Kế hoạch 316/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề giai đoạn 2022-2025 và tầm nhìn đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Kế hoạch 316/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề giai đoạn 2022-2025 và tầm nhìn đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Số hiệu: | 316/KH-UBND | Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lào Cai | Người ký: | Hoàng Quốc Khánh |
Ngày ban hành: | 21/09/2022 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 316/KH-UBND |
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lào Cai |
Người ký: | Hoàng Quốc Khánh |
Ngày ban hành: | 21/09/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 316/KH-UBND |
Lào Cai, ngày 21 tháng 9 năm 2022 |
Thực hiện Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 07/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình), UBND tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh Lào Cai, cụ thể như sau:
1. Mục tiêu chung
Bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề nhằm gìn giữ và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của các làng nghề trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng cho các sản phẩm làng nghề; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; bảo vệ cảnh quan, không gian và môi trường, xây dựng thôn bản, làng văn hóa, gắn với xây dựng nông thôn mới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Đến năm 2025
- Khôi phục, bảo tồn được ít nhất 11 làng nghề, 21 nghề truyền thống và 13 làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền.
- Công nhận mới 5 làng nghề và 6 làng nghề truyền thống; phát triển 4 làng nghề gắn với du lịch.
- Trên 70% làng nghề, làng nghề truyền thống hoạt động có hiệu quả.
- 80% người lao động trong làng nghề được đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao kỹ năng nghề, vệ sinh an toàn lao động và kiến thức công nghệ thông tin cơ bản.
- Có ít nhất 07 làng nghề, nghề truyền thống có sản phẩm được phân hạng theo Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
- Có ít nhất 2 làng nghề có sản phẩm được xây dựng, phát triển nhãn hiệu sản phẩm làng nghề.
- Thu nhập bình quân của lao động tăng ít nhất 1-1,5 lần so với năm 2020.
- 100% cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường.
b) Đến năm 2030
- Khôi phục, bảo tồn được ít nhất 8 làng nghề, 32 nghề truyền thống và 18 làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền.
- Công nhận mới 5 làng nghề, 5 nghề truyền thống và 1 làng nghề truyền thống; phát triển 4 làng nghề, 2 làng nghề truyền thống gắn với du lịch.
- Trên 80% làng nghề, làng nghề truyền thống hoạt động có hiệu quả.
- 100% người lao động trong làng nghề được đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao kỹ năng nghề, vệ sinh an toàn lao động và kiến thức công nghệ thông tin cơ bản.
- Có ít nhất 3 làng nghề có sản phẩm được xây dựng, phát triển nhãn hiệu sản phẩm làng nghề.
- 100% cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường.
1. Phát huy vai trò của nghệ nhân, thợ giỏi
- Duy trì và phát triển đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi, thợ lành nghề, tạo nòng cốt thúc đẩy công tác đào tạo, truyền nghề, thực hành nghề thủ công truyền thống, lan tỏa các giá trị di sản văn hóa nghề truyền thống trong cộng đồng, đặc biệt đối với thế hệ trẻ; bảo tồn, phát triển kỹ năng nghề truyền thống, sáng tạo thêm nhiều sản phẩm, tác phẩm mới có giá trị.
- Sưu tầm, lưu giữ và tổ chức trưng bày các tác phẩm tiêu biểu, đặc sắc của các nghệ nhân, thợ giỏi, nghệ nhân tiêu biểu các cấp.
- Tổ chức phong tặng, tôn vinh các danh hiệu thợ giỏi, nghệ nhân, nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân, bảng vàng gia tộc nghề truyền thống Việt Nam và các sản phẩm làng nghề tiêu biểu.
2. Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống
a) Đến năm 2025: Khôi phục và bảo tồn đối với nghề truyền thống và làng nghề truyền thống tại các huyện: Mường Khương, Bảo Yên, Si Ma Cai, Bắc Hà, Bát Xát, Bảo Thắng, thị xã Sa Pa, TP Lào Cai. Trong đó, tập trung bảo tồn và phát triển một số nghề truyền thống, làng nghề truyền thống sau:
- Bảo tồn nghề làm hương của người Giáy thôn Kíp Tước, xã Hợp Thành, thành phố Lào Cai.
- Bảo tồn nghề làm Cốm của người Tày xã Hợp Thành, thành phố Lào Cai.
- Bảo tồn Làng nghề thêu, may thổ cẩm của người Xa Phó, thôn Nậm Rịa, xã Hợp Thành, thành phố Lào Cai.
- Bảo tồn làng nghề nấu rượu thóc tại Làng Mới, xã Tả Phời, thành phố Lào Cai.
- Bảo tồn làng nghề mây tre đan Hà Nhì, xã Y Tý, xã Nậm Pung, huyện Bát Xát.
- Bảo tồn nghề dệt thêu thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông tại thôn Sín Chải, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng.
- Bảo tồn nghề làm nhạc cụ Khèn dân tộc Mông, tại xã Cán Cấu, xã Sín Chéng, huyện Si Ma Cai.
- Bảo tồn nghề chạm khắc bạc của người Dao Đỏ, tại xã Ngũ Chỉ Sơn và xã Liên Minh, thị xã Sa Pa.
- Bảo tồn nghề làm hương của người Giáy xã Tả Van, thị xã Sa Pa.
- Bảo tồn nghề làm chạm khắc bạc dân tộc Mông xã Mường Hoa, thị xã Sa Pa.
- Bảo tồn nghề mây tre đan dân tộc Tày xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên.
- Bảo tồn các làng nghề sản xuất rượu truyền thống: San Lùng, xã Nậm Pung (huyện Bát Xát), Cốc Ngù (huyện Mường Khương), Bản Phố (huyện Bắc Hà). Trong đó chú trọng công đoạn tinh chế sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng, giữ gìn hương vị đặc trưng, cải tiến mẫu mã, kiểu dáng công nghiệp để phục vụ các nhà hàng trên địa bàn và quà tặng cho khách du lịch.
b) Đến năm 2030: Khôi phục và bảo tồn đối với nghề truyền thống, làng nghề truyền thống, tại các huyện Mường Khương, Bảo Yên, thành phố Lào Cai, Si Ma Cai, Bắc Hà, thị xã Sa Pa, Bát Xát, Bảo Thắng. Trong đó ưu tiên tập trung khôi phục và bảo tồn một số làng nghề, nghề truyền thống như:
- Bảo tồn làng nghề làm Giấy dó người Dao Đỏ xã Dần Thàng, huyện Văn Bàn.
- Bảo tồn làng nghề làm tranh thờ của người Dao Đỏ, xã Tòng Sành (huyện Bát Xát) và xã Trung Chải (thị xã Sa Pa).
- Bảo tồn nghề thêu dệt sản phẩm thổ cẩm của người Xá Phó xã Liên Minh thị xã Sa Pa.
- Bảo tồn nghề làm Kèn Pí lè của người Tày huyện Bắc Hà
- Bảo tồn nghề thủ công liên quan đến làm mộc (làm bắp cày, làm cày; làm yên ngựa; làm chõ đồ xôi bằng gỗ các dân tộc Tày, Phù Lá huyện Bắc Hà).
- Bảo tồn nghề dệt thêu thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông tại thôn Sín Chải, Thị trấn Phong Hải, huyện Bảo Thắng.
c) Tiếp tục tập trung hỗ trợ các nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận và đang hoạt động hiệu quả để phát triển và nhận rộng.
3. Phát triển làng nghề gắn với du lịch và xây dựng nông thôn mới
a) Phát triển làng nghề gắn với các tuyến du lịch: Phát triển các làng nghề dệt thổ cẩm và nghề nấu rượu tại thị xã Sa Pa và Bắc Hà gắn với các tuyến du lịch trên địa bàn. Trong đó tập trung ưu tiên hỗ trợ một số làng nghề sau:
- Hỗ trợ phát triển làng nghề dệt thổ cẩm tại xã Bản Hồ, thị xã SaPa.
- Hỗ trợ bảo tồn và phát triển làng nghề nấu rượu đặc sản Thanh Kim tại xã Thanh Bình, thị xã Sa Pa.
b) Phát triển làng nghề gắn với các điểm du lịch
- Hỗ trợ phát triển làng nghề dệt may thổ cẩm, trang phục dân tộc gắn với điểm du lịch tại xã Tả Van Chư gắn với điểm du lịch Hang Rồng, huyện Bắc Hà.
- Phát triển làng nghề dệt may thổ cẩm, trang phục dân tộc gắn với điểm du lịch Hang Tiên và Hồ thủy điện Cốc Ly, xã Cốc Ly, huyện Bắc Hà.
- Phát triển làng nghề trồng hoa địa lan tại xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa;
- Phát triển làng Nghề đan tại xã Y Tý, huyện Bát Xát
c) Tổ chức liên kết chuỗi giá trị, phát triển làng nghề gắn với du lịch, góp phần phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
- Hỗ trợ phát triển làng nghề thêu, may thổ cẩm, cắt may trang phục dân tộc và Nghề làm cốm gắn với điểm du lịch tại xã Hợp Thành, thành phố Lào Cai.
- Hỗ trợ làng nghề trồng và chế biến thuốc tắm người Dao đỏ tại xã Tả Phìn, xã Thanh Kim, thị trấn Sa Pa, thị xã Sa Pa.
a) Đối với các làng đã có nghề: Đến năm 2030 tiếp tục duy trì và phát triển 10 làng nghề đã được được công nhận tại các huyện Bát Xát, Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai, Bảo Yên và thành phố Lào Cai; Khôi phục, bảo tồn, lưu giữ nét văn hóa truyền thống trong sản phẩm, bí quyết nghề, đồng thời thiết kế những sản phẩm mới phù hợp với thị trường, nâng cao năng lực sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và bảo vệ cảnh quan, môi trường làng nghề.
b) Đối với các làng chưa có nghề: Phấn đấu đến năm 2025 công nhận mới được 5 làng nghề, 6 nghề truyền thống và đến năm 2030 duy trì, công nhận mới được 5 làng nghề, 5 làng nghề truyền thống và 1 nghề truyền thống tập trung tại các huyện Bảo Yên, Bảo Thắng, thành phố Lào Cai và thị xã Sa Pa; Thúc đẩy phát triển ngành nghề sản xuất, kinh doanh các sản phẩm theo nhu cầu của thị trường, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương thông qua các hình thức du nhập, học tập, phổ biến, nhân rộng từ các mô hình, làng nghề, làng nghề truyền thống đang hoạt động có hiệu quả. Hỗ trợ một số mô hình như:
- Hỗ trợ làng nghề nấu rượu đặc sản Cao Lương, xã Trì Quang, huyện Bảo Thắng.
- Nghề dệt thêu thổ cẩm dân tộc Mông, thị trấn Phong Hải, huyện Bảo Thắng.
- Hỗ trợ phát triển làng nghề sản xuất ghế mây, rèn đúc, dệt thổ cẩm tại Bản Qua, huyện Bát Xát.
- Hỗ trợ xây dựng làng nghề mây tre đan tại xã Nậm Pung huyện Bát Xát.
- Hỗ trợ xây dựng làng nghề mây tre đan tại xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn.
- Hỗ trợ xây dựng các làng nghề sản xuất mây tre đan tại thị trấn Phố Ràng, xã Minh Tân, xã Tân Dương, huyện Bảo Yên.
- Hỗ trợ phát triển làng nghề mây tre đan tại xã Mường Hoa, huyện Sa Pa.
- Phát triển sản xuất hương, vàng mã tại Phố Ràng, xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên.
- Hỗ trợ nghề dệt thêu thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông tại thôn Sín Chải, Thị trấn Phong Hải, huyện Bảo Thắng.
c) Khuyến khích và tạo điều kiện phát triển một số nghề như: Nghề trồng lanh dệt vải, nhuộm chàm, in sáp ong, chế tác nhạc cụ, nghề rèn đúc,... của dân tộc H’Mông; Nghề chế tác trang sức, sản xuất nhạc cụ truyền thống của dân tộc Dao; Nghề dệt vải, nhuộm chàm, thêu, ghép vải, làm hương của dân tộc Tày; Nghề dệt vải, nhuộm chàm, làm hương, nấu rượu của dân tộc Giáy; Nghề chế tác trang sức, sản phẩm từ hạt cườm của dân tộc Xa Phó,....
(Một số chỉ tiêu và nhiệm vụ chính của kế hoạch có Phụ biểu 01 kèm theo)
1. Nguồn vốn:
- Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước (Trung ương và địa phương) theo quy định của Luật Ngân sách, Luật Đầu tư công và quy định của pháp luật liên quan;
- Nguồn kinh phí từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, lồng ghép từ các chương trình, đề án, kế hoạch, dự án liên quan; các nguồn vốn tài trợ, viện trợ, nguồn vốn hợp pháp khác từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
2. Xây dựng kinh phí: Căn cứ Kế hoạch hàng năm, các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan chủ động xây dựng dự toán kinh phí theo các nhiệm vụ được giao, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, kiểm tra, tổng hợp gửi các sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, thống nhất trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
1. Về quy hoạch: Rà soát, sắp xếp lại các làng nghề, làng nghề truyền thống phù hợp với các quy hoạch các cấp theo quy định của pháp luật về quy hoạch, đất đai, xây dựng và các quy định của pháp luật liên quan, đảm bảo đủ mặt bằng phục vụ sản xuất, bảo vệ cảnh quan, không gian và môi trường làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới.
2. Khôi phục, bảo tồn các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền
- Sưu tầm, tài liệu hóa, bảo tồn bí quyết, công nghệ cổ truyền tinh xảo, độc đáo, các sản phẩm được lưu truyền, các mẫu hoa văn truyền thống, các lễ hội truyền thống của làng nghề.
- Đối với những nghề, làng nghề đang bị mai một và có khả năng mất đi: Xác định bảo tồn là chính; tiến hành điều tra, xây dựng dự án để duy trì các hộ hoặc nhóm hộ nghề, nghệ nhân hoạt động “trình diễn” nhằm lưu giữ, truyền nghề và phục vụ nhu cầu du lịch, văn hóa.
- Đối với những nghề, làng nghề có khó khăn: Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các nghệ nhân, thợ có tay nghề cao và các cơ sở trong làng nghề duy trì ổn định sản xuất các sản phẩm độc đáo phục vụ sinh hoạt, các lễ hội của cộng đồng, từng bước phát triển các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Tập trung phát triển các làng nghề sản xuất những sản phẩm có giá trị kinh tế, văn hóa, có tiềm năng lớn (chế biến nông lâm thủy sản, mây tre đan, thêu dệt,...).
- Hỗ trợ thúc đẩy du nhập, gây dựng, phát triển làng nghề mới; phổ biến, nhân rộng nghề truyền thống ra các làng nghề mới; đẩy mạnh hỗ trợ sáng tạo phát triển sản phẩm, hình thành các cơ sở sản xuất mới tại địa phương.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện điều kiện sản xuất và bảo vệ môi trường làng nghề.
- Cải tạo, nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tôn tạo cảnh quan không gian làng nghề phục vụ sản xuất gắn với phát triển du lịch.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án bảo vệ môi trường, có tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường và các cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề thực hiện đúng các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Khuyến khích việc xây dựng hương ước, quy ước về bảo vệ môi trường làng nghề.
- Nghiên cứu, chuyển giao quy trình công nghệ sản xuất tuần hoàn, khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở sản xuất trong làng nghề tái sử dụng phụ phẩm nông lâm nghiệp để làm nguyên liệu sản xuất, tái sử dụng và xử lý chất thải phù hợp với điều kiện làng nghề, giảm thiểu ô nhiễm, thân thiện môi trường.
- Làng nghề, làng nghề truyền thống được hưởng các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển theo quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn và các chính sách hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Phát triển vùng nguyên liệu phục vụ làng nghề
- Phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, ổn định, trong đó ưu tiên cho các sản phẩm chủ lực (ớt, mây tre lá, thêu dệt...) tại các địa phương có điều kiện phù hợp.
- Khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân đầu tư nhằm phát triển vùng nguyên liệu có chứng chỉ bền vững, đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định.
- Phát triển các chợ, trung tâm đầu mối về nguyên liệu, phụ liệu nhằm kịp thời cung ứng cho các cơ sở sản xuất trong các làng nghề.
5. Xây dựng các điểm trưng bày, giới thiệu các giá trị của nghề, làng nghề
- Khuyến khích, hỗ trợ phục hồi, tôn tạo các di tích, xây dựng các điểm trưng bày, giới thiệu về làng nghề, khu trình diễn, không gian trưng bày, giới thiệu quảng bá sản phẩm của nghề và làng nghề gắn với thiết kế mẫu mã, đào tạo, các hoạt động thương mại sản phẩm làng nghề.
- Ưu tiên hỗ trợ xây dựng các điểm, khu trưng bày, bảo tồn làng nghề gắn với du lịch cộng đồng tại các địa phương.
6. Đào tạo nâng cao năng lực nghệ nhân, thợ giỏi và nguồn nhân lực phục vụ phát triển làng nghề
- Các nghệ nhân, người lao động tại làng nghề được hỗ trợ đào tạo, nâng cao năng lực theo quy định hiện hành.
- Tập trung hỗ trợ, tạo điều kiện cho các nghệ nhân, thợ giỏi, lành nghề tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng dạy học, thiết kế mẫu mã sản phẩm và xu hướng thị trường; khuyến khích, hỗ trợ nghệ nhân, thợ giỏi tham gia đào tạo, truyền nghề cho người lao động.
- Hỗ trợ đào tạo cho người lao động tại làng nghề nâng cao trình độ kỹ năng nghề, vệ sinh an toàn lao động, kiến thức công nghệ thông tin cơ bản; hỗ trợ, đào tạo người sử dụng lao động tại làng nghề nâng cao kỹ năng quản lý, chuyển đổi số, kiến thức kinh doanh.
- Phát triển mô hình liên kết giữa các hiệp hội chuyên ngành, doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề để thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực;
- Tăng cường nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ và vật liệu mới vào sản xuất, ưu tiên công nghệ thân thiện với môi trường và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo. Kết hợp công nghệ mới với kỹ thuật, công nghệ truyền thống để nâng cao hiệu quả sản xuất nhưng không ảnh hưởng đến giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ và giá trị truyền thống của sản phẩm.
- Khuyến khích các tổ chức, đơn vị nghiên cứu khoa học, cá nhân tham gia các chương trình, đề tài khoa học, dự án khôi phục kỹ thuật nghề truyền thống, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ kết hợp với sử dụng kỹ thuật, công nghệ truyền thống, nghiên cứu, thử nghiệm sản phẩm mới của làng nghề.
- Khuyến khích sự liên kết giữa các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành thiết kế, các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo với các làng nghề, cơ sở sản xuất để thiết kế, cải tiến mẫu mã sản phẩm, phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, xúc tiến thương mại và phát triển du lịch làng nghề.
- Hỗ trợ các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp cải thiện điều kiện sản xuất, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với các sản phẩm chủ lực của địa phương.
8. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại trong nước, xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề theo các chương trình, kế hoạch xúc tiến thương mại, Chương trình OCOP; hỗ trợ các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tại làng nghề xây dựng trang thông tin điện tử giới thiệu, quảng bá sản phẩm, bán hàng trực tuyến.
- Xây dựng các điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các chợ, cửa hàng, trung tâm thương mại, các trạm nghỉ ven đường quốc lộ, điểm du lịch để quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm.
- Hỗ trợ các cơ sở sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, hệ thống truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý, bộ nhận diện thương hiệu cho các sản phẩm; hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể sản xuất tại các làng nghề lập hồ sơ tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP.
- Hỗ trợ phát triển thương hiệu các sản phẩm làng nghề của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài tỉnh.
9. Xây dựng chuỗi liên kết giá trị làng nghề
- Tổ chức lại sản xuất làng nghề theo hướng hình thành các chuỗi liên kết giá trị từ vùng nguyên liệu, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Phát triển kinh tế tập thể, thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia chuỗi giá trị để cung cấp các dịch vụ cho các cơ sở sản xuất, đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc, quản lý chất lượng hiệu quả, nâng cao giá trị sản phẩm.
- Thiết kế, xây dựng các tuyến, điểm và tổ chức hoạt động du lịch, thăm quan, giáo dục, trải nghiệm nghề và làng nghề truyền thống, liên kết chặt chẽ với các chương trình du lịch nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của làng nghề và các sản phẩm của địa phương.
- Hỗ trợ xây dựng và nhân rộng các mô hình thí điểm liên kết theo chuỗi giá trị: Mô hình bảo tồn và phát triển làng nghề tiêu biểu gắn với vùng nguyên liệu có chứng chỉ; bảo tồn và phát triển làng nghề gắn với du lịch; bảo tồn và phát triển nghề truyền thống gắn với xây dựng thương hiệu; ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất và xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề.
10. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền
- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức, cá nhân và xã hội về vai trò và tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Đẩy mạnh truyền thông, khuyến khích liên kết, thu hút các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến đầu tư cho các hoạt động bảo tồn và phát triển làng nghề; khuyến khích người dân sử dụng, trưng bày các sản phẩm làng nghề của địa phương.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động nhằm tôn vinh nghệ nhân, thợ giỏi của làng nghề; tổ chức các lễ hội làng nghề, hội thi các sản phẩm thủ công, sản phẩm làng nghề.
11. Rà soát, hoàn thiện chính sách bảo tồn và phát triển làng nghề
- Rà soát cơ chế, chính sách về đất đai, thu hút đầu tư, hỗ trợ xử lý ô nhiễm môi trường, khuyến công, đào tạo nghề cho lao động nông thôn và các chính sách liên quan để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề.
- Nghiên cứu, hoàn thiện quy định phong tặng, tôn vinh danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi; chính sách hỗ trợ nghệ nhân, thợ giỏi phát triển nghề nghiệp và tham gia đào tạo, truyền nghề.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Giao Chi cục Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện Chương trình; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tập huấn và hướng dẫn thực hiện các nội dung của Chương trình.
- Phối hợp với các địa phương rà soát, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, ổn định cho phát triển làng nghề và ngành nghề nông thôn.
- Phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với phát triển làng nghề.
- Phối hợp hỗ trợ thành lập và nâng cao chất lượng hoạt động các hiệp hội chuyên ngành của các nhóm ngành nghề nông thôn. Hỗ trợ các hội, hiệp hội, doanh nghiệp phối hợp với các địa phương xây dựng các trung tâm bảo tồn và phát triển các giá trị của nghề, làng nghề.
- Tổ chức các hội chợ làng nghề, hội thi các sản phẩm thủ công mỹ nghệ thường niên để quảng bá, xúc tiến thương mại và tôn vinh các nghệ nhân, thợ giỏi.
- Rà soát các nội dung, chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách và kịp thời đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các địa phương để tổ chức quản lý và thực hiện có hiệu quả Chương trình.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá, tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện Chương trình.
2. Sở Công Thương
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, hoàn thiện chính sách, quy định, hướng dẫn phong tặng nghệ nhân, thợ giỏi trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT đánh giá nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng và định hướng phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tiềm năng; triển khai các nhiệm vụ khuyến công để thúc đẩy phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp liên quan nghiên cứu xây dựng và triển khai hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ chủ lực, sản phẩm làng nghề có tiềm năng, hướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định.
- Hướng dẫn các địa phương lập hồ sơ xây dựng Chương trình khuyến công, xúc tiến thương mại, xây dựng kế hoạch hỗ trợ hàng năm để cụ thể hóa kế hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề.
- Định hướng quy hoạch, kêu gọi các doanh nghiệp, hợp tác xã có đủ năng lực đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp làng nghề; tham mưu thành lập và đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho 01 cụm công nghiệp làng nghề làm điểm để thu hút các cơ sở sản xuất trong làng nghề vào sản xuất tập trung; kết hợp với phát triển dịch vụ tham quan, du lịch tại cụm công nghiệp làng nghề.
3. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, phổ biến, hướng dẫn, quản lý công nghệ sản xuất đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững các làng nghề.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất, hệ thống truy xuất nguồn gốc, hệ thống mã số, mã vạch, chỉ dẫn địa lý, xây dựng nhãn hiệu, lồng ghép các nguồn vốn để chuyển giao các đề tài/dự án/mô hình ứng dụng cho các sản phẩm làng nghề trên địa bàn.
4. Sở Văn hóa và Thể thao: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan rà soát, nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân, người có công bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa nghề truyền thống.
5. Sở Du lịch: Chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ, giải pháp liên kết với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, du lịch xây dựng các tuyến, điểm, phát triển các sản phẩm du lịch, xúc tiến du lịch gắn với các làng nghề.
6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, hướng dẫn về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hỗ trợ nghệ nhân, thợ giỏi tham gia đào tạo, truyền nghề.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức tuyên truyền, khảo sát và thực hiện đào tạo nghề theo nhu cầu của người lao động.
7. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Rà soát, nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chính sách về đất đai, xử lý môi trường; nghiên cứu, ứng dụng và phổ biến công nghệ xử lý môi trường phù hợp để hỗ trợ các làng nghề phát triển bền vững.
- Rà soát, đánh giá và cập nhật danh sách các làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần xử lý dứt điểm (nếu có); hướng dẫn biện pháp xử lý chất thải, nước thải, bảo vệ môi trường đối với những làng nghề bảo tồn để phát triển tại chỗ, xử lý các khu vực đã bị ô nhiễm sau khi di dời hoặc chấm dứt hoạt động.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề.
8. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
Trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và quy định của pháp luật liên quan.
9. Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Chương trình tại địa phương. Chỉ đạo rà soát quy hoạch, phối hợp với các hiệp hội, doanh nghiệp và các cơ quan liên quan xây dựng đề án, dự án, mô hình, kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình theo quy định, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
- Xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách hỗ trợ để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình tại địa phương. Chủ động bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương, kết hợp lồng ghép nguồn vốn của các chương trình, dự án và nguồn vốn hợp pháp khác trên địa bàn để triển khai thực hiện Chương trình.
- Chỉ đạo các phòng ban, chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức rà soát, thống kê, đánh giá, phân loại nghề, làng nghề; tổ chức các hoạt động tôn vinh các sản phẩm và các nghệ nhân, thợ giỏi tiêu biểu; tổ chức khôi phục, bảo tồn các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền; phục hồi, tôn tạo các di tích, xây dựng môi trường du lịch văn hóa làng nghề; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các làng nghề và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề.
- Chỉ đạo tổ chức lại sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, xây dựng chuỗi liên kết giá trị làng nghề, phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học, công nghệ mới, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng và phát triển thương hiệu các sản phẩm làng nghề của địa phương. Hỗ trợ các sản phẩm OCOP tiêu biểu của các làng nghề tham gia các sự kiện, hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại trong nước.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình trên địa bàn, định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Chương trình, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Phát triển nông thôn) để tổng hợp.
10. Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp
Các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp căn cứ chức năng, nhiệm vụ và điều lệ hoạt động chủ động, tích cực phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương và các cơ quan liên quan tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp và hội viên tham gia thực hiện bảo tồn và phát triển làng nghề. Tổ chức thực hiện các hoạt động cụ thể phù hợp với nội dung, nhiệm vụ Chương trình; tham gia giám sát việc thực hiện Chương trình theo quy định của pháp luật.
Các sở, ban, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ định kỳ đánh giá kết quả thực hiện 06 tháng (trước ngày 20 tháng 6 và ngày 20 tháng 12 hàng năm) và báo cáo đột xuất, phản ánh những khó khăn và vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai (qua Chi cục Phát triển nông thôn) để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề giai đoạn 2022 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Trong quá trình chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc tại cơ sở, địa phương, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, các cơ quan đơn vị chủ động báo cáo và đề xuất với UBND tỉnh (gửi qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để xem xét, kịp thời điều chỉnh cho phù hợp./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ BIỂU 01: MỘT SỐ CHỈ TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA KẾ HOẠCH ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số: 316/KH-UBND ngày 21/9/2022 của UBND tỉnh Lào Cai)
TT |
Nội dung |
ĐVT |
Đến năm 2025 |
Đến năm 2030 |
||||
A |
CÁC SỞ NGÀNH CỦA TỈNH |
|
|
|
||||
I |
Sở Khoa học và Công nghệ |
|
4 |
6 |
||||
1 |
DA/MH ứng dụng chuyển giao KQNC KH&CN vào SX |
DA/MH |
2 |
3 |
||||
2 |
Xây dựng, phát triển nhãn hiệu sản phẩm làng nghề. |
NH |
2 |
3 |
||||
II |
Sở Công thương |
|
99 |
165 |
||||
1 |
Hỗ trợ mua máy thiết bị tiên tiến vào sản xuất |
DA/MH |
3 |
5 |
||||
2 |
Đào tạo nghề |
Lớp |
6 |
10 |
||||
3 |
Xúc tiến thương mại |
Cuộc |
90 |
150 |
||||
III |
Sở Văn hóa và Thể thao |
|
6 |
5 |
||||
1 |
Bảo tồn và phát triển làng nghề có nguy cơ mai một thất truyền |
LN |
6 |
5 |
||||
III |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
|
|
|
||||
1 |
Đánh giá chất lượng môi trường làng nghề (lấy mẫu nước, không khí) |
Mẫu |
47 |
47 |
||||
IV |
Sở Lao động Thương binh và xã hội |
|
|
|
||||
1 |
Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức tuyên truyền, khảo sát và thực hiện đào tạo nghề theo nhu cầu của người lao động. |
|||||||
B |
CÁC HUYỆN/THỊ XÃ/THÀNH PHỐ |
|
Đến năm 2025 |
Đến năm 2030 |
||||
LN |
NTT |
LNTT |
LN |
NTT |
LNTT |
|||
1 |
Duy trì, bảo tồn, khôi phục nghề truyền thống và làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền |
|
11 |
21 |
13 |
8 |
32 |
18 |
2 |
Công nhận mới nghề truyền thống |
|
5 |
6 |
|
5 |
5 |
1 |
3 |
Phát triển làng nghề gắn với du lịch. |
|
4 |
|
|
4 |
|
2 |
4 |
Làng nghề hoạt động có hiệu quả. |
LN |
80% |
100% |
||||
5 |
Người lao động trong làng nghề được đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao kỹ năng nghề, kỹ năng vệ sinh an toàn lao động và kiến thức công nghệ thông tin cơ bản |
% |
80% |
100% |
||||
6 |
Sản phẩm được bảo hộ sở hữu thương hiệu. |
LN |
1 |
|
|
2 |
|
|
7 |
Tốc độ tăng giá trị SX bình quân các làng nghề |
%/năm |
8 - 10% |
|||||
8 |
Có sản phẩm được phân hạng theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); |
SP |
5 |
2 |
|
2 |
|
|
9 |
Thu nhập bình quân của lao động tăng so với năm 2020 |
Lần |
1- 1.5 |
1,5 |
||||
10 |
Cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường. |
% |
100% |
100% |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây