291578

Kế hoạch 5447/KH-UBND năm 2014 thực hiện Nghị quyết 44/NQ-CP và Chương trình hành động 51-CTR/TU thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

291578
LawNet .vn

Kế hoạch 5447/KH-UBND năm 2014 thực hiện Nghị quyết 44/NQ-CP và Chương trình hành động 51-CTR/TU thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Số hiệu: 5447/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi Người ký: Lê Viết Chữ
Ngày ban hành: 24/11/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 5447/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký: Lê Viết Chữ
Ngày ban hành: 24/11/2014
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
QUẢNG NGÃI

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 5447/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 24 tháng 11 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 44/NQ-CP CỦA CHÍNH PHỦ VÀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 51-CTr/TU CỦA TỈNH ỦY QUẢNG NGÃI VỀ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 29/NQ-TW VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

Thực hiện Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ, Quyết đnh số 2653/QĐ-BGDĐT ngày 25/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Chương trình hành động số 51-CTr/TU của Tỉnh ủy Quảng Ngãi về thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện với những nội dung sau:

I. Mục tiêu:

1. Xác định những nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu của tỉnh để triển khai Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; cụ thể:

a) Đối với giáo dục mầm non

Giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1.

Đến năm 2015: Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, có 24,75% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, nâng cao chất lượng phổ cập trong những năm tiếp theo.

Đến năm 2020, có ít nhất 30% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và 80% trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non; có 34,95% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

Thực hiện kịp thời chủ trương miễn học phí đối với giáo dục mầm non công lập trước năm 2020.

b) Đối với giáo dục phổ thông

Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, kỹ năng sống, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.

Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở. Gắn công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở với nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh.

- Đến năm 2015: Chấm dứt các trường, lớp học tạm bợ, dột nát trên địa bàn tỉnh.

Có 95% trẻ đi học đúng độ tuổi ở tiểu học; 94% trẻ 11 - 14 tuổi học trung học cơ sở (đối với các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn đạt từ 70% trở lên).

Phấn đấu có ít nhất 30% học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề; giảm tỷ lệ học sinh bỏ học ở các cấp học, trung học cơ sở bỏ học dưới 1%, trung học phthông dưới 3%.

Có 65% trường tiểu học, 65% trường trung học cơ sở, 46,1% trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia;

Triển khai có hiệu quả việc thực hiện xây dựng hệ thống trường dân tộc bán trú tại các huyện miền núi.

Tập trung đầu tư và xây dựng Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Khiết.

Rà soát, đánh giá để củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các cấp học, ngành học trên địa bàn tỉnh.

- Đến năm 2020: Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi ở tiểu học là 99%, trung học cơ sở là 95%; có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học phổ thông và tương đương; có 70% trẻ em khuyết tật được học hòa nhập.

- Xây dựng kế hoạch và thực hiện Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2014 - 2015 và lộ trình đến năm 2020 theo Quyết định số 1625/QĐ-TTg ngày 11/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

- Đẩy mạnh tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, có ít nhất 70% đối với trường tiểu học, 75% đối với trường trung học cơ sở và 65% đối với trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia.

c) Đối với đào tạo nghề

Tập trung đào tạo nhân lực có trình độ kỹ thuật ở các cấp độ đào tạo. Nâng cao tay nghề cho đội ngũ lao động đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; trong quá trình đào tạo xác định cơ cấu ngành nghề phù hợp với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại các khu kinh tế, khu công nghiệp của tỉnh cũng như thị trường lao động trong nước và quốc tế.

Củng cố, kiện toàn, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề để nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo của các cơ sở dạy nghề hiện có và hình thành các cơ sở mới có đủ khả năng tiếp nhận 30% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, học sinh trung học phổ thông và người lao động vào học nghề;

Phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đến năm 2015 đạt 45%; đến năm 2020 đạt tỷ lệ cao hơn mức bình quân chung của cả nước và có từ 80 - 85% số lao động có việc làm sau đào tạo nghề.

d) Đối với đào tạo đại học

Tập trung đào tạo nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh, quốc gia; xây dựng Trường Đại học Phạm Văn Đồng và một số có sở đào tạo đạt chuẩn quốc gia và khu vực để cung cấp nhân lực có trình độ cao cho hệ thống giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và trong cả nước.

Đến năm 2020 đạt 450 sinh viên/1 vạn dân; có 04 trường, chi nhánh, phân hiệu của các trường đại học; nâng cao chất lượng đào tạo 06 trường cao đẳng chuyên nghiệp, cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh, trong đó có một số trường và ngành đào tạo ngang tầm khu vực. Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu lao động của tỉnh trong thời kỳ hội nhập quốc tế và bảo vTổ quốc.

e) Đối với giáo dục thường xuyên

Bảo đảm cơ hội cho mọi người, nhất là ở vùng nông thôn, vùng miền núi, hải đảo, các đối tượng chính sách được học tập nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ; tạo điều kiện thuận lợi để người lao động tham gia học tập để chuyển đổi nghề, nâng cao giá trị sức lao động.

Đến năm 2020, tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 trở lên là 98% và tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 đến 35 là 99% đối với cả nam và nữ.

Hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục thường xuyên và các hình thức học tập, thực hành phong phú, linh hoạt, coi trọng tự học và hình thức giáo dục từ xa; có 80% người lao động được tham gia học tập, cập nhật kiến thức bằng nhiều hình thức khác nhau.

2. Tập trung khắc phục những hạn chế, yếu kém; tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đđạt các mục tiêu nêu trong Chương trình hành động s 51-CTr/TU, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

II. Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:

1. Tăng cường công tác tuyên truyền về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

a) Quán triệt vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp; phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể chính trị, đặc biệt là mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên.

Tổ chức quán triệt, học tập nội dung Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương, Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Chương trình hành động số 51-CTr/TU của Tỉnh ủy để cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, những người hoạt động trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo, sinh viên, học sinh, nhân dân hiểu được yêu cầu của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

b) Sở Giáo dục và Đào tạo và các địa phương phối hợp với cơ quan báo chí ở tỉnh, địa phương đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình hành động, Kế hoạch hoạt động đến đông đảo tầng lớp nhân dân và toàn xã hội, tạo sự đồng thuận thực hiện thành công Chương trình hành động của Tỉnh ủy.

c) Biểu dương kịp thời gương người tốt, việc tốt trong các hoạt động đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

2. Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo, dạy nghề theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực, kỹ năng của người học.

- Tất cả các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề đều phải xác định rõ và công khai mục tiêu, chuẩn đầu vào, đầu ra. Coi đó là cam kết bảo đảm chất lượng của từng cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề; là căn cứ giám sát, đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạo.

- Bám sát chỉ đạo của các Bộ, ngành Trung ương, triển khai có hiệu quả việc đổi mới nội dung chương trình giáo dục nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học; hài hòa các phẩm chất đức, trí, thể, mỹ; gắn kết dạy người, dạy chữ và dạy nghề theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Thực hiện dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Đẩy mnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.

- Có các chủ trương phù hợp trong việc phụ đạo học sinh yếu, kém, bồi dưỡng học sinh khá, giỏi. Đẩy mạnh các hoạt động nội khóa, ngoại khóa để cùng các lực lượng thường xuyên thực hiện giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tăng cường giáo dục thể chất, kiến thức quốc phòng, an ninh và hướng nghiệp. Dạy ngoại ngữ và tin học theo hướng chuẩn hóa, thiết thực, bảo đảm năng lực sử dụng của người học.

Tăng cường đầu tư trang thiết bị phục vụ dạy và học tạo thuận lợi thực hiện đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại.

3. Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan

- Đổi mới kiểm tra, thi và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo từ nội dung đến hình thức tổ chức; xây dựng ngân hàng đề, chỉ đạo thống nhất cách tổ chức kiểm tra đánh giá trong toàn tỉnh; kiên quyết chống bệnh thành tích trong giáo dục. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá đầu năm học, cuối học kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội.

- Thực hiện nghiêm túc về đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh.

- Thực hiện đổi mới phương thức đánh giá và công nhận tốt nghiệp giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở kiến thức, năng lực thực hành, ý thức kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp; khuyến khích và tạo thuận lợi để tổ chức và cá nhân tuyển dụng lao động tham gia vào việc đánh giá chất lượng của cơ sở đào tạo.

- Tăng cường công tác kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo và dạy nghề; công khai kết quả kiểm định. Chú trọng kiểm tra, đánh giá, kiểm soát chất lượng giáo dục, đào tạo, dạy nghề đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập.

- Thực hiện đổi mới cách tuyển dụng, sử dụng lao động đã qua đào tạo theo hướng chú trọng năng lực, chất lượng, hiệu quả công việc thực tế, không quá nặng về bằng cấp, trước hết là trong các cơ quan thuộc hệ thống chính trị. Coi sự chấp nhận của thị trường lao động đối với người học là tiêu chí quan trọng để đánh giá uy tín, chất lượng của cơ sở giáo dục đại học, nghề nghiệp và là căn cứ đđịnh hướng phát trin các cơ sở giáo dục, đào tạo và ngành nghđào tạo.

4. Hoàn thiện hệ thống giáo dục trên địa bàn tỉnh theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập

- Tiếp tục triển khai, thực hiện, điều chỉnh bổ sung có hiệu quả Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 cũng như các đề án, kế hoạch về công tác giáo dục, đào tạo đã được ban hành phù hợp với Nghị quyết 29-NQ/TW, Nghquyết số 44/NQ-CP, Quyết định số 2653/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Chương trình hành động số 51 -CTr/TU;

- Chú trọng đầu tư xây dựng, nâng cấp Trường Đại học Phạm Văn Đồng, Trường Cao đẳng Y tế Đặng Thùy Trâm, Trường trung học phổ thông chuyên Lê Khiết, các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường đặc thù; củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo của các khoa sư phạm trong Trường Đại học Phạm Văn Đồng.

- Sáp nhập Trung tâm dạy nghề huyện Sơn Hà và huyện Trà Bồng vào Trung tâm giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp trên địa bàn thành Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp và Dạy nghề.

- Tăng cường quản lý, tiếp tục củng cố, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm ngoại ngữ, tin học, trung tâm học tập cộng đồng tại các xã, phường, thị trấn.

- Đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông. Đẩy mạnh giáo dục nghề nghiệp sau trung học phổ thông, liên thông giữa giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.

- Đa dạng hóa các phương thức đào tạo. Thực hiện đào tạo theo tín chỉ. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng năng lực, kỹ năng nghề bằng thực hành, thực tập tại cơ sở sản xuất, kinh doanh. Có cơ chế đ tchức, cá nhân người sử dụng lao động tham gia xây dựng, điều chỉnh, thực hiện chương trình đào tạo và đánh giá năng lực người học.

- Khuyến khích xã hội hóa để đầu tư xây dựng và phát triển các trường chất lượng cao ở tất cả các ngành học, cấp học và trình độ đào tạo. Tăng tỷ lệ trường ngoài công lập đối với giáo dục mầm non, giáo dục trung học và giáo dục nghề nghiệp.

5. Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, dạy nghề bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm của các cơ sở giáo dục, đào tạo; quản lý nghiêm ngặt chất lượng giáo dục, đào tạo, dạy nghề.

- Kiện toàn bộ máy tham mưu và quản lý giáo dục các cấp; nâng cao trách nhiệm công vụ và chất lượng tham mưu. Thường xuyên rà soát, đánh giá chất lượng cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo trên cơ sở vị trí việc làm để nâng cao chất lượng đội ngũ, góp phần chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật tại các cơ quan quản lý giáo dục, trong các trường học.

Đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục, đào tạo. Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo và trách nhiệm quản lý theo lĩnh vực, ngành, địa phương, cơ sở. Phân định công tác quản lý nhà nước với quản trị của cơ sở giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh phân cấp quản lý và thực hiện phân cấp theo Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ, Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 19/10/2011 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ sát với tình hình thực tế tại địa phương.

- Giao trách nhiệm cho các cơ quan quản lý giáo dục, đào tạo tham gia quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quản lý nhân sự, tài chính cùng với quản lý thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và các loại hình giáo dục khác theo đúng quy định của pháp luật.

Trên cơ sở phân phối chương trình, cơ cấu thời gian năm học, thủ trưởng các cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm sắp xếp thời gian giảng dạy hợp lý ở từng nội dung nhằm bảo đảm cung cấp chuẩn kiến thức kỹ năng cho học sinh đồng thời kết thúc năm học đúng tiến trình quy định.

- Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục và đào tạo; phát huy vai trò của hội đồng trường được quy định trong Điều lệ nhà trường ở các cấp học. Thực hiện giám sát của các chủ thể trong nhà trường và xã hội; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý các cấp; bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch.

- Thực hiện việc cung cấp dịch vụ công về giáo dục và đào tạo; phát huy vai trò cổng thông tin điện tử ngành giáo dục và đào tạo và các cơ sở giáo dục. Đổi mới cơ chế tiếp nhận và xử lý thông tin trong quản lý giáo dục, đào tạo. Thực hiện cơ chế người học tham gia đánh giá hoạt động giáo dục, đào tạo; nhà giáo tham gia đánh giá cán bộ quản lý; cơ sở giáo dục, đào tạo tham gia đánh giá cơ quan quản lý nhà nước.

6. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ, công chức, viên chức quản lý giáo dục

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo, có năng lực sư phạm. Cán bộ quản lý giáo dục các cấp phải qua đào tạo về nghiệp vụ quản lý, trình độ chính trị.

- Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và việc triển khai thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành giáo dục và đào tạo.

- Xây dựng và thực hiện chính sách luân chuyển giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong toàn tỉnh. Việc tuyn dụng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phải dựa trên cơ sở đánh giá năng lực, đạo đức nghề nghiệp và hiệu quả công tác. Có chính sách hỗ trợ giảng viên trẻ về chỗ ở, học tập và nghiên cứu khoa học.

- Thực hiện chính sách khuyến khích đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đặc biệt đối với đội ngũ công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Bãi nhiệm đối với những cán bộ quản lý không đáp ứng được yêu cầu; đưa ra khỏi ngành đối với những người không đủ phẩm chất, năng lực, không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.

- Thực hiện bình đẳng giữa nhà giáo trường công lập và nhà giáo trường ngoài công lập về tôn vinh và cơ hội đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ... Tạo điều kiện để chuyên gia quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài có trình độ tham gia giảng dạy, nghiên cứu ở các cơ sở giáo dục, đào tạo trong tỉnh.

7. Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo.

- Đảm bảo hằng năm ngân sách của tỉnh chi cho giáo dục và đào tạo tối thiểu ở mức 20% tổng chi ngân sách; đủ kinh phí hoạt động chuyên môn cho các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập. Phân định rõ ngân sách chi cho giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Cân đối, bố trí ngân sách từng năm để thực hiện đúng kế hoạch, đúng lộ trình các đề án, dự án, kế hoạch, quy hoạch phát triển giáo dục đã được phê duyệt.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách. Giám sát chặt chẽ, công khai, minh bạch việc sử dụng kinh phí trong các cơ sở giáo dục. Hoàn thiện chính sách học phí khi có hướng dẫn mới.

- Thực hiện xã hội hóa giáo dục nhằm tăng thêm nguồn lực để đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế tăng đầu tư kinh phí để xây dựng, phát triển hệ thống đào tạo tại các khu công nghiệp; gắn kết doanh nghiệp với cơ sở đào tạo; đồng thời, mở rộng đào tạo theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp.

- Khuyến khích việc hình thành các quỹ học bổng khuyến học, khuyến tài nhằm giúp học sinh, sinh viên nghèo có điều kiện vươn lên trong học tập. Tôn vinh, khen thưởng xứng đáng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc và đóng góp nổi bật cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh nhà.

- Quy hoạch quỹ đất dành cho phát triển các cơ sở giáo dục và đào tạo theo chuẩn quốc gia đã quy định cho tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo. Tiếp tục thực hiện mục tiêu kiên cố hóa trường, lớp học. Từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin.

8. Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý

- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học, sáng tạo kỹ thuật trong đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và trong học sinh, sinh viên. Tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng và hiệu quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ của các cơ sở giáo dục. Có chính sách riêng để khuyến khích học sinh, sinh viên nghiên cứu khoa học.

- Gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu, giữa các cơ sở đào tạo với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, đáp ứng yêu cầu của xã hội và tạo công ăn việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường.

- Ưu tiên đầu tư phát triển khoa học cơ bản, khoa học mũi nhọn, phòng thí nghiệm trọng điểm, phòng thí nghiệm chuyên ngành, trung tâm công nghệ cao, cơ sở sản xuất thử nghiệm hiện đại trong Trường Đại học Phạm Văn Đồng.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục, đào tạo và trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập. Tăng cường trang bị, ứng dụng các thiết bị công nghệ thông tin và các phần mềm hỗ trợ công tác quản lý giáo dục, soạn giáo án, dạy học trên lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục, đào tạo trong và ngoài giờ lên lớp, tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh,...

9. Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo, dạy nghề

- Tăng quy mô đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước đối với giáo viên, giảng viên các ngành khoa học cơ bản và khoa học mũi nhọn, đặc thù, đặc biệt là đối với giáo viên Trường Trung học phổ thông Chuyên Lê Khiết, Trường Cao đẳng Y tế Đặng Thùy Trâm, Trường Đại học Phạm Văn Đồng. Khuyến khích, tạo thuận lợi thực hiện việc học tập và nghiên cứu ở nước ngoài bằng các nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước.

- Có cơ chế, chính sách thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài cho giáo dục, khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp, các chủ đầu tư nước ngoài thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp và tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động trên địa bàn tỉnh; thu hút các nhà giáo, nhà khoa học giỏi người nước ngoài tham gia đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, các trường phổ thông và các trung tâm ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh hợp tác, liên kết đào tạo với các trường đại học lớn trong nước và quốc tế. Thực hiện tốt việc phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề của Hàn Quốc, Singapore và các nước trong khu vực để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Ban hành chính sách địa phương hỗ trợ, quản lý việc học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên Quảng Ngãi đang học ở nước ngoài và tại các cơ sở giáo dục, đào tạo có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam đối với những ngành, nghề tỉnh đang có nhu cầu hoặc có nhu cầu trong tương lai.

10. Phát triển giáo dục miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

- Đảm bảo cơ sở vật chất cho các trường học có học sinh dân tộc thiểu số; từng bước hoàn thiện việc nâng cấp theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa đối với các trường phổ thông dân tộc nội trú; hình thành hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú. Tập trung xóa tình trạng phòng học tạm ở các trường mầm non, tiểu học; xây dựng nhà bán trú cho học sinh phổ thông.

- Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục người dân tộc thiểu số để đảm bảo tính ổn định của đội ngũ ở các cơ sở giáo dục miền núi; thực hiện đầy đủ các chính sách của Trung ương và có chính sách địa phương đối với cán bộ, nhà giáo công tác ở vùng dân tộc; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần để nhà giáo yên tâm công tác ở vùng cao, vùng khó khăn; tạo điều kiện thuận lợi về vật chất, tinh thần cho các nhà giáo công tác lâu năm ở miền núi; đặc biệt chú trọng bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục về chuyên môn, chính trị.

Ngoài chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước, có chính sách hỗ trợ tốt nhất về điều kiện học tập cho học sinh là người dân tộc thiểu số; nhất là đối với các em thuộc gia đình nghèo, các em ở các xã đặc biệt khó khăn.

- Nâng cao chất lượng dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc. Thực hiện dạy tiếng dân tộc cho cán bộ quản lý và giáo viên công tác ở vùng dân tộc. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh dân tộc thiểu số.

Đánh giá, nhân rộng các mô hình giáo dục hiệu quả ở miền núi, trước mắt năm 2015 đánh giá hiệu quả, hiệu suất đào tạo của các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú, kết quả hoạt động của các loại hình giáo dục bán trú.

III. Một số nội dung công việc, phương thức và thời gian thực hiện

1. Tiếp tục thực hiện Đề án phổ cập giáo dục giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2012-2015 trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 306/QĐ-UBND ngày 30/12/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh

- Đơn vị chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo

- Đơn vị phối hợp: UBND các huyện, thành phố và các sở: Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch- Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Lao động, Thương binh và Xã hội, Y tế, Tư pháp.

- Tiến độ thực hiện: Đến năm 2015, hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, cụ thể:

Nội dung

Năm hoàn thành

Năm 2014

Năm 2015

S xã hoàn thành phcập giáo dục mầm non 5 tuổi

153

184

Tỷ lệ số trẻ hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi

83,15%

100%

Huyện, thành ph hoàn thành

Mộ Đức, Sơn Hà, Lý Sơn

Sơn Tây, Tây Trà, Tư Nghĩa, Minh Long, Bình Sơn, Đức Phổ, Sơn Tịnh, Ba Tơ, thành phố Quảng Ngãi, Nghĩa Hành, Trà Bồng,

2. Tiếp tục thực hiện Đề án nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2012 - 2015 và định hướng đến năm 2020 theo Quyết định 176/QĐ-UBND ngày 14/9/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh

- Đơn vị chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo

- Đơn vị phối hợp: Các sở: Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng và UBND các huyện, thành phố.

- Tiến độ thực hiện:

+ Đến năm 2015: Tạo điều kiện cho từ 5-10% giáo viên mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở tham gia học nâng chuẩn theo các loại hình đào tạo mở trên địa bàn tỉnh; từ 3-5% giáo viên viên trung học phthông tham gia học thạc sỹ.

+ Đến năm 2020: Tiếp tục đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo. 100% giáo viên mầm non và phổ thông đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó 60% giáo viên mầm non, có 95% đến 100% giáo viên tiểu học, 88% giáo viên trung học cơ sở và 16,6 % giáo viên trung học phổ thông đạt trình độ đào tạo trên chuẩn; đảm bảo có đủ giáo viên thực hiện giáo dục toàn diện theo chương trình giáo dục phổ thông, dạy học 2 buổi/ngày, giáo viên ngoại ngữ, giáo viên tư vấn học đường và hướng nghiệp, giáo viên giáo dục đặc biệt.

3. Tiếp tục thực hiện Kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020 theo Quyết định số 2229/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

- Đơn vị chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo

- Đơn vị phối hợp: Các sở: Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch- Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng và UBND các huyện, thành phố.

- Tiến độ thực hiện:

Năm

Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và tỷ lệ

Mầm non

Tiu học

THCS

THPT

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

2015

51

24,75

141

65

106

65

18

46,1

2016-2020

72

39,95

151

70

123

75

25

65

4. Tiếp tục triển khai thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề tỉnh Quảng Ngãi theo Quyết định 305/QĐ- UBND ngày 30/12/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025

- Đơn vị chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Đơn vị phối hợp: Các sở: Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch- Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng và UBND các huyện, thành phố.

- Tiến độ thực hiện:

Bậc hc/đào tạo

Số lượng các trường thành lập mới

Đến 2015

2016-2020

2021-2025

Mm non

21

22

19

Tiểu học

4

5

5

Trung học cơ sở

8

17

8

Trung học ph thông

2

3

6

Trung tâm ngoại ngữ tin học

30

20

0

Có trường hoặc phân hiệu đại học

1

2

5

Trường cao đng

5

6

6

Trung cấp chuyên nghiệp

3-5

3-5

5

Trung tâm dạy ngh

5

4

4

5. Triển khai xây dựng một số chính sách khuyến khích thực hiện xã hội hóa thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, thể dục thể thao và môi trường của tỉnh Quảng Ngãi theo Quyết định số 50/2012/QĐ- UBND ngày 27/12/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ban hành quy định về một số chính sách khuyến khích thực hiện xã hội hóa thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao và môi trường của tỉnh Quảng Ngãi

- Đơn vị chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Đơn vị phối hợp: Các sở: Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch- Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường và UBND các huyện, thành phố.

- Tiến độ thực hiện: Tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 50/2012/QĐ-UBND ngày 27/12/2012 của y ban nhân dân tỉnh Ban hành quy định về một số chính sách khuyến khích thực hiện xã hội hóa thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao và môi trường của tỉnh Quảng Ngãi

6. Tiếp tục triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển trường Trung học phổ thông chuyên Lê Khiết giai đoạn 2010-2020

- Đơn vị chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo

- Đơn vị phối hợp: Các sở: Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch- Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng và UBND thành phố Quảng Ngãi.

- Tiến độ thực hiện đến năm 2015

+ Củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: tổ chức thống kê, rà soát, đánh giá năng lực để từ đó định biên lại số cán bộ quản lý, giáo viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, chuẩn về chất lượng theo quy định của trường chuyên (tỉ lệ 3,1 giáo viên/lớp); đào tạo tiếng Anh cho giáo viên dạy các môn khoa học tự nhiên để giảng dạy môn chuyên bằng tiếng Anh, Tin học cho cán bộ quản lý và giáo viên theo Quy định của Đ án.

+ Đổi mới phương pháp dạy và học: Tổ chức biên soạn các chuyên đề dùng cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở các môn sẽ thi phần thực hành như: Vật lý, Hóa học và Sinh học; biên soạn tài liệu các môn Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học và Tin học bằng tiếng Anh để chuẩn bị đưa vào giảng dạy thí điểm năm 2015; tổ chức các câu lạc bộ trong trường học theo tính chất tự nguyện tùy vào sở trường, năng khiếu nhằm tăng cường sức khỏe và tinh thần cho giáo viên và học sinh; triển khai dạy thí điểm các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh

+ Rà soát, hoàn thiện các văn bản đã ban hành và xây dựng các văn bản mới liên quan đến trường Trung học phổ thông chuyên Lê Khiết đối với giáo viên và học sinh.

+ Mở rộng diện tích, xây dựng ký túc xá cho học sinh nội trú.

+ Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học của Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Khiết theo quy định.

+ Triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ quản lý và giáo viên đã được phê duyệt nhằm đạt các tiêu chuẩn và trình độ theo mục tiêu của Đề án. Tuyển dụng một số giáo viên để thay thế số giáo viên đến tuổi nghỉ hưu và thực hiện việc luân chuyển giáo viên không đáp ứng yêu cầu giảng dạy ở trường chuyên.

- Tiến độ thực hiện đến 2020

+ Tiếp tục thực hiện các hoạt động đã triển khai tại giai đoạn 1.

+ Tiếp tục nâng cấp trường Trung học phổ thông chuyên Lê Khiết thành trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia mức độ cao.

+ Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, tin học, dạy tăng cường tiếng Anh, chuẩn bị triển khai dạy và học các môn toán, vật lý, hóa học, sinh học bằng tiếng Anh.

+ Tham khảo, vận dụng các tài liệu có chất lượng của nước ngoài vào giảng dạy trong nhà trường

7. Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 theo Quyết định số 17/QĐ-UBND ngày 03/02/2013 của UBND tỉnh

- Đơn vị chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo

- Đơn vị phối hợp: Các sở: Nội vụ, Tài chính.

Tiến độ thực hiện:

Giai đoạn: đến 2015

Trọng tâm của giai đoạn này là hoàn thành các điều kiện cần thiết để tiến hành triển khai thực hiện việc dạy ngoại ngữ ở bậc tiểu học và trung học cơ sở ở những nơi có điều kiện.

- Xây dựng kế hoạch triển khai chương trình ngoại ngữ 10 năm.

- Bố trí kinh phí thực hiện các mục tiêu kế hoạch trong giai đoạn 2012-2015 và những năm tiếp theo.

- Trên cơ sở khảo sát, đánh giá năng lực giáo viên tiếng Anh bậc tiểu học và trung học cơ sở năm 2011, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên chưa đạt theo chuẩn.

- Tuyển dụng mới giáo viên tiếng Anh bậc Tiểu học đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng để đáp ứng lộ trình đưa tiếng Anh vào giảng dạy ở các trường tiểu học.

- Tiếp tục triển khai dạy chương trình tiếng Anh 10 năm cho lớp 4 (năm học 2013 - 2014), lớp 5 (năm học 2014 - 2015).

- Cung ứng trang thiết bị dạy học tối thiểu theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phòng học bộ môn ngoại ngữ và phòng học thông thường đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học ngoại ngữ đối với các trường tiểu học.

- Triển khai giảng dạy tiếng Anh theo chương trình mới ở những nơi có đủ điều kiện.

- Cử giáo viên Toán, Tin học của Trường THPT Chuyên đi đào tạo văn bằng 2 tiếng Anh để tiến hành dạy Toán, Tin học bằng tiếng Anh (theo Đán phát triển trường THPT Chuyên Lê Khiết giai đoạn 2010 - 2020).

- Tổng kết đánh giá kế hoạch thực hiện giai đoạn 2012-2015.

Giai đoạn 2016-2018:

Trọng tâm triển khai dạy chương trình tiếng Anh 10 năm ở cấp Trung học cơ sở;

- Triển khai dạy chương trình tiếng Anh 10 năm cho học sinh lớp 6 trong năm học 2015-2016; số học sinh lớp 7, lớp 8, lớp 9 của năm học này tiếp tục thực hiện chương trình tiếng Anh 7 năm, kết thúc chương trình này vào năm học 2018 -2019.

- Cung cấp trang thiết bị dạy học tối thiểu theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phòng học bộ môn ngoại ngữ và phòng học thông thường đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học ngoại ngữ đối với các trường THCS và một số trường THPT.

- Cung cấp hệ thống dạy học ngoại ngữ chuyên dụng cho các trường ở cấp THCS và một số trường THPT.

- Tiếp tục dạy triển khai chương trình tiếng Anh 10 năm cho lớp 7 (năm học 2016 - 2017), lớp 8 (năm học 2017 - 2018), lớp 9 (năm học 2018 - 2019) với số lượng học sinh đã tham gia chương trình tiếng Anh từ năm học trước, số còn lại tiếp tục học chương trình tiếng Anh 7 năm.

- Tiếp tục dạy triển khai chương trình tiếng Anh 10 năm cho lớp 9 (năm học 2018 - 2019) với số lượng học sinh đã tham gia chương trình tiếng Anh từ năm học trước, số còn lại tiếp tục học tiếng Anh 7 năm.

- Tổng kết, đánh giá Kế hoạch thực hiện giai đoạn 2016-2018.

Giai đoạn 2019 - 2020:

Trọng tâm của giai đoạn này triển khai ở cấp Trung học phổ thông:

- Triển khai dạy chương trình tiếng Anh 10 năm cho 30 % học sinh lớp 10 trong năm học 2019 - 2020. 70% số học sinh lớp 10 và học sinh lớp 11, lớp 12 của năm học này tiếp tục thực hiện chương trình tiếng Anh 7 năm.

- Tiếp tục triển khai dạy tiếng Anh chương trình 10 năm cho lớp 11 và lớp 10 cho những năm tiếp theo.

- Cung cấp trang thiết bị dạy học tối thiểu theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phòng học bộ môn ngoại ngữ và phòng học thông thường đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học ngoại ngữ đối với các trường phổ thông chất lượng cao và các Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp và Dạy ngh.

Tổng kết đánh giá kế hoạch thực hiện Đề án.

8. Tiếp tục thực hiện Đề án "Củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú” giai đoạn 2012 - 2015 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi theo Quyết định số 208/QĐ-UBND ngày 08/10/2012 của UBND tỉnh Quảng Ngãi

- Đơn vị chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo

- Đơn vị phối hợp: Các sở: Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch- Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Ban Dân tộc và UBND các huyện miền núi.

Mục tiêu chung:

Củng cố, phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú (DTNT) theo hướng trường trung học đạt chuẩn quốc gia và đảm bảo các điều kiện giáo dục đặc thù; nâng cao chất lượng giáo dục, hiệu quả đào tạo để trường phổ thông dân tộc nội trú trở thành trường hàng đầu về chất lượng giáo dục ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số; thực hiện tốt nhiệm vụ tạo nguồn cán bộ cho các huyện miền núi, đồng thời tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội của miền núi, vùng dân tộc thiểu số trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Mục tiêu cụ thể:

Củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) tỉnh và các huyện miền núi. Đầu tư xây dựng bổ sung các hạng mục công trình cho 7 trường PTDTNT (01 trường THPT PTDT tỉnh và 6 trường THCSDTNT huyện) theo tiêu chuẩn trường trung học đạt chuẩn quốc gia và đảm bảo điều kiện để nuôi dạy học sinh nội trú. Phấn đấu đến năm 2015 có 29% số trường PTDTNT đạt chuẩn quốc gia (02 trường).

Nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục và quản lý tại các trường phổ thông dân tộc nội trú.

9. Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án Đào tạo nghề kỹ thuật chất lượng cao và các đề án về đào tạo nghề của tỉnh

- Đơn vị chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Đơn vị phối hợp: Các sở: Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch- Đầu tư; các trường: Đại học Phạm Văn Đồng, Cao đẳng Y tế Đặng Thùy Trâm, Cao đẳng nghề Kỹ thuật- Công nghệ Dung Quất, Cao đẳng nghề Cơ giới, Cao đẳng Công thương Thành phố Hồ Chí Minh- Cơ sở đào tạo Quảng Ngãi, Cao đẳng nghề Việt Nam- Hàn Quốc Quảng Ngãi, Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh- Chi nhánh miền Trung tại Quảng Ngãi...

- Tiến độ thực hiện:

+ Giai đoạn đến 2015: Tổ chức đào tạo cho 1.095 người, trong đó: nhóm nghề lĩnh vực nông - lâm - thủy sản 250 người; nhóm nghề lĩnh vực ngành công nghiệp - xây dựng 520 người; nhóm nghề lĩnh vực ngành dịch vụ - thương mại 325 người. Huy động các nguồn lực khác theo chủ trương xã hội hóa đào tạo cho 1.695 người.

+ Đến năm 2020: Đào tạo nghề kỹ thuật chất lượng cao cho 5.280 người, trong đó: ngân sách nhà nước hỗ trợ đào tạo cho 2.900 người, trong đó: nhóm nghề lĩnh vực nông - lâm - thủy sản 800 người; nhóm nghề lĩnh vực công nghiệp - xây dựng 1.200 người; nhóm nghề theo lĩnh vực dịch v- thương mại 900 người. Đào tạo theo chủ trương xã hội hóa cho 2.380 người.

10. Thực hiện kiểm tra, đánh giá, chấn chỉnh việc đào tạo hình thức vừa học vừa làm (tại chức), đào tạo liên kết của các cơ sở giáo dục, đào tạo trong tỉnh không đảm bảo chất lượng, hiệu quả

- Đơn vị chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo

- Đơn vị phối hợp: Sở Nội vụ, Trường Đại học Phạm Văn Đồng.

- Tại các đơn vị giáo dục trên địa bàn tỉnh có tổ chức đào tạo hình thức vừa học, vừa làm, đào tạo liên kết.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên hàng năm.

11. Tổ chức thực hiện việc Đánh giá hiện trạng đội ngũ giáo viên, nhân viên phục vụ và đội ngũ cán bộ quản lý, trên cơ sở đó lập quy hoạch nhân lực ngành giáo dục, kế hoạch đào tạo, đào tạo lại và tuyển dụng; đề xuất giải pháp, cơ chế, điều kiện thực hiện quy hoạch nguồn nhân lực ngành giáo dục

- Đơn vị chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo

- Đơn vị phối hợp: Các sở: Nội vụ, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế; Trường Đại học Phạm Văn Đồng.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên hàng năm.

12. Xây dựng cơ chế, kế hoạch luân chuyển, luân phiên đối với giáo viên và đội ngũ quản lý giáo dục

- Đơn vị chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo

- Đơn vị phối hợp: Sở Nội vụ.

- Thời gian thực hiện: Năm 2015.

13. Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi theo Quyết định số 1038/QĐ-UBND ngày 31/7/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh

- Đơn vị chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Đơn vị phối hợp: Các s: Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch- Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường và UBND các huyện min núi.

- Tiến độ thực hiện:

Chuyển đổi các trường tiểu học và trung học cơ sở tại 6 huyện miền núi đủ điều kiện sang trường phổ thông dân tộc bán trú:

+ Từ nay đến 2015: có 15 trường tiểu học và 21 trường trung học cơ sở.

+ Đến 2020: có 36 trường tiểu học và 38 trường trung học cơ sở.

14. Tiếp tục triển khai kế hoạch thực hiện Đề án xây dựng và phát triển Trường Đại học Phạm Văn Đồng giai đoạn 2015-2020

- Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Phạm Văn Đồng

- Đơn vị phối hợp: Các sở Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch- Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường.

- Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2015-2020.

IV. Tổ chức thực hiện:

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì phối hợp với y ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Các Sở, ngành có liên quan, các cơ quan báo, đài tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương, Chương trình hành động số 51-CTr/TU của Tỉnh ủy về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch, định kỳ báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.

- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối, bố trí ngân sách nhà nước hàng năm cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo để triển khai thực hiện các kế hoạch, dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Chủ trì xây dựng thực hiện chương trình đổi mới đối với lĩnh vực dạy nghề.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo theo dõi, đôn đốc, kiểm tra về lĩnh vực dạy nghề, định kỳ gửi báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.

- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối, bố trí ngân sách nhà nước hàng năm cho lĩnh vực dạy nghề để triển khai thực hiện Kế hoạch.

3. Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí thông tin, tuyên truyền kịp thời đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về kết quả đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và dạy nghề; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan liên quan trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và dạy nghề.

4. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội bảo đảm nguồn lực và điều kiện cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cân đối vốn đầu tư thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch.

6. Các sở, ngành có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao:

- Căn cứ vào Kế hoạch này xây dựng và tổ chức thực hiện; định kỳ đánh giá việc thực hiện gửi Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.

- Xây dựng dự toán chi để thực hiện Kế hoạch trình cơ quan có thẩm quyền để xem xét, quyết định theo quy định của Luật Ngân sách.

7. Trường Đại học Phạm Văn Đồng

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức tốt việc đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên theo hướng đi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giảng viên đảm bảo theo chuẩn quy định

- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư trực tiếp thực hiện tốt Đề án xây dựng Trường Đại học Phạm Văn Đồng, phấn đấu đến năm 2020 đạt chuẩn quốc gia và khu vực.

8. y ban nhân dân các huyện, thành phố

- Chỉ đạo việc tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ở địa phương.

- Bố trí các nguồn vốn thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo; rà soát, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc thẩm quyền quản lý phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực và quy hoạch mạng lưới giáo dục, đào tạo và dạy nghề của cả tỉnh; xây dựng chính sách khuyến khích đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục phù hợp với điều kiện của địa phương; định kỳ sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện gửi Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

9. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo các Huyện ủy, Thành ủy và cơ quan báo chí tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức và nhân dân tích cực tham gia thực hiện Kế hoạch này.

10. Đề nghị y ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên tham gia phổ biến, thực hiện, vận động các tổ chức và người dân tích cực tham gia và giám sát thực hiện Kế hoạch.

Trong quá trình thực hiện Kế hoạch này, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể của Kế hoạch các Sở, ngành, địa phương chủ động phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (báo cáo);
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (báo cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy (báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh (báo cáo);
- CT, PCTUBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Các Hội, đoàn thể;
- Các Sở, Ban, Ngành;
- UBND các huyện, thành phố;
- VPUB :CVP, PCVP(VX), P.VHXH, P.KTTH, CBTH;
- Lưu: VT, VT,VX(HQ670)..

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Viết Chữ

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác