Nghị định 15/2011/NĐ-CP về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ
Nghị định 15/2011/NĐ-CP về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ
Số hiệu: | 15/2011/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 16/02/2011 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 28/02/2011 | Số công báo: | 109-110 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 15/2011/NĐ-CP |
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 16/02/2011 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 28/02/2011 |
Số công báo: | 109-110 |
Tình trạng: | Đã biết |
CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/2011/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 16 tháng 02 năm 2011 |
VỀ CẤP VÀ QUẢN LÝ BẢO LÃNH CHÍNH PHỦ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức
Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Luật Quản lý nợ công ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
NGHỊ ĐỊNH:
Nghị định này quy định về việc cấp bảo lãnh chính phủ; quản lý bảo lãnh chính phủ và trách nhiệm của các cơ quan trong việc cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ đối với các khoản vay trong nước và nước ngoài, bao gồm cả các khoản phát hành trái phiếu trong nước, trái phiếu quốc tế.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người nhận bảo lãnh là người có quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ khoản vay, các khoản trái phiếu phát hành được bảo lãnh. Người nhận bảo lãnh bao gồm người cho vay, người mua trái phiếu và những người nhận chuyển nhượng, những người nhận chuyển giao hợp pháp của người cho vay và được hiểu là người cho vay trong các thỏa thuận vay, thỏa thuận phát hành trái phiếu.
2. Người nhận chuyển nhượng của người được bảo lãnh hoặc của người nhận bảo lãnh là người nhận toàn bộ hoặc một phần các quyền và nghĩa vụ của người được bảo lãnh hoặc người nhận bảo lãnh trong chuyển nhượng.
3. Người nhận chuyển giao của người được bảo lãnh hoặc của người nhận bảo lãnh là người nhận toàn bộ hoặc một phần các quyền và nghĩa vụ của người được bảo lãnh hoặc người nhận bảo lãnh trong chuyển giao.
4. Nghĩa vụ thanh toán là các khoản phải trả gồm nợ gốc, nợ lãi theo hợp đồng, lãi chậm trả, các khoản phí và chi phí, bồi thường tổn thất (nếu có) theo quy định trong thỏa thuận vay hoặc thỏa thuận phát hành trái phiếu cụ thể và được chấp nhận trong thư bảo lãnh.
5. Đại diện tiếp nhận hồ sơ tố tụng là cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài hoặc một tổ chức được ủy quyền để tiếp nhận, xác nhận việc đã nhận được các hồ sơ tố tụng liên quan đến bảo lãnh chính phủ và chuyển toàn bộ hồ sơ trên cho Bộ Tài chính.
1. Bảo lãnh chính phủ là bảo lãnh có tính pháp lý cao nhất tại Việt Nam. Cam kết bảo lãnh chính phủ được thực hiện dưới hình thức thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh hoặc quyết định bảo lãnh (sau đây gọi chung là “thư bảo lãnh”).
2. Chính phủ chỉ cấp bảo lãnh, không cấp tái bảo lãnh.
Điều 4. Trách nhiệm của các cơ quan phối hợp
1. Bộ Tư pháp:
a) Tham gia đàm phán và có ý kiến về những vấn đề pháp lý trong các thỏa thuận vay nước ngoài, thỏa thuận phát hành trái phiếu quốc tế, thư bảo lãnh trước khi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; tham gia ý kiến về những vấn đề pháp lý trong các văn kiện vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế trong nước theo đề nghị của người vay, người cho vay và của Bộ Tài chính;
c) Phối hợp với Bộ Tài chính xử lý các tranh chấp pháp lý phát sinh liên quan đến việc thực hiện thư bảo lãnh.
2. Bộ Ngoại giao: phối hợp với Bộ Tài chính chỉ định cơ quan đại diện thích hợp của Việt Nam ở nước ngoài được ủy quyền làm Đại diện tiếp nhận hồ sơ tố tụng liên quan đến bảo lãnh chính phủ trong trường hợp thủ tục tố tụng được thỏa thuận trong thỏa thuận vay nước ngoài và thư bảo lãnh quy định có Đại diện tiếp nhận hồ sơ tố tụng là cơ quan đại diện thích hợp của Việt Nam ở nước ngoài.
Điều 5. Thực hiện hạn mức bảo lãnh vay của Chính phủ
1. Bộ Tài chính thực hiện cấp bảo lãnh chính phủ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối với từng khoản vay hoặc từng đợt phát hành trái phiếu trong phạm vi hạn mức vay nước ngoài và bảo lãnh chính phủ được duyệt.
2. Trường hợp hạn mức bảo lãnh chính phủ đã được phê duyệt trong năm đã được cấp hết nhưng vẫn có đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ cho các trường hợp dự án, công trình trọng điểm, dự án lớn có tính cấp bách và có tầm quan trọng đặc biệt cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đã được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, Bộ Tài chính có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh hạn mức bảo lãnh chính phủ của năm đó nhưng phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về an toàn nợ quốc gia.
Điều 6. Chương trình, dự án được xem xét cấp bảo lãnh chính phủ
1. Chương trình, dự án được xem xét cấp bảo lãnh chính phủ thực hiện theo quy định tại Điều 33 của Luật Quản lý nợ công.
2. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể về chương trình, dự án ứng dụng công nghệ cao, dự án trong lĩnh vực năng lượng, khai thác, chế biến khoáng sản hoặc dự án sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ xuất khẩu; chương trình, dự án thuộc lĩnh vực, địa bàn được Nhà nước khuyến khích đầu tư theo quy định tại khoản 2, khoản 3, Điều 33 của Luật Quản lý nợ công.
Điều 7. Điều kiện cấp bảo lãnh chính phủ
Ngoài các điều kiện nêu tại Điều 34 của Luật Quản lý nợ công, một số quy định chi tiết về điều kiện cấp bảo lãnh chính phủ như sau:
1. Đối với chương trình, dự án:
a) Phải nằm trong danh mục chương trình, dự án được Chính phủ bảo lãnh do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ;
b) Đối với các chương trình, dự án đặc biệt không nằm trong danh mục phải được Thủ tướng Chính phủ quyết định theo từng chương trình, dự án.
2. Đối với người vay, người phát hành trái phiếu:
a) Là doanh nghiệp thực hiện chương trình, dự án được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về hoạt động, về quản lý tài chính, kế toán, kiểm toán theo quy định của pháp luật;
b) Đối với các ngân hàng chính sách của Nhà nước, tổ chức tài chính tín dụng được Thủ tướng Chính phủ giao thực hiện chương trình tín dụng chính sách, chương trình tín dụng có mục tiêu của Nhà nước;
Các tổ chức tài chính, tín dụng phải đạt hệ số an toàn vốn tối thiểu theo quy định của Chính phủ hoặc theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Đối với các khoản vay, khoản phát hành trái phiếu:
a) Phải nằm trong hạn mức bảo lãnh chính phủ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này;
b) Đối với khoản vay nước ngoài, khoản phát hành trái phiếu quốc tế:
- Phải nằm trong hạn mức vay thương mại nước ngoài đã đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Loại tiền vay là ngoại tệ tự do chuyển đổi;
- Đáp ứng các điều kiện phát hành trái phiếu quốc tế theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu quốc tế.
c) Đối với các khoản vay, phát hành trái phiếu trong nước:
- Đáp ứng các điều kiện về phát hành trái phiếu trong nước theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu trong nước;
- Trái phiếu do các ngân hàng chính sách của Nhà nước (Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội) được Chính phủ bảo lãnh theo kế hoạch huy động vốn và cho vay chính sách được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- Trái phiếu do các doanh nghiệp phát hành huy động vốn cho các dự án đầu tư theo nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao được Chính phủ bảo lãnh.
Mức bảo lãnh không vượt quá 80% tổng mức đầu tư của chương trình, dự án, trong đó đã bao gồm tất cả các chi phí vay có liên quan, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 2 Điều 34 của Luật Quản lý nợ công.
Đối với trường hợp doanh nghiệp có sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án thuộc đối tượng được cấp bảo lãnh chính phủ nêu tại Điều 32 của Luật Quản lý nợ công, việc bảo lãnh chỉ được thực hiện cho phần vốn vay tương ứng với trách nhiệm của bên Việt Nam trong doanh nghiệp.
Điều 9. Hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh
1. Văn bản yêu cầu có bảo lãnh chính phủ của người cho vay gửi người vay; văn bản đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ của người vay, người phát hành trái phiếu.
2. Các văn bản về tư cách pháp lý gồm Quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp là chủ đầu tư chương trình, dự án.
3. Quyết định đầu tư kèm theo hồ sơ dự án theo quy định hiện hành.
4. Đề án vay, phát hành trái phiếu, phương án sử dụng vốn vay, trả nợ, trong đó xác định rõ:
a) Nguồn vốn đầu tư (gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay);
b) Tính khả thi của khoản vay, khoản phát hành trái phiếu về điều kiện vay;
c) Khả năng hoàn trả của chương trình, dự án.
5. Các bản chào của người cho vay kèm theo dự thảo thỏa thuận vay, đề án và hồ sơ phát hành trái phiếu.
6. Các báo cáo tài chính của 3 năm gần nhất đã được kiểm toán. Đối với những trường hợp doanh nghiệp mới thành lập hoặc chưa đủ 3 năm hoạt động thì phải có văn bản cam kết của đại diện chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc công ty mẹ về đảm bảo khả năng trả nợ.
Nội dung cam kết của đại diện chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc của công ty mẹ nhằm đảm bảo sự sẵn sàng trả nợ thay trong trường hợp doanh nghiệp được bảo lãnh gặp khó khăn trong việc trả nợ.
7. Văn bản cam kết theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định này.
Điều 10. Trình tự thẩm định và cấp bảo lãnh
1. Thẩm định phương án tài chính của chương trình, dự án đầu tư
Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh đầy đủ và hợp lệ từ người vay, người phát hành trái phiếu theo quy định tại Điều 9 của Nghị định này, Bộ Tài chính thẩm định phương án tài chính và hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh với các nội dung sau:
a) Thẩm định đối tượng, loại hình chương trình, dự án đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 32 và 33 của Luật Quản lý nợ công và đáp ứng các điều kiện của Điều 6 và Điều 7 của Nghị định này;
b) Thẩm định phương án tài chính của chương trình, dự án sử dụng vốn vay, vốn phát hành trái phiếu. Phương pháp thẩm định được quy định chi tiết tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này;
c) Đối với các trường hợp dự án, công trình trọng điểm, dự án lớn có tính cấp bách và có tầm quan trọng đặc biệt cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đã được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư; các khoản vay thương mại đi cùng khoản viện trợ không hoàn lại hoặc vay ODA để tạo thành nguồn tài trợ dưới dạng tín dụng hỗn hợp (dự án đã được chỉ định theo các nguồn tài trợ đi kèm), Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cấp bảo lãnh căn cứ vào phương án tài chính của chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Sau khi thẩm định, Bộ Tài chính báo cáo nội dung thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ ra quyết định về chủ trương cấp bảo lãnh.
3. Đàm phán nội dung thỏa thuận vay, thỏa thuận phát hành trái phiếu, nội dung thư bảo lãnh và nội dung ý kiến pháp lý.
a) Sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương cấp bảo lãnh chính phủ, người được bảo lãnh tiến hành đàm phán thỏa thuận vay, thỏa thuận phát hành trái phiếu với sự tham gia của Bộ Tài chính. Trường hợp vay nước ngoài hoặc phát hành trái phiếu quốc tế phải có sự tham gia của Bộ Tư pháp.
Ít nhất trong vòng 03 ngày làm việc trước khi tiến hành đàm phán các hồ sơ pháp lý có liên quan tới khoản vay, khoản phát hành trái phiếu, người được bảo lãnh cung cấp cho Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp những tài liệu sau: dự thảo thỏa thuận vay, thỏa thuận phát hành trái phiếu; hợp đồng thương mại đã ký kết; dự thảo thư bảo lãnh.
Trường hợp vay hoặc phát hành trái phiếu trong nước, thư bảo lãnh được phát hành theo mẫu của Bộ Tài chính. Trong trường hợp vay nước ngoài hoặc phát hành trái phiếu quốc tế, những tài liệu này cũng phải được gửi cho Bộ Tư pháp kèm theo dự thảo ý kiến pháp lý; Bộ Tài chính chủ trì việc đàm phán nội dung thư bảo lãnh và Bộ Tư pháp chủ trì đàm phán nội dung ý kiến pháp lý (nếu có) cho khoản vay, khoản phát hành trái phiếu. Nội dung thư bảo lãnh sau khi đạt được thỏa thuận phải được Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
b) Ký kết thỏa thuận: sau khi đàm phán thống nhất các nội dung trong thỏa thuận vay, thỏa thuận phát hành trái phiếu, người được bảo lãnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tiến hành ký kết các thỏa thuận vay, thỏa thuận phát hành trái phiếu;
c) Hoàn thiện hồ sơ cấp bảo lãnh: sau khi ký kết thỏa thuận vay, thỏa thuận phát hành trái phiếu, người được bảo lãnh cung cấp cho Bộ Tài chính thỏa thuận vay, thỏa thuận phát hành trái phiếu đã ký và văn bản cam kết có xác nhận của cơ quan chủ quản cấp trên (nếu có) theo mẫu tại Phụ lục II đính kèm Nghị định này để hoàn thiện hồ sơ bảo lãnh.
4. Phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ
Căn cứ báo cáo của Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định:
a) Phê duyệt nội dung thư bảo lãnh và giao Bộ Tài chính phát hành bảo lãnh;
b) Giao Bộ Tư pháp cấp ý kiến pháp lý về thỏa thuận vay nước ngoài, thỏa thuận phát hành trái phiếu quốc tế, thư bảo lãnh, người bảo lãnh và người được bảo lãnh trong trường hợp vay nước ngoài, phát hành trái phiếu quốc tế;
c) Giao Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tài chính chỉ định cơ quan đại diện thích hợp của Việt Nam ở nước ngoài được ủy quyền hoặc phê duyệt một tổ chức làm Đại diện tiếp nhận hồ sơ tố tụng trong trường hợp thủ tục tố tụng trong thỏa thuận vay nước ngoài, thỏa thuận phát hành trái phiếu quốc tế yêu cầu có Đại diện tiếp nhận hồ sơ tố tụng;
d) Phê duyệt mức phí bảo lãnh áp dụng cho khoản vay, khoản phát hành trái phiếu trong nước hoặc ngoài nước.
5. Phát hành thư bảo lãnh
a) Phát hành thư bảo lãnh: sau khi hoàn tất toàn bộ hồ sơ cấp bảo lãnh, trên cơ sở Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt việc cấp bảo lãnh, Bộ Tài chính sẽ phát hành thư bảo lãnh.
Thư bảo lãnh được phát hành một lần duy nhất cho các khoản vay, khoản phát hành trái phiếu của chương trình, dự án, hoặc được phát hành từng lần cho từng khoản vay, khoản phát hành trái phiếu theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ nhưng không vượt quá tổng mức vay, phát hành dự kiến đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho chương trình, dự án đó.
Trong trường hợp vay nước ngoài, phát hành trái phiếu quốc tế: thư bảo lãnh được phát hành bốn (04) bản chính, trong đó: Bộ Tài chính lưu hồ sơ một (01) bản, người được bảo lãnh lưu một (01) bản, Bộ Tư pháp lưu một (01) bản và một (01) bản được chuyển cho người cho vay hoặc người bảo lãnh phát hành chính; trong trường hợp vay, phát hành trái phiếu trong nước, thư bảo lãnh được phát hành ba (03) bản chính, trong đó: Bộ Tài chính lưu hồ sơ một (01) bản, người được bảo lãnh lưu một (01) bản và một (01) bản được chuyển cho người cho vay hoặc người bảo lãnh phát hành chính;
b) Trong trường hợp vay nước ngoài, phát hành trái phiếu quốc tế, người được bảo lãnh gửi công văn kèm theo thư bảo lãnh chính thức đã được ký gửi Bộ Tư pháp để Bộ Tư pháp cấp ý kiến pháp lý cho khoản vay nước ngoài, khoản phát hành trái phiếu quốc tế về các nội dung đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định.
6. Ý kiến pháp lý và đăng ký khoản vay nước ngoài, khoản phát hành trái phiếu quốc tế.
a) Đăng ký khoản vay: đối với khoản vay nước ngoài, khoản phát hành trái phiếu quốc tế, sau khi thư bảo lãnh được phát hành, người được bảo lãnh đăng ký khoản vay nước ngoài, khoản phát hành trái phiếu quốc tế tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật Quản lý nợ công và theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về quản lý vay trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp;
b) Xác nhận Đại diện tiếp nhận tài liệu tố tụng: trong trường hợp thủ tục tố tụng được quy định trong thỏa thuận vay nước ngoài, thỏa thuận phát hành trái phiếu quốc tế và thư bảo lãnh có yêu cầu Đại diện tiếp nhận hồ sơ tố tụng, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Ngoại giao chỉ định cơ quan đại diện Việt Nam thích hợp tại nước ngoài hoặc lựa chọn một tổ chức được ủy quyền làm Đại diện tiếp nhận hồ sơ tố tụng cho người được bảo lãnh và Bộ Tài chính.
Căn cứ theo đề nghị kèm theo mẫu văn bản ủy quyền của Bộ Tài chính, cơ quan đại diện Việt Nam được ủy quyền hoặc tổ chức được lựa chọn ký xác nhận văn bản đồng ý làm Đại diện tiếp nhận hồ sơ tố tụng để chuyển cho người nhận bảo lãnh và sao gửi cho Bộ Tài chính;
Điều 11. Nội dung thư bảo lãnh
1. Những nội dung bắt buộc có trong thư bảo lãnh gồm:
a) Người bảo lãnh;
b) Người được bảo lãnh;
c) Dẫn chiếu các hợp đồng thương mại liên quan, thỏa thuận vay;
d) Mức yêu cầu bảo lãnh, loại tiền vay;
đ) Cam kết của Bộ Tài chính đối với người nhận bảo lãnh về các nghĩa vụ của người được bảo lãnh và Bộ Tài chính;
e) Quyền lợi và trách nhiệm của người nhận bảo lãnh;
g) Thời hạn hiệu lực và thu hồi thư bảo lãnh;
h) Luật điều chỉnh và cơ quan, địa điểm, ngôn ngữ được sử dụng trong giải quyết các tranh chấp;
i) Địa điểm, ngày, tháng, năm ký phát hành thư bảo lãnh.
2. Những nội dung khác do các bên thỏa thuận nhưng không trái với các quy định pháp luật của Việt Nam.
3. Thư bảo lãnh được thu hồi khi toàn bộ nghĩa vụ nợ được bảo lãnh đã được hoàn thành hoặc người nhận bảo lãnh gửi văn bản cho Bộ Tài chính xác nhận thư bảo lãnh có liên quan đã hết hiệu lực.
1. Bộ Tài chính căn cứ vào kết quả thẩm định phương án tài chính của chương trình, dự án vào tình hình tài chính của doanh nghiệp để quy định mức phí cụ thể cho từng chương trình, dự án tùy theo mức độ rủi ro, nhưng tối đa không vượt quá 1,5%/năm trên số dư nợ được bảo lãnh. Mức phí bảo lãnh được quy định cụ thể tại Phụ lục III của Nghị định này.
2. Việc thu phí bảo lãnh được thực hiện như sau:
a) Phí bảo lãnh được tính bằng loại tiền vay, được tính bắt đầu từ ngày rút vốn đầu tiên và được nộp vào Quỹ tích lũy trả nợ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;
b) Phí bảo lãnh được thu vào cùng thời điểm với ngày thanh toán lãi của khoản vay được bảo lãnh. Theo đề nghị của người được bảo lãnh, phí bảo lãnh trong thời gian ân hạn của khoản vay có thể được thu khi dự án đi vào hoạt động nhưng phải chịu lãi với lãi suất bằng với lãi suất của khoản vay được bảo lãnh;
c) Phí bảo lãnh được thu bằng loại tiền vay hoặc được quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá bán ra do Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam công bố chính thức tại thời điểm nộp phí bảo lãnh;
d) Trường hợp chậm nộp phí bảo lãnh thì người được bảo lãnh phải chịu lãi phạt chậm trả trên số tiền phí bảo lãnh chậm nộp tính trên số ngày chậm nộp. Lãi suất áp dụng được tính bằng lãi suất của khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được bảo lãnh.
1. Ngoại trừ khoản vay, khoản phát hành trái phiếu của các ngân hàng chính sách của Nhà nước được Chính phủ bảo lãnh, tài sản hình thành từ vốn vay được Chính phủ bảo lãnh dùng làm tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ của người vay với Bộ Tài chính theo tỷ trọng vốn vay hình thành nên tài sản đó.
2. Không được dùng tài sản hình thành từ nguồn vốn vay được Chính phủ bảo lãnh để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ dân sự khác.
3. Tài sản thế chấp không được bán, trao đổi trừ trường hợp được sự đồng ý của Bộ Tài chính. Trong trường hợp bán tài sản thế chấp thì số tiền thu được hoặc tài sản hình thành từ số tiền thu được trở thành tài sản thế chấp thay thế cho tài sản đã bán.
4. Đăng ký thế chấp: sau khi Bộ Tài chính phát hành thư bảo lãnh và chậm nhất 6 tháng sau khi tài sản đã được nghiệm thu chính thức, người được bảo lãnh thực hiện việc đăng ký tài sản thế chấp bảo đảm cho bảo lãnh chính phủ theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
Điều 14. Xử lý tài sản thế chấp
1. Trong trường hợp người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ trả nợ mà Bộ Tài chính đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ trả nợ thay và người được bảo lãnh không có khả năng hoàn trả cho Bộ Tài chính thì tài sản thế chấp được xử lý để bảo đảm thu hồi nợ cho Bộ Tài chính.
2. Phương thức xử lý tài sản thế chấp và việc giải chấp các tài sản này được thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
3. Tiền thu được từ việc xử lý tài sản thế chấp được thu về cho Quỹ tích lũy trả nợ làm nguồn trả nợ cho khoản bảo lãnh.
Điều 15. Nghĩa vụ của người được bảo lãnh
1. Thực hiện các nghĩa vụ của người vay, người phát hành trái phiếu theo thỏa thuận vay, thỏa thuận phát hành đã ký.
2. Thực hiện việc đăng ký tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
3. Tại thời điểm Bộ Tài chính xem xét cấp bảo lãnh, người được bảo lãnh phải cam kết trong thời hạn bảo lãnh chính phủ có hiệu lực:
a) Người được bảo lãnh chỉ được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ cổ phần hoặc vốn góp của các tổ chức, cá nhân Việt Nam cho nhà đầu tư nước ngoài khi đã hoàn thành việc thanh toán toàn bộ nghĩa vụ nợ cho người cho vay (người nhận bảo lãnh) đối với khoản nợ còn lại tương ứng với tỷ lệ cổ phần dự kiến chuyển nhượng và thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính. Trong vòng 15 ngày làm việc, sau khi nhận được văn bản thông báo, Bộ Tài chính có văn bản trả lời người được bảo lãnh.
b) Các tổ chức và cá nhân sở hữu cổ phần hoặc vốn góp từ 5% vốn điều lệ thực góp trở lên phải cùng nhau cam kết bằng văn bản nắm giữ tối thiểu là 65% vốn điều lệ thực góp trong suốt thời gian bảo lãnh có hiệu lực. Doanh nghiệp (người được bảo lãnh) phải đăng ký danh sách các cổ đông, cá nhân góp vốn nói trên tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Trường hợp các nhà đầu tư trong danh sách đăng ký có nhu cầu chuyển nhượng cổ phần hoặc vốn góp cho nhà đầu tư khác ngoài danh sách đăng ký thì cổ đông mới nhận chuyển nhượng phải đáp ứng tiêu chí về năng lực tài chính được Bộ Tài chính chấp thuận.
Trường hợp doanh nghiệp phát hành thêm vốn cổ phần hoặc gọi thêm vốn góp thì doanh nghiệp phải đăng ký bổ sung các nhà đầu tư để đảm bảo duy trì tỷ lệ cam kết vốn nói trên.
c) Trường hợp đặc biệt, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định không áp dụng các cam kết nêu tại điểm a và điểm b khoản này.
4. Tạo điều kiện cho Bộ Tài chính kiểm tra tình hình thực hiện chương trình, dự án khi cần thiết.
5. Khi đến hạn trả nợ, trường hợp người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ thì phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính trước kỳ hạn nợ tối thiểu là 45 ngày, nêu rõ lý do không có khả năng thực hiện nghĩa vụ nợ và cam kết hoàn trả số tiền mà Bộ Tài chính sẽ trả nợ thay cộng toàn bộ chi phí phát sinh thực tế liên quan đến việc trả nợ thay. Trường hợp người được bảo lãnh không báo trước cho Bộ Tài chính về khó khăn khi thực hiện nghĩa vụ nợ gây thiệt hại trực tiếp cho Ngân sách Nhà nước, người được bảo lãnh có trách nhiệm bồi hoàn toàn bộ mọi thiệt hại vật chất cho ngân sách nhà nước.
6. Trước khi được ứng trả nợ thay, người được bảo lãnh phải ký thỏa thuận vay bắt buộc theo các điều kiện cụ thể sau:
a) Về lãi suất vay: lãi suất vay là lãi suất quy định tại thỏa thuận vay, thỏa thuận phát hành trái phiếu. Thời gian tính lãi được tính từ ngày Bộ Tài chính thanh toán thay người được bảo lãnh cho tới ngày Bộ Tài chính thu hồi được khoản tiền đó;
b) Về thời hạn vay: thời hạn vay bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét quyết định tùy thuộc vào khả năng trả nợ của từng dự án, nhưng tối đa không quá 5 năm;
c) Nguồn cho vay được lấy từ Quỹ tích lũy trả nợ theo điểm d khoản 1 Điều 36 của Luật Quản lý nợ công.
7. Trong trường hợp người được bảo lãnh vi phạm các cam kết trong thỏa thuận vay bắt buộc trong 3 kỳ liên tiếp, ngoài các quy định về tài sản thế chấp được quy định tại Nghị định này, người được bảo lãnh phải mở “tài khoản đặc biệt” và toàn bộ doanh thu của người được bảo lãnh phải chuyển qua tài khoản này để đảm bảo ưu tiên thanh toán khoản vay đã được Chính phủ bảo lãnh. Số dư tối thiểu trong tài khoản đặc biệt bằng 100% số tiền phải trả của kỳ hạn nợ tiếp theo và sẽ phải duy trì trong vòng 1 năm liên tiếp. Sau thời hạn này, nếu người được bảo lãnh thực hiện đúng cam kết thì việc áp dụng tài khoản này sẽ được xóa bỏ.
Điều 16. Chuyển nhượng, chuyển giao nghĩa vụ được bảo lãnh
1. Việc chuyển nhượng, chuyển giao khoản vay, khoản phát hành trái phiếu có bảo lãnh chính phủ phải được sự chấp thuận của Bộ Tài chính.
2. Người nhận chuyển nhượng, người nhận chuyển giao của người được bảo lãnh có nghĩa vụ đối với khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh tương ứng với phạm vi nhận chuyển nhượng hoặc chuyển giao từ người được bảo lãnh.
Điều 17. Điều chỉnh, sửa đổi thư bảo lãnh
1. Trong quá trình thực hiện bảo lãnh, người được bảo lãnh có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho Bộ Tài chính bất kỳ thay đổi nào liên quan tới điều kiện của hợp đồng vay ngay khi có sự thay đổi.
2. Nếu nội dung điều chỉnh hợp đồng vay không làm tăng thêm tổng trị giá vay được bảo lãnh, Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định và phát hành thư hoặc phụ lục điều chỉnh thư bảo lãnh.
3. Nếu nội dung điều chỉnh hợp đồng vay làm tăng thêm tổng trị giá vay được bảo lãnh, Bộ Tài chính có trách nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trước khi phát hành thư hoặc phụ lục điều chỉnh thư bảo lãnh.
Điều 18. Xử lý các trường hợp vi phạm nghĩa vụ trả nợ của người được bảo lãnh
Trường hợp người được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ kịp thời, đầy đủ đối với người cho vay, dẫn đến việc Bộ Tài chính phải trả nợ thay:
1. Nếu người được bảo lãnh gặp khó khăn tạm thời không trả được nợ lãi:
a) Trong vòng 3 kỳ trả nợ, Bộ Tài chính yêu cầu đại diện chủ sở hữu hoặc công ty mẹ của người được bảo lãnh trả nợ thay. Trường hợp đại diện chủ sở hữu hoặc công ty mẹ không có khả năng trả nợ thay, Bộ Tài chính được phép tạm ứng từ Quỹ tích lũy trả nợ để trả nợ;
b) Trên 3 kỳ trả nợ, Bộ Tài chính yêu cầu đại diện chủ sở hữu hoặc công ty mẹ (nếu có) của người được bảo lãnh phải trả nợ thay. Nếu đại diện chủ sở hữu hoặc công ty mẹ vẫn không trả được nợ hoặc trong trường hợp người được bảo lãnh không có đại diện chủ sở hữu hoặc công ty mẹ, Bộ Tài chính yêu cầu cơ quan chủ quản cấp trên của người được bảo lãnh kiểm tra, kiến nghị biện pháp xử lý gửi Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp xử lý.
2. Nếu người được bảo lãnh gặp khó khăn nghiêm trọng dẫn tới không trả được nợ gốc và lãi phát sinh và sau khi đã áp dụng biện pháp quy định tại khoản 6 Điều 15 của Nghị định này, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ sở hữu hoặc cơ quan chủ quản cấp trên của người được bảo lãnh tiến hành kiểm tra, xác định nguyên nhân và xây dựng phương án xử lý báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng trường hợp cụ thể.
3. Trường hợp người được bảo lãnh hoàn toàn mất khả năng trả nợ, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định xử lý tài sản thế chấp theo Điều 14 của Nghị định này. Trường hợp việc xử lý tài sản thế chấp không đủ để thu hồi nợ vay, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Trong mọi trường hợp không trả được nợ nói trên, nếu xác định do nguyên nhân chủ quan, Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao cho các cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật các cá nhân vi phạm dẫn đến tình trạng không trả được nợ.
2. Báo cáo tình hình rút vốn (ngày và trị giá từng lần rút vốn) trả nợ, dư nợ định kỳ 6 tháng một lần theo khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được bảo lãnh theo mẫu quy định tại Phụ lục IV kèm theo Nghị định này.
3. Báo cáo tình hình thực hiện chương trình, dự án định kỳ 6 tháng một lần trong quá trình rút vốn cho đến khi kết thúc giai đoạn xây dựng.
4. Báo cáo khi kết thúc giai đoạn xây dựng.
5. Báo cáo đánh giá dự án sau khi dự án kết thúc.
1. Bộ Tài chính có trách nhiệm giám sát thường xuyên việc thực hiện các nghĩa vụ của người được bảo lãnh.
2. Trong trường hợp người được bảo lãnh có dấu hiệu khó khăn về tài chính hoặc phát sinh tình trạng không trả được nợ theo Điều 15 Nghị định này, Bộ Tài chính tiến hành kiểm tra tình hình tài chính của dự án, xác định nguyên nhân mất khả năng thanh toán và báo cáo Thủ tướng Chính phủ biện pháp xử lý.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 4 năm 2011.
2. Bãi bỏ Quyết định số 272/2006/QĐ-TTg ngày 28 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài.
3. Đối với các khoản bảo lãnh chính phủ đã cấp trước khi ban hành Nghị định này và vẫn còn hiệu lực thực hiện, các vấn đề phát sinh theo thư bảo lãnh sẽ được tiếp tục thực hiện theo các quy định của Nghị định này.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM.
CHÍNH PHỦ |
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH PHƯƠNG
ÁN TÀI CHÍNH
(Ban hành kèm theo Nghị định số 15/2011/NĐ-CP
ngày 16 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ)
1. Nội dung thẩm định
a) Thẩm định các số liệu trong hồ sơ xin cấp bảo lãnh để xây dựng Phương án tài chính cơ sở.
b) Thẩm định cơ cấu vốn đầu tư, trong đó xác định rõ (i) nguồn vốn đầu tư (gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay); (ii) khả năng hoàn trả của dự án.
c) Thẩm định các báo cáo tài chính của 3 năm gần nhất đã được kiểm toán. Đối với những trường hợp các doanh nghiệp mới thành lập hoặc chưa đủ 3 năm hoạt động thì cần có văn bản cam kết của đại diện chủ sở hữu/chủ sở hữu hoặc của công ty mẹ/các công ty là cổ đông chiến lược bảo đảm khả năng trả nợ của người được bảo lãnh.
d) Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá phương án tài chính thông qua các phương pháp thẩm định dưới đây.
2. Phương pháp thẩm định
a) Phân tích đánh giá theo “Hệ số trả nợ vay” (Debt service converage ratio): là hệ số thể hiện khả năng tự trả tất cả các khoản nợ vay của dự án theo Bảng phân tích dòng tiền.
- Dòng tiền vào của dự án: là doanh thu thuần của dự án;
- Dòng tiền ra của dự án: chi phí hoạt động, khấu hao, các khoản phải trả khác (nếu có), thuế (VAT, TNDN), lãi vay tính vào chi phí,…;
- Nguồn lực hiện có để trả nợ gốc và lãi vay (vay nước ngoài và vay trong nước).
* Kết quả đánh giá: trường hợp hệ số trả nợ vay của phương án cơ sở điều chỉnh bằng 1 trở lên ngay từ năm đầu tiên đi vào sản xuất thì dự án được đánh giá có rủi ro thấp và hoàn toàn có khả năng trả nợ ngay từ năm đầu tiên (nếu không có biến động lớn bất thường). Trường hợp có thiếu hụt trong các năm đầu mới đi vào sản xuất thì chủ đầu tư phải có phương án hiện thực và khả thi bố trí nguồn vốn bù đắp.
b) Phân tích độ nhậy theo “hệ số trả nợ vay có bảo lãnh”: là hệ số thể hiện khả năng tự trả nợ vay có bảo lãnh chính phủ của dự án theo Bảng phân tích dòng tiền để tính khả năng trả nợ của dự án khi có biến động về tỷ giá ngoại hối so với phương án cơ sở.
c) Phân tích độ nhậy theo “doanh thu”: là hệ số thể hiện khả năng tự trả nợ vay có bảo lãnh chính phủ của dự án theo Bảng phân tích dòng tiền để tính khả năng trả nợ của dự án khi có biến động về doanh thu do với phương án cơ sở.
d) Phân tích độ nhậy theo “chi phí sản xuất/chi phí vận hành”: là hệ số thể hiện khả năng tự trả nợ vay có bảo lãnh chính phủ của dự án theo Bảng phân tích dòng tiền để tính khả năng trả nợ của dự án khi có biến động về chi phí sản xuất do với phương án cơ sở.
MẪU VĂN BẢN CAM KẾT (DO NGƯỜI ĐƯỢC BẢO
LÃNH PHÁT HÀNH)
(Ban hành kèm theo Nghị định số 15/2011/NĐ-CP ngày
16 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
….., ngày ….. tháng ….. năm ………
VĂN BẢN CAM KẾT
................ (Tên doanh nghiệp) có trụ sở đăng ký tại ................ được đại diện bởi ................ (Tên và chức danh của Chủ tịch Hội đồng quản trị và/hoặc Tổng Giám đốc) là người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp (sau đây được gọi là “người được bảo lãnh”).
Người được bảo lãnh cam kết với Bộ Tài chính là cơ quan cấp bảo lãnh thay mặt Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (“cơ quan cấp bảo lãnh” liên quan tới Hợp đồng vay số… ngày ….. tháng ….. năm …. ký giữa … (tên doanh nghiệp) và … (tên bên cho vay) cho … (tên dự án) như sau:
Điều 1. Người được bảo lãnh cam kết:
1. Thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các quy định tại Nghị định về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ số: ……. ngày ….. tháng ….. năm 2009 của Chính phủ.
2. Chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng thương mại và thỏa thuận vay được bảo lãnh.
3. Có nghĩa vụ nhận nợ đối với cơ quan cấp bảo lãnh và nghĩa vụ bồi hoàn cho cơ quan cấp bảo lãnh, các khoản tiền mà cơ quan cấp bảo lãnh đã trả nợ thay cộng toàn bộ chi phí phát sinh thực tế liên quan đến việc trả nợ thay. Lãi suất tính theo mức ghi trong Thỏa thuận cách vay bắt buộc ký giữa cơ quan cấp bảo lãnh và người được bảo lãnh. Số ngày tính lãi được tính từ ngày cơ quan cấp bảo lãnh thanh toán cho tới ngày mà cơ quan cấp bảo lãnh thu hồi được khoản tiền trả nợ thay và trên cơ sở 1 năm có 360 ngày.
4. Thừa nhận quyền của cơ quan cấp bảo lãnh đối với việc thực hiện bất kỳ các biện pháp chế tài theo luật pháp Việt Nam để thu hồi các khoản nợ từ người được bảo lãnh buộc người được bảo lãnh phải hoàn trả số tiền mà cơ quan cấp bảo lãnh đã trả nợ thay trong một thời hạn nhất định, phong tỏa tài khoản, yêu cầu người được bảo lãnh phải bán tài sản hiện có để thực hiện các nghĩa vụ trả nợ.
5. Cung cấp các bằng chứng chứng minh về việc không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ thanh toán đã cam kết trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ thanh toán.
6. Thanh toán đầy đủ và đúng hạn các khoản phí bảo lãnh với tỷ lệ là ……….%/năm tính trên số dư bảo lãnh.
Điều 2. Người được bảo lãnh có nghĩa vụ và trách nhiệm:
1. Cung cấp ngay lập tức cho cơ quan cấp bảo lãnh về ngày và trị giá từng khoản rút vốn được thực hiện theo khoản vay được bảo lãnh; cung cấp định kỳ theo quý báo cáo tiến độ rút vốn, trả nợ của khoản vay được bảo lãnh cho cơ quan cấp bảo lãnh.
2. Cung cấp định kỳ 06 tháng cho cơ quan cấp bảo lãnh báo cáo tình hình thực hiện dự án, các báo cáo tài chính có kiểm toán (hoặc có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên của người được bảo lãnh) của doanh nghiệp hoặc tổ chức tín dụng khi kết thúc năm tài chính.
3. Báo cáo kịp thời cho cơ quan cấp bảo lãnh các thay đổi của Hợp đồng vay được bảo lãnh, các tình huống đặc biệt có thể ảnh hưởng tới việc thực hiện dự án và ảnh hưởng tới khả năng thực hiện các nghĩa vụ thanh toán theo thỏa thuận vay.
4. Tạo điều kiện cho đại diện của cơ quan cấp bảo lãnh kiểm tra tình hình thực hiện dự án khi cần thiết.
5. Thông báo cho cơ quan cấp bảo lãnh các thông tin chi tiết về người nhận chuyển nhượng, người nhận chuyển giao hợp pháp và về các quyền và nghĩa vụ được chuyển nhượng, được chuyển giao.
Điều 3. Đại diện chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu hoặc công ty mẹ của người được bảo lãnh (nếu có) có trách nhiệm:
1. Thẩm định hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án.
2. Đôn đốc người được bảo lãnh thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đã cam kết đối với người cho vay và cơ quan cấp bảo lãnh.
3. Thông báo cho cơ quan cấp bảo lãnh các tình huống đặc biệt có thể ảnh hưởng tới việc thực hiện dự án và ảnh hưởng tới khả năng thực hiện các nghĩa vụ thanh toán theo thỏa thuận vay và phương án xử lý.
Điều 4. Trong trường hợp công ty liên doanh với đối tác nước ngoài vay và yêu cầu Chính phủ Việt Nam bảo lãnh tương đương phần thuộc trách nhiệm của Bên Việt Nam tham gia liên doanh theo đúng tỷ lệ góp vốn liên doanh, đại diện chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu hoặc công ty mẹ của người được bảo lãnh có trách nhiệm nhận nợ đối với cơ quan cấp bảo lãnh và trả nợ thay người được bảo lãnh trong trường hợp người được bảo lãnh không có khả năng hoàn trả nợ cho cơ quan cấp bảo lãnh.
Điều 5. Nghĩa vụ của người được bảo lãnh (và đại diện chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu hoặc công ty mẹ của người được bảo lãnh, nếu có) đối với cơ quan cấp bảo lãnh chỉ chấm dứt khi các nghĩa vụ của người được bảo lãnh đối với cơ quan cấp bảo lãnh đã được thực hiện đầy đủ (không phụ thuộc vào vấn đề kết thúc khoản vay, chấm dứt tính hiệu lực của thư bảo lãnh…).
Cam kết này được lập thành 3 bản (hoặc 4 bản trong trường hợp công ty liên doanh), mỗi bản được lưu giữ bởi cơ quan cấp bảo lãnh, người được bảo lãnh, đại diện chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu hoặc công ty mẹ của người được bảo lãnh.
Người được bảo lãnh (tên doanh nghiệp hoặc tổ chức tín dụng)
…………………………………………… Tên Chức danh Dấu của cơ quan |
…………………………………………… Tên Chức danh Dấu của chủ đầu tư (nếu có) |
Xác nhận và đồng ý:
Đại diện chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu hoặc công ty mẹ (nếu có) của người được bảo lãnh
(tên cơ quan)
……………………………………………
Tên
Chức danh
Dấu của cơ quan
BIỂU PHÍ BẢO LÃNH
(Ban hành kèm theo Nghị định số 15/2011/NĐ-CP ngày
16 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ)
I. ÁP DỤNG CHO CÁC DỰ ÁN, CHƯƠNG TRÌNH TRÊN CƠ SỞ HỆ SỐ TRẢ NỢ BÌNH QUÂN TRONG 5 NĂM ĐẦU KHI DỰ ÁN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG: |
||
|
(Hệ số) |
Mức phí bảo lãnh |
Loại hình dự án |
|
|
Nhóm 1: Các dự án có hợp đồng bao tiêu sản phẩm đảm bảo doanh thu ổn định và các dự án mở rộng sản xuất, kinh doanh |
||
1.1 |
Hệ số ≥ 1,15 |
0,25%/năm |
1.2 |
1,10 ≤ hệ số < 1,15 |
0,4%/năm |
1.3 |
1,05 ≤ hệ số < 1,10 |
0,5%/năm |
1.4 |
1,00 ≤ hệ số < 1,05 |
0,6%/năm |
1.5 |
0,95 ≤ hệ số < 1,00 |
0,7%/năm |
1.6 |
0,90 ≤ hệ số < 0,95 |
0,8%/năm |
1.7 |
0,85 ≤ hệ số < 0,90 |
0,9%/năm |
1.8 |
0,80 ≤ hệ số < 0,85 |
1,0%/năm |
1.9 |
0,75 ≤ hệ số < 0,80 |
1,1%/năm |
1.10 |
0,70 ≤ hệ số < 0,75 |
1,2%/năm |
1.11 |
0,65 ≤ hệ số < 0,7 |
1,3%/năm |
Nhóm 2: Các dự án khác |
|
|
2.1 |
Hệ số ≥ 1,30 |
0,25%/năm |
2.2 |
1,25 ≤ hệ số < 1,30 |
0,4%/năm |
2.3 |
1,20 ≤ hệ số < 1,25 |
0,5%/năm |
2.4 |
1,15 ≤ hệ số < 1,20 |
0,6%/năm |
2.5 |
1,10 ≤ hệ số < 1,15 |
0,7%/năm |
2.6 |
1,05 ≤ hệ số < 1,10 |
0,8%/năm |
2.7 |
1,00 ≤ hệ số < 1,05 |
0,9%/năm |
2.8 |
0,95 ≤ hệ số < 1,00 |
1,0%/năm |
2.9 |
0,90 ≤ hệ số < 0,95 |
1,1%/năm |
2.10 |
0,85 ≤ hệ số < 0,90 |
1,2%/năm |
2.11 |
0,80 ≤ hệ số < 0,85 |
1,3%/năm |
2.12 |
0,75 ≤ hệ số < 0,80 |
1,4%/năm |
2.13 |
0,70 ≤ hệ số < 0,75 |
1,5%/năm |
Các dự án Nhóm 1 có hệ số dưới 0,65% và các dự án của Nhóm 2 có hệ số dưới 0,7% được coi là không có khả năng trả nợ, không hiệu quả và không được bảo lãnh.
II. ÁP DỤNG CHO CÁC CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH, TÍN DỤNG |
||
|
Hệ số an toàn vốn tối thiểu |
Mức phí bảo lãnh |
1.1 |
> 12% |
0,25%/năm |
1.2 |
8% - 12% |
0,4%/năm |
1.3 Các ngân hàng chính sách của Nhà nước |
|
0,25%/năm |
MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH KHOẢN VAY (NGAY SAU KHI THỰC HIỆN
RÚT VỐN, THANH TOÁN VÀ ĐỊNH KỲ THEO QUÝ)
(Ban hành kèm theo Nghị định số 15/2011/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2011
của Chính phủ)
Tình hình thực hiện khoản vay:
Tên người cho vay |
Ngày ký hợp đồng |
Trị giá vay |
Ngày/tháng/năm |
Trị giá rút vốn |
Trị giá thanh toán |
Dư nợ tính đến …. |
||
|
|
|
(ngày rút vốn, ngày thanh toán) |
|
Gốc |
Lãi |
Phí |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: khoản thanh toán nào được gốc hóa …………………………………………. (tên doanh nghiệp) có trụ sở đăng ký tại ………………………………………………………….. được đại diện bởi ……………………………………………………….
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây