Kế hoạch 343/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2: từ năm 2022 đến năm 2025” do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
Kế hoạch 343/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2: từ năm 2022 đến năm 2025” do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
Số hiệu: | 343/KH-UBND | Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thừa Thiên Huế | Người ký: | Nguyễn Thanh Bình |
Ngày ban hành: | 20/09/2022 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 343/KH-UBND |
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thừa Thiên Huế |
Người ký: | Nguyễn Thanh Bình |
Ngày ban hành: | 20/09/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 343/KH-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 20 tháng 9 năm 2022 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ MẦM NON VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2: TỪ NĂM 2022 ĐẾN NĂM 2025"
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025”;
Căn cứ Quyết định số 840/QĐ-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án "Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025";
Căn cứ Quyết định số 5006/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch giai đoạn 2 thực hiện Đề án “Tăng cường chuẩn bị Tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025” trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2: từ năm 2022 đến năm 2025" (sau đây được viết tắt là Kế hoạch) với các nội dung sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Tiếp tục tổ chức thực hiện có chất lượng, hiệu quả giai đoạn 2 của Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” (sau đây được viết tắt là Đề án) theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ phát triển năng lực ngôn ngữ cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số (DTTS) trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường khả năng sẵn sàng cho trẻ mầm non người DTTS đến trường tiểu học; nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông vùng DTTS; góp phần bảo tồn tiếng nói, chữ viết và văn hóa của đồng bào các DTTS.
- Thực hiện triển khai Đề án đảm bảo hiệu quả, thiết thực, huy động các nguồn lực cùng tham gia làm công tác tăng cường tiếng Việt.
2. Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2025, có ít nhất 50% trẻ em người DTTS trong độ tuổi nhà trẻ và 95% trẻ em người DTTS trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp, 100% trẻ em là người DTTS trong các cơ sở giáo dục mầm non được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi.
- Hằng năm, 100% học sinh tiểu học là người DTTS được tập trung tăng cường tiếng Việt.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
1. Trẻ em mầm non và học sinh tiểu học người DTTS trên địa bàn tỉnh.
2. Các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học tại các huyện, thị xã có người DTTS.
III. NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:
Theo phụ lục đính kèm.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đoàn thể, địa phương liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch hiệu quả, thiết thực và đúng lộ trình; hướng dẫn, tuyên truyền, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch; định kỳ báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính cân đối kinh phí để thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành các chính sách đối với trẻ em là người DTTS và đội ngũ giáo viên dạy trẻ em người DTTS học tiếng dân tộc tại địa phương nơi giáo viên công tác; triển khai, hướng dẫn tổ chức thực hiện khi văn bản có hiệu lực.
- Chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo có trẻ em là người DTTS tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch tại địa phương; kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên về nội dung, kỹ năng, phương pháp tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ phù hợp với trẻ em người DTTS; hỗ trợ giáo viên dạy trẻ em DTTS học tiếng dân tộc để có thể áp dụng giáo dục song ngữ, tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ.
2. Ban Dân tộc tỉnh
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan, địa phương liên quan nghiên cứu, đề xuất chính sách đối với học sinh, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên ở các huyện, thị xã có học sinh người DTTS; tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức về phát triển giáo dục, tăng cường tiếng Việt đối với trẻ em người DTTS; kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch; đánh giá sơ kết, tổng kết giai đoạn.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Dân tộc tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ban, ngành, địa phương liên quan cân đối, tham mưu bố trí kinh phí từ nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn vốn ngân sách địa phương đảm bảo theo đúng quy định và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch.
4. Sở Tài chính
Căn cứ Kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt, tham mưu trình cấp có thẩm quyền cân đối, bố trí kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành.
5. Sở Nội vụ
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Dân tộc tỉnh và các cơ quan, địa phương liên quan trong việc xây dựng và tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách mới đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ ở các cơ sở giáo dục.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã có trẻ em là người DTTS
Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, các ban, ngành liên quan xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện tăng cường tiếng Việt cho học sinh tại địa phương; đề xuất các chế độ, chính sách, giải pháp thực hiện Kế hoạch đạt mục tiêu đề ra.
7. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các địa phương có trẻ em DTTS thiết kế, xây dựng và triển khai các chuyên mục, chuyên trang trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm hỗ trợ cho cha, mẹ của trẻ và cộng đồng trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em DTTS; tuyên truyền, đưa tin về các hoạt động tăng cường tiếng Việt cho trẻ em DTTS.
8. Các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức nghề nghiệp, đoàn thể và lực lượng vũ trang
Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp, hỗ trợ các cơ quan, địa phương triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ liên quan tại Kế hoạch này.
V. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện Kế hoạch do ngân sách nhà nước cấp từ nguồn sự nghiệp giáo dục và các nguồn kinh phí huy động, tài trợ hợp pháp khác.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2: từ năm 2022 đến năm 2025". UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành và địa phương liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương phản ánh về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo, giải quyết kịp thời./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây