Kế hoạch 3098/KH-UBND năm 2019 về thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2019-2021
Kế hoạch 3098/KH-UBND năm 2019 về thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2019-2021
Số hiệu: | 3098/KH-UBND | Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh | Người ký: | Võ Văn Hoan |
Ngày ban hành: | 29/07/2019 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 3098/KH-UBND |
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký: | Võ Văn Hoan |
Ngày ban hành: | 29/07/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3098/KH-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 7 năm 2019 |
THỰC HIỆN PHONG TRÀO “CHỐNG RÁC THẢI NHỰA” TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2019-2021
Thực hiện lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Thư ngỏ số 161/LĐCP ngày 25 tháng 4 năm 2019 về chung tay hành động giải quyết vấn đề rác thải nhựa và Công văn số 5539/BTNMT-TCMT ngày 10 tháng 10 năm 2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về phát động phong trào “Chống rác thải nhựa”.
Tiếp nối những kết quả đã đạt được về tuyên truyền, vận động giảm sử dụng túi ni lông khó phân hủy trên địa bàn thành phố từ việc triển khai Chỉ thị số 23/2014/CT-UBND ngày 09 tháng 9 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về tăng cường công tác quản lý sử dụng và thải bỏ túi ni lông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; Quyết định số 5927/QĐ-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X về Chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 787/QĐ-UBND ngày 04 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 19 tháng 10 năm 2018 của Ban Thường vụ Thành ủy về thực hiện Cuộc vận động “Người dân thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước” và Kế hoạch số 259/KH-UBND ngày 23 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc tổ chức ra quân xử lý các trường hợp lấn chiếm sông, kênh, rạch, xả rác xuống kênh rạch, cống thoát nước và tổ chức vớt lục bình, rong cỏ, rác và nạo vét khơi thông dòng chảy các tuyến kênh rạch; tổ chức cuộc vận động hưởng ứng không sản xuất, sử dụng túi ni lông khó phân hủy. Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch hưởng ứng phong trào “Chống rác thải nhựa” trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2019-2021 như sau:
1. Mục đích
Tổ chức phát động phong trào “Chống rác thải nhựa”, “Nói không với sản phẩm nhựa sử dụng một lần”, hạn chế sử dụng túi ni lông khó phân hủy nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, thay đổi hành vi, cắt giảm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người và hệ sinh thái.
2. Yêu cầu
a) Các Sở, ban, ngành, tổ chức - đoàn thể thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, các tổ chức, cá nhân và cộng đồng phối hợp chặt chẽ và đồng bộ trong tổ chức thực hiện kế hoạch nhằm đạt hiệu quả.
b) Các chương trình, hoạt động hưởng ứng thực hiện kế hoạch một cách thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí và phải đảm bảo lộ trình thực hiện phù hợp.
1. Tổ chức, phát động phong trào “Chống rác thải nhựa”
a) Tổ chức truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng
- Thực hiện các chiến dịch truyền thông về “Chống rác thải nhựa”.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền rộng rãi đến từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cán bộ và hội viên các tổ chức đoàn thể, nhân dân thành phố về tác hại của rác thải nhựa đối với kinh tế, xã hội, môi trường và sức khỏe con người; thay đổi thói quen sử dụng, giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế rác thải nhựa; tăng cường sản xuất, sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường.
- Tuyên truyền thông qua các bảng điện tử, áp phích, băng rôn,... tại các nơi tập trung đông người như: hệ thống siêu thị, các trung tâm thương mại, chợ, sân bay, ga tàu, bệnh viện, cửa hàng, các điểm du dịch, khách sạn,... trên địa bàn thành phố.
b) Từ ngày 01 tháng 8 năm 2019 trở đi, các cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn thành phố có Kế hoạch cắt giảm sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần trong các cuộc họp, hội nghị, hội thảo và các hoạt động khác của cơ quan, đơn vị.
- Hạn chế sử dụng nước uống đóng chai (có thể tích 330ml-500ml) trong công sở và khi tổ chức các hội nghị, hội thảo, chuyển sang sử dụng các bình nước thể tích lớn (>20 lít), hoặc tự đun nấu, sử dụng các vật dụng chứa đựng sử dụng nhiều lần, vật liệu thân thiện môi trường.
- Không sử dụng ly nhựa, ống hút nhựa,... sử dụng một lần trong tất cả các hoạt động hàng ngày của các cơ quan Đảng, nhà nước, đoàn thể, trường học, cơ sở y tế,... và tại các hội nghị, hội thảo, cuộc họp.
c) Từ năm 2020 trở đi, Sở Tài chính không bố trí kinh phí cho các khoản chi trong cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp để mua các sản phẩm nhựa dùng một lần sử dụng trong các cuộc họp, hội nghị, hội thảo và các hoạt động khác của cơ quan, đơn vị.
d) Thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa”, “Nói không với sản phẩm nhựa sử dụng một lần”, hạn chế sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong cơ quan, đơn vị gắn với tổ chức thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và đưa vào quy chế hoạt động.
e) Khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất túi ni lông khó phân hủy chuyển sang sản xuất túi ni lông thân thiện môi trường.
g) Yêu cầu các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, chợ, cửa hàng tiện lợi, nhà sách,... trên địa bàn thành phố:
- Đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020: 100% hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, nhà sách,... sử dụng các bao bì thân thiện môi trường thay thế túi ni lông khó phân hủy; các tiểu thương tại các chợ dân sinh giảm 50% sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong việc đóng gói, đựng sản phẩm cho khách hàng.
- Các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, chợ, cửa hàng tiện lợi, nhà sách,... có các hình thức khuyến khích người tiêu dùng mang túi khi mua sắm, hạn chế hoặc không phát miễn phí túi ni lông cho người tiêu dùng; hướng đến việc tính phí túi, bao bì đựng hàng hóa đối với người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng khi không đem túi khi đi mua sắm; nghiên cứu bố trí điểm thu hồi túi ni lông đã qua sử dụng,...
- Các cửa hàng tiện lợi, các cửa hàng ăn uống,... có chính sách giảm giá, tích lũy điểm,... cho những khách hàng có mang theo sản phẩm để chứa, đựng hàng hóa, thức ăn, nước uống,...
h) Đưa nội dung giáo dục về tác hại của chất thải nhựa và túi ni lông khó phân hủy đối với môi trường và hướng dẫn phân loại rác thải tại nguồn vào chương trình giảng dạy ở các cấp học trên địa bàn thành phố; các trường học trên địa bàn thành phố có giải pháp hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy trong các hoạt động của đơn vị.
2. Tập trung kiểm soát ô nhiễm môi trường về rác thải nhựa
a) Phát triển, triển khai sử dụng mô hình 3T (Tiết giảm - Tái sử dụng - Tái chế) nhằm giảm thiểu việc sử dụng, tăng cường tái sử dụng và tái chế các loại túi ni lông, các sản phẩm nhựa phát sinh trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
b) Rà soát, thống kê các cơ sở đang sản xuất, nhập khẩu túi ni lông khó phân hủy trên địa bàn thành phố; tổ chức kiểm tra, giám sát các đơn vị có hoạt động nhập khẩu, sản xuất, phân phối túi ni lông khó phân hủy trên địa bàn thành phố và xử phạt theo quy định đối với các doanh nghiệp vi phạm về nộp thuế bảo vệ môi trường.
c) Đẩy mạnh cuộc vận động người dân trên địa bàn thành phố không xả rác ra đường và kênh rạch; thải bỏ chất thải, đặc biệt là chất thải nhựa đúng cách, không vứt túi ni lông bừa bãi xuống đường phố, kênh rạch, cống rãnh.
d) Định kỳ tổ chức các hoạt động tổng vệ sinh, thu gom rác thải nhựa tồn đọng tại các khu vực công cộng, khu đất trống, sông kênh rạch.
3. Đẩy mạnh việc tổ chức thu gom, tái chế chất thải nhựa, túi ni lông trên địa bàn thành phố
a) Đẩy mạnh việc thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo Quyết định số 44/2018/QĐ-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện thực hiện dịch vụ, thu gom, tái chế các loại chất thải từ nhựa và túi ni lông các loại trên địa bàn thành phố.
b) Phát triển hạ tầng, dịch vụ thu gom, tái chế rác thải nhựa (bao gồm túi ni lông các loại) trên địa bàn thành phố.
c) Tăng cường nghiên cứu, chuyển giao công nghệ tiên tiến tái chế chất thải nhựa và túi ni lông khó phân hủy trở thành các sản phẩm hữu ích, thân thiện môi trường.
d) Ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động thu gom, tái chế túi ni lông các loại và các cơ sở sản xuất sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế túi ni lông.
4. Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm
a) Tăng cường kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm về vệ sinh môi trường, xả rác nơi công cộng theo quy định.
b) Kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các tổ chức, hộ kinh doanh có hoạt động sản xuất túi ni lông khó phân hủy, túi ni lông tự phân hủy sinh học và túi ni lông thân thiện với môi trường trên địa bàn thành phố về chấp hành thực hiện thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.
Biểu dương và khen thưởng các cá nhân, tập thể, tổ chức và doanh nghiệp có đóng góp hiệu quả, thiết thực trong thực hiện phong trào chống rác thải nhựa, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
1. Các Sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể, Ủy ban nhân dân các quận, huyện
a) Tổ chức rà soát kế hoạch đã ban hành; căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao bổ sung hoàn thiện kế hoạch thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” và “Nói không với sản phẩm nhựa sử dụng một lần”, túi ni lông khó phân hủy gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp trước ngày 31 tháng 8 năm 2019.
b) Yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, các cơ quan nhà nước của thành phố:
- Hạn chế tiêu dùng các sản phẩm nhựa sử dụng một lần, túi ni lông khó phân hủy để chứa, đựng thực phẩm, đồ uống và đồ dùng trong tất cả các hoạt động sinh hoạt hàng ngày tại cơ quan, đơn vị và vận động người thân cùng thực hiện.
- Gương mẫu, đi đầu trong bảo vệ môi trường, tích cực phong trào “Chống rác thải nhựa”.
- Đưa kết quả thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” là một trong các chỉ tiêu thi đua, đánh giá xếp loại cuối năm. Mỗi Sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể, Ủy ban nhân dân các quận, huyện chịu trách nhiệm xây dựng tiêu chí đánh giá để triển khai cho các đơn vị trực thuộc mình quản lý.
c) Tổ chức thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo Quyết định số 44/2018/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố.
Yêu cầu các bao bì, túi chứa rác thải tại cơ quan, đơn vị phải dùng túi tự hủy, túi thân thiện môi trường, có nhận biết phù hợp theo quy định về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của thành phố.
d) Tổ chức tuyên dương, khen thưởng và đề xuất tuyên dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt phong trào “Chống rác thải nhựa” và “Nói không với sản phẩm nhựa sử dụng một lần” trong cơ quan, đơn vị và tại địa phương theo tiêu chí do Sở, ngành xây dựng và phù hợp với chỉ tiêu chung của thành phố.
e) Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả triển khai thực hiện phong trào tại cơ quan, đơn vị, địa phương và gửi báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Là đơn vị đầu mối đôn đốc, theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện của các Sở, ban, ngành, đoàn thể triển khai thực hiện Kế hoạch và báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố về kết quả thực hiện theo quy định.
b) Biên soạn, xây dựng các tài liệu truyền thông (như: khẩu hiệu, nội dung tuyên truyền) gửi đến các Sở ngành, địa phương, đơn vị để in ấn phục vụ công tác truyền thông; triển khai thực hiện ký kết với các Sở ngành, tổ chức, đoàn thể về thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” trên địa bàn thành phố.
c) Đưa nội dung tuyên truyền về tác hại của rác thải nhựa, túi ni lông khó phân hủy vào Chương trình truyền thông về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu hàng năm.
d) Hỗ trợ huyện Cần Giờ thực hiện mô hình điểm thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” và giảm sử dụng túi ni lông khó phân hủy trên địa bàn xã Thạnh An, huyện Cần Giờ.
e) Nghiên cứu, phát triển hạ tầng, dịch vụ thu gom, tái chế chất thải nhựa (bao gồm túi ni lông các loại) trên địa bàn thành phố. Phát triển, triển khai sử dụng mô hình 3T (Tiết giảm - Tái sử dụng - Tái chế) nhằm giảm thiểu việc sử dụng, tăng cường tái sử dụng và tái chế chất thải nhựa trong các hoạt động.
g) Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động thu gom, tái chế rác thải nhựa; sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường theo thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành hoặc kiến nghị Bộ, ngành theo quy định.
h) Theo dõi, đôn đốc Sở ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo Quyết định số 44/2018/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố.
i) Tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố biểu dương và khen thưởng các cá nhân, tập thể, tổ chức và doanh nghiệp có đóng góp hiệu quả, thiết thực trong việc phong trào chống rác thải nhựa, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
3. Sở Công Thương
a) Tuyên truyền, phổ biến các nội dung thuộc kế hoạch đến các doanh nghiệp, các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi, nhà sách,... Vận động các đơn vị có kế hoạch giảm dần việc kinh doanh, phân phối, sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy chuyển sang kinh doanh, phân phối, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.
b) Yêu cầu các hệ thống siêu thị, Trung tâm thương mại, chợ, nhà sách, cửa hàng tiện lợi,... thuộc thẩm quyền quản lý:
- Có kế hoạch, lộ trình cắt giảm kinh doanh, phân phối, sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy thay thế kinh doanh, phân phối, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường theo chỉ tiêu của thành phố đề ra trong Kế hoạch;
- Có các hình thức khuyến khích người tiêu dùng mang túi khi mua sắm, hạn chế hoặc không phát miễn phí túi ni lông cho người tiêu dùng; hướng đến việc tính phí túi, bao bì đựng hàng hóa đối với người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng khi không đem túi khi đi mua sắm; nghiên cứu bố trí điểm thu hồi túi ni lông đã qua sử dụng,..
- Có chính sách giảm giá, tích lũy điểm cho những khách hàng có mang theo sản phẩm để chứa, đựng hàng hóa, thức ăn, nước uống.
c) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động thu gom, tái chế rác thải nhựa hoặc sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế sản phẩm nhựa sử dụng một lần, túi ni lông khó phân hủy.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo
a) Đưa nội dung tuyên truyền về tác hại của chất thải nhựa, túi ni lông khó phân hủy vào các nội dung truyền thông và giáo dục về bảo vệ môi trường tại trường học.
b) Chỉ đạo các trường hạn chế sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần trong các hoạt động của trường.
c) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện “Chương trình giáo dục và truyền thông về bảo vệ môi trường trong trường học”, đưa nội dung hưởng ứng phong trào “Chống rác thải nhựa” vào tiêu chí đánh giá Trường học xanh.
5. Sở Du lịch
a) Tuyên truyền phong trào “Chống rác thải nhựa”, “Nói không với sản phẩm nhựa sử dụng một lần” và hạn chế sử dụng túi ni lông khó phân hủy đối với các doanh nghiệp du lịch - dịch vụ trên địa bàn thành phố.
b) Chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực du lịch - dịch vụ xây dựng phương án hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy trong các sự kiện, tham quan, du lịch, nghỉ ngơi,...
c) Chỉ đạo việc lắp đặt các tấm pano có nội dung tuyên truyền về tác hại của rác thải nhựa, túi ni lông khó phân hủy trong các khu du lịch; khuyến khích các hình thức sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường thay thế sản phẩm nhựa sử dụng một lần tại các khu du lịch, nhà hàng, khách sạn,...
6. Sở Văn hóa và Thể thao
Phát động phong trào “Chống rác thải nhựa”, hạn chế sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong ngành; lồng ghép các hoạt động liên quan đến bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu; “Nói không với sản phẩm nhựa sử dụng một lần” vào các tiêu chuẩn văn hóa đối với gia đình, khu phố,...
7. Sở Y tế
a) Phát động phong trào “Chống rác thải nhựa” trong ngành y tế;
b) Lồng ghép các nội dung bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu và “nói không với sản phẩm nhựa sử dụng một lần” và hạn chế sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong công tác tuyên truyền tại các cơ sở y tế.
c) Xây dựng tiêu chí “bệnh viện, nhà thuốc, quầy thuốc nói không với túi ni lông khó phân hủy”.
8. Sở Khoa học và Công nghệ
a) Nghiên cứu, xem xét, bố trí kinh phí từ nguồn khoa học công nghệ thực hiện đề tài, nhiệm vụ khoa học để nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường.
b) Tham mưu hỗ trợ kinh phí từ Quỹ khoa học công nghệ cho xây dựng mô hình, tiêu chí, xây dựng các đề án thực hiện các sáng kiến.
9. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì cùng với các Sở, ngành liên quan rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách khuyến khích đầu tư nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế đồ nhựa, túi ni lông khó phân hủy; đưa loại hình dự án đầu tư sản xuất sản phẩm tiêu dùng thân thiện với môi trường vào danh mục các dự án khuyến khích đầu tư.
10. Sở Tài chính
a) Chủ trì, phối hợp cùng với các Sở ngành liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố bố trí kinh phí để triển khai thực hiện Kế hoạch.
b) Từ năm 2020 trở đi, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố không bố trí kinh phí cho các khoản chi trong cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp có sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần trong các cuộc họp, hội nghị, hội thảo và các hoạt động khác của cơ quan, đơn vị.
11. Các cơ quan báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình
Xây dựng chuyên trang, chương trình, bài viết, phóng sự chuyên sâu để tuyên truyền về phong trào “Chống rác thải nhựa” để nâng cao nhận thức trong cơ quan và cộng đồng về nguy cơ ô nhiễm nhựa và ni lông nhằm thay đổi, tiến tới từ bỏ thói quen sử dụng túi ni lông khó phân hủy, sản phẩm nhựa sử dụng một lần.
12. Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp, Ban Quản lý Khu công nghệ cao, Ban Quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao
a) Tuyên truyền về tác hại của chất thải nhựa và túi ni lông khó phân hủy đối với môi trường và con người đến công nhân, người lao động của các doanh nghiệp trong khu; vận động công nhân, người lao động thay đổi hành vi, thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy thay thế các sản phẩm thân thiện với môi trường như túi giấy, túi vải dùng nhiều lần, túi ni lông tự hủy, túi ni lông thân thiện môi trường.
b) Vận động người lao động, công nhân mang theo túi khi đi mua sắm, nói không với túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần. Bỏ chất thải đúng nơi quy định, không thải bỏ bừa bãi ra đường phố, kênh rạch.
c) Đẩy mạnh thực hiện tiến độ phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao và khu nông nghiệp kỹ thuật cao của thành phố; đặc biệt đối với chất thải từ nhựa và túi ni lông khó phân hủy.
13. Cục Hải quan thành phố
Kiểm soát, thống kê danh sách các tổ chức, cá nhân có hoạt động nhập khẩu túi ni lông các loại thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định để tiêu thụ, sản xuất, phân phối trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Thực hiện việc kiểm tra và thu thuế bảo vệ môi trường theo quy định1.
14. Cục Thuế thành phố
Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thanh tra, kiểm tra nội dung nộp thuế bảo vệ môi trường đối với các tổ chức, hộ kinh doanh sản xuất túi ni lông, các sản phẩm nhựa khó phân hủy trên địa bàn thành phố thuộc diện chịu thuế theo quy định.
Kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các tổ chức, hộ kinh doanh có hoạt động sản xuất túi ni lông khó phân hủy, túi ni lông tự phân hủy sinh học và túi ni lông thân thiện với môi trường trên địa bàn thành phố về không chấp hành thực hiện thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.
15. Ủy ban nhân dân các quận, huyện
a) Tăng cường hoạt động truyền thông về tác hại của rác thải nhựa sử dụng một lần; thực hiện tuyên truyền định kỳ, thường xuyên cho người dân tại địa phương.
b) Phối hợp Sở Công Thương, triển khai vận động cho các đối tượng cá nhân, tổ chức bán lẻ, đặc biệt là các tiểu thương tại chợ, cửa hàng tiện lợi, các hệ thống siêu thị không cấp phát miễn phí túi ni lông cho người tiêu dùng; có kế hoạch, lộ trình cắt giảm kinh doanh, phân phối, sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy thay thế kinh doanh, phân phối, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường theo chỉ tiêu của thành phố đề ra trong Kế hoạch;
c) Thực hiện và chỉ đạo Phòng Tài nguyên Môi trường phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức chính trị, xã hội cấp huyện tổ chức Lễ ra quân hưởng ứng phong trào “Chống rác thải nhựa” tại địa phương.
Tùy điều kiện địa phương mà chọn một đến hai khu dân cư trên địa bàn để thực hiện thí điểm, tổng kết rút kinh nghiệm và thực hiện nhân rộng mô hình tại địa phương qua các năm. Biểu dương khen thưởng kịp thời, đề xuất cấp trên biểu dương, khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân trong việc hưởng ứng giảm phát thải đồ nhựa và túi ni lông khó phân hủy.
d) Đẩy mạnh tiến độ triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn quận, huyện theo Quyết định số 44/2018/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố.
Xây dựng các mô hình tình nguyện thu gom rác thải, thiết lập các điểm thu gom các sản phẩm nhựa đã qua sử dụng như: chai, lọ, bao bì, ống hút, túi ni lông,... trong cộng đồng, dân cư hoặc kết nối với các tổ chức triển khai các mô hình đổi rác lấy sản phẩm tiêu dùng. Kết hợp với việc đẩy mạnh triển khai mô hình 3T (Tiết giảm - Tái sử dụng - Tái chế).
g) Huyện Cần Giờ với đặc thù là có xã đảo dễ kiểm soát và định hướng phát triển du dịch sinh thái, do đó thành phố chọn xã Thạnh An, huyện Cần Giờ là điểm tiên phong thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” và giảm sử dụng túi ni lông khó phân hủy kể từ tháng 9 năm 2019 trở đi để tạo sức lan tỏa trong cộng đồng, dân cư của huyện và thành phố.
h) Đẩy mạnh cuộc vận động người dân trên địa bàn không xả rác ra đường và kênh rạch; thải bỏ chất thải, đặc biệt là chất thải nhựa đúng cách, không vứt túi ni lông bừa bãi xuống đường phố, kênh rạch, cống rãnh.
i) Định kỳ tổ chức các hoạt động tổng vệ sinh, thu gom rác thải nhựa tồn đọng tại các khu vực công cộng, khu đất trống, sông kênh rạch.
Rà soát, thống kê các cơ sở sản xuất túi ni lông khó phân hủy trên địa bàn quận, huyện; tổ chức kiểm tra, giám sát, xử lý hoặc đề xuất xử lý theo thẩm quyền đối với các doanh nghiệp vi phạm về vệ sinh môi trường, nộp thuế bảo vệ môi trường theo quy định.
16. Các hiệp hội, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố
a) Phối hợp tuyền thông, vận động các doanh nghiệp cùng chung tay với thành phố giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường, đẩy lùi ô nhiễm do chất thải nhựa bằng các giải pháp, sáng kiến cụ thể, thiết thực ngay trong sinh hoạt hàng ngày và trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
b) Vận động các doanh nghiệp, các cơ sở (sản xuất, kinh doanh, phân phối, dịch vụ,...) trên địa bàn thành phố chuyển sang sản xuất, phân phối, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy.
17. Quỹ Bảo vệ môi trường thành phố
Thực hiện chính sách cho vay với lãi suất ưu đãi đối với các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường thay thế các sản phẩm nhựa khó phân hủy được Bộ Tài nguyên và Môi trường công nhận theo quy định.
18. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các tổ chức thành viên
a) Tổ chức tuyên truyền sâu rộng về phong trào “Chống rác thải nhựa” trong cộng đồng để cùng thực hiện “Nói không với sản phẩm nhựa sử dụng một lần”, nâng cao nhận thức cộng đồng về nguy cơ ô nhiễm nhựa và ni lông đến môi trường và con người.
b) Phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng mô hình, cách làm hay trong thu gom, phân loại các sản phẩm đã sử dụng làm từ nhựa, bao bì, túi ni lông và ký kết vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định; khuyến khích cộng đồng đăng ký cam kết tham gia phong trào “Chống rác thải nhựa”.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” trên địa bàn thành phố giai đoạn 2019-2021. Định kỳ trước ngày 20 tháng 11 hàng năm, các cơ quan, đơn vị và Ủy ban nhân dân 24 quận, huyện tổng hợp tình hình triển khai, đánh giá kết quả thực hiện trong năm và xây dựng kế hoạch cụ thể cho năm tiếp theo gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố trước ngày 20 tháng 12 hàng năm.
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch này, nếu phát sinh những khó khăn, vướng mắc, các Sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể, Ủy ban nhân dân các quận, huyện kịp thời phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu, tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
1 Mặt hàng túi ni lông các loại thuộc diện chịu thuế và phải nộp thuế bảo vệ môi trường (50.000 đồng/kg) theo Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14 ngày 26 tháng 4 năm 2018 của Ủy ban nhân Thường vụ Quốc hội.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây