628058

Kế hoạch 3876/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án “Nâng cao hiệu quả thực thi Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động vật, thực vật (SPS) của Tổ chức Thương mại thế giới và cam kết SPS trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại tự do” trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

628058
LawNet .vn

Kế hoạch 3876/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án “Nâng cao hiệu quả thực thi Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động vật, thực vật (SPS) của Tổ chức Thương mại thế giới và cam kết SPS trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại tự do” trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Số hiệu: 3876/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận Người ký: Nguyễn Hồng Hải
Ngày ban hành: 17/10/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 3876/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
Người ký: Nguyễn Hồng Hải
Ngày ban hành: 17/10/2024
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3876/KH-UBND

Bình Thuận, ngày 17 tháng 10 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI HIỆP ĐỊNH VỀ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP VỆ SINH DỊCH TỄ VÀ KIỂM DỊCH ĐỘNG, THỰC VẬT (SPS) CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VÀ CAM KẾT SPS TRONG KHUÔN KHỔ CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Thực hiện Quyết định số 534/QĐ-TTg ngày 19/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả thực thi Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động vật, thực vật (SPS) của Tổ chức Thương mại thế giới và cam kết SPS trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại tự do” (Quyết định số 534/QĐ-TTg); Quyết định số 2998/QĐ- BNN-CCPT ngày 05/9/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch triển khai của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Đề án “Nâng cao hiệu quả thực thi Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật (SPS) của Tổ chức Thương mại thế giới và cam kết SPS trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại tự do” (Quyết định 2998/QĐ-BNN-CCPT);

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định 2998/QĐ-BNN-CCPT trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ nghiêm túc, kịp thời, hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu của Đề án SPS được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 534/QĐ-TTg và phối hợp thực hiện đạt các nhiệm vụ giao tại Quyết định 2998/QĐ-BNN-CCPT ngày 05/9/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh động vật, thực vật nông lâm thủy sản nhằm bảo vệ sức khỏe con người và sức khỏe động thực vật, hệ sinh thái và môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và gia tăng giá trị, năng lực cạnh tranh sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh.

3. Chủ động trong triển khai thực hiện, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, giữa cơ quan Trung ương và địa phương có liên quan để đạt được mục tiêu đề ra.

4. Kịp thời lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch vào các chương trình, đề án, kế hoạch hoạt động có liên quan tại các đơn vị, địa phương nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Kế hoạch.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu đến 2025

- Phấn đấu 100% cán bộ quản lý an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật các cấp được bồi dưỡng, cập nhật hằng năm về chuyên môn, nghiệp vụ.

- Kiện toàn đầu mối hỏi đáp các quy định SPS của thị trường.

- Phối hợp cung cấp thông tin trên cổng thông tin quốc gia về SPS, kết nối và chia sẻ thông tin về các biện pháp SPS của thị trường giữa hợp tác xã, doanh nghiệp, hội, hiệp hội, cơ quan địa phương và hệ thống SPS của Việt Nam.

2. Mục tiêu đến 2030

- 100% cán bộ quản lý an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật các cấp được bồi dưỡng, cập nhật hàng năm về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ.

- Đẩy mạnh cơ sở dữ liệu kết nối thông tin tương tác giữa hợp tác xã, doanh nghiệp, hội, hiệp hội, cơ quan địa phương và hệ thống SPS của Việt Nam.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Nâng cao nhận thức cho các đối tượng liên quan về SPS

- Phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn các quy định SPS, các quy định pháp luật có liên quan đối với các sản phẩm có nguồn gốc thực vật, động vật, sản phẩm thủy sản, lâm sản. Tham dự các hội nghị, hội thảo, tập huấn, cập nhật các quy định SPS, các quy định pháp luật có liên quan.

- Nâng cao nhận thức, năng lực về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh động vật, thực vật cho các chủ thể tham gia chuỗi sản xuất, chế biến, kinh doanh tiêu dùng. Nâng cao kiến thức chuyên môn và năng lực thực thi SPS cho cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm nghiệm, kiểm dịch và các đối tượng liên quan.

- Tập huấn các quy định về SPS cho các tổ khuyến nông cộng đồng. Đào tạo, tập huấn tăng cường năng lực cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hội, hiệp hội về quản lý và giám sát các khâu của sản xuất, thu hoạch, chế biến nông sản thực phẩm, bao gói và ghi nhãn mác đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh động, thực vật đáp ứng quy định thị trường.

- Xây dựng, phổ biến các mô hình nuôi trồng thủy sản an toàn, sản xuất giống thủy sản an toàn, mô hình chăn nuôi an toàn sinh học,… đáp ứng yêu cầu thị trường.

- Tổ chức xây dựng kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý an toàn thực phẩm, phòng, chống dịch bệnh động vật, thực vật, phù hợp với thực tiễn, bảo đảm liên thông, kết nối có hiệu quả với hệ thống của Trung ương. Phối hợp với cơ quan Trung ương phổ biến về chuyển đổi số trong quản lý an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh động, thực vật; quản lý mã số vùng trồng, vùng nuôi.

2. Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật

- Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật đặc biệt là các văn bản về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh động, thực vật nhằm kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện (nếu có).

- Rà soát các quy định về quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn các nòi, giống thuần chủng, bản địa, bảo vệ các loài sinh vật quý hiếm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững đối với sản phẩm nông nghiệp

3. Thanh tra, giám sát, truy xuất nguồn gốc sản phẩm

- Kiểm tra, giám sát về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh động, thực vật đối với các vùng nguyên liệu, các cơ sở sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản thực phẩm.

- Xây dựng và thực hiện chương trình giám sát, cảnh báo nguy cơ mất an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh trong nông sản thực phẩm. Tăng cường công tác lấy mẫu đánh giá rủi ro, nguy cơ mất an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh.

- Thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với nông sản và thực phẩm, áp dụng hệ thống mã số, mã vạch nhằm hỗ trợ cho việc truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm khi có vấn đề mất an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh động thực vật.

- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra các yếu tố đầu vào trong hoạt động sản xuất nông nghiệp (thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, giống cây trồng, giống vật nuôi,...); chủ động giám sát chất lượng thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; giám sát việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản theo thứ tự ưu tiên để phòng, chống kháng thuốc.

4. Khoa học và công nghệ

- Khuyến khích xây dựng các mô hình khoa học ứng dụng công nghệ để kiểm soát sinh vật gây hại; xây dựng các mô hình nông nghiệp an toàn sinh học, nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ; xây dựng các mô hình liên kết các chuỗi giá trị; mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; xây dựng các mô hình về cộng đồng tham gia sản xuất an toàn, nông nghiệp sinh thái.

- Xây dựng và tham mưu UBND tỉnh ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn thực phẩm đối với sản phẩm đặc thù của tỉnh phù hợp với điều kiện thực tế theo quy định.

5. Tăng cường năng lực

- Xây dựng và phát triển các điểm hỏi đáp SPS và hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hội, hiệp hội tại địa phương.

- Ưu tiên bố trí nguồn lực và bố trí đủ kinh phí phù hợp cho công tác đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm; an toàn dịch bệnh động, thực vật. Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ để kiểm tra, kiểm soát an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh động, thực vật và gia tăng chế biến và phát triển thị trường.

- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn triển khai, tổ chức kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện Quyết định số 534/QĐ- TTg và Quyết định số 2998/QĐ-BNN-CCPT. Báo cáo tình hình, kết quả triển khai nhiệm vụ hàng năm theo phân công.

IV. NGUỒN KINH PHÍ

1. Nguồn ngân sách nhà nước

Bao gồm chi thường xuyên, nguồn chi đầu tư phát triển hàng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành. Được quản lý và thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các quy định pháp luật khác có liên quan.

2. Nguồn xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác

Nguồn kinh phí từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; nguồn kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án, kế hoạch liên quan đã được phê duyệt và các nguồn hợp pháp khác. Được thực hiện theo quy định của pháp luật đối với từng nguồn.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, các địa phương và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch này. Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tổ chức xã hội để triển khai các nhiệm vụ đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ.

b) Chủ động lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch với các chương trình, đề án, kế hoạch khác liên quan (Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp, các Chương trình mục tiêu quốc gia, Quyết định số 802/QĐ-UBND ngày 26/4/2023 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, Kế hoạch số 3260/QĐ-UBND ngày 29/9/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh, Kế hoạch số 2512/KH-UBND ngày 04/8/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án “Đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh,...).

c) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành liên quan rà soát các quy định về quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài sinh vật quý hiếm; đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững đối với sản phẩm nông nghiệp.

d) Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các sở, ngành liên quan quản lý việc tổ chức, triển khai thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.

đ) Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho các đối tượng liên quan, tuyên truyền, phổ biến các nội dung liên quan của Kế hoạch.

e) Xây dựng các mô hình nông nghiệp an toàn sinh học, nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ; nông nghiệp sinh thái, xây dựng mô hình liên kết theo chuỗi giá trị; xây dựng các mô hình về cộng đồng tham gia sản xuất an toàn.

g) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ nghiên cứu đề xuất xây dựng và tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn thực phẩm đối với sản phẩm đặc thù của tỉnh phù hợp với điều kiện thực tế theo quy định.

h) Xây dựng cơ sở dữ liệu, kết nối thông tin liên quan đến an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh động, thực vật giữa các sở, ngành với địa phương và các đối tượng có liên quan. Khai thác, kết nối và chia sẻ thông tin về các biện pháp SPS theo nhóm mặt hàng, theo từng thị trường.

i) Tăng cường năng lực phân tích và đánh giá rủi ro đối với các mối nguy mất an toàn thực phẩm, sinh vật gây hại và dịch bệnh thuộc phạm vi phụ trách.

k) Theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch.

2. Sở Công Thương

a) Phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, Văn phòng SPS Việt Nam triển khai thông tin quy định về an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật (SPS) của các nước thành viên WTO đến các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp liên quan để có phương án xử lý phù hợp, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của tỉnh.

b) Phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật. Hỗ trợ các cơ sở có sản phẩm OCOP của tỉnh, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và sản phẩm đặc trưng của tỉnh tham gia Đề án “Giải pháp truy xuất nguồn gốc điện tử cho các sản phẩm OCOP Bình Thuận, công nghiệp nông thôn tiêu biểu và đặc trưng thế mạnh tỉnh Bình Thuận”.

c) Phối hợp tuyên truyền, phổ biến các nội dung liên quan đến Kế hoạch thuộc phạm vi phụ trách.

d) Báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch thuộc phạm vi phụ trách theo yêu cầu.

3. Sở Y tế

a) Phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát, đề xuất sửa đổi bổ sung các quy định liên quan đến an toàn thực phẩm.

b) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở ngành liên quan tham gia đánh giá rủi ro, nguy cơ mất an toàn thực phẩm các sản phẩm thuộc phạm vi phụ trách.

c) Phối hợp với các đơn vị có liên quan quản lý việc tổ chức, triển khai thực hiện truy xuất nguồn gốc thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.

d) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc tuyên truyền, phổ biến các nội dung có liên quan của Kế hoạch thuộc phạm vi phụ trách.

đ) Báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch thuộc phạm vi phụ trách theo yêu cầu.

4. Sở Khoa học và Công nghệ

a) Chủ trì, phối hợp tổ chức, triển khai thực hiện hoạt động đánh giá sự phù hợp, hoạt động mã số, mã vạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa theo quy định.

b) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các mô hình khoa học ứng dụng công nghệ để kiểm soát sinh vật gây hại; xây dựng các mô hình nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu cơ.

c) Hướng dẫn, phối hợp với các Sở quản lý chuyên ngành trong công tác xây dựng, công bố, ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn thực phẩm đối với sản phẩm đặc thù của địa phương phù hợp với điều kiện thực tế.

d) Báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch thuộc phạm vi phụ trách theo yêu cầu.

5. Sở Tài chính

Hàng năm, căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương, trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh xem xét bố trí kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn để triển khai thực hiện Kế hoạch.

6. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn các cơ quan thông tấn báo chí, Cổng/Trang thông tin điện tử tuyên truyền phổ biến, đưa tin các nội dung có liên quan của Kế hoạch.

7. UBND các huyện, thị xã, thành phố

a) Chỉ đạo các đơn vị trên địa bàn triển khai thực hiện các nội dung có liên quan của Kế hoạch tại địa phương; thực hiện việc lồng ghép các nội dung của Kế hoạch vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đảm bảo phù hợp điều kiện và đặc điểm, thế mạnh của địa phương.

b) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, hướng dẫn các nội dung liên quan của Kế hoạch đến các đối tượng liên quan.

c) Phối hợp với các sở, ngành, hội có liên quan vận động các hội viên, hộ cá thể, cá nhân trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thực hiện nghiêm chỉnh các quy định hiện hành của pháp luật về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, thú y, phòng, chống dịch bệnh; tăng cường triển khai ký cam kết sản xuất kinh doanh an toàn đối với các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

đ) Báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn theo yêu cầu.

8. Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh

a) Chủ động phối hợp sở, ngành địa phương triển khai có hiệu quả Chương trình phối hợp số: 4800/CTPH-UBND-HND-HLHPN ngày 15/12/2021 giữa UBND tỉnh, Hội Nông dân tỉnh và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh về phối hợp “Tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”. Phối hợp xây dựng Chương trình phối hợp với Mặt trận tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam... trong phổ biến, giáo dục, vận động và giám sát sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản chất lượng an toàn.

b) Vận động các hội viên, hộ cá thể, cá nhân trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thực hiện nghiêm chỉnh các quy định hiện hành của pháp luật về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, thú y, phòng, chống dịch bệnh; phối hợp tập huấn tăng cường năng lực cho hội viên về quản lý và giám sát các khâu của sản xuất, thu hoạch, chế biến nông sản thực phẩm, bao gói và ghi nhãn mác đảm bảo an toàn thực phẩm đáp ứng quy định thị trường.

c) Báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch thuộc phạm vi phụ trách theo yêu cầu.

9. Hiệp hội Chế biến thủy sản, Hiệp hội chế biến nước mắm Phan Thiết, Hiệp hội Thanh long

a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tuyên truyền, phổ biến Kế hoạch này tới các thành viên.

b) Chủ động tham gia tổ chức thực hiện phòng, chống và giám sát dịch bệnh trong trồng trọt và nuôi trồng thủy sản; chủ động và tích cực thực hiện các giải pháp về phòng, chống, giám sát dịch bệnh, an toàn thực phẩm theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn; hỗ trợ các thành viên trong công tác phòng, chống và giám sát dịch bệnh và an toàn thực phẩm.

c) Vận động, phối hợp tập huấn tăng cường năng lực cho các doanh nghiệp, hiệp hội về quản lý và giám sát các khâu của sản xuất, thu hoạch, chế biến nông sản thực phẩm, bao gói và ghi nhãn mác đảm bảo an toàn thực phẩm đáp ứng quy định thị trường.

Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phản ánh kịp thời cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu đề xuất UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (báo cáo);
- Cục Chất lượng, Chế biến và PTTT;
- Chủ tịch, PCT. UBND tỉnh (Đ/c Hải);
- Các đơn vị tại mục V Kế hoạch;
- Trung tâm Thông tin;
- Lưu: VT, KT, Vân.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hồng Hải

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác