38406

Nghị định 12-CP năm 1992 ban hành Quy chế các đoàn của ta ra nước ngoài và các đoàn nước ngoài vào nước ta

38406
LawNet .vn

Nghị định 12-CP năm 1992 ban hành Quy chế các đoàn của ta ra nước ngoài và các đoàn nước ngoài vào nước ta

Số hiệu: 12-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 01/12/1992 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 31/12/1992 Số công báo: 24-24
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 12-CP
Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ
Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 01/12/1992
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 31/12/1992
Số công báo: 24-24
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 12-CP

Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 1992

 

NGHỊ ĐỊNH

CUẢ CHÍNH PHỦ SỐ 12-CP NGÀY 1-12-1992 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ CÁC ĐOÀN CỦA TA RA NƯỚC NGOÀI VÀ CÁC ĐOÀN NƯỚC NGOÀI VÀO NƯỚC TA 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Để đổi mới công tác quản lý các đoàn của ta ra nước ngoài và các đoàn nước ngoài vào nước ta (gọi tắt là công tác quản lý đoàn ra, đoàn vào) cho phù hợp với tình hình hiện nay,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Nghị định này bản Quy chế quản lý các đoàn của ta ra nước ngoài và các đoàn nước ngoài vào nước ta.

Điều 2. Nghị định này thay thế Nghị định số 184-HĐBT ngày 18 tháng 11 năm 1989 của Hội đồng Bộ trưởng và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 1993.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chiểu Nghị định thi hành.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

QUY CHẾ
QUẢN LÝ CÁC ĐOÀN CUẢ TA RA NƯỚC NGOÀI VÀ CÁC ĐOÀN CUẢ NƯỚC NGOÀI VAÒ NƯỚC TA
(Ban Hành Kèm Theo Nghị Định Số 12-Cp Ngày 1 Tháng 12 Năm 1992 Của Chính Phủ)

Điều 1. Đoàn ra, đoàn vào nói trong Quy chế này bao gồm:

1. Những đoàn trao đổi giữa nước ta với nước ngoài và các tổ chức quốc tế thuộc phạm vi quan hệ Nhà nước hoặc mang danh nghĩa Nhà nước (dưới đây gọi tắt là đoàn "Nhà nước") như:

- Các đoàn ra, đoàn vào của Quốc hội và của Chủ tịch nước;

- Các đoàn ra, đoàn vào của Chính phủ;

- Các đoàn ra, đoàn vào thuộc phạm vi công tác của Toà án Nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao;

- Các đoàn ra, đoàn vào thuộc phạm vi công tác quản lý hành chính Nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ, của Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Các đoàn ra, đoàn vào thuộc phạm vi công tác của Đảng Cộng sản Việt Nam, của các đoàn thể nhân dân với nước ngoài và các tổ chức quốc tế (thực hiện theo quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng) cũng thi hành Quy chế này như đoàn "Nhà nước".

2. Những đoàn ra, đoàn vào để thực hiện các cam kết với nước ngoài và các tổ chức quốc tế thuộc phạm vi quan hệ hợp tác kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, công nghệ, đào tạo, lao động, chuyên gia... của các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội và tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân như: doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân và các tổ chức sản xuất, kinh doanh, liên doanh với nước ngoài được thành lập theo đúng pháp luật (dưới đây gọi tắt là đoàn "hợp tác, kinh doanh").

3. Công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú hợp pháp tại Việt Nam tự mình xin xuất cảnh với mục đích riêng như học tập, lao động, chữa bệnh, du lịch, thăm thân nhân; và người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài xin nhập cảnh với mục đích tương tự, gọi chung là người đi "việc riêng".

Điều 2. Phân cấp quản lý các đoàn ra, đoàn vào:

1. Thủ tướng Chính phủ thống nhất quản lý các đoàn "Nhà nước". Bộ Tài chính căn cứ vào khả năng ngân sách Nhà nước và các nguồn tài chính do nước ngoài và các tổ chức quốc tế đài thọ chịu trách nhiệm quản lý và bảo đảm kinh phí chi tiêu cho các đoàn "Nhà nước".

2. Thủ tướng Chính phủ phân cấp cho Thủ trưởng các Bộ, ngành ở Trung ương và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi tắt là Thủ trưởng các cơ quan chủ quản) quản lý các đoàn "hợp tác, kinh doanh", thuộc phạm vi phụ trách. Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý các đoàn "hợp tác, kinh doanh" của các doanh nghiệp có trụ sở chính đặt tại địa phương mình mà không trực thuộc một cơ quan Nhà nước nào (như doanh nghiệp tư nhân, một số xí nghiệp liên doanh với nước ngoài, doanh nghiệp do nước ngoài đầu tư toàn bộ vốn...). Thủ trưởng cơ quan chủ quản có thể phân cấp cho các thủ trưởng các đơn vị trực thuộc trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm về các đoàn ra, đoàn vào của họ. Các tổ chức kinh tế quốc doanh tự chịu trách nhiệm về kinh phí chi tiêu cho các đoàn "hợp tác, kinh doanh" do mình cử đi theo quy chế tài chính xí nghiệp và phải được cơ quan chủ quản, cơ quan Tài chính cấp trên kiểm soát chặt chẽ, chống lợi dụng, tham ô, lãng phí. Trường hợp đoàn "hợp tác, kinh doanh" thực hiện công việc do Chính phủ giao thì được ngân sách Nhà nước cấp kinh phí như đoàn "Nhà nước".

3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ được Thủ tướng Chính phủ giao trách nhiệm quản lý các đoàn và cá nhân đi "việc riêng" theo đúng chủ trương và quy chế của Chính phủ. Mọi chi phí của các đoàn và cá nhân thuộc diện này do đương sự tự lo liệu.

Điều 3. Những đoàn ra, đoàn vào thuộc các đối tượng dưới đây nhất thiết phải có ý kiến các cơ quan chuyên trách trước khi quyết định cử đi hoặc mời vào:

- Các đoàn "Nhà nước" trao đổi với Trung Quốc (cho đến khi việc mở các cửa khẩu và quy chế quản lý biên giới được thiết lập bình thường theo Hiệp định tạm thời đã ký giữa hai nước), với những nước chưa thiết lập quan hệ ngoại giao với nước ta phải có văn bản nhất trí của Bộ Ngoại giao.

- Tất cả các loại đoàn nói trong Điều 1 nếu mang nội dung hoạt động tôn giáo, hoạt động dân tộc phải có văn bản nhất trí của Ban Tôn giáo của Chính phủ hoặc của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi.

Điều 4. Thẩm quyền xét; quyết định cử đoàn ra, mời đoàn vào:

1. Thủ tướng Chính phủ xét, quyết định các đoàn "Nhà nước" thuộc hệ thống chính quyền và các đoàn "hợp tác, kinh doanh" có cán bộ từ cấp Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, Thứ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ trở lên đi công tác nước ngoài; và xét, quyết định các đoàn nước ngoài vào làm việc với cấp tương đương nói trên của nước ta.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Thủ tướng Chính phủ phân cấp xét, quyết định các đoàn "hợp tác, kinh doanh" của Bộ, ngành và địa phương có các viên chức cấp thấp hơn quy định tại khoản 1 Điều này đi công tác nước ngoài; và xét quyết định các đoàn cấp tương đương của nước ngoài vào làm việc với Bộ, ngành và địa phương.

Đối với các đoàn "hợp tác, kinh doanh" trao đổi với nước ngoài (cả đoàn ra, đoàn vào) để thực hiện các hợp đồng hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học, công nghệ, lao động, chuyên gia... của các đơn vị cơ sở đã được cơ quan chủ quản cho phép ký kết (hoặc đã công nhận việc ký kết là hợp lệ, hợp pháp) thì Thủ trưởng cơ quan chủ quản có thể phân cấp cho Tổng giám đốc, giám đốc của doanh nghiệp Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc giám đốc điều hành các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, liên doanh đầu tư nước ngoài và giám đốc doanh nghiệp tư nhân tự quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

3. Việc xét, quyết định các đoàn ra, đoàn vào thuộc phạm vi công tác của các cơ quan Đảng, đoàn thể, Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án Nhân dân tối cao thực hiện theo quy định của Ban Bí thư Trung ương Đảng.

4. Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ trưởng Bộ Nội vụ xem xét giải quyết cho công dân Việt Nam và người nước ngoài xin xuất cảnh hoặc nhập cảnh về "việc riêng" theo đơn và hồ sơ của đương sự, nếu đúng tiêu chuẩn, điều kiện quy định của pháp luật.

Điều 5. Trách nhiệm của cơ quan chủ quản đoàn ra, đoàn vào:

- Lập kế hoạch đoàn ra, đoàn vào hàng năm và lập dự toán ngân sách cho các đoàn "Nhà nước" và một số đoàn "hợp tác, kinh doanh" do Chính phủ giao; quản lý chi tiêu của các đoàn "hợp tác, kinh doanh" do mình tự lo liệu kinh phí theo quy định của Bộ Tài chính.

- Chỉ đạo chuẩn bị nội dung, chương trình làm việc của từng đoàn thể hoạt động đạt hiệu quả cao.

- Trao đổi ý kiến với các cơ quan chuyên trách (đối với các đoàn thuộc quy định tại điều 3) trước khi quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xét quyết định.

- Trình Thủ tướng Chính phủ xét duyệt các đoàn "Nhà nước" thuộc quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy chế này.

- Xét, quyết định và chịu trách nhiệm về các đoàn "hợp tác, kinh doanh" thuộc quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy chế này.

- Xét chọn và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nhân sự (là viên chức Nhà nước và công nhân viên thuộc quyền quản lý) do mình cử ra nước ngoài, bảo đảm đúng chức danh, tiêu chuẩn.

- Kiến nghị với Bộ Nội vụ có ý kiến về nhân sự của các đoàn vào (trừ các đoàn do Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ có quyết định mời hoặc tiếp đón) trước khi thông báo cho các cơ quan có trách nhiệm làm thủ tục thị thực nhập cảnh.

- Thông báo cho Bộ Nội vụ chương trình làm việc của các đoàn vào và làm thủ tục đăng ký cư trú, đi lại cho khách.

- Quản lý hoạt động của các đoàn ra, đoàn vào thuộc cơ quan mình theo chương trình dự kiến và đã thông báo với các cơ quan hữu quan.

- Quản lý và kiểm tra việc sử dụng kinh phí chi tiêu cho các đoàn ra, đoàn vào theo đúng tiêu chuẩn, chế độ và các quy định của Bộ Tài chính.

- Báo cáo kết quả hoạt động của các đoàn "Nhà nước" và của những đoàn "hợp tác, kinh doanh", có nội dung quan trọng cần kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có liên quan cho chủ trương, biện pháp xử lý.

- Tổng kết báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đoàn ra, đoàn vào theo những mục tiêu, chất lượng, hiệu quả, chi phí... của cơ quan mình trong năm đồng thời lập kế hoạch cho năm sau trình Thủ tướng Chính phủ và gửi các cơ quan chuyên trách.

Điều 6. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao:

- Thông báo tình hình và mức độ quan hệ chính trị đối ngoại cần quan tâm giữa nước ta với các nước và các tổ chức quốc tế có quan hệ đến việc thực hiện nhiệm vụ công tác ở nước ngoài; hướng dẫn các cơ quan trong quan hệ với Trung Quốc và các quốc gia chưa có quan hệ ngoại giao với nước ta theo quy định tại Điều 3 Quy chế này.

- Cấp hộ chiếu và thị thực cho các đoàn "Nhà nước" và "hợp tác, kinh doanh" của ta ra nước ngoài trong thời gian 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Cung cấp thông tin, tư liệu và hướng dấn phong cách đối ngoại (nếu có yêu cầu) cho các đoàn của ta ra nước ngoài hoặc đón tiếp khách nước ngoài; chỉ đạo các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của ta ở nước ngoài cấp thị thực theo đúng quy định và giúp đỡ, tạo điều kiện cho các đoàn Việt Nam hoạt động ở nước sở tại, nếu phát hiện những hoạt động sai trái chủ trương, đường lối hoặc có hành vi tiêu cực thì xử lý kịp thời theo thẩm quyền hoặc báo cáo về nước xin ý kiến.

- Cấp giấy chứng nhận cư trú, đi lại đối với người nước ngoài là cán bộ, nhân viên các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, kinh tế - thương mại của Chính phủ nước ngoài; đại diện các tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc... tại Việt Nam.

- Tổ chức theo dõi tình hình đoàn ra, đoàn vào thuộc diện "Nhà nước" và "hợp tác, kinh doanh" báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo định kỳ 6 tháng và cả năm.

Điều 7. Trách nhiệm của Bộ Nội vụ:

- Thẩm tra danh sách nhân dự của các đoàn "Nhà nước" và "hợp tác, kinh doanh" do các cơ quan đoàn thể, tổ chức kinh tế, xã hội cử ra nước ngoài, nếu phát hiện việc cử người không đủ tiêu chuẩn (quy định tại điểm B mục II, Quy chế số 37-QĐTW ngày 7 tháng 1 năm 1988 của Ban Bí thư) phải thông báo ngay cho Thủ trưởng cơ quan, đoàn thể, tổ chức kinh tế... cử người khác thay thế, trường hợp có ý kiến khác nhau giữa Bộ Nội vụ và cơ quan quản lý nhân sự thì phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

- Xét duyệt nhân sự (theo Quyết định số 48-CT ngày 24 tháng 2 năm 1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng), cấp hộ chiếu và thị thực cho công dân Việt Nam xuất cảnh về "việc riêng" trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Xem xét và trả lời kịp thời cho các cơ quan chủ quản về nhân sự là người nước ngoài xin vào Việt Nam, trừ những người là thành viên và tuỳ tùng trong các đoàn do Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ có quyết định mời vào.

- Phối hợp với các cơ quan chủ quản trong quản lý hoạt động, đi lại, cư trú của các đoàn khách nước ngoài tại nước ta, nếu phát hiện có hành vi vi phạm an ninh quốc gia phải phối hợp với cơ quan chủ quản và Bộ Ngoại giao để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời theo pháp luật, sau đó báo cáo Thủ tướng Chính phủ biết.

- Báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình quản lý người nước ngoài vào Việt Nam nói chung và quản lý người ra, vào về "việc riêng" theo định kỳ 6 tháng và cả năm.

Điều 8. Trách nhiệm của Bộ Tài chính:

- Quy định tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu cho đoàn ra, đoàn vào thuộc kinh phí ngân sách Nhà nước, quy định nguyên tắc và hướng dẫn chế độ chi tiêu cho các đoàn ra, đoàn vào thuộc kinh phí của các doanh nghiệp, bảo đảm yêu cầu hoạt động đối ngoại, tiết kiệm và hợp lý trong các loại đoàn.

- Tổng hợp dự toán kinh phí cho các đoàn ra, đoàn vào thuộc diện "Nhà nước" và một số đoàn "hợp tác, kinh doanh" (quy định tại khoản 2 Điều 2) trình Thủ tướng Chính phủ xét duyệt hạn mức kinh phí để phân bổ cho các cơ quan chủ quản đồng thời với việc phân bổ dự toán ngân sách hàng năm cho cơ quan đó.

- Kiểm tra việc chi tiêu cho đoàn ra, đoàn vào của các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể nhân dân và các doanh nghiệp, kể cả việc sử dụng nguồn tài chính xí nghiệp (nguồn vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước) và nguồn tài chính do nước ngoài và các tổ chức quốc tế đài thọ, nếu phát hiện trường hợp vi phạm cần xử lý kịp thời theo pháp luật và báo cáo Thủ tướng Chính phủ biết.

- Báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình chi tiêu cho đoàn ra, đoàn vào (từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp phát và nguồn tài chính doanh nghiệp Nhà nước) của từng cơ quan chủ quản theo định kỳ 6 tháng và cả năm.

- Chủ trì phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao quy định chế độ thu và phân phối sử dụng lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực; kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm chế độ thu và sử dụng lệ phí đã quy định.

Điều 9. Bản Quy chế này thay thế bản Quy dịnh kèm theo Nghị định số 184-HĐBT ngày 18 tháng 11 năm 1989 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 1993. Những văn bản quy định trước đây của Hội đồng Bộ trưởng về quản lý đoàn ra, đoàn vào trái với bản Quy chế này đều bãi bỏ.

Điều 10. Bộ trưởng các Bộ Ngoại giao, Nội vụ, Tài chính theo chức năng được phân công chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác