Kế hoạch 87/KH-UBND năm 2021 về phát triển thủy sản giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Nam Định
Kế hoạch 87/KH-UBND năm 2021 về phát triển thủy sản giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Nam Định
Số hiệu: | 87/KH-UBND | Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Nam Định | Người ký: | Trần Anh Dũng |
Ngày ban hành: | 02/08/2021 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 87/KH-UBND |
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Nam Định |
Người ký: | Trần Anh Dũng |
Ngày ban hành: | 02/08/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 87/KH-UBND |
Nam Định, ngày 02 tháng 8 năm 2021 |
PHÁT TRIỂN THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH
Thực hiện Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 1960/QĐ-BNN-TCTS ngày 6/5/2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 339/QĐ- TTg ngày 11/3/2021, UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện như sau:
1. Mục tiêu chung
- Phát triển ngành thủy sản phù hợp với Chiến lược phát triển thủy sản của cả nước và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh; sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế thủy sản; phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế của biển, phát triển kinh tế ven biển của địa phương gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu và đảm bảo an ninh - quốc phòng, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.
- Phát triển ngành thủy sản toàn diện trên các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần thủy sản theo hướng hiện đại, bền vững, có trình độ quản lý và khoa học công nghệ tiên tiến; chuyển dịch cơ cấu sản xuất, kinh doanh thủy sản theo chuỗi hàng hóa lớn, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đối với các sản phẩm thủy sản chủ lực của tỉnh, có giá trị kinh tế cao để nâng cao giá trị sản xuất, phục vụ truy xuất nguồn gốc thủy sản gắn liền với bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường và góp phần bảo vệ quốc phòng an ninh trên biển.
- Xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách cần ưu tiên thực hiện trong lĩnh vực thủy sản giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Từ đó xây dựng các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm trong việc tổ chức triển khai thực hiện.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Giai đoạn 2021 - 2025
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản hàng năm đạt 3,5% - 4%.
- Tổng sản lượng thủy sản đến năm 2025 đạt khoảng 200.700 tấn; trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản 141.260 tấn, sản lượng khai thác thủy sản 59.440 tấn; dự kiến số lượng tàu cá của tỉnh khoảng 2.050 tàu.
- Giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch đến năm 2025 dưới 15%.
- Giải quyết việc làm cho khoảng 15.000 lao động.
2.2. Định hướng đến năm 2030
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản đạt 3,5% trở lên.
- Tổng sản lượng thủy sản đến năm 2030 đạt khoảng 230.150 tấn; trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản 170.150 tấn, sản lượng khai thác thủy sản 60.000 tấn; dự kiến số lượng tàu cá của tỉnh khoảng 1.950 tàu.
- Giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch đến năm 2030 dưới 10%.
- Giải quyết việc làm cho trên 15.000 lao động.
(Chi tiết theo Phụ lục I đính kèm)
- Duy trì, phát triển đa dạng nghề nuôi cá truyền thống, cá bản địa, những loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao.
- Tập trung phát triển nuôi hiệu quả các đối tượng thủy sản chủ lực của tỉnh (tôm nước lợ, ngao và các loài thủy sản có giá trị kinh tế) tại các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. Duy trì và từng bước mở rộng các vùng nuôi ngao đạt chứng nhận ASC (tiêu chuẩn quốc tế về nuôi trồng thủy sản bền vững) tạo điều kiện cho sản phẩm ngao và các sản phẩm khác xuất khẩu vào những thị trường lớn trên thế giới.
- Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng tập trung, đa dạng, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường, tạo khối lượng sản phẩm lớn phục vụ chế biến, xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
- Phát triển và nhân rộng các mô hình nuôi trồng thủy sản thâm canh, siêu thâm canh áp dụng công nghệ mới, tiên tiến, năng suất cao, giảm giá thành sản phẩm, thân thiện môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; các mô hình nuôi đa dạng, an toàn sinh học, nuôi sinh thái, áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP, GlobalGAP) hoặc các tiêu chuẩn tương đương nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
- Chủ động phát triển hệ thống sản xuất giống thủy sản chất lượng cao. Ưu tiên phát triển giống các đối tượng nuôi chủ lực, giá trị kinh tế cao, các loài mới có tiềm năng.
- Nâng cao năng lực quản lý và sản xuất nuôi trồng thủy sản theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong quản lý, sản xuất giống, vật tư thủy sản, phòng trừ dịch bệnh, nuôi trồng thủy sản.
- Phát triển khai thác hải sản vùng khơi hiệu quả, bền vững trên cơ sở giảm dần cường lực khai thác vùng lộng và ven bờ đảm bảo phù hợp với trữ lượng nguồn lợi thủy sản.
- Thực hiện các nhóm khuyến nghị của Ủy ban Châu ÂU (EC) nhằm từng bước tháo gỡ thẻ vàng đối với hoạt động khai thác thủy sản.
- Hiện đại hóa công tác quản lý nghề cá, nhằm giám sát có hiệu quả hoạt động của tàu cá trên biển, chủ động cảnh báo, kịp thời ứng phó với các sự cố, rủi ro, thiên tai trên biển. Đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển, tham gia hiệu quả công tác hỗ trợ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
- Xây dựng cơ cấu nghề khai thác hợp lý, giảm thiểu, tiến tới chấm dứt các nghề khai thác có tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản; chuyển đổi các nghề xâm hại lớn đến nguồn lợi, môi trường sang các nghề thân thiện và bền vững.
3. Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
- Triển khai thực hiện nhiệm vụ điều tra, đánh giá nguồn lợi, môi trường sống các loài thủy sản theo chuyên đề và điều tra nghề cá thương phẩm.
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu nguồn lợi thủy sản theo hướng chuyển đổi số, làm cơ sở phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo sản xuất.
- Bảo tồn và phát triển các loài thủy sản bản địa, quý hiếm gắn với phát triển du lịch sinh thái tại khu vực Vườn quốc gia Xuân Thủy.
- Tổ chức quản lý, bảo vệ các khu vực cấm khai thác có thời hạn nhằm bảo vệ khu vực thủy sản tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non sinh sống và đường di cư của các loài thủy sản.
- Phối hợp thực hiện lưu giữ giống gốc, bảo tồn, khai thác hiệu quả nguồn gen; nghiên cứu sinh sản giống, ưu tiên thả bổ sung tái tạo nguồn lợi thủy sản các giống loài thủy sản có giá trị kinh tế, loài thủy sản bản địa, loài thủy sản đặc hữu vào vùng nước tự nhiên.
- Hoạt động thả giống bổ sung, tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản được thực hiện thường xuyên trên địa bàn tỉnh và được xã hội hóa sâu rộng.
- Thành lập tổ chức cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản, giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
4. Cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá
- Đầu tư, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng và dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản theo quy mô lớn và bền vững. Hoàn thành các công trình đang xây dựng và bổ sung xây dựng các công trình đã được Chính phủ phê duyệt. Khuyến khích xã hội hóa đầu tư phát triển cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá.
- Khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Củng cố, phát triển các cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá, ưu tiên sử dụng vật liệu mới trong đóng tàu cá.
- Áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, tự động hóa, chuyển đổi số nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ thủy sản.
5. Chế biến, thương mại thủy sản
- Thu hút đầu tư, nguồn lực và mở rộng thị trường xuất khẩu; nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm chế biến cho thị trường nội địa; ưu tiên sử dụng nguồn nguyên liệu từ khai thác, nuôi trồng thủy sản của tỉnh, mở rộng thị trường cung cấp nguyên liệu với sản lượng và chất lượng ổn định.
- Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hướng nâng cao tỷ trọng các sản phẩm chế biến giá trị gia tăng; đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ; tăng năng suất, chất lượng; đảm bảo an toàn thực phẩm, quy tắc xuất xứ, an toàn môi trường và an sinh xã hội; nâng cao hiệu quả kinh tế và năng lực cạnh tranh; tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
1. Phát triển kết cấu hạ tầng ngành thủy sản đồng bộ
- Tập trung các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng ngành thủy sản đồng bộ, phù hợp với quy hoạch phát triển của tỉnh bao gồm: Hoàn thiện hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, vùng sản xuất giống thủy sản tập trung.
- Nâng cấp hệ thống theo dõi, giám sát hoạt động của tàu cá trên biển; xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản và hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.
2. Phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ
- Tăng cường nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật vào sản xuất, nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản; ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu các đề tài ứng dụng gắn liền với sản xuất chế biến tiêu thụ theo chuỗi sản xuất và áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến (công nghệ sinh học, công nghệ cao, công nghệ sản xuất giống sạch bệnh,…).
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; dự báo ngư trường, nguồn lợi, giám sát hoạt động tàu cá; công nghệ khai thác; quản lý nuôi trồng thủy sản; cơ giới hóa, tự động hóa trong khai thác; bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.
- Chuyển giao và ứng dụng công nghệ sản xuất giống có năng suất, chất lượng cao, sạch bệnh cho phát triển nuôi trồng thủy sản, nhất là các đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, ngao...). Nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ sản xuất giống một số đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao chưa chủ động sản xuất tại địa phương (cá biển và một số loài có giá trị kinh tế cao).
- Ứng dụng công nghệ nuôi trồng thủy sản có năng suất cao, chất lượng, tuần hoàn, tiết kiệm nước, năng lượng, giảm giá thành sản xuất, bảo vệ môi trường, đặc biệt đối với các hệ thống nuôi thâm canh, siêu thâm canh, nuôi sinh thái, hữu cơ.
3. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực
- Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật, đặc biệt đối với cán bộ chuyên sâu trong lĩnh vực thủy sản (ứng dụng công nghệ số, công nghệ sinh học trong quản lý thủy sản, khai thác nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng thủy sản, di truyền, chọn giống, dịch bệnh, dinh dưỡng, môi trường, công nghệ sơ chế, bảo quản sau thu hoạch,…).
- Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn sâu, kỹ năng cao gồm: Nhân lực cho lĩnh vực bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản.
- Đào tạo cán bộ quản lý thủy sản đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, có khả năng ứng dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành. Đào tạo về quản trị doanh nghiệp, thương mại và phát triển thị trường cho các doanh nghiệp thủy sản.
- Liên kết, kết nối giữa các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu và doanh nghiệp trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
Tiếp tục thực hiện các chính sách của Trung ương và của tỉnh đã ban hành về hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản; hỗ trợ rủi ro trong sản xuất thủy sản.
4.1. Chính sách về đất và mặt nước
- Tổ chức thực hiện các chính sách giao, cho thuê, thu hồi, trưng dụng đất, mặt nước, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các chính sách khuyến khích tích tụ đất đai để phát triển nuôi trồng thủy sản tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa lớn.
4.2. Chính sách về đầu tư
Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực thủy sản; phát triển các hình thức đầu tư có sự tham gia giữa nhà nước và doanh nghiệp để huy động nguồn lực xã hội cho phát triển thủy sản, giảm dần tỷ lệ và nâng cao hiệu quả đầu tư công.
4.3. Chính sách về tài chính
Tạo cơ chế và thủ tục đơn giản để các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thủy sản dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển sản xuất; thực hiện chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư, cải tiến công nghệ, các nhóm chính sách hỗ trợ của nhà nước trong lĩnh vực thủy sản, góp phần nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
4.4. Chính sách về đào tạo nguồn nhân lực
- Đào tạo thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sản xuất thủy sản.
- Đào tạo và đào tạo lại để nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho cán bộ ngành thủy sản.
5. Thị trường, hội nhập quốc tế
5.1. Thị trường và xúc tiến thương mại
- Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy phát triển, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu, nhất là đối với các thị trường trọng điểm và tiềm năng. Đổi mới phương thức thực hiện xúc tiến thương mại và phát triển thị trường phù hợp với chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu theo hướng các doanh nghiệp, cơ sở nhà máy chế biến là chủ thể tổ chức thực hiện. Tập trung xây dựng thương hiệu và có chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm thủy sản chủ lực của tỉnh, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao nhằm xuất khẩu chính ngạch vào các thị trường quốc tế. Hình thành hệ thống kênh phân phối sản phẩm thủy sản trong và ngoài nước.
- Tổ chức lại hệ thống tiêu thụ sản phẩm thủy sản gắn với chuỗi liên kết, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế. Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch, mua bán sản phẩm thủy sản qua trung tâm đấu giá, sàn giao dịch thương mại điện tử nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm thủy sản.
- Kêu gọi và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư thu mua, chế biến các nhóm sản phẩm có lợi thế của tỉnh như: Sứa biển, nước mắm truyền thống, bột cá, các sản phẩm từ nhuyễn thể hai mảnh vỏ,…
- Tiếp tục duy trì và mở rộng các chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản chủ lực của tỉnh có tính cạnh tranh cao; hình thành các vùng nuôi liên kết hàng hóa tập trung.
- Nâng cao năng lực trao đổi, tiếp cận thông tin thị trường, thương mại cho doanh nghiệp, cán bộ quản lý và các bên có liên quan. Triển khai các chính sách hỗ trợ cho các Hiệp hội ngành hàng xây dựng, phát triển thị trường, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm thủy sản.
- Củng cố và phát triển thị trường tiêu thụ thủy sản trong nước trên cơ sở đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ các đối tượng nuôi truyền thống, đối tượng nuôi mới, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Việt Nam. Nghiên cứu thị trường, nắm vững xu thế phát triển về quy mô và chuyển dịch cơ cấu tiêu thụ từng mặt hàng trên thị trường để định hướng phát triển sản xuất theo nhu cầu của thị trường.
5.2. Hội nhập quốc tế
- Tăng cường hợp tác quốc tế để tiếp nhận, chuyển giao công nghệ mới, tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho lĩnh vực thủy sản.
- Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế về: Vốn, khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực; học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia có điều kiện tương đồng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.
6. Nâng cao năng lực chế biến thủy sản
- Đổi mới thiết bị, công nghệ để tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản, phát triển các sản phẩm mới và có giá trị cao. Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định trong nước và quốc tế.
- Nâng cao tỷ trọng sản phẩm có chất lượng, sức cạnh tranh cao phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; chuyển dịch hợp lý cơ cấu sản phẩm theo hướng nâng cao các sản phẩm chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao. Đẩy mạnh xây dựng các mô hình phát triển sản phẩm thủy đặc sản truyền thống theo chuỗi liên kết, gắn với hoàn thiện công nghệ, nâng cấp chất lượng, an toàn thực phẩm, cải tiến mẫu mã sản phẩm, thực hiện đăng ký nhãn hiệu gắn với tên địa danh.
7. Nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường
- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của nông dân, ngư dân trong công tác bảo vệ môi trường, phòng trừ dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản,...
- Triển khai có hiệu quả việc xây dựng bản đồ dịch tễ nhằm kiểm soát các loại dịch bệnh nguy hiểm; quan trắc, cảnh báo môi trường vùng nuôi trồng thủy sản làm cơ sở hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản; chủ động khoanh vùng và dập dịch khi dịch bệnh xuất hiện.
- Áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến, thân thiện với môi trường để giảm thiểu và xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất thủy sản. Có biện pháp quản lý, khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tái chế các phế phụ phẩm từ hoạt động sản xuất thủy sản.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và tổ chức quản lý, giám sát cộng đồng để quản lý môi trường và áp dụng các hình thức xử phạt nghiêm đối với các cơ sở sản xuất không tuân thủ quy định của pháp luật.
- Đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, nhất là đối với các vùng sản xuất tập trung, hệ thống xử lý chất thải và nước thải trong quá trình sản xuất để bảo đảm tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp trong lĩnh vực thủy sản, đặc biệt là tổ chức lại hoạt động khai thác hải sản vùng ven bờ và khai thác thủy sản nội địa hợp lý, gắn phát triển sinh kế của cộng đồng ngư dân với phát triển nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái, nghề cá giải trí. Đa dạng hóa mô hình tổ chức sản xuất, khuyến khích các mô hình liên kết, liên doanh giữa người sản xuất nguyên liệu, với các nhà chế biến, thương nhân, các nhà đầu tư, tín dụng... theo chuỗi giá trị của sản phẩm, với sự tham gia quản lý, tổ chức của cộng đồng, của các hội, hiệp hội.
- Tổ chức liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến tiêu thụ ở tất cả các lĩnh vực và đối tượng sản phẩm, tạo sự gắn kết, chia sẻ lợi nhuận, rủi ro giữa các doanh nghiệp, người sản xuất, dịch vụ vật tư đầu vào nhằm tăng năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm thủy sản.
- Phát triển các mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã, đồng quản lý, liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp chế biến tiêu thụ với doanh nghiệp và người khai thác, nuôi trồng thủy sản. Xây dựng các vùng nuôi công nghiệp tập trung, ứng dụng công nghệ cao nhằm tạo ra sản xuất thủy sản hàng hóa lớn.
- Giảm số lượng tàu cá và sản lượng khai thác thủy sản vùng ven bờ để phục hồi nguồn lợi thủy sản. Duy trì và nhân rộng mô hình tổ đội, tổ hợp tác, hợp tác xã khai thác thủy sản, tổ chức thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Tổ chức tốt thông tin liên lạc, cảnh báo thiên tai kịp thời cho ngư dân trên biển, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện trên biển.
9. Tăng cường công tác quản lý nhà nước
- Tăng cường công tác tập huấn, tuyên truyền phổ biến quy định của Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn thi hành; tập huấn kỹ thuật về tiến bộ khoa học kỹ thuật, tính hợp pháp, an toàn trong nuôi trồng, khai thác, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm thủy sản trong nước và quốc tế.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong ngành thủy sản; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý hành chính và quản lý các lĩnh vực sản xuất thủy sản đáp ứng yêu cầu thực tiễn, xu thế phát triển ngành thủy sản trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
- Tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước về thanh tra, kiểm soát, giám sát: Quản lý tàu cá, lao động và hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản; hoạt động của tàu cá, các quy định về ngư cụ, phân vùng khai thác, khu vực cấm khai thác và cấm khai thác có thời hạn; kiểm soát các giống, loài thủy sản ngoại lai xâm hại, đặc biệt đối với các loài thủy hải sản làm cảnh; chú trọng quản lý chất lượng giống, thức ăn, thuốc phòng trị bệnh và các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản; kiểm soát chất lượng thủy sản theo chuỗi sản phẩm gắn với truy xuất nguồn gốc.
IV. CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN ƯU TIÊN
1. Nuôi trồng thủy sản.
2. Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
3. Cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung.
4. Hoàn thiện nâng cấp hệ thống cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão.
5. Ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực thủy sản. (Chi tiết theo Phụ lục II đính kèm)
1. Nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm.
2. Nguồn vốn lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, kế hoạch, dự án.
3. Nguồn vốn huy động của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
1. Sở Nông nghiệp và PTNT
- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố có liên quan triển khai thực hiện kế hoạch này; đề xuất điều chỉnh, bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với tình hình thực tế.
- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách của Trung ương và của tỉnh về hỗ trợ phát triển kinh tế thủy sản trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với các Sở, ngành và địa phương kêu gọi các nhà đầu tư tham gia triển khai thực hiện các dự án trọng điểm về phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh.
2. Các Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố
- Các Sở, ngành căn cứ chức năng nhiệm vụ phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai thực hiện các nhiệm vụ có liên quan của Kế hoạch.
- UBND các huyện, thành phố căn cứ Kế hoạch xây dựng kế hoạch phát triển thủy sản phù hợp với quy hoạch và tình hình thực tế tại địa phương; kiểm tra, giám sát và báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT) theo quy định./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH
HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số: 87/KH-UBND ngày 02/8/2021 của UBND tỉnh Nam Định )
TT |
Chỉ tiêu |
ĐVT |
Giai đoạn 2021 - 2025 |
Định hướng năm 2030 |
||||
Ước thực hiện năm 2021 |
KH năm 2022 |
KH năm 2023 |
KH năm 2024 |
KH năm 2025 |
||||
1 |
Tổng sản lượng thuỷ sản |
Tấn |
177.340 |
182.500 |
188.230 |
194.200 |
200.700 |
230.150 |
1.1 |
Nuôi trồng thuỷ sản |
Tấn |
119.580 |
124.100 |
129.440 |
135.100 |
141.260 |
170.150 |
|
- Nước ngọt |
Tấn |
59.370 |
62.140 |
65.350 |
68.700 |
72.270 |
85.400 |
|
+ Cá |
Tấn |
58.415 |
61.100 |
64.220 |
67.480 |
70.960 |
83.700 |
|
Cá Diêu hồng |
Tấn |
1.790 |
1.890 |
2.000 |
2.130 |
2.300 |
2.700 |
|
Cá trắm, trôi |
Tấn |
36.020 |
38.150 |
40.580 |
43.100 |
45.800 |
55.000 |
|
Cá chép |
Tấn |
3.590 |
3.640 |
3.740 |
3.850 |
3.960 |
4.500 |
|
Cá quả |
Tấn |
1.365 |
1.460 |
1.600 |
1.800 |
2.000 |
3.000 |
|
Cá khác |
Tấn |
15.650 |
15.960 |
16.300 |
16.600 |
16.900 |
18.500 |
|
+ Tôm |
Tấn |
595 |
650 |
710 |
770 |
830 |
1.100 |
|
+ Thủy sản khác |
Tấn |
360 |
390 |
420 |
450 |
480 |
600 |
|
- Nước mặn, lợ |
Tấn |
60.210 |
61.960 |
64.090 |
66.400 |
68.990 |
84.750 |
|
+ Cá |
Tấn |
5.510 |
5.750 |
5.985 |
6.220 |
6.460 |
7.750 |
|
Cá bống bớp |
Tấn |
1.960 |
2.010 |
2.060 |
2.110 |
2.150 |
2.300 |
|
Cá chẽm |
Tấn |
410 |
410 |
415 |
420 |
425 |
450 |
|
Cá song |
Tấn |
1.530 |
1.590 |
1.660 |
1.750 |
1.850 |
2.500 |
|
Cá khác |
Tấn |
1.610 |
1.740 |
1.850 |
1.940 |
2.035 |
2.500 |
|
+ Tôm |
Tấn |
6.590 |
6.930 |
7.255 |
7.630 |
8.060 |
9.500 |
|
Tôm sú |
Tấn |
2.580 |
2.620 |
2.660 |
2.700 |
2.740 |
3.000 |
|
Tôm thẻ chân trắng |
Tấn |
3.830 |
4.100 |
4.350 |
4.650 |
5.000 |
6.000 |
|
Tôm khác |
Tấn |
180 |
210 |
245 |
280 |
320 |
500 |
|
+ Ngao |
Tấn |
42.170 |
43.200 |
44.600 |
46.100 |
47.800 |
60.000 |
|
+ Cua |
Tấn |
1.180 |
1.270 |
1.380 |
1.500 |
1.630 |
2.100 |
|
+ Rau câu |
Tấn |
3.640 |
3.650 |
3.660 |
3.670 |
3.680 |
3.800 |
|
+ Thủy sản khác |
Tấn |
1.120 |
1.160 |
1.210 |
1.280 |
1.360 |
1.600 |
1.2 |
Khai thác thuỷ sản |
Tấn |
57.760 |
58.400 |
58.790 |
59.100 |
59.440 |
60.000 |
|
- Nước ngọt |
Tấn |
2.380 |
2.360 |
2.320 |
2.293 |
2.267 |
2.240 |
|
+ Cá |
Tấn |
1.900 |
1.890 |
1.870 |
1.850 |
1.830 |
1.810 |
|
+ Tôm |
Tấn |
140 |
140 |
130 |
128 |
125 |
121 |
|
+ Thủy sản khác |
Tấn |
340 |
330 |
320 |
315 |
312 |
309 |
|
- Nước mặn, lợ |
Tấn |
55.380 |
56.040 |
56.470 |
56.807 |
57.173 |
57.760 |
|
+ Cá |
Tấn |
35.292 |
35.870 |
36.385 |
36.563 |
36.797 |
37.317 |
|
Cá thu |
Tấn |
3.500 |
4.000 |
4.500 |
4.570 |
4.590 |
4.700 |
|
Cá chim |
Tấn |
260 |
260 |
265 |
266 |
268 |
269 |
|
Cá nục |
Tấn |
470 |
470 |
455 |
460 |
467 |
473 |
|
Cá ngừ |
Tấn |
62 |
62 |
65 |
67 |
72 |
75 |
|
Cá khác |
Tấn |
31.000 |
31.078 |
31.100 |
31.200 |
31.400 |
31.800 |
|
+ Tôm |
Tấn |
4.393 |
4.420 |
4.415 |
4.425 |
4.426 |
4.426 |
|
Tôm he |
Tấn |
310 |
310 |
310 |
308 |
305 |
301 |
|
Tôm sắt |
Tấn |
75 |
80 |
75 |
74 |
73 |
71 |
|
Tôm sú |
Tấn |
198 |
200 |
190 |
185 |
182 |
180 |
|
Tôm rảo |
Tấn |
140 |
140 |
140 |
138 |
136 |
134 |
|
Tôm khác |
Tấn |
3.670 |
3.690 |
3.700 |
3.720 |
3.730 |
3.740 |
|
+ Thủy sản khác |
Tấn |
15.695 |
15.750 |
15.670 |
15.819 |
15.950 |
16.017 |
|
Mực |
Tấn |
5.530 |
5.580 |
5.600 |
5.750 |
5.900 |
6.000 |
|
Cua bể |
Tấn |
760 |
770 |
760 |
757 |
755 |
750 |
|
Ghẹ |
Tấn |
505 |
510 |
510 |
512 |
515 |
517 |
|
Các loại hải sản khác |
Tấn |
8.900 |
8.890 |
8.800 |
8.800 |
8.780 |
8.750 |
2 |
Sản xuất giống và dịch vụ |
|
14.180 |
14.330 |
14.480 |
14.730 |
14.990 |
17.150 |
|
- Cá giống |
Triệu con |
950 |
960 |
960 |
965 |
970 |
1.000 |
|
- Tôm giống nước lợ |
Triệu con |
125 |
115 |
115 |
115 |
120 |
150 |
|
- Giống ngao |
Triệu con |
12.400 |
12.500 |
12.600 |
12.800 |
13.000 |
15.000 |
|
- Giống khác |
Triệu con |
705 |
755 |
805 |
850 |
900 |
1.000 |
3 |
Số lượng tàu thuyền |
Chiếc |
2.160 |
2.170 |
2.130 |
2.090 |
2.050 |
1.950 |
4 |
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản |
Ha |
16.470 |
16.500 |
16.500 |
16.500 |
16.500 |
16.700 |
|
- Nuôi nước ngọt |
Ha |
9.800 |
9.800 |
9.800 |
9.800 |
9.800 |
10.000 |
|
- Nuôi mặn lợ |
Ha |
6.670 |
6.700 |
6.700 |
6.700 |
6.700 |
6.700 |
CÁC NHIỆM VỤ, CHƯƠNG TRÌNH ƯU TIÊN
(Kèm theo Kế hoạch số: 87/KH-UBND ngày 02/8/2021 của UBND tỉnh Nam Định)
TT |
Tên nhiệm vụ, chương trình |
Đơn vị chủ chì |
Đơn vị phối hợp |
Thời gian thực hiện |
Ghi chú |
I |
Nuôi trồng thủy sản |
||||
1 |
Phát triển nuôi tôm nước lợ theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc các tiêu chuẩn khác tương đương |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện; các tổ chức, cá nhân có liên quan |
2021 - 2030 |
|
2 |
Xây dựng vùng nuôi ngao huyện Giao Thủy đạt chứng nhận đạt ASC |
UBND huyện Giao Thủy; các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
2021 - 2025 |
|
3 |
Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất giống thủy sản tập trung huyện Giao Thủy |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND huyện Giao Thủy; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính |
2025 - 2030 |
|
4 |
Xây dựng, cải tạo nâng cấp hạ tầng các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung; các vùng chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản |
UBND cấp huyện, cấp xã |
Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính |
2021 - 2025 |
|
II |
Khai thác thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản |
||||
1 |
Nghiên cứu, sản xuất các loài thủy sản bản địa, quý hiếm có giá trị kinh tế cao phục vụ công tác phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Sở Khoa học và Công nghệ; các cơ sở sản xuất giống |
2022 - 2025 |
|
2 |
Xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
BĐBP tỉnh; Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Nam Định; UBND các huyện, thành phố |
2022 - 2025 |
|
III |
Xây dựng cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão |
||||
1 |
Xây dựng Cảng cá Quần Vinh, xã Nghĩa Thắng, huyện Nghĩa Hưng |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND huyện Nghĩa Hưng |
2022 - 2025 |
|
2 |
Xây dựng Cảng cá Thịnh Lâm, thị trấn Quất Lâm, huyện Giao Thủy |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND huyện Giao Thủy |
2025 - 2030 |
|
3 |
Hoàn thiện và đưa vào sử dụng khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão kết hợp bến cá cửa Hà Lạn, thị trấn Quất Lâm, huyện Giao Thủy |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; UBND huyện Giao Thủy |
2022 - 2025 |
|
4 |
Hoàn thiện và đưa vào sử dụng khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão cửa sông Ninh Cơ, xã Phúc Thắng, huyện Nghĩa Hưng |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; UBND huyện Nghĩa Hưng |
2022 - 2025 |
|
IV |
Khoa học và Công nghệ |
||||
1 |
Ứng dụng công nghệ bảo quản sản phẩm thủy sản trên tàu cá giảm tổn thất sau thu hoạch |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Sở Tài chính; UBND các huyện ven biển |
2022 - 2025 |
|
2 |
Tiếp nhận và chuyển giao, ứng dụng công nghệ sản xuất giống thủy sản chủ lực chất lượng cao, sạch bệnh |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Sở Tài chính; UBND các huyện ven biển |
2022 - 2025 |
|
3 |
Ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng, quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu thủy sản của tỉnh |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông; UBND các huyện, thành phố |
2022 - 2025 |
|
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây