Nghị Quyết về tình hình thế giới và công tác ngoại giao của Chính phủ do Quốc hội ban hành
Nghị Quyết về tình hình thế giới và công tác ngoại giao của Chính phủ do Quốc hội ban hành
Số hiệu: | Khôngsố | Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Trường Chinh |
Ngày ban hành: | 27/10/1961 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 31/12/1961 | Số công báo: | 51-51 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | Khôngsố |
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Quốc hội |
Người ký: | Trường Chinh |
Ngày ban hành: | 27/10/1961 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 31/12/1961 |
Số công báo: | 51-51 |
Tình trạng: | Đã biết |
QUỐC HỘI |
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
|
Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 1961 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ CÔNG TÁC NGOẠI GIAO CỦA CHÍNH PHỦ
QUỐC HỘI NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Sau khi nghe Chính phủ báo cáo và các đại biểu tham luận về tình hình thế giới và công tác ngoại giao của Chính phủ, Quốc hội nhất trí nhận định rằng:
Tình hình thế giới hiện nay phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt giữa các lực lượng yêu chuộng hoà bình mà cột trụ là Liên Xô và các nước khác trong phe xã hội chủ nghĩa, chống các lực lượng phản động và gây chiến do đế quốc Mỹ cầm đầu.
Hệ thống xã hội chủ nghĩa đang phát triển mạnh mẽ và đã trở thành một nhân tố quyết định sự tiến triển của xã hội loài người. Sự lớn mạnh nhanh chóng cuả các nước xã hội chủ nghĩa, của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế , của phong trào hoà bình và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới có một tầm quan trọng lớn lao đối với việc củng cố hoà bình và ngăn ngừa một cuộc chiến tranh thế giới mới.
Liên- Xô và cả phe xã hội chủ nghĩa luôn luôn phấn đấu không mệt mỏi cho hoà bình và hữu nghị giữa các dân tộc, cho nên được sự đồng tình và ủng hộ nhiệt liệt của toàn thể loài người tiến bộ.
Chúng ta tin chắc rằng cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới cho hoà bình, độc lập dân tộc, dânchủ và chủ nghĩa xã hội, nhất định sẽ thắng lợi vẻ vang, trái lại các lực lượng gây chiến, đứng đầu là đế quốc Mỹ, ngày càng sút kém và bị cô lập, nhất định sẽ thất bại thảm hại.
Đại hội lần thứ 22 của Đảng cộng sản Liên Xô là một sự kiện lịch sử vô cùng vĩ đại, vì nó sẽ thông qua cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa cộng sản đầu tiên của loài người. Bản cương lĩnh đó sẽ động viên mạnh mẽ trí tuệ, tài năng và lao động sáng tạo cuả nhândân Liên Xô để xây dựng chủ nghĩa cộng sản trên quy mô rộng lớn. Nó cổ vũ giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới đoàn kết và đấu tranh nhằm xoá bỏ mọi áp bức và bóc lột , làm thất bại mọi âm mưu đen tối của bọn đế quốc gây chiến và đưa loài ngưòi tiến tới một tương lai sán lạn, huy hoàng : Hoà bình, lao động, tự do, bình đẳng và hạnh phúc cho tất cả các dân tộc.
Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà nhiệt liệt chào mừng Đại hội lần thứ 22 của Đảng cộng sản Liên Xô, nguyện ra sức phấn đấu để tăng cường đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Liên Xô, tăng cường đoàn kết nhất trí giữa các nước trong phe xã hội chủ nghĩa mà Liên Xô là trung tâm.
Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà nhiệt liệt hoan nghênh những đề nghị hợp tình hợp lý của Liên Xô về việc đăng ký hoà ước với nước Đức và trên cơ sở đó bình thường hoá tình hình Tây Bá Linh, biến Tây Bá-linh thành một thành phố tự do, phi quân sự . Hoà ước với nước Đức được ký kết sẽ xoá bỏ tàn tích của chiến tranh thế giới lần thứ hai và góp phần vào việc trừ bỏ nguy cơ một cuộc chiến tranh khủng khiếp cho loài người.
Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà nhiệt liệt hưởng ứng lời kêu gọi của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc, đòi ký ngay hoà ước với nước Đức và giải quyết vấn đề Tây Bá-linh, tạo điều kiện ngăn cản không để cho những lực lượng phục thù ở Tây Đức gây ra một cuộc chiến tranh mới, đồng thời tạo cơ sở vững chắc để thiết lập quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc châu Âu.
Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà kiên quyết ủng hộ những biện pháp phòng thủ thích đáng và có hiệu quả của Liên Xô và các nước tham gia hiệp ước Vác xô-vi, kể cả việc thử lại vũ khí hạt nhân, nhằm ngăn chặn âm mưu gây chiến của phe đế quốc chủ nghĩa, bảo vệ nền an ninh của phe xã hội chủ nghĩa, giữ gìn hoà bình ở châu Âu và trên toàn thế giới.
Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà kịch liệt lên án những hoạt động điên cuồng của đế quốc Mỹ và phe lũ gây tình hình căng thẳng ở trung tâm châu Âu, ở Đông Nam châu Á và nhiều nơi khác, cụ thể là ở Đức và Tây Bá-linh, ở Lào và miền Nam Việt Nam v,v.... Đế quốc Mỹ luôn luôn theo đuổi một chính sách can thiệp và xâm lược, phá hoại và lật đổ ở khắp nơi trên thế giới , đã cự tuyệt mọi đề nghị của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa về vấn đề giải trừ quân bị toàn diện và triệt để nhằm củng cố hoà bình lâu dài và hữu nghị giữa các dân tộc.
Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà nhiệt liệt ủng hộ cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Lào, của các lực lượng yêu nước của Vương quốc Lào chống sự can thiệp của đế quốc Mỹ và của một số nước trong khối xâm lược Đông Nam Á. Nhân dân Việt Nam tin chắc rằng cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Lào anh em nhất định sẽ thắng lợi và đưa đến sự thành lập một Chính phủ liên hiệp do Hoàng Thân Xu-va-na Phu-ma làm Thủ tướng, thực hiện một nước Lào hoà bình, trung lập, độc lập và thống nhất.
Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà trước sau như một kiên quyết ủng hộ chính sách hoà bình trung lập của Chính phủ Cam-pu-chia dưới sự lãnh đạo cuả Quốc trưởng Thái Tử Xi-ha-núc, một chính sách phù hợp với lợi ích của nhân dân nước Cam-pu-chia và lợi ích của hoà bình ở Đông dương và Đông Nam Á.
Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tán thành chính sách và toàn bộ hoạt động ngoại giao của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà trong thời gian qua nhằm củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nước ta với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa. Việc đoàn đại biểu Chính phủ do Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu đi thăm sáu nước anh em, Trung Quốc, Triều Tiên, Mông Cổ, Liên Xô, Tiệp Khắc và Ba Lan, trong mùa hè năm nay là một cống hiến tốt đẹp cho tình hữu nghị và sự đoàn kết nhất trí giữa nước ta và các nước xã hội chủ nghĩa.
Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà kiên quyết ủng hộ lập trường chính nghĩa của Chính phủ và nhân dân Trung Quốc trong vấn đề giải phóng Đài Loan và đòi trả lại địa vị hợp pháp của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa tại Liên hiệp quốc; kiên quyết ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Triều Tiên chống đế quốc Mỹ và tay sai để hoà bình thống nhất Triều Tiên.
Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà nhiệt liệt hoan nghênh những kết quả tốt đẹp mà Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà đã thu được trong việc mở rộng hoạt động ngoại giao với các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ La-tinh. Mối quan hệ hữu nghị dựa trên 5 nguyên tắc chung sống hoà bình và tinh thần Băng-đung, giữa nước ta và các nước láng giềng như Vương quốc Lào và Cam-pu-chia, các nước Đông Nam Á, các nước Á - Phi và châu Mỹ La-tinh, không ngừng được củng cố và phát triển. Nhân dân các nước đó ngày càng hiểu biết nước ta hơn và đồng tình với nhân dân ta trong công cuộc xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giầu mạnh.
Cuộc đi thăm các nước Châu Phi và cuộc đi thăm Quy-Ba của các đoàn đại biểu Chính phủ và đại biểu nhân dân ta đều là những dịp tốt để tỏ rõ lập trường của nước ta và nhân dân ta là triệt để ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân nước Cộng hoà Quy-Ba anh hùng và cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân An-Giê-ri, ủng hộ các cuộc đấu tranh của nhân dân Công gô, nhân dân Ang-gô-la và nhân dân các nước khác cho hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nhất trí thông qua ngày 27 tháng 10 năm 1961.
|
Trường Chinh (Đã ký) |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây