188580

Kế hoạch 43/KH-UBND về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2006 – 2010 do tỉnh An Giang ban hành

188580
LawNet .vn

Kế hoạch 43/KH-UBND về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2006 – 2010 do tỉnh An Giang ban hành

Số hiệu: 43/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh An Giang Người ký: Nguyễn Văn Đảm
Ngày ban hành: 20/07/2005 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 43/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
Người ký: Nguyễn Văn Đảm
Ngày ban hành: 20/07/2005
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 43/KH-UBND

Long Xuyên, ngày 20 tháng 7 năm 2005

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

PHẦN MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DNNVV GIAI ĐOẠN 2006-2010

- Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh An Giang chiếm tỷ lệ trên 98% tổng số doanh nghiệp của cả tỉnh. Doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây gọi tắt là DNNVV) tuy không có đư­ợc lợi thế so với các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, như­ng trong thời gian qua các DNNVV trên địa bàn tỉnh đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội mà Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đề ra như­ xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm... góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội 2001 - 2005.

- Lãnh đạo tỉnh cũng đã xác định vai trò quan trọng, lâu dài của DNNVV trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vì nó là bộ phận cấu thành không thể thiếu được của nền kinh tế, có mối quan hệ t­ương hỗ không thể tách rời nhau với các thành phần kinh tế khác, đặc biệt trong việc hình thành hoạt động công nghiệp bổ trợ và mạng l­ưới phân phối sản phẩm. Với tính năng động cao, các DNNVV là trư­ờng học khởi nghiệp cho các doanh nhân và là môi tr­ường tạo mối liên kết, tích tụ vốn để hình thành và phát triển các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, đặc điểm chung của các DNNVV ở nước ta nói chung và An Giang nói riêng là mới phát triển, còn non kém, sức cạnh tranh kém, nên cần có các cơ chế chính sách hỗ trợ.

- Trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, đòi hỏi phải biết tận dụng các lợi thế so sánh để hội nhập, mà các DNNVV có cơ hội sử dụng tốt nhất các lợi thế này, do đó nếu không phát triển DNNVV chúng ta không thể đẩy nhanh tiến trình thực hiện hội nhập kinh tế Thế giới.

Kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2006-2010, nếu đư­ợc triển khai thực hiện tốt, sẽ là một trong những cơ sở quan trọng để triển khai thực hịên thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang trong giai đoạn 2006 - 2010.

II. CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DNNVV GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

1. Chiến l­ược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010 đư­ợc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX thông qua;

2. Chiến l­ược toàn diện tăng trư­ởng và giảm nghèo;

3. Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 18/3/2001 về sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nư­ớc;

4. Nghị quyết 14-NQ/TW ngày 18/3/2002, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ­ương Đảng (khoá IX), ngày 18/3/2002 về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư­ nhân;

5. Nghị quyết Trung ương 3 khoá IX về củng cố, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của Kinh tế tập thể;

6. Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV;

7. Quyết định 94/2002/QĐ-TTg ngày 17/7/2002 của Thủ tư­ớng Chính phủ về phát triển kinh tế t­ư nhân;

8. Chỉ thị 33/2004/CT-TTg ngày 23/9/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch 5 năm 2006 - 2010;

9. Thông báo số 7681/BKH-TB ngày 30/11/2004 của Bộ Kế hoạch và Đầu t­ư hư­ớng dẫn xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010;

10. Các cam kết, thoả thuận của UBND tỉnh về phát triển DNNVV với các tổ chức nước ngoài.

PHẦN I: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DNNVV GIAI ĐOẠN 2001 – 2005:

I. Thực trạng phát triển DNNVV thời gian qua:

- Đối tượng xây dựng kế hoạch là DNNVV, theo điều 3 Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV thì “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”

- Đến cuối năm 1999: tổng số DNNVV trên địa bàn tỉnh An Giang là 1.166 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh gồm: 1.090 DNTN, 66 Cty TNHH, 10 Cty CP, với tổng vốn là 767.320 triệu đồng và 24 Chi nhánh/Văn phòng Đại diện; hộ cá thể có 31.484 hộ với vốn đăng ký kinh doanh 408.562 triệu đồng.

- Riêng từ đầu năm 2000 đến quí I năm 2005: có tổng số 1.140 DNNVV thành lập gồm: 772 DNTN, 340 Cty TNHH, 28 Cty CP, tổng vốn đăng ký là 2.114.639 triệu đồng và 386 Chi nhánh/Văn phòng Đại diện; Hộ kinh doanh cá thể có 27.656 hộ, với tổng vốn đăng ký 912.590 triệu đồng.

- Đến quí I năm 2005 trên địa bàn tỉnh An Giang có 2.306 Doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư gồm: 1.862 DNTN, 406 Cty TNHH, 38 Cty CP, tổng vốn đăng ký là 2.881.959 triệu đồng và 410 Chi nhánh/Văn phòng Đại diện; hộ kinh doanh cá thể có 59.140 hộ đăng ký hoạt động với tổng vốn đăng ký là 1.321.152 triệu đồng.

Cụ thể từng năm như sau:

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

2001

2002

2003

2004

3th/2005

 

Số lượng đơn vị

đv

44.284

49.445

53.991

60112

61.446

a

Hộ kinh doanh cá thể

Hộ

42.722

47.754

52.132

57.860

59.140

 

- Số đăng ký trong năm

Hộ

4.720

5.032

4.378

5.728

1.280

 

- Tổng vốn đầu tư

tỷ đ

710

873

1.045

1.294

1.321

 

- Tổng số lao động

người

79.169

87.556

96.443

106.860

109.808

b

DN dân doanh (DNDD)

đv

1.512

1.691

1.859

2.252

2.306

 

Tổng vốn đầu tư

tỷ đồng

1.402

1.760

2.054

2.786

2.881

 

Tổng số lao động

người

19.656

21.145

23.047

29.848

30.564

 

chia ra theo loai hình:

 

 

 

 

 

 

 

- Cty trách nhiệm hữu hạn

đv

158

236

302

388

406

 

- Cty cổ phần

đv

15

18

25

34

38

 

- DN tư nhân

đv

1.339

1.437

1.532

1.830

1.862

03 tháng đầu năm 2005: tổng số doanh nghiệp thành lập mới là 54 DN trong đó có 32 DNTN, 18 Công ty TNHH, 04 Công ty cổ phần với tổng vốn đăng ký 97.244 triệu đồng và 26 Chi nhánh/Văn Phòng đại diện.

- Trong thời gian qua, các DNNVV trên địa bàn tỉnh ngày một gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Cùng với xu hướng phát triển này là sự đóng góp của DNNVV vào nền kinh tế tỉnh nhà, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho xã hội:

+ Trong 5 năm qua đã tạo công ăn việc làm cho trên 52.000 lao động, trong đó các loại hình doanh nghiệp đã tạo việc làm cho trên 22.000 lao động, hộ kinh doanh cá thể trên 30.000 lao động. Các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động thuộc lĩnh vực gia công may mặc và chế biến thủy sản xuất khẩu. Thu nhập bình quân 1 lao động khoảng 600.000 đồng/tháng, cao nhất khoảng 1.500.000 đồng/tháng, thấp nhất khoảng 400.000 đồng/tháng. Lao động có thu nhập cao thuộc lĩnh vực kinh doanh chế biến nông thủy sản xuất khẩu, lao động có thu nhập thấp thuộc lĩnh vực xây dựng (công nhân xây dựng).

+ Từ năm 2000 đến nay, tổng kim ngạch xuất khẩu của địa phương trên 816 triệu USD (năm 2000: 108 triệu USD, năm 2001: 119 triệu USD, năm 2002: 147 triệu USD, năm 2003: 182 triệu USD, năm 2004: 260 triệu USD), mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh là gạo và thủy sản đông lạnh. Trong lĩnh vực xuất khẩu của địa phương, trong 2 năm gần đây DNNVV đã tham gia xuất khẩu với kim ngạch và sản lượng chiếm khoảng 2/3, tham gia xuất khẩu trực tiếp chủ yếu là mặt hàng thủy sản, lúa gạo, các sản phẩm may mặc.

+ Tổng số thu thuế từ kinh tế trên địa bàn từ năm 2000 đến nay là 4.279 tỷ đồng (năm 2000 là 662 tỷ đồng, năm 2001 là 669 tỷ đồng, năm 2002 là 766 tỷ đồng, năm 2003 là 925 tỷ đồng, năm 2004 là 1.257 tỷ đồng), trong đó số thu từ các DNNVV là 1.078 tỷ đồng chiếm tỷ trọng trên 25%, thu từ kinh tế nhà nước là 761 tỷ đồng chiếm tỷ trọng trên 18%, thu từ kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là 46 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 1%. Điều đó cho thấy DNNVV đã đóng góp nguồn thu đáng kể cho ngân sách tỉnh nhà.

- Phát triển DNNVV là một nguồn lực đáng kể để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhất là góp phần vào giải quyết việc làm, tham gia tích cực vào chương trình xóa đói giảm nghèo của tỉnh (tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của công nhân lao động...). Trong 05 năm qua, tổng số Hộ thoát nghèo là 32.673 (năm 2001: 5.751, năm 2002: 7.542, năm 2003: 9.121, năm 2004: 7.883 và kế hoạch năm 2005: 2.376), tỷ lệ Hộ nghèo qua các năm như sau: năm 2001: 7,86%, năm 2002: 6,70%, năm 2003: 4,96%, năm 2004: 3,50% và kế hoạch 2005: 3%.

- Nhìn chung các DNNVV trên địa bàn tỉnh An Giang năng động và thích ứng nhanh với những thay đổi của môi trường (như sự kiện chống phá giá cá Tra, Basa của Mỹ), sức cạnh tranh của loại hình doanh nghiệp này ngày một nâng cao; DNNVV đã góp phần vào việc gìn giữ và phát huy các ngành nghề truyền thống như: dệt thổ cẩm, tranh trên kiếng, dệt lụa...; biết phát triển các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và phân phối các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ này đến các thị trường ở những huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa mà các doanh nghiệp lớn không tham gia, góp phần cải thiện điều kiện kinh tế - xã hội ở những vùng này.

2. Những tồn tại yếu kém trong quá trình phát triển DNNVV:

- Do điều kiện địa lý của tỉnh nằm xa các trung tâm thành phố lớn, hệ thống kỹ thuật và hạ tầng xã hội còn nhiều yếu kém; mặt bằng là khâu thiết yếu trong quá trình sản xuất, kinh doanh của DNNVV, nhưng thời gian qua tỉnh chưa tạo được mặt bằng sẳn có để phục vụ cho nhu cầu đầu tư của DNNVV.

- Về phía DNNVV trong thời gian qua, số lượng DNNVV tuy đông đảo về số lượng, nhưng về cơ bản vẫn là quy mô nhỏ, thiếu vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ công nghệ rất hạn chế, thiết bị, máy móc lạc hậu nhưng lại chậm thay đổi để thích ứng với môi trường kinh doanh luôn ngày càng cạnh tranh khốc liệt; công tác nghiên cứu và phát triển chưa được các doanh nghiệp chú trọng nên việc ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh chưa được phổ biến và ứng dụng rộng rãi.

- Các DNNVV tập trung chủ yếu ở thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc (là những nơi có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh). Những địa bàn khác, nơi có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn (Tri Tôn, Tịnh Biên, An Phú, Thoại Sơn, Phú Tân) tuy có những chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn, nhưng vẫn chưa thu hút các DNNVV đầu tư sản xuất, kinh doanh.

- Tuy đã được tỉnh chỉ đạo cho các Sở, ngành có liên quan, các Trường Đại học, các Trung tâm đào tạo trên địa bàn phối hợp mở rất nhiều lớp đào tạo hoặc các khóa bồi dưỡng ngắn ngày, dài ngày về các kiến thức có liên quan đến khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, tài chính - kế toán doanh nghiệp, quản trị chất lượng.... nhưng nhìn chung trình độ quản lý của DNNVV trên địa bàn tỉnh vẫn còn yếu kém, nhân viên thiếu kỹ năng, thiếu kiến thức tiếp thị và thiếu thông tin về thị trường (trường hợp này là phổ biến)... Điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh vùng, khu vực và quốc tế đang ngày một diễn ra gay gắt như hiện nay.

- Vấn đề khác mà các DNNVV thường mắc phải là thiếu chiến lược kinh doanh và phát triển thị trường; sức cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ của DNNVV cung cấp còn thấp: hàm lượng tri thức và công nghệ trong sản phẩm chưa cao, thiếu tính đặc thù, độc đáo và giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản phẩm của doanh nghiệp nhìn chung còn thấp so với mặt bằng của DNNVV ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển như: TP. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng....

- Mặc dù là tỉnh có nguồn lao động dồi dào (hàng năm có trên 1,3 triệu người trong độ tuổi lao động) nhưng tỷ lệ số lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm khoảng 14,5% (188.500 lao động) trình độ tay nghề của người lao động còn thấp, lao động giải quyết việc làm trong các DNNVV chủ yếu là lao động giản đơn, năng suất lao động kém....

- Bước đầu, chỉ mới hình thành được các Câu lạc bộ doanh nghiệp tại một số huyện, thị, thành như: Long Xuyên, Châu Thành, Chợ Mới... nhưng hoạt động của Câu lạc bộ doanh nghiệp này chưa thật sự hiệu quả trong việc hỗ trợ quá trình sản xuất kinh doanh của thành viên Câu lạc bộ; Hiệp hội DNNVV của tỉnh chưa ra đời; tỷ lệ DNNVV của tỉnh là thành viên VCCI còn thấp (khoảng 1,5%), việc chủ động liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp có quy mô lớn với DNNVV còn thấp làm cho chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của cả DNNVV và doanh nghiệp có quy mô lớn chưa cao, chưa phát huy hết tính chủ động sáng tạo của doanh nghiệp để tự vươn lên đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thị trường.

- Một số DNNVV lợi dụng chính sách thông thoáng của Nhà nước trong việc thành lập doanh nghiệp hoạt động không đúng pháp luật như thành lập doanh nghiệp để mua bán hóa đơn, khấu trừ khống thuế VA cạnh tranh không lành mạnh chèn ép lẫn nhau hay sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường sinh thái...Mặc dù tình trạng này đã có khắc phục nhưng vẫn làm cho DNNVV còn nhiều mặt hạn chế trong quá trình phát triển.

- Cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV chưa kịp thời, đồng bộ, không nhất quán, đặc biệt là việc thực thi chính sách chưa thống nhất từ Trung ương đến địa phương như việc ban hành chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư, nhiều địa phương muốn thu hút đầu tư về phía mình nên địa phương ban hành sau thường có chính sách ưu đãi cao hơn địa phương ban hành chính sách trước hay việc ban hành chính sách bảo lãnh tín dụng cho DNNVV trên địa bàn tuy có hướng dẫn nhưng khó thực hiện do nhiều quy định của TW chưa đáp ứng tình hình thực tế và chưa đồng bộ; mặt khác, chính sách ưu đãi của TW chưa thật sự phù hợp với địa phương nên chưa hấp dẫn cho các nhà đầu tư là DNNVV.

- Cải cách thủ tục hành chính trong thời gian qua trên địa bàn diễn ra tích cực và bước đầu mang lại kết quả khả quan nhưng nhìn chung để khởi sự và đưa doanh nghiệp gia nhập thị trường còn mất rất nhiều thời gian. Để đưa doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động doanh nghiệp mất khoảng 02 tháng đối với doanh nghiệp hoạt động thương mại, 09 tháng đối với doanh nghiệp sản xuất.

II. Vấn đề thể chế, chính sách, các yếu tố quản lý liên quan đến phát triển DNNVV:

Mặc dù các khung pháp lý, cơ chế chính sách để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đã có từ những năm 1992, 1993, 1994, trong đó có DNNVV nhưng để thực hiện quan điểm nhất quán phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý Nhà nước những vấn đề này cũng cần được đánh giá với những mặt được và chưa được;

1. Khung pháp lý chung về phát triển doanh nghiệp:

Các quy định pháp lý như­ thành lập doanh nghiệp, gia nhập thị tr­ường, hoạt động trong thị trường, rời khỏi thị tr­ường (cụ thể là: đăng ký kinh doanh, đăng ký con dấu, mã số thuế, thuế, đất đai, xây dựng, th­ương mại, tài chính - ngân hàng và nhiều vấn đề khác.v.v.) đều đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành để áp dụng chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp không kể quy mô (kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Trong thời gian qua trong quá trình triển khai và áp dụng tại địa phương vẫn còn nhiều vấn đề cần phải được đánh giá.

a. Về các quy định liên quan đến đăng ký kinh doanh, gia nhập và rút khỏi thị trư­ờng (ngưng nghỉ, giải thể và phá sản doanh nghiệp):

- Gia nhập thị trư­ờng:

Từ khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2000, đã có nhiều cởi mở hơn đối với quá trình đăng ký kinh doanh và hoạt động của các doanh nghiệp, nhiều giấy phép con hoặc điều kiện kinh doanh không cần thiết đã đư­ợc bãi bỏ, nhưng hiện vẫn tồn tại các quy định làm giảm hiệu lực pháp lý của Luật Doanh nghiệp như việc đăng ký kinh doanh không những được quy định trong Luật Doanh nghiệp mà một số Luật khác cũng ban hành vấn đề này do đó chưa tạo được sự đồng bộ trong quá trình đăng ký kinh doanh - khởi sự doanh nghiệp từ đó tạo ra những khó khăn không đáng có trong việc thực thi pháp luật (Luật Th­ương mại, Luật Bảo hiểm, Luật Ngân hàng... cũng có điều khoản quy định về đăng ký kinh doanh).

Luật Hợp tác xã năm 2003 đã khắc phục đư­ợc các tồn tại của Luật Hợp tác xã cũ (1996) nhằm phát huy cao hơn vai trò của kinh tế tập thể trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, nh­ưng hiện nay một số Văn bản quy phạm pháp luật hư­ớng dẫn thi hành Luật chưa đư­ợc ban hành đầy đủ như biểu mẫu mới về đăng ký kinh doanh, lệ phí . . .

Ngoài ra, sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, để có thể gia nhập thị trường, cần thực hiện nhiều công đoạn khác như­ khắc dấu, đăng ký mã số thuế, mua hoá đơn, thủ tục đất đai, xin phép xây dựng… các công đoạn này đòi hỏi mất rất nhiều thời gian đi lại cho doanh nghiệp, chưa kể những chi phí “ngầm” phát sinh trong quá trình thực hiện các thủ tục này. Vì thế việc quy định một cơ quan đầu mối thực hiện các thủ tục này cho doanh nghiệp trong thời gian tới là rất cần thiết.

- Rút khỏi thị trư­ờng:

Việc rút khỏi thị trường hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể chọn hình thức giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp. Thời gian qua, hầu như các doanh nghiệp ngưng, nghỉ đều chọn hình thức giải thể doanh nghiệp do hình thức phá sản doanh nghiệp rất khó thực hiện bởi những quy định về thủ tục, về điều kiện phá sản khi tuyên bố phá sản.

Luật Phá sản mới đ­ược ban hành, đã khắc phục những v­ướng mắc, tồn tại của Luật Phá sản doanh nghiệp trên cơ sở tổng kết 9 năm thi hành Luật này như vấn đề xác định tình trạng phá sản, thủ tục phá sản.

* Để các quy định về đăng ký kinh doanh, gia nhập thị trường và rút khỏi thị trường nhanh chóng có hiệu lực và đi vào cuộc sống, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc của DNNVV, các Bộ, ngành có liên quan cần sớm nghiên cứu, ban hành các Văn bản hư­ớng dẫn thực hiện và thống nhất trong các vấn đề, tránh sự chồng chéo lẫn nhau, đặc biệt là việc sớm xây dựng và đưa Bộ Luật Doanh nghiệp chung và Luật Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư vào thi hành là điều cần thiết.

b. Chế độ kế toán và tài chính:

Chế độ kế toán quy định còn phức tạp đối với các DNNVV (thống kê chưa đầy đủ một DNNVV phải thực hiện đến 13 mẫu biểu báo cáo tài chính - kế toán) và nhiều mẫu, biểu quy định về báo cáo tài chính, mặt khác trình độ nghiệp vụ kế toán DNNVV còn hạn chế nên DNNVV khó có thể thực hiện được. Vì thế, việc thuê kế toán là cán bộ của các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành để thực hiện nghiệp vụ kế toán cho doanh nghiệp tương đối phổ biến trong tình hình hiện nay.

c. Hệ thống thuế :

- Các chính sách thuế bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế tài nguyên, thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân,… đ­ược điều chỉnh theo hư­ớng xoá bỏ phân biệt đối xử giữa đầu tư­ trong n­ước với đầu tư n­ước ngoài, giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp dân doanh và ngày càng minh bạch hơn. Tuy nhiên, một số quy định trong hệ thống thuế còn phức tạp về hồ sơ thủ tục trong việc kê khai tính thuế, miễn, giảm, do đó DNNVV vẫn gặp khó khăn trong việc kê khai thuế, đã hạn chế các doanh nghiệp công khai hoạt động sản xuất - kinh doanh của mình vì vậy một số doanh nghiệp vẫn còn đăng ký hoạt động theo hình thức Hộ kinh doanh cá thể để nhận thuế khoán.

- Về thuế giá trị gia tăng: vẫn duy trì hai phư­ơng pháp tính thuế VA phương pháp khấu trừ áp dụng cho doanh nghiệp, gồm cả hợp tác xã, và ph­ương pháp trực tiếp mà thực tế là thuế khoán áp dụng cho hộ kinh doanh cá thể, đã tạo ra những bất bình đẳng, cụ thể là cùng kinh doanh một ngành nghề nhưng nếu cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ sẽ phải nộp thuế cao hơn cơ sở nộp thuế theo phương pháp trực tiếp. Mặt khác, các thủ tục hoàn thuế VA vẫn còn phức tạp và kéo dài, nhất là hoàn thuế khi xuất nhập khẩu hàng hóa…

Các quy định về tài chính, kế toán, thuế còn có những hạn chế như­ trên, cũng là một trong những nguyên nhân chưa khuyến khích DNNVV minh bạch hoá tình trạng tài chính, đồng thời cũng chưa khuyến khích các Hộ kinh doanh chính thức hoá hoạt động kinh doanh của mình (đăng ký thành lập doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp) trừ khi có sự chế tài từ cơ quan quản lý Nhà nước.

d. Hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng:

Điều chỉnh hành vi ký kết Hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng trong quá trình sản xuất kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp có: Pháp lệnh về Hợp đồng kinh tế, Bộ Luật Dân sự, Luật Thương mại…, tuy nhiên các quy định tại các văn bản luật này vẫn còn trùng lắp, phứ­c tạp và mâu thuẫn với nhau, vẫn còn các khoảng trống về pháp lý và đặc biệt là hệ thống trọng tài thương mại chưa phát huy tác dụng tốt nên DNNVV không áp dụng để giải quyết các tranh chấp liên quan.

e. Đất đai và mặt bằng sản xuất cho DNNVV:

- Quyền sử dụng đất: Luật Đất đai năm 2003 và Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ h­ướng dẫn thi hành Luật Đất đai có những quy định, thông thoáng hơn trong quá trình tạo mặt bằng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, đất đai và mặt bằng sản xuất kinh doanh vẫn là vấn đề lớn và khó đối với địa phương. Mặc dù đã được chỉ đạo chặt chẽ của Tỉnh Uỷ, UBND tỉnh trong việc tạo mặt bằng để phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có DNNVV, nhưng thời gian qua tỉnh chỉ mới tạo được mặt bằng Khu tiểu thủ công nghiệp Mỹ Quí - thành phố Long Xuyên với qui mô khoảng 40 ha với 14,2 ha đất công nghiệp đến nay đã lấp đầy, các Khu công nghiệp tập trung khác như Bình Long - huyện Châu Phú, Bình Hòa - huyện Châu Thành, cụm công nghiệp Phú Hoà - huyện Thoại Sơn đang ở giai đoạn san lấp mặt bằng; các Cụm công nghiệp tại huyện, thị khác đang ở giai đoạn lập qui hoạch chi tiết hoặc đang bồi thường giải phóng mặt bằng.

- Do đặc thù của vùng đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt An Giang là vùng đầu nguồn nên nền đất phù sa thấp và yếu, vì thế việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV gặp khó khăn trong đầu tư về cao trình san lấp mặt bằng, nền móng, phải mất nhiều thời gian và chi phí đầu tư.

g. Các tiêu chuẩn kỹ thuật và quản lý chất l­ượng:

Luật pháp liên quan đến quản lý chất lư­ợng hàng hoá ch­ưa đầy đủ; các tiêu chuẩn kỹ thuật không phản ánh trình độ công nghệ của doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng; DNNVV ít có khả năng tiếp cận các thông tin về tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn quốc gia của các n­ước khác, nên hàng hoá của DNNVV khó tiếp cận các thị trường nư­ớc ngoài. Mặt khác, các DNNVV trên địa bàn tỉnh ít khi chú trọng đến công tác xây dựng quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn thông dụng quốc tế như ISO, HACCAP, GMP... trong quản lý chất lượng hàng hóa, quản trị nội bộ doanh nghiệp. Công tác này chưa được DNNVV quan tâm là do phải mất nhiều thời gian, chi phí tư vấn, điều kiện sản xuất kinh doanh phải nâng cao để đạt được tiêu chuẩn.

Ngoài ra, các dịch vụ về quản lý chất l­ượng trong cả nước và trong vùng nói chung, trong tỉnh nói riêng chư­a phát triển và còn nhiều yếu kém.

h. Giao dịch bảo đảm (thế chấp, cầm cố):

Hệ thống luật pháp về giao dịch bảo đảm chư­a thống nhất, thiếu rõ ràng, gây khó khăn trong việc xử lý tài sản thế chấp từ đó tạo ra những khó khăn không đáng có của DNNVV trong quá trình tiếp cận các nguồn tài chính - tín dụng phục vụ cho mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc cấp chứng nhận quyền sử dụng nhà, đất còn chậm cũng chưa phát huy việc giao dịch bảo đảm cho các doanh nghiệp.

i. Tạo nguồn tài chính cho DNNVV:

- Thị tr­ường chứng khoán tuy đã hình thành ở hai thành phố lớn (Hà Nội và Tp. HCM) nhưng nhìn chung còn chư­a phát triển, có quá ít công ty niêm yết trên thị trường, những quy định chặt chẽ của pháp luật trong việc giao dịch trên thị trường và hầu như mọi thông tin về các phiên giao dịch trên thị trường này đến với doanh nghiệp rất chậm và thường thiếu, đặc biệt là các DNNVV ở những vùng cách xa trung tâm thành phố như An Giang, đã hạn chế các kênh huy động vốn của DNNVV.

- Mặt khác, việc đảm bảo cho hệ thống tài chính vi mô phát triển (đây là kênh mà DNNVV có thể tiếp cận các nguồn tài chính nhanh nhất) lại thiếu các quy định của pháp luật điều chỉnh phạm vi này.

- Ngoài ra, việc cho vay đầu tư theo dự án - tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay còn hạn chế, các ngân hàng thương mại chưa đẩy mạnh công tác cho vay theo dự án, việc xác định giá trị quyền sử dụng đất để làm tài sản thế chấp khi vay vốn chưa phù hợp với giá trị thực tế trên thị trường, đã làm hạn chế nguồn vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của DNNVV.

- Các quy định về cho thuê tài chính và cho thuê vận hành còn ch­ưa phù hợp với điều kịên thực tế của doanh nghiệp (đặc biệt là điều kiện của DNNVV với qui mô sản xuất kinh doanh nhỏ) .

k. Chính sách lao động

Tuy chúng ta đã có một hệ thống pháp luật về lao động chặt chẽ, quy định trách nhiệm rõ ràng của người sử dụng lao động và người lao động; đặc biệt là Bộ Luật Lao động (sửa đổi) đang có hiệu lực quy định nhiều quyền hạn hơn của người lao động trong quá trình làm việc cho doanh nghiệp, nhưng lại là các chính sách áp dụng chung cho mọi loại doanh nghiệp không kể quy mô, trong khi các DNNVV do hạn chế về quy mô rất khó tuân thủ các quy định này, cụ thể là các quy định về ký kết hợp đồng lao động, về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn....

2. Khung pháp lý dành riêng cho các DNNVV:

Cho đến nay, các văn bản pháp quy dành riêng cho khu vực DNNVV có một số Văn bản chi phối hoạt động của DNNVV như Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/10/2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV, Quyết định số 193/2002/QĐ-TTg và số 115/2004/QĐ-TTg của Thủ tư­ớng Chính phủ ban hành Quy chế thành lập, tổ chức hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng DNNVV, Quyết định 143/2004/QĐ-TTg của Thủ tư­ớng Chính phủ về Ch­ương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV, Quyết định số 1473/2004/QĐ-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư­ ban hành Quy chế quản lý Ch­ương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV, Quyết định số 1177/1996/QĐ-BTC và 144/2001/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành chế độ kế toán áp dụng cho DNNVV và Thông tư­ số 09/2000/TT-BYT h­ướng dẫn chăm sóc sức khoẻ cho ngư­ời lao động trong các DNNVV. . .

a. Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/10/2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV, đây được xem là khung pháp lý đầu tiên về chính sách trợ giúp phát triển DNNVV. Nghị định số 90/CP của Chính phủ, tỉnh đã tạo những điều kiện cơ bản nhất để thúc đẩy DNNVV phát triển, một số nội dung tuy mới thực hiện bước đầu nhưng đã mang lại hiệu quả thiết thực:

- Đăng ký kinh doanh - khởi sự doanh nghiệp - gia nhập thị trường: thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chỉ trong 07 ngày làm việc (giảm 07 ngày so với quy định), đối với hồ sơ của doanh nghiệp ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì thực hiện trong ngày làm việc; bước đầu đã hỗ trợ doanh nghiệp tiến hành khắc con dấu, đăng ký mã số thuế để bước đầu doanh nghiệp gia nhập thị trường;

- Chính sách tài chính - thuế khóa: cải cách thủ tục hành chính về đăng ký thuế, nâng cao vai trò tự kê khai và tự chịu trách nhiệm về các khoản thuế mà doanh nghiệp đã kê khai; đã xây dựng được dự thảo cơ chế bảo lãnh tín dụng cho DNNVV;

- Đất đai và xây dựng: thực hiện quy trình giao đất, cho thuê đất theo cơ chế “một cửa” nhằm rút ngăn thời gian giao đất cho thuê đất cho doanh nghiệp; phân cấp mạnh cho huyện, thị, thành cấp phép xây dựng các công trình xây dựng, nhà làm việc... của DNNVV nhằm tạo điều kiện tối đa để DNNVV sớm đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Chính sách đào tạo, chuyển giao khoa học công nghệ: có chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư đối với công tác đào tạo và học nghề cho người lao động, cho thành tích đào tạo nghề; khuyến khích và ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp thực hiện tốt công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào mục đích sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Nghị định 90 của Chính phủ, địa phương vẫn còn gặp phải một số khó khăn nhất định:

- Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư chưa đồng bộ, đặc biệt là cơ chế chính sách hỗ trợ DNNVV chỉ dừng lại ở hình thức văn bản là Nghị định của Chính phủ, từ đó vẫn còn những quy định mang tính phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp, trong đó DNNVV chịu nhiều thiệt thòi nhất.

- Việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi đầu tư của Nhà nước gặp rất nhiều khó khăn do quy định của Chính phủ chỉ giới hạn trong một số lĩnh vực ngành nghề và địa bàn đầu tư (Danh mục B, C) nên phần nào hạn chế loại hình DNNVV phát triển.

- Chính sách thuế của Nhà nước không ổn định (đặc biệt là chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng) đã làm cho DNNVV chưa yên tâm khi tham gia đầu tư sản xuất kinh doanh.

- Thủ tục hành chính quy định ở từng lĩnh vực còn rườm rà, nhiều cửa, nhiêu khê, tốn kém thời gian cho nhà đầu tư.

- Tỉnh mở ra các chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư theo thực tế tình hình của địa phương để thu hút đầu tư, chính sách này có những điểm quy định cụ thể hơn quy định của TW đối với một số lĩnh vực cần phát triển trên địa bàn nên gặp khó khăn vướng mắc do công tác thanh tra, kiểm tra của các Bộ, ngành TW về thu chi ngân sách trên địa bàn.

b. Quyết định số 1177/1996/QĐ-BTC và 144/2001/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành chế độ kế toán áp dụng cho DNNVV,

Việc quy định một chế độ kế toán áp dụng riêng cho DNNVV như quy định tại Quyết định 1177 của Bộ Tài chính là rất cần thiết và nhận được sự quan tâm của DNNVV, bước đầu các DNNVV đã thực hiện tốt Quyết định này, doanh nghiệp ngày càng quan tâm hơn đến công tác tài chính - kế toán doanh nghiệp, xem đây là công cụ hữu hiệu để quản lý doanh nghiệp.

Tuy nhiên, vẫn còn quá nhiều quy định về mẫu biểu báo cáo (hơn 13 mẫu, biểu) từ đó gây ra không ít khó khăn cho DNNVV trong quá trình lập báo cáo tài chính - kế toán doanh nghiệp do mất nhiều thời gian dẫn đến tình trạng DNNVV chuyển đổi hình thức hoạt động từ doanh nghiệp sang Hộ kinh doanh cá thể.

c. Thông tư­ số 09/2000/TT-BYT h­ướng dẫn chăm sóc sức khoẻ cho ng­ười lao động trong các DNNVV.

Quy định các điều kiện y tế tối thiểu mà người lao động trong các DNNVV được hưởng tại Thông tư số 09 của Bộ Y tế đã phần nào ràng buộc trách nhiệm của người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng, góp phần nâng cao nhận thức của DNNVV về việc cung cấp các sản phẩm, các dịch vụ phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và khu vực.

Tuy nhiên, những điều kiện về chăm sóc y tế tối thiểu mà DNNVV phải thực hiện chưa có quy định chế tài nên doanh nghiệp không thực hiện hoặc còn quá nhiều khó khăn để DNNVV thực hiện do vấn đề kinh phí hoặc cơ sở vật chất yếu kém. Vì thế cần phải có chính sách khuyến khích nhằm giúp DNNVV thực hiện tốt chế độ chăm sóc y tế đối với người lao động.

III. Hệ thống hỗ trợ DNNVV:

1. Hệ thống cơ quan trợ giúp DNNVV:

a) Các cơ quan quản lý nhà nước có vai trò điều phối hoạt động trợ giúp DNNVV:

* Trung ương:

- Hội đồng khuyến khích phát triển DNNVV chịu trách nhiệm tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ các vấn đề liên quan đến cơ chế chính sách khuyến khích phát triển DNNVV trên phạm vi cả nước;

- Cục Phát triển DNNVV thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm giúp Bộ Trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xúc tiến, hỗ trợ phát triển DNNVV;

* Địa phương:

Hiện nay, công tác xúc tiến, hỗ trợ phát triển DNNVV được giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư. Tuy nhiên, việc quy định bằng văn bản chính thức các chương trình trợ giúp phát triển loại hình doanh nghiệp này vẫn chưa được ban hành.

b) Các cơ quan chuyên môn vừa đóng vai trò tạo điều kiện, vừa trực tiếp tham gia thực hiện các chương trình trợ giúp, tham gia cung cấp dịch vụ cho DNNVV được nhà nước hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí:

* Trung ương:

- Cục Xúc tiến Thương mại - Bộ Thương mại;

- Các Trung tâm Hỗ trợ Kỹ thuật DNNVV tại Hà Nội, Đà Nẵng và Tp Hồ Chí Minh thuộc Cục Phát triển DNNVV - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, là cơ quan đầu mối thực hiện tư vấn về: công nghệ; cải tiến trang thiết bị, hướng dẫn quản lý kỹ thuật và bảo dưỡng trang thiết bị; và tạo mọi điều kiện để tiếp cận công nghệ trang thiết bị mới cho DNNVV;

- Các Trường dạy nghề, Trung tâm đào tạo kỹ thuật, các trường Đại học, Trung tâm nghiên cứu...

- Các Bộ chuyên ngành

* Địa phương:

- Trung tâm Xúc tiến Thương mại - Du lịch và Đầu tư thuộc UBND tỉnh;

- Trường Đại học An Giang, Trường Dạy nghề tỉnh, Trường Kỹ thuật Nghiệp vụ Giao thông Vận tại tỉnh, các Trung tâm Dịch vụ việc làm...

- Các Sở, Ngành có liên quan (Kế hoạch và Đầu tư, Thương mại – Du lịch, Công nghiệp và Nông nghiệp Phát triển nông thôn. . .)

c) Các tổ chức doanh nghiệp, tổ chức kinh tế - xã hội:

* Trung ương:

- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) là cơ quan đại diện cấp quốc gia cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam;

- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đại diện cho lợi ích của các hợp tác xã;

- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;

- Các Hiệp hội doanh nghiệp, Hội doanh nghiệp;

- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

* Địa phương:

- Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) là cơ quan đại diện cấp vùng cho cộng đồng doanh nghiệp trong khu vực;

- Liên minh Hợp tác xã An Giang đại diện cho lợi ích của các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh;

- Liên đoàn Lao động tỉnh An Giang;

- Các Câu lạc bộ doanh nghiệp, Hiệp hội nghề cá tỉnh (AFA);

- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh An Giang;

- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh An Giang.

Nhìn chung, hệ thống cơ quan hỗ trợ DNNVV đã được hình thành và đã đóng góp rất lớn cho DNNVV trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, hệ thống cơ quan này còn tản mạn, chưa hỗ trợ cho DNNVV một cách thiết thực, do mỗi cơ quan có chức năng riêng hoặc có cơ quan chỉ được thành lập ở cấp TW, cấp địa phương không được định biên nên chỉ làm công tác kiêm nhiệm; VCCI là cơ quan hỗ trợ đắc lực nhất cho DNNVV nhưng ở cấp địa phương thì chỉ hình thành ở cấp vùng nên số lượng hội viên là DNNVV ở tỉnh tham gia rất ít (An Giang chỉ có khoảng 135 DNNVV tham gia); Ngay cả Cục Phát triển DNNVV - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan quản lý và hỗ trợ DNNVV, cũng mới chỉ được hình thành hơn 03 năm qua nhưng hệ thống tổ chức tại địa phương thì chỉ có ở Hà Nội, Đà Nẳng và Tp. HCM nên việc phối hợp với các địa phương để hỗ trợ cho DNNVV chưa được phát huy.

Tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên trong khối doanh nghiệp dân doanh (đặc biệt là DNNVV) trên địa bàn tỉnh còn nhiều lúng túng, bước đầu chỉ mới thành lập được một vài tổ chức công đoàn và chi đoàn trong một số doanh nghiệp có qui mô tương đối, nhưng nhìn chung là phong trào hoạt động chỉ mang tính hình thức chưa đi vào lợi ích thiết thực của người lao động...

2. Phối hợp thực hiện trợ giúp phát triển DNNVV:

Trong công tác hỗ trợ DNNVV ở địa phương hiện nay còn phân tán rất nhiều, mỗi Sở quản lý ngành có chương trình riêng để thực hiện, các trung tâm, các trường đào tạo ...chưa có kế hoạch dài hạn để hỗ trợ đào tạo các chương trình phục vụ thiết thực cho công tác quản trị doanh nghiệp. Hệ thống các cơ quan hỗ trợ mới chỉ được hình thành ở TW, địa phương thì chưa có hướng dẫn thành lập nên thực tế đã gây ra sự lúng túng trong phương thức hoạt động và phối hợp trong thực hiện các chương trình trợ giúp phát triển DNNVV tại địa phương ở mỗi doanh nghiệp cũng chưa nêu được yêu cầu cần thiết để hỗ trợ. Từ đó, dẫn đến thiếu sự thống nhất trong điều hành, trong phối hợp thực hiện công tác trợ giúp phát triển DNNVV trên địa bàn.

Thời gian qua việc theo dõi, quản lý và hỗ trợ DNNVV trên địa bàn được Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện nhưng công tác hỗ trợ thực hiện còn nhiều hạn chế, chưa có chương trình, kế hoạch, mới chỉ thực hiện theo từng sự vụ, sự việc cụ thể. Nguyên nhân là do chưa có hệ thống tổ chức và hướng dẫn thực hiện từ TW đến địa phương về tổ chức biên chế và kinh phí để thực hiện. Thời gian tới cần có hướng dẫn thống nhất từ TW để địa phương tổ chức các hoạt động về Hỗ trợ Phát triển DNNVV của tỉnh.

IV. Những chư­ơng trình trợ giúp DNNVV đã thực hiện thời gian qua:

Các ch­ương trình trợ giúp DNNVV quy định tại Nghị định 90/2001/NĐ-CP:

- Ch­ương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực: Quyết định 143/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt Chư­ơng trình trợ giúp DNNVV trên phạm vi cả nước với tổng vốn trợ giúp giai đoạn 2004-2008 là 119,4 tỷ đồng. Thực hiện chương trình này, An Giang đã thực hiện bước đầu với công tác khảo sát 1.980 DNNVV về nhu cầu đào tạo của họ trong thời gian tới, kinh phí thực hiện là 10 triệu đồng do Cục Phát triển DNNVV hỗ trợ (hiện đã có báo cáo tổng hợp).

Trước khi Quyết định số 134 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành, tỉnh An Giang đã tổ chức cho gần 1.000 lượt doanh nghiệp tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn, trung hạn về Quản trị Tài chính doanh nghiệp, về Marketing, về Quản trị chất lượng, về chuyển giao khoa học công nghệ, về xuất nhập khẩu, hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường chứng khoán, khởi sự doanh nghiệp, phát triển du lịch bền vững .v.v. trong thời gian qua tỉnh đã phối hợp với Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ (VCCI) và Tổ chức GTZ - Đức, tổ chức các cuộc hội thảo về phát triển kinh tế địa phương với hơn 350 lượt doanh nghiệp và gần 100 cán bộ quản lý kinh tế địa phương tham gia; thực hiện tiếp tục chương trình hợp tác này, tỉnh đã cử 02 cán bộ tham gia khóa đào tạo 03 tháng tại Đức về kiến thức phát triển kinh tế địa phương - thúc đẩy phát triển DNNVV.

- Ch­ương trình trợ giúp xúc tiến xuất khẩu: chương trình này được thực hiện bằng cách lồng ghép trong các ch­ương trình xúc tiến thương mại trọng điểm của tỉnh, thông qua việc hỗ trợ DNNVV tham gia các cuộc hội thảo về xuất khẩu, tham dự hội chợ như: Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, hội chợ giao thương với Campuchia....; Khuyến khích và hỗ trợ DNNVV của tỉnh tham gia hội thảo quốc gia, quốc tế về phát triển các ngành, nghề truyền thống của tỉnh. Ngoài ra, tỉnh còn thực hiện chính sách khuyến khích xuất khẩu bằng cách thực hiện khen thưởng thành tích xuất khẩu với các tiêu chí theo quy định của Bộ Thương mại.

- Thông tin thị trư­ờng: hằng tuần phát hành Bản tin Thông tin thị trường để phục vụ cho các doanh nghiệp có nhu cầu, Bản tin này còn được cập nhật thường xuyên hằng ngày, hằng tùân trên trang Web của Trung Tâm Xúc tiến Thương mại địa phương. Tuy nhiên, việc thực hiện trong thời gian qua vẫn còn thiếu hệ thống thông tin đầy đủ nhằm cung cấp thông tin quản lý doanh nghiệp cho các cơ quan quản lý nhà nư­ớc, cũng như­ thông tin hữu ích cho sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.

- Liên kết doanh nghiệp: Thời gian qua doanh nghiệp trên địa bàn (trong đó có DNNVV) đã tổ chức thành lập các CLB doanh nghiệp theo địa giới hành hình cấp huyện, hiện nay đã có 6/11 huyện, thị, thành tổ chức thành lập các CLB doanh nghiệp tại địa phương (cấp tỉnh chưa tổ chức được Hiệp hội doanh nghiệp); Thành lập Hiệp hội nghề nuôi và chế biến thủy sản tỉnh (AFA); Ngoài ra, có khoảng gần 135 doanh nghiệp An Giang tham gia với tư cách là hội viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ).

- Thực hiện Quyết định số 193/2002/QĐ-TTg và số 115/2004/QĐ-TTg của Thủ t­ướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng DNNVV: Tỉnh đã hoàn chỉnh Dự thảo, hiện đang chờ ý kiến của các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn về phần vốn góp tham gia thành lập Quỹ.

- Mặt bằng sản xuất:

Tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng Quy định của tỉnh về trình tự thủ tục thu hồi giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất áp dụng cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện các quyền về đất trên địa bàn tỉnh và tỉnh đã ban hành Quyết định 777/2005/QĐ-UB ngày 30/3/2005 Ban hành bản quy định trình tự, thủ tục thực hiện việc: thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh An Giang.

Đối với đất trong Khu Công nghiệp tập trung: tỉnh đã thực hiện quy hoạch hai Khu Công nghiệp tập trung (Bình Long - huyện Châu Phú, Bình Hòa - huyện Châu Thành) với quy mô khoảng 190 ha và hiện đang thực hiện các thủ tục thực hiện dự án đầu tư; đang tiến hành khảo sát lập quy hoạch Khu Công nghiệp Vàm cống (khu mới) với quy mô trên 200 ha. Song song với công tác lập quy hoạch xây dựng các Khu Công nghiệp tập trung, theo đó tất cả các dự án đầu tư vào Khu Công nghiệp sẽ được tỉnh thực hiện theo cơ chế "một cửa" trong giải quyết hồ sơ thủ tục liên quan đến đất đai...cơ quan được tỉnh giao thực hiện nhiệm vụ là Ban Quản lý Khu công nghiệp tỉnh.

PHẦN II. MỤC TIÊU ĐỊNH HƯ­ỚNG PHÁT TRIỂN DNNVV GIAI ĐOẠN 2006-2010

I. Bối cảnh kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010:

1. Bối cảnh quốc tế:

- Xu h­ướng chung là kinh tế thế giới tiếp tục được phục hồi và phát triển, tiến hành thực hiện hội nhập kinh tế thế giới, chúng ta đã là thành viên của các Tổ chức như APEC, AFTA, song song đó chúng ta cũng đang đàm phán và phấn đấu cuối năm 2005 để gia nhập WTO, điều đó sẽ mang đến thời cơ để các sản phẩm do các DNNVV của Việt Nam tham gia thị trư­ờng quốc tế, như­ng đó cũng là thách thức chính đối với sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam. Đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải tự v­ươn lên, đủ sức cạnh tranh không những tại thị trường quốc tế, mà ngay ở thị trư­ờng nội địa.

- Các thành tựu khoa học, công nghệ, kỹ thuật mới không ngừng đư­ợc phát minh và đ­ưa vào ứng dụng. Đây cũng là yếu tố tác động mang tính hai mặt đối với sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là DNNVV với qui mô nhỏ. Nếu các doanh nghiệp của chúng ta nắm bắt đ­ược các công nghệ tiên tiến, chúng ta sẽ có đ­ược sự tăng trư­ởng nhanh và cạnh tranh cao trong quá trình hội nhập. Ngư­ợc lại, nếu để vư­ợt mất các cơ hội thì nền kinh tế của ta sẽ bị tụt hậu và các doanh nghiệp sẽ bị đánh bại ngay trên “sân nhà” của mình.

- Khủng hoảng năng l­ượng kéo dài và chủ nghĩa khủng bố đang đe doạ, tình hình chính trị tại nhiều khu vực trên thế giới diễn biến theo chiều h­ướng phức tạp. Theo đó nền kinh tế thế giới sẽ gặp nhiều khó khăn, chủ nghĩa khủng bố ngày càng đe dọa tại nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới, làm cho nền kinh tế của nhiều nước sẽ gặp nhiều bất lợi.

2. Bối cảnh trong n­ước:

- Nư­ớc ta đựơc thế giới đánh giá có sự ổn định cao về chính trị kinh tế - xã hội; nền kinh tế thị tr­ường đã b­ước đầu hình thành và vận hành có hiệu quả, bước đầu tăng trưởng ổn định tuy chưa thật sự bền vững.

- Chủ tr­ương nhất quán của Đảng và Chính phủ trong việc xây dựng nền kinh tế thị tr­ường nhiều thành phần theo định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế cùng phát triển bình đẳng và cam kết tạo điều kiện để phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân, trong đó chú trọng đến mục tiêu phát triển ngày càng nhiều loại hình DNNVV.

- Việt Nam thực hiện các cam kết về AFTA và WTO, các hiệp định song phương và đa phư­ơng khác đây cũng vừa là cơ hội vừa là thách thức cho DNNVV Việt Nam trong quá trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế.

- Năng lực và trình độ sản xuất của nhiều ngành kinh tế đã tăng đáng kể; cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo chiều h­ướng tích cực; chất l­ượng tăng tr­ưởng trong nhiều ngành, lĩnh vực đã có những cải thiện; các doanh nghiệp và toàn nền kinh tế đã thích nghi dần với thị tr­ường quốc tế (tập quán thương mại, tác động của thị trường thông tin...).

- Đầu t­ư trực tiếp n­ước ngoài trong những năm gần đây đã tăng về số lượng dự án và số vốn đầu tư, trong đó ngày càng có nhiều tập đoàn xuyên quốc gia đã có mặt tại Việt Nam, đây là một trong những yếu tố kích thích phát triển DNNVV với vai trò là các nhà cung cấp sản phẩm đầu vào cũng như phân phối sản phẩm đầu ra.

3. Các thách thức đối với công tác phát triển DNNVV thời gian tới:

Bên cạnh những thuận lợi, các khó khăn và thách thức đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển DNNVV nói riêng cũng gặp rất nhiều khó khăn.

- Tuy đã đạt đ­ược một số thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội, như­ng nhìn chung xuất phát điểm của nền kinh tế Việt Nam nói chung và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong đó có An Giang nói riêng vẫn ở trình độ thấp, hệ thống kết cấu hạ tầng (hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước) còn thiếu và yếu; mặt bằng sản xuất - kinh doanh chật hẹp, nằm xen kẽ trong các khu dân cư, khó cung cấp các tiện ích công cộng và cải thiện môi tr­ường, cải thiện điều kiện sản xuất và nâng cao chất l­ượng sản phẩm; trình độ công nghệ máy móc, thiết bị lạc hậu, năng suất thấp, thiếu đồng bộ, lãng phí nguyên liệu và sản xuất ra sản phẩm có chất l­ượng thấp;

- Mặc dù Chính phủ đã và đang thực hịên nhiều chính sách xã hội, như­ng sự phát triển chênh lệch giữa thành thị và nông thôn đang ngày càng thể hiện rõ nét. Trong khi kinh tế các vùng đô thị tăng trưởng với tốc độ cao thì ở nông thôn, đặc biệt là những vùng thuần nông, vùng th­ường bị thiên tai lại phát triển rất chậm, đã gây khó khăn cho việc phát triển một số ngành (điển hình là công nghiệp chế biến), mối liên kết giữa sản xuất nguyên liệu và chế biến lỏng lẻo, không bền vững.

- Thiếu sân chơi bình đẳng cho DNNVV phát triển. Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư chưa đồng bộ, vẫn còn những quy định mang tính phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế. Việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi đầu tư của Nhà nước gặp rất nhiều khó khăn do quy định của Chính phủ chỉ giới hạn trong một số lĩnh vực ngành nghề và địa bàn đầu tư (Danh mục B, C) nên phần nào hạn chế khu vực kinh tế tư nhân (phần lớn là DNNVV) phát triển. Chính sách thuế của Nhà nước không ổn định (đặc biệt là chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng) làm cho nhà đầu tư chưa yên tâm khi tham gia đầu tư. Thủ tục hành chính còn rườm rà, nhiều cửa, nhiêu khê, tốn kém thời gian cho nhà đầu tư như thủ tục thu hồi, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất; thủ tục xin phép xây dựng; thời gian khắc dấu; thủ tục đăng ký mã số thuế và đăng ký thuế...làm cho chí phí gia nhập thị trường của doanh nghiệp cao.

- Các hoạt động kinh doanh ngầm, buôn lậu làm hàng gian, hàng giả đã và đang nuôi dư­ỡng một môi trường đầu t­ư gây tổn hại cho thị tr­ường chính thức, có thể dẫn đến triệt tiêu phát triển thị tr­ường chính thức, xói mòn đạo đức kinh doanh, không khuyến khích các hộ kinh doanh cá thể chính thức hoá hoạt động kinh doanh.

- Quy hoạch vừa thừa nhưng lại vừa thiếu; không ít quy hoạch đã tỏ ra lạc hậu, không còn phù hợp với tình hình thực tế đã thay đổi nhưng chưa được điều chỉnh kịp thời; làm cản trở đối với phát triển kinh doanh và gây ra lãng phí không đáng có cho doanh nghiệp.

- Tiến trình mở cửa và hội nhập, việc thực hiện các cam kết quốc tế, bên cạnh việc đem lại nhiều thụân lợi quan trọng, như­ng cũng đặt nền kinh tế Việt Nam nói chung và Vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng vào các khó khăn, thách thức do phải cạnh tranh gay gắt trên thị tr­ường quốc tế và ngay cả ở thị tr­ường nội địa, trong khi chất l­ượng phát triển của toàn bộ nền kinh tế còn thấp, hiệu quả ch­ưa cao, sức cạnh tranh kém, nhiều lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, ngành sản phẩm chư­a đủ sức cạnh tranh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự mình phấn đấu v­ươn lên giành lấy thị trường để không những làm giàu cho bản thân, mà còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nư­ớc, của tỉnh nhà.

II. Mục tiêu phát triển DNNVV giai đoạn 2006-2010:

1. Quan điểm phát triển DNNVV:

Quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế là “thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trư­ờng theo định h­ướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh đúng quy định của pháp luật”.

- Nhà n­ước tạo môi trư­ờng chính sách, pháp luật và thể chế thuận lợi, một sân chơi bình đẳng cho các thành phần kinh tế và các nhà cung cấp dịch vụ phát triển kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế cùng phát triển cạnh tranh và công bằng.

- Khuyến khích cộng đồng dân cư­ và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh trên mọi lĩnh vực mà luật pháp không cấm.

- Nhà n­ước tập trung cung cấp các hàng hoá công cộng, bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu, các dịch vụ thông tin và giáo dục - đào tạo; sản xuất và cung cấp các hàng hoá và dịch vụ mà các khu vực kinh tế khác không đầu tư­.

- Hoạt động trợ giúp của Nhà n­ước chủ yếu là nâng cao năng lực, tăng c­ường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp; Nhà nư­ớc tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động và tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Thay đổi nhận thức, quan điểm của các cấp chính quyền, các tầng lớp dân c­ư về vai trò của DNNVV trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của tỉnh nhà.

- Nhiệm vụ thúc đẩy sự phát triển DNNVV thuộc về Nhà nư­ớc, các tổ chức kinh tế-xã hội, các doanh nghiệp lớn và toàn bộ cộng đồng, trong đó Nhà n­ước giữ vai trò định hướng, tạo cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển, tổ chức kinh tế - xã hội cung cấp các thông tin có liên quan cho các DNNVV.

2. Dự báo khả năng huy động các nguồn lực cho phát triển DNNVV giai đoạn 2006-2010 trên địa bàn tỉnh.

- Trong 05 năm tới, dự báo về năng lực sản xuất tăng thêm của:

+ Địa phương: tốc độ tăng trưởng (GDP) bình quân của giai đoạn 2006 - 2010 là 12%/năm. Cụ thể tốc độ tăng trưởng bình quân của từng khu vực như sau: Khu vực Nông, lâm, ngư nghiệp: 3,5%/năm; Khu vực Công nghiệp và Xây dựng: 17%/năm; Khu vực Dịch vụ: 15%/năm.

+ Cụ thể từng lĩnh vực ngành như sau:

Đơn vị tính: tỷ đồng

Ngành

2006

2007

2008

2009

2010

Nông, lâm, ngư nghiệp

3.676

3.799

3.931

4.071

4.220

Công nghiệp & xây dựng

2.024

2.366

2.767

3.237

3.789

Dịch vụ

6.001

6.901

7.937

9.127

10.496

+ Số doanh nghiệp đăng ký:

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng cộng

Số DNNVV

260

290

330

370

410

1.660

- Huy động tích lũy:

+ Địa phương: GDP (giá thực tế) của từng năm như sau: năm 2006: 21.231 tỷ đồng, năm 2007: 24.603 tỷ đồng, năm 2008: 28.613 tỷ đồng, năm 2009: 33.382 tỷ đồng, năm 2010 là 39.060 tỷ đồng.

+ Ngành:

Đơn vị tính: tỷ đồng

Ngành

2006

2007

2008

2009

2010

Nông, lâm, ngư nghiệp

6.899

7.363

7.871

8.420

9.016

Công nghiệp & xây dựng

2.788

3.413

4.180

5.123

6.282

Dịch vụ

11.546

13.827

16.563

19.839

23.762

- Dự báo khả năng huy động vốn phục vụ đầu tư phát triển:

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng đầu tư toàn XH

9.110

10.790

12.830

15.260

18.170

+ NS nhà nước (địa phương)

688

771

863

967

1.083

+ Tín dụng đấu tư

200

200

200

200

200

+ Vốn dân cư

3.180

3.690

4.290

5.010

5.860

+ Vốn TW đầu tư trên địa bàn

500

500

600

800

1000

+ Vốn khác (ODA, FDI, DN)

4.542

5.629

6.877

8.283

10.027

ICOR

3.2

3.2

3.2

3.2

3.2

- Đất đai: từ đây đến năm 2010, tỉnh sẽ tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp tại các huyện, thị, thành để phục vụ cho nhu cầu đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khả năng quỹ đất phục vụ cho nhu cầu đầu tư sản xuất của doanh nghiệp là khoảng 700 ha.

- Nguồn nhân lực:

Đơn vị tính: người

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

Số người trong độ tuổi lao động

1.380.000

1.410.000

1.440.000

1.470.000

1.500.000

Lao động tham gia trong nền KTQD

1.115.000

1.120.000

1.125.000

1.130.000

1.135.000

Số lao động được giải quyết việc làm

30.000

31.000

32.000

33.000

34.000

Tỷ lệ số lao động được đào tạo

20,95%

23,19%

25,43%

27,76%

29,91%

3. Mục tiêu phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2006-2010

a. Mục tiêu tổng quát phát triển DNNVV:

- Tạo môi tr­ường đầu tư thông thoáng, bao gồm môi tr­ường chính trị kinh tế - xã hội, môi trường pháp lý thuận lợi cho phát triển DNNVV;

- Tạo đư­ợc b­ước chuyển biến toàn diện và sâu sắc trong nhận thức về việc cần thiết hỗ trợ phát triển DNNVV;

- Tạo điều kiện để hộ kinh doanh cá thể (hiện có trên 40.000 hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh) chính thức hoá hoạt động kinh doanh (thành lập doanh nghiệp) nhằm mục tiêu tăng số lư­ợng doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả lên hơn 2.500 doanh nghiệp.

- Tạo việc làm và thu nhập ổn định cho ng­ười lao động, giảm chi phí sản xuất, tăng năng lực và cải thiện khả năng cạnh tranh của các DNNVV, góp phần vào phát triển và tăng tr­ưởng kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

- Tạo điều kiện thuận lợi, đơn giản hoá các thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp trong quá trình gia nhập thị trường (đăng ký kinh doanh - khởi sự doanh nghiệp, khắc dấu, thuế, đất đai, xây dựng...).

b. Mục tiêu cụ thể:

* Mục tiêu định tính:

- Tiếp tục kiến nghị TW cần sớm hoàn thiện khung khổ pháp lý (Luật Đầu tư chung, Luật Doanh nghiệp chung, ...), tiếp tục cải cách thủ tục hành chính (thực hiện theo cơ chế một cửa với khẩu hiệu “trách nhiệm, thân thiện, một cửa”), nhằm tạo được môi trư­ờng đầu tư­ kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định thông thoáng cho DNNVV phát triển.

- Xây dựng văn hoá kinh doanh, nâng cao nhận thức về doanh nghiệp - kinh doanh trong cộng đồng dân c­ư.

- Nâng cao chất l­ượng tăng trư­ởng của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh và nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp.

- Khuyến khích thành lập mới doanh nghiệp, chính thức hóa các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể sang các hình thức doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp và tăng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thành lập mới.

- Xây dựng thương hiệu, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn Việt Nam cũng như quốc tế.

- Xây dựng, hoàn thiện các chư­ơng trình hỗ trợ phát triển doanh nghịêp nhỏ và vừa (Quỹ Bảo lãnh tín dụng DNNVV,...); Tổ chức bộ máy quản lý DNNVV trên địa bàn.

* Mục tiêu định lượng:

- Tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV, trên địa bàn đều có thể tiếp cận với mạng thông tin doanh nghiệp của quốc gia (Cục Phát triển DNNVV - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và mạng thông tin doanh nghiệp của tỉnh (Sở Kế hoạch và Đầu tư);

- Số doanh nghiệp chính thức hóa các hoạt động kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp đến năm 2010 là 4.000 doanh nghiệp (giai đoạn năm 2006 - 2010 có 1.660 DNNVV thành lập mới với tổng vốn đăng ký kinh doanh là 5.500 tỷ đồng).

- Số l­ượt ng­ười trong các DNNVV đư­ợc hỗ trợ đào tạo từ Chương trình hỗ trợ đào tạo nhân lực cho các DNNVVgiai đoạn 2006-2010 là 5.000 người.

4. Định hư­ớng phát triển DNNVV:

a. Nội dung định h­ướng

- Thúc đẩy Phát triển các DNNVV hoạt động có tính chuyên môn hoá cao (chuyên sâu vào sản xuất, phân phối, cung cấp dịch vụ đầu vào, đầu ra...), hiệu quả, ổn định, bền vững. Mô hình hoá và nhân rộng trong toàn tỉnh các hình thức tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh có hiệu quả của DNNVV. Thực thi đầy đủ và vận dụng một cách linh hoạt các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, khuyến khích phát triển DNNVV của TW sao cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

- Áp dụng cơ chế quản lý mới t­ương ứng với loại hình DNNVV do TW ban hành. Có chính sách khuyến khích và hỗ trợ DNNVV thực hiện đổi mới công nghệ và trang thiết bị tiên tiến trong quá trình sản xuất, xử lý nguyên vật liệu và hoàn thiện sản phẩm để tăng giá trị một cách cơ bản.

- Khuyến khích doanh nghiệp sản xuất phải gắn liền với bảo vệ môi tr­ường và cải thiện điều kiện làm việc cho ngư­ời lao động. Dần dần đáp ứng với các tiêu chuẩn, quy định của quốc tế và khu vực về sản phẩm sản xuất và xuất khẩu.

- Các trường Đại học, các trường Trung học chuyên nghiệp, các Trung tâm thực nghiệm, Trung tâm Xúc tiến Thương mại - Du lịch và Đầu tư,... trên địa bàn tỉnh nhanh chóng tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường, đầu tư­ cho thiết kế kiểu dáng, mẫu mã, giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ đáp ứng yêu cầu thị trường kể cả trong và ngoài nư­ớc.

- Khuyến khích và đẩy mạnh các hình thức liên doanh, liên kết giữa các khu vực kinh tế khác nhau, giữa các loại hình doanh nghiệp khác nhau, giữa các hình thức đầu tư khác nhau để tăng vai trò hỗ trợ cùng phát triển.

- Trong giai đoạn từ 2006 đến 2010: các Trường, các Trung tâm, các Sở, Ngành có liên quan phối hợp thực hiện đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV với số lượng khoảng 5.000 người (bình quân 02 cán bộ/doanh nghiệp) được đào tạo về quản trị doanh nghiệp, về các nội dung có liên quan đến quá trình khởi nghiệp và gia nhập thị trường.

b. Định h­ướng ư­u tiên:

- Đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo quỹ đất bằng cách đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp với qui mô vừa và nhỏ tại từng huyện, thị, thành; Hỗ trợ một phần lãi suất cùng với việc thực hiện cơ chế bảo lãnh tín dụng cho DNNVV thực hiện đầu tư sản xuất, kinh doanh tại các huyện có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

- Có cơ chế thông thoáng để khuyến khích DNNVV hoạt động trong các lĩnh vực có liên quan đến phát triển kinh doanh như đào tạo, dạy nghề, hoạt động tư vấn quản lý doanh nghiệp, thông tin thị trường, chuyển giao khoa học công nghệ...,

- Duy trì và có chính sách về thị trường để khuyến khích các loại hình doanh nghiệp, trong đó ưu tiên cho DNNVV, đầu tư phát triển các ngành nghề truyền thống của tỉnh như: sản xuất đường thốt nốt, tranh trên kiếng, dệt thổ cẩm...

- Tạo cơ chế thông thoáng, đặc biệt là cơ chế quy định trong việc gia nhập thị trường (đăng ký kinh doanh, khắc con dấu, đăng ký thuế, đất đai, xây dựng...) nhằm khuyến khích các hộ sản xuất kinh doanh chính thức hoá hoạt động sản xuất kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp.

- Ưu tiên phát triển và hỗ trợ các DNNVV ở vùng đồng bào dân tộc, nữ doanh nhân hoặc doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản; phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh tại các khu, điểm du lịch đã được quy hoạch của tỉnh.

PHẦN III: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN DNNVV GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

I. Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý:

1. Khung pháp lý chung cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế cùng phát triển bình đẳng.

Đề nghị TW sớm ban hành các văn bản pháp luật sau:

- Xây dựng Luật Doanh nghiệp áp dụng chung cho các thành phần kinh tế.

- Xây dựng Luật Đầu tư­ chung áp dụng cho đầu tư trong và ngoài nước. Trong đó lưu ý và có cơ chế chính sách thông thoáng như thuế, tín dụng... đối với các vùng có điều kiên kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, các huyện thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng có đồng bào là người dân tộc ít người sinh sống, các huyện biên giới.

- Chính phủ và các Bộ, ngành TW cần sớm ban hành các Nghị định, Thông tư... hướng dẫn thi hành Luật Phá sản, Luật Cạnh tranh.

- Luật Hợp tác xã (sửa đổi) đã có hiệu lực thi hành và thực tế đòi hỏi cần phải có văn bản hướng dẫn các hình thức thành lập đơn vị trực thuộc hợp tác xã, quy định điều lệ mẫu cho hợp tác xã hoạt động đa lĩnh vực, đa ngành nghề, quy định rõ cơ quan đăng ký kinh doanh cho HTX.

* Trên cơ sở các văn bản Luật, văn bản dưới luật, tỉnh sẽ tổ chức tuyên truyền phổ biến sâu rộng trong nhân dân, trong giới doanh nhân hoặc xây dựng các văn bản thực thi cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương nhưng không trái với các quy định của Luật, nhằm thúc đẩy phát triển DNNVV như kế hoạch đã đề ra.

2. Các chính sách, thể chế dành riêng cho DNNVV

Ngoài khung pháp lý chung áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, các Bộ, ngành Trung ­ương cần sớm phối hợp với địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc TW) hoặc có ý kiến chính thức bằng văn bản để địa phương nghiên cứu, ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật dành riêng cho DNNVV, trong đó cần quy định địa vị pháp lý của các DNNVV trong mối quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước.

II. Giảm các chi phí khởi nghiệp và vận hành kinh doanh:

- Đơn giản hoá quy trình, tiến tới thực hiện việc đăng ký kinh doanh qua mạng, từng bước và tiến tới thực hiện tin học hoá việc cấp Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì và phối hợp với các Sở, ngành có liên quan thực hiện);

- Tiếp tục duy trì hoạt động của Tổ công tác rà soát các văn bản quy phạm pháp luật để tiến hành rà soát, loại bỏ các giấy phép không cần thiết, các điều kiện kinh doanh không phù hợp với quy định của pháp luật do địa phương ban hành và công khai các loại giấy phép còn hiệu lực thi hành (Sở Tư pháp chủ trì thực hiện).

- Xây dựng quy trình theo hướng đơn giản hóa việc đăng ký và cấp mã số thuế, khắc dấu nhằm rút ngắn thời gian để doanh nghiệp gia nhập thị trường (Cục Thuế, Công an tỉnh thực hiện).

- Đơn giản hoá quy trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu công trình. Tạo điều kiện cho DNNVV dễ dàng tiếp cận đất đai để phục vụ sản xuất, kinh doanh (Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng thực hiện).

- Nghiên cứu điều chỉnh các chế độ chính sách về hạch toán kế toán, các mẫu biểu báo cáo tài chính của DNNVV cho phù hợp.

III. Xây dựng các chư­ơng trình trợ giúp, nâng cao năng lực và cải thiện khả năng cạnh tranh của các DNNVV

1. Nguyên tắc:

Căn cứ vào kế hoạch định hướng, công tác điều phối chương trình do Cục Phát triển DNNVV - Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập; các kế hoạch hoạt động cụ thể do các Bộ, ngành chuyên môn, tổ chức doanh nghiệp (VCCI) thực hiện, tỉnh xây dựng chương trình chi tiết cụ thể hơn để xúc tiến DNNVV trên địa bàn.

2. Một số chương trình của địa phương:

- Hoàn thiện chương trình tin học quản lý doanh nghiệp trong năm 2005, tiến tới thực hiện nối mạng thông tin doanh nghiệp đến các Sở, ngành có liên quan và UBND huyện, thị, thành; thực hiện công tác đăng ký kinh doanh qua mạng trong giai đoạn 2006 - 2010.

- Xây dựng quy chế phối hợp liên ngành trong đăng ký kinh doanh, từng bước tiến tới thực hiện cơ chế “một cửa” trong quá trình khởi nghiệp của DNNVV ở các khâu: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, khắc con dấu và đăng ký mã số thuế....

- Tăng cường hoạt động trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV, kể cả đối tượng là chủ doanh nghiệp và người lao động trong doanh nghiệp. Phát huy khả năng đào tạo của các trường Đại học, trường nghề, trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn, tranh thủ các chương trình đào tạo của các Bộ, ngành TW nhằm hỗ trợ đào tạo một cách cơ bản các cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật cho các DNNVV.

- Tạo điều kiện để các DNNVV tiếp cận các nguồn tín dụng của hệ thống tài chính tín dụng (cho thuê tài chính, bão lãnh tín dụng...); tạo vốn từ nước ngoài thông qua nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA), vay thương mại, tài trợ trực tiếp cho các dự án tín dụng DNNVV của các tổ chức tài chính quốc tế. Thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV trong năm 2005.

- Tổ chức thường xuyên và có hệ thống các hoạt động thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, tạo điều kiện cho các DNNVV tiếp cận được các thông tin về công nghệ, khoa học - kỹ thuật, thị trường, thông tin quản lý để giới thiệu các sản phẩm của từng doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh công tác tiếp cận thị trường quốc tế cho DNNVV thông qua tăng cường các tiêu chuẩn kỹ thuật công nghiệp trong nước, phổ biến thông tin Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn quốc gia của các nước khác, trợ giúp xúc tiến xuất khẩu....

- Nghiên cứu xây dựng mối liên kết kinh tế giữa các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp có qui mô lớn và DNNVV...nhằm phát huy thế mạnh các bên trong quá trình sản xuất kinh doanh.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội nghề nuôi và chế biến thủy sản tỉnh (AFA), của các Câu lạc bộ doanh nghiệp huyện, thị, thành, tiến tới thành lập Hội doanh nghiệp trẻ, Hiệp hội DNNVV của tỉnh.

IV. Hoàn thiện hệ thống cơ quan hỗ trợ phát triển DNNVV

Thống nhất một cơ quan đầu mối thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ phát triển DNNVV tại địa phương. Trên cơ sở đó tiến hành củng cố hoạt động của Trung Tâm Xúc Tiến Thương mại Du lịch và Đầu tư để khuyến khích phát triển DNNVV của tỉnh, trong giai đoạn 2006 - 2010, Trung tâm này và liên kết chặt chẽ với các Sở, ngành liên quan để thực hiện nhiệm vụ.

Trước mắt, cần thực hiện ngay công tác đào tạo nhằm nâng cao năng lực thực hiện của các cán bộ đang làm công tác trợ giúp phát triển DNNVV tại các Sở, ngành có liên quan.

V. Tạo lập môi trường tâm lý xã hội đối với khu vực DNNVV

Cần thực hiện triệt để công tác cải cách hành chính trên tất cả các lĩnh vực có liên quan đến phát triển DNNVV.

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp, cộng đồng dân cư đối với các DNNVV.

PHẦN IV: TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch 05 năm phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh, định kỳ 06 tháng có báo cáo đến UBND tỉnh tình hình thực hiện các mục tiêu, các giải pháp đã đề ra trong kế hoạch và đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ các khó khăn vướng mắc nếu có. Chủ trì thực hiện các cuộc gặp mặt doanh nghiệp tại từng huyện, thị, thành theo quý hoặc tháng để giải quyết theo thẩm quyền hoặc tổng hợp báo cáo các khó khăn của doanh nghiệp nói chung, DNNVV nói riêng để UBND tỉnh có ý kiến chỉ đạo giải quyết.

Giám đốc các Sở, ngành có liên quan và Chủ tịch UBND huyện, thị, thành theo nhiệm vụ được giao triển khai ngay các mục tiêu, giải pháp và các vấn đề khác đã nêu trong kế hoạch.

PHẦN V. KIẾN NGHỊ VỚI TRUNG ƯƠNG:

1. Cần sớm ban hành Luật Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư, Luật Doanh nghiệp chung áp dụng cho tất cả các thành phần kinh tế.

2. Cần sớm sửa đổi các quy định về tín dụng ưu đãi đầu tư của Nhà nước để thành phần kinh tế tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa dễ tiếp cận nguồn vốn này như: mở rộng thêm lĩnh vực, ngành, nghề, địa bàn được vay ưu đãi đầu tư; phân cấp mạnh cho địa phương và rút ngắn thời gian xem xét hồ sơ hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư.

3. Chính sách thuế cần phải ổn định trong thời gian dài (ít nhất là 05 năm), khi thay đổi chính sách thuế cần phải có thời gian chuẩn bị thực hiện, ít nhất là một năm, trước khi chính sách thuế mới được áp dụng.

4. Chính phủ cần quan tâm tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật đầu mối như: cầu, đường, sân bay; bến cảng,...và hạ tầng phúc lợi xã hội như: giáo dục - đào tạo, dạy nghề. Lĩnh vực này rất cần có sự quan tâm đầu tư từ phía TW đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và An Giang nói riêng.

5. Có cơ chế hỗ trợ về vốn, cơ chế chính sách... để tỉnh An Giang thực hiện đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp nhỏ và vừa ở cấp huyện; đầu tư xây dựng khu công nghiệp tập trung trên địa bàn.

6. Về việc xây dựng Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư: địa bàn thuộc Danh mục B (địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn), địa bàn thuộc Danh mục C (địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn), An Giang kiến nghị Chính Phủ xem xét theo hướng:

- Các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và An Phú hiện là địa bàn thuộc Danh mục B, đề nghị xem xét đưa vào Danh mục C;

- Các huyện còn lại: được xem xét đưa vào Danh mục B (Châu Thành, Châu Phú, Chợ Mới, Phú Tân và Tân Châu).

Như vậy địa bàn danh mục B (có điều kiện Kinh tế-Xã hội khó khăn) bao gồm các huyện: Thoại Sơn, Châu Thành, Châu Phú, Chợ Mới, Phú Tân, Tân Châu; Danh mục địa bàn không được ưu đãi đầu tư là thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc.

7. Vấn đề tăng thu ngân sách hàng năm của tỉnh có tác động tích cực từ những chủ trương khuyến khích đầu tư của TW, tạo tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Đề nghị Chính Phủ xem xét hỗ trợ để lại cho tỉnh một phần từ khoản thu vượt hàng năm để giải quyết các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Trên đây là nội dung kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2006 – 2010 trên địa bàn tỉnh An Giang xin báo cáo Bộ Kế hoạch & Đầu tư.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- TT TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Sở, ngành cấp tỉnh;
- Lãnh đạo VP
- UBND huyện, thi, thành;
- Lưu VT, KT, VHXH, NC, TH.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Đảm

 

PHỤ LỤC
MỘT SỐ CHỈ TIÊU CỤ THỂ NHƯ SAU

Khuyến khích thành lập mới doanh nghiệp, chính thức hoá hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể và tăng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thành lập mới

Chỉ tiêu

ĐVT

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng cộng

Số DNNVV đăng ký mới

DN

260

290

330

370

410

1.660

Số việc làm trong các DNNVV tăng thêm

lao động

8.840

9.860

10.890

12.500

13.940

56.030

Số DNNVV đ­ược hỗ trợ

DN

300

400

450

600

750

2.500

Số DNNVV sử dụng dịch vụ BDS trong quá trình thành lập

DN

234

267

310

352

395

1.558

- Trợ giúp DNNVV tăng trư­ởng

Chỉ tiêu

ĐVT

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng cộng

Số DNNVV báo cáo có khả năng phát triển và có thể phát triển

DN

530

590

670

810

890

3.490

Số DNNVV thực hiện các cải tiến trong sản xuất và quy trình sản xuất

DN

80

95

114

122

130

541

Số l­ượt ng­ười trong các DNNVV đ­ược đào tạo

L­ượt ng­ười

600

800

900

1.200

1.500

5.000

Số DNNVV đ­ược hỗ trợ từ Quỹ Hỗ trợ phát triển

DN

106

118

134

162

178

698

Số DNNVV đ­ược vay vốn tín dụng th­ương mại

DN

530

590

670

810

890

3.490

Trợ giúp DNNVV tiếp cận với thị trư­ờng thế giới

Chỉ tiêu

ĐVT

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng cộng

Giá trị xuất khẩu của các DNNVV

Triệu USD

50

65

75

85

100

375

Số DNNVV đ­ược hưởng lợi từ ch­ương tình hỗ trợ xuất khẩu

DN

50

80

100

120

150

500

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác