Nghị định 164/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
Nghị định 164/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
Số hiệu: | 164/2003/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 22/12/2003 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 23/12/2003 | Số công báo: | 222-223 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 164/2003/NĐ-CP |
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 22/12/2003 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 23/12/2003 |
Số công báo: | 222-223 |
Tình trạng: | Đã biết |
CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
SỐ: 164/2003/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2003 |
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính
phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 09/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm
2003;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1:
PHẠM VI ÁP DỤNG THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆ
2. Cá nhân trong nước sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bao gồm:
a) Cá nhân và nhóm cá nhân kinh doanh;
b) Hộ kinh doanh cá thể;
d) Cá nhân cho thuê tài sản như nhà, đất, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị và các loại tài sản khác.
4. Công ty ở nước ngoài hoạt động kinh doanh thông qua cơ sở thường trú tại Việt Nam.
Cơ sở thường trú là cơ sở kinh doanh mà thông qua cơ sở này công ty ở nước ngoài thực hiện một phần hay toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình tại Việt Nam mang lại thu nhập. Cơ sở thường trú của công ty ở nước ngoài chủ yếu bao gồm các hình thức sau:
a) Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, xưởng sản xuất, kho giao nhận hàng hóa, phương tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu hoặc khí đốt, địa điểm thăm dò hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên hay các thiết bị phương tiện phục vụ cho việc thăm dò tài nguyên thiên nhiên;
b) Địa điểm xây dựng; công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp; các hoạt động giám sát xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;
c) Cơ sở cung cấp các dịch vụ bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công cho mình hay một đối tượng khác;
d) Đại lý cho công ty ở nước ngoài;
đ) Đại diện ở Việt Nam trong các trường hợp :
- Có thẩm quyền ký kết các hợp đồng đứng tên công ty ở nước ngoài;
- Không có thẩm quyền ký kết các hợp đồng đứng tên công ty nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
Trong trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác về cơ sở thường trú thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó.
Việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân nông dân sản xuất hàng hoá lớn, có thu nhập cao từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản sẽ có quy định riêng. Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản trình Chính phủ ban hành quy định về việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với các đối tượng này.
Điều 3. Căn cứ tính thuế là thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế và thuế suất
Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo năm dương lịch hoặc năm tài chính.
Điều 4. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu không có thuế giá trị gia tăng. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.
3. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp được quy định cụ thể như sau:
a) Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp được xác định theo giá bán hàng hoá trả tiền một lần, không bao gồm tiền lãi trả chậm;
b) Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng, tiêu dùng nội bộ được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm trao đổi, biếu, tặng, tiêu dùng nội bộ;
c) Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động gia công hàng hóa là tiền thu về hoạt động gia công bao gồm cả tiền công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa;
d) Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê. Trường hợp bên thuê trả tiền thuê trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc xác định theo doanh thu trả tiền một lần.
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể cách xác định doanh thu trả tiền thuê trước cho nhiều năm để xác định thu nhập chịu thuế phù hợp với từng loại hình cơ sở kinh doanh quy định tại điểm này;
đ) Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động tín dụng là tiền lãi cho vay phải thu phát sinh trong kỳ tính thuế;
e) Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp khác do Bộ Tài chính quy định.
Điều 5. Các khoản chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế bao gồm:
Bộ Tài chính qui định tiêu chuẩn tài sản cố định, thời gian, mức trích khấu hao và khấu hao nhanh quy định tại khoản này.
Cơ sở kinh doanh mua sản phẩm làm bằng mây, tre, cói, dừa, cọ của người nông dân trực tiếp làm ra, hàng thủ công mỹ nghệ của các nghệ nhân không kinh doanh; đất, đá, cát, sỏi của người dân tự khai thác; phế liệu của người trực tiếp thu nhặt và một số dịch vụ của cá nhân không kinh doanh, không có hoá đơn, chứng từ được lập bảng kê theo quy định của Bộ Tài chính trên cơ sở chứng từ đề nghị thanh toán của người bán hàng, cung ứng dịch vụ. Giám đốc cơ sở kinh doanh duyệt chi theo bảng kê phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của bảng kê.
a) Tiền lương, tiền công, phụ cấp phải trả cho người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước được tính vào chi phí hợp lý theo chế độ hiện hành;
b) Tiền lương, tiền công, phụ cấp phải trả cho người lao động trong các cơ sở kinh doanh khác được tính vào chi phí hợp lý theo hợp đồng lao động;
c) Chi phí tiền ăn giữa ca cho người lao động được tính vào chi phí hợp lý tối đa không quá mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với công chức nhà nước;
d) Tiền ăn định lượng chi trả cho người lao động làm việc trong một số ngành, nghề đặc biệt theo chế độ của nhà nước quy định.
a) Các khoản chi cho lao động nữ, bao gồm:
- Chi cho công tác đào tạo lại nghề cho chị em nữ công nhân viên, nếu nghề cũ không còn phù hợp để chuyển đổi sang nghề khác theo quy hoạch phát triển của cơ sở kinh doanh.
Khoản chi thêm này bao gồm: học phí đi học (nếu có) + chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học).
- Chi phí tiền lương và phụ cấp (nếu có) cho cô giáo dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức và quản lý. Số cô giáo này được xác định theo định mức do hệ thống giáo dục đào tạo quy định;
- Chi phí tổ chức khám sức khoẻ thêm một lần trong năm như khám bệnh nghề nghiệp, mãn tính hoặc phụ khoa cho nữ công nhân viên;
- Chi bồi dưỡng cho người lao động nữ sau khi sinh con. Mức chi không quá 300.000 đồng Việt Nam đối với cơ sở kinh doanh ở thành phố, thị trấn, thị xã và không quá 500.000 đồng Việt Nam đối với cơ sở kinh doanh đóng trên địa bàn thuộc Danh mục B, Danh mục C Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này để giúp đỡ người mẹ khắc phục một phần khó khăn do sinh đẻ;
- Trong thời gian cho con bú, nếu vì lý do khách quan người lao động nữ không nghỉ cho con bú theo chế độ quy định mà ở lại làm việc cho cơ sở kinh doanh thì thời gian làm việc này người lao động nữ được trả phụ cấp làm thêm giờ theo chế độ.
Đối với cơ sở kinh doanh hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ, nếu hạch toán, theo dõi riêng được các khoản thực chi cho lao động nữ được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo Điều 45 của Nghị định này.
b) Chi bảo hộ lao động theo quy định của Bộ luật Lao động;
Một số cơ sở kinh doanh quy định người lao động phải mặc trang phục thống nhất tại nơi làm việc thì khoản chi mua trang phục được tính vào chi phí hợp lý.
c) Chi bảo vệ cơ sở kinh doanh; chi công tác phí;
d) Trích nộp quỹ bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của cơ sở kinh doanh sử dụng lao động; kinh phí công đoàn; chi phí hỗ trợ cho hoạt động của Đảng, đoàn thể tại cơ sở kinh doanh; khoản trích nộp hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên và các quỹ của hiệp hội theo chế độ quy định.
8. Trích các khoản dự phòng theo chế độ quy định.
9. Trợ cấp thôi việc cho người lao động theo chế độ quy định.
a) Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
b) Thuế tiêu thụ đặc biệt;
c) Thuế giá trị gia tăng đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng; thuế giá trị gia tăng đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế trong trường hợp mua, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ để sản xuất hàng hoá, cung ứng dịch vụ không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng; thuế giá trị gia tăng đầu vào trong trường hợp xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ nhưng không đủ điều kiện để được khấu trừ và hoàn thuế theo quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng; thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ do kê khai chậm so với thời hạn quy định;
d) Thuế môn bài;
đ) Thuế tài nguyên;
e) Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
g) Thuế nhà đất;
h) Các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật;
i) Tiền thuê đất.
Cơ sở thường trú của công ty ở nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ nộp thuế theo phương pháp kê khai thì không được tính vào chi phí hợp lý khoản chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ theo quy định tại khoản này.
Điều 6. Không tính vào chi phí hợp lý các khoản sau:
1. Tiền lương, tiền công do cơ sở kinh doanh không thực hiện đúng chế độ hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, trừ trường hợp thuê mướn lao động theo vụ việc.
Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, chủ hộ cá thể, cá nhân kinh doanh và tiền thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên hội đồng quản trị của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
2. Các khoản trích trước vào chi phí mà thực tế không chi gồm: trích trước về sửa chữa lớn tài sản cố định, phí bảo hành sản phẩm hàng hóa, công trình xây dựng và các khoản trích trước khác.
3. Các khoản chi không có hoá đơn, chứng từ hoặc hoá đơn, chứng từ không hợp pháp.
Điều 7. Các khoản doanh thu, chi phí hợp lý và thu nhập chịu thuế được xác định bằng đồng Việt Nam. Trường hợp cơ sở kinh doanh có doanh thu, chi phí hợp lý và thu nhập chịu thuế bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu, chi phí bằng ngoại tệ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam.
Điều 8. Thu nhập chịu thuế được xác định bao gồm : thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác trong kỳ tính thuế, kể cả thu nhập thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ở nước ngoài.
1. Thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bằng doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trừ (-) các khoản chi phí hợp lý liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong kỳ tính thuế.
Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận được khoản thu nhập từ các hoạt động góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh, liên kết kinh tế mà khoản thu nhập đó đã được cơ sở kinh doanh nhận vốn cổ phần, vốn liên doanh, liên kết kinh tế nộp thuế thu nhập doanh nghiệp chia cho thì khoản thu nhập này không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Các khoản thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế bao gồm:
a) Chênh lệch về mua, bán chứng khoán;
b) Thu nhập từ các hoạt động liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả;
c) Thu nhập khác về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản;
d) Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất;
đ) Lãi từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản;
e) Lãi tiền gửi, cho vay vốn, lãi bán hàng trả chậm;
g) Chênh lệch do bán ngoại tệ, lãi về chênh lệch tỷ giá hối đoái;
h) Kết dư cuối năm các khoản dự phòng theo chế độ quy định;
i) Thu các khoản nợ phải thu khó đòi đã xóa sổ kế toán nay đòi được;
k) Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ;
m) Các khoản thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài.
Trường hợp khoản thu nhập nhận được đã nộp thuế ở nước ngoài thì cơ sở kinh doanh phải xác định số thu nhập trước khi nộp thuế thu nhập ở nước ngoài để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi xác định số thuế thu nhập cả năm sẽ được trừ số thuế thu nhập mà cơ sở kinh doanh đã nộp ở nước ngoài nhưng số thuế được trừ không vượt quá số thuế thu nhập tính theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp cho khoản thu nhập nhận được đó.
n) Các khoản thu nhập liên quan đến việc tiêu thụ hàng hóa, cung cấp dịch vụ không tính trong doanh thu, sau khi đã trừ các khoản chi phí theo quy định của Bộ Tài chính để tạo ra khoản thu nhập đó;
o) Các khoản thu nhập khác chưa được quy định chi tiết tại Điều này.
3. Trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định phương pháp xác định thu nhập chịu thuế đối với cơ sở thường trú khác với quy định tại khoản 1, khoản 2 của Điều này thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó.
Điều 9. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với cơ sở kinh doanh như sau:
1. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với cơ sở kinh doanh là 28%.
Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế suất cụ thể phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của từng cơ sở kinh doanh tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ VÀ THUẾ THU NHẬP TỪ CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, CHUYỂN QUYỀN THUÊ ĐẤT
1. Các trường hợp chuyển quyền sử dụng đất:
a) Chuyển quyền sử dụng đất chưa có kết cấu hạ tầng, công trình kiến trúc trên đất;
b) Chuyển quyền sử dụng đất cùng với kết cấu hạ tầng trên đất;
c) Chuyển quyền sử dụng đất cùng với công trình kiến trúc trên đất;
d) Chuyển quyền sử dụng đất cùng với kết cấu hạ tầng, công trình kiến trúc trên đất.
2. Các trường hợp chuyển quyền thuê đất.
a) Chuyển quyền thuê đất chưa có kết cấu hạ tầng, công trình kiến trúc trên đất;
b) Chuyển quyền thuê đất cùng với kết cấu hạ tầng trên đất;
c) Chuyển quyền thuê đất cùng với công trình kiến trúc trên đất;
d) Chuyển quyền thuê đất cùng với kết cấu hạ tầng, công trình kiến trúc trên đất.
1. Nhà nước giao đất, cho thuê đất đối với cơ sở kinh doanh.
2. Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trả lại đất cho Nhà nước hoặc do Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất do chia, tách, sáp nhập, phá sản.
6. Chủ doanh nghiệp tư nhân chuyển quyền sử dụng đất trong trường hợp thừa kế, ly hôn theo quy định của pháp luật; chuyển quyền sử dụng đất giữa vợ với chồng; cha mẹ với con cái; ông bà với cháu nội, cháu ngoại; anh, chị em ruột với nhau.
7. Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hiến quyền sử dụng đất, quyền thuê đất cho nhà nước hoặc cho các tổ chức để xây dựng các công trình văn hoá, y tế, thể dục, thể thao; chuyển quyền sử dụng đất làm từ thiện cho đối tượng được hưởng chính sách xã hội.
Giá thực tế chuyển nhượng được xác định như sau:
- Theo giá ghi trên hoá đơn hoặc theo số tiền thực tế bên chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất nhận được do bên nhận quyền sử dụng đất, nhận quyền thuê đất trả.
Trường hợp giá thực tế chuyển nhượng thấp hơn giá do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thì doanh thu dùng để tính thu nhập chịu thuế chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất được căn cứ vào giá do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.
- Theo giá trúng đấu giá trong trường hợp đấu giá chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.
Một số trường hợp xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế như sau:
a) Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong trường hợp chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất cùng với kết cấu hạ tầng trên đất được xác định bao gồm cả phần doanh thu chuyển quyền sở hữu kết cấu hạ tầng và doanh thu cho thuê kết cấu hạ tầng trên đất;
b) Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất cùng với công trình kiến trúc trên đất thì phải tách riêng phần doanh thu nhượng bán công trình kiến trúc trên đất. Nếu không tách riêng được thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định bao gồm cả doanh thu nhượng bán công trình kiến trúc trên đất.
2. Chi phí chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất:
a) Chi phí để có quyền sử dụng đất, quyền thuê đất bao gồm:
- Giá vốn của đất chuyển quyền được xác định như sau:
+ Đối với đất Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, thu tiền cho thuê đất thì căn cứ vào chứng từ thu tiền sử dụng đất, thu tiền cho thuê đất của Nhà nước.
+ Đối với đất nhận quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân khác thì căn cứ vào hợp đồng và chứng từ hợp pháp trả tiền khi nhận quyền sử dụng đất, quyền thuê đất.
+ Trường hợp tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đổi công trình lấy đất của Nhà nước thì giá vốn được xác định theo giá trị công trình đã đổi.
+ Giá trúng đấu giá trong trường hợp đấu giá chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.
+ Trường hợp các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê đất mà đất đó có nguồn gốc do góp vốn liên doanh thì giá vốn được xác định theo biên bản góp vốn của Hội đồng quản trị.
+ Đối với đất của tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có nguồn gốc do thừa kế theo pháp luật dân sự; do cho, biếu, tặng mà không xác định được giá vốn thì xác định theo giá các loại đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định căn cứ vào Bảng khung giá các loại đất do Chính phủ quy định tại thời điểm thừa kế, cho, biếu, tặng.
Trường hợp đất của tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ được thừa kế, cho, biếu, tặng trước năm 1994 thì giá vốn được xác định theo giá các loại đất do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định năm 1994 căn cứ vào Bảng khung giá các loại đất quy định tại Nghị định số 87/CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ.
- Chi phí đền bù thiệt hại về đất chưa được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất;
- Chi phí đền bù thiệt hại về hoa màu;
- Chi phí hỗ trợ di dời đến nơi ở mới;
- Chi phí hỗ trợ di dời mồ mả;
- Chi phí hỗ trợ giải phóng mặt bằng khác.
- Các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật liên quan đến cấp quyền sử dụng đất.
b) Chi phí cải tạo đất, san lấp mặt bằng;
c) Chi phí đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, công trình kiến trúc có trên đất;
d) Các khoản chi phí quy định tại Điều 5 của Nghị định này. Trường hợp, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau thì các khoản chi phí này được phân bổ theo tỷ trọng doanh thu từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất trên tổng doanh thu của các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ;
đ) Nếu doanh thu để tính thu nhập chịu thuế bao gồm cả công trình kiến trúc trên đất thì chi phí được xác định bao gồm cả giá trị công trình kiến trúc trên đất.
Điều 14. Thuế suất thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.
1. Thuế suất đối với thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất là 28%.
2. Sau khi tính thuế thu nhập theo mức thuế suất quy định tại khoản 1 Điều này, thu nhập còn lại phải nộp thuế thu nhập bổ sung theo biểu thuế luỹ tiến từng phần dưới đây:
BIỂU THUẾ LUỸ TIẾN TỪNG PHẦN
Bậc |
Tỷ suất thu nhập còn lại trên chi phí |
Thuế suất |
1 |
Đến 15% |
0% |
2 |
Trên 15% đến 30% |
10% |
3 |
Trên 30% đến 45% |
15% |
4 |
Trên 45% đến 60% |
20% |
5 |
Trên 60% |
25% |
Căn cứ vào hồ sơ, tài liệu về chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất do cơ quan quản lý đất đai chuyển đến, cơ quan Thuế yêu cầu tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải kê khai doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế, số thuế phải nộp theo mẫu quy định của Bộ Tài chính và nộp tờ khai cho cơ quan Thuế trực tiếp quản lý chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan Thuế. Cơ quan Thuế kiểm tra xác định tính chính xác của tờ khai thuế căn cứ vào hoá đơn, chứng từ phản ánh trên sổ sách kế toán của cơ sở kinh doanh và ra thông báo số thuế, thời gian nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất. Thời gian nộp thuế ghi trong thông báo thuế chậm nhất là sau 15 ngày, kể từ ngày ra thông báo thuế. Chỉ khi có biên lai hoặc chứng từ nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất đối với phần diện tích đất chuyển quyền sử dụng, chuyển quyền thuê, bên nhận quyền sử dụng đất, nhận quyền thuê đất mới được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền thuê đất theo quy định của pháp luật.
ĐĂNG KÝ, KÊ KHAI, NỘP THUẾ, QUYẾT TOÁN THUẾ
Điều 20. Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm đăng ký thuế thu nhập doanh nghiệp cùng với việc đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng. Thủ tục đăng ký thuế thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.
Điều 21. Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm kê khai doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế, số thuế phải nộp cả năm, có chia ra từng quý theo mẫu tờ khai của cơ quan thuế và nộp cho cơ quan Thuế trực tiếp quản lý chậm nhất là ngày 25 của tháng 1 hàng năm hoặc ngày 25 của tháng kế tiếp tháng kết thúc năm tài chính đối với cơ sở kinh doanh có năm tài chính khác năm dương lịch. Bộ Tài chính quy định mẫu tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trường hợp cơ quan Thuế kiểm tra, thanh tra phát hiện việc kê khai thuế của cơ sở kinh doanh chưa phù hợp với thực tế sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì cơ quan Thuế căn cứ vào tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu năm trước liền kề của cơ sở kinh doanh hoặc căn cứ vào thu nhập chịu thuế của cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, có quy mô kinh doanh tương đương để ấn định số thuế tạm nộp cả năm, từng quý và thông báo cho cơ sở kinh doanh thực hiện.
Điều 22. Cơ sở kinh doanh phải báo cáo cơ quan Thuế trực tiếp quản lý để điều chỉnh số tạm nộp cả năm và từng quý, nếu tình hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sự thay đổi. Cơ quan Thuế khi nhận được đề nghị điều chỉnh số thuế tạm nộp hàng quý và cả năm của cơ sở kinh doanh phải xem xét và phải thông báo cho cơ sở kinh doanh biết số thuế tạm nộp đã điều chỉnh hoặc lý do không chấp nhận đề nghị của cơ sở kinh doanh.
Điều 23. Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định doanh thu và tỷ lệ thu nhập chịu thuế áp dụng trên doanh thu để xác định số thuế phải nộp đối với cơ sở kinh doanh chưa thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh và địa điểm kinh doanh.
Điều 24. Việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định như sau:
1. Cơ sở kinh doanh tạm nộp số thuế theo bản tự kê khai hoặc theo số thuế cơ quan Thuế ấn định từng quý, đầy đủ, đúng hạn vào ngân sách nhà nước. Thời hạn nộp thuế chậm nhất không quá ngày cuối quý.
2. Cơ sở kinh doanh chưa thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thuế hàng tháng theo thông báo của cơ quan Thuế. Thời hạn nộp thuế của tháng được ghi trong thông báo chậm nhất không quá ngày 25 của tháng tiếp theo.
3. Cơ sở kinh doanh buôn chuyến phải kê khai và nộp thuế theo từng chuyến hàng với cơ quan Thuế nơi mua hàng trước khi vận chuyển hàng đi.
4. Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh ở Việt Nam thì tổ chức, cá nhân ở Việt Nam chi trả thu nhập có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế theo tỷ lệ do Bộ Tài chính quy định tính trên tổng số tiền chi trả cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Điều 25. Thuế thu nhập doanh nghiệp được tính và nộp bằng đồng Việt Nam.
Điều 26. Cơ sở kinh doanh phải quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm với cơ quan Thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định.
Năm quyết toán thuế được tính theo năm dương lịch. Trường hợp cơ sở kinh doanh được phép áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì được quyết toán theo năm tài chính đó.
Quyết toán thuế phải thể hiện đúng, đầy đủ các khoản: Doanh thu; Chi phí hợp lý; Thu nhập chịu thuế; Số thuế thu nhập phải nộp; Số thuế thu nhập được miễn, giảm; Số thuế thu nhập đã tạm nộp trong năm; Số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài cho các khoản thu nhập nhận được từ nước ngoài; Số thuế thu nhập nộp thiếu hoặc nộp thừa.
Điều 27. Cơ sở kinh doanh phải nộp báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan Thuế trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. Nếu số thuế tạm nộp trong năm thấp hơn số thuế phải nộp theo báo cáo quyết toán thuế thì cơ sở kinh doanh phải nộp đầy đủ số thuế còn thiếu trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán; nếu số thuế tạm nộp trong năm lớn hơn số thuế phải nộp theo báo cáo quyết toán thuế thì cơ sở kinh doanh được trừ số thuế nộp thừa vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo.
Điều 28. Trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan Thuế và gửi báo cáo quyết toán trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày có quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản.
Điều 29. Sau khi nhận được báo cáo quyết toán thuế của cơ sở kinh doanh, cơ quan Thuế phải xem xét, phân loại để tổ chức thanh tra, kiểm tra.
Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp phân loại báo cáo quyết toán thuế và quy trình thanh tra, kiểm tra quy định tại Điều này.
Điều 30. Trong quá trình kiểm tra, thanh tra việc kê khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế của cơ sở kinh doanh, nếu phát hiện giá mua, giá bán, chi phí kinh doanh, thu nhập chịu thuế và các yếu tố khác do cơ sở kinh doanh xác định không hợp lý, cơ quan Thuế có quyền xác định lại giá mua, giá bán theo giá thị trường trong và ngoài nước, chi phí, thu nhập chịu thuế và các yếu tố khác để bảo đảm thu đúng, thu đủ thuế thu nhập doanh nghiệp.
Bộ Tài chính hướng dẫn cách xác định giá mua, giá bán hàng hoá, dịch vụ theo giá thị trường quy định tại Điều này.
Điều 31. Cơ quan Thuế có những nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm sau đây:
1. Hướng dẫn cơ sở kinh doanh thực hiện kê khai, nộp thuế theo đúng quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Thông báo cho cơ sở kinh doanh chưa thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ về số thuế phải nộp và thời hạn nộp thuế hàng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 24 và trường hợp ấn định thuế quy định tại Điều 30, Điều 32 của Nghị định này.
3. Thông báo cho cơ sở kinh doanh về việc chậm nộp tờ khai, chậm nộp thuế và quyết định xử phạt vi phạm về thuế; nếu cơ sở kinh doanh vẫn không nộp đủ số thuế, số tiền phạt theo thông báo thì có quyền áp dụng hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý quy định tại khoản 4 Điều 23 của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp để bảo đảm thu đủ số tiền thuế, số tiền phạt; nếu đã thực hiện các biện pháp xử lý trên mà cơ sở kinh doanh vẫn không nộp đủ số tiền thuế, số tiền phạt thì chuyển hồ sơ sang cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Kiểm tra, thanh tra việc kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế của cơ sở kinh doanh.
5. Xử lý vi phạm hành chính về thuế và giải quyết khiếu nại về thuế.
6. Yêu cầu cơ sở kinh doanh cung cấp sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và hồ sơ tài liệu khác có liên quan tới việc tính thuế, nộp thuế; yêu cầu các tổ chức tín dụng, ngân hàng và tổ chức, cá nhân khác cung cấp tài liệu có liên quan đến việc tính thuế, nộp thuế.
7. Lưu giữ và sử dụng số liệu, tài liệu mà cơ sở kinh doanh và đối tượng khác cung cấp theo chế độ quy định.
1. Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ.
2. Không kê khai hoặc kê khai không đúng các căn cứ để tính thuế hoặc không chứng minh được các căn cứ đã ghi trong tờ khai theo yêu cầu của cơ quan thuế.
3. Từ chối việc xuất trình sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan đến việc tính thuế.
4. Kinh doanh không có đăng ký kinh doanh mà bị phát hiện.
Cơ quan Thuế căn cứ vào tài liệu điều tra về tình hình hoạt động kinh doanh của cơ sở kinh doanh hoặc căn cứ vào thu nhập chịu thuế của cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, có quy mô kinh doanh tương đương để ấn định thu nhập chịu thuế.
Trong trường hợp cơ sở kinh doanh không đồng ý với mức ấn định thu nhập chịu thuế thì có quyền khiếu nại đến cơ quan Thuế cấp trên trực tiếp hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật; trong khi chờ giải quyết cơ sở kinh doanh vẫn phải nộp đủ thuế theo mức thuế đã ấn định.
MIỄN THUẾ, GIẢM THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Điều 33. Điều kiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
Dự án đầu tư đáp ứng một trong các điều kiện sau đây được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp:
1. Đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực quy định tại Danh mục A phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
a) ở đô thị loại 1 và loại 2: 100 người;
c) ở địa bàn khác: 50 người.
Điều 34. Địa bàn khuyến khích đầu tư được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
1. Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn quy định tại Danh mục B Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Danh mục C phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Các mức thuế suất ưu đãi được quy định cụ thể như sau:
a) Thuế suất 20% đối với hợp tác xã được thành lập tại địa bàn không thuộc Danh mục B và Danh mục C Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thuộc ngành nghề, lĩnh vực quy định tại Danh mục A Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
2. Thời hạn áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi được quy định như sau:
Sau thời hạn áp dụng mức thuế suất ưu đãi quy định tại Điều này, hợp tác xã và cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất là 28%.
1. Được miễn thuế 02 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 02 năm tiếp theo đối với cơ sở sản xuất mới thành lập từ dự án đầu tư và cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm ra khỏi đô thị theo quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
3. Được miễn thuế 02 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 05 năm tiếp theo đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thuộc ngành nghề, lĩnh vực quy định tại Danh mục A Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và đáp ứng điều kiện về sử dụng lao động quy định tại Điều 33 của Nghị định này.
4. Được miễn thuế 02 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 06 năm tiếp theo đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư tại địa bàn quy định tại Danh mục B và cơ sở kinh doanh di chuyển đến địa bàn quy định tại Danh mục B Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
6. Được miễn thuế 03 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 07 năm tiếp theo đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thuộc ngành nghề, lĩnh vực quy định tại Danh mục A và thực hiện tại địa bàn quy định tại Danh mục B Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
7. Được miễn thuế 03 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 08 năm tiếp theo đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thuộc ngành nghề, lĩnh vực quy định tại Danh mục A và thực hiện tại địa bàn quy định tại Danh mục B Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, đồng thời đáp ứng điều kiện về sử dụng lao động quy định tại Điều 33 của Nghị định này.
8.Được miễn thuế 03 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 09 năm tiếp theo đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thuộc ngành nghề, lĩnh vực quy định tại Danh mục A và thực hiện tại địa bàn quy định tại Danh mục B Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, đồng thời đáp ứng điều kiện về sử dụng lao động quy định tại Điều 33 của Nghị định này và số lao động là người dân tộc thiểu số chiếm trên 30% trên tổng số lao động bình quân sử dụng trong năm của cơ sở kinh doanh.
9. Được miễn 04 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 07 năm tiếp theo đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thuộc ngành nghề, lĩnh vực quy định tại Danh mục A và thực hiện tại địa bàn quy định tại Danh mục C Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
10. Được miễn thuế 04 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 08 năm tiếp theo đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thuộc ngành nghề, lĩnh vực quy định tại Danh mục A và thực hiện tại địa bàn quy định tại Danh mục C Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, đồng thời đáp ứng điều kiện về sử dụng lao động quy định tại Điều 33 của Nghị định này;
11. Được miễn thuế 04 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 09 năm tiếp theo đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thuộc ngành nghề, lĩnh vực quy định tại Danh mục A và thực hiện tại địa bàn quy định tại Danh mục C Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, đồng thời đáp ứng điều kiện về sử dụng lao động quy định tại Điều 33 của Nghị định này và số lao động là người dân tộc thiểu số chiếm trên 30% trên tổng số lao động bình quân sử dụng trong năm của cơ sở kinh doanh.
Điều 37. Đối với các khu kinh tế, các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư do Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế suất ưu đãi và thời gian miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 04 năm miễn thuế, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 09 năm tiếp theo.
1. Được miễn 01 năm và giảm 50% số thuế phải nộp cho 02 năm tiếp theo đối với dự án đầu tư lắp đặt dây chuyền sản xuất mới không thuộc ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư quy định tại các Phụ lục A, B và C ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Được miễn 03 năm và giảm 50% số thuế phải nộp cho 05 năm tiếp theo đối với dự án đầu tư thuộc ngành nghề, lĩnh vực quy định tại Danh mục A Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và thực hiện tại địa bàn quy định tại Danh mục B Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Được miễn 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp cho 07 năm tiếp theo đối với dự án đầu tư thuộc ngành nghề, lĩnh vực quy định tại Danh mục A phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và thực hiện tại địa bàn quy định tại Danh mục C Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Được giảm 50% số thuế phải nộp cho phần thu nhập có được trong các trường hợp:
a) Xuất khẩu của năm đầu tiên được thực hiện bằng cách xuất khẩu trực tiếp;
b) Xuất khẩu mặt hàng mới có tính năng kinh tế - kỹ thuật, tính năng sử dụng khác với mặt hàng trước đây doanh nghiệp đã xuất khẩu;
c) Xuất khẩu ra thị trường một quốc gia mới, hoặc lãnh thổ mới khác với thị trường trước đây.
2. Được giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp cho phần thu nhập tăng thêm do xuất khẩu trong năm tài chính đối với nhà đầu tư có doanh thu xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước.
a) Có doanh thu xuất khẩu đạt tỷ trọng trên 50% tổng doanh thu; Việc xét giảm thuế được thực hiện cho từng năm;
b) Duy trì thị trường xuất khẩu ổn định về số lượng hoặc giá trị hàng hoá xuất khẩu trong ba năm liên tục trước đó.
4. Được giảm thêm 25% số thuế phải nộp cho phần thu nhập có được do xuất khẩu trong năm tài chính đối với nhà đầu tư nói tại khoản 1, 2 hoặc 3 Điều này thực hiện dự án đầu tư ở địa bàn quy định tại Danh mục B Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Được miễn toàn bộ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho phần thu nhập có được do xuất khẩu trong năm tài chính đối với nhà đầu tư nói tại khoản 1, 2 hoặc 3 Điều này thực hiện dự án đầu tư ở địa bàn quy định tại Danh mục C Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Phần thu nhập từ việc thực hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ.
3. Phần thu nhập từ doanh thu bán sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam, nhưng tối đa không quá 1 năm kể từ ngày bắt đầu áp dụng công nghệ mới này để sản xuất sản phẩm.
4. Phần thu nhập từ việc thực hiện các hợp đồng dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp.
5. Phần thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số.
Điều 41. Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho hợp tác xã có mức thu nhập bình quân tháng trong năm của mỗi lao động dưới mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với công chức Nhà nước.
Điều 42. Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho hộ cá thể sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập bình quân tháng trong năm của mỗi lao động dưới mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với công chức Nhà nước.
Điều 43. Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà đầu tư góp vốn dưới các hình thức: Bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật.
Điều 46. Cơ sở kinh doanh sau khi quyết toán thuế với cơ quan thuế mà bị lỗ thì được chuyển lỗ và trừ vào thu nhập chịu thuế của những năm sau. Thời gian chuyển lỗ không quá 5 năm.
Thời điểm bắt đầu tính thời gian miễn thuế, giảm thuế theo quy định tại Nghị định này là năm tài chính đầu tiên cơ sở kinh doanh có thu nhập chịu thuế chưa trừ số lỗ được chuyển theo quy định tại Điều 46 của Nghị định này. Trường hợp năm tài chính đầu tiên được miễn thuế, giảm thuế có thời gian hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ dưới sáu tháng, cơ sở kinh doanh có quyền được hưởng miễn thuế, giảm thuế ngay năm đó hoặc đăng ký với cơ quan thuế thời gian bắt đầu được miễn thuế, giảm thuế từ năm tài chính tiếp theo. Thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính liên tục kể từ năm tài chính đầu tiên cơ sở kinh doanh có thu nhập chịu thuế chưa trừ số lỗ được chuyển.
Trong cùng một thời gian, nếu có một khoản thu nhập được miễn thuế, giảm thuế theo nhiều trường hợp khác nhau thì cơ sở kinh doanh tự lựa chọn một trong những trường hợp miễn thuế, giảm thuế có lợi nhất và thông báo cho cơ quan Thuế biết.
Điều 48. Cơ quan Thuế, cán bộ thuế hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; cơ sở kinh doanh và tổ chức, cá nhân khác có thành tích trong việc thực hiện Luật thuế thu nhập doanh nghiệp được khen thưởng theo chế độ khen thưởng chung của Nhà nước.
Điều 49. Cơ sở kinh doanh, cán bộ thuế và cá nhân khác vi phạm Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp thì tùy theo hành vi, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo Điều 23, Điều 25 của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
Điều 50. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và áp dụng cho kỳ tính thuế từ năm 2004.
Các Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 1998, số 26/2001/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2004.
1. Bãi bỏ quy định về hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp cho số thu nhập tái đầu tư, thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài và các quy định ưu đãi về thuế suất, về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 và Nghị định số 27/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Bãi bỏ các quy định ưu đãi về thuế suất, về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp tại các Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999, số 35/2002/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và các quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ.
Bãi bỏ các quy định về thuế chuyển quyền sử dụng đất đối với cơ sở kinh doanh tại Nghị định số 19/2000/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất.
Điều 51. Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
DANH
MỤC A
NGÀNH NGHỀ, LĨNH VỰC ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI
ĐẦU TƯ
Các dự án đầu tư vào các ngành, nghề, lĩnh vực sau đây được hưởng ưu đãi:
I. Trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng; trồng cây lâu năm trên đất hoang hoá, đồi, núi trọc; khai hoang; làm muối; nuôi trồng thủy sản ở vùng nước chưa được khai thác:
1. Trồng, chăm sóc rừng.
2. Trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả trên đất hoang hoá, đồi, núi trọc.
3. Khai hoang phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
4. Sản xuất, khai thác, tinh chế muối.
5. Nuôi, trồng các loại thủy sản ở vùng nước chưa được khai thác.
II. Xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển vận tải công cộng; phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá dân tộc:
1. Đầu tư xây dựng mới, hiện đại hoá nhà máy điện, phân phối điện, truyền tải điện. Xây dựng cơ sở sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, khí sinh vật.
3. Đầu tư xây dựng mới, hiện đại hoá: cầu, đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, sân bay, bến cảng, nhà ga, bến xe, nơi đỗ xe;
4. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư tập trung ở địa bàn thuộc Danh mục B hoặc C ban hành kèm theo Nghị định này.
6. Đầu tư cung cấp dịch vụ kết nối Intemet, cung cấp dịch vụ truy nhập Intemet, cung cấp dịch vụ ứng dụng Intemet tại địa bàn thuộc Danh mục B, C ban hành kèm theo Nghị định này; dịch vụ bưu phẩm, dịch vụ bưu kiện.
8. Thành lập cơ sở dạy nghề, nâng cao tay nghề cho công nhân.
9. Đầu tư xây dựng bảo tàng, thư viện, nhà văn hoá, đoàn ca, múa, nhạc dân tộc; sản xuất, chế tạo, sửa chữa nhạc cụ dân tộc; duy tu bảo tồn, bảo tàng, thư viện, nhà văn hoá.
III. Sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu:
Dự án sản xuất, kinh doanh hàng hoá có mức xuất khẩu đạt giá trị trên 50% tổng giá trị hàng hoá sản xuất, kinh doanh của dự án trong năm tài chính.
IV. Đánh bắt hải sản ở vùng biển xa bờ; chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản; dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp:
1. Đánh bắt hải sản ở vùng biển xa bờ.
4. Chế biến, bảo quản thủy sản từ nguồn nguyên liệu trong nước.
2. Đầu tư sản xuất máy tính, sản phẩm phần mềm.
3. Cung cấp các dịch vụ: Nghiên cứu công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin.
4. Đầu tư sản xuất chất bán dẫn và các linh kiện điện tử; sản xuất thiết bị viễn thông, Intenet; ứng cụng công nghệ mới để sản xuất thiết bị thông tin, viễn thông.
6. ứng dụng công nghệ sử dụng hoặc sản xuất ra máy móc, thiết bị sử dụng nguồn năng lượng sinh học, năng lượng từ gió, mặt trời, địa nhiệt, thủy triều.
1. Trồng mía, trồng bông, trồng chè phục vụ công nghiệp chế biến; trồng cây dược liệu; sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.
2. Sản xuất đồ chơi cho trẻ em; dệt vải, hoàn thiện các sản phẩm dệt; sản xuất tơ, sợi các loại; thuộc, sơ chế da.
3. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản theo chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có quy mô trang trại trở lên.
4. Sản xuất hoá chất cơ bản, hoá chất tinh khiết, hoá chất chuyên dụng, thuốc nhuộm.
9. Đầu tư xây dựng chợ loại 1, khu triển lãm; xúc tiến thương mại; hoạt động kinh doanh chứng khoán; hoạt động huy động vốn và cho vay vốn của Quỹ tín dụng nhân dân.
10. Dịch vụ hàng hải, hàng không, đường sắt, đường bộ và đường thủy nội địa.
11. Đầu tư xây dựng khu du lịch quốc gia, khu du lịch sinh thái; vườn quốc gia; đầu tư xây dựng khu công viên văn hoá, bao gồm có đủ các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí.
13. Đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO) và hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT).
ĐỊA BÀN CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI KHÓ KHĂN ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ
I. Các huyện thuộc tỉnh vùng núi cao:
1. Tỉnh Bắc Kạn
- Thị xã Bắc Kạn.
2. Tỉnh Cao Bằng
- Thị xã Cao Bằng.
3. Tỉnh Hà Giang
- Huyện Bắc Quang
- Thị xã Hà Giang.
4. Tỉnh Lai Châu
- Thị xã Điện Biên Phủ
- Huyện Điện Biên
- Thị xã Lai Châu.
5. Tỉnh Lào Cai
- Huyện Bảo Thắng
- Thị xã Cam Đường
- Thị xã Lào Cai.
6. Tỉnh Sơn La
- Huyện Mai Sơn
- Thị xã Sơn La
- Huyện Yên Châu.
II. Các huyện thuộc tỉnh miền núi, vùng đồng bằng:
7. Tỉnh Bắc Giang
- Huyện Lục Ngạn
- Huyện Lục Nam
- Huyện Yên Thế.
8. Tỉnh Hoà Bình
- Huyện Kim Bôi
- Huyện Kỳ Sơn
- Huyện Lạc Sơn
- Huyện Lương Sơn
- Huyện Lạc Thủy
- Huyện Tân Lạc
- Huyện Yên Thủy
- Huyện Cao Phong.
9. Tỉnh Lạng Sơn
- Huyện Bắc Sơn
- Huyện Cao Lộc
- Huyện Chi Lăng
- Huyện Hữu Lũng
- Huyện Lộc Bình
- Huyện Tràng Định
- Huyện Văn Lãng
- Huyện Văn Quan.
10. Tỉnh Phú Thọ
- Huyện Đoan Hùng
- Huyện Hạ Hoà
- Huyện Sông Thao
- Huyện Thanh Ba
- Huyện Tam Thanh
- Huyện Phù Ninh.
11. Tỉnh Quảng Ninh
- Huyện Hoành Bồ
- Thị xã Móng Cái
- Huyện Tiên Yên
- Huyện Vân Đồn
- Huyện Hải Hà
- Huyện Đầm Hà.
12. Tỉnh Tuyên Quang
- Huyện Hàm Yên
- Huyện Sơn Dương
- Huyện Yên Sơn
- Thị xã Tuyên Quang.
13. Tỉnh Thái Nguyên
- Huyện Đồng Hỷ
- Huyện Đại Từ
- Huyện Định Hoá
- Huyện Phú Lương.
14. Tỉnh Yên Bái
- Huyện Trấn Yên
- Huyện Văn Yên
- Huyện Văn Chấn
- Huyện Yên Bình
- Thị xã Nghĩa Lộ.
15. Tỉnh Bình Phước
- Huyện Đồng Phú
- Huyện Phước Long
- Huyện Bình Long
- Huyện Chơn Thành.
16. Tỉnh Đắk Lắk
- Huyện Cư Jút
- Huyện Cư M'gar
- Huyện Đắk RLấp
- Huyện Đắk Mil
- Huyện Ea H'Leo
- Huyện Ea Kar
- Huyện Krông Pắc
- Huyện Krông Buk
- Huyện Krông A Na
- Huyện Krông Năng.
17. Tỉnh Gia Lai
- Huyện An Khê
- Huyện Ayun Pa
- Huyện Chư Sê.
18. Tỉnh Kon Tum
- Thị xã Kon Tum.
19. Tỉnh Lâm Đồng
- Huyện Bảo Lâm
- Huyện Cát Tiên
- Huyện Di Linh
- Huyện Đạ Tẻh
- Huyện Đơn Dương
- Huyện Đức Trọng
- Huyện Đạ Huoai
- Huyện Lâm Hà.
20. Tỉnh Bình Thuận
- Huyện Bắc Bình
- Huyện Đức Linh
- Huyện Hàm Thuận Bắc
- Huyện Tánh Linh
- Huyện Hàm Thuận Nam.
21. Tỉnh Bình Định
- Huyện Hoài Ân
- Huyện Phù Mỹ
- Huyện Phù Cát
- Huyện Tây Sơn.
22. Tỉnh Hải Dương
- Huyện Chí Linh
- Huyện Kinh Môn.
23. Tỉnh Hà Tĩnh
- Huyện Hương Khê
- Huyện Hương Sơn
- Huyện Kỳ Anh
- Huyện Nghi Xuân
- Huyện Vũ Quang.
24. Tỉnh Ninh Bình
- Thị xã Tam Điệp
- Huyện Nho Quan
- Huyện Yên Mô.
25. Tỉnh Nghệ An
- Huyện Anh Sơn
- Huyện Nghĩa Đàn
- Huyện Tân Kỳ
- Huyện Thanh Chương.
26. Tỉnh Ninh Thuận
- Huyện Ninh Hải
- Huyện Ninh Phước.
27. Tỉnh Phú Yên
- Huyện Sông Cầu
- Huyện Tuy Hoà
- Huyện Tuy An.
28. Tỉnh Quảng Trị
- Huyện Đắk Rông
- Huyện Vĩnh Linh
- Huyện Gio Linh
- Huyện Cam Lộ
- Huyện Triệu Phong
- Huyện Hải Lăng.
29. Tỉnh Quảng Nam
- Huyện Đại Lộc
- Huyện Quế Sơn.
30. Tỉnh Quảng Ngãi
- Huyện Nghĩa Hành
- Huyện Sơn Tịnh.
31. Tỉnh Thanh Hoá
- Huyện Thạch Thành.
32. Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Huyện Nam Đông
- Huyện Quảng Điền
- Huyện Phong Điền
- Huyện Hương Trà
- Huyện Phú Lộc
- Huyện Phú Vang.
33. Tỉnh An Giang
- Huyện An Phú
- Huyện Tri Tôn
- Huyện Tịnh Biên
- Huyện Thoại Sơn.
34. Tỉnh Bạc Liêu
- Thị xã Bạc Liêu
- Huyện Vĩnh Lợi.
35. Tỉnh Cà Mau
- Huyện Thới Bình
- Huyện Trần Văn Thời
- Huyện Cái Nước
- Huyện Đầm Dơi
- Huyện Ngọc Hiển.
- Huyện Định Quán
- Huyện Tân Phú
- Huyện Xuân Lộc
- Huyện Long Khánh.
37. Tỉnh Kiên Giang
- Huyện Châu Thành
- Huyện Hòn Đất
- Huyện Giồng Riềng
- Huyện An Minh
- Huyện Tân Hiệp
- Thị xã Hà Tiên
- Huyện Kiên Lương.
- Huyện Vạn Ninh
- Huyện Cam Ranh
- Huyện Diên Khánh.
39. Tỉnh Sóc Trăng
- Huyện Long Phú
- Huyện Mỹ Xuyên
- Thị xã Sóc Trăng
- Huyện Cù Lao Dung.
40. Tỉnh Trà Vinh
- Huyện Cầu Ngang
- Huyện Cầu Kè
- Huyện Tiểu Cần.
41. Tỉnh Vĩnh Phúc
- Huyện Lập Thạch
- Huyện Tam Dương
- Huyện Bình Xuyên.
42. Tỉnh Cần Thơ
- Huyện Long Mỹ
- Huyện Vị Thủy
- Huyện Ô Môn.
43. Tỉnh Tây Ninh
- Huyện Tân Biên
- Huyện Tân Châu
- Huyện Châu Thành
- Huyện Bến Cầu.
44. Tỉnh Thái Bình
- Huyện Thái Thụy.
45. Tỉnh Long An
- Huyện Đức Huệ
- Huyện Tân Hưng
- Huyện Vĩnh Hưng
- Huyện Mộc Hoá
- Huyện Tân Thạnh
- Huyện Đức Hoà.
46. Tỉnh Đồng Tháp
- Huyện Hồng Ngự
- Huyện Tân Hồng
- Huyện Tam Nông
- Huyện Tháp Mười.
47. Tỉnh Tiền Giang
- Huyện Tân Phước.
48. Tỉnh Quảng Bình
- Huyện Quảng Ninh
- Huyện Lệ Thủy
- Huyện Bố Trạch
- Huyện Quảng Trạch.
49. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Huyện Châu Đức
- Huyện Xuyên Mộc.
50. Tỉnh Vĩnh Long
- Huyện Trà Ôn
- Huyện Tam Bình
- Huyện Bình Minh.
51. Thành phố Hà Nội
- Huyện Sóc Sơn.
- Huyện Cần Giờ
- Huyện Nhà Bè.
53. Tỉnh Bến Tre
- Huyện Thạnh Phú
- Huyện Ba Tri
- Huyện Bình Đại.
54. Tỉnh Bắc Ninh
- Huyện Gia Bình
- Huyện Quế Võ.
55. Tỉnh Hà Tây
- Huyện Ba Vì.
56. Thành phố Đà Nẵng
- Huyện Hoà Vang.
57. Tỉnh Hà Nam
- Huyện Thanh Liêm.
58. Tỉnh Hưng Yên
- Huyện Ân Thi
- Huyện Phủ Cừ
- Huyện Tiên Lữ.
59. Tỉnh Bình Dương
- Huyện Phú Giáo.
ĐIẠ BÀN CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ
I - Các huyện thuộc tỉnh vùng núi cao, hải đảo:
1. Tỉnh Bắc Kạn
- Huyện Ba Bể
- Huyện Bạch Thông
- Huyện Chợ Mới
- Huyện Chợ Đồn
- Huyện Ngân Sơn
- Huyện Na Rì
- Huyện Pác Nặm.
2. Tỉnh Cao Bằng
- Huyện Bảo Lạc
- Huyện Hạ Lang
- Huyện Hà Quảng
- Huyện Hoà An
- Huyện Nguyên Bình
- Huyện Quảng Uyên
- Huyện Thông Nông
- Huyện Trà Lĩnh
- Huyện Thạch An
- Huyện Trùng Khánh
- Huyện Phục Hoà.
3. Tỉnh Hà Giang
- Huyện Bắc Mê
- Huyện Đồng Văn
- Huyện Hoàng Su Phì
- Huyện Mèo Vạc
- Huyện Quản Bạ
- Huyện Vị Xuyên
- Huyện Xín Mần
- Huyện Yên Minh.
4. Tỉnh Lai Châu
- Huyện Mường Lay
- Huyện Mường Tè
- Huyện Phong Thổ
- Huyện Tủa Chùa
- Huyện Tuần Giáo
- Huyện Sìn Hồ
- Huyện Điện Biên Đông
- Huyện Mường Nhé
- Huyện Tam Đường.
5. Tỉnh Lào Cai
- Huyện Bắc Hà
- Huyện Bát Sát
- Huyện Mường Khương
- Huyện Than Uyên
- Huyện Văn Bàn
- Huyện Sa Pa
- Huyện Bảo Yên.
6. Tỉnh Sơn La
- Huyện Bắc Yên
- Huyện Mộc Châu
- Huyện Mường La
- Huyện Quỳnh Nhai
- Huyện Thuận Châu
- Huyện Sông Mã
- Huyện Phù Yên.
7. Tỉnh Bình Thuận
- Huyện Phú Quý.
8. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Huyện Côn Đảo.
9. Thành phố Đà Nẵng
- Huyện Đảo Hoàng Sa.
10. Thành phố Hải Phòng
- Huyện Bạch Long Vĩ
- Huyện Cát Hải.
11. Tỉnh Khánh Hoà
- Huyện Trường Sa.
12. Tỉnh Kiên Giang
- Huyện Kiên Hải
- Huyện Phú Quốc.
13. Tỉnh Quảng Ninh
- Huyện Cô Tô.
14. Tỉnh Quảng Ngãi
- Huyện Lý Sơn.
II. Các huyện thuộc tỉnh miền núi, vùng dân tộc đồng bằng :
15. Tỉnh Bắc Giang
- Huyện Sơn Động.
16. Tỉnh Hoà Bình
- Huyện Đà Bắc
- Huyện Mai Châu.
17. Tỉnh Lạng Sơn
- Huyện Bình Gia
- Huyện Đình Lập.
18. Tỉnh Phú Thọ
- Huyện Thanh Sơn
- Huyện Yên Lập.
19. Tỉnh Quảng Ninh
- Huyện Ba Chẽ
- Huyện Bình Liêu.
20. Tỉnh Tuyên Quang
- Huyện Chiêm Hoá
- Huyện Na Hang.
21. Tỉnh Thái Nguyên
- Huyện Võ Nhai.
22. Tỉnh Yên Bái
- Huyện Lục Yên
- Huyện Mù Căng Chải
- Huyện Trạm Tấu.
23. Tỉnh Đắk Lắk
- Huyện Đắk Nông
- Huyện Krông Nô
- Huyện Krông Bông
- Huyện Lắk
- Huyện Buôn Đôn
- Huyện M'Drắk
- Huyện Ea Súp
- Huyện Đăk Song.
24. Tỉnh Gia Lai
- Huyện Đức Cơ
- Huyện K'Bang
- Huyện Krông Pa
- Huyện Kon Ch'ro
- Huyện Mang Yang
- Huyện Ia Grai
- Huyện Chư Prông
- Huyện Chư Pảh.
25. Tỉnh Kon Tum
- Huyện Đăk Tô
- Huyện Đắk Glei
- Huyện Kon Plong
- Huyện Sa Thầy
- Huyện Đăk Hà
- Huyện Ngọc Hồi
- Huyện Kon Rẫy.
26. Tỉnh Lâm Đồng
- Huyện Lạc Dương
27. Tỉnh Kiên Giang
- Huyện An Biên
- Huyện Gò Quao
- Huyện Vĩnh Thuận.
28. Tỉnh Sóc Trăng
- Huyện Mỹ Tú
- Huyện Thạnh Trị
- Huyện Vĩnh Châu.
29. Tỉnh Trà Vinh
- Huyện Châu Thành
- Huyện Trà Cú.
30. Tỉnh Bình Định
- Huyện An Lão
- Huyện Vĩnh Thạnh
- Huyện Vân Canh.
31. Tỉnh Khánh Hoà
- Huyện Khánh Vĩnh
- Huyện Khánh Sơn.
32. Tỉnh Ninh Thuận
- Huyện Ninh Sơn.
33. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Huyện Tân Thành.
34. Tỉnh Bạc Liêu
- Huyện Hồng Dân.
35. Tỉnh Bình Phước
- Huyện Bù Đăng
- Huyện Lộc Ninh
- Huyện Bù Đốp.
36. Tỉnh Cà Mau
- Huyện U Minh.
37. Tỉnh Thanh Hoá
- Huyện Quan Hoá
- Huyện Bá Thước
- Huyện Lang Chánh
- Huyện Thường Xuân
- Huyện Quan Sơn
- Huyện Mường Lát
- Huyện Như Xuân
- Huyện Ngọc Lạc
- Huyện Cẩm Thủy
- Huyện Như Thanh.
38. Tỉnh Nghệ An
- Huyện Kỳ Sơn
- Huyện Tương Dương
- Huyện Con Cuông
- Huyện Quế Phong
- Huyện Quỳ Hợp
- Huyện Quỳ Châu.
39. Tỉnh Quảng Bình
- Huyện Minh Hoá
- Huyện Tuyên Hoá.
40. Tỉnh Quảng Trị
- Huyện Hướng Hoá.
41. Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Huyện A Lưới.
42. Tỉnh Quảng Nam.
- Huyện Đông Giang
- Huyện Tây Giang
- Huyện Giằng
- Huyện Phước Sơn
- Huyện Bắc Trà My
- Huyện Nam Trà My
- Huyện Hiệp Đức
- Huyện Tiên Phước
- Huyện Núi Thành.
43. Tỉnh Quảng Ngãi
- Huyện Ba Tơ
- Huyện Trà Bồng
- Huyện Sơn Tây
- Huyện Sơn Hà
- Huyện Minh Long
- Huyện Bình Sơn.
44. Tỉnh Phú Yên
- Huyện Sơn Hoà
- Huyện Sông Hinh
- Huyện Đồng Xuân.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây