Nghị định 09/2007/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 117/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước
Nghị định 09/2007/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 117/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước
Số hiệu: | 09/2007/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 15/01/2007 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 24/01/2007 | Số công báo: | 55-56 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 09/2007/NĐ-CP |
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 15/01/2007 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 24/01/2007 |
Số công báo: | 55-56 |
Tình trạng: | Đã biết |
CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2007/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2007 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998; Pháp lệnh sửa đổi,
bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 28 tháng 4 năm 2000 và
Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29
tháng 4 năm 2003;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH :
“Điều 5.
Đối tượng và điều kiện đăng ký dự tuyển công chức
1. Những đối tượng được đăng
ký dự tuyển vào công chức gồm:
a) Viên chức đang làm việc ở
các đơn vị sự nghiệp của nhà nước;
b) Viên chức đang làm công tác
quản lý, lãnh đạo từ cấp phòng trở lên trong các doanh nghiệp nhà nước;
c) Cán bộ, công chức cấp xã;
d) Sĩ quan và quân nhân chuyên
nghiệp trong Quân đội nhân dân Việt
2. Những đối tượng khác có
nguyện vọng được tuyển dụng và bổ nhiệm vào công chức (loại A hoặc loại B) thì
đăng ký dự tuyển vào công chức dự bị và phải thực hiện chế độ công chức dự bị
theo quy định hiện hành trước khi xem xét tuyển dụng và bổ nhiệm vào ngạch công
chức.
3. Những người đăng ký dự tuyển
vào các ngạch thuộc công chức loại C thì phải đạt đủ các điều kiện và tiêu chuẩn
quy định tại khoản 4 (không bao gồm điểm e khoản 4) Điều này. Các trường hợp
này được tuyển theo chỉ tiêu biên chế công chức và không thực hiện chế độ công
chức dự bị.
4. Những đối tượng nói tại khoản
1 Điều này nếu đăng ký dự tuyển vào công chức phải có đủ các điều kiện và tiêu
chuẩn sau đây:
a) Là công dân Việt
b) Tuổi đời từ đủ 18 tuổi đến
45 tuổi;
c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch
rõ ràng; có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với yêu cầu của ngạch dự tuyển;
d) Đủ sức khoẻ để đảm nhận nhiệm
vụ, công vụ;
đ) Không trong thời gian bị kỷ
luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam
giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc
đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục;
e) Có thời gian làm việc liên
tục tại cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước từ 3 năm (đủ 36 tháng) trở lên;
g) Ngoài các điều kiện nói
trên, căn cứ vào tính chất và đặc điểm chuyên môn nghiệp vụ của ngạch tuyển dụng,
cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng có thể bổ sung thêm một số điều kiện đối với
người dự tuyển".
2. Bổ
sung đối tượng tại các khoản 1 và 2 và thêm khoản 4 vào Điều 7:
“Điều 7. Ưu tiên trong thi
tuyển
1. Anh hùng Lực lượng vũ
trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
được cộng 30 điểm vào tổng kết quả thi tuyển;
2. Con liệt sĩ, con thương
binh, con bệnh binh, con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ
ngày 19 tháng 8 năm 1945 trở về trước), con đẻ của người hoạt động kháng chiến
bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động,
người có học vị tiến sĩ về chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu tuyển dụng
được cộng 20 điểm vào tổng kết quả thi tuyển;
.......
4. Cán bộ, công chức cấp xã nếu
có thời gian làm việc liên tục tại các cơ quan, tổ chức cấp xã từ 36 tháng trở
lên thì được cộng thêm 10 điểm vào tổng kết quả thi tuyển”.
3. Bổ
sung thêm đối tượng ưu tiên trong xét tuyển vào các khoản 3, 5 và 6 Điều 8:
“Điều 8. Ưu tiên trong xét
tuyển
.......
3. Thương binh, người hưởng
chính sách như thương binh;
.......
5. Con thương binh, con bệnh
binh, con của người hoạt động cách mạng trước Tổng khởi nghĩa (từ ngày 19 tháng
8 năm 1945 trở về trước), con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất
độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động;
6. Người có học vị tiến sĩ về
chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; cán bộ, công chức cấp xã
đã có thời gian làm việc tại các cơ quan, tổ chức cấp xã từ 36 tháng trở
lên.
.......”.
1. Hội đồng tuyển dụng
do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức ra quyết định thành lập,
có 05 hoặc 07 thành viên.
2. Hội đồng tuyển dụng
bao gồm Chủ tịch Hội đồng và các ủy viên Hội đồng (trong đó có một ủy viên kiêm
thư ký Hội đồng).
3. Hội đồng tuyển dụng
được thành lập các bộ phận giúp việc gồm Ban coi thi, Ban chấm thi, Ban phách.
4. Trường hợp số người
đăng ký dự tuyển nhiều hơn so với chỉ tiêu được tuyển, Hội đồng tuyển dụng có
thể tổ chức sơ tuyển".
''Điều
12. nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng tuyển dụng
Hội đồng tuyển dụng làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng kế hoạch tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển (nếu có);
2. Thông báo công khai: kế hoạch tổ chức tuyển dụng; tiêu chuẩn và điều kiện dự tuyển; môn thi, hình thức và nội dung thi; nội quy kỳ thi; thời gian, địa điểm thi và phí dự tuyển theo quy định;
3. Tiếp nhận và xét hồ sơ dự tuyển; tổ chức sơ tuyển (nếu có); thông báo công khai danh sách những người đủ điều kiện và tiêu chuẩn dự tuyển; gửi giấy báo đến người đăng ký dự tuyển về tham dự kỳ thi;
4. Thành lập Ban coi thi, Ban chấm thi, Ban phách;
5. Tổ chức thu phí dự tuyển và chi tiêu theo quy định;
6. Tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển theo đúng quy chế;
7. Chỉ đạo và tổ chức chấm thi theo đúng quy chế;
8. Báo cáo kết quả tuyển dụng
lên người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền để xem xét và ra quyết định công nhận
kết quả; công bố kết quả tuyển dụng;
9. Giải quyết khiếu nại,
tố cáo của người dự tuyển".
6. Sửa
đổi, bổ sung khoản 1 Điều 18:
“Điều 18.
Chế độ, chính sách đối với người tập sự và người hướng dẫn tập sự
1. Trong thời gian tập sự, người
tập sự ở các ngạch thuộc công chức loại C được hưởng 85% bậc lương khởi điểm (bậc
1) của ngạch tuyển dụng. Các trường hợp còn lại khi được tuyển dụng vào công chức
thì không phải tập sự và cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức căn cứ vào diễn
biến tiền lương và mức lương đang hưởng ở cơ quan cũ để xếp lương theo quy định
và hướng dẫn của Nhà nước”.
7.
Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 22:
"Điều 22. Chuyển
ngạch
.......
4. Hội đồng kiểm tra có 05 hoặc 07 thành viên bao gồm Chủ tịch Hội đồng và các ủy viên Hội đồng là lãnh đạo bộ phận chuyên môn, một số công chức có năng lực, trình độ nghiệp vụ ở cùng một ngạch hoặc cao hơn (trong đó có một ủy viên kiêm thư ký Hội đồng).
......." .
8. Bổ
sung thêm Điều 22a quy định về việc chuyển loại công chức:
“Điều
22a. Chuyển loại công chức
1. Các trường hợp là công chức
loại B hoặc loại C quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 117/2003/NĐ-CP đã tốt
nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học, nếu cơ quan có vị trí, nhu cầu
công tác và được bố trí vào các vị trí làm việc phù hợp với trình độ đào tạo mới
thì được xem xét chuyển sang công chức loại A (hoặc loại B) đồng thời được bổ
nhiệm và xếp lương vào ngạch công chức tương ứng.
2. Các cơ quan có thẩm quyền tổ
chức xét chuyển loại công chức từ loại B, loại C sang loại A hoặc từ loại C
sang loại B theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 117/2003/NĐ-CP.
3. Bộ Nội vụ hướng dẫn tiêu
chuẩn, điều kiện, trình tự và việc bổ nhiệm ngạch, xếp lương khi xét chuyển loại
công chức và có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện”.
9. Sửa
đổi, bổ sung khoản 2 Điều 24:
“Điều 24.
Cử công chức dự thi nâng ngạch
…….
2. Công chức dự thi nâng ngạch
phải đạt tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch dự thi, có đủ văn bằng, chứng chỉ đào tạo,
bồi dưỡng, đạt bậc lương tối thiểu chênh lệch không quá tương đương hai bậc
lương so với bậc 1 của ngạch đăng ký dự thi và đủ các điều kiện cần thiết khác
theo quy định. Cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức chịu trách nhiệm về tiêu
chuẩn và điều kiện của công chức được cử dự thi.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ được
giao quản lý ngạch công chức chuyên ngành phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn tiêu
chuẩn và điều kiện dự thi nâng ngạch đối với các ngạch công chức chuyên ngành”.
"Điều
26. Hội đồng thi nâng ngạch
1. Khi tổ chức thi nâng ngạch,
cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi phải thành lập Hội đồng thi nâng ngạch. Hội đồng
thi nâng ngạch có 05 hoặc 07 thành viên gồm Chủ tịch Hội đồng thi và các ủy
viên Hội đồng (trong đó có một ủy viên kiêm thư ký Hội đồng).
2. Hội đồng thi nâng ngạch được
thành lập các bộ phận giúp việc, gồm: Ban coi thi, Ban chấm thi, Ban
phách".
“Điều 27. Nhiệm vụ và quyền
hạn Hội đồng thi nâng ngạch
Hội đồng thi nâng ngạch hoạt động
theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số và có nhiệm vụ, quyền hạn
sau:
1. Xây dựng kế hoạch tổ chức kỳ
thi nâng ngạch, bao gồm: thông báo cho người dự thi về kế hoạch tổ chức thi; hướng
dẫn ôn thi; nội quy thi, môn thi, hình thức thi, nội dung thi; thu phí dự thi;
thời gian thi và địa điểm thi; khai mạc kỳ thi, tổ chức các ngày thi và chấm
thi các môn thi;
2. Tiếp nhận danh sách công chức
dự thi nâng ngạch theo quy định; báo cáo danh sách người dự thi về Bộ Nội vụ để
kiểm tra; gửi giấy gọi công chức dự thi;
3. Thành lập Ban coi thi, Ban
chấm thi, Ban phách;
4. Tổ chức thu phí dự thi và
chi tiêu theo quy định;
5. Chỉ đạo tổ chức thi và chấm
thi theo đúng quy chế;
6. Tổng hợp và báo cáo kết quả
thi lên cơ quan có thẩm quyền quyết định công nhận kết quả kỳ thi;
7. Giải quyết khiếu nại, tố
cáo của công chức dự thi trong quá trình tổ chức thi theo quy định;
8. Thông báo danh sách công chức
dự thi và kết quả kỳ thi cho cơ quan có thẩm quyền để bổ nhiệm vào ngạch cho
công chức đạt kết quả kỳ thi''.
''Điều 29.
Bổ nhiệm vào ngạch công chức
Căn cứ vào kết quả kỳ thi, chậm
nhất là 30 ngày, kể từ ngày có kết quả thi, cơ quan có thẩm quyền quản lý ngạch
công chức ra quyết định bổ nhiệm ngạch và xếp lương cho công chức vào ngạch dự
thi theo quy định''.
13.
Sửa đổi, bổ sung các khoản 6 và 7 Điều 41:
''Điều 41. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ
……..
6. Trình Chính phủ hoặc Thủ tướng
Chính phủ ban hành theo thẩm quyền:
a) Chức danh và tiêu chuẩn ngạch công chức;
b) Tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo từ cấp phòng và tương đương của các tổ chức hành chính thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tương đương đến cấp Thứ trưởng và tương đương; tiêu chuẩn các chức vụ lãnh đạo từ cấp phòng, ban hoặc tương đương thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương đến cấp sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tương đương;
c) Quy chế tuyển dụng và nâng ngạch công chức;
d) Nội quy thi tuyển và thi nâng ngạch công chức;
đ) Quy chế đánh giá công chức.
7. Quản lý nhà nước về đội
ngũ cán bộ, công chức; bổ nhiệm và xếp lương các ngạch công chức cao cấp; kiểm
tra các kỳ thi tuyển và thi nâng ngạch do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức;
giám sát các kỳ thi nâng ngạch do các Bộ quản lý ngạch chuyên ngành tổ chức; hướng
dẫn và kiểm tra việc xét chuyển loại công chức từ loại B, loại C sang loại A hoặc
từ loại C sang loại B.
……’’.
14.
Sửa đổi, bổ sung các khoản 1 và 6 Điều 42:
‘‘Điều
42. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
1. Quản lý về số lượng,
tiêu chuẩn, tuyển dụng, sử dụng, điều động, luân chuyển, đánh giá, bổ nhiệm các
chức danh lãnh đạo theo phân cấp, nâng bậc lương thường xuyên đối với công chức
từ ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương trở xuống; bổ nhiệm ngạch chuyên
viên chính và tương đương trở xuống; giải quyết chế độ, thủ tục thôi việc và
nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức theo phân cấp quản lý”.
……
6. Tổ chức xét chuyển loại công
chức từ loại B, loại C sang loại A hoặc từ loại C sang loại B theo quy định.
..…..’’.
15. Bổ sung thêm các khoản 8 và 9 vào Điều 43:
‘‘Điều 43. Phân công cơ quan
quản lý ngạch công chức chuyên ngành
….…
8. Bộ Thương mại quản lý các
ngạch công chức chuyên ngành Kiểm soát viên quản lý thị trường.
9. Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý các ngạch công chức chuyên ngành Kiểm soát viên chất lượng sản phẩm hàng hóa’’.
16. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1 và 5 Điều 45:
‘‘Điều 45.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Quản lý về số lượng, tiêu
chuẩn, tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đánh giá, bổ nhiệm
các chức danh lãnh đạo theo phân cấp, nâng bậc lương thường xuyên đối với công
chức từ ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương trở xuống; bổ nhiệm ngạch
chuyên viên chính và tương đương trở xuống; giải quyết chế độ, thủ tục thôi việc
và nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức theo phân cấp quản lý.
..…..
5. Tổ chức xét chuyển loại công
chức từ loại B, loại C sang loại A hoặc từ loại C sang loại B theo quy định’’.
Điều 2. Hiệu
lực và hướng dẫn thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn
thi hành Nghị định này.
3. Cơ quan có thẩm quyền của tổ chức chính trị hướng dẫn việc áp dụng Nghị định này đối với các cơ quan thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây