583601

Kế hoạch 9025/KH-UBND thực hiện Tiểu dự án 2 “Cải thiện dinh dưỡng” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

583601
LawNet .vn

Kế hoạch 9025/KH-UBND thực hiện Tiểu dự án 2 “Cải thiện dinh dưỡng” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Số hiệu: 9025/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng Người ký: Phạm S
Ngày ban hành: 16/10/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 9025/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
Người ký: Phạm S
Ngày ban hành: 16/10/2023
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 9025/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 16 tháng 10 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN TIỂU DỰ ÁN 2 “CẢI THIỆN DINH DƯỠNG” THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

Thực hiện Quyết định số 3452/QĐ-BYT ngày 06/9/2023 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn thực hiện nội dung cải thiện dinh dưỡng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (sau đây viết tắt là MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch thực hiện Tiểu dự án 2 “Cải thiện dinh dưỡng” thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2023 trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Cải thiện tình trạng dinh dưng và giảm suy dinh dưỡng thấp còi, chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng và tầm vóc của trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu 1: Hạ xuống mức thấp tỷ lệ thiếu dinh dưỡng các thể ở trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo sinh sng trên địa bàn tỉnh.

b) Mục tiêu 2: Cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn tỉnh.

Thu thập số liệu ban đầu và bổ sung vi chất dinh dưng cho trẻ em dưới 16 tuổi suy dinh dưỡng thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo tối thiểu 60%.

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI THỰC HIỆN

1. Đối tượng:

- Trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được xác định hằng năm trên địa bàn tỉnh.

- Bà mẹ có con nhỏ dưới 2 tuổi.

2. Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn toàn tỉnh.

III. NGUYÊN TẮC, ĐIỀU KIỆN, PHƯƠNG THỨC HỖ TRỢ

1. Nguyên tắc, điều kiện hỗ trợ

- Thực hiện theo quy định hiện hành của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

- Trường hợp đối tượng, nội dung hỗ trợ trùng lặp với chương trình, dự án khác có nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước thì chỉ lựa chọn thực hiện theo 01 chương trình, dự án; trong đó, ưu tiên lựa chọn thực hiện theo chương trình, dự án có định mức hỗ trợ cao hơn.

2. Phương thc hỗ trợ

- Hỗ trợ can thiệp đối tượng trẻ từ 0 đến dưới 16 tuổi bị suy dinh dưỡng (cung cấp đa vi chất dinh dưỡng, sản phẩm dinh dưỡng, quản lý suy dinh dưỡng cấp tính tại cộng đồng ...).

- Hỗ trợ nâng cao nhận thức và hành vi của các đối tượng thông qua việc tăng cường công tác thông tin, truyền thông, tư vấn về chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ cho con bú và trẻ em dưới 16 tuổi.

- Hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ y tế tuyến cơ sở, nhân viên y tế thôn bản; tăng cường nguồn lực và phối hợp liên ngành về cải thiện chăm sóc dinh dưỡng và theo dõi, giám sát, đánh giá, báo cáo kết quả hoạt động của chương trình.

IV. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CẢI THIỆN DINH DƯỠNG

1. Hoạt động can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh cho trẻ từ 0 đến dưới 16 tuổi

a) Cung cấp dịch vụ tư vấn dinh dưỡng cho bà mẹ nuôi con dưới 2 tuổi

- Thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 3598/BYT-BM-TE ngày 29/4/2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn xây dựng và triển khai Chương trình chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời và tài liệu hướng dẫn tư vấn dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời của Viện Dinh dưỡng và các văn bản hiện hành.

- Đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em dưới 2 tuổi theo định kỳ và thời điểm tiếp xúc. Theo dõi tăng trưởng của trẻ dưới 2 tuổi định kỳ 3 tháng/lần, trẻ suy dinh dưỡng dưới 2 tuổi hằng tháng (lồng ghép trong hoạt động dinh dưỡng thường quy).

- Tư vấn dinh dưỡng cho bà mẹ nuôi con nhỏ dưới 2 tuổi.

b) Bổ sung vi chất dinh dưỡng cho các nhóm đối tượng

- Bổ sung Vitamin A cho trẻ em từ 6 tháng đến 59 tháng tuổi theo quy định hiện hành và do nguồn ngân sách hợp pháp khác chi trả (chỉ thu thập s liệu từ các chương trình khác).

- Bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ em từ 6 tháng đến 59 tháng tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi theo bảng tính dưới đây:

STT

Tên vi chất

Hàm lượng khuyến nghị (liều/trẻ/ngày)

Ngưỡng gii hn

Liều bổ sung

Tối thiểu

Tối đa

1

Vitamin A (μg)

300

300

400

Bổ sung 1 ngày 1 liều; 60 liều/trẻ suy dinh dưỡng/đt x 2 đợt/năm, cách nhau tối thiểu 3 tháng; tổng số 120 liều/ trẻ/năm.

2

Sắt (mg)

10-12,5*

7,1

14,3

3

Kẽm (mg)

5

2,3

7

*12,5 mg sắt nguyên t tương đương 37,5 mg sắt fumarate; 62,5 mg sắt sulfate heptahydrate hoặc 105 mg st gluconate.

- Bổ sung tối thiểu vi chất dinh dưng hằng ngày cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 16 tuổi bị suy dinh dưỡng theo bảng dưới đây:

STT

Tên vi chất

Hàm lượng khuyến nghị (liều/trẻ/ngày)

Ngưỡng gii hạn

Liều bổ sung

Tối thiểu

Tối đa

1

Vitamin A (μg)

300

300

500

Bổ sung 1 ngày 1 liều 60 liều/trẻ suy dinh dưỡng/đợt x 2 đợt/năm, cách nhau tối thiểu 3 tháng; tổng số 120 liều/trẻ/năm.

2

Sắt (mg)

12,5* -30

12,5

35,6

3

Kẽm (mg)

5

4,5

12

*12,5 mg sắt nguyên t tương đương 37,5 mg sắt fumarate; 62,5 mg sắt sulfate heptahydrate hoặc 105 mg st gluconate.

- Bổ sung vi chất sắt cho trẻ em gái vị thành niên từ 12 đến dưới 16 tuổi có kinh nguyệt theo bảng dưới đây:

STT

Tên vi chất

Hàm lượng khuyến nghị (liều/trẻ/tuần)

Ngưỡng gii hạn

Liều bổ sung

Tối thiểu

Tối đa

1

Sắt (mg)

60

55

65

Bổ sung 1 lần 1 tuần 15 liều x 2 đợt/năm cách nhau 3 tháng; tổng số 30 liều/trẻ/1 năm.

c) Phát hiện, điều trị và quản lý suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em tại cộng đồng

- Đối tượng: Trẻ em từ 0 đến 72 tháng tuổi được chẩn đoán suy dinh dưỡng cấp tính nặng.

- Thực hiện theo Quyết định số 4487/QĐ-BYT ngày 18/8/2016 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em từ 0 đến 72 tháng tuổi và Quyết định số 3779/QĐ-BYT ngày 26/8/2019 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn thực hiện quản lý suy dinh dưỡng cấp tính trẻ em từ 0 đến 72 tháng tuổi và hướng dẫn của các đơn vị chuyên môn thuộc, trực thuộc Bộ Y tế; gồm các hoạt động: Tổ chức khám sàng lọc để phát hiện trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính và đưa vào chương trình; quản lý và điều trị trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính nặng tại cộng đồng.

d) Tẩy giun định kỳ cho trẻ em từ 2 đến dưới 6 tuổi

- Số lượng cấp phát: Trẻ em từ 2 đến dưới 6 tuổi, tẩy giun 2 lần/năm.

- Thực hiện theo Quyết định số 6437/QĐ-BYT ngày 25/10/2018 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn tẩy giun đường ruột tại cộng đồng.

đ) Tăng cường chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ có con nhỏ thông qua các hình thức truyền thông trực tiếp như thảo luận nhóm, hướng dẫn trình din thức ăn cho trẻ em cho đối tượng là bà mẹ/người chăm sóc trẻ dưới 2 tui tại trạm y tế xã, phường, thị trấn, thôn bản.

e) Tư vấn về chăm sóc dinh dưỡng hợp lý và tăng cường thể lực, phòng chống suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng cho nhóm đối tượng của chương trình tại trường học: Phối hợp giữa cơ sở giáo dục và cơ sở y tế, lập kế hoạch và tập huấn cho cán bộ triển khai dự án về dinh dưỡng và hoạt động th lực hợp lý, các kiến thức và kỹ năng cần thiết để triển khai hoạt động. Cơ sở y tế tham gia với vai trò hướng dẫn chuyên môn và giám sát hoạt động, các cơ sở giáo dục tổ chức các hình thức tư vấn phù hợp, lồng ghép với chăm sóc y tế học đường.

g) Hướng dẫn, tổ chức khảo sát, theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng hằng năm và định kỳ theo kế hoạch của trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo: Thu thập số liệu ban đầu, theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng hằng năm của trẻ em dưới 16 tuổi và định kỳ theo kế hoạch và hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.

h) Cung cấp bổ sung trang thiết bị đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em cho tuyến cơ sở (huyện, xã, thôn bản) để triển khai các hoạt động theo dõi, giám sát tình trạng dinh dưỡng và can thiệp tại cộng đồng.

i) Tổ chức hướng dẫn, nói chuyện chuyên đề, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ y tế các tuyến, nhân viên y tế thôn bản, cộng tác viên dinh dưỡng, y tế trường học, giáo viên, cán bộ làm công tác dinh dưỡng ở trường học và liên ngành khác về cải thiện chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em.

- Hướng dẫn, tập huấn cho cán bộ dinh dưỡng tuyến tỉnh, huyện, xã và thôn bản về công tác triển khai và các kỹ thuật chuyên môn triển khai hoạt động về dinh dưỡng.

- Tổ chức hội nghị, hội thảo, hướng dẫn, nói chuyện chuyên đề cho cán bộ y tế tuyến tỉnh, huyện xã, nhân viên y tế thôn bản, y tế trường học, giáo viên, cán bộ phụ trách công tác giảm nghèo, cán bộ nông nghiệp, phụ nữ về cải thiện chăm sóc dinh dưỡng trẻ em từ 0 đến dưới 16 tuổi.

- Hằng năm, các đơn vị dựa trên nhu cầu thực tế đề xuất kế hoạch tập huấn, tổ chức tập huấn theo phương thức giảng viên trung ương tập huấn cho tỉnh/huyện, cán bộ tuyến tỉnh tập huấn cho tuyến huyện, xã, thôn bản, cán bộ tuyến huyện tập huấn cho tuyến xã, thôn, bản.

2. Hoạt động về truyền thông dinh dưỡng

- Xây dựng, biên tập các nội dung truyền thông hoặc sử dụng các tài liệu truyền thông do trung ương cấp để truyền thông tại cộng đồng. Nhân bản, phát sóng, phát hành nội dung truyền thông bằng nhiều hình thức và nhiều kênh truyền thông, bao gồm truyền thông đại chúng, loa đài, báo giấy, tờ rơi, pano, áp phích, khẩu hiệu, tháp dinh dưỡng, đoạn băng hình, internet-mạng xã hội, phần mềm công nghệ số.

- Tổ chức các chiến dịch, lễ phát động, các buổi truyền thông trong Tuần lễ Nuôi con bằng sữa mẹ, Tuần lễ Dinh dưỡng và phát triển, Ngày Vi chất dinh dưỡng, ngày tiêm chủng theo điều kiện và kế hoạch của địa phương dựa trên hướng dẫn của Bộ Y tế.

3. Hoạt động về kiểm tra, giám sát, khảo sát, đánh giá thực hiện

- Đơn vị tuyến tỉnh, huyện theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động dinh dưỡng tuyến xã và thôn, bản theo kế hoạch hằng năm.

- Lập kế hoạch thu thập các thông tin để tiến hành khảo sát, đánh giá hoạt động cho huyện, xã can thiệp.

- Theo dõi và báo cáo các chỉ số giám sát quá trình triển khai hoạt động cho Bộ Y tế.

- Hằng năm theo dõi, báo cáo nguồn vốn được tiếp nhận, huy động và sử dụng cho chương trình.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Tổng nhu cầu kinh phí năm 2023: 6.312.093.280 đồng (Sáu tỷ, ba trăm mười hai triệu, không trăm chín mươi ba ngàn, hai trăm tám mươi đồng).

(Phụ lục chi tiết kèm theo).

- Nguồn kinh phí: Kinh phí thực hiện Tiểu dự án 2 Dự án 3 thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững được Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ tại Quyết định số 535/QĐ-UBND ngày 17/3/2023.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thực hiện Kế hoạch này theo quy định.

- Đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, giám sát và tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Tiểu dự án 2 “Cải thiện dinh dưỡng”, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) và Bộ Y tế (Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em) theo quy định.

- Tổng hợp nhiệm vụ phát sinh và các khó khăn, vướng mắc, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt điều chỉnh, bổ sung kế hoạch theo quy định hiện hành và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Phối hợp, hỗ trợ ngành Y tế triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 “Cải thiện dinh dưỡng” thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh theo đúng các quy định của Chương trình.

- Đôn đốc, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện Tiểu dự án 2 “Cải thiện dinh dưỡng” trong Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững của tỉnh, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.

3. Sở Tài chính: Thông báo dự toán kinh phí cho các đơn vị để triển khai thực hiện; chủ trì, hướng dẫn quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán kinh phí thực hiện các nội dung theo quy định.

4. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế lồng ghép nội dung hoạt động của Tiểu dự án 2 “Cải thiện dinh dưỡng” vào các hoạt động chăm sóc dinh dưỡng y tế học đường tại trường học.

5. Các sở, ban, ngành liên quan: Chủ động tham gia thực hiện Kế hoạch này trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Chỉ đạo các phòng, ban liên quan phối hợp với Trung tâm Y tế các huyện, thành phố triển khai các hoạt động của Tiểu dự án 2 “Cải thiện dinh dưỡng” trên địa bàn theo hướng dẫn của Sở Y tế; phân công rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của từng phòng, ban trong việc triển khai Chương trình; lồng ghép với các chương trình, đề án, dự án liên quan trên địa bàn.

- Báo cáo kết quả thực hiện Tiểu dự án 2 “Cải thiện dinh dưỡng” gửi Sở Y tế và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (trong báo cáo chung thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững) để tổng hợp theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- TT TU, TT HĐND tỉnh;

- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, VX3.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm S

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác