566403

Kế hoạch 80/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình hành động 34-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Nam Định ban hành

566403
LawNet .vn

Kế hoạch 80/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình hành động 34-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Nam Định ban hành

Số hiệu: 80/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Nam Định Người ký: Hà Lan Anh
Ngày ban hành: 15/05/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 80/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Nam Định
Người ký: Hà Lan Anh
Ngày ban hành: 15/05/2023
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 80/KH-UBND

Nam Định, ngày 15 tháng 5 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 34-CTR/TU NGÀY 12/4/2023 CỦA TỈNH ỦY NAM ĐỊNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 29-NQ/TW NGÀY 17/11/2022 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XIII VỀ TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

Thực hiện Nghị quyết Số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 29-NQ/TW); Chương trình hành động số 34-CTr/TU ngày 12/4/2023 của Tỉnh ủy Nam Định thực hiện Nghị quyết Số 29-NQ/TW (Chương trình số 34-CTr/TU), UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện với những nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Xây dựng và ban hành Kế hoạch nhằm quán triệt và chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung tổ chức thực hiện Nghị quyết Số 29-NQ/TW và Chương trình hành động số 34-CTr/TU.

2. Kế hoạch thực hiện phải đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế sẵn có; phù hợp với những chủ trương, định hướng, mục tiêu và giải pháp được thông qua tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn 2021-2025; Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chương trình hành động số 34-CTr/TU của Tỉnh ủy và những chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Là căn cứ để kiểm điểm trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm được giao.

3. Căn cứ vào các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong Nghị quyết của Chính phủ; Chương trình hành động của Tỉnh ủy và trong Kế hoạch này, các cấp các ngành tổ chức triển khai thực hiện một cách quyết liệt, cụ thể, phù hợp với thực tế ngành, địa phương mình và có sự phối kết hợp chặt chẽ. Đảm bảo sự chỉ đạo, điều hành tập trung thống nhất của UBND tỉnh đối với những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát đến năm 2030

Xây dựng tỉnh Nam Định cơ bản đạt được các tiêu chí: có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đời sống của Nhân dân được nâng cao. Xây dựng nền công nghiệp vững mạnh với năng lực sản xuất mới, tự chủ, khả năng thích ứng, chống chịu cao, từng bước làm chủ công nghệ lõi, công nghệ nền của các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn. Nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững theo hướng sinh thái, ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ tiên tiến. Các ngành dịch vụ được cơ cấu lại đồng bộ, hiệu quả trên nền tảng công nghệ hiện đại, công nghệ số với chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh được nâng cao, hình thành được nhiều ngành dịch vụ mới, có giá trị gia tăng cao.

2. Phấn đấu đạt các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030

- Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP (giá so sánh 2010) đến năm 2030 tăng bình quân 9-9,5%/năm; GRDP bình quân đầu người đến năm 2030 đạt mức bình quân chung của vùng Đồng bằng sông Hồng.

- Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội dưới 20%; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt khoảng 35%; tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt trên 80%.

- Thuộc nhóm khá của vùng Đồng bằng sông Hồng về năng lực cạnh tranh công nghiệp; tỷ trọng công nghiệp đạt trên 40% GRDP; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo đạt khoảng 35% GRDP; tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt trên 40% giá trị gia tăng công nghiệp chế tạo. Tỷ trọng của khu vực dịch vụ đạt 31-32% GRDP.

- Tỷ trọng kinh tế số đạt khoảng 30% GRDP. Hoàn thành xây dựng chính phủ số.

- Tỷ lệ đô thị hoá đạt trên 45%.

3. Tầm nhìn đến năm 2045

Phấn đấu tỉnh Nam Định là một cực phát triển quan trọng của vùng Nam Đồng bằng Sông Hồng, là trung tâm kinh tế hiện đại, động lực phát triển quan trọng và điểm kết nối giao thương hàng hóa, dịch vụ và văn hóa của vùng Đồng bằng sông Hồng với hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ và hiện đại. Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện Chương trình hành động

- Tập trung quán triệt các nội dung của Nghị quyết Số 29-NQ/TW, Chương trình hành động số 34-CTr/TU và Kế hoạch của UBND tỉnh để các cấp, các ngành nắm vững đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đảng về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng Nghị quyết Số 29-NQ/TW với nhiều hình thức, phương thức truyền thông đa dạng, phong phú, hấp dẫn và phù hợp với từng đối tượng tạo nhận thức sâu sắc về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Đổi mới tư duy phát triển, đẩy mạnh quyết tâm của các cấp, các ngành, phát huy mạnh mẽ tinh thần tự lực, tự cường, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu đã đề ra, tập trung chuyển đổi số, phát triển nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối và liên kết vùng.

2. Đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức và hành động quyết liệt, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá

- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo ra bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế; thực hiện chuyển đổi số toàn diện, thực chất, hiệu quả, bền vững; nâng cao năng lực tự chủ về sản xuất, công nghệ và thị trường, bảo vệ và phát huy tốt thị trường trong nước; chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp sang các ngành có tính nền tảng, ưu tiên, mũi nhọn, có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao; chuyển đổi các ngành công nghiệp thâm dụng tài nguyên, năng lượng sang các ngành công nghiệp xanh, công nghiệp phát thải cácbon thấp; cơ cấu lại các ngành nông nghiệp và dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, công nghệ số, phát triển các loại dịch vụ mới có tính liên ngành và giá trị gia tăng cao, đẩy nhanh dịch vụ hoá các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Giai đoạn 2031 - 2045, tập trung nâng cao chất lượng công nghiệp hóa và đẩy mạnh hiện đại hoá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế và đời sống xã hội.

- Cụ thể hóa các quan điểm, gắn kết các mục tiêu, nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với xây dựng và thực hiện luật pháp, chính sách, hệ thống quy hoạch quốc gia và các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch liên quan.

3. Tiếp tục bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách của tỉnh thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá

- Thường xuyên rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan phù hợp với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Rà soát các chính sách khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn tập trung vào các lĩnh vực được xác định theo tiêu chí phù hợp cho từng giai đoạn. Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung để khắc phục chồng chéo, bất cập không phù hợp trong cơ chế chính sách.

4. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển công nghiệp - thương mại - dịch vụ theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và tạo thêm nguồn thu ngân sách

4.1. Phát triển công nghiệp

- Tập trung huy động các nguồn lực, nhất là nguồn lực xã hội hóa để đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch được duyệt. Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng một số khu, cụm công nghiệp để thu hút các nhà đầu tư thứ cấp vào sản xuất kinh doanh. Thực hiện phân bố không gian phát triển công nghiệp phù hợp theo từng vùng, địa phương... Phấn đấu sớm lấp đầy giai đoạn I Khu công nghiệp Dệt may Rạng Đông để triển khai giai đoạn II. Hoàn thành đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Mỹ Thuận, mở rộng khu công nghiệp Bảo Minh, Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Hồng Tiến và tháo gỡ vướng mắc Khu công nghiệp Mỹ Trung để phát triển các ngành công nghiệp có công nghệ hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có khả năng đóng góp lớn cho nguồn thu ngân sách như: Cơ khí chế tạo, sản xuất thiết bị máy móc, lắp ráp ô tô, linh kiện điện tử, thuốc chữa bệnh, chế biến thực phẩm, công nghiệp phụ trợ, hàng tiêu dùng... Tiếp tục kêu gọi đầu tư các khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, xúc tiến thu hút các nhà đầu tư lớn đến từ Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và các Tập đoàn lớn trong và ngoài nước. Tiếp tục khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp thế mạnh sẵn có của địa phương như: Cơ khí sản xuất máy nông nghiệp, máy xây dựng; công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm; sợi, dệt, nhuộm, may thời trang cao cấp. Thực hiện tốt công tác quy hoạch; củng cố nâng cao chất lượng sản phẩm và hoạt động của làng nghề truyền thống, phát triển làng nghề mới; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sản xuất trong các làng nghề di chuyển vào cụm công nghiệp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Phát triển công nghiệp phù hợp với Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Phương án phát triển các khu, cụm công nghiệp để thu hút đầu tư, gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển theo ngành từ Trung ương đến địa phương, đảm bảo phối hợp triển khai đồng bộ theo Luật Quy hoạch.

4.2. Phát triển thương mại, dịch vụ

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kinh doanh thương mại, dịch vụ theo hướng văn minh, hiện đại, nhất là các doanh nghiệp đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt thị trường để định hướng sản xuất và tiêu dùng; quan tâm phát triển hệ thống chợ, mạng lưới thương mại truyền thống. Coi trọng xây dựng và quảng bá các thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm công nghiệp của tỉnh có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước. Xây dựng các chuỗi liên kết giữa sản xuất, chế biến với phân phối, tiêu thụ sản phẩm, gắn với thực hiện tốt công tác quản lý thị trường. Chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu, góp phần đẩy mạnh phát triển sản phẩm hàng hóa xuất khẩu chủ lực, có tiềm năng lợi thế cạnh tranh của tỉnh. Khuyến khích, tạo điều kiện thu hút đầu tư xây dựng, phát triển du lịch; khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch của địa phương trong mối tương quan với du lịch của vùng. Phát triển các trung tâm vui chơi, giải trí để khai thác những điều kiện, lợi thế về cảnh quan, sinh thái, các giá trị văn hóa, tâm linh. Phát triển và nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa trên cơ sở xây dựng lại cơ cấu thị trường, chuyển dịch sản xuất các mặt hàng theo hướng tăng sản phẩm chế biến và chế biến sâu, giảm tỷ trọng hàng sơ chế, gia công trong cơ cấu hàng xuất khẩu. Từng bước đưa mặt hàng nông sản thực phẩm chế biến thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Hỗ trợ doanh nghiệp khai thác, tận dụng tốt cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các nước tham gia Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam, nhất là các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

5. Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển vùng sản xuất nông nghiệp gắn với quá trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

- Cơ cấu lại nông nghiệp thực chất, hiệu quả, khai thác và phát huy lợi thế của tỉnh. Tập trung triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện “Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”; Kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch thực hiện các Chiến lược phát triển trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; Kế hoạch phát triển ngành chế biến thủy sản giai đoạn 2021-2025,..

- Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, gắn phát triển nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ. Phát triển toàn diện, đồng bộ kinh tế nông thôn với cơ cấu nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ hợp lý, dựa trên khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo.

- Phát triển mạnh công nghiệp ở nông thôn, nhất là công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp sản xuất thiết bị, máy móc, vật tư phục vụ nông nghiệp. Đồng thời tạo môi trường kinh doanh thuận lợi thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, hình thành các doanh nghiệp có quy mô lớn sản xuất kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp, tạo nhiều việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp.

- Chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu, góp phần đẩy mạnh phát triển sản phẩm hàng hóa xuất khẩu chủ lực, có tiềm năng lợi thế cạnh tranh của tỉnh. Từng bước đưa mặt hàng nông sản thực phẩm chế biến thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Hỗ trợ doanh nghiệp khai thác, tận dụng tốt các cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các nước tham gia các Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam, nhất là các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

- Củng cố, nâng cao chất lượng sản phẩm và hoạt động của làng nghề truyền thống, phát triển làng nghề mới; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sản xuất trong các làng nghề di chuyển vào cụm công nghiệp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Tiếp tục phát huy thành quả xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 để tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu. Đẩy mạnh khai thác có hiệu quả các nguồn lực từ quỹ đất để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội gắn với đẩy mạnh quá trình đô thị hóa ở khu vực nông thôn theo hướng thành lập thêm một số đô thị loại V ở địa bàn các huyện. Tập trung phát triển mạnh hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, các kênh bán lẻ tại khu vực nông thôn để nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ, tạo việc làm tại chỗ và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn, làm tiền đề cho tập trung, tích tụ ruộng đất để phát triển nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn. Phấn đấu đến năm 2025: 50% số xã, thị trấn trở lên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 25% số xã, thị trấn trở lên đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 50% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; ít nhất 01 huyện trở lên đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Đến năm 2030 có 100% số xã, thị trấn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, trong đó có 35% số xã, thị trấn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, đô thị văn minh; 08 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong đó có 03 huyện được công nhận huyện nông thôn mới kiểu mẫu.

6. Phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá

- Đầu tư cơ sở vật vật chất xây dựng các tổ chức nghiên cứu và phát triển, ứng dụng, chuyển giao công nghệ của tỉnh. Tăng cường quan hệ hợp tác, học tập kinh nghiệm các địa phương trong nước, các tổ chức khoa học và công nghệ trung ương để tiếp nhận các kết quả nghiên cứu, các công nghệ có giá trị sử dụng lớn, mang lại hiệu quả cao cho phát triển sản xuất trong tỉnh; chuyển giao, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Xây dựng và phát triển các vùng công nghệ cao, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sản xuất sản phẩm đặc thù, chủ lực và đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển mạnh mẽ các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

- Triển khai các chế độ hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đẩy mạnh phát triển tài sản trí tuệ (sáng chế/giải pháp hữu ích, nhãn hiệu hàng hóa, quy trình sản xuất, truy xuất nguồn gốc,...) phục vụ sản xuất-kinh doanh; Tích cực tham gia ươm tạo công nghệ, tiến hành các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Tích cực đẩy mạnh hoạt động nâng cao năng suất, chất lượng thông qua các hoạt động (khảo sát nhu cầu, hỗ trợ đào tạo nâng cao năng suất, chất lượng, các hệ thống quản lý sản xuất tiên tiến 5S, Kaizen. Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến; hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các chương trình, dự án; các hoạt động bảo hộ sở hữu trí tuệ; quản lý và xây dựng các mô hình nông nghiệp tốt (GAP)....

- Duy trì và nâng cấp các tổ chức khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của tỉnh, gồm các tổ chức khoa học và công nghệ, các trường đại học, cao đẳng của của tỉnh bằng việc tăng cường đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ công tác chuyên môn; đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; huy động và kết nối với các tổ chức khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của Trung ương và các địa phương trong vùng.

- Phát triển giáo dục và đào tạo theo hướng mở, hội nhập, phát triển toàn diện năng lực, thể chất, nhân cách, ý thức tôn trọng pháp luật và trách nhiệm công dân. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học công nghệ, với quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực.

- Tăng cường nhận thức về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xây dựng các chương trình thu hút, trọng dụng nhân tài để bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút nguồn nhân lực đã được đào tạo ở nước ngoài về nước làm việc tại địa phương, các chuyên gia, lao động kỹ thuật trong các lĩnh vực công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn. Quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ lao động nông thôn; tăng số lượng lao động kỹ thuật có tay nghề; phát triển nhân lực nghiên cứu, chuyên gia trong nông nghiệp.

- Đẩy nhanh chuyển đổi số, hiện đại hóa cơ sở vật chất thiết bị và đổi mới chương trình, phương thức đào tạo. Phát triển đội ngũ nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề và cán bộ quản lý trong giáo dục nghề nghiệp.

7. Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thúc đẩy đô thị hóa nhanh và bền vững, gắn kết chặt chẽ và tạo động lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng công tác lập, quản lý và thực hiện quy hoạch phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Tập trung triển khai thực hiện tốt các quy hoạch: Quy hoạch vùng Đồng bằng Sông Hồng, Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Ninh Cơ; Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Nam Định đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung xây dựng khu chức năng phía Nam đô thị Rạng Đông đến năm 2040; Quy hoạch chung đô thị mới thuộc địa phận 4 xã Yên Bằng, Yên Quang, Yên Hồng, Yên Tiến, huyện Ý Yên đến năm 2035; các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết theo các quy hoạch đã được phê duyệt,... Đề xuất bổ sung Quy hoạch cảng biển nước sâu tại huyện Nghĩa Hưng; Quy hoạch điện khí và điện gió ngoài khơi,...

- Tổ chức rà soát, điều chỉnh quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có sử dụng đất phù hợp với không gian phát triển, lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên phát triển, dự án đầu tư phù hợp với Quy hoạch tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch vùng và Quy hoạch quốc gia,... đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ. Quản lý, khai thác có hiệu quả quỹ đất, nhất là quỹ đất được hình thành từ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.

- Ưu tiên bố trí nguồn lực cho các công trình trọng điểm, động lực, có tính chiến lược lâu dài, góp phần thúc đẩy xúc tiến đầu tư, thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội với những định hướng cụ thể như sau:

+ Hoàn thiện mạng lưới giao thông đồng bộ, hiện đại, kết nối nội vùng và liên vùng, trong đó tập trung hoàn thành các dự án đầu tư trọng điểm như: Xây dựng đường trục phát triển nối vùng kinh tế biển với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (Giai đoạn II), Tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Nam Định, Tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - đường bộ ven biển, tỉnh lộ 485B, tỉnh lộ 488B,... và các tuyến đường quan trọng khác... Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện dự án cầu Đống Cao, cầu Bến Mới, cầu Ninh Cường, phối hợp với tỉnh Ninh Bình triển khai xây dựng cầu vượt sông Đáy nối tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định; phối hợp với tỉnh Thái Bình đề xuất đầu tư tuyến đường cao tốc Ninh Bình -Nam Định -Thái Bình - Hải Phòng,... Chú trọng đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn.

+ Tổ chức thực hiện và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn để đầu tư nâng cấp, kiên cố hóa hạ tầng đê điều, thủy lợi, thủy sản. Trong đó ưu tiên xử lý các điểm xung yếu, các công trình phòng chống lụt bão, thích ứng với biến đổi khí hậu và khắc phục hậu quả thiên tai; củng cố, nâng cấp hệ thống thủy lợi theo quy hoạch; củng cố, nâng cấp hệ thống đê, kè, đặc biệt là đê biển, đầu tư xây dựng cảng cá Quần Vinh; nâng cấp, cải tạo cảng cá Ninh Cơ và đưa vào sử dụng khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão kết hợp bến cá cửa Hà Lạn; hoàn thành và khai thác hiệu quả Cụm công trình kênh nối Đáy - Ninh Cơ. Thực hiện các thủ tục đầu tư để triển khai dự án Nâng cấp hệ thống thủy lợi tỉnh Nam Định thích ứng biến đổi khí hậu (vay vốn ADB); củng cố, nâng cấp hệ thống đề kè Thịnh Long, Rạng Đông,...

+ Thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các ngành, lĩnh vực mà tỉnh có tiềm năng, thế mạnh; sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế, phát triển lâu dài và bền vững trên cơ sở bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tối đa tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường.

+ Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025, chú trọng đầu tư các công trình thu gom, xử lý rác thải, nước thải; khẩn trương hoàn thành xây dựng Nhà máy xử lý rác thải tại xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc; thu hút đầu tư các khu xử lý rác thải tập trung quy mô liên huyện theo quy hoạch (như khu vực huyện Giao Thủy, Nghĩa Hưng); dự án xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải thành phố Nam Định. Tăng cường đầu tư xây dựng, nâng cấp mạng lưới điện, thông tin, viễn thông theo hướng đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và nhu cầu của Nhân dân.

+ Hạ tầng văn hóa - xã hội: Hoàn thành dự án Khu Trung tâm lễ hội thuộc khu di tích lịch sử - văn hóa thời Trần; Bệnh viện đa khoa tỉnh; Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Khu thiết chế công đoàn, thu hút đầu tư các cơ sở giáo dục quy mô lớn, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao,...

- Xây dựng phát triển thành phố Nam Định: Tập trung chỉ đạo thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 18/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tập trung xây dựng phát triển thành phố Nam Định giai đoạn 2021-2025 theo hướng hiện đại, có bản sắc riêng; là trung tâm phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, văn hóa và thể thao, giáo dục và đào tạo, y tế; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại. Trong đó, tập trung tổ chức thực hiện tốt nội dung Quy hoạch chung thành phố Nam Định đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050; Hoàn thành việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Nam Định và thành lập mới 3 phường trước năm 2025. Phát triển đặc trưng và bản sắc của thành phố Nam Định như: Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Trần, Chùa Phổ Minh, truyền thống đất học,... Hoàn thành một số dự án, công trình có tính điểm nhấn về hạ tầng, kiến trúc cảnh quan như: Khu đô thị mới phía Nam sông Đào; Xây dựng cầu qua sông Đào nối từ đường Song Hào đến đường Vũ Hữu Lợi; Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL.21B);... và một số dự án lớn của các nhà đầu tư.

- Tập trung, đẩy mạnh và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới đô thị trên địa bàn tỉnh theo từng giai đoạn phát triển, trên cơ sở Quy hoạch tỉnh, Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, quy hoạch xây dựng vùng huyện và các quy hoạch ngành đã được phê duyệt, đảm bảo nâng cao chất lượng, diện mạo kiến trúc cảnh quan đô thị theo hướng hiện đại, văn minh, bền vững và giữ gìn những giá trị, bản sắc văn hóa của mỗi đô thị. Tiếp tục triển khai và hoàn thành các khu đô thị, khu dân cư tập trung của các huyện, thành phố đồng bộ, hiện đại. Tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 148/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị, Chương trình hành động số 19-CTr/TU ngày 28/4/2022 của Tỉnh ủy và các chương trình, kế hoạch của tỉnh.

- Triển khai thực hiện hiệu quả các hợp phần của Đề án xây dựng đô thị thông minh theo tinh thần Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị và Quyết định số 950/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; trong đó tập trung ưu tiên nguồn lực để đầu tư: Xây dựng Trung tâm điều hành đô thị thông minh; thực hiện chuyển đổi số ở một số lĩnh vực trọng điểm; xây dựng hệ thống camera giám sát và quản lý đô thị thông minh; tăng cường cung cấp các tiện ích đô thị thông minh, nhất là trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, du lịch...

- Phát triển hạ tầng bưu chính theo hướng đẩy mạnh chuyển đổi số trong bưu chính. Chuyển dịch từ dịch vụ bưu chính truyền thống sang dịch vụ bưu chính số. Phát triển viễn thông theo hướng chuyển dịch hạ tầng viễn thông sang hạ tầng ICT, phát triển hạ tầng số. Viễn thông là nền tảng của các nền tảng.

- Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 xây dựng Chính phủ điện tử trên cơ sở cải cách hành chính, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ, hướng tới chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số. Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao tại 100% các đơn vị sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã để phục vụ phát triển các hệ thống chính quyền điện tử, đô thị thông minh và giám sát an toàn, an ninh mạng.

- Phát triển hạ tầng phát thanh truyền hình đồng bộ với hạ tầng viễn thông. Ngầm hoá hạ tầng truyền hình cáp, truyền hình IPTV, truyền hình internet đồng bộ với hạ tầng mạng ngoại vi.

8. Phát triển các thành phần kinh tế nhằm thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá

- Cơ cấu lại và phát triển doanh nghiệp Nhà nước: Tiếp tục tập trung giải quyết các tồn tại đối với các công ty nông nghiệp trước khi sắp xếp, chuyển đổi đảm bảo theo đúng quy định tại Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp; Thông tư số 02/2015/TT-BNN&PTNT ngày 27/01/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn xây dựng đề án và phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp; Văn bản số 704/TTg-ĐMDN ngày 28/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Duy trì hoạt động 100% vốn Nhà nước đối với Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Nam Định và 07 Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi.

- Đẩy mạnh phát triển lực lượng doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân, thúc đẩy chuyển đổi số, liên doanh, liên kết, nâng cao năng lực cạnh tranh: Triển khai hiệu quả Kế hoạch thực hiện Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025; Đề án chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số; Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030. Triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp theo Nghị quyết số 77/2022/NQ-HĐND 06/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Quy định một số chính sách hỗ trợ tài chính trong hoạt động khoa học, công nghệ và hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Nam Định. Đẩy mạnh triển khai Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trọng tâm là các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị. Triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 99/KH-UBND ngày 20/8/2021; Kế hoạch số 148/KH-UBND ngày 21/11/2022 của UBND tỉnh về nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và Chỉ số cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025. Tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả cải cách thủ tục hành chính; rà soát, bãi bỏ rào cản hạn chế quyền tự do kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng; đổi mới lề lối phương thức và thái độ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức theo hướng hỗ trợ và phục vụ doanh nghiệp; công khai, minh bạch, tăng cường kỷ luật, kỷ cương đối với cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan nhà nước, xử lý nghiêm các tiêu cực, nhũng nhiễu.

Tổ chức đối thoại công khai định kỳ ít nhất hai lần/năm với cộng đồng doanh nghiệp, báo chí để kịp thời nắm bắt và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; thành lập và công khai đường dây nóng, hỏi đáp trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh để tiếp nhận phản ánh và hướng dẫn, giải đáp cho doanh nghiệp; chỉ đạo và chịu trách nhiệm đẩy mạnh triển khai có hiệu quả cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

Thực hiện thanh tra, kiểm tra theo quy định pháp luật, tránh chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, kịp thời thanh tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật để xử lý theo quy định. Rà soát, điều chỉnh các chính sách, quy trình, thủ tục phê duyệt hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, các quỹ phát triển công nghệ địa phương theo hướng đơn giản hóa quy trình, thủ tục nhận hỗ trợ và hỗ trợ có mục tiêu, trọng điểm. Thực hiện nghiêm các quy định về đất đai, xây dựng, môi trường, đăng ký kinh doanh, đầu tư và các thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

- Phát huy vai trò của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Tập trung triển khai hiệu quả Kế hoạch số 75/KH-UBND ngày 17/8/2020 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 27/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030; Kế hoạch số 79/KH-UBND ngày 16/7/2021 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18/6/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, xúc tiến và thu hút đầu tư giai đoạn 2021-2025. Xây dựng và thực hiện các giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài gắn với cơ chế, chính sách khuyến khích chuyển giao công nghệ tiên tiến và quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, có tác động lan tỏa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư theo hướng hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm vào các đối tác tiềm năng; tiếp tục duy trì các thị trường và đối tác truyền thống, đồng thời mở rộng thị trường, đối tác theo các Hiệp định đa phương hoặc song phương. Ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược có năng lực kinh nghiệm, tài chính, các tập đoàn xuyên quốc gia có công nghệ cao, công nghệ nguồn, công nghệ xanh thân thiện với môi trường.

- Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể, nòng cốt là các hợp tác xã:

Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình hành động số 05/CTr-UBND ngày 26/10/2020 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 134/NQ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 09/3/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể tỉnh Nam Định; Chương trình số 01/CTr-UBND ngày 11/01/2021 của UBND tỉnh về hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025 tỉnh Nam Định theo Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình hành động số 23-CTr/TU ngày 15/9/2022 của Tỉnh ủy và Kế hoạch số 139/KH-UBND ngày 13/10/2022 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/06/2022 của Hội nghị lần thứ Năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới. Trong đó tập trung hỗ trợ, phát triển khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã cả chiều rộng và chiều sâu, đặc biệt chú trọng đến nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống hợp tác xã; quan tâm hỗ trợ thành viên thông qua việc nâng cao nhận thức của toàn dân về kinh tế tập thể, hợp tác xã; đồng thời, tăng cường năng lực của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã nhằm phát huy hơn nữa vai trò liên kết, hợp tác, hỗ trợ thành viên và cộng đồng khu vực; xây dựng hệ thống các hợp tác xã hoạt động hiệu quả, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho người dân.

9. Đổi mới chính sách tài chính, tín dụng thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhanh, bền vững

- Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, huy động, phân bố, sử dụng các nguồn lực tài chính theo nguyên tắc thị trường; tiếp tục đa dạng hoá các hình thức huy động và sử dụng nguồn lực; thúc đẩy xã hội hoá, thu hút mạnh mẽ nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo hướng lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư nhân; ưu tiên nguồn lực tài chính nhà nước đầu tư cho phát triển hạ tầng liên kết vùng, hạ tầng năng lượng, chuyển đổi số, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo.

- Nâng cao hiệu quả đầu tư công; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công, gắn trách nhiệm người dùng đầu cấp ủy và chính quyền các ngành, các cấp liên quan trong sử dụng nguồn vốn đầu tư công. Đẩy nhanh cơ cấu lại thị trường tài chính, tiền tệ đáp ứng yêu cầu huy động và sử dụng vốn có hiệu quả; phát triển thị trường chứng khoán bền vững, trở thành kênh huy động quan trọng vốn trung và dài hạn cho thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

10. Tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường

Quản lý chặt chẽ và khai thác có hiệu quả các loại tài nguyên, khoáng sản, nhất là đất đai và khoáng sản cát. Lãnh đạo triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai. Nâng cao chất lượng xây dựng và triển khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Tăng cường trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong quản lý, sử dụng đất đai theo tinh thần Kết luận số 43-KL/TU, ngày 22/8/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Kiên quyết ngăn chặn và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với các vi phạm về đất đai, nhất là vi phạm phát sinh sau khi ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 17/7/2012 của Tỉnh ủy. Quản lý chặt đất công, ngăn chặn tình trạng sử dụng đất lãng phí; đảm bảo việc giao đất, cho thuê đất và quản lý, sử dụng đất được thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Luật Đất đai năm 2013. Thực hiện nghiêm túc việc công bố công khai các kết luận thanh tra, kiểm tra và danh sách các tập thể, cá nhân có vi phạm theo quy định. Nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai đạt tốp khá của các tỉnh trong toàn quốc. Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tiếp tục xây dựng, hoàn thành, khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu đất đai.

Thực hiện tốt việc đánh giá tác động môi trường, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh theo quy định và xử lý nghiêm các vi phạm. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành và tăng cường vai trò của cộng đồng trong tự quản, giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường. Tăng cường thu gom tái chế, tái sử dụng các loại chất thải theo nguyên lý tuần hoàn; tiến tới không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần. Tăng cường kiểm soát các hoạt động vận chuyển chất thải, nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất và việc xử lý ô nhiễm môi trường trong các hoạt động sản xuất, vận chuyển chất thải và việc xử lý ô nhiễm môi trường trong các hoạt động sản xuất có nguồn thải lớn, nguy hại. Ngăn chặn ô nhiễm suy thoái môi trường biển, bảo tồn đa dạng sinh học. Bảo vệ nghiêm ngặt rừng phòng hộ tại các vùng đất ngập nước ven biển, phát huy giá trị về du lịch và khai thác nguồn lợi thủy sản. Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích sử dụng nguồn vốn của nhà đầu tư để thực hiện các công trình cung cấp nước sạch; các dự án thu gom, xử lý nước thải, rác thải. Đầu tư, nâng cao năng lực chống chịu của hệ thống đê sông, đê biển, khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão; kịp thời sửa chữa, khắc phục sự cố đê điều, các công trình phòng chống thiên tai.

11. Bảo đảm tốt an sinh xã hội

Xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến, hiện đại, hướng tới bao phủ toàn dân, nhất là về chăm sóc sức khoẻ và bảo hiểm y tế; quan tâm trợ giúp cho các nhóm đối tượng yếu thế. Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo hiểm xã hội, đảm bảo phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc đóng hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững. Triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, bảo đảm mức sống tối thiểu và các dịch vụ cơ bản; khuyến khích và có chính sách ưu đãi phát triển đa dạng các mô hình sản xuất và dịch vụ có sự tham gia của các hộ nghèo, cận nghèo; hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với người nghèo, nhất là ở vùng nông thôn.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Nam Định căn cứ Nghị quyết Số 29-NQ/TW, Chương trình hành động số 34-CTr/TU và các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Kế hoạch này chủ động tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể của sở, ban, ngành, địa phương mình, kịp thời xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý vấn đề phát sinh, đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc giám sát, tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, kịp thời đề xuất các nội dung điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tiễn, gửi Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

2. Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh và các đơn vị liên quan theo dõi kết quả thực hiện Kế hoạch, tổng hợp lồng ghép trong các báo cáo đánh giá tình hình kinh tế - xã hội hàng năm báo cáo UBND tỉnh theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (để b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (để b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (để b/c);
- Các đ/c lãnh đạo UBND tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh;
- Huyện ủy, Thành ủy NĐ;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố NĐ;
- Cổng TTĐT tỉnh, trang TTĐT VPUBND tỉnh;
- Lưu: VP1, VP2, VP5.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hà Lan Anh

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác