22478

Nghị định 111/2007/NĐ-CP về tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập, công ty mẹ là công ty nhà nước theo hình thức công ty mẹ - công ty con hoạt động theo Luật doanh nghiệp

22478
LawNet .vn

Nghị định 111/2007/NĐ-CP về tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập, công ty mẹ là công ty nhà nước theo hình thức công ty mẹ - công ty con hoạt động theo Luật doanh nghiệp

Số hiệu: 111/2007/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 26/06/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 18/07/2007 Số công báo: 474-475
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 111/2007/NĐ-CP
Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ
Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 26/06/2007
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 18/07/2007
Số công báo: 474-475
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 111/2007/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 26 tháng 6 năm 2007

 

NGHỊ ĐỊNH

VỀ TỔ CHỨC, QUẢN LÝ TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC VÀ CHUYỂN ĐỔI TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC, CÔNG TY NHÀ NƯỚC ĐỘC LẬP, CÔNG TY MẸ LÀ CÔNG TY NHÀ NƯỚC THEO HÌNH THỨC CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON HOẠT ĐỘNG THEO LUẬT DOANH NGHIỆP

CHÍNH PHỦ

Căn cử Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vị điều chỉnh

Nghị định này quy định về:

1. Tổ chức, quản lý tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư thành lập, tổng công ty do các công ty tự đầu tư thành lập trong thời gian chưa chuyển đổi sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

2. Chuyển đổi tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư thành lập, tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập, công ty nhà nước độc lập sang hình thức công ty mẹ - công ty con hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

3. Hình thức công ty mẹ - công ty con với công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng Nghị định này bao gồm:

1. Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập.

2. Tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập.

3. Công ty nhà nước là công ty mẹ của tổng công ty theo hình thức công ty mẹ - công ty con và tập đoàn kinh tế.

4. Công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Điều 3. Quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu Nhà nước đối với tổng công ty nhà nước, công ty mẹ do Nhà nước làm chủ sở hữu

Tổng công ty nhà nước, công ty mẹ do Nhà nước làm chủ sở hữu trong hình thức công ty mẹ - công ty con, công ty mẹ thuộc tập đoàn kinh tế chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước các cấp theo quy định của pháp luật và quản lý của đại diện chủ sở hữu theo sự phân công, phân cấp của Chính phủ.

Chương 2:

TỔNG CÔNG TY DO NHÀ NƯỚC QUYẾT ĐỊNH ĐẨU TƯ VÀ THÀNH LẬP

Điều 4. Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập

1. Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập là hình thức liên kết, tập hợp các công ty thành viên hạch toán độc lập và các đơn vị thành viên khác theo quy định của pháp luật, có mối quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác, hoạt động trong một hoặc một số chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật chính nhằm tăng cường tích tụ, tập trung vốn và chuyên môn hoá kinh doanh của các đơn vị thành viên và toàn tổng công ty.

2. Tổng công ty có tư cách pháp nhân, có tên riêng, có con dấu, có bộ máy quản lý và điều hành, có trụ sở chính trong nước, có quyền và nghĩa vụ của công ty nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước, hoạt động theo điều lệ của tổng công ty và các quy định của pháp luật.

3. Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập bao gồm tổng công ty được tổ chức lại từ tổng công ty thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995 và tổng công ty được thành lập mới theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003. Việc tổ chức lại tổng công ty thực hiện theo quy định của Chính phủ về tổ chức lại, giải thể công ty nhà nước.

Điều 5. Điều kiện tổ chức tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập

Điều kiện tổ chức tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập theo quy định tại Điều 48 của Luật Doanh nghiệp nhà nước và quy định do Chính phủ ban hành.

Điều 6. Đơn vị thành viên tổng công ty

1. Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập có các đơn vị thành viên do tổng công ty đầu tư toàn bộ vốn điều lệ, các đơn vị thành viên do tổng công ty nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối.

2. Các đơn vị do tổng công ty đầu tư toàn bộ vốn điều lệ bao gồm:

a) Công ty thành viên hạch toán độc lập hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, Nghị định này và Điều lệ tổng công ty trong thời gian chưa chuyển sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

b) Đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc và đơn vị sự nghiệp hoạt động theo phân cấp của tổng công ty theo quy định tại Điều lệ tổng công ty.

c) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổng công ty làm chủ sở hữu được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

d) Các doanh nghiệp do tổng công ty đầu tư toàn bộ vốn điều lệ được thành lập ở nước ngoài, tổ chức và hoạt động theo pháp luật nước sở tại.

đ) Tùy theo quy mô và nhu cầu kinh doanh, tổng công ty có thề có công ty tài chính được tổ chức và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, theo Điều lệ tổng công ty và các quy định của pháp luật có liên quan.

3. Các đơn vị thành viên do tổng công ty nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối bao gồm:

a) Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có cổ phần, vốn góp chi phối của tổng công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

b) Các doanh nghiệp do tổng công ty giữ cổ phần, vốn góp chi phối được thành lập ở nước ngoài, tổ chức và hoạt động theo pháp luật của nước sở tại.

Ngoài các đơn vị thành viên quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, tổng công ty có thể góp vốn không chi phối vào các công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty ở nước ngoài.

Điều 7. Vốn, tài sản và tài chính tổng công ty

1. Vốn, tài sản và tài chính của tổng công ty:

a) Vốn của tổng công ty bao gồm vốn do Nhà nước đầu tư tại tổng công ty, vốn do tổng công ty tự huy động và các loại vốn khác theo quy định pháp luật.

b) Vốn điều lệ của tổng công ty là số vốn Nhà nước đầu tư và ghi trong điều lệ tổng công ty, bao gồm: vốn nhà nước đầu tư ban đầu, đầu tư bổ sung và vốn tự tích luỹ được hạch toán tập trung ở tổng công ty; vốn nhà nước ở công ty thành viên hạch toán độc lập; phần vốn nhà nước do tổng công ty đầu tư và do Nhà nước trực tiếp đầu tư tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty ở nước ngoài và giao cho tổng công ty quản lý. Khi có sự tăng giảm vốn điều lệ, tổng công ty phải điều chỉnh kịp thời trong bảng tổng kết tài sản và đăng ký bổ sung vốn điều lệ.

c) Tài sản của tổng công ty bao gồm: tài sản cố định và tài sản lưu động được hình thành từ vốn điều lệ của tổng công ty, vốn vay và các nguồn vốn hợp pháp khác do tổng công ty quản lý và sử dụng.

d) Giá trị quyền sử dụng đất được tính vào vốn của tổng công ty theo quy định của pháp luật.

đ) Vốn ngân sách nhà nước chỉ được đầu tư thông qua tổng công ty. Căn cứ vào nhu cầu và hiệu quả kinh doanh, tổng công ty có quyền quyết định đầu tư, điều chỉnh vốn đầu tư hoặc quyết định không đầu tư vào đơn vị thành viên và các doanh nghiệp khác.

e) Lợi nhuận của tổng công ty bao gồm: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ các hoạt động đầu tư tài chính và lợi nhuận từ các hoạt động khác của tổng công ty.

g) Các quỹ của tổng công ty bao gồm : quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ khác theo quy định của pháp luật.

2. Các quy định cụ thể về vốn, tài sản và tài chính của tổng công ty thực hiện theo quy chế tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác do Chính phủ ban hành.

Điều 8. Cơ cấu tổ chức quản lý tổng công ty

1. Tổng công ty có cơ cấu tổ chức quản lý gồm: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc.

2. Công ty thành viên hạch toán độc lập có cơ cấu tổ chức quản lý gồm: Giám đốc, các Phó giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tiêu chuẩn của Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, bộ máy giúp việc theo quy định tại Mục I Chương IV của Luật Doanh nghiệp nhà nước và theo Nghị định này.

3. Đơn vị sự nghiệp và đơn vị hạch toán phụ thuộc của tổng công ty có cơ cấu tổ chức quản lý theo quy chế do Hội đồng quản trị tổng công ty phê duyệt.

4. Công ty tài chính có cơ cấu tổ chức quản lý theo pháp luật có liên quan về công ty tài chính và điều lệ hoạt động do Hội đồng quản trị tổng công ty thông qua, được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y.

5. Đơn vị thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổng công ty làm chủ sở hữu, công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên, công ty cổ phần có cơ cấu tổ chức quản lý theo quy định của pháp luật về loại hình đơn vị thành viên đó.

Điều 9. Hội đồng quản trị tổng công ty

1. Hội đồng quản trị có chức năng theo quy định tại Điều 29 của Luật Doanh nghiệp nhà nước; đại diện chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổng công ty làm chủ sở hữu, công ty thành viên hạch toán độc lập; đại diện phần vốn góp của tổng công ty ở doanh nghiệp khác.

2. Hội đồng quản trị sử dụng văn phòng, các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ của tổng công ty và một bộ phận thường trực với biên chế không quá 5 người để tham mưu, giúp việc cho mình. Bộ phận thường trực thực hiện nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng quản trị tổng công ty phân công.

3. Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Hội đồng quản trị như sau:

a) Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại khoản 1, các điểm b, c, d, e, g khoản 2, các khoản 3, 4 và 5 Điều 30 của Luật Doanh nghiệp nhà nước.

b) Quyết định chiến lược, kế hoạch dài hạn, kế hoạch kinh doanh hàng năm, ngành nghề kinh doanh của tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập, đơn vị hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổng công ty làm chủ sở hữu, công ty tài chính (nếu có); quyết định phương án phối hợp kinh doanh của các đơn vị thành viên do tổng công ty sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối.

c) Quyết định sử dụng vốn của tổng công ty để đầu tư thành lập đơn vị thành viên do tổng công ty sở hữu toàn bộ vốn điều lệ và mua cổ phần, góp vốn vào doanh nghiệp khác nhưng không vượt quá mức vốn đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng quản trị quy định tại điểm b khoản 2 Điều 30 của Luật Doanh nghiệp nhà nước và quy định của pháp luật có liên quan; quyết định tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu đối với các công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổng công ty làm chủ sở hữu có mức vốn không vượt quá mức quy định cho Hội đồng quản trị trong đầu tư thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; quyết định tiếp nhận doanh nghiệp tự nguyện tham gia làm đơn vị thành viên của tổng công ty theo quy định của pháp luật.

d) Quyết định tăng vốn điều lệ, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổng công ty là chủ sở hữu cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định tại Điều 64 của Luật Doanh nghiệp.

đ) Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý của công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty tài chính (nếu có) theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng. Quyết định áp dụng cơ cấu tổ chức quản lý Hội đồng thành viên hay Chủ tịch công ty của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, số lượng, cơ cấu thành viên Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và quyết định mức thù lao hoặc lương đối với thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, kiểm soát viên của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổng công ty làm chủ sở hữu.

e) Quyết định việc cử người đại diện phần vốn góp của tổng công ty ở doanh nghiệp khác theo đề nghị của Tổng giám đốc. Hội đồng quản trị không thực hiện quyền hạn, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với phần vốn góp của công ty thành viên ở các công ty khác.

g) Phê duyệt điều lệ của công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổng công ty làm chủ sở hữu; phê duyệt quy chế hoạt động của đơn vị hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp; thông qua dự thảo điều lệ của công ty tài chính (nếu có) trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y.

h) Thông qua báo cáo tài chính hàng năm của tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tổng công ty làm chủ sở hữu và báo cáo tài chính hợp nhất của toàn tổng công ty; phê duyệt phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế của công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổng công ty làm chủ sở hữu.

i) Kiểm tra, giám sát Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty và Tổng giám đốc (Giám đốc), kiểm soát viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổng công ty làm chủ sở hữu, Giám đốc các đơn vị thành viên là công ty thành viên hạch toán độc lập, đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp, công ty tài chính (nếu có) và người đại diện phần vốn góp của tổng công ty ở doanh nghiệp khác trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp và Nghị định này.

k) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo điều lệ tổng công ty và pháp luật có liên quan.

4. Chủ tịch Hội đồng quản trị có quyền hạn và nhiệm vụ theo quy định tại Điều 33 của Luật Doanh nghiệp nhà nước. Chủ tịch Hội đồng quản trị và thành viên Hội đồng quản trị có nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định tại Điều 43 của Luật Doanh nghiệp nhà nước, được tham gia quản lý công ty khác khi đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 36 của Luật Doanh nghiệp nhà nước.

5. Chế độ làm việc của Hội đồng quản trị theo quy định tại Điều 34 của Luật Doanh nghiệp nhà nước.

6. Tiêu chuẩn, cơ cấu thành viên, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, thay thế thành viên Hội đồng quản trị thực hiện theo quy định tại các Điều 31, 32 của Luật Doanh nghiệp nhà nước và quy định pháp luật có liên quan. Quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

7. Chế độ lương, thưởng của Hội đồng quản trị thực hiện theo quy định tại Điều 35 của Luật Doanh nghiệp nhà nước, quy định của Chính phủ và các quy định khác của pháp luật về chế độ tiền lương, tiền thưởng và chế độ trách nhiệm đối với thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Giám đốc công ty nhà nước; các quy định pháp luật về chế độ tiền lương và quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong công ty nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan.

Điều 10. Ban kiểm soát tổng công ty

1. Hội đồng quản trị thành lập Ban kiểm soát gồm từ 3 đến 5 thành viên.

Hội đồng quản trị quyết định cử 1 thành viên Hội đồng quản trị làm Trưởng ban kiểm soát. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc không được kiêm Trưởng ban kiểm soát. Các thành viên khác của Ban kiểm soát do Hội đồng quản trị lựa chọn, bổ nhiệm và miễn nhiệm, trong đó có 1 thành viên do tổ chức Công đoàn của tổng công ty cử.

Thành viên Ban kiểm soát phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật Doanh nghiệp nhà nước.

2. Nhiệm kỳ của thành viên Ban kiểm soát theo nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị. Thành viên Ban kiểm soát được hưởng tiền lương, tiền thưởng do Hội đồng quản trị quyết định theo quy định của pháp luật về chế độ lương, thưởng và Luật Doanh nghiệp nhà nước.

3. Ban kiểm soát hoạt động theo quy chế do Hội đồng quản trị phê duyệt, có nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm sau đây:

a) Kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán, báo cáo tài chính và việc chấp hành Điều lệ tổng công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với các đơn vị thành viên do tổng công ty đầu tư toàn bộ vốn điều lệ.

b) Thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng quản trị giao, báo cáo Hội đồng quản trị định kỳ hàng tháng, quý, năm và theo vụ việc về kết quả kiểm tra, giám sát của mình; kịp thời phát hiện và báo cáo Hội đồng quản trị về những hoạt động không bình thường, trái với quy định về quản trị doanh nghiệp hoặc có dấu hiệu vị phạm pháp luật.

c) Không được tiết lộ kết quả kiểm tra, giám sát khi chưa được Hội đồng quản trị cho phép; chịu trách nhiệm trước Hột đồng quản trị và trước pháp luật về các hành vị cố ý bỏ qua hoặc bao che cho các vị phạm.

d) Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về toàn bộ hoạt hoạt động của Ban kiểm soát.

Điều 11. Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc

1. Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động hàng ngày của tổng công ty theo mục tiêu, kế hoạch, phù hợp với Điều lệ tổng công ty và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

Tổng giám đốc có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 41 của Luật Doanh nghiệp nhà nước và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây đối với các đơn vị thành viên:

a) Xây dựng phương án phối hợp kinh doanh giữa các đơn vị thành viên trình Hội đồng quản trị; tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp kinh doanh chung, kế hoạch đầu tư giữa các đơn vị thành viên.

b) Kiểm tra các đơn vị thành viên thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, đơn giá quy định trong nội bộ tổng công ty.

c) Quyết định tuyển chọn, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng hoặc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, quyết định mức lương và phụ cấp đối với: Giám đốc, Kế toán trưởng công ty thành viên hạch toán độc lập, đơn vị sự nghiệp của tổng công ty sau khi có sự phê duyệt của Hội đồng quản trị; Phó giám đốc công ty thành viên hạch toán độc lập, đơn vị sự nghiệp của tổng công ty theo đề nghị của Giám đốc các đơn vị này.

d) Đề nghị Hội đồng quản trị quyết định cử người đại diện phần vốn góp của tổng công ty ở doanh nghiệp khác.

2. Phó tổng giám đốc do Tổng giám đốc đề nghị để Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật, quyết định mức lương. Phó tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc điều hành tổng công ty theo phân công và uỷ quyền của Tổng giám đốc; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc uỷ quyền.

3. Kế toán trưởng tổng công ty do Tổng giám đốc đề nghị để Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật, quyết định mức lương. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán của tổng công ty; giúp Tổng giám đốc giám sát tài chính tại tổng công ty theo pháp luật về tài chính, kế toán; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc uỷ quyền.

4. Tiêu chuẩn Tổng giám đốc; việc tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, kế toán trưởng; nghĩa vụ và trách nhiệm của Tổng giám đốc, quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý và điều hành tổng công ty, thực hiện theo các Điều 24, 40, 42 và 43 của Luật Doanh nghiệp nhà nước.

5. Văn phòng và các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công việc.

6. Chế độ lương, thưởng của Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng thực hiện theo quy định tại khoản 11 Điều 41 của Luật Doanh nghiệp nhà nước; quy định của Chỉnh phủ về chế độ tiền lương, tiền thưởng và chế độ trách nhiệm đối với thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Giám đốc công ty nhà nước; quy định pháp luật về chế độ tiền lương, quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong công ty nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan. Chế độ thanh quyết toán tiền lương, tiền thưởng của Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng theo quy định tại khoản 10 Điều 26 của Luật Doanh nghiệp nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan.

Chế độ trách nhiệm gắn với tiền lương, tiền thưởng của Tổng giám đốc được thực hiện theo quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 43 của Luật Doanh nghiệp nhà nước.

Điều 12. Công ty thành viên hạch toán độc lập và quan hệ giữa tổng công ty với công ty thành viên hạch toán độc lập

Công ty thành viên hạch toán độc lập là đơn vị thành viên của tổng công ty, có tư cách pháp nhân, có quyền tự chủ trong kinh doanh và chịu sự ràng buộc về quyền, nghĩa vụ với tổng công ty như sau:

1. Vốn của công ty thành viên hạch toán độc lập bao gồm: vốn do tổng công ty đầu tư tại công ty, vốn do công ty tự huy động và các nguồn vốn khác theo quy định pháp luật.

Đối với doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995 mà sau khi sắp xếp lại được chuyển thành công ty thành viên hạch toán độc lập, thì phần vốn nhà nước tại các công ty này được chuyển thành vốn do tổng công ty đầu tư tại công ty, tổng công ty là chủ sở hữu đối với công ty thành viên hạch toán độc lập.

2. Công ty thành viên hạch toán độc lập có các quyền sau đây đối với vốn và tài sản của công ty: quản lý và chủ động sử dụng số vốn của công ty và tổng công ty đầu tư; chiếm hữu, sử dụng vốn, tài sản của công ty để kinh doanh, thực hiện các lợi ích hợp pháp từ vốn và tài sản của công ty; định đoạt đối với vốn, tài sản của công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước, Nghị định này và theo pháp luật có liên quan; sử dụng và quản lý các tài sản Nhà nước giao, cho thuê là đất đai, tài nguyên theo quy định của pháp luật về đất đai, tài nguyên.

Tổng công ty không điều chuyển vốn của mình đầu tư tại công ty thành viên hạch toán độc lập và vốn, tài sản của công ty thành viên này theo phương thức không thanh toán, trừ trường hợp quyết định tổ chức lại công ty thành viên hạch toán độc lập hoặc thực hiện mục tiêu cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.

3. Khi được Nhà nước yêu cầu, đặt hàng hoặc tham gia đấu thầu thực hiện hoạt động công ích, công ty có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 19 của Luật Doanh nghiệp nhà nước.

4. Công ty thành viên hạch toán độc lập chịu sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ với tổng công ty như sau:

a) Thực hiện kế hoạch kinh doanh chung của tổng công ty; thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của tổng công ty giao trên cơ sở hợp đồng kinh tế với tổng công ty; chịu trách nhiệm về hiệu quả các hoạt động kinh doanh phối hợp với tổng công ty; được tự chủ ký kết các hợp đồng kinh tế và thực hiện các hợp đồng kinh tế do tổng công ty ký kết và giao lại.

b) Quyết định các dự án đầu tư tại công ty và đầu tư, góp vốn vào công ty khác theo phân cấp của tổng công ty; tham gia các hình thức đầu tư cùng tổng công ty hoặc được tổng công ty giao tổ chức thực hiện các dự án đầu tư theo kế hoạch của tổng công ty trên cơ sở hợp đồng ký kết với tổng công ty.

c) Chịu trách nhiệm trước tổng công ty về hiệu quả sử dụng vốn và các nguồn lực do tổng công ty đầu tư, bảo toàn và phát triển vốn tổng công ty đầu tư và vốn do công ty tự huy động; chịu trách nhiệm trước tổng công ty về việc sử dụng vốn để đầu tư thành lập doanh nghiệp khác; tự chịu trách nhiệm dân sự bằng toàn bộ tài sản của mình; định kỳ đánh giá lại tài sản của công ty theo quy định của Chính phủ và điều lệ tổng công ty.

Tổng công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty thành viên hạch toán độc lập trong phạm vị số vốn điều lệ của công ty.

d) Có quyền đề nghị tổng công ty quyết định hoặc được tổng công ty uỷ quyền quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, sáp nhập các đơn vị hạch toán phụ thuộc và quyết định bộ máy quản lý của các đơn vị hạch toán phụ thuộc.

đ) Xây dựng, áp dụng các định mức lao động, vật tư, đơn giá tiền lương và chi phí khác trên cơ sở bảo đảm hiệu quả kinh doanh của công ty, phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ tổng công ty.

e) Sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, chuyển lỗ theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật, trích lập quỹ dự phòng tài chính, phần lợi nhuận còn lại được phân chia theo vốn tổng công ty đầu tư và vốn của công ty tự huy động. Phần lợi nhuận phân chia theo vốn tổng công ty đầu tư được dùng để tái đầu tư tăng vốn nhà nước tại công ty hoặc hình thành quỹ tập trung của tổng công ty theo quy định của Chính phủ. Phần lợi nhuận phân chia theo vốn công ty tự huy động được trích một phần vào quỹ đầu tư phát triển của công ty theo tỷ lệ do Chính phủ quy định; phần còn lại do công ty tự quyết định việc phân phối vào quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi.

g) Công ty có nghĩa vụ kinh doanh có lãi, đảm bảo chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn tổng công ty đầu tư do tổng công ty giao; đăng ký, kê khai và nộp đủ thuế, thực hiện nghĩa vụ đối với tổng công ty và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

h) Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán và báo cáo tài chính, báo cáo thống kê theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu của tổng công ty; chịu sự giám sát, kiểm tra của tổng công ty; định kỳ báo cáo chính xác, đầy đủ các thông tin về công ty và báo cáo tài chính của công ty với tổng công ty; tuân thủ các quy định về thanh tra của cơ quan tài chính và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

i) Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước và pháp luật có liên quan.

Điều 13. Quan hệ giữa tổng công ty với đơn vị sự nghiệp, đơn vị hạch toán phụ thuộc và công ty tài chính của tổng công ty

1. Đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ phân cấp hạch toán do tổng công ty quy định; được tạo nguồn thu từ việc thực hiện các hợp đồng cung cấp dịch vụ, nghiên cứu khoa học và đào tạo chuyển giao công nghệ với các đơn vị trong và ngoài tổng công ty. Đơn vị sự nghiệp hoạt động theo điều lệ hoặc quy chế do Hội đồng quản trị tổng công ty phê duyệt.

2. Đơn vị hạch toán phụ thuộc tổng công ty có quyền chủ động ký kết các hợp đồng kinh tế, thực hiện các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính, tổ chức và nhân sự theo phân cấp của tổng công ty quy định trong điều lệ hoặc quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị này do Hội đồng quản trị tổng công ty phê chuẩn. Tổng công ty chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính phát sinh đối với các cam kết của các đơn vị này.

3. Công ty tài chính của tổng công ty được tổ chức, hoạt động và quan hệ với tổng công ty theo pháp luật về tổ chức tín dụng, hướng dẫn của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Điều lệ hoạt động do Hội đồng quản trị tổng công ty thông qua và được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y.

Điều 14. Quan hệ giữa tổng công ty với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổng công ty làm chủ sở hữu

Tổng công ty thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổng công ty là chủ sở hữu theo quy định tại khoản 1 Điều 64, Điều 65 và Điều 66 của Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của công ty, quy định của Chính phủ và quy định khác của pháp luật.

Điều 15. Quan hệ giữa tổng công ty với công ty có cổ phần chi phối, vốn góp chi phối của từng công ty

1. Các công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của tổng công ty được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, các quy định pháp luật có liên quan và điều lệ của công ty. Tổng công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cổ đông hoặc thành viên góp vốn chi phối tại công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

2. Tổng công ty thực hiện việc quản lý cổ phần, vốn góp chi phối của mình tại các doanh nghiệp khác theo quy định tại Điều 58 của Luật Doanh nghiệp nhà nước và quy định của Chính phủ về quản lý vốn cổ phần, vốn góp chi phối và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác.

Điều 16. Quan hệ giữa tổng công ty với công ty có cổ phần, vốn góp không chi phối của tổng công ty

1. Các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty ở nước ngoài có cổ phần, vốn góp của tổng công ty chiếm từ 50% vốn điều lệ trở xuống, thì không là đơn vị thành viên của tổng công ty và không do tổng công ty chi phối.

2. Các công ty có cổ phần, vốn góp không chi phối của tổng công ty được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Luật Đoanh nghiệp, các quy định pháp luật có liên quan và điều lệ của công ty. Tổng công ty thực hiện việc quản lý cổ phần, vốn góp của mình tại các công ty này theo quy định tại Điều 59 của Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp và quy định của Chính phủ về quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác.

Điều 17. Trách nhiệm của tổng công ty

1. Tổng công ty không được lạm dụng vị thế của công ty nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ hoặc giữ cổ phần, vốn góp chi phối đối với các đơn vị thành viên là công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổng công ty làm chủ sở hữu, công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của tổng công ty, làm tổn hại đến lợi ích của các đơn vị thành viên, các chủ nợ và các bên có liên quan.

Tổng công ty không được có những quy định trong Điều lệ của công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổng công ty làm chủ sở hữu làm tổn hại đến lợi ích của công ty đó, các chủ nợ và các bên liên quan.

2. Trường hợp thực hiện các hành vị sau đây mà không có sự thoả thuận với đơn vị thành viên nêu tại khoản 1 Điều này gây thiệt hại đối với các đơn vị thành viên đó, thì tổng công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho đơn vị thành viên và các bên liên quan:

a) Buộc đơn vị thành viên phải ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế không bình đẳng và bất lợi đối với đơn vị thành viên.

b) Điều chuyển vốn, tài sản của các đơn vị thành viên, gây thiệt hại cho đơn vị thành viên bị điều chuyển.

c) Điều chuyển một số hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có lãi từ đơn vị thành viên này sang đơn vị thành viên khác không có sự thoả thuận với đơn vị thành viên bị điều chuyển, dẫn đến đơn vị thành viên bị điều chuyển bị lỗ hoặc lợi nhuận bị giảm sút nghiêm trọng.

d) Quyết định các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đối với đơn vị thành viên trái với điều lệ và pháp luật; giao nhiệm vụ cho đơn vị thành viên thực hiện không dựa trên cơ sở ký kết hợp đồng kinh tế với các đơn vị này.

đ) Buộc đơn vị thành viên cho tổng công ty hoặc đơn vị thành viên khác vay vốn với lãi suất thấp, điều kiện vay và thanh toán không hợp lý hoặc phải cung cấp các khoản tiền vay để tổng công ty hoặc đơn vị thành viên khác thực hiện các hợp đồng kinh tế có nhiều rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của đơn vị thành viên.

Chương 3:

TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP THEO HÌNH THỨC CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON

MỤC 1:

HÌNH THỨC CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON VỚI CÔNG TY MẸ LÀ CÔNG TY NHÀ NƯỚC

Điều 18. Đối tượng và thời hạn áp dụng hình thức công ty mẹ - công ty con với công ty mẹ là công ty nhà nước

Quy định về hình thức công ty mẹ - công ty con với công ty mẹ là công ty nhà nước nêu tại Mục này chỉ áp dụng đối với các tổng công ty nhà nước, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập đã chuyển đổi sang hình thức công ty mẹ - công ty con theo Nghị định số 153/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2004 của Chính phủ về tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Thời hạn áp dụng từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành đến ngày 01 tháng 7 năm 2010.

Điều 19. Tổng công ty theo hình thức công ty mẹ - công ty con với công ty mẹ là công ty nhà nước

1. Tổng công ty theo hình thức công ty mẹ - công ty con là hình thức liên kết và chi phối lẫn nhau bằng đầu tư, góp vốn, bí quyết công nghệ, thương hiệu hoặc thị trường giữa các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, trong đó có một công ty nhà nước giữ quyền chi phối các doanh nghiệp thành viên khác (gọi tắt là công ty mẹ) và các doanh nghiệp thành viên khác bị công ty mẹ chi phối (gọi tắt là công ty con) hoặc có một phần vốn góp không chi phối của công ty mẹ (gọi tắt là công ty liên kết).

2. Tổ hợp công ty mẹ và các công ty con không có tư cách pháp nhân. Công ty mẹ có tư cách pháp nhân, có tên gọi riêng, có con dấu, có bộ máy quản lý và điều hành, có trụ sở chính trong nước.

Điều 20. Cơ cấu của tổng công ty theo hình thức công ty mẹ - công ty con với công ty mẹ là công ty nhà nước

Tổng công ty theo hình thức công ty mẹ - công ty con hoạt động theo  Nghị định này có cơ cấu như sau:

1. Công ty mẹ là công ty nhà nước, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước và Nghị định này; được hình thành từ việc chuyển đổi, tổ chức tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty, công nhà nước độc lập hoặc trên cơ sở một công ty đầu tư, mua cổ phần, góp vốn và các nguồn lực khác vào các công ty con, công ty liên kết.

2. Các công ty con:

a) Các công ty có vốn góp chi phối của công ty mẹ gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty ở nước ngoài.

b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do công ty mẹ làm chủ sở hữu.

Nếu trong cơ cấu của tổng công ty theo hình thức công ty mẹ - công ty con có loại công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì phải có thêm loại công ty con theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

3. Công ty mẹ có thể có các công ty liên kết là các công ty có vốn góp không chi phối của công ty mẹ, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty ở nước ngoài.

Điều 21. Chức năng, cơ cấu quản lý của công ty mẹ là công ty nhà nước

1. Công ty mẹ có chức năng trực tiếp sản xuất kinh doanh và đầu tư tài chính vào doanh nghiệp khác hoặc chỉ thực hiện việc đầu tư tài chính vào doanh nghiệp khác. Công ty mẹ có các quyền, nghiã vụ của công ty nhà nước quy định tại Chương III của Luật Doanh nghiệp nhà nước; thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông tại các công ty con và công ty liên kết.

2. Công ty mẹ có cơ cấu quản lý gồm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc. Bộ máy quản lý của công ty mẹ là bộ máy của tổng công ty.

Điều 22. Hội đồng quản trị của công ty mẹ là công ty nhà nước

1. Hội đồng quản trị công ty mẹ có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn như Hội đồng quản trị của tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập; có chế độ làm việc, cơ cấu thành viên, thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại khoản 1, điểm a khoản 3, các khoản 4, 5 và 6 Điều 9 Nghị định này và các nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể sau đây:

a) Quyết định chiến lược, kế hoạch dài hạn, kế hoạch kinh doanh hàng năm, ngành, nghề kinh doanh của công ty mẹ, đơn vị hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp của công ty mẹ; quyết định phương án phối hợp kinh doanh của công ty mẹ với các công ty con.

b) Quyết định sử dụng vốn của công ty mẹ để đầu tư thành lập công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và mua cổ phần, góp vốn vào doanh nghiệp khác nhưng không vượt quá mức vốn đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng quản trị quy định tại điểm b khoản 2 Điều 30 của Luật Doanh nghiệp nhà nước và quy định của pháp luật có liên quan; quyết định tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu đối với công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có quy mô vốn không vượt quá mức quy định cho Hội đồng quản trị trong đầu tư thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

c) Quyết định tăng vốn điều lệ, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do công ty mẹ là chủ sở hữu cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định tại Điều 64 của Luật Doanh nghiệp.

d) Quyết định áp dụng cơ cấu tổ chức quản lý Hội đồng thành viên hay Chủ tịch công ty của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, số lượng, cơ cấu thành viên Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và quyết định mức thù lao hoặc lương đối với thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, kiểm soát viên của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Hội đồng thành viên không thực hiện quyền hạn, nghiã vụ của chủ sở hữu đối với phần vốn góp của công ty con ở các công ty khác.

đ) Thực hiện quyền hạn, nghĩa vụ của cổ đông, thành viên ở các công ty có cổ phần, vốn góp của công ty mẹ.

e) Thông qua báo cáo tài chính hàng năm của công ty mẹ, của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh hàng năm và báo cáo tổng hợp công tác quản lý, điều hành của các doanh nghiệp trong hình thức công ty mẹ - công ty con; phê duyệt phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

g) Kiểm tra, giám sát Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty và Tổng giám đốc (Giám đốc), kiểm soát viên của công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Giám đốc các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp; người đại diện phần vốn góp của công ty mẹ ở doanh nghiệp khác trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp và Nghị định này.

h) Thực hiện quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của điều lệ công ty mẹ và pháp luật có liên quan.

2. Chế độ lương, thưởng của Hội đồng quản trị thực hiện theo quy định  tại khoản 7 Điều 9 Nghị định này.

Điều 23. Ban kiểm soát công ty mẹ là công ty nhà nước

Ban kiểm soát do Hội đồng quản trị công ty mẹ thành lập, có cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ, chế độ hoạt động theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.

Điều 24. Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc

1. Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc công ty mẹ có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 11 Nghị định này:

2. Chế độ lương, thưởng của Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 11 Nghị định này.

Điều 25. Quan hệ giữa công ty mẹ là công ty nhà nước và công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

1. Công ty mẹ là chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do công ty mẹ thành lập mới hoặc được chuyển đổi từ công ty nhà nước độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty. Công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu han một thành viên theo quy định tại Điều 64, Điều 65 và Điều 66 Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của công ty và các quy định của Chính phủ về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, quy định của Chính phủ về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và các quy định pháp luật có liên quan.

Điều 26. Quan hệ giữa công ty mẹ là công ty nhà nước và công ty con là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty ở nước ngoài

1. Công ty con là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty ở nước ngoài có cổ phần, vốn góp chi phối của công ty mẹ, được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, pháp luật nước ngoài và các quy định pháp luật có liên quan.

2. Công ty mẹ thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cổ đông, thành viên, bên liên doanh, bên góp vốn chi phối theo quy định của pháp luật và Điều lệ của công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của công ty mẹ.

3. Công ty mẹ trực tiếp quản lý cổ phần, vốn góp chi phối ở công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty ở nước ngoài; có quyền và nghĩa vụ đối với cổ phần, vốn góp chi phối theo quy định tại Điều 58 của Luật Doanh nghiệp nhà nước.

Điều 27. Quan hệ giữa công ty mẹ là công ty nhà nước với công ty liên kết

Công ty mẹ thực hiện việc quản lý phần vốn góp của mình ở công ty liên kết theo quy định tại Điều 59 của Luật Doanh nghiệp nhà nước.

Điều 28. Trách nhiệm của công ty mẹ là công ty nhà nước

Trách nhiệm của công ty mẹ đối với các công ty con trong trường hợp công ty mẹ lạm dụng vị thế nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ hoặc giữ cổ phần, vốn góp chi phối làm tổn hại đến lợi ích của công ty con, các chủ nợ và các bên có liên quan, thực hiện như đối với tổng công ty quy định tại Điều 17 Nghị định này.

MỤC 2:
HÌNH THỨC CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON VỚI CÔNG TY MẸ LÀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN DO NHÀ NƯỚC LÀM CHỦ SỞ HỮU

Điều 29. Đối tượng áp dụng hình thức công ty mẹ - công ty con với công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu

1. Tổng công ty nhà nước, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập tổ chức lại, chuyển đổi theo hình thức công ty mẹ - công ty con, trong đó công ty mẹ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

2. Công ty nhà nước thuộc diện phải chuyển sang hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu; đang là công ty mẹ của: tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập, tổ hợp công ty mẹ - công ty con, tập đoàn kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thực hiện đầu tư, mua cổ phần, góp vốn vào các doanh nghiệp khác và giữ vai trò là công ty mẹ của các doanh nghiệp đó theo khoản 15 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp.

Điều 30. Công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

1. Công ty mẹ thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức quy định tại Mục II Chương III Luật Doanh nghiệp.

2. Công ty mẹ có chức năng trực tiếp sản xuất kinh doanh và đầu tư tài chính vào doanh nghiệp khác hoặc chỉ thực hiện việc đầu tư tài chính vào doanh nghiệp khác.

3. Căn cứ vào đặc điểm, quy mô, số lượng công ty con hoạt động tại các địa bàn trong và ngoài nước, chủ sở hữu công ty quyết định cơ cấu tổ chức quản lý của công ty mẹ theo mô hình Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc), Kiểm soát viên hoặc mô hình Chủ tịch công ty, Giám đốc, Kiểm soát viên.

Điều 31. Công ty con, công ty liên kết

1. Công ty con là các công ty đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

a) Do công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ.

b) Do công ty mẹ nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối (trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông đã phát hành của công ty).

c) Do công ty mẹ trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) của công ty.

d) Điều lệ của công ty do công ty mẹ quyết định sửa đổi, bổ sung.

2. Các công ty con có thể tổ chức theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty con ở nước ngoài; hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, pháp luật nước ngoài, các quy định pháp luật có liên quan và điều lệ của công ty.

3. Công ty mẹ có thể có các công ty liên kết là các công ty tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty ở nước ngoài theo Luật Doanh nghiệp, pháp luật nước ngoài và các quy định pháp luật có liên quan. Các công ty liên kết là các công ty không thuộc diện quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có mối quan hệ gắn bó lâu dài về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường, các dịch vụ kinh doanh khác với công ty mẹ.

Điều 32. Quan hệ giữa công ty mẹ với công ty con, công ty liên kết

1. Công ty mẹ thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do công ty mẹ làm chủ sở hữu theo quy định tại khoản 1 Điều 39, khoản 1 Điều 64, Điều 65 và Điều 66 của Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của công ty và các quy định của Chính phủ về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

2. Công ty mẹ trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ của cổ đông hoặc thành viên tại công ty con, công ty liên kết của công ty mẹ. Việc thực hiện quyền chi phối của công ty mẹ tại công ty con là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty con ở nước ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của cộng mẹ và theo hướng dẫn của chủ sở hữu Nhà nước về quản lý cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước.

3. Các công ty không có vốn góp của công ty mẹ, tự nguyện tham gia hình thức công ty mẹ - công ty con, chịu sự ràng buộc về quyền, nghĩa vụ với công ty mẹ và các công ty con khác theo hợp đồng liên kết hoặc theo thoả thuận giữa công ty mẹ với công ty tự nguyện tham gia.

Điều 33. Nghĩa vụ của công ty mẹ, công ty con

1. Công ty mẹ, công ty con có nghĩa vụ thực hiện các báo cáo tài chính của nhóm công ty theo quy định tại Điều 148 của Luật Doanh nghiệp; thực hiện các hợp đồng, giao dịch và các quan hệ khác theo quy định tại khoản 2 Điều 147 của Luật Doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Trường hợp công ty mẹ lạm dụng vị thế của mình, can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông làm tổn hại đến lợi ích của công ty con, các bên có liên quan, thì công ty mẹ và những người có liên quan phải chịu trách nhiệm theo quy định tại các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 147 Luật Doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chương 4:

TỔ CHỨC LẠI, CHUYỂN ĐỔI DOANH NGHIỆP THEO HÌNH THỨ CCÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON

Điều 34. Mục đích tổ chức lại, chuyển đổi

1. Việc tổ chức lại, chuyển đổi tổng công ty nhà nước theo hình thức công ty mẹ - công ty con nhằm chuyển từ liên kết theo kiểu hành chính với cơ chế giao vốn sang liên kết bền chặt bằng cơ chế đầu tư tài chính là chủ yếu; xác định rõ quyền lợi, trách nhiệm về vốn và lợi ích kinh tế giữa công ty mẹ với các công ty con và công ty liên kết; tăng cường năng lực kinh doanh cho các đơn vị tham gia liên kết; tạo điều kiện để phát triển thành tập đoàn kinh tế.

2. Việc tổ chức lại, chuyển đổi công ty nhà nước độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty theo hình thức công ty mẹ - công ty con nhằm tạo điều kiện phát triển năng lực, quy mô và phạm vị kinh doanh của công ty, thúc đẩy việc tích tụ vốn, sử dụng tiềm lực tài chính và các nguồn lực khác của công ty để đầu tư, góp vốn và tham gia liên kết với các doanh nghiệp khác, đẩy mạnh việc cổ phần hoá và đa dạng hoá sở hữu các đơn vị thành viên của công ty.

3. Chuyển các công ty mẹ là công ty nhà nước sang hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công ty cổ phần theo quy định tại khoản 1 Điều 166 Luật Doanh nghiệp năm 2005.

Điều 35. Đối tượng tổ chức lại và chuyển đổi

Các đối tượng sau đây đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 36 Nghị định này được tổ chức lại, chuyển đổi theo hình thức công ty mẹ - công ty con với công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu:

1. Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập.

2. Công ty nhà nước là công ty con trong các tổng công ty đã có quyết định chuyển đổi theo hình thức công ty mẹ - công ty con nhưng chưa hoàn thành việc chuyển đổi.

3. Công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập.

4. Công ty nhà nước độc lập.

Điều 36. Điều kiện tổ chức lại, chuyển đổi

1. Đối với tổng công ty nhà nước phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Tất cả các đơn vị thành viên đã, đang chuyển đổi hoặc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt danh sách và kế hoạch cổ phần hoá hoặc chuyển đổi sang hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên để hình thành cơ cấu gồm công ty mẹ, các công ty con, công ty liên kết.

b) Công ty mẹ dự kiến thành lập phải đáp ứng đủ các điều kiện chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quy định tại Nghị định số 95/2006/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại công ty nhà nước.

c) Công ty mẹ có quy mô vốn lớn, có khả năng sử dụng nguồn vốn thực có của công ty hoặc có phương an khả thi để huy động vốn, đầu tư đủ vốn vào các công ty con, công ty liên kết để chi phối các công ty con, sử dụng bí quyết công nghệ, thương hiệu, thị trường để chi phối các công ty con.

d) Tổng công ty có khả năng phát triển, kinh doanh đa ngành nghề trong  đó có một ngành kinh doanh chính, có nhiều đơn vị phụ thuộc ở trong, ngoài nước.

2. Đối với công ty nhà nước độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có khả năng tổ chức thành công ty mẹ có quy mô vốn lớn hoặc công ty mẹ có khả năng sử dụng tiềm lực tài chính, bí quyết công nghệ, thương hiệu, thị trường để thực hiện việc đầu tư vốn, chi phối các doanh nghiệp khác.

b) Công ty mẹ dự kiến thành lập phải đáp ứng đủ các điều kiện chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quy định tại Nghị định số 95/2006/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại công ty nhà nước.

c) Đang có cổ phần, vốn góp chi phối ở nhiều doanh nghiệp khác hoặc được Thủ tướng Chính phủ (nếu là doanh nghiệp thành viên tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập), Bộ trưởng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu là công ty nhà nước độc lập) phê duyệt kế hoạch cổ phần hoá các bộ phận của công ty (trừ các bộ phận hình thành công ty mẹ), hoặc được phê duyệt kế hoạch đầu tư, góp trên 50% số vốn điều lệ của công ty vào các công ty khác để nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối tại các công ty này.

Điều 37. Phương thức tổ chức lại, chuyển đổi đối vớii tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty

1. Tổng công ty nhà nước đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định này và tuỳ thuộc tính chất ngành nghề, công nghệ, mối quan hệ về kinh doanh, đầu tư vốn và tính chất phụ thuộc lẫn nhau giữa tổng công ty với các đơn vị thành viên và giữa các đơn vị thành viên, có thể được tổ chức lại theo các phương thức sau:

a) Văn phòng, cơ quan quản lý của tổng công ty, các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp cùng với một hoặc một số công ty thành viên hạch toán độc lập có vị trí then chốt trong tổng công ty hoặc hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chính của tổng công ty được tổ chức lại thành công ty mẹ. Trường hợp chuyển đổi, tổ chức lại tổng công ty có quy mô lớn mà thấy không cần thiết phải gộp một hoặc một số công ty thành viên hạch toán độc lập vào thành công ty mẹ, thì có thể tổ chức văn phòng, cơ quan quản lý của tổng công ty, các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp trở thành công ty mẹ.

Các doanh nghiệp đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định này trở thành công ty con, các doanh nghiệp có vốn góp không chi phối của tổng công ty trở thành công ty liên kết.

b) Trường hợp chuyển đổi tổng công ty hạch toán toàn ngành thì văn phòng, cơ quan quản lý của tổng công ty và các công ty thành viên hạch toán phụ thuộc có vị trí then chốt trong tổng công ty hoặc hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chính của tổng công ty được tổ chức lại thành công ty mẹ.

Các doanh nghiệp đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định này trở thành công ty con, các doanh nghiệp có vốn góp không chi phối của tổng công ty trở thành công ty liên kết.

c) Trường hợp tổng công ty đang hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con mà vẫn có công ty mẹ, công ty con là công ty nhà nước thì chỉ chuyển công ty mẹ và công ty con đó thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công ty cổ phần tùy theo điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định này.

2. Công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định này, tuỳ đặc điểm về công nghệ, tính chất phụ thuộc và mối quan hệ đầu tư đã hình thành với tổng công ty, có thể tách thành công ty mẹ độc lập hoặc tiếp tục ở trong cơ cấu của tổng công ty.

3. Các đơn vị sự nghiệp, viện, trường thuộc tổng công ty, tuỳ theo mức độ và yêu cầu gắn kết với công ty mẹ về vốn, tài chính, công nghệ, thị trường, nghiên cứu, đào tạo, có thể chuyển thành bộ phận hạch toán phụ thuộc công ty mẹ hoặc chuyển thành công ty con, công ty liên kết.

Trường hợp viện nghiên cứu thuộc tổng công ty thường xuyên áp dụng kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ để sản xuất, kinh doanh, có vốn góp ở các doanh nghiệp do viện ứng dụng kết quả nghiên cứu, nếu đáp ứng đủ các điều kiện về công ty mẹ quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định này, thì có thể chuyển thành công ty mẹ độc lập hoặc tiếp tục ở trong cơ cấu của tổng công ty.

4. Công ty mẹ được hình thành sau chuyển đổi phải tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Trình tự, thủ tục chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thực hiện theo quy định tại Nghị định số 95/2006/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ.

Trường hợp chuyển thành công ty mẹ dưới hình thức là công ty cổ phần thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 47 Nghị định này.

Điều 38. Phương thức tổ chức lại, chuyển đổi đối với công ty nhà nước độc lập

1. Công ty nhà nước độc lập đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định này chuyển thành công ty mẹ; các đơn vị hạch toán phụ thuộc, thì tuỳ quy mô và tính chất đầu tư vốn của công ty nhà nước độc lập, tầm quan trọng và chiến lược của công ty nhà nước độc lập, có thể chuyển thành một trong các loại hình công ty con quy định tại khoản 2 Điều 31, công ty liên kết quy định tại khoản 3 Điều 31 Nghị định này.

2. Hình thức của công ty mẹ theo quy định tại khoản 4 Điều 37 Nghị định này.

Điều 39. Thẩm quyền và thủ tục lập, phê duyệt danh sách, kế hoạch chuyển đổi

1. Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập danh sách, kế hoạch chuyển đổi tổng công ty, công ty nhà nước độc lập do Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập. Hội đồng quản trị tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập lập kế hoạch chuyển đổi tổng công ty và danh sách chuyển đổi công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty.

2. Căn cứ vào điều kiện quy định tại Điều 36 Nghị định này và thực trạng của các tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty, công ty nhà nước độc lập:

a) Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt danh sách, kế hoạch và việc chuyển đổi tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty, công ty nhà nước độc lập do mình quyết định thành lập.

b) Hội đồng quản trị tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch chuyển đối tổng công ty và danh sách chuyển đổi công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty.

Điều 40. Trách nhiệm của tổng công ty, công ty nhà nước chuyển đổi

1. Tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty, công ty nhà nước độc lập (sau đây gọi là tổng công ty, công ty) được lựa chọn, phê duyệt danh sách và kế hoạch chuyển đổi, tổ chức lại thành tổng công ty theo hình thức công ty mẹ - công ty con có trách nhiệm:

a) Rà soát từng đơn vị thành viên, toàn tổng công ty, công ty, đối chiếu với các điều kiện chuyển đổi, xác định cơ cấu, phương thức chuyển đổi, hình thức pháp lý của công ty mẹ và từng loại công ty con.

b) Kiểm kê, phân loại, xác định các loại vốn, tài sản, công nợ và lao động hiện có; xác định tổng vốn dự kiến của công ty mẹ, vốn dự kiến của công ty mẹ đầu tư vào từng công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do mình làm chủ sở hữu và ở các doanh nghiệp có vốn chi phối hoặc không chi phối của công ty mẹ; lập báo cáo tài chính đến thời điểm chuyển đổi.

c) Xây dựng đề án chuyển đổi, tổ chức lại tổng công ty, công ty theo hình thức công ty mẹ - công ty con và phương án xử lý vốn, tài sản, tài chính và lao động khi chuyển đổi.

Đề án chuyển đổi, tổ chức lại tối thiểu phải bao gồm những nội dung sau: thực trạng tổ chức kinh doanh, tổ chức quản lý, kết quả sản xuất, kinh doanh của tổng công ty, công ty và từng đơn vị thành viên; tình hình tài chính, đầu tư, góp vốn của tổng công ty, công ty và từng đơn vị thành viên ở các doanh nghiệp khác; dự kiến cơ cấu, số lượng, loại hình công ty con, công ty liên kết; mô hình, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của công ty mẹ; phương thức tổ chức lại, chuyển đổi, dự kiến kế hoạch chuyển đổi theo hình thức công ty mẹ - công ty con; dự kiến phương án chuyển giao quyền lợi, nghĩa vụ, tài sản, công nợ, lao động cho công ty mẹ và từng công ty con; những thay đổi về sản xuất, kinh doanh sau chuyển đổi.

d) Xây dựng dự thảo điều lệ của công ty mẹ và công ty con, trong đó phải xác định rõ quan hệ giữa công ty mẹ và các công ty con.

2. Các tổng công ty, công ty trên thực tế đã hình thành cơ cấu đơn vị thành viên đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật Doanh nghiệp nhà nước thì không phải xây dựng đề án chuyển đổi, chỉ thực hiện quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.

Điều 41. Trình, phê duyệt đề án và quyết định chuyển đổi

Việc trình, phê duyệt đề án và quyết định chuyển đổi theo trình tự, thủ tục như sau:

1. Người quyết định thành lập tổng công ty, công ty nhà nước độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công ty là người phê duyệt đề án chuyển đổi, quyết định lộ trình và việc chuyển đổi tổng công ty, công ty; phê duyệt điều lệ công ty mẹ.

2. Quyết định chuyển đổi ít nhất phải có các nội dung sau: tên, địa chỉ, hình thức pháp lý của công ty mẹ và các công ty con, công ty liên kết; mục tiêu, ngành, nghề kinh doanh, vốn điều lệ của công ty mẹ; số lượng và tỷ lệ vốn của công ty mẹ tại từng công ty con, công ty liên kết; trách nhiệm của công ty mẹ và từng công ty con đối với việc kế thừa các quyền, nghĩa vụ và xử lý các vấn đề tồn tại và phát sinh trong quá trình chuyển đổi.

Trường hợp chuyển đổi theo hình thức công ty mẹ - công ty con với  công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thì quyết định chuyển đổi phải có thêm nội dung sau: tên và địa chỉ tổ chức là chủ sở hữu và các cá nhân được bổ nhiệm làm đại diện ủy quyền thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty mẹ.

Điều 42. Nguyên tắc xử lý vốn, tài sản, tài chính và lao động khi chuyển đổi

1. Tất cả tài sản của tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty nhà nước độc lập khi chuyển đổi đều được tính bằng giá trị.

2. Tài sản hiện có thuộc quyền sở hữu của tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty nhà nước độc lập, được kiểm kê, phân loại, xác định số lượng, thực trạng. Tài sản hiện có để hình thành tài sản do công ty mẹ trực tiếp quản lý và tài sản chuyển giao sang công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì không phải đánh giá lại giá trị tài sản. Các trường hợp chuyển đổi sở hữu thì phải đánh giá lại giá trị tài sản theo giá thị trường theo quy định của pháp luật về chuyển đổi sở hữu.

3. Tài sản thuê, mượn, nhận giữ hộ, nhận ký gửi: công ty mới hình thành sau chuyển đổi, tổ chức lại có trách nhiệm tiếp tục thuê, mượn, giữ hộ, nhận ký gửi theo thoả thuận với người có tài sản cho thuê, cho mượn, ký gửi.

4. Tài sản dôi thừa, không có nhu cầu sử dụng, ứ đọng chờ thanh lý, tài sản hao hụt, mất mát và các tổn thất khác về tài sản được xử lý theo quy định pháp luật hiện hành.

5. Nguyên tắc xử công nợ:

a) Đối với các khoản nợ phải thu của tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty nhà nước độc lập chuyển đổi thành công ty mẹ và các khoản nợ phải thu của các đơn vị thành viên được sắp xếp, tổ chức lại, chuyển đổi của tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty nhà nước: công ty mẹ và các đơn vị thành viên được sắp xếp, tổ chức lại, chuyển đổi của tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty nhà nước có trách nhiệm tiếp nhận và thu hồi các khoản nợ đến hạn có thể thu hồi được. Đối với các khoản nợ phải thu nhưng không thu hồi được thì sau khi xác định rõ nguyên nhân và trách nhiệm của tập thể, cá nhân, công ty có trách nhiệm tiếp nhận và thu hồi các khoản nợ được hạch toán giảm vốn của chủ sở hữu đối với phần chênh lệch giữa giá trị tổn thất và mức bồi thường của tập thể, cá nhân.

b) Đối với các khoản nợ phải trả: công ty mẹ mới thành lập, các đơn vị thành viên được sắp xếp, tổ chức lại, chuyển đổi của tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty nhà nước có trách nhiệm kế thừa các khoản nợ phải trả cho các chủ nợ theo cam kết, kể cả nợ thuế, các khoản nợ ngân sách, nợ cán bộ, công nhân viên; thanh toán nợ đến hạn theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các khoản nợ phải trả không có người đòi và giá trị tài sản không xác định được chủ sở hữu được tính vào vốn của chủ sở hữu tại công ty mẹ và các công ty con mới được thành lập sau chuyển đổi. Việc xử lý các khoản nợ phải trả của công ty thành viên chuyển đổi thành công ty cổ phần được thực hiện theo quy định về cổ phần hoá công ty nhà nước.

6. Công ty mẹ và các công ty con được thành lập trên cơ sở chuyển đổi, tổ chức lại các đơn vị thành viên của tổng công ty nhà nước hoặc công ty nhà nước độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty nhà nước có trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện có, kế thừa mọi quyền và nghĩa vụ đối với người lao động theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo quy định của pháp luật về sắp xếp, tổ chức lại, cổ phần hoá, chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; số lao động dôi dư được xử lý theo chính sách chung trong quá trình đổi mới và sắp xếp lại các công ty nhà nước. Người lao động tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về lao động.

Điều 43. Nguyên tắc xác định vốn điều lệ của công ty mẹ

1. Vốn điều lệ của công ty mẹ được hình thành từ chuyển đổi tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty, công ty nhà nước độc lập là số vốn nhà nước đầu tư và ghi trong Điều lệ công ty mẹ, bao gồm:

a) Vốn nhà nước thực có trên sổ kế toán tại thời điểm chuyển đổi được hạch toán tập trung tại tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty, công ty nhà nước độc lập.

b) Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty, công ty nhà nước độc lập là chủ sở hữu.

c) Vốn nhà nước được tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty, công ty nhà nước độc lập góp vào các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên và đầu tư ra nước ngoài.

d) Vốn Nhà nước đầu tư bổ sung cho công ty mẹ (nếu có) đối với trường hợp chuyển đổi tổng công ty, công ty nhà nước độc lập; vốn tổng công ty đầu tư bổ sung cho công ty mẹ (nếu có) đối với trường hợp chuyển đổi công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty.

đ) Phần lợi nhuận sau thuế được tái đầu tư và trích bổ sung vào vốn điều lệ.

2. Vốn điều lệ của công ty mẹ không được thấp hơn mức vốn theo tiêu chí, danh mục phân loại công ty nhà nước và tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành:

a) Đối với công ty mẹ chuyển đổi từ tổng công ty: không được thấp hơn mức vốn quy định đối với tổng công ty nhà nước.

b) Đối với công ty mẹ chuyển đổi từ công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty hoặc công ty nhà nước độc lập: không được thấp hơn mức vốn quy định đối với công ty nhà nước.

3. Khi tăng hoặc giảm vốn điều lệ, công ty mẹ phải điều chỉnh kịp thời trong bảng cân đối kế toán, đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Điều 44. Đăng ký kinh doanh và đăng ký lại tài sản

1. Công ty mẹ và từng công ty con sau khi chuyển đổi đều phải đăng ký lại theo pháp luật tương ứng với hình thức pháp lý của công ty đó.

2. Công ty thành viên trước khi chuyển đổi đã là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công ty cổ phần thì không phải đăng ký lại.

3. Việc đặt tên đối với công ty mẹ chuyển đổi từ tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong hình thức công ty mẹ - công ty con, công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế thực hiện theo quy định tại Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 về đăng ký kinh doanh.

4. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty mẹ và từng công ty con phải làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản được chuyển từ tổng công ty hoặc công ty thành viên tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mọi tài sản được chuyển quyền sở hữu từ tổng công ty hoặc công ty thành viên sang công ty mẹ, công ty con không phải nộp lệ phí trước bạ.

Điều 45. Tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổng công ty chuyển đổi

Công ty mẹ và các đơn vị thành viên được tổ chức lại từ việc chuyển đổi tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập có trách nhiệm kế thừa các quyền, lợi ích hợp pháp và các nghiã vụ của tổng công ty, công ty thành viên được chuyển đổi.

Điều 46. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ sau chuyển đổi

Đối với doanh nghiệp chuyển đổi thành công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, thì tổ chức được giao làm chủ sở hữu thực hiện các quyền và nghiã vịt của chủ sở hữu đối với công ty mẹ theo quy định tại Điều 64, Điều 65 và Điều 66 Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 47. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 153/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2004 của Chính phủ về tổ chức quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

2. Các tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập, công ty nhà nước độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty, công ty mẹ là công ty nhà nước trong mô hình công ty mẹ - công ty con, công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 74 của Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 và các điều kiện quy định tại Điều 36 Nghị định này, phải chuyển đổi sang hình thức công ty mẹ - công ty con trước ngày 01 tháng 7 năm 2010.

3. Tổng công ty hoặc công ty nhà nước độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 36 hoặc điểm a và điểm c khoản 2 Điều 36 Nghị định này nhưng không thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được chuyển đổi sang hình thức công ty mẹ - công ty con với công ty mẹ là công ty cổ phần; trình tự, thủ tục chuyển thành công ty cổ phần theo quy định hiện hành về cổ phần hóa công ty nhà nước. Phương thức tổ chức lại, chuyển đổi theo hình thức công ty mẹ - công ty con có thể áp dụng các quy định tại Điều 37 và Điều 38 Nghị định này.

4. Các doanh nghiệp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này đang trong lộ trình chuyển đổi sang hình thức công ty mẹ - công ty con, được tiếp tục hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, Nghị định này và pháp luật có liên quan đến thời hạn trước ngày 01 tháng 7 năm 2010.

5. Tổng công ty nhà nước do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập không đáp ứng điều kiện chuyển đổi theo hình thức công ty mẹ - công ty con thì phải tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu hoặc giải thể; biện pháp, thời hạn tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu hoặc giải thể theo quy định của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty nhà nước.

6. Đối với các tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập và công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty nhà nước có đủ điều kiện chuyển đổi, tổ chức lại theo hình thức công ty mẹ - công ty con, trong đó công ty do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì khi thực hiện việc chuyển đổi phải hình thành công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

7. Đối với các tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập và công ty thành viên hạch toán độc lập tổng công ty đã được phê duyệt đề án chuyển đổi trong đó công ty mẹ là công ty nhà nước nhưng chưa đăng ký kinh doanh và đăng ký lại tài sản thì phải điều chỉnh phương án hình thành công ty mẹ và thực hiện đăng ký kinh doanh dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Điều 48. Trách nhiệm tổ chức thực hiện và thi hành

1. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm theo dõi thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

TM. CHÍNH PHỦ
 THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác