Kế hoạch 6497/KH-UBND năm 2023 thúc đẩy nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo từ môi trường nghiên cứu đến thử nghiệm, ứng dụng thí điểm đến ứng dụng rộng rãi trong xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030
Kế hoạch 6497/KH-UBND năm 2023 thúc đẩy nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo từ môi trường nghiên cứu đến thử nghiệm, ứng dụng thí điểm đến ứng dụng rộng rãi trong xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030
Số hiệu: | 6497/KH-UBND | Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh | Người ký: | Dương Anh Đức |
Ngày ban hành: | 27/12/2023 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 6497/KH-UBND |
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký: | Dương Anh Đức |
Ngày ban hành: | 27/12/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6497/KH-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 12 năm 2023 |
Căn cứ Quyết định số 575/QĐ-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt Chương trình “Nghiên cứu và phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2030”;
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch thúc đẩy nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo từ môi trường nghiên cứu đến thử nghiệm, ứng dụng thí điểm đến ứng dụng rộng rãi trong xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030, cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU VÀ CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU
1. Mục tiêu
- Triển khai có hiệu quả các nội dung Chương trình “Nghiên cứu và phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2030 ban hành kèm theo Quyết định số 575/QĐ-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2021”;
- Phấn đấu đưa Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm hàng đầu cả nước về nghiên cứu, thử nghiệm, ứng dụng và phát triển nền tảng công nghệ AI.
2. Một số chỉ tiêu cụ thể
- Hình thành được hệ sinh thái AI tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thúc đẩy gia tăng 20%/năm số lượng các công trình khoa học, bằng độc quyền sáng chế/GPHI hoặc quyền tác giả (đối với phần mềm) về AI hoặc ứng dụng AI tại Thành phố;
- Hàng năm gia tăng 10% số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp số phát triển, ứng dụng AI và gia tăng vốn đầu tư vào lĩnh vực AI;
- Hàng năm tăng 10% nhân lực AI đạt chất lượng phục vụ cho nghiên cứu, triển khai và ứng dụng AI phục vụ đời sống kinh tế, xã hội Thành phố.
- Phấn đấu đến năm 2030, đảm bảo 100% các Sở, ban ngành, quận, huyện và Thành phố Thủ Đức có ứng dụng AI phục vụ công tác quản lý nhà nước.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Tìm kiếm, triển khai các giải pháp AI phục vụ phát triển Thành phố
a) Nội dung
- Ngành logistics
Tập trung nghiên cứu các công nghệ và giải pháp:
+ Hệ thống quản lý vận tải (Transport Management System) thông minh: sử dụng AI để lập kế hoạch, thực hiện và tối ưu hóa quy trình vận chuyển hàng hóa: đường đi ngắn nhất, nhanh nhất, tỉ lệ tải trọng xe cao nhất và chi phí thấp nhất; theo dõi và giám sát phương tiện vận tải, hàng hóa theo thời gian thực.
+ Hệ thống quản lý kho (Warehouse Management System) thông minh: sử dụng AI để tổ chức và quản lý hoạt động trong một kho hoặc trung tâm phân phối hiệu quả và thông minh (tối ưu cho từng mặt hàng, tận dụng tối đa không gian và tạo điều kiện cho việc truy xuất hàng hóa nhanh chóng; phân tích dữ liệu lịch sử để dự báo nhu cầu và theo dõi hàng tồn kho trong thời gian thực, giúp ngăn ngừa tình hình quá tồn hoặc thiếu hàng; cung cấp báo cáo chi tiết và phân tích hiệu suất kho để hỗ trợ quyết định quản lý).
+ Hệ thống tự động hóa quy trình (Robotic Process Automation) kết hợp AI: phát triển các phân hệ như tự động hóa các quy trình làm việc lặp đi lặp lại của ngành logistíc; phân tích lớn dữ liệu từ các hoạt động logistics để dự đoán xu hướng, nhu cầu, và giúp cải thiện quyết định quản lý.
- Ngành y tế
Tập trung nghiên cứu các công nghệ và giải pháp:
+ Trợ lý về tư vấn chăm sóc sức khỏe: Sử dụng AI để phân tích dữ liệu sức khỏe của người dân để dự đoán nguy cơ phát triển bệnh. Cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cá nhân hóa cho người có nguy cơ, người bệnh như: theo dõi tình trạng sức khỏe, đề xuất các phương pháp điều trị và quản lý chi phí chăm sóc sức khỏe.
+ Nâng cao hiệu quả trong chẩn đoán hình ảnh: sử dụng AI để phân tích và chẩn đoán từ các hình ảnh như X-quang, MRI, CT scan, giúp các bác sĩ đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn, góp phần nâng cao hiệu quả trong điều trị.
+ Nâng cao hiệu quả quản lý dịch bệnh: sử dụng AI tổng hợp dữ liệu lớn, dữ liệu dùng chung đa ngành, đưa ra cảnh báo, tư vấn quản lý y tế cộng đồng, dịch bệnh.
- Ngành giáo dục và đào tạo
Tập trung nghiên cứu các công nghệ và giải pháp:
+ Ứng dụng giáo viên ảo: được thiết kế để trả lời các câu hỏi mà học sinh thường hỏi như kế hoạch bài học, mô-đun khóa học, bài tập. Giáo viên ảo có thể theo dõi tiến độ học tập của học sinh qua hình thức một kèm một, cung cấp cho từng người tham gia những phản hồi được cá nhân hóa, giới thiệu cho học sinh những nội dung học tập phù hợp hơn bằng cách phân tích những kỹ năng học tập và những điểm còn thiếu sót của học sinh.
+ Định hướng nghề nghiệp: sử dụng AI phân tích, đánh giá kết quả học tập, sở thích, mục tiêu của học sinh và nhu cầu của thị trường lao động. Từ đó dự đoán và tư vấn định hướng lựa chọn trường, nghề nghiệp cho học sinh.
+ Quản lý học sinh: sử dụng AI để phân tích thông tin học sinh (kết quả học tập, sức khỏe học đường, tâm sinh lý, nhu cầu giải trí) nhằm đưa ra đề xuất nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh.
- Ngành giao thông vận tải
Tập trung nghiên cứu các công nghệ và giải pháp:
+ Quản lý giao thông: sử dụng AI để phân tích dữ liệu giao thông, điều chỉnh đèn giao thông thông minh nhằm giảm thời gian chờ đèn và tắc nghẽn giao thông.
+ Dự đoán và quản lý tình hình giao thông: dựa trên dữ liệu thu thập từ các cảm biến và camera, AI giúp đưa ra dự đoán, cảnh báo tình hình giao thông và đề xuất các giải pháp tối ưu.
+ Phân tích tích dữ liệu lớn ngành giao thông phục vụ công tác quy hoạch và điều hành.
- Ngành an ninh
Tập trung nghiên cứu các công nghệ và giải pháp:
+ Hệ thống camera AI: sử dụng hệ thống camera giám sát tích hợp AI để phát hiện, cảnh báo các hành vi vi phạm (giao thông, an ninh trật tự…) phục vụ xử phạt qua hình ảnh; nhận dạng, phân loại xe, truy vết. Phân tích hành vi, đưa ra các cảnh báo về hành vi bất thường, đáng nghi ngờ nơi công cộng.
+ Hệ thống tìm kiếm đối tượng theo mô tả nhận dạng: sử dụng các mô hình trí tuệ nhân tạo tìm kiếm đối tượng là người hoặc xe theo mô tả nhận dạng trên tập dữ liệu lớn các video (từ camera, mạng xã hội…) phục vụ công tác theo dõi, điều tra.
+ Hệ thống thu thập, cảnh báo từ không gian mạng: thu thập thông tin từ các trang mạng xã hội, các trang thông tin điện tử,… phân tích tìm mối liên hệ, phân loại, sắp xếp thông tin và cảnh báo theo thời gian thực phục vụ công tác nắm bắt thông tin trên không gian mạng nhanh chóng, kịp thời.
- Ngành nông nghiệp công nghệ cao
Tập trung nghiên cứu các công nghệ và giải pháp:
+ Quản lý quá trình canh tác: thu thập dữ liệu môi trường, giá thể, đất trồng... thông qua hệ thống các cảm biến về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, pH, EC... đế xây dựng bộ cơ sở dữ liệu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào thực hiện phân tích, giám sát quản lý quá trình canh tác (tối ưu hóa nước, dinh dưỡng, thuốc bảo vệ thực vật và tự động hóa quá trình canh tác).
+ Quản lý sâu bệnh hại cây trồng: ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI thu thập, phân tích hình ảnh để dự báo và ra quyết định trong việc phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng.
+ Quản lý quá trình sản xuất, nuôi trồng trong lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản: ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong giám sát môi trường nuôi nhốt, giám sát môi trường nước; quản lý thức ăn; quản lý bệnh và tự động hóa trong quá trình cho ăn, chăm sóc; cảnh báo môi trường và ra quyết định xử lý.
- Ngành văn hóa, thể thao và du lịch
Tập trung nghiên cứu các công nghệ và giải pháp:
+ Hướng dẫn viên du lịch ảo: sử dụng AI để cung cấp thông tin đa ngôn ngữ cho du khách các gợi ý về địa điểm du lịch, khách sạn, địa điểm ăn uống một cách tự động và nhanh chóng. Kết hợp với công nghệ thực tế ảo (Virtual reality) và thực tế ảo tăng cường (Augmented reality) tạo ra những chương trình mẫu tăng trải nghiệm tương tác cho du khách trước khi ra quyết định.
+ Tạo nội dung tự động: sử dụng AI để thu thập, phân tích các dữ liệu về văn hóa Thành phố, Việt Nam (hình ảnh, video, tài liệu văn bản) từ đó giúp tự động đưa ra gợi ý nội dung (bài viết, âm nhạc hoặc thiết kế họa tiết nghệ thuật, thời trang) mở ra cơ hội mới cho sáng tạo và truyền bá văn hóa.
+ Tạo chương trình du lịch: sử dụng AI trong hoạt động tư vấn chương trình du lịch, xây dựng nội dung chương trình du lịch theo nhu cầu khách du lịch (quốc tịch, độ tuổi, giới tính, yêu cầu riêng, tài chính v.v.) nhằm đa dạng chương trình và tăng tính kết nối giữa đơn vị lữ hành và các điểm đến.
- Ngành quản trị
Tập trung nghiên cứu các công nghệ và giải pháp:
+ Chatbot AI: hệ thống cung cấp thông tin tự động, nhanh chóng và đáng tin cậy dựa trên mô hình ngôn ngữ tự nhiên (natural language processing) đến người dân và doanh nghiệp, giúp cải thiện chất lượng dịch vụ công; giúp người dân và doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và công sức trong việc tìm kiếm thông tin, thực hiện các thủ tục hành chính và giao dịch với cơ quan nhà nước.
+ Trợ lý ảo AI: hệ thống hỗ trợ cung cấp thông tin tự động, nhanh chóng và đáng tin cậy dựa trên mô hình ngôn ngữ tự nhiên cho công chức, viên chức. Cung cấp, xử lý dữ liệu lớn, phân tích, đánh giá và tự động sinh văn bản, tạo báo cáo, tham luận...
- Hạ tầng tính toán hiệu năng cao phục vụ ứng dụng trí tuệ nhân tạo
Tập trung nghiên cứu các công nghệ và giải pháp:
+ Nghiên cứu giải pháp và công cụ phần mềm giúp nâng cao hiệu năng hệ thống tính toán hiệu năng cao hiện hữu.
+ Nghiên cứu giải pháp và công cụ phần mềm liên kết và chia sẻ tài nguyên tính toán, lưu trữ giữa các hệ thống tính toán hiệu năng cao.
+ Nghiên cứu giải pháp liên kết tính toán hiệu năng cao và tính toán lượng tử hướng giải quyết các bài toán AI.
Trong quá trình triển khai thực hiện, tùy theo tính cấp thiết của nhiệm vụ và tình hình thực tiễn, Thành phố sẽ xem xét, điều chỉnh, bổ sung các nội dung, giải pháp nhằm đảm bảo tính kịp thời, tiết kiệm và hiệu quả.
b) Phương thức triển khai
Phối hợp với các Sở, ban ngành, đơn vị có liên quan trên địa bàn Thành phố xác định nhiệm vụ, tổ chức đặt hàng, triển khai, ứng dụng theo quy định tại Quy chế quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ ngân sách nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định số 35/2023/QĐ-UBND ngày 21 tháng 08 năm 2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố.
c) Sản phẩm dự kiến: đến năm 2025 có 5 sản phẩm AI, đến năm 2030 có 20 sản phẩm AI ứng dụng trong các ngành chủ lực của Thành phố.
d) Đơn vị thực hiện
- Chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ.
- Phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Công thương, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giao thông Vận tải, Công an Thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Văn hóa và thể thao, Sở Du lịch, Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và các đơn vị có liên quan.
đ) Thời gian thực hiện: hàng năm.
2. Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng AI phục vụ sản xuất, kinh doanh
a) Nội dung
Kết nối cung - cầu về ứng dụng AI giữa các trường, viện nghiên cứu, tổ chức khoa học và công nghệ với cộng đồng doanh nghiệp.
b) Phương thức triển khai
- Xác định nhu cầu doanh nghiệp về ứng dụng AI;
- Hỗ trợ kết nối cung - cầu nhằm tìm kiếm giải pháp, kết nối triển khai ứng dụng, chuyển giao.
- Tổ chức cuộc thi tìm kiếm giải pháp;
- Tiến hành hỗ trợ triển khai, ứng dụng dưới hình thức nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định hiện hành.
c) Sản phẩm dự kiến: 10 giải pháp AI được chuyển giao hoặc ứng dụng vào thực tiễn.
d) Đơn vị thực hiện
- Chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ.
- Phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Công thương, Hiệp hội
Doanh nghiệp và các đơn vị liên quan.
đ) Thời gian thực hiện: hàng năm.
3. Triển khai tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về AI trực tuyến
a) Nội dung
- Xây dựng chương trình tập huấn, bồi dưỡng kiến thức AI trực tuyến cho cộng đồng xã hội từ cơ bản đến nâng cao, đảm bảo phù hợp với từng đối tượng, tầng lớp xã hội.
- Tích hợp chương trình tập huấn, bồi dưỡng kiến thức AI vào nền tảng trực tuyến.
b) Phương thức triển khai
- Xây dựng nội dung chương trình tập huấn, bồi dưỡng đảm bảo phù hợp với từng đối tượng, tầng lớp trong xã hội nhằm phổ cập kiến thức về AI cho cộng đồng xã hội.
- Phối hợp với các trường, viện, doanh nghiệp tổ chức tìm kiếm, triển khai, thử nghiệm giải pháp.
- Triển khai thí điểm dưới hình thức nhiệm vụ khoa học và công nghệ (nhóm nhiệm vụ triển khai ứng dụng) theo quy định hiện hành.
c) Sản phẩm dự kiến: số lượt các tổ chức, cá nhân tham gia tập huấn, bồi dưỡng.
d) Đơn vị thực hiện
- Chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo
- Phối hợp: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan
đ) Thời gian thực hiện: hàng năm.
4. Xây dựng, vận hành phát triển nền tảng chia sẻ dữ liệu AI
a) Nội dung
- Xây dựng nhóm cơ sở dữ liệu cần thu thập, mã hóa, thống kê, chia sẻ dữ liệu phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ứng dụng AI.
- Thiết lập nền tảng, cơ chế và quy trình chia sẻ dữ liệu bao gồm truy cập và đóng góp dữ liệu.
- Vận hành nền tảng, theo dõi, đánh giá kết quả triển khai và cải thiện (nếu có).
b) Phương thức triển khai
- Xác định các yêu cầu cụ thể xây dựng nền tảng trực tuyến chia sẻ dữ liệu.
- Nghiên cứu triển khai, ứng dụng nền tảng trực tuyến cho phép người dùng truy cập, sử dụng, và chia sẻ dữ liệu thuận tiện, an toàn, hiệu quả dưới hình thức nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định hiện hành.
c) Sản phẩm dự kiến: nền tảng trực tuyến chia sẻ dữ liệu. d) Đơn vị thực hiện
- Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông
- Phối hợp: Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị liên quan.
đ) Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2024 - 2030.
a) Nội dung
- Khuyến khích và tạo cơ hội cho các cá nhân, nhóm nghiên cứu, và doanh nghiệp triển khai và phát triển các ứng dụng AI.
- Tạo sân chơi cạnh tranh lành mạnh để thúc đẩy tinh thần đổi mới sáng tạo trong cộng đồng AI.
- Xác định và tôn vinh các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong lĩnh vực AI.
b) Phương thức triển khai
- Tiếp tục triển khai Hội thi Thử thách Trí tuệ Nhân tạo (AI Challenge) Thành phố Hồ Chí Minh. Từng bước mở rộng cho các đối tượng tham gia Hội thi như: học sinh, sinh viên đến các doanh nghiệp, trường viện với nhiều cấp độ khác nhau nhằm tìm ra các giải pháp AI tiên tiến nhất để giải quyết các vấn đề có tác động đáng kể đến kinh tế xã hội Thành phố.
- Tổ chức cuộc thi tìm kiếm dự án đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong AI: cố vấn chuyên môn, tuyển chọn, huấn luyện, hỗ trợ ươm tạo các dự án tiêu biểu, xuất sắc theo quy định hiện hành.
c) Sản phẩm dự kiến: Danh sách các dự án xuất sắc, tiêu biểu trong lĩnh vực AI và danh sách các dự án được ươm tạo.
d) Đơn vị thực hiện
- Chủ trì:
+ Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì triển khai Hội thi Thử thách Trí tuệ Nhân tạo (AI Challenge) Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì triển khai các cuộc thi tìm kiếm dự án đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong AI
- Phối hợp: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và các đơn vị liên quan.
đ) Thời gian thực hiện: hàng năm.
6. Thúc đẩy phát triển hệ sinh thái AI
a) Nội dung: thiết lập hệ sinh thái bền vững về AI với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, trường, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ và các nhà đầu tư trong lĩnh vực AI thông qua nhiều hình thức như: vận hành nền tảng trực tuyến thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo; vận hành Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo Thành phố; tổ chức các sự kiện, hội thảo và hackathon về AI để thu hút sự quan tâm và tham gia từ cộng đồng; tổ chức các hoạt động ươm tạo, huấn luyện, phát triển và tăng tốc các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
b) Phương thức triển khai
Triển khai các chính sách đặc thù theo Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh như:
- Triển khai các hoạt động hỗ trợ hệ sinh thái theo Nghị quyết số 13/2023/NQ-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2023 của Hội đồng nhân dân Thành phố về quy định mức chi triển khai Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Triển khai hỗ trợ không hoàn lại chi phí ươm tạo dự án đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo lĩnh vực AI.
c) Sản phẩm dự kiến: Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo về AI với sự tham gia của các yếu tố cấu thành nêu trên.
d) Đơn vị thực hiện
- Chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ.
- Phối hợp: Đại học Quốc gia, Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan.
đ) Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2024 - 2030.
7. Triển khai các Hội nghị, Hội thảo quốc tế về nghiên cứu khoa học và ứng dụng AI
a) Nội dung: tổ chức Hội nghị, Hội thảo khoa học quốc tế về nghiên cứu và ứng dụng AI.
b) Phương thức triển khai
- Lập ban cố vấn, tổ công tác tổ chức Hội nghị, Hội thảo.
- Xây dựng Chương trình Hội nghị, Hội thảo, tổ chức triển khai Hội thảo thường niên theo quy định.
c) Sản phẩm dự kiến: Số lượng Hội thảo khoa học được tổ chức.
d) Đơn vị thực hiện
- Chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ.
- Phối hợp: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan.
đ) Thời gian thực hiện: 01 năm/lần.
Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
1. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành và đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này.
- Chịu trách nhiệm theo dõi, triển khai, giám sát quá trình triển khai thực hiện từng nhiệm vụ nêu tại Phần II Kế hoạch này.
- Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố định kỳ hoặc đột xuất kết quả triển khai kế hoạch.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện Kế hoạch này.
- Thúc đẩy các sở, ban ngành Thành phố đề xuất các bài toán cụ thể áp dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ công tác quản lý, điều hành phục vụ người dân.
- Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, trường viện đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị trong khu vực công và phục vụ phát triển doanh nghiệp.
- Hỗ trợ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin triển khai các ứng dụng AI.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, tổng hợp, đề xuất khả năng cân đối nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm của Thành phố cho các dự án để thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Đầu tư công, phù hợp với khả năng cân đối vốn của Thành phố.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ban, ngành liên quan trong công tác thu hút đầu tư nước ngoài; phối hợp huy động các nguồn lực khác ngoài ngân sách, xã hội hóa triển khai thực hiện Kế hoạch.
4. Sở Tài chính
Căn cứ khả năng ngân sách, phối hợp các sở, ban, ngành có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, bố trí kinh phí hằng năm để triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định của pháp luật.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện Kế hoạch này.
- Xây dựng và triển khai chương trình phổ cập kiến thức về AI cho học sinh các cấp.
- Xây dựng, tổ chức triển khai các sân chơi về AI cho học sinh các cấp.
6. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Phối hợp với Thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch này.
7. Các Sở, ban ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và Ủy ban nhân dân các quận, huyện
- Căn cứ nhiệm vụ được phân công, phối hợp với các đơn vị liên quan, triển khai thực hiện Kế hoạch này.
- Đề xuất các bài toán cụ thể áp dụng AI phục vụ công tác quản lý, điều hành phục vụ người dân.
- Định kỳ hằng năm (trước ngày 25/11) gửi báo cáo về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân Thành phố./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây