá được tính là một mẫu;
c) Mẫu hợp lệ là mẫu không bị loại theo phương pháp loại bỏ mẫu dị biệt quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Điều kiện về số lượng mẫu: tổng số mẫu thu thập được phải từ 04 mẫu trở lên và sau khi loại bỏ mẫu dị biệt phải từ 03 mẫu hợp lệ trở lên;
đ) Thu thập các mẫu của băng tần cùng loại với băng tần cần xác định mức thu cơ sở trong khoảng thời gian 07 năm trở về trước kể từ thời điểm xác định mức thu cơ sở, nếu không đáp ứng điều kiện về số lượng mẫu thì thay đổi thời gian thu thập mẫu từ 07 năm thành 10 năm; nếu vẫn không đáp ứng điều kiện về số lượng mẫu thì thu thập thêm mẫu của băng tần tương đồng với băng tần cần xác định mức thu cơ sở trong khoảng thời gian 07 năm trở về trước kể từ thời điểm xác định mức thu cơ sở, nếu vẫn không đáp ứng điều kiện về số lượng mẫu thì thay đổi thời gian thu thập mẫu của băng tần tương đồng từ 07 năm thành 10 năm.
Trường hợp đã thu thập số mẫu của băng tần cùng loại và băng tần tương đồng trong thời gian 10 năm trở về trước kể từ thời điểm xác định mức thu cơ sở mà vẫn không đáp ứng điều kiện về số lượng mẫu thì không áp dụng phương pháp quy định tại Điều này để xác định mức thu cơ sở.
Khi thu thập mẫu của băng tần cùng loại, băng tần tương đồng với băng tần cần xác định mức thu cơ sở thì các cuộc đấu giá băng tần cùng loại, băng tần tương đồng này tại Việt Nam trong khoảng thời gian lấy mẫu cũng được lấy làm mẫu.
5. Việc lựa chọn kết quả cuộc đấu giá để làm mẫu xác định mức thu cơ sở phải đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Thời hạn được phép sử dụng băng tần phải từ 10 năm trở lên;
b) Đấu giá băng tần trên phạm vi toàn quốc; không sử dụng thông tin các cuộc đấu giá theo khu vực địa lý.
6. Yêu cầu về việc thu thập số liệu từ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ để xác định mức thu cơ sở như sau:
a) Số liệu về số tiền trúng đấu giá, độ rộng băng tần, thời hạn được phép sử dụng băng tần được cấp thông qua đấu giá của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ lấy từ kết quả tham vấn cơ quan quản lý nhà nước của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó hoặc nguồn do cơ quan quản lý nhà nước của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó công bố; nếu số liệu từ các nguồn khác nhau thì sử dụng kết quả tham vấn cơ quan quản lý nhà nước;
b) Yêu cầu về tham vấn:
Trường hợp có danh sách các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đã tổ chức đấu giá băng tần cần thu thập thông tin do Hiệp hội thông tin di động toàn cầu (GSMA - Global System for Mobile Communications Association) cung cấp thì gửi tham vấn các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà cơ quan quản lý nhà nước của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó chưa công bố đủ thông tin về thời điểm công bố kết quả trúng đấu giá, số tiền trúng đấu giá, độ rộng băng tần, thời gian được phép sử dụng băng tần; trường hợp không có danh sách này thì tham vấn tất cả quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà cơ quan quản lý nhà nước của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó chưa công bố đủ thông tin về thời điểm công bố kết quả trúng đấu giá, số tiền trúng đấu giá, độ rộng băng tần, thời gian được phép sử dụng băng tần.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày gửi, nếu không nhận được thông tin trả lời thì được hiểu là không có thông tin tham vấn; việc tham vấn thực hiện qua một trong những phương thức sau: thư điện tử, fax, đường bưu chính hoặc các hình thức khác;
c) Số liệu về dân số, thu nhập bình quân đầu người danh định (GDP/capita) tại các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ và Việt Nam được lấy trên trang thông tin điện tử của Ngân hàng Thế giới (World Bank). Trường hợp quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào không có số liệu từ Ngân hàng Thế giới thì lấy số liệu từ cơ quan quản lý nhà nước của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó;
d) Số liệu về tỷ giá giữa đồng tiền sử dụng trong đấu giá của các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ lấy trên trang thông tin điện tử thị trường tài chính Bloomberg; trường hợp không có số liệu từ Bloomberg thì lấy từ trang thông tin điện tử thị trường tài chính X-rates; nếu không có số liệu từ X-rates thì lấy từ trang thông tin điện tử thị trường tài chính khác chuyên cung cấp tỷ giá;
đ) Số liệu về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ lấy từ trang thông tin điện tử của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và lấy giá trị CPI truyền thông (CPI communication); trường hợp không có số liệu về CPI truyền thông thì lấy giá trị CPI chung (CPI all items). Trường hợp quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào không có số liệu từ IMF thì lấy từ cơ quan quản lý nhà nước của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó;
e) Số liệu về lãi suất trái phiếu Chính phủ được lấy trên trang thông tin điện tử Trading Economics; trường hợp không có số liệu trên trang thông tin điện tử Trading Economics thì lấy từ trang thông tin điện tử Investing; trường hợp không có số liệu trên trang thông tin điện tử Investing thì lấy từ trang thông tin điện tử World Government Bonds; trường hợp không có số liệu trên trang thông tin điện tử World Government Bonds thì lấy từ trang thông tin điện tử Refinitiv (LSEG). Trường hợp không tìm được thông tin trên các trang thông tin điện tử này thì lãi suất tính bằng 0% (không phần trăm).
Điều 50. Xác định mức thu cơ sở trong trường hợp không áp dụng được Điều 48 và Điều 49 Nghị định này
Trường hợp không xác định được mức thu cơ sở theo phương pháp quy định tại các Điều 48 và Điều 49 Nghị định này Bộ Thông tin và Truyền thông được quyền thuê tổ chức tư vấn độc lập trong nước và quốc tế để xác định mức thu cơ sở.
Điều 51. Tổ chức xác định và thẩm quyền quyết định mức thu cơ sở
1. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ra quyết định tổ chức xác định mức thu cơ sở; tổ chức xác định mức thu cơ sở và quyết định mức thu cơ sở theo các phương pháp quy định tại Điều 48, Điều 49 hoặc Điều 50 Nghị định này.
2. Trường hợp xác định mức thu cơ sở theo phương pháp quy định tại Điều 49 Nghị định này, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định mức thu cơ sở sau khi có kết quả do tổ chức đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá xác định. Trường hợp xác định mức thu cơ sở theo phương pháp quy định tại Điều 50 Nghị định này, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định mức thu cơ sở sau khi có kết quả do tổ chức tư vấn độc lập xác định.
3. Thời hạn áp dụng mức thu cơ sở tối đa không quá 06 tháng tính từ ngày Quyết định phê duyệt mức thu cơ sở của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông có hiệu lực đến ngày thông báo mức thu tiền cấp quyền trong trường hợp cấp trực tiếp, cấp lại, gia hạn hoặc đến ngày mở cuộc đấu giá hoặc đến ngày mở hồ sơ thi tuyển.
Điều 52. Mức thu tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện
1. Mức thu tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với trường hợp giấy phép sử dụng băng tần được cấp thông qua đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện là số tiền trúng đấu giá.
2. Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, mức thu tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với trường hợp giấy phép sử dụng băng tần được cấp trực tiếp, gia hạn, cấp lại hoặc cấp thông qua thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện được xác định như sau:
Trong đó:
MT là mức thu tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với toàn bộ thời gian được phép sử dụng băng tần được cấp thông qua thi tuyển, cấp trực tiếp, cấp lại hoặc gia hạn, đơn vị tính là Đồng Việt Nam;
α = 1 áp dụng đối với trường hợp cấp trực tiếp, cấp lại và gia hạn giấy phép; α = 0,3 áp dụng đối với trường hợp thi tuyển;
MTCSMHz là mức thu cơ sở của băng tần được cấp phép thông qua thi tuyển, cấp trực tiếp, cấp lại hoặc gia hạn, được quyết định theo quy định tại Điều 51 Nghị định này, đơn vị tính là Đồng Việt Nam/MHz/năm;
Bw là độ rộng băng tần được cấp phép thông qua thi tuyển, cấp trực tiếp, cấp lại hoặc gia hạn, đơn vị tính là MHz (Mê-ga-héc);
T là toàn bộ thời gian được phép sử dụng băng tần được cấp phép thông qua thi tuyển, cấp trực tiếp, cấp lại hoặc gia hạn, đơn vị tính là tháng.
3. Mức thu tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện trong trường hợp giấy phép sử dụng băng tần được cấp trực tiếp hoặc gia hạn cho doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của năm thứ n trong thời hạn giấy phép được xác định như sau:
Trong đó:
Mn là số tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện cho năm sử dụng thứ n, đơn vị tính là Đồng Việt Nam;
MTCSMHz là mức thu cơ sở của băng tần được cấp phép, đơn vị tính là Đồng Việt Nam/MHz/năm. MTCSMHz được quyết định theo quy định tại Điều 51 Nghị định này và được áp dụng để tính tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện hàng năm cho đến khi hết thời hạn giấy phép cấp lần đầu hoặc gia hạn;
Bw là tổng độ rộng băng tần được cấp phép, đơn vị tính là MHz (Mê-ga-héc);
Canqp là tỷ lệ hàng năm của lượng tần số vô tuyến điện phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trên tổng lượng tần số vô tuyến điện đề nghị cấp phép, được xác định theo quy định tại Đề án sử dụng băng tần để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đơn vị tính là phần trăm (%);
r là lãi suất danh nghĩa của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn gần nhất với thời hạn của giấy phép sử dụng băng tần, được phát hành gần nhất trước thời điểm cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện cấp trực tiếp hoặc gia hạn giấy phép sử dụng băng tần, đơn vị tính là phần trăm/năm; kết quả phát hành trái phiếu Chính phủ được lấy trên trang thông tin điện tử của Kho bạc nhà nước, Bộ Tài chính.
Tổ chức trúng đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện phải nộp tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định sau:
1. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt kết quả trúng đấu giá, tổ chức trúng đấu giá phải nộp một lần tối thiểu 50% số tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện (nếu giấy phép có thời hạn từ 30 tháng trở lên) hoặc nộp một lần toàn bộ số tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện (nếu giấy phép có thời hạn ít hơn 30 tháng).
2. Trong thời hạn 30 tháng kể từ ngày Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt kết quả trúng đấu giá, tổ chức trúng đấu giá phải nộp tiếp một lần tối thiểu 50% số tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện còn lại (nếu giấy phép có thời hạn từ 60 tháng trở lên) hoặc nộp một lần toàn bộ số tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện còn lại (nếu giấy phép có thời hạn ít hơn 60 tháng), cộng với số tiền lãi tính theo quy định tại khoản 4 Điều này.
3. Trong thời hạn 60 tháng kể từ ngày Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt kết quả trúng đấu giá, tổ chức trúng đấu giá phải nộp tiếp một lần toàn bộ số tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện còn lại, cộng với số tiền lãi tính theo quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Số tiền lãi phát sinh khi tổ chức trúng đấu giá nộp tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này được xác định như sau:
Mp là số tiền lãi, đơn vị tính là Đồng Việt Nam;
MTN là số tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện mà tổ chức trúng đấu giá nộp theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này chưa bao gồm tiền lãi, đơn vị tính là Đồng Việt Nam;
t là số ngày tính từ ngày kết thúc thời hạn nộp tiền quy định tại khoản 1 Điều này đến ngày tổ chức trúng đấu giá nộp tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định khoản 2, khoản 3 Điều này;
r là lãi suất danh nghĩa của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 05 năm (nếu không có kỳ hạn 05 năm thì lấy kỳ hạn gần nhất với kỳ hạn 05 năm) được phát hành gần nhất trước thời điểm Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt kết quả trúng đấu giá, đơn vị tính là phần trăm/năm; kết quả phát hành trái phiếu Chính phủ được lấy trên trang thông tin điện tử của Kho bạc nhà nước, Bộ Tài chính.
1. Tổ chức trúng tuyển hoặc được cấp lại, gia hạn giấy phép sử dụng băng tần thực hiện nộp tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện theo phương thức nộp hàng năm trong thời hạn của giấy phép.
2. Xác định số tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện phải nộp hàng năm
Số tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện tổ chức phải nộp của năm thứ n trong thời hạn giấy phép được xác định như sau:
Trong đó:
Mn là số tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện phải nộp cho năm thứ n, đơn vị tính là Đồng Việt Nam;
MT là mức thu tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện cho toàn bộ thời gian được phép sử dụng băng tần được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 52 Nghị định này, đơn vị tính là Đồng Việt Nam;
T là toàn bộ thời gian được phép sử dụng băng tần, đơn vị tính là tháng;
t = 12 tháng, trừ trường hợp năm cuối cùng của thời hạn giấy phép không còn đủ thời hạn 12 tháng thì t được xác định bằng cách lấy tổng số ngày có hiệu lực còn lại của giấy phép chia cho 30;
r là lãi suất danh nghĩa của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn gần nhất với thời hạn của giấy phép sử dụng băng tần, được phát hành gần nhất trước thời điểm Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt kết quả trúng tuyển hoặc thời điểm cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện thông báo về mức thu tiền cấp quyền trong trường hợp cấp lại, gia hạn giấy phép sử dụng băng tần, đơn vị tính là phần trăm/năm; kết quả phát hành trái phiếu Chính phủ được lấy trên trang thông tin điện tử của Kho bạc nhà nước, Bộ Tài chính.
3. Phương thức nộp tiền
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện thông báo cho tổ chức trúng tuyển hoặc tổ chức đủ điều kiện được xét cấp lại, gia hạn giấy phép sử dụng băng tần về số tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện phải nộp, tổ chức trúng tuyển hoặc tổ chức đủ điều kiện được xét cấp lại, gia hạn giấy phép phải nộp một lần toàn bộ số tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện cho năm thứ nhất;
b) Kể từ năm thứ hai của giấy phép trở đi, muộn nhất 45 ngày trước ngày bắt đầu năm tiếp theo của giấy phép, cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện thông báo cho tổ chức được cấp giấy phép sử dụng băng tần về số tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện phải nộp cho năm tiếp theo;
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện ra thông báo số tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện phải nộp, tổ chức được cấp giấy phép sử dụng băng tần phải nộp một lần toàn bộ số tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện được thông báo.
1. Đối với trường hợp cấp trực tiếp giấy phép sử dụng băng tần trong tình trạng khẩn cấp theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 18 Luật Tần số vô tuyến điện được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện, tổ chức được xem xét cấp giấy phép sử dụng băng tần trước khi nộp tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với tần số vô tuyến điện được cấp giấy phép sử dụng trong tình trạng khẩn cấp.
Trong thời gian 09 tháng kể từ ngày cấp giấy phép, cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện thông báo cho tổ chức được cấp giấy phép sử dụng băng tần về số tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện mà tổ chức được cấp giấy phép phải nộp cho toàn bộ thời hạn của giấy phép.
Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện ra thông báo, tổ chức được cấp giấy phép sử dụng băng tần phải nộp một lần toàn bộ số tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện được thông báo.
2. Đối với trường hợp cấp trực tiếp, gia hạn giấy phép sử dụng băng tần cho doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh sử dụng băng tần để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 18 Luật Tần số vô tuyến điện được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện, hàng năm Bộ chủ quản của doanh nghiệp được cấp giấy phép tổ chức xác định và thu tiền cấp quyền sử dụng đối với lượng tần số vô tuyến điện được sử dụng cho phát triển kinh tế.
Trường hợp băng tần được sử dụng để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh chưa có mức thu cơ sở hoặc mức thu cơ sở đã hết hiệu lực, Bộ chủ quản của doanh nghiệp được cấp giấy phép đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xác định mức thu cơ sở theo quy định tại Nghị định này. Việc sử dụng mức thu cơ sở phải bảo đảm thời gian hiệu lực của mức thu cơ sở kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt đến ngày Bộ chủ quản thông báo cho doanh nghiệp về số tiền phải nộp là không quá 06 tháng.
Điều 56. Thu, nộp, quản lý, sử dụng tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện
1. Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức thu tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với các trường hợp quy định tại Điều 53, Điều 54 và khoản 1 Điều 55 Nghị định này vào tài khoản mở tại Kho bạc nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc của tổ chức được Bộ Thông tin và Truyền thông giao nhiệm vụ thu tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thu tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện và nộp vào ngân sách nhà nước đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 55 Nghị định này. Thông báo nộp tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Chi phục vụ hoạt động thu cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành (trừ trường hợp được quy định tại văn bản của cấp có thẩm quyền).
3. Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc tổ chức được Bộ Thông tin và Truyền thông giao nhiệm vụ thu tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện có trách nhiệm nộp toàn bộ tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện thu được vào ngân sách nhà nước.
4. Tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của tổ chức, được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Mục 1. CHỨNG CHỈ VÔ TUYẾN ĐIỆN NGHIỆP DƯ
Điều 57. Hệ thống chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư
1. Hệ thống chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư gồm:
a) Chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư cấp một: người có chứng chỉ này được phép khai thác đài vô tuyến điện nghiệp dư trên tất cả các phương thức phát với công suất phát ra ăng-ten không vượt quá 1000W (Oát);
b) Chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư cấp hai: người có chứng chỉ này được phép khai thác đài vô tuyến điện nghiệp dư trên tất cả các phương thức phát với công suất phát ra ăng-ten không vượt quá 200W (Oát);
c) Chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư cấp ba: người có chứng chỉ này được phép khai thác đài vô tuyến điện nghiệp dư trên tất cả các phương thức phát với công suất phát ra ăng-ten không vượt quá 50W (Oát);
d) Chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư cấp bốn: người có chứng chỉ này được phép khai thác đài vô tuyến điện nghiệp dư trên tất cả các phương thức phát (trừ phương thức phát điện báo CW) với công suất phát ra ăng-ten không vượt quá 20W (Oát).
2. Chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư có giá trị sử dụng cho đến khi bị thu hồi theo quy định tại Nghị định này.
Điều 58. Điều kiện công nhận tổ chức đủ điều kiện cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư
Tổ chức được công nhận là tổ chức đủ điều kiện cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư khi đáp ứng các điều kiện sau:
1. Có đài vô tuyến điện nghiệp dư được cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện đảm bảo đáp ứng yêu cầu thi thực hành của người dự thi với loại chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư tương ứng.
2. Có bộ câu hỏi thi lý thuyết vô tuyến điện nghiệp dư phù hợp với cơ cấu bài thi lý thuyết theo quy định tại Điều 62 Nghị định này.
3. Yêu cầu đối với người tham gia hoạt động tổ chức thi vô tuyến điện nghiệp dư;
a) Tốt nghiệp đại học trở lên một trong các chuyên ngành vô tuyến điện, điện tử, viễn thông hoặc tương đương;
b) Có chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư cao hơn người dự thi; hoặc
Có chứng chỉ cùng bậc với người dự thi nhưng phải trải qua ít nhất 01 năm khai thác đài vô tuyến điện nghiệp dư kể từ ngày chấm thi trở về trước; hoặc
Đã trải qua ít nhất 01 năm làm nghề điện báo (có khả năng nhận bằng tai và gửi bằng tay các bản tin dưới dạng mã Móc-xơ quốc tế thông qua máy thu phát vô tuyến điện).
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy công nhận tổ chức đủ điều kiện cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp giấy công nhận theo Mẫu 01 quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao hợp pháp giấy phép hoặc quyết định thành lập tổ chức;
c) Báo cáo thuyết minh đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 58 theo Mẫu 02 quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Bộ câu hỏi thi lý thuyết vô tuyến điện nghiệp dư.
2. Tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy công nhận tổ chức đủ điều kiện cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư đến Bộ Thông tin và Truyền thông qua đường bưu chính hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định về thành phần hồ sơ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông thông báo, hướng dẫn tổ chức bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức đánh giá, xác minh thực tế các điều kiện quy định tại Điều 58 Nghị định này và cấp giấy công nhận tổ chức đủ điều kiện cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư theo Mẫu 03 quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này hoặc từ chối cấp giấy công nhận tổ chức đủ điều kiện cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư và nêu rõ lý do.
5. Kết quả giải quyết hồ sơ đề nghị cấp giấy công nhận tổ chức đủ điều kiện cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư được gửi tới tổ chức qua một trong các phương thức sau: trả kết quả qua đường bưu chính hoặc trả trực tiếp tại Bộ Thông tin và Truyền thông.
6. Danh sách các tổ chức được công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông.
1. Giấy công nhận tổ chức đủ điều kiện cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư được cấp đổi trong trường hợp bị mất, bị hư hỏng hoặc có sự thay đổi thông tin về tổ chức.
2. Hồ sơ đề nghị cấp đổi giấy công nhận tổ chức đủ điều kiện cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp đổi giấy công nhận tổ chức đủ điều kiện cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư theo Mẫu 05 quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Báo cáo về thay đổi thông tin của tổ chức trong trường hợp có sự thay đổi thông tin (có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu của tổ chức đề nghị cấp giấy công nhận).
3. Tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp đổi giấy công nhận tổ chức đủ điều kiện cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư đến Bộ Thông tin và Truyền thông qua đường bưu chính hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Thông tin và Truyền thông.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định về thành phần hồ sơ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông thông báo, hướng dẫn tổ chức bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
5. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp đổi giấy công nhận tổ chức đủ điều kiện cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư theo Mẫu 04 quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này hoặc từ chối cấp đổi giấy công nhận tổ chức đủ điều kiện cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư và nêu rõ lý do.
6. Kết quả giải quyết hồ sơ đề nghị cấp đổi giấy công nhận tổ chức đủ điều kiện cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư được gửi tới tổ chức qua một trong các phương thức sau: trả kết quả qua đường bưu chính hoặc trả trực tiếp tại Bộ Thông tin và Truyền thông.
Điều 61. Thu hồi giấy công nhận tổ chức đủ điều kiện cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư
1. Tổ chức bị thu hồi giấy công nhận tổ chức đủ điều kiện cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư trong các trường hợp sau:
a) Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc theo đề nghị của tổ chức;
b) Cố ý làm sai lệch thông tin khi thực hiện thủ tục cấp giấy công nhận;
c) Bị thu hồi giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông ra quyết định thu hồi giấy công nhận tổ chức đủ điều kiện cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư và công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Điều 62. Thi vô tuyến điện nghiệp dư
Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư phải dự thi lý thuyết và thi thực hành vô tuyến điện nghiệp dư tại các tổ chức được công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư.
1. Thi lý thuyết
Thi lý thuyết để kiểm tra kiến thức của thí sinh. Mỗi bài thi lý thuyết bao gồm một bộ câu hỏi sau:
a) Chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư cấp một: bài thi gồm 50 câu hỏi, trong đó có 10 câu hỏi về quy định của pháp luật Việt Nam đối với hoạt động vô tuyến điện nghiệp dư, 10 câu hỏi về nghiệp vụ vô tuyến điện nghiệp dư trong Thể lệ vô tuyến điện của Liên minh Viễn thông quốc tế, 15 câu hỏi về kỹ thuật điện, 15 câu hỏi về kỹ thuật vô tuyến điện. Yêu cầu thí sinh phải trả lời đúng ít nhất 40 câu hỏi.
Chỉ những người có chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư cấp hai và đã thiết lập đài vô tuyến điện nghiệp dư từ 01 năm trở lên mới được thi để được cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư cấp một;
b) Chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư cấp hai: bài thi gồm 40 câu hỏi, trong đó có 10 câu hỏi về quy định của pháp luật Việt Nam đối với hoạt động vô tuyến điện nghiệp dư, 10 câu hỏi về nghiệp vụ vô tuyến điện nghiệp dư trong Thể lệ vô tuyến điện của Liên minh Viễn thông quốc tế, 10 câu hỏi về kỹ thuật điện, 10 câu hỏi về kỹ thuật vô tuyến điện. Yêu cầu thí sinh phải trả lời đúng ít nhất 30 câu hỏi;
c) Chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư cấp ba, cấp bốn: bài thi gồm 35 câu hỏi, trong đó có 10 câu hỏi về quy định của pháp luật Việt Nam đối với hoạt động vô tuyến điện nghiệp dư, 05 câu hỏi về nghiệp vụ vô tuyến điện nghiệp dư trong Thể lệ vô tuyến điện của Liên minh Viễn thông quốc tế, 10 câu hỏi về kỹ thuật điện, 10 câu hỏi về kỹ thuật vô tuyến điện. Yêu cầu thí sinh phải trả lời đúng ít nhất 25 câu hỏi.
2. Thi thực hành
a) Thi thực hành điện báo để kiểm tra khả năng nhận chính xác bằng tai hoặc bằng máy vi tính và gửi chính xác bằng tay hoặc bằng máy vi tính các bản tin dưới dạng mã Móc-xơ quốc tế. Đối với chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư cấp một yêu cầu tốc độ không thấp hơn 36 từ trong 03 phút; đối với chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư cấp hai yêu cầu tốc độ không thấp hơn 27 từ trong 03 phút; đối với chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư cấp ba yêu cầu tốc độ không thấp hơn 15 từ trong 03 phút. Mỗi từ tương đương với 05 ký tự (là các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh, các số từ 00 đến 09, các ký hiệu, dấu phẩy, dấu hỏi, gạch ngang và các ký hiệu khác theo quy định tại Thể lệ vô tuyến điện của Liên minh Viễn thông quốc tế);
b) Người có chứng chỉ khai thác viên vô tuyến điện báo đang liên lạc bằng vô tuyến điện báo hoặc đã thôi hành nghề không quá 03 năm được miễn thi thực hành điện báo;
c) Người thi thực hành để cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư cấp một, cấp hai, cấp ba phải thực hành bốn cuộc liên lạc gồm một cuộc thực hành phát thoại, một cuộc thực hành phát điện báo, một cuộc thực hành dò tìm đài bạn bằng phương thức thoại và một cuộc thực hành dò tìm đài bạn bằng điện báo.
Người thi thực hành để cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư cấp bốn phải thực hành hai cuộc liên lạc bằng phương thức thoại, không phải thi thực hành điện báo.
3. Thời gian tối đa để hoàn thành cả kỳ thi lý thuyết và kỳ thi thực hành là 12 tháng.
Điều 63. Điều kiện, trình tự, thủ tục thi, cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư
1. Cá nhân thi đạt lý thuyết và thực hành theo quy định tại Điều 62 Nghị định này đủ điều kiện được cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư.
2. Hồ sơ đăng ký thi để được cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư gồm:
a) Đơn đăng ký dự thi vô tuyến điện nghiệp dư và cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư theo Mẫu 01 quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao hợp pháp Căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn;
c) 02 ảnh màu kích thước 03 cm x 04 cm, chụp trong vòng 06 tháng trước ngày nộp hồ sơ, rõ mặt, rõ hai tai, không đội mũ, không trang điểm.
3. Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư;
a) Người đăng ký dự thi nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thi để được cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư đến tổ chức được công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư qua đường bưu chính hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại tổ chức được công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư;
b) Tổ chức được công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định về thành phần hồ sơ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, tổ chức được công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư thông báo, hướng dẫn người đăng ký dự thi bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
c) Trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày kết thúc thi lý thuyết, thi thực hành, tổ chức được công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư cấp chứng chỉ cho thí sinh thi đạt cả thi lý thuyết và thi thực hành theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này hoặc từ chối cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư và nêu rõ lý do.
Điều 64. Trình tự, thủ tục cấp đổi chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư
1. Chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư được cấp đổi trong các trường hợp bị mất, bị hư hỏng hoặc do thay đổi thông tin cá nhân hợp pháp trên chứng chỉ hoặc thông tin cá nhân trên chứng chỉ không đúng với thông tin trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ.
2. Hồ sơ đề nghị cấp đổi chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư gồm:
a) Đơn đề nghị cấp đổi chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư theo Mẫu 02 quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này;
b) 02 ảnh màu kích thước 03 cm x 04 cm, chụp trong vòng 06 tháng trước ngày nộp hồ sơ, rõ mặt, rõ hai tai, không đội mũ, không trang điểm;
c) Bản gốc chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư (áp dụng đối với trường hợp chứng chỉ bị hư hỏng hoặc thay đổi thông tin cá nhân hợp pháp trên chứng chỉ hoặc thông tin cá nhân trên chứng chỉ không đúng với thông tin trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ);
d) Giấy tờ chứng minh việc thay đổi thông tin đối với trường hợp thay đổi thông tin cá nhân hợp pháp.
3. Trình tự, thủ tục cấp đổi chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư
a) Người đề nghị cấp đổi chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp đổi chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư đến tổ chức được công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư qua đường bưu chính hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại tổ chức được công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư;
b) Tổ chức được công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và đối chiếu với dữ liệu về chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư đã cấp. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định về thành phần hồ sơ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, tổ chức được công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư thông báo, hướng dẫn người đề nghị cấp đổi chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, tổ chức được công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư cấp đổi chứng chỉ theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này hoặc từ chối cấp đổi và nêu rõ lý do.
Điều 65. Thu hồi chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư
Tổ chức được công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư thu hồi chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư trong các trường hợp sau:
1. Giả mạo một trong các thành phần hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 63 và khoản 2 Điều 64 Nghị định này.
2. Tẩy, xóa nội dung chứng chỉ.
3. Cho thuê, cho mượn chứng chỉ hoặc sử dụng sai mục đích.
Điều 66. Công nhận chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư nước ngoài
Bộ Thông tin và Truyền thông công nhận chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư nước ngoài trong những trường hợp sau đây:
1. Công nhận chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư nước ngoài đối với khai thác viên vô tuyến điện nghiệp dư đến từ những nước đã ký thỏa thuận công nhận lẫn nhau về hoạt động vô tuyến điện nghiệp dư cấp bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ với Việt Nam.
2. Công nhận chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư nước ngoài đối với khai thác viên vô tuyến điện nghiệp dư đến từ những nước chưa ký thỏa thuận công nhận lẫn nhau về hoạt động vô tuyến điện nghiệp dư với Việt Nam nếu có xác nhận của tổ chức được công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư tại bản khai theo Mẫu 1b tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét quyết định.
Mục 2. CHỨNG CHỈ VÔ TUYẾN ĐIỆN VIÊN HÀNG HẢI
1. Các khóa đào tạo vô tuyến điện viên hàng hải hệ GMDSS bao gồm: vô tuyến điện viên hàng hải hạng hạn chế, vô tuyến điện viên hàng hải hạng tổng quát, vô tuyến điện viên hàng hải hạng hai, vô tuyến điện viên hàng hải hạng nhất.
2. Các loại chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải hệ GMDSS:
a) Các loại chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải hệ GMDSS bao gồm: chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải hạng hạn chế, chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải hạng tổng quát, chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải hạng hai, chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải hạng nhất;
b) Chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải có thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp.
Điều 68. Điều kiện công nhận tổ chức đủ điều kiện đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải
1. Yêu cầu về cơ sở vật chất và trang thiết bị giảng dạy gồm:
a) Phòng học tiêu chuẩn có trang thiết bị cần thiết cho việc giảng dạy;
b) Thiết bị thực hành tối thiểu 01 máy cho 04 học viên đối với hệ thống thiết bị đầu cuối mô phỏng, 01 máy cho 02 học viên đối với hệ thống mô phỏng trên máy vi tính;
c) Thiết bị thực hành phải có khả năng mô phỏng các thiết bị sau: máy thu phát MF/HF có trực canh DSC, điện thoại và NBDP; phao EPIRB 406MHz; thiết bị phát đáp tín hiệu ra-đa tìm kiếm cứu nạn SART hoặc thiết bị nhận dạng tự động phát báo tìm kiếm cứu nạn AIS-SART; thiết bị có khả năng thu EGC; núm báo động cấp cứu đối với các thiết bị huấn luyện hoặc thiết bị mô phỏng VHF-DSC, HF/MF-DSC, Inmarsat-C hoặc hệ thống liên lạc vệ tinh quỹ đạo thấp Iridium; máy thu NAVTEX; máy thu phát VHF có chức năng thoại và DSC, kết hợp với máy thu trực canh DSC kênh 70; máy VHF cầm tay hai chiều; Inmarsat-C hoặc hệ thống liên lạc vệ tinh quỹ đạo thấp Iridium; các thiết bị cần thiết khác theo yêu cầu của Công ước quốc tế về An toàn sinh mạng trên biển năm 1974 và các sửa đổi (SOLAS 74 và các sửa đổi).
2. Yêu cầu về tài liệu giảng dạy gồm:
a) Giáo trình vô tuyến điện viên hàng hải đối với mỗi loại hình đào tạo;
b) Giáo trình hướng dẫn khai thác thiết bị GMDSS đối với mỗi loại hình đào tạo;
c) Danh bạ các đài duyên hải (ITU list of Coast Stations, Amiralty list of Radio Signal-vol.1, vol.5 ...);
d) Danh bạ đài tàu (ITU list of Ship Stations);
đ) Danh bạ các đài vô tuyến xác định và các trạm làm nghiệp vụ đặc biệt;
e) Thể lệ vô tuyến điện của Liên minh Viễn thông quốc tế;
g) Sổ tay tìm kiếm cứu nạn hàng không, hàng hải quốc tế (IAMSAR);
h) Tài liệu hướng dẫn ghi nhật ký GMDSS;
i) Tài liệu tham khảo của Tổ chức Hàng hải quốc tế và các tài liệu tham khảo cần thiết khác.
3. Yêu cầu về chương trình đào tạo:
Chương trình và nội dung của các khóa đào tạo phải phù hợp với chương trình mẫu hiện hành của Tổ chức Hàng hải quốc tế.
4. Yêu cầu đối với giảng viên tham gia giảng dạy:
Giảng viên tham gia giảng dạy phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Tốt nghiệp đại học trở lên một trong các chuyên ngành vô tuyến điện, điện tử, viễn thông, điều khiển tàu biển hoặc hàng hải;
b) Có trình độ ngoại ngữ phù hợp với chương trình đào tạo;
c) Có chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải phù hợp với chương trình đào tạo (chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải của giáo viên phải có hạng cao hơn hoặc bằng hạng mà giáo viên tham gia giảng dạy) hoặc đã tham gia đào tạo vô tuyến điện viên hàng hải hạng tương đương từ 03 năm trở lên.
5. Yêu cầu về số lượng giảng viên:
Có đủ về số lượng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu của từng chương trình đào tạo, trong đó phải có tối thiểu 50% giảng viên cơ hữu cho từng chương trình đào tạo vô tuyến điện viên hàng hải.
6. Yêu cầu về tỷ lệ học viên/giảng viên: tối đa 25 học viên/giảng viên.
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy công nhận tổ chức đủ điều kiện đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp giấy công nhận tổ chức đủ điều kiện đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải theo Mẫu 07 quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao hợp pháp giấy phép hoặc quyết định thành lập tổ chức;
c) Báo cáo thuyết minh đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 68 Nghị định này theo Mẫu 08 quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Chương trình đào tạo vô tuyến điện viên hàng hải đã được tổ chức phê duyệt.
2. Tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy công nhận tổ chức đủ điều kiện đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải đến Bộ Thông tin và Truyền thông qua đường bưu chính hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định về thành phần hồ sơ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông thông báo, hướng dẫn tổ chức bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức đánh giá, xác minh thực tế các điều kiện quy định tại Điều 68 Nghị định này và cấp giấy công nhận tổ chức đủ điều kiện đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải theo Mẫu 09 quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này hoặc từ chối cấp giấy công nhận tổ chức đủ điều kiện đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải và nêu rõ lý do.
5. Kết quả giải quyết hồ sơ đề nghị cấp giấy công nhận tổ chức đủ điều kiện đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải được gửi tới tổ chức qua một trong các phương thức sau: trả kết quả qua đường bưu chính hoặc trả trực tiếp tại Bộ Thông tin và Truyền thông.
6. Danh sách tổ chức được công nhận đủ điều kiện đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông.
1. Giấy công nhận tổ chức đủ điều kiện đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải được cấp đổi trong trường hợp bị mất, bị hư hỏng hoặc có sự thay đổi thông tin về tổ chức.
2. Hồ sơ đề nghị cấp đổi giấy công nhận tổ chức đủ điều kiện đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp đổi giấy công nhận tổ chức đủ điều kiện đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện hàng hải theo Mẫu 11 quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Báo cáo về thay đổi thông tin của tổ chức đối với trường hợp có sự thay đổi thông tin (có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu của tổ chức đề nghị cấp giấy công nhận).
3. Tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp đổi giấy công nhận tổ chức đủ điều kiện đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải đến Bộ Thông tin và Truyền thông qua đường bưu chính hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Thông tin và Truyền thông.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định về thành phần hồ sơ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông thông báo, hướng dẫn tổ chức bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
5. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp đổi giấy công nhận tổ chức đủ điều kiện đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải theo Mẫu 10 quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này hoặc từ chối cấp đổi giấy công nhận tổ chức đủ điều kiện đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải và nêu rõ lý do.
6. Kết quả giải quyết hồ sơ đề nghị cấp đổi giấy công nhận tổ chức đủ điều kiện đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện hàng hải được gửi tới tổ chức qua một trong các phương thức sau: trả kết quả qua đường bưu chính hoặc trả trực tiếp tại Bộ Thông tin và Truyền thông.
1. Tổ chức được công nhận đủ điều kiện đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải bị thu hồi giấy công nhận trong các trường hợp sau:
a) Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc theo đề nghị của tổ chức;
b) Cố ý làm sai lệch thông tin khi thực hiện thủ tục cấp giấy công nhận;
c) Không duy trì các điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 68 Nghị định này.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông ra quyết định thu hồi giấy công nhận tổ chức đủ điều kiện đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải và thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông, đồng thời gửi đến các cơ quan liên quan để phối hợp quản lý.
Điều 72. Hội đồng thi tốt nghiệp
1. Hội đồng thi tốt nghiệp (sau đây gọi là Hội đồng thi) do người đứng đầu tổ chức được công nhận đủ điều kiện đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải ra quyết định thành lập.
Hội đồng thi gồm có 05 hoặc 07 thành viên gồm: Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu của tổ chức được công nhận đủ điều kiện đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải; ủy viên là các cán bộ của tổ chức được công nhận đủ điều kiện đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải.
2. Hội đồng thi có nhiệm vụ sau đây:
a) Lập danh sách các học viên tham gia kỳ thi tốt nghiệp;
b) Tổ chức, điều hành, kiểm tra, giám sát kỳ thi theo quy định hiện hành;
c) Xử lý các tình huống xảy ra trong kỳ thi (nếu có);
d) Tổng hợp kết quả kỳ thi, báo cáo người đứng đầu tổ chức được công nhận đủ điều kiện đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải để cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải cho học viên tốt nghiệp.
Điều 73. Thi tốt nghiệp và đánh giá kết quả thi tốt nghiệp
1. Học viên tham dự ít nhất 90% thời lượng của khóa học mới được tham gia thi tốt nghiệp. Trường hợp học viên không đảm bảo thời lượng tham dự khóa học nhưng có lý do chính đáng học viên được bảo lưu thời lượng đã học và học tiếp tại khóa học của cùng một tổ chức được công nhận đủ điều kiện đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải.
2. Thi tốt nghiệp khóa đào tạo được chia thành hai phần: phần thi lý thuyết và phần thi thực hành theo quy định hiện hành của Tổ chức Hàng hải quốc tế. Điểm thi của mỗi phần được chấm theo thang điểm 10.
3. Các bài thi theo hình thức tự luận có điểm đạt từ điểm 5 trở lên. Các bài thi theo hình thức trắc nghiệm có điểm đạt từ điểm 7 trở lên.
4. Đối với các phần thi chưa đạt, học viên được tham gia thi lại 01 lần của cùng một tổ chức được công nhận đủ điều kiện đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải.
5. Học viên có điểm đạt ở cả hai phần thi mới đạt yêu cầu khóa học và được xét tốt nghiệp khóa đào tạo chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải.
Điều 74. Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải
1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu Việt Nam.
2. Có đủ độ tuổi lao động và tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định của pháp luật.
3. Đáp ứng các điều kiện cụ thể về chuyên môn cho từng loại chứng chỉ tương ứng theo quy định tại các Điều 75, 76, 77 và 78 Nghị định này.
4. Tốt nghiệp khóa đào tạo vô tuyến điện viên hàng hải tương ứng.
Điều 75. Điều kiện chuyên môn để được cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải hạng hạn chế
1. Tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên hoặc là sỹ quan boong, đại phó, thuyền trưởng tàu thuyền hoạt động trong vùng biển Việt Nam (vùng A1).
2. Tối thiểu đạt trình độ tiếng Anh bậc A2 theo chuẩn 06 bậc của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc tiếng Anh hàng hải trình độ 1 theo quy định của Bộ Giao thông vận tải hoặc có chứng chỉ tiếng Anh tương đương khác.
Điều 76. Điều kiện chuyên môn để được cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải hạng tổng quát
1. Tốt nghiệp từ bậc trung học chuyên nghiệp, trung cấp nghề trở lên một trong các chuyên ngành hàng hải, điều khiển tàu biển, điện tử, viễn thông hoặc tương đương; hoặc là sỹ quan boong, đại phó, thuyền trưởng tàu thuyền từ 500 GT trở lên hoạt động trong và ngoài vùng biển Việt Nam.
2. Tối thiểu đạt trình độ tiếng Anh bậc B2 theo chuẩn 06 bậc của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc tiếng Anh hàng hải trình độ 2 theo quy định của Bộ Giao thông vận tải hoặc có chứng chỉ tiếng Anh tương đương khác.
Điều 77. Điều kiện chuyên môn để được cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải hạng hai
1. Tốt nghiệp đại học một trong các chuyên ngành điện tử, viễn thông, hàng hải, chuyên ngành điều khiển tàu biển hoặc tương đương.
2. Tối thiểu đạt trình độ tiếng Anh bậc C1 theo chuẩn 06 bậc của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc tiếng Anh hàng hải trình độ 3 theo quy định của Bộ Giao thông vận tải hoặc chứng chỉ tiếng Anh tương đương khác.
Điều 78. Điều kiện chuyên môn để được cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải hạng nhất
1. Đã được cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải hạng hai.
2. Đã đảm nhận công việc theo chức danh phù hợp với chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải hạng hai ít nhất là 03 năm.
3. Tối thiểu đạt trình độ tiếng Anh bậc C1 theo chuẩn 06 bậc của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc tiếng Anh hàng hải trình độ 3 theo quy định của Bộ Giao thông vận tải hoặc chứng chỉ tiếng Anh tương đương khác.
Điều 79. Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải
1. Hồ sơ đăng ký tham gia khóa đào tạo vô tuyến điện viên hàng hải để được cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải bao gồm:
a) Bản sao hợp pháp Căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp pháp giấy chứng nhận sức khỏe của thuyền viên theo quy định của pháp luật;
c) Bản sao hợp pháp các tài liệu, văn bằng chuyên môn chứng minh đáp ứng các điều kiện chuyên môn tương ứng với cấp bậc chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải đăng ký đào tạo theo quy định tại các Điều 75, 76, 77 và 78 Nghị định này;
d) 02 ảnh màu kích thước 03 cm x 04 cm, chụp trong vòng 06 tháng trước ngày nộp hồ sơ, rõ mặt, rõ hai tai, không đội mũ, không trang điểm.
2. Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải
a) Người đăng ký tham gia khóa đào tạo vô tuyến điện viên hàng hải nộp 01 bộ hồ sơ đến tổ chức được công nhận đủ điều kiện đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải qua đường bưu chính hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại tổ chức được công nhận đủ điều kiện đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến viên hàng hải;
b) Tổ chức được công nhận đủ điều kiện đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định về thành phần hồ sơ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, tổ chức được công nhận đủ điều kiện đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải thông báo, hướng dẫn người đăng ký tham gia khóa đào tạo bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
c) Trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày học viên hoàn thành thi tốt nghiệp khóa học, tổ chức được công nhận đủ điều kiện đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải cấp chứng chỉ cho thí sinh tốt nghiệp khóa đào tạo vô tuyến điện viên hàng hải theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này hoặc từ chối cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải và nêu rõ lý do.
Điều 80. Điều kiện gia hạn chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải
1. Có đủ độ tuổi lao động và tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định của pháp luật.
2. Đã đảm nhiệm công việc theo chức danh phù hợp với chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải đề nghị gia hạn trong thời gian ít nhất 01 năm trong vòng 05 năm kể từ ngày được cấp chứng chỉ hoặc ít nhất là 03 tháng trong vòng 06 tháng ngay trước khi chứng chỉ hết hạn.
3. Trường hợp không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này thì người đề nghị gia hạn phải tham gia và đạt yêu cầu trong kỳ thi tốt nghiệp khóa đào tạo vô tuyến hàng hải hạng tương ứng với chứng chỉ đề nghị gia hạn.
Điều 81. Trình tự, thủ tục gia hạn chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải
1. Hồ sơ đề nghị gia hạn chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu 03 quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao hợp pháp Căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn;
c) Bản chính hoặc bản sao hợp pháp giấy chứng nhận sức khỏe của thuyền viên theo quy định của pháp luật;
d) 02 ảnh màu kích thước 03 cm x 04 cm, chụp trong vòng 06 tháng trước ngày nộp hồ sơ, rõ mặt, rõ hai tai, không đội mũ, không trang điểm;
đ) Bản chính chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải đề nghị gia hạn;
e) Bản sao hợp pháp sổ thuyền viên hoặc văn bản tương đương hoặc Giấy tờ chứng minh đạt yêu cầu kỳ thi tốt nghiệp khóa đào tạo vô tuyến điện viên hàng hải hạng tương ứng với chứng chỉ đề nghị gia hạn (đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 80 Nghị định này).
2. Người đề nghị gia hạn chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải nộp 01 bộ hồ sơ đến tổ chức được công nhận đủ điều kiện đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải qua đường bưu chính hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại tổ chức được công nhận đủ điều kiện đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến viên hàng hải.
3. Tổ chức được công nhận đủ điều kiện đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và đối chiếu với dữ liệu về chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải đã cấp. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định về thành phần hồ sơ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, tổ chức được công nhận đủ điều kiện đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải thông báo, hướng dẫn người đề nghị gia hạn chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
4. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, tổ chức được công nhận đủ điều kiện đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải gia hạn chứng chỉ theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này hoặc từ chối gia hạn chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải và nêu rõ lý do.
5. Chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải được gia hạn với thời hạn là 05 năm.
Điều 82. Trình tự, thủ tục cấp đổi chứng chỉ vô tuyến viên điện hàng hải
1. Chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải còn hạn sử dụng được cấp đổi trong các trường hợp bị mất, bị hư hỏng hoặc do thay đổi thông tin cá nhân hợp pháp trên chứng chỉ hoặc thông tin cá nhân trên chứng chỉ không đúng với thông tin trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ.
2. Hồ sơ đề nghị cấp đổi chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu 03 quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này;
b) 02 ảnh màu kích thước 03 cm x 04 cm, chụp trong vòng 06 tháng trước ngày nộp hồ sơ, rõ mặt, rõ hai tai, không đội mũ, không trang điểm;
c) Bản gốc chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải (áp dụng đối với trường hợp chứng chỉ bị hư hỏng hoặc thay đổi thông tin cá nhân hợp pháp trên chứng chỉ hoặc thông tin cá nhân trên chứng chỉ không đúng với thông tin trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ);
d) Giấy tờ chứng minh việc thay đổi thông tin đối với trường hợp thay đổi thông tin cá nhân hợp pháp.
3. Trình tự, thủ tục cấp đổi chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải
a) Người đề nghị cấp đổi chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp đổi đến tổ chức được công nhận đủ điều kiện đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải qua đường bưu chính hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại tổ chức được công nhận đủ điều kiện đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải;
b) Tổ chức được công nhận đủ điều kiện đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và đối chiếu với dữ liệu về chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải đã cấp. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định về thành phần hồ sơ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, tổ chức được công nhận đủ điều kiện đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải thông báo, hướng dẫn người đề nghị cấp đổi chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, tổ chức được công nhận đủ điều kiện đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải cấp đổi chứng chỉ theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này hoặc từ chối cấp đổi và nêu rõ lý do.
Điều 83. Thu hồi chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải
Tổ chức được công nhận đủ điều kiện đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải thu hồi chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải trong các trường hợp sau:
1. Giả mạo một trong các thành phần hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 79, khoản 1 Điều 81 và khoản 2 Điều 82 Nghị định này để được cấp, gia hạn hoặc cấp đổi chứng chỉ.
2. Tẩy, xóa nội dung chứng chỉ.
3. Cho thuê, cho mượn chứng chỉ hoặc sử dụng sai mục đích.
Mục 3. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRONG VIỆC ĐÀO TẠO, CẤP CHỨNG CHỈ VÔ TUYẾN ĐIỆN VIÊN
Điều 84. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư
1. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm:
a) Công nhận tổ chức đủ điều kiện cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư;
b) Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy định của Nghị định này về tổ chức thi, cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư; định kỳ 05 năm một lần kiểm tra tổ chức được công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư để đánh giá về việc đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 58 Nghị định này;
c) Cập nhật, công bố danh sách các tổ chức được công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Tổ chức được công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư có trách nhiệm:
a) Tổ chức thi, chấm thi và cấp, cấp đổi, thu hồi chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư;
b) Xây dựng và cập nhật bộ câu hỏi thi lý thuyết vô tuyến điện nghiệp dư;
c) Lưu giữ các số liệu về kết quả thi, chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư đã cấp;
d) Trước ngày 06 của tháng cuối quý, gửi báo cáo về tình hình tổ chức thi, cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư hàng quý theo Mẫu 06 quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này theo hình thức trực tuyến hoặc qua đường bưu chính hoặc trực tiếp về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Tần số vô tuyến điện);
đ) Xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử về tổ chức thi vô tuyến điện nghiệp dư (kế hoạch thi, danh sách người thi, kết quả thi); cơ sở dữ liệu điện tử về cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư (họ và tên người được cấp chứng chỉ, ngày sinh, nơi sinh, số Căn cước công dân hoặc số Chứng minh nhân dân hoặc số Hộ chiếu, số chứng chỉ, cấp bậc chứng chỉ, tổ chức cấp chứng chỉ) để tra cứu;
e) Tuân thủ quy định pháp luật về sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện.
1. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm:
a) Công nhận tổ chức đủ điều kiện đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải;
b) Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy định của Nghị định này về đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải; định kỳ 05 năm một lần kiểm tra tổ chức được công nhận đủ điều kiện đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải để đánh giá về việc đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 68 Nghị định này;
c) Cập nhật, công bố danh sách các tổ chức được công nhận đủ điều kiện đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Tổ chức được công nhận đủ điều kiện đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải có trách nhiệm:
a) Đào tạo, cấp, gia hạn, cấp đổi, thu hồi chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải;
b) Xây dựng, cập nhật chương trình, tài liệu đào tạo vô tuyến điện viên hàng hải phù hợp với chương trình mẫu hiện hành của Tổ chức Hàng hải quốc tế;
c) Tổ chức đào tạo vô tuyến điện viên hàng hải đảm bảo đủ thời lượng, nội dung theo chương trình của từng khóa đào tạo; quản lý thời gian tham dự khóa học của các học viên;
d) Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu giảng dạy và giảng viên tham gia giảng dạy phục vụ đào tạo vô tuyến điện viên hàng hải;
đ) Trước ngày 06 của tháng cuối quý, gửi báo cáo về tình hình đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải hàng quý theo Mẫu 12 quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này theo hình thức trực tuyến hoặc qua đường bưu chính hoặc trực tiếp về Bộ Thông tin và Truyền thông;
e) Xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử về đào tạo vô tuyến điện viên hàng hải (quyết định mở khóa đào tạo, danh sách học viên, kế hoạch thi, kết quả thi); cơ sở dữ liệu điện tử về cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải (họ và tên người được cấp chứng chỉ, quốc tịch, ngày sinh, nơi sinh, số chứng chỉ, hạng chứng chỉ, ngày cấp, ngày hết hạn, tổ chức cấp chứng chỉ) để tra cứu;
g) Lưu trữ hồ sơ liên quan đến công tác đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải theo đúng quy định của pháp luật;
h) Tuân thủ các quy định của pháp luật về sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
2. Nghị định số 88/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ quy định về thu tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, đấu giá, cấp phép, chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
3. Trường hợp sau ngày Nghị định này có hiệu lực, các quy định về cấp giấy phép, cam kết triển khai mạng viễn thông của Luật Viễn thông có thay đổi thì áp dụng theo quy định của Luật Viễn thông.
Điều 87. Điều khoản chuyển tiếp
1. Các hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện đã nộp trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành và đang trong thời gian xử lý thì được tiếp tục thực hiện theo các quy định đang áp dụng.
2. Chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải được cấp trước ngày 01 tháng 7 năm 2024 được gia hạn, cấp đổi tại các tổ chức được công nhận đủ điều kiện đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải.
3. Tổ chức đã được cấp giấy phép sử dụng băng tần để thiết lập mạng viễn thông công cộng di động mặt đất mà hết hạn sử dụng trước ngày 06 tháng 9 năm 2023 phải nộp tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện cho thời hạn còn lại của giấy phép tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2023.
Việc xác định mức thu và tổ chức thu tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện trong trường hợp này được thực hiện cùng thời gian với việc xác định mức thu và tổ chức thu tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện khi cấp lại giấy phép sử dụng băng tần cho tổ chức đó hoặc cấp lại giấy phép sử dụng băng tần cho tổ chức khác trong cùng băng tần.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây