Kế hoạch 4111/KH-UBND năm 2011 phát triển giống lợn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
Kế hoạch 4111/KH-UBND năm 2011 phát triển giống lợn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
Số hiệu: | 4111/KH-UBND | Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Tĩnh | Người ký: | Lê Đình Sơn |
Ngày ban hành: | 01/12/2011 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 4111/KH-UBND |
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Tĩnh |
Người ký: | Lê Đình Sơn |
Ngày ban hành: | 01/12/2011 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
UỶ BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4111/KH-UBND |
Hà Tĩnh, ngày 01 tháng 12 năm 2011 |
PHÁT TRIỂN GIỐNG LỢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
Thực hiện đề án phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020, Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND ngày 09/8/2011 của UBND tỉnh ban hành Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Tĩnh giai đoạn 2011 - 2015; Để chủ động con giống có chất lượng cao (lợn siêu nạc) cho phát triển chăn nuôi, hoàn thành các chỉ tiêu Đề án đề ra, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển giống lợn như sau:
1. Mục đích:
Thực hiện có hiệu quả mục tiêu, giải pháp trong Đề án chăn nuôi lợn nhằm đảm bảo số lượng giống ông bà, bố mẹ để sản xuất, cung ứng đủ con giống thương phẩm, có chất lượng (giống ngoại) cho nhu cầu phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh và tái cơ cấu lại đàn lợn giống nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, phát triển ngành chăn nuôi lợn bền vững; phấn đấu: Đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh có 2.000 nái ngoại cấp ông bà và 12.000 nái ngoại cấp bố mẹ để sản xuất và cung ứng 270.000 lợn thương phẩm; đến năm 2020 có 3.200 lợn nái ngoại cấp ông bà và 20.000 nái bố mẹ sản xuất 448.000 lợn thương phẩm chất lượng cao cho chăn nuôi trang trại công nghiệp, bán công nghiệp.
Hình thành các vùng sản xuất lợn giống, lợn thương phẩm tập trung của Tổng Công ty Khoáng sản - Thương mại và các doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân chăn nuôi trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Tạo ra một dòng sản phẩm lớn, đồng nhất và có chất lượng cao, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm lợn Hà Tĩnh gắn với công nghệ Thái Lan để đảm bảo nhu cầu trong nước và hướng đến xuất khẩu.
2 Yêu cầu:
- Kế hoạch phải phù hợp với nội dung của Đề án phát triển chăn nuôi lợn, đảm bảo đúng tiến độ, an toàn dịch, bảo vệ môi trường, có tính khả thi và phát triển bền vững.
- Đầu tư các cơ sở giống lợn phải có trọng tâm, trọng điểm tránh đầu tư dàn trải, trong đó Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh hướng trở thành đơn vị chủ lực sản xuất và cung ứng khoảng 67% số lượng lợn giống ngoại bố mẹ và 60% lợn giống thương phẩm cho toàn tỉnh, cùng với các tổ chức, cá nhân khác bảo đảm sản xuất đủ con giống cho nhu cầu chăn nuôi trên địa bàn.
- Nêu cao vai trò chủ động của Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã trong việc chỉ đạo xây dựng các cơ sở giống lợn đã được giao nhiệm vụ tại Thông báo số 281/TB-UBND ngày 23/9/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh; sự phối hợp chỉ đạo của các sở, ban ngành và các tổ chức chính trị xã hội.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về công tác giống lợn trên địa bàn tỉnh.
II. NỘI DUNG VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
1. Công tác nuôi lợn giống ngoại cấp ông bà:
a) Tổng Công ty KS và TM Hà Tĩnh:
Đến năm 2015 có 1.500 lợn nái ông bà và đạt 2.300 con vào năm 2020 để sản xuất lợn bố mẹ cho việc phát triển vệ tinh và cung cấp cho các trang trại, các hợp tác xã chăn nuôi, trong đó:
+ Công ty CP Chăn nuôi Mitraco năm 2015 có 950 con, được nuôi tại 2 cơ sở (Trại lợn Thạch Vĩnh, Thạch Hà và Trung tâm sản xuất lợn giống Mitraco, Kỳ Phong, Kỳ Anh); đến năm 2020 thay đổi cơ cấu đàn (tăng đàn ông bà, giảm đàn bố mẹ) ở Trung tâm sản xuất lợn giống Mitraco, đảm bảo toàn công ty có 1.550 con.
+ Công ty CP phát triển Nông Lâm năm 2015 có 550 con nuôi tại Trại lợn Phú Lộc, Can Lộc và đến năm 2020 mở rộng trại đạt quy mô 750 con.
b) Trại lợn Đức Long: Năm 2012 mở rộng trại đạt quy mô 200 nái ngoại.
c) Năm 2015 phấn đấu xây dựng cơ sở nuôi lợn nái cấp ông bà tại xã Hương Bình quy mô 300 nái.
d) Ngoài ra các cơ sở chăn nuôi như: HTX Xuân Sơn, Thạch Tiến, Thạch Hà; HTX Thanh Tâm, HTX Đồng Tiến, Thạch Thắng, Thạch Hà; anh Nguyễn Đức Thanh, Xuân Viên, Nghi Xuân,.. nuôi lợn ông bà có quy mô từ 20 - 50 con/cơ sở để sản xuất lợn bố mẹ. Căn cứ nhu cầu phát triển sản xuất hàng năm các tổ chức, cá nhân có thể đầu tư mới hoặc mở rộng thêm các cơ sở sản xuất để đảm bảo năm 2015 các huyện có 300 nái ông bà và 2020 là 700 con..
Biểu 1: Số lượng, địa điểm, tiến độ xây dựng các cơ sở nuôi lợn ông bà
Diễn giải |
Quy mô |
Năm hoàn thành |
|||||
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
2020 |
||
Tổng số lượng nái |
Con |
680 |
980 |
1.650 |
1.900 |
2.000 |
3.200 |
I. Công ty KSTM |
|
|
|
|
|
|
|
Số lượng nái |
Con |
570 |
700 |
1.200 |
1.400 |
1.500 |
2.300 |
1. Trại chăn nuôi Thạch Vĩnh - T. Hà |
450 |
x |
|
|
|
|
|
2. Trại CN Phú Lộc |
120 |
x |
|
|
|
|
|
3. Trại Kỳ Phong - KA |
600 |
|
|
x |
|
|
x |
II. T.T Giống CN |
|
|
|
|
|
|
|
Số lượng nái |
Con |
60 |
70 |
200 |
200 |
200 |
200 |
1. Trại Giông Đ. Long |
200 |
|
x |
|
|
|
|
III. Các huyện |
|
|
|
|
|
|
|
Số lượng nái |
Con |
50 |
210 |
250 |
300 |
300 |
700 |
1. Hương Khê |
|
|
|
|
|
|
|
- Xã Hương Bình |
300 |
|
|
|
|
x |
|
2. Thạch Hà |
|
|
|
|
|
|
|
- Thạch Thắng (HTX Thanh Tâm) |
50 |
|
|
x |
|
|
|
- Thạch Tiến (HTX Xuân Sơn) |
50 |
|
|
x |
|
|
|
3. Can Lộc |
|
|
|
|
|
|
|
- Phú Lộc (A Thắng) |
100 |
|
x |
|
|
|
|
- Thiên Lộc (A Thái) |
50 |
|
x |
|
|
|
|
2. Công tác nuôi lợn giống ngoại cấp bố mẹ:
a) Tổng công ty KS và TM Hà Tĩnh:
Đến năm 2015 có 7.400 lợn nái bố mẹ và đạt 11.350 con vào năm 2020, trong đó:
+ Công ty CP Chăn nuôi Mitraco: Đến năm 2015 có 3.450 con, được nuôi tại các cơ sở (Trại lợn Thạch Vĩnh, Thạch Hà 1000 con; Trung tâm sản xuất lợn giống Kỳ Phong, Kỳ Anh 600 con và các trại vệ tinh ở Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Vũ Quang, Lộc Hà, Thạch Hà và Hương Khê); đến năm 2020 tiếp tục xây dựng trại vệ tinh ở các huyện để có tổng đàn nái cấp bố mẹ là 6.350 con.
+ Công ty CP phát triển Nông lâm: Đến năm 2015 có 3.950 con, được nuôi ở Trại lợn Phú Lộc, Can Lộc và các trại vệ tinh ở Can Lộc, Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn; đến năm 2020 tiếp tục nâng cấp và xây dựng trại vệ tinh ở các huyện để có tổng đàn nái cấp bố mẹ là 5.000 con.
b) Các huyện: Ngoài các trại vệ tinh nuôi nái liên kết với KSTM, các huyện chủ động thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các cơ sở chăn nuôi lợn nái; phát triển chăn nuôi nái bố mẹ trong các khu chăn nuôi tập trung phấn đấu đến năm 2015 có 4.600 con và đạt 8.650 con năm 2020.
Biểu 2: Số lượng, địa điểm, tiến độ xây dựng các cơ sở nuôi lợn bố mẹ
Diễn giải |
Quy mô |
Năm hoàn thành |
|||||
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
2020 |
||
Tổng đàn nái |
Con |
2.678 |
4.300 |
7.500 |
10.000 |
12.000 |
20.000 |
I. Công ty KSTM |
|
|
|
|
|
|
|
Số lượng nái |
|
1.730 |
2.850 |
3.600 |
4.800 |
7.400 |
11.350 |
- Trại CN Thạch Vĩnh |
950 |
x |
|
|
|
|
|
- Trại CN Phú Lộc - CL |
880 |
x |
|
|
|
|
|
- Trại CN Kỳ Phong - KA |
600 |
|
x |
|
|
|
|
- Vệ tinh tại các huyện: |
|
|
|
|
|
|
|
1. Kỳ Anh |
|
|
|
|
|
|
|
Kỳ Bắc |
350 |
x |
|
|
|
|
|
Kỳ Tân |
350 |
|
x |
|
|
|
|
Kỳ Hưng |
300 |
|
|
|
x |
|
|
2. Vũ Quang |
|
|
|
|
|
|
|
Ân Phú |
350 |
|
x |
|
|
|
|
Hương Minh |
350 |
|
|
|
x |
|
|
Sơn Thọ |
200 |
|
|
|
|
|
x |
3. Đức Thọ |
|
|
|
|
|
|
|
Đức Dũng |
200 |
|
x |
|
|
|
|
Đức Lạng |
200 |
|
|
|
x |
|
|
4. Cẩm Xuyên |
|
|
|
|
|
|
|
Cẩm Sơn |
200 |
|
|
|
x |
|
|
Cẩm Thăng |
200 |
|
|
|
|
x |
|
5. Lộc Hà |
|
|
|
|
|
|
|
Thịnh Lộc |
150 |
|
|
x |
|
|
|
Hồng Lộc |
150 |
|
|
|
|
x |
|
6. Hương Khê |
|
|
|
|
|
|
|
Phúc Đồng |
200 |
|
x |
|
|
|
|
Gia Phố |
200 |
|
|
x |
|
|
|
Hương Trà |
200 |
|
|
|
|
x |
|
7. Nghi Xuân |
|
|
|
|
|
|
|
Xuân Viên |
200 |
|
x |
|
|
|
|
Cường Gián |
200 |
|
|
x |
|
|
|
8. Can Lộc |
|
|
|
|
|
|
|
Sơn Lộc |
300 |
|
|
x |
|
|
|
Khánh Lộc (HTX T.Nhất) |
100 |
x |
|
|
|
|
|
Mỹ Lộc |
300 |
|
|
|
|
|
x |
9. Thạch Hà |
|
|
|
|
|
|
|
Thạch Thắng (HTX Đồng Tiến) |
200 |
|
|
x |
|
|
|
Thạch Tiến |
200 |
|
x |
|
|
|
|
Thạch Văn |
300 |
|
|
|
|
|
x |
10. Hương Sơn |
|
|
|
|
|
|
|
Sơn Kim I |
200 |
|
x |
|
|
|
|
Sơn Lễ |
200 |
|
|
|
|
x |
|
II. Trại của các tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư |
|
|
|
|
|
|
|
Số lượng nái |
|
948 |
1.450 |
3.900 |
5.200 |
4.600 |
8.650 |
1. Đức Thọ |
|
|
|
|
|
|
|
- Đức Lạng (A.Huy) |
50 |
|
x |
|
|
|
|
- Đức Long (A.Dương) |
50 |
|
x |
|
|
|
|
- Đức Long (Bà Liên) |
300 |
|
|
x |
|
|
|
2. Can Lộc |
|
|
|
|
|
|
|
- Thiên Lộc (C.Bình) |
100 |
|
x |
|
|
|
|
- Phú Lộc (A. Tuấn) |
50 |
x |
|
|
|
|
|
- Phú Lộc (A.Thắng) |
1000 |
|
x |
|
|
|
|
3. Thạch Hà |
|
|
|
|
|
|
|
- Thạch Thắng (HTX Thanh Tâm) |
200 |
|
x |
|
|
|
|
- Thạch Tiến (HTX Xuân Sơn) |
150 |
|
|
x |
|
|
|
4. Hương Sơn |
|
|
|
|
|
|
|
- Sơn Kim I (Bà Linh) |
50 |
x |
|
|
|
|
|
5. Các vùng chăn nuôi tập trung tại các xã NTM |
|
x |
x |
x |
x |
x |
x |
Ghi chú: - Số lượng nái bố mẹ nuôi ở các huyện bao gồm nái nuôi ở các cơ sở giống, khu chăn nuôi tập trung ở xã xây dựng nông thôn mới và các trang trại, gia trại.
Biểu 3: Số lượng cơ sở nái ông bà, bố mẹ và các cơ sở nuôi lợn thương phẩm
Diễn giải |
Năm |
||||||
ĐVT |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
2020 |
|
1. Số lượng cơ sở nuôi lợn ông bà |
Cơ sở |
7 |
8 |
8 |
8 |
8 |
9 |
- Các cơ sở của công ty KSTM |
nt |
2 |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
- Các cơ sở của tổ chức, cá nhân khác |
nt |
5 |
5 |
5 |
5 |
5 |
6 |
2. Số lượng cơ sở nuôi lợn bố mẹ |
Cơ sở |
11 |
24 |
40 |
58 |
79 |
105 |
- Các cơ sở liên kết với KSTM |
nt |
2 |
9 |
14 |
18 |
22 |
25 |
- Các cơ sở tự bỏ vốn |
nt |
9 |
15 |
26 |
40 |
57 |
80 |
3. Số lợn thương phẩm sản xuất hàng năm (ngoại) |
Con |
63.760 |
100.700 |
174.750 |
228.500 |
270.000 |
448.000 |
Số lợn thương phẩm của KS-TM |
nt |
43.150 |
67.500 |
88.500 |
115.500 |
170.500 |
261.500 |
4. Số lượng vệ tinh nuôi lợn thịt |
Cơ sở |
24 |
45 |
59 |
73 |
80 |
90 |
3. Định hướng dòng sản phẩm và hướng tới xây dựng thương hiệu
Đối với đàn lợn cấp ông bà của Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại tiến tới phải sử dụng hoàn toàn lợn nhập từ Thái Lan để sản xuất lợn bố mẹ cho phát triển các cơ sở vệ tinh sản xuất lợn giống và các trang trại, hợp tác xã chăn nuôi. Từ các cơ sở giống lợn này sản xuất ra lợn thương phẩm nuôi ở các vệ tinh, trang trại, hợp tác xã; tạo ra đàn lợn thịt số lượng lớn, chất lượng cao, đồng đều về chất lượng; tiến tới xây dựng thương hiệu lợn Hà Tĩnh Công nghệ Thái Lan. Đồng thời Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại phải tiếp cận với các dòng lợn mới phù hợp với thị hiếu của thị trường và có tính cạnh tranh cao.
4. Đối với đàn lợn lai, lợn nội
Ủy ban nhân dân các huyện chỉ đạo phòng chuyên môn hướng dẫn người chăn nuôi chọn lọc, bình tuyển, để nâng cao chất lượng đàn nái.
Mua bổ sung đủ lợn đực giống chất lượng cao như: Landrace, Yorkshire, PiDu, Duroc cho công tác phối giống trên địa bàn tỉnh; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo đội ngũ dẫn tinh viên, kiện toàn mạng lưới cung ứng tinh, truyền tinh đảm bảo hoạt động có hiệu quả.
Biểu 4: Số lượng lợn đực giống nuôi ở các cơ sở thụ tinh nhân tạo
Diễn giải |
ĐVT |
Năm |
|||||
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
2020 |
||
Số lượng đực giống thụ tinh nhân tạo |
Con |
77 |
125 |
150 |
170 |
190 |
250 |
1. Quy hoạch:
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy hoạch phát triển trang trại chăn nuôi lợn tập trung, công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011- 2015, định hướng đến 2020 (phấn đấu hoàn thành trong quý I/2012) để tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư phát triển giống lợn trên địa bàn tỉnh.
Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã căn cứ Đề án phát triển chăn nuôi lợn, Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND ngày 09/8/2011 của UBND tỉnh ban hành Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2015 (gọi tắt là Quyết định 24) và nội dung Thông báo số 281 ngày 23/9/2011 của UBND tỉnh lựa chọn những vùng đất phù hợp để quy hoạch các cơ sở giống lợn (chi tiết có phụ lục 01 kèm theo), thực hiện việc quy hoạch chi tiết để thu hút các doanh nghiệp chăn nuôi phát triển giống lợn.
2. Tổ chức sản xuất:
- Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh: Là đơn vị chủ lực sản xuất khoảng 60% lợn giống ngoại thương phẩm cho địa bàn tỉnh. Lợn giống cấp ông bà chủ yếu được nuôi để sản xuất lợn bố mẹ cung cấp cho các vệ tinh nuôi nái liên kết với Công ty. Từ các cơ sở lợn bố mẹ này sản xuất lợn thương phẩm cho các vệ tinh nuôi lợn thịt liên kết, tạo ra một dòng sản phẩm lớn, đồng nhất và có chất lượng cao.
- Các doanh nghiệp chăn nuôi khác có đủ điều kiện nuôi lợn cấp ông bà, bố mẹ để sản xuất lợn thương phẩm phát triển chăn nuôi liên doanh, liên kết.
- Các trang trại, HTX nuôi lợn cấp ông bà, bố mẹ để sản xuất lợn giống thương phẩm cho phát triển chăn nuôi theo quy trình khép kín.
3. Chính sách:
Thực hiện có hiệu quả chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi tại Quyết định số 24; lồng ghép chương trình xây dựng Nông thôn mới để sử dụng nguồn kinh phí phát triển sản xuất tại Quyết định số 1298/QĐ-UBND ngày 22/4/2011 của UBND tỉnh; ngoài ra Uỷ ban nhân dân các huyện căn cứ tình hình thực tế của địa phương cần có chính sách hỗ trợ để phát triển công tác giống. Ban hành bổ sung chính sách khuyến khích phát triển giống lợn ngoại trên địa bàn tỉnh.
Đối với các cơ sở sản xuất giống gốc (cụ kỵ, ông bà, bố mẹ) được hưởng chính sách tại quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thuỷ sản đến năm 2020.
4. Tuyên truyền:
Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền nội dung đề án phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020 và Quyết định số 24 của UBND tỉnh.
Hoàn thành các hạng mục, đưa vào hoạt động Trại lợn giống Kỳ Bắc huyện Kỳ Anh, tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm để nhân rộng mô hình này trên địa bàn tỉnh.
5. Về quản lý Nhà nước và thú y
Các cơ sở sản xuất cung ứng giống lợn phải công bố tiêu chuẩn chất lượng và công bố hợp quy theo quy định tại Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền (Sở Nông nghiệp và PTNT) hướng dẫn việc thực hiện công bố hợp quy, định kỳ và đột xuất kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về sản xuất kinh doanh giống lợn theo quy định hiện hành.
Chi cục Thú y thực hiện công tác quản lý nhà nước về thú y đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống lợn như: hướng dẫn công tác nuôi cách ly, tiêm phòng, vệ sinh tiêu độc khử trùng và các biện pháp phòng chống dịch bắt buộc khác, xây dựng cơ sở an toàn dịch.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN VÀ NGUỒN KINH PHÍ
Kinh phí để thực hiện Kế hoạch khoảng 308,4 tỷ đồng, trong đó chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND là 36,278 tỷ đồng, nguồn kinh phí hỗ trợ sản xuất từ Chương trình xây dựng NTM 24,480 tỷ đồng, nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng 168,809 tỷ đồng, nguồn vốn của các tổ chức cá nhân 78,833 tỷ đồng (có phụ lục dự trù kinh phí kèm theo).
1. Ban chỉ đạo phát triển chăn nuôi lợn:
Các thành viên Ban chỉ đạo căn cứ nhiệm vụ, địa bàn được phân công phối hợp với các địa phương tổ chức, chỉ đạo phát triển các cơ sở sản xuất giống lợn và lợn thương phẩm đảm bảo đúng kế hoạch, đạt hiệu quả cao.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương xây dựng quy hoạch phát triển trang trại chăn nuôi lợn tập trung, công nghiệp giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020 trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đúng thời gian, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện Kế hoạch phát triển giống lợn của tỉnh; phối hợp Sở Tài chính tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh bổ sung chính sách phát triển giống lợn; phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện, các doanh nghiệp phát triển chăn nuôi thẩm định điều kiện xây dựng các cơ sở chăn nuôi lợn giống; hướng dẫn quy trình kỹ thuật chăn nuôi, thú y và bảo vệ môi trường theo quy định; tăng cường quản lý Nhà nước về chăn nuôi, thú y, đặc biệt quản lý tốt công tác giống trên địa bàn.
3. Sở Tài chính: Tổng hợp nhu cầu kinh phí thực hiện chính sách phát triển chăn nuôi lợn báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để trình HĐND tỉnh phê duyệt và triển khai thực hiện; nghiệm thu, thanh quyết toán nguồn kinh phí thực hiện chính sách theo quy định. Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh bổ sung chính sách phát triển giống lợn ngoại cấp ông bà, bố mẹ.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương bố trí, tạo điều kiện thuận lợi nhất về đất đai, giả phóng mặt bằng để phát triển các cơ sở sản xuất giống lợn; hướng dẫn các thủ giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức cá nhân đầu tư sản xuất giống lợn; hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường trong chăn nuôi và kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc bảo vệ môi trường
5. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo công tác chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tạo điều kiện thuận lợi, giải quyết nhanh các thủ tục đầu tư cơ sở sản xuất giống lợn, cân đối, lồng ghép, bố trí nguồn kinh phí để thực hiện Kế hoạch.
7. Chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh và các chi nhánh ngân hàng thương mại khác trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi nhất để các tổ chức, cá nhân vay vốn đầu tư phát triển chăn nuôi lợn, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
8. Uỷ ban nhân dân cấp huyện:
Căn cứ Kế hoạch của tỉnh, nhu cầu giống lợn của địa phương xây dựng Kế hoạch thực hiện cụ thể (số lượng, địa điểm, thời gian thực hiện,..) của từng địa phương, tạo điều kiện thuận lợi nhất về đất đai, giải phóng mặt bằng cho các tổ chức, cá nhân liên kết với Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại hoặc các doanh nghiệp chăn nuôi khác xây dựng các cơ sở nuôi lợn giống ngoại. Hàng năm xây dựng kế hoạch nhu cầu kinh phí trình Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
9. Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh: Là đơn vị chủ lực sản xuất con giống của tỉnh, trên cơ sở Kế hoạch, Quy hoạch phát triển chăn nuôi của tỉnh, xây dựng Đề án phát triển chăn nuôi lợn của Tổng công ty xin ý kiến của các sở, ngành chuyên môn trước khi phê duyệt và triển khai thực hiện. Phối hợp chặt chẽ với UBND cấp huyện, Hội Nông dân, Liên minh HTX phát triển các cơ sở lợn giống ngoại cấp ông bà, bố mẹ để cung cấp giống và tiêu thụ sản phẩm cho nhân dân; bảo lãnh vốn vay cho các vệ tinh nuôi lợn bố mẹ của công ty; tạo điều kiện để các vệ tinh vay vốn phát triển chăn nuôi và phải tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của mình.
Giao các sở, ngành, địa phương liên quan báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Phát triển chăn nuôi lợn) định kỳ trước ngày 25 hàng tháng để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Nơi nhận: |
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây