385238

Kế hoạch 57/KH-UBND năm 2018 thực hiện Quyết định 939/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

385238
LawNet .vn

Kế hoạch 57/KH-UBND năm 2018 thực hiện Quyết định 939/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Số hiệu: 57/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp Người ký: Đoàn Tấn Bửu
Ngày ban hành: 08/03/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 57/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
Người ký: Đoàn Tấn Bửu
Ngày ban hành: 08/03/2018
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 57/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 08 tháng 3 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 939/QĐ-TTG NGÀY 30/6/2017 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “HỖ TRỢ PHỤ NỮ KHỞI NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2017-2025’’ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

Thực hiện Quyết định số 939/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” (gọi tắt là Đề án 939); Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Kế họach thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Mục đích

- Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành trong chú trọng và phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế và khởi nghiệp, tạo điều kiện và cơ hội để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều hơn vào thị trường lao động, đa dạng hóa các nguồn lực để có thể hiện thực hóa các ý tưởng sáng tạo, khởi nghiệp và phát triển kinh doanh của các tầng lớp phụ nữ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Đặc biệt hướng tới các đối tượng có ý tưởng, nhu cầu khởi nghiệp; các loại hình kinh tế tập thể, doanh nghiệp mới thành lập do nữ làm chủ hoặc tham gia quản trị; ưu tiên phụ nữ thuộc hộ nghèo, khó khăn, phụ nữ khuyết tật, phụ nữ sống tại địa bàn các xã biện giới.

- Nâng cao nhận thức của phụ nữ về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về khởi nghiệp, tạo động lực và thúc đẩy sự tự tin, tự lực vươn lên của phụ nữ trong phát triển kinh tế, khởi nghiệp, hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh, làm chủ kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu về phát triển doanh nghiệp và Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.

2. Yêu cầu

- Các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh triển khai đảm bảo tiến độ và mục tiêu của Kế hoạch thực hiện Đề án; phát huy vai trò, trách nhiệm của từng ủy viên Ban Thường vụ, ủy viên Ban Chấp hành, nhất là người đứng đầu trong việc lãnh đạo, triển khai thực hiện Kế hoạch, thiết thực xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững tại địa phương.

- Việc triển khai thực hiện Đề án cần được dựa trên quan điểm lấy phụ nữ làm trung tâm vừa là chủ thể hành động, vừa là đối tượng thụ hưởng. Tăng cường công tác phối kết hợp nhằm phát huy thế mạnh của các cơ quan, tổ chức trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ của Đề án; Chủ động huy động nguồn lực triển khai Đề án.

3. Một số chỉ tiêu chủ yếu

- Có ít nhất 90% cán bộ Hội chuyên trách các cấp và cán bộ các ngành tham gia triển khai kế hoạch được nâng cao nhận thức, phương pháp hỗ trợ phụ nữ về khởi nghiệp, phát triển kinh doanh.

- Có 80% hội viên, phụ nữ có mặt tại địa phương được tuyên truyền, nâng cao nhận thức về việc làm, khởi nghiệp.

- Hỗ trợ ít nhất 600 phụ nữ khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp, trong đó có 300 phụ nữ đăng ký kinh doanh.

- Phối hợp, hỗ trợ thành lập 05 Hợp tác xã và 50 Tổ hợp tác do phụ nữ quản lý.

- 100% doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ mới thành lập được tư vấn, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.

- 80% trở lên hộ hội viên, phụ nữ 8 xã biên giới được hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình bằng nhiều hình thức: vốn, học nghề, chuyển giao khoa học - công nghệ, phương tiện, ngày công, giống, phân bón, tiếp cận thị trường, khởi nghiệp và được tuyên tuyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật…

- 8/8 xã biên giới có mô hình kinh tế tập thể phù hợp với phụ nữ và hoạt động hiệu quả.

- 100% cụm, tuyến dân cư của 8 xã biên giới được triển khai, kết nối và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế gia đình hiệu quả.

II. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA BÀN THỰC HIỆN

1. Đối tượng

- Phụ nữ trên các lĩnh vực được nâng cao nhận thức về khởi nghiệp.

- Phụ nữ có ý tưởng khởi nghiệp được hỗ trợ để hiện thực hóa.

- Nữ học sinh, sinh viên, phụ nữ làm kinh tế trong khu vực phi chính thức, phụ nữ tham gia các THT/HTX, phụ nữ là chủ doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ.

- Các tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp mới thành lập do phụ nữ làm chủ.

- Cán bộ Hội LHPN tỉnh và cán bộ các Ban ngành tham gia thực hiện kế hoạch

- Các Hội/CLB nữ doanh nghiệp, nữ trí thức, nữ doanh nhân của tỉnh Đồng Tháp.

- Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo tỉnh Đồng Tháp trực thuộc Hội LHPN tỉnh Đồng Tháp.

2. Thời gian

Từ năm 2017 đến năm 2025, chia làm hai giai đoạn:

- Giai đoạn 1: từ năm 2017 - 2020;

- Giai đoạn 2: từ năm 2021 - 2025.

3. Địa bàn thực hiện

Trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp ( ưu tiên đối tượng phụ nữ nông thôn 08 xã biên giới của Tỉnh)

III. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tuyên truyền, vận động phụ nữ nâng cao nhận thức về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về khởi nghiệp, phát triển kinh doanh; vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững.

- Tổ chức Tọa đàm, nói chuyện chuyên đề tuyên truyền các chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước; giới thiệu các sản phẩm, hàng hóa của phụ nữ mới khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ...

- Phát động ngày phụ nữ khởi nghiệp, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về nội dung, ý nghĩa, các hoạt động của ngày phụ nữ khởi nghiệp.

- Truyền thông trên loa đài phát thanh tại xã, phường, thị trấn như: xây dựng câu chuyện truyền thanh, mẫu chuyện và triển khai văn bản mới nói về phát triển kinh tế và khởi nghiệp.

- Lồng ghép truyền thông tại các cuộc sinh hoạt tổ/nhóm, Câu lạc bộ, các mô hình hoạt động của Hội.

2. Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh doanh và khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo hiện thực hóa ý tưởng.

2.1. Tổ chức phiên chợ xanh.

- Trong hệ thống Hội để hỗ trợ các Tổ hợp tác, HTX làng nghề, các phụ nữ khởi nghiệp, doanh nghiệp của các địa phương đang sản xuất, kinh doanh những mặt hàng nông sản, đặc sản (theo chuẩn an toàn, xanh, sạch, VietGap, Global gap…phát triển sản xuất kinh doanh. Tập huấn, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện quy trình sản xuất an toàn, sạch thông qua các chương trình tập huấn, giao lưu trao đổi kinh nghiệm trồng, sản xuất tại địa phương. Kết nối nhà sản xuất (là nông dân) với người tiêu dùng hay các kênh phân phối. Qua tiếp xúc thực tế trong bán hàng, qua tập huấn, giao lưu, Hội tổ chức phiên chợ giúp người sản xuất nâng cao kỹ năng tiếp thị, bán hàng. Đồng thời cũng hiểu biết thêm nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng để có phương án trồng trọt, chế biến sản phẩm phù hợp, chất lượng.

- Góp phần giải quyết nhu cầu của cộng đồng: loại bỏ thực phẩm bẩn, có hại cho môi trường và sức khỏe, ủng hộ trực tiếp, tích cực cho việc kinh doanh tử tế và lối sống lành mạnh phù hợp xu thế chung “ẩm thực có lợi cho sức khỏe” của cộng đồng.

2.2. Tổ chức Ngày Phụ nữ “Sáng tạo, khởi nghiệp” hàng năm vào dịp 8/3, 20/10 để tiếp nhận các ý tưởng sáng tạo về khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp.

- Phát động Ngày Phụ nữ “Sáng tạo, khởi nghiệp” vào dịp đầu năm với thông điệp và chủ đề phù hợp với nhiệm vụ của Hội, chủ trương của tỉnh và tình hình thực tế của hội viên, phụ nữ.

- Hướng dẫn phụ nữ cách thức xây dựng ý tưởng kinh doanh, đề án để tham dự ngày phụ nữ khởi nghiệp và tìm kiếm nhà đầu tư...

- Tiếp nhận các ý tưởng sáng tạo của phụ nữ đăng ký, sau đó tiến hành sàng lọc, xét duyệt, phân loại các ý tưởng có tính khả thi .

- Tổ chức các sự kiện, diễn đàn kết nối nguồn lực từ các chương trình, Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp - Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV của tỉnh, các ban ngành; huy động nguồn lực xã hội để hỗ trợ hiện thực hóa những ý tưởng sáng tạo, đổi mới của phụ nữ đã được lựa chọn; hỗ trợ các doanh nghiệp có nhu cầu phát triển về chất lượng và quy mô.

- Xây dựng Clip cho những sản phẩm sáng tạo tiêu biểu, biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân phụ nữ có ý tưởng/công trình nghiên cứu có giá trị ứng dụng cao; sản xuất/kinh doanh sản phẩm sạch, an toàn, bảo vệ môi trường... đem lại lợi ích cho phụ nữ và cộng đồng.

2.3. Hỗ trợ nâng cao năng lực kinh doanh, khởi nghiệp cho phụ nữ có ý tưởng kinh doanh khả thi.

- Tư vấn, hỗ trợ, tổ chức đào tạo nghề và các kiến thức khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp cho phụ nữ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp;

- Tập huấn, đào tạo kiến thức: Lập kế hoạch kinh doanh; hỗ trợ kiến thức khởi sự kinh doanh thành lập doanh nghiệp; kiến thức phát triển doanh nghiệp;

- Tổ chức các lớp tập huấn cho phụ nữ có ý tưởng khởi nghiệp và có đăng ký kinh doanh về việc tiếp cận vốn tín dụng dành cho DNNVV;

- Tổ chức các lớp tài chính; hướng dẫn quản lý, sử dụng vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, phụ nữ có ý tưởng khởi nghiệp;

- Giới thiệu, tư vấn, kết nối phụ nữ có ý tưởng kinh doanh tham gia các lớp đào tạo nghề, đào tạo kiến thức khởi sự kinh doanh do các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp - Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV của tỉnh, và các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp tổ chức khác.

2.4. Hỗ trợ pháp lý, xây dựng thương hiệu, sở hữu trí tuệ cho phụ nữ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp.

- Thành lập nhóm cộng tác viên tư vấn trực tiếp tại cơ sở hỗ trợ thuộc Hội, hoặc tư vấn tại tỉnh Hội.

- Kết nối, tư vấn trực tiếp với các đơn vị tư vấn của các cơ quan, đơn vị, công ty luật liên quan.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp, THT, HTX, hộ kinh doanh cá thể của phụ nữ đăng ký, đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, bảo hộ thương hiệu sản phẩm; đăng ký sở hữu trí tuệ cho các phát minh, sáng chế, các sản phẩm sản xuất/sản phẩm chủ lực, đặc sản của địa phương.

- Đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức, quy trình, thủ tục đăng ký xây dựng thương hiệu/sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp nữ.

- Hỗ trợ THT/HTX kết nối với các đơn vị tư vấn xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa, xây dựng.

- Phát hiện, giới thiệu các cá nhân, nhóm cá nhân là nữ có dự án khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới… để được hỗ trợ từ Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”.

- Tổ chức Hội nghị, hội thảo, tham quan học tập chia sẻ kinh nghiệm.

2.5. Hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp do nữ làm chủ mới thành lập.

Các cấp Hội trực tiếp hoặc phối hợp nâng cao năng lực cho doanh nghiệp nữ mới thành lập:

- Tập huấn, đào tạo kiến thức: Lập kế hoạch kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, quản lý điều hành, marketing, tiếp cận thị trường.

- Tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp nữ tiếp cận các nguồn lực: về vốn, pháp lý, khoa học công nghệ…

- Tuyên truyền các doanh nghiệp nữ tham gia các hiệp hội/hội nhằm nâng cao chất lượng của các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp nữ.

- Hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp nữ tham gia dự thi, giới thiệu sản phẩm trên các trang web, facebook, zalo, Báo Phụ nữ Việt Nam, tham gia ngày phụ nữ sáng tạo của Trung ương Hội LHPN Việt Nam…

2.6. Hỗ trợ tiếp cận tín dụng.

- Giới thiệu, hỗ trợ các doanh nghiệp nữ mới thành lập có nhu cầu tiếp cận tín dụng từ Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp - Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV, Quỹ quốc gia giải quyết việc làm của tỉnh Hội, NHCSXH cho vay kinh tế tập thể của của tỉnh.

- Hỗ trợ vốn cho phụ nữ có đăng ký kinh doanh bao gồm phụ nữ kinh doanh trong các tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể phát triển kinh doanh, được vay từ Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo của tỉnh Đồng Tháp trực thuộc của Hội LHPN tỉnh Đồng Tháp.

2.7. Hoạt động liên kết, phát triển mạng lưới và xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường.

- Thúc đẩy hoạt động thương mại trong và có thể ngoài nước; kết nối các doanh nhân, doanh nghiệp với hoạt động sản xuất của phụ nữ tại địa phương; ưu tiên hoạt động sản xuất nông nghiệp; những địa bàn khó khăn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

- Tổ chức các diễn đàn, hội thảo nâng cao kiến thức; chia sẻ kinh nghiệm về quản trị điều hành, phát triển doanh nghiệp.

- Phối hợp với tổ chức Hội phụ nữ tại các địa phương để hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp quan tâm phụ nữ khó khăn có mong muốn khởi nghiệp.

- Hỗ trợ tăng tính kết nối, liên kết của các doanh nghiệp nữ trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Xây dựng website bán hàng trực tuyến chính thống, có uy tín của Tỉnh Hội.

- Hỗ trợ đầu ra, mở rộng thị trường tiêu thụ trực tiếp ngay trong hệ thống hội viên, giảm giá thành sản phẩm, kết nối trực tiếp giữa người bán và người mua.

- Hình thức thực hiện: chủ sản xuất quay Clip các sản phẩm, trực tiếp giới thiệu những người sản xuất và cam kết chất lượng sản phẩm. Hội viên khi mua hàng trên trang này được giảm giá hoặc nhận khuyến mãi.

2.8. Tăng cường năng lực cho các đơn vị hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp.

- Hỗ trợ nâng cao năng lực của cán bộ Hội chịu trách nhiệm đầu mối phụ trách hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp về kỹ năng kinh doanh, kỹ năng quản lý, điều hành, kết nối các đơn vị hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp.

- Tăng cường nguồn lực về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật cho các đơn vị hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh doanh.

- Tham gia là thành viên các tổ chức trong tỉnh, ngoài tỉnh và cấp quốc gia về hỗ trợ phụ nữ sáng tạo, đổi mới khởi nghiệp và phát triển kinh doanh.

2.9. Hỗ trợ quỹ đất cho Hội nữ Doanh nhân tỉnh Đồng Tháp.

Hỗ trợ Hội nữ Doanh nhân tỉnh khởi nghiệp với dự án “Trồng rau sạch trong nhà lưới” để không những tạo nguồn thu ổn định giúp Hội duy trì hoạt động, làm tốt chức năng đại diện cộng đồng nữ doanh nhân mà còn góp phần tạo việc làm cho phụ nữ địa phương. Đặc biệt, thể hiện sự đồng thuận và cùng chung tay góp sức của cộng đồng nữ doanh nhân tỉnh Đồng Tháp trong vận động người dân sản xuất sạch, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng nền nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp phát triển bền vững.

2.10. Triển khai các hoạt động Hỗ trợ Phụ nữ nông dân phát triển kinh tế hộ gia đình, giảm nghèo bền vững ở 8 xã biên giới tỉnh Đồng Tháp.

2.10.1. Hỗ trợ phụ nữ giảm nghèo.

Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và hỗ trợ phụ nữ phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm, giảm nghèo bền vững thông qua các mô hình, cách làm sáng tạo của phụ nữ. Đồng thời, tổ chức rà soát, phân tích các loại hình kinh tế đang được thực hiện ở các xã biên giới để có giải pháp phù hợp cho từng mô hình cụ thể để không chỉ giúp chị em giải quyết thời gian nông nhàn, tạo thêm thu nhập cho gia đình, mà còn tận dụng tốt nguồn lực sẳn có và khai thác tốt nguồn tài nguyên ở địa phương.

- Nâng cao năng lực cán bộ và tăng cường các giải pháp truyền thông giảm nghèo:

+ Nâng cao năng lực giảm nghèo: Tổ chức đối thoại chính sách, xác định nhu cầu và năng lực tham gia của hội viên, phụ nữ; xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội các cấp về công tác giảm nghèo…

+ Truyền thông về giảm nghèo: Đa dạng hóa các hoạt động truyền thông về giảm nghèo, tăng cường công tác đối thoại với hội viên, phụ nữ về các chủ trương của cấp ủy, chính quyền các cấp về công tác giảm nghèo. Chú trọng nêu gương các nhân tố tích cực và giới thiệu kiến thức, kinh nghiệm làm ăn, cách làm hay, mô hình giảm nghèo hiệu quả để chị em học tập, làm theo.

- Phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách giảm nghèo của Trung ương, địa phương và chính sách đặc thù dành cho biên giới:

Đổi mới căn bản trong triển khai và hỗ trợ tiếp cận các chương trình, chính sách về hỗ trợ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Từng bước tạo chuyển biến từ quan điểm khép kín, chú trọng về thu nhập sang cách nhìn mở, quan tâm khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh môi trường,… theo chuẩn nghèo đa chiều. Chú trọng nâng cao nhận thức, phát huy tính chủ động, tự lực của người dân, nhất là trong áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, khắc phục tình trạng trông chờ, phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Đồng thời, giảm dần các hỗ trợ trực tiếp để chị em tích cực, chủ động tham gia giải quyết những khó khăn mà bản thân và gia đình đang đối mặt. Tăng cường thúc đẩy sự liên kết, nâng cao vai trò chủ thể, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh, tư duy sáng tạo, nguồn lực từ gia đình, dòng tộc, cộng đồng. Tăng cường trách nhiệm của người dân, người nghèo trong các hoạt động giảm nghèo.

- Nhân rộng các mô hình hỗ trợ giảm nghèo của Hội LHPN các cấp:

Sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp trên cơ sở hiệu quả các hoạt động, mô hình truyền thống của Hội Liên hiệp phụ nữ và địa phương, gắn với hình thành các mô hình, cách làm mới phù hợp thực tiễn:

- Mô hình “Ba hộ khá, giàu giúp 01 hộ nghèo thoát nghèo”: Tiếp tục duy trì và phát triển bằng các biện pháp giúp hộ nghèo về kiến thức, kinh nghiệm, giới thiệu việc làm, tổ chức dạy nghề, hỗ trợ vốn...

- Mô hình “Mỗi Chi hội giúp ít nhất 01 hộ thoát nghèo bền vững”: Duy trì và nhân rộng các mô hình có hiệu quả để những năm tiếp theo tăng lên mỗi Chi Hội giúp ít nhất 02 hộ thoát nghèo bền vững.

- Nhân rộng mô hình “Tận dụng đất trống trồng cây ăn trái”, “Trồng củ gừng trong bao”... ở 100% cụm, tuyến dân cư của 8 xã biên giới.

2.10.2. Hỗ trợ phát huy vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình.

- Dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập:

+ Phối hợp ngành chức năng tổ chức dạy nghề cho lao đông nữ nông thôn. Tập trung hỗ trợ các nguồn lực, xây dựng các mô hình tạo việc làm sau học nghề theo hướng liên kết (tổ liên kết/ tổ hợp tác/ hợp tác xã), phát triển ngành, nghề truyền thống phù hợp, khuyến khích phát triển các mô hình sản xuất sạch, an toàn, đề cao giải pháp bảo vệ môi trường. Nhân rộng các mô hình hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hiệu quả

+ Bên cạnh việc duy trì các nghề truyền thống, cần quan tâm đến việc dạy nghề mới, tạo việc làm tại chỗ cho chị em. Đồng thời, giúp chị em có điều kiện chăm sóc, dạy dỗ con, giúp con phát triển đầy đủ cả về thể chất và tinh thần. Chủ động khai thác các nguồn lực và nắm bắt nhu cầu của các doanh nghiệp, để phối hợp tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Một trong những nội dung được ghi nhận, đánh giá cao là chương trình đào tạo nghề may công nghiệp, đan lục bình, ghế mây,… không chỉ giúp các doanh nghiệp giảm bớt chi phí đào tạo mà còn tạo cơ hội cho lao động nông thôn có việc làm và thu nhập ổn định ngay tại địa phương, góp phần giải quyết tốt vấn đề đầu ra sau học nghề.

+ Kết nối, tạo điều kiện để các tổ hợp tác, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tổ chức dạy nghề, truyền nghề cho phụ nữ nông thôn 8 xã biên giới và thu mua sản phẩm sau học nghề.

+ Hỗ trợ và tạo điều kiện để lao động nữ trẻ, có trình độ tham gia lao động có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng

- Phối hợp chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ:

Phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh, tổ chức các buổi tập huấn kiến thức về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, sản xuất sạch, an toàn để không những giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, mà còn tăng giá thành sản phẩm và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

- Tăng khả năng tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn:

Bên cạnh các chương trình hỗ trợ tín dụng từ Nhà nước, Ngân hàng, Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế…Để phát huy tính chủ động và nội lực của phụ nữ, hạn chế sự phụ thuộc nguồn vốn từ bên ngoài, Hội Liên hiệp Phụ nữ tiếp tục phát động phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình” dưới nhiều hình thức như: giúp vốn (tiền mặt, vàng), hùn vốn xoay vòng, tiết kiệm tương thân, tương ái… Phong trào vừa có ý nghĩa về kinh tế, vừa phát huy được tinh thần đoàn kết, “Tình làng, nghĩa xóm”, gắn với việc học tập và làm theo Bác của nhiều mô hình như: Hũ gạo tình thương; nuôi heo đất tiết kiệm...

- Nâng cao năng lực cho phụ nữ về kinh tế hợp tác:

Phối hợp ngành chức năng để nâng cao năng lực cho phụ nữ về kinh tế hợp tác thông qua các hội thảo, tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm từ các chuyên gia,… giúp phụ nữ các xã biên giới nhận thức đúng và đầy đủ hơn về quy luật của kinh tế thị trường. Vận động, hỗ trợ thành tập các mô hình Liên kết, Hợp tác, Hợp tác xã. Hỗ trợ khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp.

3. Nghiên cứu đề xuất chính sách; kiểm tra, giám sát đánh giá việc thực hiện kế hoạch và các chính sách, pháp luật liên quan đến phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp cho phụ nữ

3.1. Nghiên cứu, đánh giá về hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh doanh.

Tổ chức các hoạt động kết nối tham dự hội nghị tư vấn, đối thoại chính sách về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh doanh giữa doanh nghiệp nữ làm chủ với lãnh đạo tỉnh và các ngành có liên quan. Đồng thời, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các doanh nhân nữ, cũng như những phụ nữ đã và đang khởi nghiệp, phát triển kinh doanh để có những kiến nghị, đề xuất chính sách phù hợp.

3.2. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp cho phụ nữ.

- Giám sát việc thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật và thực thi chính sách về phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp cho phụ nữ theo Quy chế giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên.

- Phản biện xã hội đối với các dự thảo chính sách, luật pháp về phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp cho phụ nữ.

- Tham gia góp ý xây dựng văn bản đề xuất chính sách về phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp cho phụ nữ.

3.3. Giám sát, đánh giá thực hiện kế hoạch.

- Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát thực hiện trong khuôn khổ kế hoạch. Định kỳ hàng năm báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch và báo cáo đột xuất theo yêu cầu.

- Phối hợp với các ngành liên quan để đánh giá việc thực hiện Kế hoạch.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN:

Kinh phí thực hiện Đề án 939/QĐ-TTg của giai đoạn (2018 – 2025) là: 4.405.320.000 đồng:

- Nguồn kinh phí cấp tỉnh: 3.354.120.000 đồng

- Nguồn kinh phí cấp huyện: 1.051.200.000 đồng

- Ngoài ra kinh phí triển khai thực hiện Đề án được huy động từ nguồn xã hội hoá và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định. (Nếu có)

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh có trách nhiệm:

- Chủ trì, triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động của Đề án ở cấp Tỉnh; phối hợp đồng bộ với các sở, ngành, cơ quan trong quá trình thực hiện Đề án.

- Hướng dẫn chỉ đạo các cấp Hội ở địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án, và tổ chức triển khai các hoạt động của Đề án ở địa phương.

- Tổ chức đánh giá; sơ kết, tổng kết; tổng hợp, báo cáo kết quả Kế hoạch thực hiện Đề án; bổ sung, điều chỉnh hoạt động của Đề án bảo đảm phù hợp thực tế, trình UBND tỉnh xem xét quyết định.

- Hướng dẫn các cấp Hội trong tỉnh huy động thêm các nguồn lực xã hội để thực hiện kế hoạch.

2. Các Sở, ngành, cơ quan có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được phân công có trách nhiệm phối hợp thực hiện Đề án, lồng ghép các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp trong các chương trình, đề án liên quan của Sở, ngành, cơ quan.

3. Sở Tài chính bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách hàng năm để thực hiện Đề án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; triển khai các nhiệm vụ có liên quan trong Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.

4. Đề nghị Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của mình, tham gia tổ chức triển khai các hoạt động của Đề án; lồng ghép các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp trong các chương trình, đề án liên quan.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm:

- Phê duyệt và chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp dưới thực hiện kế hoạch, tạo điều kiện để các cấp Hội thực hiện kế hoạch, lồng ghép với các đề án, chương trình khác đang triển khai trên địa bàn.

- Bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương để hỗ trợ kế hoạch thực hiện Đề án theo quy định.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, báo cáo UBND tỉnh (qua Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh) để phối hợp giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- TW Hội LHPN Việt Nam;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND Tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND Tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành Tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, KGVX.QM

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Đoàn Tấn Bửu

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác