Kế hoạch 470/KH-UBND năm 2025 thực hiện Chương trình nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Kế hoạch 470/KH-UBND năm 2025 thực hiện Chương trình nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Số hiệu: | 470/KH-UBND | Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Bình | Người ký: | Hoàng Xuân Tân |
Ngày ban hành: | 25/03/2025 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 470/KH-UBND |
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Bình |
Người ký: | Hoàng Xuân Tân |
Ngày ban hành: | 25/03/2025 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 470/KH-UBND |
Quảng Bình, ngày 25 tháng 3 năm 2025 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO NĂNG LỰC VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG CÁC XÃ VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
Thực hiện Quyết định số 1716/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030 (sau đây gọi tắt Quyết định số 1716/QĐ-TTg), Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1716/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi tắt là Kế hoạch), cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân về vai trò, nhiệm vụ của trung tâm học tập cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; thúc đẩy học tập suốt đời của người dân, góp phần xây dựng xã hội học tập từ cơ sở.
- Tăng cường sự quản lý của các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng và sự tham gia của toàn xã hội về nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
2. Yêu cầu
- Tăng cường các hoạt động thúc đẩy học tập suốt đời tại trung tâm học tập cộng đồng với nhiều nội dung, hình thức phong phú, phù hợp với phong tục tập quán, điều kiện của mỗi địa phương. Phát huy vai trò của các cơ quan, đoàn thể, tổ chức, cá nhân trong việc tuyên truyền, vận động người dân học tập suốt đời, hỗ trợ hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Tổ chức triển khai, thực hiện Quyết định số 1716/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030 gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; lồng ghép với các kế hoạch, đề án, dự án, các chương trình mục tiêu có liên quan đang triển khai thực hiện tại tỉnh.
II. MỤC TIÊU
Tạo chuyển biến trong việc tổ chức các chương trình và hoạt động giáo dục của trung tâm học tập cộng đồng tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đảm bảo đến năm 2030, người chưa biết chữ được theo học các lớp xóa mù chữ có chất lượng; người lớn tuổi, người lao động có cơ hội theo học chương trình giáo dục đáp ứng nhu cầu của người học, cập nhật kiến thức kỹ năng chuyển giao công nghệ một cách thiết thực, hiệu quả; góp phần vào nâng cao dân trí, tìm việc làm và tạo việc làm, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội, xây dựng xã hội học tập.
a) 100% trung tâm học tập cộng đồng được bổ sung nhân lực để tổ chức hoạt động, trong đó:
- Ít nhất 60% giáo viên của các cơ sở giáo dục thường xuyên, giáo dục chính quy trên địa bàn được cử sang hỗ trợ hoạt động tại trung tâm.
- 100% trung tâm phát triển được mạng lưới báo cáo viên, cộng tác viên trong số các ban ngành, đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp, bộ đội biên phòng, công an đóng trên địa bàn hỗ trợ trung tâm tổ chức và hoạt động.
- Ít nhất 70% trung tâm có nhà giáo nghỉ hưu, già làng, trưởng bản, sinh viên tình nguyện, tự nguyện tham gia hỗ trợ hoạt động tại trung tâm.
b) 100% trung tâm có địa điểm làm việc hoặc văn phòng điều hành riêng, có máy tính kết nối internet; 90% trung tâm có tủ sách/thư viện cộng đồng, có kết nối internet/wifi miễn phí để hỗ trợ người dân học tập.
c) 100% cán bộ quản lý, giáo viên, báo cáo viên được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động tại trung tâm; 70% giáo viên, báo cáo viên được tập huấn nâng cao năng lực phát triển học liệu số; 70% tình nguyện viên tham gia hỗ trợ hoạt động của trung tâm được tập huấn về nghiệp vụ chuyên môn phát triển giáo dục cộng đồng.
d) 100% trung tâm sử dụng tài liệu được biên soạn theo Chương trình giáo dục đáp ứng nhu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ; hằng năm huy động ít nhất 10,5% số người trong độ tuổi từ 15- 60 chưa biết chữ học Chương trình Xóa mù chữ giai đoạn 1 và 2% số người trong độ tuổi từ 15 - 60 học Chương trình Xóa mù chữ giai đoạn 2 khi đã hoàn thành xóa mù chữ giai đoạn 1; hằng năm huy động tối thiểu 5% tỷ lệ gia tăng số lượt người trong độ tuổi từ 15 - 60 học Chương trình giáo dục đáp ứng nhu cầu người học tại trung tâm.
đ) ít nhất 90% trung tâm ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị, tổ chức hoạt động giáo dục, đạt mức độ cơ bản trở lên. 100% trung tâm được bổ sung, cập nhật, dữ liệu vào cơ sở dữ liệu của ngành giáo dục. ít nhất 80% trung tâm hoặc cơ sở giáo dục được giao thực hiện Chương trình Xóa mù chữ sử dụng tài liệu xóa mù chữ điện tử và các bài giảng điện tử để học viên lớp xóa mù chữ có thể học mọi nơi, mọi lúc.
III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Phạm vi: Trung tâm học tập cộng đồng thuộc các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên phạm vi tỉnh Quảng Bình.
2. Đối tượng: Trung tâm học tập cộng đồng thuộc các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; cán bộ quản lý, giáo viên, báo cáo viên, già làng, trưởng bản và những người tình nguyện tham gia quản lý, hỗ trợ hoạt động; học viên theo học xóa mù chữ và theo học chương trình giáo dục đáp ứng nhu cầu người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng; chuyển giao công nghệ tại trung tâm học tập cộng đồng tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2025 đến năm 2030.
IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Truyền thông nâng cao nhận thức và tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trung tâm học tập cộng đồng
a) Truyền thông nâng cao nhận thức
- Tuyên truyền về vai trò, nhiệm vụ của trung tâm cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong việc cung ứng các chương trình giáo dục; thúc đẩy học tập suốt đời của người dân, góp phần xây dựng xã hội học tập từ cơ sở.
- Tăng cường các hoạt động thúc đẩy học tập suốt đời tại trung tâm thông qua tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam và Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời hằng năm; xây dựng không gian văn hóa, học tập cộng đồng gắn với phong tục, tập quán của người dân tại các thôn/bản, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng, khu dân cư, nhà truyền thống...; phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín trong việc tuyên truyền, vận động người dân học tập suốt đời, hỗ trợ hoạt động của trung tâm.
b) Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương
- Các cấp chính quyền địa phương tích cực xây dựng kế hoạch tuyên truyền giáo dục, phổ biến, quán triệt quan điểm chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng đến Đảng viên và nhân dân về thúc đẩy học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập; thông qua hoạt động tại trung tâm giúp người dân học tập, phát triển kinh tế gia đình, tăng cao năng suất lao động.
- Thực hiện sơ kết, tổng kết: Phát hiện các vấn đề mới phát sinh cần xử lý kịp thời; phát hiện, chia sẻ kinh nghiệm và nhân rộng các điển hình hoạt động hiệu quả của các trung tâm, giữa các địa phương; tổ chức thực hiện kiểm tra, thanh tra định kỳ và đột xuất trong quản lý, tổ chức hoạt động của trung tâm.
2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với trung tâm học tập cộng đồng
a) Rà soát, nghiên cứu kiện toàn tổ chức của trung tâm học tập cộng đồng để thực thi có hiệu quả các nhiệm vụ.
b) Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách xã hội hóa đối với các hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng theo hướng mở rộng loại hình trung tâm tư thục để tạo môi trường chia sẻ, hỗ trợ học tập giữa các vùng thuận lợi và khó khăn; hướng dẫn thực hiện cơ chế phối hợp giữa trung tâm với các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn; hướng dẫn thực hiện cơ chế huy động nguồn lực cho trung tâm học tập cộng đồng.
c) Nghiên cứu chính sách phù hợp để các trung tâm có cán bộ chuyên trách hoặc bán chuyên trách, cán bộ hợp đồng tham gia quản lý trung tâm; chính sách hỗ trợ giáo viên được cử sang hỗ trợ hoạt động trong các trung tâm học tập cộng đồng; cơ chế hỗ trợ kinh phí động viên các nhà giáo đã nghỉ hưu, già làng, trưởng bản tự nguyện tham gia các hoạt động tại trung tâm học tập cộng đồng.
3. Nâng cao năng lực và hiệu quả thực hiện các chương trình giáo dục tại trung tâm học tập cộng đồng
a) Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giám đốc trung tâm theo Khung năng lực quản lý hoạt động trung tâm học tập cộng đồng; tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học người lớn/giáo dục cộng đồng, phương pháp dạy xóa mù chữ gắn với lao động sản xuất và phát triển kinh tế cho giáo viên, báo cáo viên, già làng, trưởng bản, công an, bộ đội biên phòng.
b) Cung cấp sổ tay hướng dẫn tổ chức hoạt động trung tâm học tập cộng đồng. Hướng dẫn quy trình tổ chức thực hiện Chương trình Xóa mù chữ trong các trung tâm theo hướng phối kết hợp với các cơ sở giáo dục, lực lượng hỗ trợ khác.
c) Phối hợp hoạt động giữa trung tâm học tập cộng đồng với trung tâm văn hóa - thể thao cấp xã trong việc duy trì, phát huy và thúc đẩy các nét văn hóa, di sản và bản sắc cộng đồng các dân tộc thiểu số thông qua các lớp học của người dân tại trung tâm học tập cộng đồng.
4. Huy động nguồn lực cho trung tâm học tập cộng đồng
a) Củng cố, xây dựng và hỗ trợ cơ sở vật chất và các trang thiết bị tối thiểu để trung tâm đủ năng lực hoạt động. Thúc đẩy phối kết hợp giữa trung tâm tại các xã biên giới có đồn Biên phòng trong việc vận động, huy động người học Chương trình Xóa mù chữ.
b) Triển khai thực hiện mô hình “Tổ liên gia xóa mù chữ” hướng dẫn, dạy học xóa mù chữ tại nhà dân tại các cụm dân cư, các vùng thưa dân cư. Xây dựng cơ chế hỗ trợ đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu giáo chức tại địa phương, những người tự nguyện tham gia hướng dẫn hỗ trợ dạy học xóa mù chữ tại khu vực người học sinh sống.
c) Khuyến khích Trường Đại học Quảng Bình, mỗi cơ sở giáo giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh kết nối với ít nhất một trung tâm học tập cộng đồng để hỗ trợ hoạt động, giới thiệu sinh viên tình nguyện, cung cấp nguồn học liệu, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và những người tình nguyện tham gia hoạt động tại trung tâm.
5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức hoạt động tại trung tâm học tập cộng đồng
a) Hoàn thiện cơ sở dữ liệu toàn ngành giáo dục; tăng cường sử dụng phần mềm quản lý trung tâm; từng bước khai thác hạ tầng số, trang thiết bị, đường truyền để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa bài giảng và cung ứng các chương trình giáo dục, nhất là chương trình xóa mù chữ cho người dân.
b) Đẩy mạnh việc cung cấp nguồn học liệu số thông qua môi trường internet; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm phối hợp với trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn trong việc cung cấp nguồn học liệu để hỗ trợ đáp ứng nhu cầu học tập của người học.
6. Xây dựng trung tâm học tập cộng đồng điển hình
a) Lựa chọn và chỉ đạo thí điểm một số trung tâm khu vực biên giới, trong đó chú trọng phối hợp với đồn biên phòng địa phương trong việc huy động người học tại các trung tâm học tập cộng đồng.
b) Mỗi huyện lựa chọn, chỉ đạo điểm ít nhất một trung tâm để đầu tư, huy động nguồn lực phù hợp với địa phương, làm cơ sở nhân rộng điển hình, lan tỏa, để học tập cách làm hay, làm sáng tạo và hiệu quả.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Nguồn kinh phí
a) Nguồn ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm của các sở, ngành, cơ quan cấp tỉnh và địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành.
b) Nguồn kinh phí hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn hợp pháp khác.
2. Hằng năm căn cứ chức năng, nhiệm vụ và giải pháp, các sở, ngành và địa phương xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện, tổng hợp chung vào dự toán ngân sách hằng năm của các sở, ngành và địa phương trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
a) Chủ trì giúp Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo thống nhất việc tổ chức thực hiện Kế hoạch trên địa bàn tỉnh.
b) Rà soát các nhiệm vụ và giải pháp để tổ chức thực hiện theo chức năng quản lý nhà nước; hướng dẫn các huyện triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong phạm vi của Kế hoạch này.
c) Phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn các địa phương sử dụng ngân sách hỗ trợ đầu tư, quản lý và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng.
d) Tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên tại các trung tâm học tập cộng đồng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động toàn diện của các trung tâm.
đ) Tham mưu tổ chức xét tặng, ghi nhận những tấm gương tiêu biểu về quản lý hiệu quả mô hình trung tâm học tập cộng đồng và các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho việc phát triển mô hình, hỗ trợ thường xuyên hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại các địa phương.
e) Tham mưu, phối hợp kiểm tra, giám sát và đánh giá, tổng hợp hằng năm; tổ chức tổng kết vào năm 2030; đề xuất khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình triển khai Kế hoạch.
a) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các sở ngành, địa phương liên quan tổ chức triển khai các nhiệm vụ, kiểm tra, đánh giá thực hiện Kế hoạch.
b) Theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao thực hiện các giải pháp để tăng cường hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
c) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc tập huấn cho các già làng, trưởng bản trong công tác tham gia hỗ trợ hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại các thôn, bản, khu vực miền núi, biên giới, xã đặc biệt khó khăn.
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ngành liên quan và địa phương bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
b) Ưu tiên cân đối kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong Kế hoạch.
4. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
a) Chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, khu vực biên giới; vận động học sinh bỏ học đến trường, người lớn tuổi mù chữ tham gia học Chương trình Xóa mù chữ.
b) Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi chưa biết chữ tích cực tham gia học tập xóa mù chữ và tiếp tục triển khai hoạt động “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em tới trường”. Phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, khơi dậy tinh thần tự học, nhu cầu học tập suốt đời của đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới; tạo chuyển biến cơ bản trong công tác xóa mù chữ, tái mù chữ và xây dựng xã hội học tập.
c) Bồi dưỡng kiến thức và kinh nghiệm làm công tác xóa mù chữ cho đội ngũ giáo viên và cán bộ, chiến sỹ bộ đội biên phòng; tích cực tham gia hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng.
5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí tổ chức tuyên truyền, vận động người dân tham gia học tập tại các trung tâm học tập cộng đồng, góp phần thúc đẩy học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập từ cơ sở.
6. Các sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh
a) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch.
b) Nghiên cứu, lồng ghép thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch, chỉ đạo địa phương khi tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn liên quan trực tiếp tới người dân được tổ chức thông qua trung tâm học tập cộng đồng.
7. Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Bình, Báo Quảng Bình
Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo để tuyên truyền và triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện Kế hoạch; Tăng cường thời lượng, chất lượng tin, bài nhằm nâng cao nhận thức để huy động người học theo học các chương trình giáo dục thường xuyên tại trung tâm học tập cộng đồng.
a) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các sở, cơ quan triển khai thực hiện Kế hoạch; xây dựng các hoạt động tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia học tập thường xuyên, liên tục, học suốt đời thông qua các trung tâm học tập cộng đồng.
b) Hội Khuyến học tỉnh
Chỉ đạo hội khuyến học các cấp tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia học tập tại trung tâm học tập cộng đồng; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo đẩy mạnh hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng.
c) Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh
Lồng ghép các hoạt động của Đoàn để vận động người chưa biết chữ tham gia học các lớp xóa mù chữ; huy động đoàn viên tham gia khảo sát nhu cầu học tập của người dân, tham gia hỗ trợ hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng.
d) Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
Lồng ghép các hoạt động, các phong trào của Hội trong việc vận động hội viên, phụ nữ và trẻ em gái ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi chưa biết chữ tham gia học tập các lớp xóa mù chữ; thí điểm xây dựng mô hình học tập cho phụ nữ và trẻ em gái tại trung tâm học tập cộng đồng.
đ) Hội Nông dân tỉnh
Lồng ghép các hoạt động, phong trào của Hội trong việc vận động nông dân chưa biết chữ tham gia học các lớp xóa mù chữ; xây dựng các câu lạc bộ nông dân: “Câu lạc bộ khoa học kỹ thuật nhà nông”, “Câu lạc bộ nông dân với pháp luật” để vận động người dân học các chuyên đề tại trung tâm học tập cộng đồng.
e) Hội Người cao tuổi tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Cựu giáo chức tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội động viên các hội viên tham gia học tập tại trung tâm học tập cộng đồng; tuyên truyền, vận động, động viên, khuyến khích người dân tham gia học tập, hỗ trợ hoạt động tại trung tâm học tập cộng đồng.
9. Ủy ban nhân dân các huyện có xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
a) Ban hành kế hoạch triển khai các nhiệm vụ, trong đó đưa ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, đạt mức tối thiểu theo mục tiêu Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh; cân đối ngân sách của địa phương để triển khai thực hiện Kế hoạch; thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Kế hoạch phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền; bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị thiết yếu, nhân lực để trung tâm học tập cộng đồng hoạt động (theo điều kiện thực tế và khả năng của địa phương).
b) Chỉ đạo cơ quan chuyên môn cử giáo viên sang hỗ trợ hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng; xây dựng cơ chế hỗ trợ động viên, khuyến khích già làng, trưởng bản, nhà giáo nghỉ hưu, người tình nguyện hỗ trợ hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng.
c) Cân đối nhân lực và ngân sách của địa phương bố trí đội ngũ cán bộ chuyên trách, bán truyên trách hoặc giáo viên tham gia quản lý, xây dựng kế hoạch hoạt động, làm công tác chuyên môn tại các trung tâm học tập cộng đồng (theo điều kiện thực tế và khả năng của địa phương).
d) Tổ chức đôn đốc, kiểm tra, giám sát và định kỳ hằng năm báo cáo tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch tại địa phương, gửi Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
VII. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
Các cơ quan, đơn vị, địa phương định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Giáo dục và Đào tạo) kết quả triển khai thực hiện trước ngày 05/12 hàng năm. Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp tình hình, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân tỉnh theo định kỳ và đột xuất (nếu có yêu cầu).
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây