532035

Kế hoạch 328/KH-UBND về duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và thí điểm thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 4 tuổi tỉnh Lào Cai, năm 2022

532035
LawNet .vn

Kế hoạch 328/KH-UBND về duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và thí điểm thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 4 tuổi tỉnh Lào Cai, năm 2022

Số hiệu: 328/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai Người ký: Giàng Thị Dung
Ngày ban hành: 29/09/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 328/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
Người ký: Giàng Thị Dung
Ngày ban hành: 29/09/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 328/KH-UBND

Lào Cai, ngày 29 tháng 9 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

DUY TRÌ, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ EM 5 TUỔI VÀ THÍ ĐIỂM THỰC HIỆN PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ EM 4 TUỔI TỈNH LÀO CAI, NĂM 2022

Triển khai Kế hoạch số 138/KH-UBND ngày 04/4/2022 của UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và thí điểm thực hiện phcập giáo dục mầm non cho trẻ em 4 tuổi tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện năm 2022 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Cụ thể hóa Kế hoạch số 138/KH-UBND ngày 04/4/2022 của UBND tỉnh Lào Cai về việc duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và thí điểm thực hiện phcập giáo dục mầm non cho trẻ em 4 tuổi tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2022.

- Triển khai có hiệu quả các mục tiêu Kế hoạch; xác định các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể; phân công nhiệm vụ triển khai, tổ chức thực hiện Kế hoạch.

- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển giáo dục mầm non; duy trì, nâng cao chất lượng phcập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 4 tuổi.

2. Yêu cầu

- Ngành Giáo dục và Đào tạo, các cấp, các ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố chủ động triển khai, thực hiện Kế hoạch giai đoạn và tng năm; đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trong quá trình thực hiện.

- Việc thực hiện Kế hoạch cần có sự kế thừa, lồng ghép các chương trình, dự án, đề án đang và sẽ triển khai trên địa bàn. Chú trọng huy động nguồn lực trong nhân dân, các tổ chức cá nhân, các doanh nghiệp đthực hiện các mục tiêu của Kế hoạch.

- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan nắm vững các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch đphối hợp chặt chẽ trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch.

II. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CỤ THỂ NĂM 2022

- Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi (PCGDMNT5T) ở 152 xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) và 09 huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là huyện);

- Đến tháng 12 năm 2022: Có ít nhất 55 xã, đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 4 tuổi (PCGDMNT4T) đạt 36,2%.

- Trẻ em 4 tuổi: Tỷ lhuy động đạt 95% trở lên, chuyên cần đạt 90% trở lên, học 2 buổi/ngày đạt 95% trở lên, hoàn thành chương trình 85% trở lên.

- Trẻ em 5 tuổi: Tỷ lệ huy động đạt 99,8% trở lên, chuyên cần đạt 95% trở lên, học 2 buổi/ngày đạt 98% trở lên, tỷ lệ trẻ hoàn thành chương trình 90% trở lên.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các cấp, các ngành, gia đình và xã hội về chủ trương, mục đích, ý nghĩa của duy trì, nâng cao chất lượng PCGDMNT5T, thực hiện PCGDMNT4T với việc nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển nguồn nhân lực. Đặc biệt, tạo sự đồng thuận, phối hợp giữa gia đình - nhà trường trong các giải pháp nâng cao tỉ lệ huy động và duy trì chuyên cần trẻ em 5 tuổi, 4 tuổi trong bối cảnh, diễn biến dịch Covid-19 còn phức tạp.

- Thực hiện lồng ghép các hình thức và phương tiện truyền thông, như: báo, đài của địa phương; các hội nghị, hội thảo để phổ biến các nội dung của kế hoạch PCGDMNT4T; tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các bậc cha mẹ và toàn xã hội tham gia PCGDMNT4T.

- Phát huy vai trò trách nhiệm của hệ thống chính trị; các cấp các ngành, các tổ chức, các lực lượng xã hội trong công tác tuyên truyền vận động, trong tổ chức thực hiện các nội dung một cách thiết thực, hiệu quả.

2. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp; đổi mới công tác quản lý

- Thực hiện quy định, trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục theo Nghị định số 127/2018/NĐ-CP của Chính phủ; đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý, coi trọng chất lượng, gắn trách nhiệm quản lý chuyên môn với quản lý nhân sự và qun lý tài chính. Vai trò của các cấp ủy, chính quyền địa phương; Ban chỉ đạo công tác giáo dục và đào tạo các cấp.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường phân cấp, phân định rõ công tác quản lý nhà nước với quản trị các cơ sở giáo dục; đặc biệt chú trọng công tác qun trị nội bộ, phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu ở các cơ sgiáo dục mầm non trong thực hiện PCGDMN cho trẻ em 4 tuổi, duy trì, nâng cao chất lượng trẻ em 5 tuổi.

- ng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát của cơ quan chức năng và đoàn thể, nhân dân đối với hoạt động giáo dục mầm non. Tổ chức kiểm tra, hỗ trợ kĩ thuật công tác PCGDMN4T tại các xã phấn đấu đạt chuẩn năm 2022. Đặc biệt quan tâm đến các xã có loại hình GDMN tư thục; đảm bảo kiểm tra, đánh giá, công nhận thực chất, khách quan.

3. Tiếp tục hoàn thiện mạng lưới, quy hoạch không gian, phát triển quy mô trường, lớp học

- Phối hợp xây dựng và triển khai quy hoạch mạng lưới trường, lớp mầm non thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (tích hợp trong quy hoạch tỉnh Lào Cai) gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; sắp xếp lại trường, lớp, sáp nhập các trường mầm non có quy mô nhỏ; khuyến khích phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập ở những nơi có điều kiện xã hội hóa cao.

- Tiếp tục rà soát, sắp xếp mạng lưới trường lớp theo hướng chuẩn hóa. Tổ chức nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, điểm trường theo quy định của Điều ltrường mầm non hiện hành. Tiếp tục quy hoạch và mở rộng diện tích đất ở các trường và các điểm trường để xây dựng đủ các phòng học, phòng chức năng, khu vui chơi, vận động, trải nghiệm cho trẻ theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm”.

- Duy trì việc tổ chức, sắp xếp nhóm trẻ, lớp mẫu giáo để huy động tối đa trẻ em đi học trở lại và duy trì chuyên cần trẻ 4 tuổi, 5 tuổi đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn PCGDMNT4T phù hợp với bối cảnh diễn biến dịch Covid-19.

4. Phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên và nhân viên công lập và ngoài công lập

Đào tạo, bồi dưng CBQL, giáo viên có chất lượng toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp; chuyên môn nghiệp vụ; hiểu biết xã hội; kỹ năng giao tiếp, ứng xử sư phạm, đủ năng lực hội nhập quốc tế thông qua chính sách tuyển dụng, bồi dưỡng tập trung và tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng, cụ thể:

- Đào tạo đạt chuẩn 197 giáo viên; nâng chuẩn 387 giáo viên; tuyển dụng mới và hợp đồng đủ giáo viên dạy các lớp mầm non 4 tuổi, 5 tuổi theo định mức quy định. Đặc biệt, tiếp tục thực hiện cơ cấu, sắp xếp lại đội ngũ trong toàn ngành gn với rà soát, quy hoạch mạng lưới trường, trên cơ sở rà soát, sắp xếp cơ cấu giáo viên các cấp học, điều chuyển biên chế giáo viên tiểu học, THCS sang cấp học mầm non để tuyn dụng. Ưu tiên biên chế cho các xã phấn đấu đạt chuẩn PCGDMN4T năm 2022.

- Đổi mới nội dung, phương thức bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, cập nhật kiến thức và kỹ năng cho giáo viên đthực hiện chương trình giáo dục mầm non sau sửa đổi, bổ sung.

- Bồi dưỡng nghiệp vụ, kĩ thuật cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non dạy lớp mẫu giáo 4 tui, người theo dõi, thực hiện công tác PCGDMNT4T, 5T.

5. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học

- Tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư cho phát triển sự nghiệp giáo dục và lựa chọn danh mục ưu tiên đầu tư trước cho các trường mới thực hiện sáp nhập, và các xã phấn đấu đạt chuẩn năm 2022.

- Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng, phát huy tối đa cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có, còn sử dụng được. Đẩy mạnh các hoạt động thực hiện mô hình “Sáng tạo đdùng, đồ chơi mầm non” để tăng cường đồ dùng, thiết bị dạy học và đảm bảo quy định về đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Việc đầu tư cơ sở vật chất được lồng ghép các chương trình, dự án, đề án các nguồn vốn: ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh, huyện, xã, nguồn xây dựng nông thôn mới, nguồn tài trợ, huy động xã hội hóa... đđầu tư xây dựng, mua sm, cải tạo, nâng cấp hoặc bsung thêm bộ đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học ti thiu, công trình điện nước, vệ sinh môi trường từng bước đảm bảo đủ, đồng bộ và hiện đại. Cụ thể:

+ Xây dựng 160 phòng học, các phòng hỗ trợ học tập và chức năng cho các lớp mầm non 4 tuổi; sửa chữa, cải tạo, nâng cấp theo tiêu chuẩn 200 phòng học; xây mới 29 bếp ăn, 19 nhà vệ sinh cho các trường mầm non theo hướng chuẩn hóa.

+ Trang bị mới 205 bộ đồ dùng - đồ chơi - thiết bị dạy học tối thiểu cho lớp mầm non 4 tuổi, 5 tuổi để thực hiện chương trình giáo dục mầm non và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; trang bị bổ sung 19 bộ đồ chơi ngoài trời cho các điểm trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn.

+ Cân đối ngân sách Nhà nước, huy động xã hội hóa giáo dục để trang bị bổ sung đồ dùng - đchơi - thiết bị dạy học và bộ thiết bị, phần mềm trò chơi làm quen với vi tính nhằm thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tối thiểu cho trẻ em mầm non 4 tuổi, 5 tuổi.

6. Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục toàn diện; thực hiện chương trình Giáo dục mầm non (GDMN) sau sửa đổi

a) Triển khai thực hiện Chương trình GDMN sau sửa đổi cho tất cả lớp mẫu giáo 4 tuổi, 5 tuổi:

- Xây dựng tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN sau sửa đổi phù hợp với điều kiện thực tế từng đơn vị; tăng cường hỗ trợ chuyên môn cho các nhóm, lớp độc lập tư thục; hỗ trợ thực hiện chương trình GDMN ở vùng đặc biệt khó khăn. Triển khai có hiệu quả việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiu s. Nâng cao chất lượng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; chuẩn hóa giáo dục vùng cao.

- Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học theo hướng mở nhằm tạo cho trẻ vui chơi, học tập, khám phá và trải nghiệm. Chú trọng giáo dục knăng sống cho trẻ, phát triển khả năng tự tin, tự lập và khả năng giao tiếp; trẻ mẫu giáo ở những nơi có điều kiện được làm quen tin học, ngoại ngữ phù hợp với tâm lý, độ tuổi, tích cực cho trẻ tiếp cận với các phương pháp giáo dục tiên tiến, hiện đại.

- Thực hiện tốt công tác phối hợp gia đình - nhà trường - xã hội trong công tác chăm sóc giáo dục, đảm bảo cho trẻ an toàn về thchất và tinh thần; thực hiện mô hình “dinh dưỡng cho bé” và hỗ trợ phòng chng suy dinh dưỡng cho trẻ thông qua thực hiện chế độ chăm sóc sức khỏe, đảm bảo dinh dưỡng kết hợp với vận động khoa học. Phối hợp với ngành Y tế tăng cường khám, phát hiện, can thiệp sớm trẻ em có khó khăn về thể chất và tâm lý; hướng dẫn, tuyên truyền cho cộng đồng, cha mẹ trẻ kịp thời phát hiện và phối hợp can thiệp sớm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thnhẹ cân, thấp còi.

- Theo dõi sát diễn biến dịch Covid-19 để thực hiện đồng thời giải pháp huy động trẻ đi học lại và duy trì chuyên cần như rà soát biên chế thời gian năm học 2021-2022 trong giai đoạn từ 12/4 đến 31/5/2022 để điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho trẻ 4 tuổi, 5 tuổi. Tăng thời lượng hoạt động học vào các buổi chiều khi trẻ đi học trực tiếp; kiểm soát việc phối hợp của gia đình “cùng học với trẻ mầm non” và thực hiện chăm sóc, giáo dục theo khoa học trong thời gian trẻ ở nhà nhằm đảm bảo 100% trẻ em 4 tuổi, 5 tuổi hoàn thành Chương trình GDMN.

b) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT); nâng cao chất lượng dạy, học ngoại ngữ:

(1) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin

- Thực hiện đồng bộ các biện pháp, giải pháp đảm bảo năm 2022 có ít nhất 25% trẻ em được tiếp cận với Tin học.

- Phối hợp triển khai thực hiện Đề án “Ứng dụng CNTT, đẩy mạnh giáo dục thông minh, giáo dục STEM, STEAM, giai đoạn 2020-2025”.

- Hoàn thiện, phát triển hệ thống thông tin tổng thể và cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục và Đào tạo của tỉnh; thực hiện hướng dẫn cha mẹ chăm sóc con tại nhà bằng hình thức trực tuyến; đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong thực hiện PCGDMN cho trẻ 4 tuổi, 5 tuổi.

(2) Nâng cao chất lượng dạy, học ngoại ng:

- Thực hiện đồng bộ các biện pháp, giải pháp đảm bảo năm 2022 có ít nhất 15% trẻ mầm non được làm quen với ngoại ngữ.

- Xây dựng và triển khai Đề án “Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở GDMN, phổ thông và GDTX giai đoạn 2020-2025”.

(3) Rà soát, đánh giá, xếp loại, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực tin học, ngoại ngcho CBQL, giáo viên đđủ về số lượng, đảm bảo chất lượng thực hiện nhiệm vụ. Xây dựng môi trường học và sử dụng tin học, ngoại ngữ, phát động phong trào giáo viên cùng học tin học, ngoại ngữ. Khuyến khích giáo viên tự học, ngoại ngữ với nhiều hình thức trực tiếp, trực tuyến, kết nối với giáo viên bản ngữ để nâng cao kỹ năng nghe, nói.

7. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục và xây dựng thực hiện cơ chế chính sách

a) Khuyến khích, tạo điều kiện để cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội đầu tư phát triển trường, lớp mm non ngoài công lập:

- Tiếp tục phát triển loại hình trường, lớp mầm non ngoài công lập ở địa bàn kinh tế - xã hội thuận lợi (thành phố, thị xã, thị trấn) theo Quyết định số 1677/QĐ-TTg ngày 03/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án phát trin GDMN, giai đoạn 2018-2025.

- Tiếp tục tham mưu có chính sách riêng nhằm khuyến khích phát triển các cơ sở GDMN ngoài công lập theo Nghị định số 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chính sách phát triển GDMN.

b) Bảo đảm nguồn lực thực hiện chế độ chính sách cho đội ngũ và trẻ em:

- Các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập bảo đảm chế độ lương cho giáo viên và thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với giáo viên theo quy định hiện hành.

- Thực hiện thu học phí mới theo quy định và các khoản dịch vụ giáo dục đhỗ trợ phát triển giáo dục.

- Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách cho trẻ em mầm non, đặc biệt trẻ em 4 tuổi, 5 tuổi.

- Thực hiện hỗ trợ kinh phí mua vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo cho các cơ sở giáo dục mầm non vùng khó khăn dân tộc thiểu số.

- Các đơn vị tiếp tục tham mưu để có giải pháp hỗ trợ bộ đồ dùng, đồ chơi, thiết bị tối thiểu cho lớp mẫu giáo 4 tuổi tại các cơ sở GDMN tư thục.

c) Kết hợp các chính sách của Trung ương, địa phương và tranh thủ sự giúp đỡ của các nhà tài trợ, tổ chức xã hội với huy động đóng góp của nhân dân để xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất trường lớp; nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú, cải thiện điều kiện sinh hoạt các điểm trường, tư vấn, chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em theo khoa học...

8. Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế

- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, tranh thủ các nguồn đầu tư, tài trợ từ các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước để phát triển GDMN. Phối hợp với các tổ chức quốc tế tổ chức hội nghị, hội thảo về chăm sóc và phát triển trẻ em và đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về GDMN.

- Tiếp thu có chọn lọc các phương pháp giáo dục tiên tiến, hiện đại của các tổ chức quốc tế như Unicef, SCI,... trong việc thực hiện PCGDMNT4T,5T.

III. NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện Kế hoạch do ngân sách nhà nước cấp và lồng ghép hỗ trợ từ các Chương trình, Đề án, Dự án và xã hội hóa giáo dục.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Là cơ quan thường trực, chủ trì tham mưu triển khai kế hoạch. Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch của các huyện, thị xã, thành phố.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, các tổ chức xã hội, tích cực tham gia công tác xã hội hóa, huy động nguồn lực thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển GDMN của tỉnh.

- Tăng cường quản lý, chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, xây dựng chương trình GDMN phù hợp với vùng miền. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng CBQL, giáo viên, nhân viên về chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Phối hợp với các Sở, Ngành tham mưu ban hành, thực hiện chế độ chính sách cho CBQL, giáo viên, nhân viên và trẻ em, bố trí đủ giáo viên mầm non theo quy định hiện hành.

- Định kỳ tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, đơn vị, địa phương và các tổ chức có liên quan thực hiện Kế hoạch số 138/KH-UBND của UBND tỉnh.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp; thẩm định các dự án đầu tư cho PCGDMNT4T vào Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục, giai đoạn 2021-2025, trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Chủ trì phân bổ vốn đầu tư cho các địa phương thực hiện kế hoạch.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch.

3. Sở Tài chính

- Căn cứ khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài Chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đi, lồng ghép các nguồn lực thuộc phạm vi quản lý để thực hiện các mục tiêu theo kế hoạch được phê duyệt.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch.

4. S Ni v:

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu, bổ sung các chế độ, chính sách đối với CBQL, giáo viên, nhân viên; phân bổ chỉ tiêu biên chế hàng năm đáp ứng kế hoạch.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng và UBND huyện, thị xã, thành phố trong kế hoạch sử dụng đất của các cơ sở giáo dục; chỉ đạo đảm bảo đủ quỹ đất xây dựng trường, lớp học và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở giáo dục theo quy hoạch phát triển giáo dục.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tham gia kiểm tra, đánh giá thực hiện quy hoạch.

6. SLao động, Thương binh và Xã hội:

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các ban, ngành, địa phương tăng cường công tác truyền thông, vận động xã hội để thực hiện duy trì, nâng cao chất lượng PCGDMNT5T và thực hiện PCGDMNT4T và triển khai thực hiện tốt chương trình hành động vì trẻ em tỉnh Lào Cai; các chính sách bo trợ xã hội cho trẻ em. Tăng cường vận động nguồn lực hỗ trợ cho nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, giám sát việc thực hiện chế độ bảo him xã hội, bảo hiểm y tế và các chính sách xã hội khác đối với giáo viên, nhân viên và trẻ mầm non.

7. Sở Y tế:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng và hoàn thiện các chương trình dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng lồng ghép trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, giám sát công tác chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng trong các trường lớp mầm non 5 tuổi, 4 tuổi theo các mục tiêu phcập; phổ biến kiến thức, kỹ năng và cung cấp dịch vụ chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình.

8. Sở Giao thông vận tải - Xây dựng: Phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong công tác thẩm định, quản lý chất lượng công trình hoặc tham gia ý kiến về sự phù hợp trong quy hoạch, mục tiêu, quy mô đầu tư trường học theo tiêu chuẩn quy định.

9. Sở Thông tin và truyền thông: Tăng cường chỉ đạo công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về kế hoạch thực hiện Đ án.

10. UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Căn cứ Kế hoạch này, xây dựng kế hoạch của địa phương để cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và chỉ đạo, triển khai thực hiện. Cụ thể:

+ Xây dựng kế hoạch, chương trình tuyên truyền chủ trương, chính sách về duy trì, nâng cao chất lượng PCGDMNT5T và thực hiện PCGDMNT4T tới gia đình, cộng đồng và xã hội.

+ Tiếp tục rà soát, quy hoạch trường, lớp; đảm bảo diện tích đất cho các trường, điểm trường và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trường, điểm trường.

+ Tiếp tục rà soát chỉ tiêu kế hoạch duy trì, nâng cao chất lượng PCGDMNT5T và thực hiện PCGDMNT4T và dự toán ngân sách cùng với xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, thị xã, thành phố trình UBND tỉnh phê duyệt.

+ Thực hiện kế hoạch tuyển dụng, bố trí, sắp xếp đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên mầm non đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng cho các nhóm, lớp. Đặc biệt, bố trí, sắp xếp hợp lí giáo viên để tăng tỷ lệ huy động nhà trẻ ra lớp. Thực hiện chế độ, chính sách đi với cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và trẻ em ở các loại hình cơ sở GDMN theo quy định của Nhà nước. Lập kế hoạch CBQL, giáo viên trong dự nguồn tham gia các lớp đào tạo trình độ lý luận chính trị làm cơ sở cho công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại CBQL; khuyến khích CBGV tự bồi dưỡng, tự học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đđáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục mầm non ở địa phương.

+ Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn, chương trình mục tiêu, xã hội hóa vào đầu tư đồng bộ, có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ chơi phục vụ việc thực hiện chương trình GDMN. Cân đối, bố trí ngân sách theo quy định hiện hành.

- Huy động các nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất trường, lớp (làm đường đi, sân chơi, hàng rào quanh khu vực trường...); góp thêm lương thực, thực phẩm và tự chủ hợp đồng nhân viên nấu ăn khuyến khích các thầy, cô giáo, phụ huynh tự làm đồ dùng dạy học, đồ chơi bổ sung thêm bộ thiết bị dạy học. Tổ chức quản lý, sử dụng nguồn xã hội hóa đúng quy định, tiết kiệm và hiệu quả.

- Chỉ đạo sử dụng hiệu quả và quản lý, bảo trì, bảo dưỡng các công trình xây dựng.

- Tổ chức các đợt thi đua trong năm và có khen thưởng cho tổ chức cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác phát triển GDMN.

11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, Hội Khuyến học tỉnh

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân, đoàn viên, hội viên tham gia tích cực việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển GDMN của tỉnh.

Căn cứ nội dung kế hoạch, đề nghị các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương và các tổ chức có liên quan triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- TT: TU, HĐND, Đoàn ĐBQH, UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- UBMTTQVN và các tổ chức CT-X
H tnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Báo, Đài PTTH,
Cổng TTĐT tỉnh;
- CVP, PCVP2;
- Lưu: VT, TH
1, BBT1, VX1.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Giàng Thị Dung

 

Biểu 01

TIẾN ĐỘ ĐẠT CHUẨN PHỔ CẬP GDMN CHO TRẺ EM 4 TUỔI TỈNH LÀO CAI, NĂM 2022

(Kèm theo Kế hoạch số 328/KH-UBND ngày 29/9/2022 của UBND tỉnh)

TT

Đơn vị

Tổng số hiện có

Tổng sxã đạt chuẩn năm 2022

Tên xã

Thời gian huyện đnghị công nhận đạt chuẩn PCGDMN cho trẻ em 4 tuổi

1

TP Lào Cai

17

10

1. Phường Lào Cai

Năm 2023

 

 

 

 

2. Phường Nam Cường

 

 

 

 

 

3. Phường Xuân Tăng

 

 

 

 

 

4. Phường Pom Hán

 

 

 

 

 

5. Xã Thống Nhất

 

 

 

 

 

6. Xã Hợp Thành

 

 

 

 

 

7. Phường Bình Minh

 

 

 

 

 

8. Xã Vn Hòa

 

 

 

 

 

9. Xã Đồng Tuyển

 

 

 

 

 

10. Xã Cam Đường

 

2

Văn Bàn

22

5

1. Xã Hòa Mạc

Năm 2023

 

 

 

 

2. Xã Khánh Yên Trung

 

 

 

 

 

3. Xã Làng Giàng

 

 

 

 

 

4. Xã Khánh Yên Hạ

 

 

 

 

 

5. Thị trấn Khánh Yên

 

3

M. Khương

16

6

1. Xã Bản Xen

Năm 2024

 

 

 

 

2. Thị trấn Mường Khương

 

 

 

 

 

3. Xã Lùng Vai

 

 

 

 

 

4. Xã Bản Lầu

 

 

 

 

 

5. Xã Thanh Bình

 

 

 

 

 

6. Xã Nậm Chy

 

4

Bảo Thắng

14

7

1. Thị trấn Ph Lu

Năm 2024

 

 

 

 

2. Xã Bản Cầm

 

 

 

 

 

3. Xã Xuân Quang

 

 

 

 

 

4. Xã Phú Nhuận

 

 

 

 

 

5. Xã Xuân Giao

 

 

 

 

 

6. Xã Sơn Hà

 

 

 

 

 

7. Xã Sơn Hải

 

5

Bắc Hà

19

7

1. Xã Tà Chải

Năm 2024

 

 

 

 

2. Xã Nậm Đét

 

 

 

 

 

3. Xã Lùng Phình

 

 

 

 

 

4. Xã Bản Cái

 

 

 

 

 

5. Xã Bản Phố

 

 

 

 

 

6. Thị trấn Bắc Hà

 

 

 

 

 

7. Xã Na Hối

 

6

Si Ma Cai

10

3

1. Xã Si Ma Cai

Năm 2024

 

 

 

 

2. Xã Sín Chéng

 

 

 

 

 

3. Xã Cán Cấu

 

7

Bo Yên

17

5

1. Xã Thị trấn Phố Ràng

Năm 2024

 

 

 

 

2. Xã Yên Sơn

 

 

 

 

 

3. Xã Việt Tiến

 

 

 

 

 

4. Xã Lương Sơn

 

 

 

 

 

5. Xã Minh Tân

 

8

Bát Xát

21

5

1. Xã Mường Vi

Năm 2024

 

 

 

 

2. Xã Trung Lèng Hồ

 

 

 

 

 

3. Xã Quang Kim

 

 

 

 

 

4. Xã Thị trn Bát Xát

 

 

 

 

 

5. Xã Bản Qua

 

9

Sa Pa

16

7

1. Phường Ô Quý Hồ

Năm 2024

 

 

 

 

2. Phường Hàm Rồng

 

 

 

 

 

3. Xã Ngũ Chỉ Sơn

 

 

 

 

 

4. Xã Mường Bo

 

 

 

 

 

5. Xã Liên Minh

 

 

 

 

 

6. Phường Sa Pa

 

 

 

 

 

7. Xã TPhìn

 

Cộng

152

55

 

 

 

Tỉ lệ (%)

 

36,2

 

 

 

 

Biểu 02

QUY MÔ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG, LỚP, TRẺ EM TRONG NĂM 2022

(Kèm theo Kế hoạch số 328/KH-UBND ngày 29/9/2022 của UBND tỉnh)

TT

Nội dung

Tổng số

Huyện Bảo Thắng

Huyện Bắc Hà

Huyện Bo Yên

Huyện Bát Xát

Huyện Mưng Khương

Huyện Văn n

Huyện Si Ma Cai

Thị xã Sa Pa

Thành phố Lào Cai

I

Số trường, điểm trường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

TS trường

197

19

19

24

21

20

27

14

21

32

2

Điểm trường

824

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Trường công lập

192

19

20

23

19

20

27

14

22

18

4

Tư thc

15

 

 

1

 

 

 

 

 

14

II

Số nhóm, lớp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

TS nhóm, lớp

2332

284

223

239

255

252

268

189

242

380

2

Nhà tr

421

50

32

38

35

35

45

40

55

91

 

Tl %

18.1

17.6

14.3

15.9

13.7

13.9

16.8

21.2

22.7

23.9

3

Mu giáo

1917

240

200

209

236

206

216

154

190

266

 

T l %

82.2

84.5

89.7

87.4

92.5

81.7

80.6

81.5

78.5

70

4

Lớp MG có tr4 tuổi

938

116

46

107

122

121

112

86

125

103

 

T l %

40.2

40.8

20.6

44.8

47.8

48

41.8

45.5

51.7

27.1

III

Tr em

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

TS trẻ em ra lớp

59717

7905

5698

6241

6447

5922

7161

3616

6489

10238

2

Nhà trẻ

10601

1219

1012

1086

1058

1142

1358

726

1286

1714

 

Tlệ %

17.8

15.4

17.8

17.4

16.4

19.3

19

20.1

19.8

16.7

3

Mu giáo 3-5 tuổi

49116

6686

4686

5155

5389

4780

5803

2890

5203

8524

 

Tlệ %

82.2

84.6

82.2

82.6

83.6

80.7

81

79.9

80.2

83.3

4

Riêng trẻ MG 4 tuổi

16305

2201

1591

1706

1838

1571

1858

926

1726

2888

 

Tlệ %

27.3

27.8

27.9

27.3

28.5

26.5

25.9

25.6

26.6

28.2

5

Số trẻ được ăn bán trú

59717

7905

5698

6241

6447

5922

7161

3616

6489

10238

 

T l%

100

100

100

100

100

100

100

100

100

100

6

Số trẻ được TDBĐTT

59717

7905

5698

6241

6447

5922

7161

3616

6489

10238

 

Tlệ %

100

100

100

100

100

100

100

100

100

100

7

Số trẻ MG được làm quen ngoi ngữ

8958

421

133

280

185

73

224

0

2068

5574

 

Tỉ lệ %

15

5.3

2.3

4.5

2.9

1.2

3.1

0

31.9

54.4

8

Số trẻ MG được làm quen tin học

14930

831

1379

1558

1538

1461

1681

712

1789

3981

 

Tlệ %

25

10.5

24.2

25

23.9

24.7

23.5

19.7

27.6

38.9

 

Biểu 03

NHU CẦU ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT DUY TRÌ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PCGDMN CHO TRẺ 5 TUỔI VÀ THÍ ĐIỂM THỰC HIỆN PCGDMN TRẺ 4 TUỔI NĂM 2022

(Kèm theo Kế hoạch số 328/KH-UBND ngày 29/9/2022 của UBND tỉnh)

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Tổng cộng

Huyện Bo Thắng

Huyện Bắc Hà

Huyện Bo Yên

Huyện Bát Xát

Huyện Mường Khương

Huyện Văn Bàn

Huyện Si Ma Cai

Thị xã Sa Pa

Thành phố Lào Cai

I

Số trường cần đầu tư

Trường

28

3

2

4

1

6

3

3

4

2

II

Các danh mục đầu tư

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Phòng học

Phòng

115

14

11

24

0

12

4

8

36

6

2

Phòng bộ môn (tin học, ngoại ngữ)

Phòng

37

2

0

4

0

4

4

6

10

7

3

Phòng hỗ trợ học tập (nghệ thuật, thể chất)

Phòng

8

0

2

0

2

0

4

0

0

0

4

Nhà bếp/ phòng ăn

Phòng

29

0

0

2

2

11

2

0

12

0

5

Nhà vệ sinh

Nhà/Khu

19

0

0

2

4

7

2

0

4

0

6

Nhà đa năng

Nhà

2

0

0

0

0

2

0

0

0

0

7

Thiết bị đồ dùng dạy học

B

205

22

23

25

25

24

28

18

29

11

8

Đồ chơi ngoài trời các điểm trường

Bộ

19

2

1

1

3

2

1

3

4

2

9

Nâng cấp sửa chữa các phòng

Phòng

200

20

17

25

27

23

27

15

28

18

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 04

NHU CẦU CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN DUY TRÌ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PCGDMN CHO TRẺ EM 5 TUỔI VÀ THÍ ĐIỂM THỰC HIỆN PHỔ CẬP GDMN TRẺ 4 TUỔI NĂM 2022

(Kèm theo Kế hoạch số 328/KH-UBND ngày 29/9/2022 của UBND tỉnh)

TT

Nội dung

Tổng số

Huyện Bảo Thắng

Huyện Bắc Hà

Huyện Bo Yên

Huyện Bát Xát

Huyện Mường Khương

Huyện Văn bản

Huyện Si Ma Cai

Thị xã Sa Pa

Thành phố Lào Cai

1

Số CBQL còn thiếu

23

0

1

0

10

10

2

0

0

0

-

Nhu cầu bổ sung Hiệu trưng

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

-

Nhu cầu bổ sung PHT

23

0

1

0

10

10

2

0

0

0

2

Số Giáo viên còn thiếu

891

120

88

74

81

97

92

64

157

118

-

Nhu cầu bổ sung GV dạy MN

414

55

56

15

71

57

42

23

48

47

-

Riêng bổ sung GV dạy 4 tuổi

241

54

13

15

26

38

20

23

23

29

3

Số nhân viên còn thiếu

798

47

168

71

55

114

247

26

31

39

 

Nhu cầu bổ sung

532

27

100

50

52

80

147

16

31

29

4

Đào tạo, bồi dưỡng cho GV

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Giáo viên mầm non chưa đạt chuẩn

732

75

61

49

148

71

83

28

113

104

-

Nhu cầu đào tạo đạt chuẩn dạy MN

197

16

13

10

36

15

15

5

28

59

-

Đào tạo nâng chuẩn

387

36

32

27

82

35

49

8

59

59

-

Riêng GV 4 tuổi chưa đạt chuẩn

187

11

3

1

86

7

30

15

3

31

-

Đào tạo đạt chuẩn

124

6

3

1

67

7

11

10

3

16

-

Đào tạo nâng chuẩn

225

32

13

9

56

12

27

24

42

10

./.

 

Biểu 05

NHU CẦU KINH PHÍ DUY TRÌ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PCGDMN TRẺ 5 TUỔI THỰC HIỆN PHỔ CẬP GDMN TRẺ 4 TUỔI, NĂM 2022

(Kèm theo Kế hoạch số 328/KH-UBND ngày 29/9/2022 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Nội dung

Tổng số

Huyện Bảo Thắng

Huyện Bắc Hà

Huyện Bảo Yên

Huyện Bát Xát

Huyện Mường Khương

Huyện Văn Bàn

Huyện Si Ma Cai

Thị xã Sa Pa

Thành phố Lào Cai

 

Tổng số

276.745

26.078

22.411

42.533

25.019

38.893

30.021

18.017

41.664

32.109

1

Ngân sách nhà nước

191.315

16.638

13.541

31.933

16.119

31.513

20.141

11.957

32.584

16.889

-

Xây dựng phòng học, phòng chức năng, bếp ăn, nhà vệ sinh

130.014

8.765

6.552

23.880

8.129

24.878

12.786

7.560

24.612

12.852

-

Nâng cấp, sửa chữa cơ svật chất

22.030

3.379

2.796

3.755

2.121

2.166

2.494

873

1.912

2.534

-

Mua sắm thiết bị, đồ dùng tối thiểu, đồ chơi ngoài trời

34.450

3.966

3.713

3.913

4.619

3.989

4.213

3.389

5.195

1.453

-

Đào tạo, bồi dưỡng CBQL, giáo viên, nhân viên

4.821

528

480

385

1.250

480

648

135

865

50

2

Nhân dân đóng góp

34.800

4.640

3.360

4.500

3.000

2.880

3.360

2.160

3.580

7.320

3

Nguồn khác

50.630

4.800

5.510

6.100

5.900

4.500

6.520

3.900

5.500

7.900

./.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác