Kế hoạch 499/KH-UBN năm 2019 thực hiện Chương trình 45-CT/TU về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống, khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi do tỉnh Đắk Nông ban hành
Kế hoạch 499/KH-UBN năm 2019 thực hiện Chương trình 45-CT/TU về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống, khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi do tỉnh Đắk Nông ban hành
Số hiệu: | 499/KH-UBND | Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đắk Nông | Người ký: | Trương Thanh Tùng |
Ngày ban hành: | 24/09/2019 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 499/KH-UBND |
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đắk Nông |
Người ký: | Trương Thanh Tùng |
Ngày ban hành: | 24/09/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 499/KH-UBND |
Đắk Nông, ngày 24 tháng 9 năm 2019 |
Thực hiện Chương trình số 45-CT/TU ngày 19/8/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống, khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy như sau:
- Tiếp tục kiểm soát, khống chế các ổ Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh; chủ động ngăn chặn, giám sát phát hiện sớm, xử lý nhanh các ổ dịch mới phát sinh.
- Triển khai các biện pháp an toàn sinh học để bảo vệ đàn lợn giống, sẵn sàng khôi phục, phát triển sản xuất ngay sau khi công bố hết dịch, đồng thời thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm từ thịt lợn góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
1. Tiếp tục tăng cường, tập trung triển khai quyết liệt, cấp bách, đồng bộ các biện pháp phòng, chống, khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và hướng dẫn của các đơn vị chuyên môn.
2. Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, quyết liệt chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống dịch với phương châm 4 tại chỗ và 5 không (4 tại chỗ “chỉ đạo tại chỗ, huy động nhân lực, vật lực, phương tiện tại chỗ” và 5 không “không giấu dịch; không mua bán lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ tiêu thụ lợn bệnh, lợn chết; không vứt lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn thừa chưa qua xử lý”).
3. Khuyến cáo người chăn nuôi lợn tạm thời không thực hiện tái đàn, đặc biệt là các hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ và chuyển hướng sang nuôi các loại vật nuôi khác như: động vật ăn cỏ, gia cầm, thủy cầm (vì đã có vắc xin phòng bệnh đối với các loại vật nuôi này). Đồng thời, khuyến khích người chăn nuôi xuất bán các đàn lợn khỏe mạnh, đủ tuổi xuất chuồng để giảm mật độ đàn vật nuôi trên địa bàn; giảm thiệt hại kinh tế cho người dân; giảm kinh phí hỗ trợ và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Chỉ thực hiện việc tái đàn khi cơ sở chăn nuôi đã đảm bảo điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học.
Đối với các trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn: Tiếp tục hướng dẫn duy trì các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi, sử dụng xe trung chuyển để vận chuyển, xuất bán lợn. Không để xe của các thương lái trực tiếp ra vào trại để ngăn ngừa sự phát tán, lây lan mầm bệnh từ ngoài vào.
4. UBND các huyện, thị xã thành lập các Đoàn kiểm tra, kiểm soát việc triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống, khống chế dịch bệnh tại cơ sở để kịp thời đôn đốc, nhắc nhở. Phân công cụ thể về công tác quản lý nhà nước trong việc thực hiện các nhiệm vụ cho các đơn vị chuyên môn trực thuộc, tránh việc chồng chéo, bỏ sót nhiệm vụ.
5. Định kỳ, hàng tuần tổ chức thực hiện tổng vệ sinh, tiêu độc khử trùng trên địa bàn huyện, thị xã. Đặc biệt tại khu vực chăn nuôi mật độ cao, các chợ, cơ sở buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm, các bến, bãi đỗ xe khách để tiêu diệt mầm bệnh, ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
6. Tăng cường theo dõi, giám sát đàn lợn trên địa bàn để phát hiện dịch bệnh kịp thời; chuẩn bị sẵn sàng kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, quỹ đất sử dụng tiêu hủy lợn bệnh, lợn chết, sản phẩm của lợn bệnh khi cần thiết. Chủ động khống chế, dập tắt dịch bệnh khi dịch xảy ra trên phạm vi nhỏ, không để lây lan ra diện rộng. Thành lập các đội tiêu hủy gia súc, gia cầm mắc bệnh, chết để chủ động xử lý nhằm ngăn ngừa tình trạng người dân vứt xác gia súc, gia cầm chết do không được hỗ trợ tiêu hủy làm lây lan các loại dịch bệnh khác và ô nhiễm môi trường.
7. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc mua, bán, vận chuyển, giết mổ lợn và các sản phẩm từ lợn, đặc biệt là việc bán thịt rong tại các ngõ xóm, vỉa hè, chợ cóc, chợ tạm; thành lập các Đoàn kiểm tra, đánh giá các điều kiện vệ sinh thú y tại các cơ sở giết mổ động vật. Đình chỉ hoạt động các điểm giết mổ gia súc không đủ điều kiện vệ sinh thú y để đảm bảo an toàn thực phẩm, ngăn chặn mầm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi lây lan; xử lý nghiêm các trường hợp giết mổ gia súc không đúng quy định. Việc quản lý giết mổ lợn, tiêu thụ sản phẩm từ lợn và vận chuyển lợn để nuôi làm giống, nuôi thương phẩm trong và ngoài vùng dịch khi có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi thực hiện theo các Hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
8. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người chăn nuôi trong công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; cung cấp tờ rơi hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đến các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ; hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp an toàn sinh học cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trên địa bàn; thực hiện tiêu độc, khử trùng, vệ sinh chuồng trại bằng vôi bột, hóa chất; không sử dụng thức ăn dư thừa từ các quán ăn, nhà hàng cho lợn để đảm bảo an toàn cho vật nuôi; hạn chế tối đa việc ra vào chuồng trại, đặc biệt tại các cơ sở giống nhằm ngăn chặn sự phát sinh và lây lan dịch bệnh.
1. Ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi cấp tỉnh (Ban Chỉ đạo cấp tỉnh)
Ban Chỉ đạo cấp tỉnh tham mưu, đề xuất UBND tỉnh triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh, đồng thời làm đầu mối đôn đốc các hoạt động của Kế hoạch này.
- Đảm bảo kinh phí, nguồn lực, triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống, khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; hỗ trợ kịp thời cho các hộ chăn nuôi bị thiệt hại do dịch; tăng cường công tác quản lý giết mổ lợn và tiêu thụ sản phẩm lợn an toàn.
- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân tuân thủ hướng dẫn về phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi của các cơ quan chuyên môn. Quyết tâm khống chế dịch bệnh trong thời gian ngắn nhất để bảo vệ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh nông thôn.
- Thành lập các Đoàn để kiểm tra, giám sát việc tổ chức phòng, chống, khống chế dịch tại cơ sở. Tổ chức rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo phòng, chống, khống chế bệnh dịch. Đồng thời, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh trường hợp để dịch lây lan trên diện rộng tại địa phương.
- Đối với các vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Phối hợp với các đoàn thể tuyên truyền, vận động nhân dân làm chuồng trại nuôi nhốt đàn lợn bản địa để thuận lợi cho công tác phòng, chống dịch và bảo tồn giống lợn bản địa. Khi phát hiện lợn mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, tổ chức vận động nhân dân tiêu hủy lợn thả rông trong toàn bon, buôn để không làm lây lan phát tán mầm bệnh sang vùng lân cận. Áp dụng chính sách hỗ trợ lợn bị tiêu hủy do dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo đúng quy định.
- Rà soát đội ngũ công chức, viên chức tại địa phương có chuyên môn, nghiệp vụ chăn nuôi thú y để luân chuyển, điều động hoặc tăng cường cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Phòng Kinh tế thị xã, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp các huyện, thị xã để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.
- Hàng tháng, thống kê, báo cáo tổng đàn lợn và tổng số lợn bị thiêu hủy do bệnh dịch trên địa bàn về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thông qua Chi cục Phát triển nông nghiệp) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Qua đó, tổng hợp hồ sơ hỗ trợ cho người chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy do bệnh Dịch để kịp thời hỗ trợ cho người chăn nuôi lợn tái sản xuất, cải thiện kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống.
- Chuẩn bị tốt các điều kiện khôi phục chăn nuôi lợn ngay sau khi dịch bệnh được khống chế. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia cầm, thủy sản, gia súc khác nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
- Thực hiện chế độ báo cáo dịch bệnh định kỳ và đột xuất theo quy định.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tiếp tục tập trung theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh trên cả nước, khu vực và trên địa bàn tỉnh; có các giải pháp, biện pháp, kịp thời để rà soát, điều chỉnh, bổ sung và tổ chức thực hiện quyết liệt công tác phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; Tổ chức rút kinh nghiệm đợt phòng, chống bệnh dịch vừa qua để chủ động phát hiện sớm, thông tin kịp thời và có biện pháp sẵn sàng phòng, chống các loại dịch bệnh khác có thể xảy ra đối với vật nuôi, cây trồng.
- Thường xuyên cập nhật thông tin, tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho người chăn nuôi biết để nâng cao ý thức, cùng chính quyền các cấp chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ động vật, sản phẩm động vật; công tác trực tại các Điểm, Chốt kiểm dịch động vật trên địa bàn tỉnh.
- Chuẩn bị đầy đủ, vật tư, hóa chất để kịp thời cấp phát cho các huyện, thị xã thực hiện các biện pháp phòng, chống, khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh và UBND các huyện, thị xã tổ chức kiểm soát các phương tiện vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn nhằm phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm.
Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị có liên quan tuyên truyền, hướng dẫn các hộ kinh doanh, buôn, bán chấp hành tốt việc mua, bán, vận chuyển lợn, các sản phẩm từ lợn để đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, tránh lây lan mầm bệnh. Thường xuyên theo dõi nắm bắt tình hình, diễn biến thị trường đối với thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn, có các giải pháp khi thị trường bất ổn.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các đoàn thể đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền đến từng cán bộ, đảng viên và nhân dân về tác hại của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi để chủ động áp dụng các biện pháp phòng, chống bệnh theo nguyên tắc vừa đảm bảo yêu cầu phòng, chống bệnh, vừa bảo vệ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn, tránh gây hoang mang trong xã hội.
7. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật xử lý môi trường phục vụ công tác phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
- Phối hợp với các địa phương chọn vị trí xử lý chôn hủy lợn, sản phẩm của lợn khi có lợn mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ngành có liên quan hướng dẫn các thủ tục lập hồ sơ tiêu hủy để thực hiện hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi có lợn bắt buộc phải tiêu hủy khi mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Đồng thời, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh bố trí kinh phí phục vụ công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
Rà soát, bổ sung cho UBND các huyện, thị xã còn thiếu chỉ tiêu biên chế của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế thị xã để đảm bảo việc củng cố, kiện toàn hệ thống thú y các cấp theo đúng quy định của Luật thú y “về tăng cường năng lực thú y các cấp đủ sức thực thi nhiệm vụ” và chỉ đạo tại Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 18/6/2019 của Chính phủ về việc triển khai một số giải pháp cấp bách trong phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương tại Chỉ thị số 34-CT/TW, ngày 20/5/2019 của Ban Bí thư.
Chỉ đạo lực lượng chức năng tiếp tục điều tra, theo dõi nắm tình hình, cập nhật danh sách các đối tượng có hoạt động buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật nhập lậu, nghi nhập lậu, vận chuyển trái phép để có các biện pháp giáo dục, vận động, răn đe kịp thời. Đồng thời, tập trung các biện pháp nghiệp vụ, đấu tranh bắt giữ, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật.
Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường phối hợp với lực lượng thú y, Cảnh sát Giao thông, Cảnh sát Môi trường tại các Trạm, Chốt Kiểm dịch động vật để tăng cường các biện pháp kiểm soát lưu thông, kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vận chuyển, buôn bán thịt lợn và các sản phẩm thịt lợn trái phép.
12. Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh
Chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, bắt giữ, xử lý nghiêm các đối tượng vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái quy định. Đồng thời, phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền cho nhân dân khu vực biên giới về mức độ nguy hiểm của việc vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu trái phép để người dân hiểu, không tham gia, tiếp tay cho buôn lậu.
13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên các cấp
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan và UBND cùng cấp tổ chức tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân, hội, đoàn viên tích cực tham gia phòng, chống, khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại trong đợt dịch vượt qua được khó khăn, khôi phục kinh tế gia đình.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình số 45-CT/TU ngày 19/8/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống, khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh. Yêu cầu các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, báo cáo về UBND tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để chỉ đạo xử lý./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây