Kế hoạch 96/KH-UBND năm 2025 thực hiện quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2030
Kế hoạch 96/KH-UBND năm 2025 thực hiện quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2030
Số hiệu: | 96/KH-UBND | Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội | Người ký: | Nguyễn Mạnh Quyền |
Ngày ban hành: | 11/04/2025 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 96/KH-UBND |
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội |
Người ký: | Nguyễn Mạnh Quyền |
Ngày ban hành: | 11/04/2025 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 96/KH-UBND |
Hà Nội, ngày 11 tháng 4 năm 2025 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN QUẢN LÝ KHU BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030
Thực hiện Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 09/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050; Các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường): (i) số 2773/QĐ-BNN-KN ngày 09/8/2024 về việc ban hành Danh mục khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, (ii) số 3610/QĐ-BNN-KN ngày 23/10/2024 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện “Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050”, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch thực hiện quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030 với các nội dung sau:
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
- Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21/11/2017;
- Căn cứ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật Thủy sản;
- Căn cứ Nghị định số 37/2024/NĐ-CP ngày 04/4/2024 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;
- Căn cứ Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
- Căn cứ Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 09/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050;
- Căn cứ Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn về Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;
- Căn cứ Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi bổ sung một số thông tư trong lĩnh vực thủy sản;
- Căn cứ Quyết định số 2773/QĐ-BNN-KN ngày 09/8/2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Danh mục khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
- Căn cứ Quyết định số 3610/QĐ-BNN-KN ngày 23/10/2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch thực hiện “Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050”.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Tăng cường công tác bảo vệ nơi cư trú, tập trung sinh sản, bãi giống, bãi đẻ thủy sản; tổ chức khai thác, sử dụng chung bền vững nguồn lợi thủy sản; kết hợp hoạt động du lịch sinh thái gắn liền với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản gắn với lợi ích, trách nhiệm của cộng đồng và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội từng vùng; chia sẻ lợi ích, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc hưởng lợi từ khai thác, sử dụng nguồn lợi thủy sản hoặc hoạt động trong ngành, nghề có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lợi thủy sản.
- Bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên tại các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản; gắn việc bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản với việc nâng cao đời sống của dân cư trong khu vực.
2. Mục tiêu cụ thể
- Tổ chức thực hiện quản lý 06 (sáu) khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã được phê duyệt tại Quyết định số 2773/QĐ-BNN-KN ngày 09/8/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường (Chi tiết tại Phụ lục 01 kèm theo), từ đó thành lập và phát triển các tổ chức cộng đồng thực hiện đồng quản lý gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển du lịch sinh thái.
- Nâng cao nhận thức, năng lực, huy động được sự tham gia tích cực, tạo sự đồng thuận và khẳng định rõ ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng, lợi ích của tổ chức cộng đồng trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Thực hiện thành công việc giao quyền cho các tổ chức cộng đồng (những nơi có điều kiện để thành lập tổ chức cộng đồng) thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại các khu bảo vệ theo quy định.
- Xây dựng được các cơ chế, chính sách và hỗ trợ pháp lý để thành lập, vận hành các tổ chức cộng đồng đảm bảo hiệu quả, đúng quy định và phù hợp điều kiện thực tế tại địa phương.
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Nâng cao nhận thức cho cộng đồng trong công tác quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội; hướng dẫn cách quản lý các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản; văn bản liên quan đến khai thác và bảo vệ nguồn lợi; trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng. Các hình thức tuyên truyền phù hợp với tập quán văn hóa, điều kiện và đối tượng của từng địa phương: Ứng dụng, khai thác các lợi thế của công nghệ số, mạng xã hội, hệ thống thông tin cơ sở; xây dựng các phóng sự, ấn phẩm; phát thanh, truyền hình trên báo, đài của địa phương,…; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu với sự tham gia của cộng đồng người dân địa phương.
- Tổ chức tham quan, học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong và ngoài nước cho chính quyền địa phương, tổ chức cộng đồng được giao quyền quản lý về cách thức quản lý, vận hành khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Đánh giá hiệu quả, sơ kết, tổng kết, xác định những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện đồng quản lý từ đó có căn cứ đề xuất những giải pháp xử lý.
2. Thực hiện quản lý các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Xây dựng và ban hành quy chế quản lý, kế hoạch quản lý phù hợp với điều kiện thực tế tại mỗi khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã được phê duyệt.
- Tổ chức quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo quy định của Luật thủy sản gắn với du lịch sinh thái và nông thôn mới.
- Điều tra, khảo sát, đánh giá nguồn lợi thủy sản tại các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản từ đó làm cơ sở bảo vệ, tái tạo và khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản.
- Phân tích, đánh giá môi trường nước, hệ sinh thái thủy sinh tại các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản để xây dựng phương pháp bảo vệ khu vực thủy sản tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non sinh sống và đường di cư của các giống loài thủy sản; hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản.
- Thực hiện tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Kiểm tra, giám sát việc thực thi quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản của các địa phương được giao quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo quy định.
- Triển khai thực hiện công tác cắm mốc, biển báo, biển hướng dẫn, sơ đồ,… khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Nghiên cứu, đề xuất bổ sung các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản: Điều tra, khảo sát thêm một số các vùng nước đảm bảo điều kiện trên địa bàn thành phố Hà Nội từ đó nghiên cứu đề xuất Bộ Nông nghiệp và Môi trường bổ sung vào Danh mục khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
3. Hỗ trợ thành lập các tổ chức cộng đồng và thực hiện giao quyền quản lý cho các tổ chức cộng đồng tại các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, dân cư và điều kiện kinh tế - xã hội tại từng khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã được phê duyệt, từ đó hỗ trợ về pháp lý để thành lập và đưa vào hoạt động các tổ chức cộng đồng tại những nơi có điều kiện phù hợp.
- Thực hiện giao quyền quản lý cho các tổ chức cộng đồng tại những nơi đã thành lập được tổ chức cộng đồng theo quy định của pháp luật.
4. Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách và thực hiện các nhiệm vụ cần thiết khác
- Nghiên cứu, đề xuất xây dựng chính sách hỗ trợ kinh phí mua sắm dụng cụ, vật tư, trang thiết bị, phương tiện,… tại các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Kịp thời cập nhật và triển khai thực hiện các nội dung khác theo quy định, hướng dẫn mới của Trung ương và UBND Thành phố.
5. Một số công việc, nhiệm vụ ưu tiên thực hiện
- Công tác cắm mốc, biển báo tại các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Thành lập tổ chức cộng đồng đồng quản lý các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Nâng cao nhận thức cho cộng đồng trong công tác quản lý các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Hoạt động tuần tra, bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
(Danh mục công việc, nhiệm vụ ưu tiên thực hiện Kế hoạch: Chi tiết tại Phụ lục 2 kèm theo).
IV. KINH PHÍ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Nguồn kinh phí thực hiện
1.1. Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch bao gồm:
- Kinh phí từ nguồn ngân sách Thành phố, ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
- Kinh phí từ nguồn tài trợ, hỗ trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Kinh phí từ nguồn huy động hợp pháp khác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
1.2. Hàng năm, các cơ quan, đơn vị căn cứ nhiệm vụ được giao chủ động xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí để triển khai thực hiện theo quy định.
Các đơn vị được giao kinh phí thực hiện Kế hoạch có trách nhiệm sử dụng kinh phí đảm bảo trọng tâm, trọng điểm, tránh trùng lắp và phù hợp (về đối tượng; phạm vi; nội dung, mức hỗ trợ; trình tự, thủ tục triển khai thực hiện; …) với các cơ chế, chính sách hiện hành của Trung ương và Thành phố.
2. Thời gian thực hiện: Kế hoạch được thực hiện đến năm 2030.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương có khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản thực hiện các nội dung của Kế hoạch nhằm quản lý tốt các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức tập huấn về việc chuyển giao nhiệm vụ quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản khi mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được áp dụng.
- Rà soát, cập nhật các văn bản, quy chế phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và Môi trường với các Sở, ngành, địa phương về quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản; tham mưu xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các cơ chế, chính sách để hỗ trợ, thực hiện quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Phối hợp với UBND cấp cơ sở và tổ chức cộng đồng để tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Kiểm tra, giám sát hoạt động của cấp cơ sở, tổ chức cộng đồng được giao quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Hướng dẫn địa phương quản lý đối với các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn thuộc hai địa phương quản lý trở lên (hướng dẫn các địa phương xây dựng quy chế phối hợp quản lý).
- Phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức cộng đồng được giao quyền đồng quản lý tổ chức tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm theo thẩm quyền tại khu vực thực hiện đồng quản lý, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Hàng năm căn cứ các nội dung trong Kế hoạch và chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức, triển khai thực hiện.
- Là cơ quan đầu mối tổng hợp, báo cáo, đánh giá tình hình triển khai quản lý các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn Thành phố theo quy định hoặc đột xuất theo yêu cầu báo cáo của cơ quan quản lý cấp trên; đồng thời tổng kết tình hình thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh các nội dung Kế hoạch phù hợp với thực tiễn tại địa phương.
2. Sở Tài chính
Trên cơ sở đề xuất của các đơn vị, căn cứ khả năng cân đối ngân sách, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí kinh phí (đối với nguồn vốn chi thường xuyên) để thực hiện Kế hoạch theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
3. Công an Thành phố
Chỉ đạo các phòng chức năng, Công an tại địa phương phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan nắm chắc tình hình, phát hiện sớm và ngăn chặn, xử lý theo quy định đối với các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội.
4. Các Sở, ban, ngành và đơn vị liên quan
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp cơ sở thực hiện đầy đủ và hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Tham mưu UBND Thành phố ban hành các nhiệm vụ, kế hoạch, dự án,… đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 09/05/2024 và các văn bản hiện hành khác có liên quan.
5. Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo Hà Nội mới, Báo Kinh tế và Đô thị
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức tuyên truyền về các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, pháp luật liên quan đến khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản dựa vào cộng đồng.
- Đẩy mạnh giới thiệu các mô hình bảo vệ nguồn lợi thủy sản dựa vào cộng đồng, các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản có sự tham gia của cộng đồng,… để các địa phương học tập và nhân rộng.
6. Ủy ban nhân dân các cấp
Ủy ban nhân dân các cấp có khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn:
- Chủ trì thực hiện công tác quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo quy định, chủ động xây dựng và ban hành quy chế quản lý, kế hoạch quản lý phù hợp với điều kiện thực tế tại khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn.
- Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức cộng đồng tổ chức thực hiện quản lý các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn.
- Tuyên truyền, tập huấn, phổ biến pháp luật về công tác quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Tuần tra, kiểm soát việc thực thi pháp luật và xử lý vi phạm tại các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn.
- Đối với các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn thuộc hai địa phương thì quản lý theo quy chế phối hợp quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn thuộc hai địa phương.
- Định kỳ trước ngày 10 tháng 11 hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu báo cáo UBND thành phố Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (qua Sở Nông nghiệp và Môi trường thành phố Hà Nội).
Ủy ban nhân dân Thành phố giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; Giám đốc các Sở, ban, ngành và các tổ chức, cá nhân có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch. Trong quá trình triển khai thực hiện, có khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo về UBND Thành phố để kịp thời chỉ đạo./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHỤ LỤC 1.
DANH
MỤC KHU BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Kế hoạch số 96/KH-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2025 của UBND thành phố
Hà Nội)
TT |
Tên khu vực |
Tỉnh/ Thành phố |
Phạm vi, ranh giới, tọa độ |
Diện tích (ha) |
Đối tượng thủy sản chính cần bảo vệ |
1 |
Hồ suối Hai |
Hà Nội |
Vùng nước có tọa độ trung tâm: |
950 |
Cá Lăng chấm Hemibagrus guttatus, cá Chiên bắc Bagarius rutilus, cá Chạch sông Mastacembelus armatus, cá Vền Megalobrama terminalis, cá Ngạnh Cranoglanis bouderius, cá Sỉnh gai Onychostoma laticeps |
2 |
Hồ Đồng Mô |
Hà Nội |
Vùng nước có tọa độ trung tâm: |
900 |
Con Giải (Rùa Hồ Gươm) Rafetus swinhoei, cá Chạch sông Mastacembelus armatus, cá Trắm đen Mylopharyngodon piceus |
3 |
Hồ Xuân Khanh |
Hà Nội |
Vùng nước có tọa độ trung tâm: |
150 |
Con Giải (Rùa Hồ Gươm) Rafetus swinhoei, cá Chạch sông Mastacembelus armatus, cá Trắm đen Mylopharyngodon piceus… |
4 |
Sông Hồng |
Hà Nội |
Vùng nước giới hạn bởi các điểm: |
62,4 (dài khoảng 2,4 km) |
Cá Cháy bắc Tenualosa reevesii, Cá Măng Elopichthys bambusa, Cá Chày mắt đỏ Squaliobarbus curriculus, Cá Cầy Parasprinibarbus macracanthus, Cá Bỗng Spinibarbus denticulatus, Cá Anh Vũ Semilabeo obscurus, Cá Rầm xanh Sinilabeo lemassoni, Cá Lăng chấm Hemibagrus guttatus |
5 |
Sông Hồng |
Hà Nội |
Vùng nước giới hạn bởi các điểm: |
12,8 (dài khoảng 0,52 km) |
Cá Măng Elopichthys bambusa, Cá Chày mắt đỏ Squaliobarbus curriculus, Cá Cầy Parasprinibarbus macracanthus, Cá Bỗng Spinibarbus denticulatus, Cá Anh Vũ Semilabeo obscurus, Cá Lăng chấm Hemibagrus guttatus... |
6 |
Sông Hồng |
Hà Nội |
Vùng nước giới hạn bởi các điểm: |
90 (dài khoảng 2,8 km) |
Cá Măng Elopichthys bambusa, Cá Chày mắt đỏ Squaliobarbus curriculus, Cá Cầy Parasprinibarbus macracanthus, Cá Bỗng Spinibarbus denticulatus, Cá Anh Vũ Semilabeo obscurus, Cá Lăng chấm Hemibagrus guttatus. |
PHỤ LỤC 2.
DANH MỤC CÔNG VIỆC, NHIỆM VỤ ƯU TIÊN THỰC HIỆN
KẾ
HOẠCH THỰC HIỆN QUẢN LÝ KHU BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ
NỘI ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 96/KH-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2025 của UBND thành phố
Hà Nội)
TT |
Công việc/nhiệm vụ ưu tiên thực hiện |
Đơn vị chủ trì |
Đơn vị phối hợp |
Thời gian thực hiện |
1 |
Công tác cắm mốc, biển báo tại các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản. |
UBND huyện Ba Vì, UBND thị xã Sơn Tây |
Sở Nông nghiệp và Môi trường và các đơn vị có liên quan |
2025 |
2 |
Thành lập tổ chức cộng đồng đồng quản lý các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản. |
UBND huyện Ba Vì, UBND thị xã Sơn Tây |
Sở Nông nghiệp và Môi trường và các đơn vị có liên quan |
2025 |
3 |
Nâng cao nhận thức cho cộng đồng trong công tác quản lý các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản. |
Sở Nông nghiệp và Môi trường |
UBND huyện Ba Vì, UBND thị xã Sơn Tây, và các đơn vị có liên quan |
Hàng năm |
4 |
Hoạt động tuần tra, bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản. |
UBND huyện Ba Vì, UBND thị xã Sơn Tây |
Công an Thành phố và các đơn vị có liên quan |
Hàng năm |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây