Kế hoạch 485/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án “Chương trình hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030\" trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Kế hoạch 485/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án “Chương trình hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030\" trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Số hiệu: | 485/KH-UBND | Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Bình | Người ký: | Hồ An Phong |
Ngày ban hành: | 02/04/2021 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 485/KH-UBND |
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Bình |
Người ký: | Hồ An Phong |
Ngày ban hành: | 02/04/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 485/KH-UBND |
Quảng Bình, ngày 02 tháng 4 năm 2021 |
Thực hiện Quyết định số 4452/QĐ-BVHTTDL ngày 31/12/2020 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt Đề án “Chương trình hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030”, UBND tỉnh Quảng Bình ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện với các nội dung cụ thể như sau:
- Tuyên truyền hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thông qua các hoạt động của Chương trình văn hóa, nghệ thuật.
- Xây dựng, tổ chức có hiệu quả các hoạt động văn hóa, nghệ thuật nhằm nâng cao mức hưởng thụ và đời sống văn hóa cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số nhằm góp phần xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Từng bước xây dựng địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trở thành các điểm sáng về văn hóa, là địa chỉ bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc bản địa, là điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
- Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật cần được tổ chức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng địa phương; đảm bảo thiết thực, an toàn, tiết kiệm và hiệu quả.
- Gắn việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ với kỷ niệm các ngày lễ lớn của quê hương, đất nước, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện với quyết tâm và hiệu quả cao nhất.
Xây dựng, tổ chức hiệu quả các hoạt động văn hóa, nghệ thuật nhằm giảm nhanh khoảng cách chênh lệch về hưởng thụ các loại hình và sản phẩm văn hóa, nghệ thuật cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; nâng cao mức hưởng thụ và đời sống văn hóa cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số; góp phần xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tăng cường quan hệ hợp tác, đoàn kết, hữu nghị giữa đồng bào các dân tộc vùng biên giới; phát huy vai trò làm chủ của đồng bào trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch.
Kêu gọi và có cơ chế khuyến khích các ngành, doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
2.1. Giai đoạn 2021-2025
- Tổ chức hiệu quả các hoạt động Chương trình hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số; trong đó ưu tiên các dân tộc thiểu số, dân tộc còn gặp nhiều khó khăn.
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Phát huy vai trò làm chủ trong xây dựng đời sống văn hóa, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu. Mỗi thôn, bản thành lập 01 - 02 câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ hoạt động hiệu quả; hàng năm duy trì tổ chức liên hoan, giao lưu giữa các câu lạc bộ từ 01 - 02 lần.
- Tổ chức các cuộc thi, liên hoan, vận động sáng tác văn học, thơ, ảnh, mỹ thuật, ca khúc; chuyên mục phát thanh, phóng sự truyền hình, tác phẩm báo chí về đề tài dân tộc thiểu số.
- Tăng cường phát triển văn hóa đọc, trang bị thêm sách, báo cho các thư viện huyện, xã, phấn đấu chỉ tiêu 03 bản sách/người.
2.2. Giai đoạn 2025-2030
- Nâng cao chất lượng, đổi mới hình thức, nội dung các Chương trình văn hóa, nghệ thuật phục vụ đồng bào các dân tộc ở vùng sâu, vụng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số.
- Tiếp tục nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu; nhân rộng các mô hình câu lạc bộ văn hóa, nghệ thuật ở các thôn, bản, khu dân cư vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số một cách hiệu quả. Hàng năm duy trì tổ chức liên hoan, giao lưu các câu lạc bộ, đội văn nghệ phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương.
1. Xây dựng mô hình điểm câu lạc bộ
Khảo sát, điều tra thống kê về thực trạng hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật của các dân tộc vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số. Xây dựng mỗi thôn, bản 01 - 02 câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ. Liên kết 02-03 thôn, bản thành lập 01 mô hình điểm câu lạc bộ hoạt động thường xuyên và hiệu quả trong năm (vào các dịp lễ, kỷ niệm của quê hương, đất nước).
2. Tổ chức hoạt động nghệ thuật biểu diễn
- Đoàn Nghệ thuật truyền thống Quảng Bình, Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh Quảng Bình phục vụ tại các địa bàn huyện, mỗi huyện 01-03 lượt/năm; đội thông tin tuyên truyền các huyện đi phục vụ tại các xã, mỗi xã 01-03 lượt/năm.
- Tăng cường tuyên truyền các chương trình văn hóa nghệ thuật, các chuyên trang, mục trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh.
3. Tổ chức các ngày hội, giao lưu liên hoan, hội diễn văn hóa nghệ thuật các cấp
- Chỉ đạo tổ chức các ngày hội, lễ hội, liên hoan văn hóa, văn nghệ theo kế hoạch cụ thể hàng năm, đưa các hoạt động văn hóa nghệ thuật lồng ghép vào các dịp lễ hội, kỷ niệm. Tổ chức thường niên các Lễ hội truyền thống ở các địa phương như: Lễ hội Trỉa lúa (huyện Quảng Ninh), Lễ hội Đập trống (huyện Bố Trạch), Lễ hội Rằm tháng ba (huyện Minh Hóa),...kết nối với hoạt động du lịch, đưa các lễ hội văn hóa thành các sản phẩm phục vụ du lịch.
- Đẩy mạnh phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng ở cơ sở, nhất là tại các thôn, bản xa trung tâm xã, huyện; định hướng các câu lạc bộ văn nghệ sưu tầm các bài hát, điệu múa truyền thống, các giá trị văn hóa dân tộc trên địa bàn.
- Duy trì tổ chức Chương trình “Xuân Biên phòng - ấm lòng dân bản” vào dịp tết Nguyên đán hàng năm và các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ giữa Bộ đội Biên phòng với các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ của các thôn, bản.
4. Điện ảnh và các hoạt động chiếu bóng cơ sở
- Các đội chiếu bóng lưu động của tỉnh lựa chọn các nguồn phim có nội dung phù hợp, ưu tiên phục vụ tại các xã vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số, trung bình 02-03 điểm chiếu/xã/năm.
- Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Bình xây dựng chuyên trang, mục văn hóa, nghệ thuật dân tộc thiểu số; các chương trình có nội dung phù hợp với thuần phong mỹ tục của đồng bào các dân tộc ở địa phương để tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ưu tiên đầu tư đối với vùng dân tộc ít người, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Đồng thời thường xuyên nêu gương người tốt, việc tốt; gương điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất, làm giàu chính đáng.
5. Hoạt động sáng tác, phổ biến tác phẩm ở cơ sở
- Tổ chức cho văn nghệ sỹ đi thực tế lấy tư liệu; tổ chức các cuộc thi sáng tác văn học, ảnh, mỹ thuật, thơ, ca khúc... về đề tài dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa.
- Lựa chọn các tác phẩm có nội dung và chất lượng nghệ thuật tốt để khuyến khích sáng tạo và phổ biến, tuyên truyền trong cộng đồng, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật trên địa bàn vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
6. Hoạt động thư viện và văn hóa đọc
- Thư viện tỉnh và thư viện cấp huyện hỗ trợ các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số xây dựng các tủ sách, thư viện cấp xã; hàng năm tổ chức luân chuyển sách, báo, ấn phẩm văn hóa. Tổ chức tổ chức các chuyến xe, thư viện lưu động đưa sách đến với bạn đọc tại các điểm trường phổ thông, các xã vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.
- Tổ chức các đợt thi đọc sách, nói chuyện về sách,... nhằm thúc đẩy văn hóa đọc, đảm bảo cho người dân tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số được tiếp cận với sách trong năm từ 01 đến 02 lần.
- Tiếp nhận từ Chương trình mục tiêu quốc gia về ấn phẩm văn hóa, sách nghiệp vụ, băng đĩa hình... có nội dung, hình thức phù hợp cấp cho các xã vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
7. Hoạt động triển lãm, trưng bày
Tổ chức triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật, hiện vật, tư liệu, sách báo, sản phẩm văn hóa 02 năm/01 lần vào dịp lễ, tết nhằm tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo cơ hội để nhân dân các dân tộc vùng sâu, vùng xa, biên giới, dân tộc thiểu số được tiếp cận nhiều sản phẩm văn hóa, nghệ thuật.
8. Tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống, phát triển du lịch
- Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá các Lễ hội văn hóa truyền thống như: Lễ hội Trỉa lúa, Lễ hội Đập trống, Lễ hội Rằm tháng ba,... trên các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng các lễ hội trở thành các sản phẩm du lịch độc đáo, tạo nguồn thu từ du lịch, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và nâng cao đời sống kinh tế - văn hóa cho đồng bào trên địa bàn.
- Kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân và đầu tư cho các hoạt động văn hóa nghệ thuật tại các xã vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số.
9. Đầu tư, trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, nghệ thuật
- Hỗ trợ trang thiết bị văn hóa thông tin cho cơ sở tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; đầu tư các trang thiết bị công nghệ thông tin để lưu trữ, khai thác nội dung các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, phát triển du lịch.
- Thực hiện thu âm, ghi hình, biên tập đĩa CD các chương trình văn hóa, nghệ thuật, các nội dung tuyên truyền để chuyển cho các thôn, bản làm tư liệu hoặc phát lại vào những ngày lễ hội.
Tổ chức lễ tôn vinh, khen thưởng đối với các tác giả có những sáng tác có giá trị nghệ thuật và nhân văn cao, tôn vinh các nghệ nhân có công truyền dạy nghệ thuật truyền thống dân tộc và có đóng góp lớn được cộng đồng thừa nhận. Có hình thức động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích cao, có nhiều đóng góp trong việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ các xã vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số.
1. Công tác chỉ đạo, điều hành
Tăng cường, nâng cao hiệu quả chỉ đạo và tổ chức thực hiện của các Sở, ngành, các đoàn thể, các tổ chức, cá nhân đối với công tác gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số. Gắn đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao ở các địa phương với chương trình xây dựng nông thôn mới; thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, thể thao, du lịch kết hợp chặt chẽ với thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của từng địa phương.
Tạo sự đồng thuận trong việc phối hợp giữa các cấp, các ngành xây dựng khu dân cư đồng bào dân tộc thiểu số trở thành các điểm sáng về văn hóa, giàu về kinh tế, vững về an ninh, quốc phòng, hấp dẫn khách du lịch và các nhà đầu tư; đồng thời tạo môi trường chính trị ổn định, có cuộc sống an toàn, ấm no, lành mạnh, hạnh phúc trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
2. Về xây dựng cơ chế, chính sách
Xây dựng chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, người dân xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở và kinh doanh các dịch vụ văn hóa, các điểm vui chơi giải trí tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nhằm tạo điều kiện để nhân dân các dân tộc thiểu số được hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao.
Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và của nhân dân về công tác bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số; đa dạng hóa hình thức thông tin, tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
4. Về phát triển nguồn nhân lực
Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực hiện có làm công tác thông tin, tuyên truyền tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số; đồng thời, hàng năm tổ chức bồi dưỡng các tài năng được phát hiện tại chỗ, ưu tiên bồi dưỡng cho các đối tượng là cán bộ các xã, thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Tổ chức các câu lạc bộ hoạt động văn hóa nghệ thuật tại các địa bàn khó khăn.
Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ văn hóa, thể thao và du lịch cho cán bộ đội tuyên truyền lưu động, đội chiếu phim, đội ngũ cán bộ văn hóa ở các xã.
5. Về ứng dụng khoa học, công nghệ
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các hoạt động; đầu tư, nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc, dịch vụ viễn thông, trang thiết bị công nghệ hiện đại trên địa bàn các thôn, bản vùng sâu, vùng xa, biên giới để nâng cao khả năng tiếp cận góp phần giảm khoảng cách chênh lệch về hưởng thụ các loại hình và sản phẩm văn hóa cho nhân dân trên địa bàn các dân tộc vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số.
6. Về huy động nguồn lực xã hội hóa
Huy động, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phối hợp tổ chức đa dạng các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; đầu tư cho các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, phát triển cơ sở hạ tầng du lịch tại các xã vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số.
- Ngân sách nhà nước và của các địa phương;
- Thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, sự hỗ trợ giúp đỡ của các tổ chức quốc tế; vận động sự đóng góp của các doanh nghiệp ở địa phương để thực hiện nhiệm vụ.
- Tổ chức thực hiện việc khảo sát, thống kê, đánh giá thực trạng tình hình tổ chức, hoạt động văn hóa, thể thao tại địa bàn các thôn, bản vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và cụ thể hóa thành các kế hoạch hàng năm; đề xuất các giải pháp và tổ chức thực hiện việc phát triển các thiết chế văn hóa, nghệ thuật, thể thao; hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của nhà nước; quản lý, chỉ đạo hoạt động khai thác và phát huy các thiết chế văn hóa, thể thao tại địa bàn các thôn, bản vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Tham mưu UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về phát triển sự nghiệp và hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa, thể thao tại địa bàn các thôn, bản vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn toàn tỉnh.
- Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các hoạt động chuyên môn phù hợp với các nội dung của Kế hoạch; kiểm tra, giám sát và tổng hợp tình hình thực hiện.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh ban hành các chế độ hỗ trợ cho các nghệ nhân, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số triển khai công tác truyền dạy, phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
- Tổng hợp kinh phí thực hiện các nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch này, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh theo quy định.
Tham mưu UBND tỉnh phân bổ kinh phí từ nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia và nguồn vốn xây dựng cơ bản để thực hiện kế hoạch; phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tham mưu UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư thực hiện các dự án tại địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chế độ hỗ trợ cho các nghệ nhân, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số triển khai công tác truyền dạy, phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
- Tham mưu UBND tỉnh cân đối ngân sách hàng năm bảo đảm tiến độ thực hiện Kế hoạch. Thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt kinh phí thực hiện các nhiệm vụ qua hàng năm.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, UBND các huyện, thị xã, thành phố quy hoạch đất đai, tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao đất để triển khai xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao tại địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nghiên cứu ưu tiên hoàn thiện hệ thống các thiết chế văn hóa trong các dự án quy hoạch xây dựng nông thôn mới nhằm phục vụ các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch tại địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện thiết kế mẫu các Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã, Nhà Văn hóa - Khu thể thao thôn, bản phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và truyền thống văn hóa của các dân tộc thiểu số trong tình hình hiện nay ở địa phương (theo Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010; Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08/3/2011; Thông tư số 05/2014/TT-BVHTTDL ngày 30/5/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
7. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông đầu tư, nâng cấp, lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc, dịch vụ viễn thông đảm bảo trên địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
8. Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Bình
Chịu trách nhiệm tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước trong việc triển khai thực hiện kế hoạch và các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trên địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tăng cường xây dựng các chuyên trang, chuyên mục văn hóa trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao xây dựng các khu, điểm, sản phẩm du lịch kết nối, đưa du khách đến các lễ hội, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật tiêu biểu trên địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số tại địa phương.
Phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao tham mưu, đề xuất khen thưởng, động viên các nghệ nhân, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số có những đóng góp tích cực trong việc đầu tàu, gương mẫu, tuyên truyền, truyền dạy văn hóa nghệ thuật cơ sở và các tác giả người dân tộc thiểu số có những sáng tác có giá trị nghệ thuật, nhân văn cao; tôn vinh các giáo viên, nghệ nhân có công truyền dạy nghệ thuật truyền thống dân tộc và có đóng góp lớn được cộng đồng thừa nhận.
11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh
Phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tuyên truyền, vận động, huy động các nguồn lực để xây dựng và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao, xây dựng đời sống văn hóa tại địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc.
12. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Thực hiện quản lý nhà nước về phát triển sự nghiệp văn hóa, dịch vụ văn hóa tại địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các đoàn thể cấp huyện phối hợp chặt chẽ để triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này.
- Xây dựng Kế hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2025-2030 phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương; cân đối ngân sách hàng năm đảm bảo cho hoạt động văn hóa, thể thao tại địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương.
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan của tỉnh để quy hoạch quỹ đất xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao tại địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Vận động các tổ chức, cá nhân hợp tác và đầu tư xây dựng, nâng cấp các thiết chế văn hóa, thể thao đồng bộ, điểm vui chơi, giải trí cho trẻ em; đầu tư tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật tại địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Chương trình hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2030, yêu cầu các Sở, ngành, địa phương chỉ đạo triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các sở, ngành, đơn vị, địa phương báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở Văn hóa và Thể thao) để xem xét, giải quyết./.
|
KT.
CHỦ TỊCH |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây