21486

Nghị định 144-TTg năm 1957 quy định nguyên tắc thanh toán các khoản chi thu, giao dịch của các xí nghiệp quốc doanh, cơ quan, đơn vị bộ đội và hợp tác xã do Thủ Tướng ban hành

21486
LawNet .vn

Nghị định 144-TTg năm 1957 quy định nguyên tắc thanh toán các khoản chi thu, giao dịch của các xí nghiệp quốc doanh, cơ quan, đơn vị bộ đội và hợp tác xã do Thủ Tướng ban hành

Số hiệu: 144-TTg Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Phủ Thủ tướng Người ký: Phạm Văn Đồng
Ngày ban hành: 09/04/1957 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 24/04/1957 Số công báo: 16-16
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 144-TTg
Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Phủ Thủ tướng
Người ký: Phạm Văn Đồng
Ngày ban hành: 09/04/1957
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 24/04/1957
Số công báo: 16-16
Tình trạng: Đã biết

PHỦ THỦ TƯỚNG
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 144-TTg

Hà Nội, ngày 09 tháng 04 năm 1957 

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH NGUYÊN TẮC THANH TOÁN CÁC KHOẢN CHI THU, GIAO DỊCH CỦA CÁC XÍ NGHIỆP QUỐC DOANH, CƠ QUAN, ĐƠN VỊ BỘ ĐỘI VÀ HỢP TÁC XÃ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Chiếu Sắc lệnh số 15-SL ngày 06 tháng 5 năm 1951 thành lập Ngân hàng quốc gia Việt Nam;
Căn cứ vào chính sách giám đốc bằng tiền các hoạt động kinh tế quốc dân, căn cứ vào quan hệ giao dịch và nhu cầu thanh toán giữa các ngành sản xuất, phân phối và lưu thông trong khu vực kinh tế quốc doanh và hợp tác xã;
Để Ngân hàng làm đầy đủ nhiệm vụ trung tâm thanh toán đối với các xí nghiệp quốc doanh, hợp tác xã, cơ quan Nhà nước và đơn vị bộ đội, giúp vào việc kiểm soát kế hoạch sản xuất, lưu thông, để tăng gia tốc độ luân chuyển tiền vốn, chống lãng phí, giảm bớt chi phí sản xuất và lưu thông, thực hiện hạch toán kinh tế trong nền kinh tế quốc dân;
Theo đề nghị của ông Tổng giám đốc Ngân hàng quốc gia Việt Nam.

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. – Tất cả các việc thanh toán giữa các xí nghiệp quốc doanh với nhau, giữa xí nghiệp quốc doanh và cơ quan hành chính, quân sự, đơn vị bộ đội, giữa các tổ chức kinh tế thuộc khu vực quốc doanh và các tổ chức kinh tế thuộc khu vực hợp tác xã đều phải tập trung vào Ngân hàng, và theo những nguyên tắc sau đây:

1) Ngoài số tiền mặt giữ tại quỹ đã được quy định, các xí nghiệp, cơ quan, đơn vị bộ đội và hợp tác xã đều bắt buộc phải gửi tất cả tiền mặt vào Ngân hàng quốc gia Việt Nam, và Ngân hàng quốc gia Việt Nam có nhiệm vụ kiểm soát toàn bộ luân chuyển tiền.

2) Tất cả các xí nghiệp, cơ quan, đơn vị bộ đội và hợp tác xã đều bắt buộc phải trả tiền, thu tiền, qua Ngân hàng, hay bằng cách trừ lẫn nhau dưới sự kiểm soát của Ngân hàng.

3) Tất cả các xí nghiệp, cơ quan, đơn vị bộ đội và hợp tác xã, giao dịch (mua bán) với nhau phải có hợp đồng và bắt buộc phải thanh toán dứt khoát với nhau theo đúng hợp đồng đã ký kết.

4) Cấm chỉ các quan hệ vay mượn, tạm ứng, bán chịu và trả nợ (tín dụng thương mại) giữa các tổ chức kinh tế và không qua Ngân hàng.

5) Những việc thanh toán giữa các xí nghiệp, cơ quan, đơn vị bộ đội và hợp tác xã chỉ làm với sự thỏa thuận của người trả, tránh tự động thanh toán, trích tài khoản của người trả.

Điều 2. – Ngân hàng quốc gia Việt Nam phải đảm bảo thanh toán kịp thời và chính xác các việc giao dịch giữa các xí nghiệp, cơ quan, đơn vị bộ đội và hợp tác xã.

Điều 3. Ngân hàng quốc gia Việt Nam chịu trách nhiệm giải thích nghị định này và quy định cụ thể các hình thức thanh toán, những thể lệ chi tiết về tổ chức thanh toán, cùng các Bộ, các ngành có kế hoạch tiến hành từng bước cho thích hợp, hướng dẫn và kiểm soát các xí nghiệp quốc doanh, hợp tác xã, cơ quan, đơn vị bộ đội chấp hành cho đúng.

Điều 4. – Các ông Tổng giám đốc Ngân hàng quốc gia Việt Nam, Bộ trưởng các Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý hợp tác xã mua bán toàn quốc chịu trách nhiệm thi hành nghị định này.

 

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 


Phạm Văn Đồng

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác