Nghị định 32-CP năm 1997 ban hành Quy chế về cơ sở giáo dục
Nghị định 32-CP năm 1997 ban hành Quy chế về cơ sở giáo dục
Số hiệu: | 32-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: | 14/04/1997 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 31/05/1997 | Số công báo: | 10-10 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 32-CP |
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: | 14/04/1997 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 31/05/1997 |
Số công báo: | 10-10 |
Tình trạng: | Đã biết |
CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32-CP |
Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 1997 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 32-CP NGÀY 14 THÁNG 4 NĂM 1997 BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ CƠ SỞ GIÁO DỤC
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1.- Nay ban hành kèm theo Nghị định này "Quy chế về cơ sở giáo dục".
Bộ trưởng các Bộ: Nội vụ, Tư pháp, Tài chính, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có nhiệm vụ hướng dẫn và tổ chức thi hành Nghị định này.
|
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
VỀ CƠ SỞ GIÁO DỤC
(Ban hành kèm theo Nghị định số 32/CP ngày 14 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ)
Người đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục gọi tắt là "trại viên".
Không đưa vào cơ sở giáo dục người chưa đủ 18 tuổi, nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi.
Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự và nhân phẩm của người phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định việc thành lập, giải thể và thống nhất quản lý các cơ sở giáo dục.
Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nội vụ trong việc tổ chức quản lý các cơ sở giáo dục.
THỦ TỤC ĐƯA NGƯỜI VÀO CƠ SỞ GIÁO DỤC
Trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện thẩm tra, làm văn bản đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục và gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Trường hợp người không có nơi cư trú nhất định do cơ quan công an cấp huyện hoặc cấp tỉnh phát hiện, lập biên bản vi phạm thì cơ quan công an phải tiến hành xác minh, làm báo cáo gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp để xem xét, lập hồ sơ đưa vào cơ sở giáo dục.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cấp kinh phí, xây dựng nơi tạm giữ hành chính, tiền ăn cho các đối tượng trên và chỉ đạo các ngành hữu quan tổ chức quản lý chặt chẽ các đối tượng không có nơi cư trú nhất định hoặc những đối tượng có khả năng bỏ trốn trong thời gian lập hồ sơ chờ quyết định, hoặc chờ đưa vào cơ sở giáo dục.
Đối với người đang bị tạm giữ hoặc tạm giam trong các vụ án hình sự mà qua điều tra thấy chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục thì Thủ trưởng cơ quan điều tra báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục.
3. Hồ sơ đề nghị đưa người vào cơ sở giáo dục gồm có bản tóm tắt lý lịch, tài liệu về các vi phạm pháp luật của người đó, các biện pháp giáo dục đã được áp dụng, nhận xét của cơ quan công an, ý kiến của tổ chức xã hội hữu quan ở cơ sở.
4. Cơ quan công an có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong việc thu thập tài liệu để lập hồ sơ.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hội đồng tư vấn phải họp để xét duyệt hồ sơ, làm văn bản trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Hội đồng tư vấn do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành lập gồm đại diện lãnh đạo cơ quan Công an, cơ quan Tư pháp, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh. Đại diện cơ quan công an là Thường trực Hội đồng tư vấn, có trách nhiệm chuẩn bị tài liệu cần thiết, tổ chức, chủ trì phiên họp và làm báo cáo trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Hội đồng tư vấn làm việc theo chế độ tập thể để xem xét biểu quyết từng trường hợp cụ thể và quyết định theo đa số. Trường hợp biểu quyết ngang nhau thì quyết định theo ý kiến của biểu quyết của Thường trực Hội đồng tư vấn. Trường hợp ý kiến của Thường trực Hội đồng trái với đa số thành viên thì quyết định theo ý kiến của đa số, đồng thời Thường trực Hội đồng có quyền báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ý kiến của mình.
Phiên họp của Hội đồng tư vấn có đại diện Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp tham dự.
2. Quyết định đưa vào cơ sở giáo dục phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ tên, chức vụ của người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của người được đưa vào cơ sở giáo dục; lý do, điều khoản, tên văn bản pháp luật được áp dụng, thời hạn và nơi thi hành, trách nhiệm phải chấp hành quyết định của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; quyền khiếu nại của họ, nơi và thời hạn khiếu nại.
3. Quyết định đưa vào cơ sở giáo dục được gửi cho người phải chấp hành quyết định đó, đồng thời gửi cho Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cơ quan Công an cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc đã lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục.
2. Thời hạn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục được tính từ ngày người bị áp dụng biện pháp đó bắt đầu chấp hành tại cơ sở.
3. Khi nhận được quyết định đưa vào cơ sở giáo dục, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải chỉ đạo cơ quan Công an cùng cấp và Uỷ ban nhân dân cấp xã có kế hoạch, biện pháp cụ thể để phối hợp với Cơ quan Công an cấp tỉnh trong việc đảm bảo thi hành quyết định đó.
1. Khi đưa người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục phải có hồ sơ kèm theo bao gồm:
- Quyết định đưa vào cơ sở giáo dục;
- Bản tóm tắt lý lịch của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
- Bản tóm tắt hành vi vi phạm pháp luật đề nghị đưa người vào cơ sở giáo dục;
- Danh chỉ bản của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
- Những tài liệu khác liên quan đến nhân thân của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục cần thiết cho việc giáo dục người đó (nếu có).
2. Khi tiếp nhận người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục phải lập biên bản giao nhận. Cơ sở giáo dục phải kiểm tra hồ sơ, căn cước, sức khoẻ của người đó trước khi tiếp nhận. Nếu sức khoẻ của người đó không bình thường thì phải lập biên bản xác nhận tình trạng sức khoẻ của họ khi đến cơ sở giáo dục với sự chứng kiến của bên giao và bên nhận.
Khi phát hiện người trốn khỏi cơ sở giáo dục, mọi người phải có trách nhiệm báo ngay cho cơ quan Công an hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất.
Trong mọi trường hợp, việc bắt, tạm giữ người nói trên đều phải lập biên bản và lấy lời khai của người đó. Sau khi nhận người bị bắt, cơ quan Công an phải ra lệnh tạm giữ hành chính và đưa ngay người đó đến nhà tạm giữ hành chính gần nhất, đồng thời thông báo cho cơ quan đã ra lệnh truy bắt biết.
Khi nhận được thông báo Giám đốc Công an cấp tỉnh hoặc Giám đốc cơ sở giáo dục phải cử người đến ngay để nhận người tạm giữ và tiến hành lập biên bản giao nhận.
TỔ CHỨC CƠ SỞ GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÝ TRẠI VIÊN
2. Tổ chức, bộ máy của cơ sở giáo dục gồm có Giám đốc, các Phó giám đốc, cán bộ quản lý, cán bộ giáo dục, hướng nghiệp dạy nghề, cán bộ hậu cần, y tế và lực lượng cảnh sát bảo vệ.
Quy mô mỗi cơ sở giáo dục quản lý từ ba trăm đến một nghìn trại viên.
Điều 14.- Giám đốc cơ sở giáo dục có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
Điều hành và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của cơ sở giáo dục.
Phó giám đốc giúp Giám đốc thực hiện những nhiệm vụ theo sự phân công của Giám đốc.
Điều 15.- Tiêu chuẩn của Giám đốc, Phó giám đốc và cán bộ, nhân viên của cơ sở giáo dục:
Giám đốc, Phó giám đốc, cán bộ quản lý, cán bộ giáo dục, cán bộ hậu cần, y tế và cảnh sát bảo vệ phải có phẩm chất chính trị tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, hiểu biết chuyên môn và pháp luật.
Giám đốc, Phó giám đốc phải là người tốt nghiệp một trong các trường Đại học Cảnh sát, Đại học An ninh, Đại học Luật, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học sư phạm hoặc tương đương trở lên và có kinh nghiệm về quản lý, giáo dục, những người vi phạm pháp luật.
Cán bộ quản lý, cán bộ giáo dục và chỉ huy lực lượng cảnh sát bảo vệ phải là người đã tốt nghiệp Trung học Cảnh sát, Trung học An ninh hoặc tương đương trở lên.
Sĩ quan, chiến sĩ cảnh sát làm nhiệm vụ dẫn giải, bảo vệ phải là những người được đào tạo về nghiệp vụ bảo vệ chuyên ngành theo quy định của Bộ Nội vụ.
Lệnh trích xuất trại viên phải ghi rõ mục đích và thời hạn trích xuất, cấp bậc, chức vụ của người ký lệnh trích xuất.
Thủ tục trích xuất do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định.
Cơ quan có yêu cầu trích xuất chịu trách nhiệm đưa người có lệnh trích xuất đi và trả lại cho cơ sở giáo dục theo đúng thời hạn đã ghi trong lệnh, khi giao nhận người theo lệnh trích xuất phải lập biên bản; thời hạn trích xuất trại viên được tính vào thời hạn chấp hành tại cơ sở giáo dục.
Người đã chấp hành xong thời hạn giáo dục được nhận lại tiền, vật gửi lưu ký tại cơ sở (nếu có), được cơ sở giáo dục cấp tiền tàu xe, tiền ăn đường và một bộ quần áo thường (nếu họ không có) để trở về nơi cư trú và phải trả lại những vật dụng, trang thiết bị dùng cho lao động, sinh hoạt đã được cơ sở giáo dục cho mượn, nếu làm mất hoặc hư hỏng phải bồi thường.
2. Giám đốc cơ sở giáo dục gửi bản sao giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời hạn giáo dục cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã ra quyết định đưa người đó vào cơ sở giáo dục, Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi đề nghị và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú, đồng thời thông báo cho gia đình họ biết. Trường hợp những người đã hết thời hạn giáo dục tại cơ sở mà vẫn chưa thực sự tiến bộ thì Giám đốc cơ sở giáo dục phải có bản nhận xét riêng và kiến nghị các biện pháp quản lý, giáo dục tiếp theo gửi Uỷ ban nhân dân các cấp. Khi về địa phương nếu người đó vẫn không thực sự tiến bộ, tiếp tục có các hành vi vi phạm pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Quy chế này thì Uỷ ban nhân dân phải lập ngay hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục.
2. Trại viên được mang vào cơ sở giáo dục những đồ dùng cá nhân thiết yếu để sử dụng theo quy định của Bộ Nội vụ.
3. Trại viên phải học nội quy, quy chế về cơ sở giáo dục và nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế đó.
2. Trại viên là phụ nữ được cấp thêm mỗi tháng số tiền tương đương với 1,5 kg gạo.
Đối với những người lao động nặng hoặc trong môi trường độc hại định lượng ăn trong tháng có thể tăng thêm, theo quy định của pháp luật.
Chế độ ăn, nghỉ đối với trại viên bị bệnh do Giám đốc cơ sở giáo dục quyết định theo chỉ định của cơ quan y tế.
Kinh phí cho việc ăn, mặc, ở và chữa bệnh của trại viên do ngân sách Nhà nước cấp.
Điều 27.- Trong thời gian ở cơ sở giáo dục trại viên được khám sức khoẻ định kỳ 6 tháng một lần.
Trại viên bị bệnh, thì căn cứ vào chỉ định của cán bộ y tế, Giám đốc cơ sở xét cho họ tạm nghỉ lao động, học tập hoặc giảm định mức, giảm giờ lao động trong thời gian bị bệnh; trường hợp cần thiết thì cho điều trị tại bệnh xá của cơ sở hoặc cho đi bệnh viện cấp cứu. Trường hợp trại viên là phụ nữ có thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, là người bị mắc bệnh hiểm nghèo hoặc đang bị ốm nặng kéo dài thì Giám đốc cơ sở giáo dục phải lập hồ sơ đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ ra quyết định tạm đình chỉ việc chấp hành cho người đó để đưa đi bệnh viện hoặc đưa về gia đình điều trị, chăm sóc nếu thân nhân của họ xin bảo lãnh. Quyết định này phải được gửi cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đã ra quyết định đưa vào cơ sở giáo dục. Khi điều kiện tạm đình chỉ không còn thì người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục phải đến để tiếp tục chấp hành quyết định. Thời gian tạm đình chỉ không được tính vào thời hạn chấp hành quyết định.
Sau 24 giờ kể từ khi thông báo cho các cơ quan nói trên và gia đình, cơ sở giáo dục có trách nhiệm mai táng. Kinh phí mai táng do ngân sách Nhà nước cấp.
2. Trường hợp trại viên bị tai nạn thì Giám đốc cơ sở giáo dục phải làm các thủ tục cần thiết để giải quyết chế độ trợ cấp theo quy định của pháp luật.
2. Ngoài giờ lao động hàng ngày theo quy định, cơ sở giáo dục có thể cho phép trại viên lao động thêm để cải thiện đời sống theo nguyện vọng của họ nhưng phải tuân thủ nội quy, Quy chế về cơ sở giáo dục.
2. Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết việc quản lý sử dụng kết quả lao động của trại viên.
3. Trại viên lao động vượt chỉ tiêu được giao sẽ được sử dụng một phần kết quả vượt chỉ tiêu đó theo quy định của Bộ Nội vụ.
2. Trại viên được nghe phổ biến thời sự, chính sách, được học các chương trình giáo dục công dân mỗi tuần một buổi, mỗi buổi 4 giờ.
3. Căn cứ vào điều kiện cụ thể, cơ sở giáo dục, có thể bố trí cho trại viên lao động kết hợp với học những nghề phù hợp.
4. Kinh phí cho việc mua sắm sách vở đồ dùng học tập của mỗi trại viên hàng tháng được Nhà nước cấp tương đương 2 kg gạo.
5. Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chương trình học tập và đào tạo, bố trí giáo viên dạy văn hoá, dạy nghề cho các cơ sở giáo dục.
Trại viên có nhiều cố gắng trong lao động, học tập, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế về cơ sở giáo dục thì Giám đốc cơ sở giáo dục có thể cho gặp vợ hoặc chồng đến 48 giờ và được ở lại qua đêm tại nhà tiếp đón của cơ sở giáo dục.
2. Người đến thăm trại viên tại cơ sở giáo dục phải có chứng minh thư nhân dân, đơn xin thăm (có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú hoặc đơn vị nơi công tác), nếu là vợ hoặc chồng, đến thăm và nghỉ qua đêm phải có giấy đăng ký kết hôn.
3. Trại viên được nhận và gửi thư, quà và tiền; các thư và quà đều phải qua kiểm tra của cơ sở giáo dục; riêng tiền mặt người đang được giáo dục phải gửi vào bộ phận lưu ký của cơ sở và sử dụng theo quy định tại Điều 19 Quy chế này.
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây