Kế hoạch 6108/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình Sữa học đường đối với trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc khu vực I, II, III trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, từ năm học 2022-2023 đến hết năm học 2025-2026
Kế hoạch 6108/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình Sữa học đường đối với trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc khu vực I, II, III trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, từ năm học 2022-2023 đến hết năm học 2025-2026
Số hiệu: | 6108/KH-UBND | Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Nam | Người ký: | Trần Văn Tân |
Ngày ban hành: | 19/09/2022 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 6108/KH-UBND |
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Nam |
Người ký: | Trần Văn Tân |
Ngày ban hành: | 19/09/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6108/KH-UBND |
Quảng Nam, ngày 19 tháng 09 năm 2022 |
Thực hiện Quyết định số 2095/QĐ-UBND ngày 10/8/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 17/2022/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Chương trình Sữa học đường đối với trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc khu vực I, II, III trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, từ năm học 2022-2023 đến hết năm học 2025-2026, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Sữa học đường (sau đây gọi tắt là Chương trình) như sau:
1. Mục đích
- Thực hiện Chương trình Sữa học đường nhằm tăng thêm nguồn dinh dưỡng hợp lý, an toàn, lành mạnh bảo đảm sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần cho học sinh, đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc khu vực I, II, III trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
- Góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng, cha, mẹ, người chăm sóc về tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sự phát triển toàn diện về tầm vóc, thể lực và trí tuệ của trẻ em.
2. Yêu cầu
- Cấp phát sữa đúng đối tượng, đủ số lượng, đảm bảo đủ dinh dưỡng và các vi chất cần thiết cũng như an toàn thực phẩm theo đúng quy định, góp phần phát triển thể lực cho trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học.
- Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch, thực hiện tốt công tác quản lý và tổ chức cho trẻ uống sữa tại trường; có cách thức vận hành, ghi chép sổ sách, lưu mẫu sữa theo đúng quy định về an toàn thực phẩm.
- Xác định nhiệm vụ cụ thể gắn với trách nhiệm của cơ quan, đơn vị liên quan; thực hiện nghiêm túc, chất lượng và đảm bảo thời gian theo Kế hoạch.
- Giải quyết kịp thời những vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch.
II. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊNH MỨC, THỜI GIAN THỤ HƯỞNG
Thực hiện theo Nghị quyết số 17/2022/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh, cụ thể như sau:
1. Đối tượng: Trẻ em mẫu giáo (từ 3-6 tuổi) và học sinh tiểu học đang theo học tại các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập (đã được cấp phép) tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc khu vực I, II, III trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (theo Quyết định số 861/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025).
2. Định mức thụ hưởng: Mỗi ngày trẻ được uống 01 hộp sữa 180ml, uống 05 lần/tuần trong thời gian đủ 9 tháng/năm học.
3. Thời gian thụ hưởng: Từ đầu năm học 2022-2023 đến hết năm học 2025-2026.
III. NỘI DUNG CÔNG VIỆC (Chi tiết theo Phụ lục 01 kèm theo).
1. Nguồn kinh phí : Ngân sách tỉnh đảm bảo 100% kinh phí thực hiện.
2. Kinh phí thực hiện
Tổng kinh phí thực hiện từ năm học 2022-2023 đến hết năm học 2025-2026 khoảng 151.908.297.000 đồng. Trong đó:
- Kinh phí mua sữa khoảng: 150.737.897.000 đồng. Ước tính thực hiện mỗi năm học như sau:
+ Năm học 2022-2023: 37.867.407.000 đồng;
+ Năm học 2023-2024: 37.852.854.000 đồng;
+ Năm học 2024-2025: 37.811.274.000 đồng.
+ Năm học 2025-2026: 38.376.762.000 đồng.
(Chi tiết theo Phụ lục 02 kèm theo).
Đơn giá 01 hộp sữa tạm tính là 5.500 đồng/hộp = 180ml (có thuế giá trị gia tăng và được vận chuyển đến từng điểm trường).
- Kinh phí hỗ trợ công tác kiểm tra, giám sát: Khoảng 1.170.400.000 đồng
1. Ban Chỉ đạo Chương trình Sữa học đường
- Chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình Sữa học đường;
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện Chương trình Sữa học đường ở các địa phương.
- Là cơ quan thường trực, có trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện Chương trình; tham mưu xây dựng Kế hoạch, thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc thực hiện Chương trình.
- Làm đầu mối tiếp nhận, tổ chức triển khai thực hiện Chương trình; tổ chức mua sắm, phân bổ nguồn sữa cấp cho các trường theo đúng kế hoạch; dự trù, thanh quyết toán kinh phí theo đúng quy định.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các ngành liên quan thực hiện các thủ tục lựa chọn đơn vị cung cấp sữa theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
- Phối hợp với Sở Y tế giám sát, kiểm tra chất lượng sữa và đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và nhà cung cấp sữa tổ chức triển khai thực hiện truyền thông giáo dục dinh dưỡng, lợi ích của việc sử dụng sữa tươi hàng ngày.
- Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc (nếu có) và đề xuất giải pháp xử lý, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
- Kiểm tra, giám sát tiêu chuẩn, chất lượng và an toàn thực phẩm của sữa được cung cấp cho các cơ sở giáo dục; hướng dẫn xây dựng quy trình giám sát, và triển khai điều tra, giám sát, xử lý khi xảy ra ngộ độc thực phẩm.
- Chủ trì thực hiện kiểm tra, kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm sữa định kỳ và đột xuất khi có yêu cầu. Trường hợp phát hiện sản phẩm không đạt yêu cầu, khẩn trương báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, xử lý theo đúng quy định.
- Chỉ đạo các Trung tâm y tế và đơn vị trực thuộc phối hợp với các cơ sở giáo dục đánh giá sự phát triển thể lực của trẻ theo từng giai đoạn.
- Tham mưu UBND tỉnh bố trí ngân sách kịp thời để triển khai thực hiện Chương trình sữa học đường theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.
- Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị có liên quan quản lý, sử dụng và thanh quyết toán các nguồn kinh phí theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo đề xuất với UBND tỉnh tổ chức lựa chọn doanh nghiệp cung cấp sữa theo quy định của pháp luật.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
- Phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, các cơ quan truyền thông, báo chí trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền về Chương trình, lợi ích của việc sử dụng sữa cho trẻ em và các hoạt động triển khai trên địa bàn tỉnh.
a) Củng cố, kiện toàn và thành lập Ban Chỉ đạo của huyện để chỉ đạo, tổ chức triển khai các nội dung của Chương trình.
b) Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Cung cấp số liệu học sinh mẫu giáo, tiểu học trên địa bàn kịp thời, đầy đủ phục vụ triển khai thực hiện Chương trình; thường xuyên theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học, báo cáo cơ quan quản lý theo quy định.
- Phối hợp với Trung tâm y tế địa phương và đơn vị có liên quan trong việc đánh giá sự phát triển thể lực của trẻ theo từng giai đoạn.
- Chỉ đạo Hiệu trưởng các trường mầm non, tiểu học; chủ cơ sở giáo dục mầm non độc lập tư thục trên địa bàn:
+ Phối hợp tuyên truyền để cha mẹ học sinh hiểu lợi ích của việc uống sữa và tổ chức cho học sinh uống sữa theo Chương trình.
+ Khảo sát thể lực học sinh thông qua đo chiều cao và cân nặng trước thời điểm thực hiện Chương trình và ngay sau khi Chương trình kết thúc. Kết quả khảo sát được lập thành sổ theo dõi, lưu, đối chiếu và so sánh để đánh giá hiệu quả sử dụng sữa học đường cho từng đối tượng.
+ Bố trí kho để sản phẩm đảm bảo các quy định về an toàn thực phẩm và thực hiện quản lý, sử dụng sản phẩm, xử lý rác thải và thực hiện các nội dung của Chương trình đúng quy trình được hướng dẫn. Phối hợp đơn vị cung cấp sữa đảm bảo cơ sở vật chất và vệ sinh môi trường khi triển khai thực hiện.
+ Tổ chức cho học sinh mẫu giáo và tiểu học được uống sữa tại trường 5 lần/tuần (từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần), mỗi lần một hộp sữa 180 ml, vào giờ nhất định.
+ Hiệu trưởng phân công giáo viên chịu trách nhiệm nhận sữa hằng ngày, cho học sinh uống sữa đảm bảo số lượng, số lần, đúng giờ và an toàn thực phẩm; đồng thời, theo dõi, ghi chép kết quả thực hiện của từng ngày để tổng hợp, báo cáo. Yêu cầu giáo viên phải kiểm tra tình trạng hộp sữa (còn nguyên vẹn, đảm bảo chất lượng nhà sản xuất) và hạn sử dụng trước khi cho học sinh uống.
+ Đầu mối tiếp nhận, tổng hợp phản ánh, kiến nghị của phụ huynh học sinh trong quá trình thực hiện và phản ánh với các cơ quan, đơn vị có liên quan giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Chương trình.
+ Bảo quản và quản lý tốt số lượng sữa được nhận, không để xảy ra tình trạng hư hỏng hoặc thất thoát.
+ Thu gom vỏ hộp sữa ngay sau khi sử dụng để tránh thu hút ruồi, kiến và côn trùng khác gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Định kỳ kiểm tra, giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện ở địa phương; báo cáo Ủy ban nhân dân huyện và Sở Giáo dục và Đào tạo theo quy định.
c) Đối với Trung tâm y tế
- Thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu Dân số - Y tế góp phần hoàn thành các mục tiêu của Chương trình.
- Cử nhân viên y tế tham gia các khóa Đào tạo nâng cao năng lực; kết hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo tăng cường giáo dục dinh dưỡng và giáo dục thể chất trong trường học.
- Chỉ đạo các cơ sở y tế phối hợp với các cơ sở giáo dục đánh giá sự phát triển thể lực của trẻ theo từng giai đoạn.
- Phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo trong công tác kiểm tra, giám sát chất lượng sữa cung cấp định kỳ hoặc đột xuất.
d) Chỉ đạo UBND xã, thị trấn
- Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai có hiệu quả các nội dung của Chương trình tại địa bàn, đồng thời tuyên truyền, vận động các ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội và cha mẹ học sinh tích cực tham gia trong quá trình thực hiện Chương trình.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục thu gom hộp sữa ngay sau khi sử dụng để tránh thu hút ruồi, kiến và côn trùng khác gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm; xử lý vỏ hộp như các rác thải thông thường.
- Vận chuyển sữa bằng các phương tiện chuyên dùng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo định kỳ 2 tuần/lần hoặc 1 tháng/lần (tùy vào điều kiện triển khai thực tế). Đối với các trường có nhiều điểm trường, sữa được vận chuyển đến từng điểm trường lẻ (nếu có đường ô tô vào được), trong trường hợp ô tô không vào được điểm trường lẻ thì sữa được vận chuyển tới điểm trường chính, sau đó các trường cử người ra nhận.
- Đảm bảo nhân lực bốc vác, vận chuyển sữa đến nơi bảo quản an toàn, vệ sinh. Trường hợp ô tô không vào được, phải thanh toán chi phí vận chuyển cho cán bộ đến nhận; cung cấp kệ để sữa hoặc tủ bảo quản sữa cho các trường; cung ứng sữa có hạn sử dụng còn dài để sử dụng.
- Thực hiện việc theo dõi, kiểm tra, kiểm nghiệm, xử lý rác thải và phí hành chính khác (sổ sách, hóa đơn, công tác kế toán, phần mềm theo dõi, phí thuê nhân công bốc vác, chuyên sữa đến các điểm trường lẻ...).
- Trang bị đầy đủ trang thiết bị cần thiết tại kho bảo quản sản phẩm của trường đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng quy trình quản lý, sử dụng sản phẩm, xử lý rác thải khi thực hiện Chương trình, hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, các đơn vị có liên quan thực hiện tuyên truyền Chương trình Sữa học đường trên địa bàn các huyện được triển khai.
- Hỗ trợ kinh phí tổ chức tập huấn cho cán bộ, nhân viên và theo dõi, đánh giá sức khỏe, thể lực học sinh trong quá trình thực hiện.
- Hỗ trợ kinh phí và phối hợp các đơn vị có liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát, tập huấn, tổ chức sơ kết, tổng kết và đánh giá hiệu quả của Chương trình Sữa học đường.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình Sữa học đường đối với trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc khu vực I, II, III trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, từ năm học 2022-2023 đến hết năm học 2025-2026. Yêu cầu các Sở, Ban, ngành, địa phương liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện, định kỳ báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh để theo dõi, chỉ đạo (trường hợp phát sinh khó khăn, vướng mắc, phản ánh đến Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định)./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
NỘI DUNG, THỜI GIAN, PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
KẾ HOẠCH
(Kèm theo Kế hoạch số 6108/KH-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2022 của UBND tỉnh Quảng
Nam)
TT |
Nội dung công việc |
Thời gian thực hiện |
Đơn vị thực hiện |
Kết quả |
I. Thành lập Ban Chỉ đạo, xây dựng Kế hoạch và kinh phí hoạt động |
||||
1 |
Thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình Sữa học đường thực hiện Kế hoạch của tỉnh |
Tháng 9/2022 |
Sở GDĐT tham mưu |
Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình Sữa học đường của UBND tỉnh. |
2 |
Thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình Sữa học đường thực hiện Kế hoạch của huyện. Chỉ đạo Phòng GDĐT, UBND cấp xã, Trung tâm y tế thực hiện Chương trình. |
Tháng 9/2022 |
Phòng GDĐT tham mưu |
Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình Sữa học đường của UBND huyện; Công văn hướng dẫn của UBND huyện |
3 |
Phân bổ kinh phí triển khai các hoạt động của Kế hoạch |
2022-2026 |
Chủ trì: Sở Tài chính; Phối hợp: Sở GDĐT |
Phân bổ kinh phí thực hiện Kế hoạch |
II. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Chính sách hỗ trợ Chương trình sữa học đường |
||||
1 |
Tuyên truyền trên cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Báo Quảng Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Nam, UBND cấp huyện… về Chương trình Sữa học đường đối với trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc khu vực I, II, III trên địa bàn tỉnh Quảng Nam |
2022-2026 |
Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông Phối hợp: Sở GDĐT, các Sở, Ban ngành liên quan, UBND các huyện: Nam Trà My, Bắc Trà My, Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang, Phước Sơn, Hiệp Đức, Núi Thành. |
Các tin, bài viết, phóng sự |
III. Mua sữa; hướng dẫn quy trình cấp, phát sữa và xử lý rác thải đến các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học thuộc các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang, Phước Sơn, Hiệp Đức, Núi Thành |
||||
1 |
Tổ chức mua sữa tập trung theo các quy định hiện hành |
2022-2026 |
Chủ trì: Sở GDĐT |
Hồ sơ quyết toán kinh phí |
2 |
Trang bị đầy đủ trang thiết bị cần thiết cho kho bảo quản sản phẩm của trường đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định. |
Tháng 10- 12/2022 |
Đơn vị cung cấp sữa |
100% các trường được trang bị kịp thời |
3 |
Ban hành văn bản hướng dẫn việc cấp, phát sữa đến trẻ em mầm non và học sinh tiểu học |
Tháng 10- 11/2022 |
Chủ trì: Sở GDĐT; Phối hợp: Đơn vị cung cấp sữa, Sở Y tế, UBND các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang, Phước Sơn, Hiệp Đức, Núi Thành (phòng GDĐT) |
Công văn hướng dẫn |
4 |
Hướng dẫn cho CBQL, GV về việc tiếp nhận, bảo quản và cách tổ chức cho trẻ em uống sữa. |
11-12/2022 |
Chủ trì: Đơn vị cung cấp sữa Phối hợp: Sở Y tế, Sở GDĐT |
Tài liệu hướng dẫn. |
IV. Cung cấp sữa đến các cơ sở giáo dục |
||||
1 |
Cung cấp sữa đến tất cả các điểm trường của các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học được hưởng lợi từ Chương trình |
Từ đầu năm học 2022-2023 đến hết năm học 2025-2026 |
Chủ trì: Đơn vị cung cấp sữa Phối hợp: Sở GDĐT, UBND huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang, Phước Sơn, Hiệp Đức, Núi Thành (Phòng GDĐT) |
Lịch cấp sữa 100% các trường nhận đủ số lượng sữa |
2 |
Tổ chức cho trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học uống sữa |
Từ đầu năm học 2022-2023 đến hết năm học 2025-2026 |
Chủ trì: Cơ sở giáo dục |
Hiệu trưởng cơ sở giáo dục ban hành văn bản phân công tiếp nhận, bảo quản sữa, phát sữa và tổ chức cho học sinh uống sữa tại trường. Xử lý vỏ hộp sữa sau khi sử dụng |
V. Kiểm tra, giám sát việc cung ứng sữa đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng và an toàn thực phẩm |
||||
1 |
Kiểm tra, giám sát việc cung ứng sữa đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng và an toàn thực phẩm |
2022-2026 |
Chủ trì: Sở Y tế Phối hợp: Sở GDĐT , các phòng GDĐT, cơ sở giáo dục. |
- Xây dựng lịch kiểm tra - Báo cáo kết quả kiểm tra |
VI. Kiểm tra việc cấp, phát sữa, xử lý rác thải và tổ chức cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học uống sữa |
||||
1 |
Kiểm tra việc cấp, phát sữa, xử lý rác thải và tổ chức cho trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học uống sữa tại các điểm trường |
2022-2026 |
Chủ trì: Sở GDĐT Phối hợp: UBND huyện, Sở Y tế |
Báo cáo kết quả kiểm tra |
VII. Sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch |
||||
1 |
Sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch; Tuyên dương, khen thưởng cá nhân, tập thể thực hiện tốt. |
Cuối mỗi năm học |
Chủ trì: Sở GDĐT Phối hợp: UBND huyện (phòng GDĐT, các trường), Sở Y tế, Đơn vị cung cấp sữa |
Báo cáo sơ kết, tổng kết |
DỰ KIẾN SỐ HỌC SINH ĐẾN TRƯỜNG VÀ DỰ TRÙ KINH PHÍ MUA SỮA CHO HỌC SINH
Chương trình "Sữa học đường đối với trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu
học tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc khu vực I, II,
III trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, từ năm học 2022-2023 đến hết năm học
2025-2026"
(Kèm theo Kế hoạch số: 6108 /KH-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2022 của UBND tỉnh
Quảng Nam)
ĐVT: Nghìn đồng
Stt |
Huyện |
Cơ sở GDMN, GDTH |
Dự kiến học sinh đến trường giai đoạn 2022-2026 |
Dự kiến kinh phí thực hiện giai đoạn 2022-2026 |
||||||||||||||
TS trường |
Trong đó |
Năm học 2022-2023 |
Năm học 2023-2024 |
Năm học 2024-2025 |
Năm học 2025-2026 |
Năm học 2022-2023 |
Năm học 2023-2024 |
Năm học 2024-2025 |
Năm học 2025-2026 |
Tổng kinh phí giai đoạn |
||||||||
Trường MN/ MG công lập |
Lớp MG độc lập tư thục |
Trường tiểu học |
Mẫu giáo |
Tiểu học |
Mẫu giáo |
Tiểu học |
Mẫu giáo |
Tiểu học |
Mẫu giáo |
Tiểu học |
||||||||
1 |
Bắc Trà My |
29 |
15 |
|
14 |
3.105 |
5.296 |
3.035 |
5.278 |
2.935 |
5.261 |
3.125 |
5.294 |
8.732.840 |
8.641.364 |
8.519.742 |
8.751.551 |
34.645.496 |
2 |
Nam Trà My |
21 |
10 |
|
11 |
2.707 |
4.337 |
2.716 |
4.390 |
2.565 |
4.495 |
2.618 |
4.458 |
7.322.238 |
7.386.687 |
7.338.870 |
7.355.502 |
29.403.297 |
3 |
Đông Giang |
20 |
9 |
|
11 |
1.695 |
3.065 |
1.819 |
3.083 |
1.791 |
3.029 |
1.824 |
3.058 |
4.948.020 |
5.095.629 |
5.010.390 |
5.074.839 |
20.128.878 |
4 |
Nam Giang |
18 |
7 |
1 |
10 |
1.794 |
3.215 |
1.813 |
3.203 |
1.813 |
3.308 |
1.869 |
3.327 |
5.206.856 |
5.214.132 |
5.323.280 |
5.401.242 |
21.145.509 |
5 |
Tây Giang |
17 |
7 |
|
10 |
1.508 |
2.282 |
1.482 |
2.353 |
1.482 |
2.436 |
1.506 |
2.482 |
3.939.705 |
3.986.483 |
4.072.761 |
4.145.526 |
16.144.475 |
6 |
Phước Sơn |
18 |
7 |
|
11 |
1.879 |
3.425 |
1.821 |
3.321 |
1.784 |
3.366 |
1.814 |
3.405 |
5.513.508 |
5.345.109 |
5.353.425 |
5.425.151 |
21.637.193 |
7 |
Hiệp Đức |
5 |
2 |
|
3 |
476 |
815 |
477 |
800 |
493 |
800 |
512 |
825 |
1.341.995 |
1.327.442 |
1.344.074 |
1.389.812 |
5.403.321 |
8 |
Núi Thành |
2 |
1 |
|
1 |
173 |
375 |
170 |
372 |
175 |
360 |
175 |
345 |
569.646 |
563.409 |
556.133 |
540.540 |
2.229.728 |
Tổng cộng |
128 |
58 |
1 |
71 |
13.337 |
22.810 |
13.333 |
22.800 |
13.038 |
23.055 |
13.443 |
23.194 |
37.574.807 |
37.560.254 |
37.518.674 |
38.084.162 |
150.737.895 |
Ghi chú: Mỗi trẻ uống 5 hộp sữa/ tuần. Dự kiến mỗi tháng trung bình uống 21 ngày thực học.
Giá mỗi hộp sữa tính 5.500 đồng.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây