Kế hoạch 301/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quy chế phối hợp trong công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trên địa bàn thành phố Hà Nội
Kế hoạch 301/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quy chế phối hợp trong công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trên địa bàn thành phố Hà Nội
Số hiệu: | 301/KH-UBND | Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội | Người ký: | Lê Hồng Sơn |
Ngày ban hành: | 25/11/2022 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 301/KH-UBND |
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội |
Người ký: | Lê Hồng Sơn |
Ngày ban hành: | 25/11/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 301/KH-UBND |
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2022 |
Thực hiện Quy chế phối hợp số 2548/QCPH-LĐTBXH-CA-QP-NG ngày 18/7/2022 giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao trong công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quy chế phối hợp trong công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trên địa bàn thành phố Hà Nội, cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Tăng cường trách nhiệm và sự phối hợp trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành của các Sở, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương đối với công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, đặc biệt là việc tiếp nhận, bảo vệ, hỗ trợ và lấy nạn nhân làm trung tâm, vì quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân.
- Bảo đảm sự thống nhất giữa các Sở, ban, ngành, đoàn thể trong công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng phối hợp giữa các Sở, ban, ngành, đoàn thể và địa phương và kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện.
2. Yêu cầu
- Cung cấp, trao đổi thông tin về công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán phải đảm bảo chính xác, kịp thời, đúng quy định của pháp luật.
- Quá trình tổ chức thực hiện Quy chế phải có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, liên tục giữa các cơ quan; đảm bảo chất lượng, hiệu quả và thiết thực.
II. NGUYÊN TẮC VÀ HÌNH THỨC PHỐI HỢP
1. Nguyên tắc phối hợp
- Bảo đảm thống nhất, kịp thời, đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan theo quy định của pháp luật về tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán.
- Thường xuyên chủ động, phối hợp chặt chẽ, kịp thời và hiệu quả; không ảnh hưởng đến chức năng, nhiệm vụ, hoạt động chuyên môn của các cơ quan có liên quan.
- Phát huy vai trò, trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp trong việc triển khai thực hiện các hoạt động phối hợp.
- Đảm bảo bí mật thông tin về nạn nhân, người thân thích của họ theo quy định của pháp luật.
2. Hình thức phối hợp
- Trao đổi trực tiếp, trao đổi bằng văn bản hoặc các hình thức phù hợp (điện thoại, email...) đối với các thông tin liên quan trong công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán.
- Tổ chức các cuộc họp liên ngành theo yêu cầu của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp trong trường hợp cần thiết. Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm cử người đi họp, ý kiến phát biểu của người được cử đi họp được xem là ý kiến chính thức của đơn vị.
- Cơ quan chủ trì tổ chức họp sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả phối hợp thực hiện công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán.
- Thành lập Tổ công tác liên ngành để thực hiện việc tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân tại các địa phương.
- Tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân.
- Các hình thức phối hợp khác do các cơ quan phối hợp thống nhất thực hiện.
1. Truyền thông nâng cao nhận thức
- Các Sở, ngành đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức cho cá nhân, gia đình và cộng đồng về phòng, chống mua bán người thông qua việc xây dựng tờ rơi, phóng sự, video clip, chuyên trang, chuyên đề, tuyên truyền về chính sách pháp luật, công tác chỉ đạo, triển khai và kết quả thực hiện công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; đăng tải, cập nhật trên các phương tiện thông tin, đại chúng, trang thông tin điện tử của các Sở, ngành, địa phương.
- Phối hợp tổ chức hoặc cử đại biểu tham dự các hội nghị, hội thảo, trao đổi thông tin về công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán.
- Tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho người dân tại địa phương, đặc biệt là nhóm nguy cơ cao như phụ nữ và trẻ em gái ở các khu vực ngoại thành Hà Nội. Cung cấp thông tin về quyền, lợi ích hợp pháp và chế độ, chính sách đối với nạn nhân; cung cấp các dịch vụ hỗ trợ dành cho nạn nhân bị mua bán trở về.
- Phối hợp tuyên truyền, giáo dục về chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người; thủ đoạn và tác hại của các hành vi mua bán người; kỹ năng xử lý trong trường hợp có nghi ngờ về việc mua bán người; biện pháp, kinh nghiệm phòng, chống mua bán người...
2. Đào tạo, bồi dưỡng cho người làm công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán
Các Sở, ngành và địa phương căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng, biện pháp nghiệp vụ và các tình huống có thể xảy ra cho đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán.
- Phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin về nạn nhân bị mua bán để kịp thời phối hợp tiếp nhận và hỗ trợ.
- Phối hợp tiếp nhận, xác minh thông tin, xác định nạn nhân bị mua bán trong nước, trên địa bàn thành phố; nạn nhân được giải cứu hoặc từ nước ngoài trở về; trao trả nạn nhân là người nước ngoài bị mua bán tại Hà Nội; người nghi vấn là nạn nhân bị mua bán; bảo vệ an toàn cho nạn nhân và người thân của họ.
- Phối hợp chuyển tuyến cho nạn nhân; áp dụng các biện pháp nghiệp vụ bảo vệ an toàn cho nạn nhân và người thân thích của họ; phối hợp bàn giao nạn nhân vào các Trung tâm bảo trợ xã hội hoặc đưa họ trở về nơi cư trú và đảm bảo an ninh trật tự tại Trung tâm.
- Bảo đảm nạn nhân được tiếp nhận, xác minh, xác định, giải cứu, bảo vệ và hỗ trợ kịp thời, hiệu quả theo quy định của pháp luật. Xây dựng, củng cố, từng bước nâng cấp, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các cơ sở hỗ trợ nạn nhân.
- Đối với nạn nhân bị mua bán, khi tiếp nhận nạn nhân bị mua bán, cần đảm bảo các điều kiện lưu trú phù hợp với độ tuổi, giới tính, nhu cầu, nguyện vọng, tình trạng tâm lý và sức khỏe của nạn nhân, tại các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân và cơ sở trợ giúp xã hội khác theo quy định của pháp luật. Cần đảm bảo hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân thiết yếu như tiền ăn, cấp vật dụng phục vụ cho sinh hoạt cá nhân.
- Duy trì đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh về vụ việc mua bán người, nạn nhân mua bán người, các trường hợp liên quan đến mua bán người.
- Rà soát, thống kê nạn nhân bị mua bán trở về; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.
1. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội
1.1. Phối hợp với các Sở, ban ngành và địa phương tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho cán bộ và người dân địa phương thông qua nhiều hình thức như trực tiếp, gián tiếp, qua các trang báo, phóng sự truyền hình, loa truyền thanh, tờ rơi, áp phích...về chính sách, pháp luật, công tác chỉ đạo, triển khai, kết quả thực hiện công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân. Tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp, gián tiếp cho cán bộ và người dân địa phương, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái về âm mưu, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người, tránh để trở thành nạn nhân.
1.2. Hướng dẫn phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện, thị xã thực hiện việc tiếp nhận thông tin của nạn nhân bị mua bán tự đến trình báo hoặc thông tin từ Ủy ban nhân dân, công an xã, phường, thị trấn chuyển đến; phối hợp với công an Thành phố và cơ quan giải cứu nạn nhân thực hiện việc hỗ trợ nhu cầu thiết yếu, hỗ trợ chuyển tuyến cho nạn nhân và đưa họ về nơi cư trú hoặc Trung tâm Bảo trợ xã hội theo nguyện vọng của nạn nhân.
1.3. Chỉ đạo các Trung tâm Bảo trợ xã hội, Trung tâm Cung cấp dịch vụ công tác xã hội (sau đây gọi tắt là Trung tâm) tiếp nhận, bảo vệ an toàn cho nạn nhân bị mua bán và người thân thích của họ theo quy định. Trường hợp khi phát hiện có dấu hiệu không an toàn đối với nạn nhân và người thân thích của họ tại Trung tâm thì đề nghị Công an Thành phố phối hợp để áp dụng các biện pháp bảo vệ kịp thời.
1.4. Chỉ đạo các Trung tâm tiếp nhận nạn nhân, bố trí chỗ ăn, ở phù hợp với giới tính, lứa tuổi; hỗ trợ nhu cầu thiết yếu, chăm sóc y tế, tư vấn tâm lý, tư vấn học nghề, việc làm... cho nạn nhân trong thời gian lưu trú tại Trung tâm. Phối hợp với cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi nạn nhân cư trú để liên hệ với gia đình hoặc người thân trước khi đưa họ trở về nơi cư trú; trường hợp trẻ mồ côi, trẻ em không có nơi nương tựa thì làm thủ tục để nạn nhân hưởng chế độ bảo trợ xã hội theo quy định.
1.5. Tăng cường truyền thông về xuất khẩu lao động; tuyên truyền, phổ biến các chính sách về xuất khẩu lao động tới người dân, nâng cao ý thức tổ chức, hiểu biết về các quy định pháp luật trong quá trình sống và làm việc tại nước ngoài tránh bị các công ty không đảm bảo điều kiện tuyển dụng lợi dụng để lừa đảo.
1.6. Tăng cường quản lý, kiểm tra các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định, rà soát lại các doanh nghiệp đã được cấp phép, đồng thời kiên quyết xử lý cá nhân và doanh nghiệp vi phạm hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.
1.7. Tổ chức các hoạt động, dịch vụ hỗ trợ nạn nhân hòa nhập cộng đồng; hỗ trợ nạn nhân được học văn hóa, học nghề, vay vốn tạo việc làm ổn định cuộc sống.
1.8. Trên cơ sở kế hoạch hàng năm Thành phố giao, lập dự toán kinh phí bảo đảm cho các hoạt động tuyên truyền, tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán.
1.9. Hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết để đánh giá kết quả triển khai và bàn biện pháp giải quyết các khó khăn, vướng mắc.
2.1. Chủ trì công tác tiếp nhận đối với nạn nhân từ nước ngoài trở về thông qua đường ngoại giao. Thực hiện hợp tác quốc tế trong việc xác minh thông tin về nhân thân, lai lịch của nạn nhân, phối hợp các cơ quan chức năng trong việc cấp các giấy tờ cần thiết để làm thủ tục đưa họ về nước theo đúng quy định.
2.2. Chia sẻ thông tin tài liệu cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về những trường hợp nạn nhân được giải cứu, trao trả qua cửa khẩu biên giới; nạn nhân bị mua bán trong nước để phối hợp bố trí đưa nạn nhân vào các Trung tâm hoặc bàn giao về nơi cư trú.
2.3. Chỉ đạo công an quận, huyện, thị xã nơi tiếp nhận người khai là nạn nhân thực hiện việc hỗ trợ nhu cầu thiết yếu và bố trí chỗ ở tạm thời cho nạn nhân (nếu thấy cần thiết); thông báo cho Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và phối hợp chuyển tuyến cho nạn nhân vào Cơ sở bảo trợ xã hội; bố trí phương tiện và cán bộ đưa nạn nhân là người chưa thành niên về nơi cư trú.
2.4. Chỉ đạo các đơn vị có liên quan phối hợp với phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc xác minh, xác định nạn nhân; cấp giấy chứng nhận cho nạn nhân theo quy định đối với nạn nhân từ nước ngoài trở về hoặc nạn nhân ở trong nước trình báo.
2.5. Chỉ đạo các đơn vị chức năng áp dụng các biện pháp bảo vệ nạn nhân và người thân thích của họ theo quy định hoặc khi có đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (cử lực lượng phối hợp với các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bảo vệ nạn nhân trong quá trình lưu trú tại cơ sở).
2.6. Phối hợp, trao đổi với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để hỗ trợ kịp thời cho nạn nhân trong quá trình tiếp nhận, hỗ trợ nhu cầu thiết yếu và chỗ ở tạm thời cho nạn nhân, hỗ trợ tiền tàu xe, tiền ăn trong thời gian đi đường (đối với nạn nhân có nguyện vọng tự trở về nơi cư trú); có các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân và người thân thích của họ; phối hợp với địa phương nơi nạn nhân cư trú để liên hệ với gia đình hoặc người thân trước khi đưa nạn nhân trở về nơi cư trú.
2.7. Tăng cường công tác đấu tranh với các loại tội phạm mua bán người; tập trung triệt phá các đường dây, ổ nhóm lừa gạt, dụ dỗ phụ nữ, trẻ em để bán ra nước ngoài hoặc bán trong nước. Đồng thời phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các Sở, ban ngành liên quan thực hiện tốt công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác đấu tranh, xử lý đối với tệ nạn mua bán người; phổ biến âm mưu, phương thức, thủ đoạn của tội phạm mua bán người.
2.8. Chỉ đạo công an địa phương thực hiện tốt công tác quản lý tạm trú, tạm vắng trên địa bàn; nhất là người thường xuyên đi về giữa Việt Nam và các nước, đặc biệt là Trung Quốc.
2.9. Hàng năm, xây dựng dự toán kinh phí từ nguồn kinh phí do UBND Thành phố hỗ trợ phòng, chống mua bán người; trong đó bố trí kinh phí hỗ trợ các hoạt động tiếp nhận, hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân từ nước ngoài trở về, xác minh và bảo vệ nạn nhân bị mua bán trở về gửi Sở Tài chính thẩm định, tổng hợp trình UBND Thành phố xem xét, hỗ trợ theo quy định.
2.10. Tham gia các cuộc họp do cơ quan chủ trì tổ chức nhằm giải quyết tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân.
3.1. Chỉ đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý và Chi nhánh Trợ giúp pháp lý tại các quận, huyện, thị xã nơi nạn nhân được tiếp nhận hoặc trở về thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý cho nạn nhân; phối hợp với các cơ quan, đoàn thể ở địa phương bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân; phổ biến, giáo dục pháp luật cho nạn nhân chuẩn bị cho nạn nhân hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống.
3.2. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người, những chính sách, chế độ hỗ trợ của Nhà nước dành cho nạn nhân bị mua bán trở về. Tham mưu Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Thành phố chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền cho nhân dân biết các thủ tục khi kết hôn có yếu tố nước ngoài; đăng ký cho, nhận con nuôi để tránh cho người dân bị đối tượng xấu lừa gạt.
4. Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố
4.1. Tổ chức các hoạt động truyền thông về phòng, chống mua bán người tại cộng đồng; xây dựng và nhân rộng các mô hình truyền thông, mô hình hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về có hiệu quả, cung cấp thông tin và kết nối nạn nhân với các dịch vụ hỗ trợ;
4.2. Chỉ đạo Hội Liên hiệp phụ nữ các quận, huyện, thị xã tạo điều kiện để nạn nhân bị mua bán trở về được tham gia các hoạt động, các Câu lạc bộ do Hội tổ chức tại địa phương, giúp họ sớm hòa nhập cộng đồng; hỗ trợ nạn nhân học nghề, vay vốn tạo việc làm, ổn định cuộc sống bằng nguồn vốn của Hội.
4.3. Tổ chức tập huấn nâng cao kỹ năng tuyên truyền cho mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên tại các địa phương.
5. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã
5.1. Thực hiện việc tiếp nhận đối với những nạn nhân được giải cứu, tự trở về và nạn nhân bị mua bán trong nước đến trình báo. Áp dụng các biện pháp bảo vệ theo quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều 7, Nghị định số 62/2012/NĐ-CP ngày 13/8/2012 của Chính phủ.
5.2. Hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân khi mới tiếp nhận, giải cứu; thực hiện chuyển tuyến cho nạn nhân đến Trung tâm Bảo trợ xã hội khi nạn nhân có nhu cầu hoặc hỗ trợ tiền tàu xe, tiền ăn, đi đường cho nạn nhân trở về nơi cư trú.
5.3. Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp Công an cùng cấp trong việc xác minh, xác định nạn nhân bị mua bán trở về.
5.4. Thực hiện trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ học văn hóa, học nghề cho nạn nhân theo quy định của pháp luật. Huy động các nguồn lực ở địa phương để hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân có việc làm, ổn định cuộc sống.
5.5. Thành lập Tổ công tác liên ngành tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về, giao Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là Tổ trưởng và các thành viên là đại diện các phòng chức năng nghiệp vụ.
- Định kỳ 06 tháng, hàng năm và đột xuất, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân thành phố về công tác phối hợp tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân. Chủ động đánh giá công tác phối hợp giữa các Cơ quan theo quy chế này, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Thời gian gửi báo cáo 6 tháng trước ngày 15/6 và báo cáo năm trước ngày 15/12 hàng năm.
- Các cơ quan, đơn vị thực hiện công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân có trách nhiệm thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo định kỳ hàng quý, 06 tháng, hàng năm bằng văn bản hoặc đột xuất bằng các hình thức thông tin liên lạc phù hợp khác.
Kinh phí triển khai thực hiện được bố trí từ ngân sách Nhà nước của các Sở, ngành và địa phương đảm bảo trong dự toán hàng năm được giao theo quy định của Luật ngân sách; các nguồn tài trợ, viện trợ và các nguồn huy động hợp pháp khác để thực hiện nhiệm vụ tại Kế hoạch này.
Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch, nếu có vướng mắc, khó khăn, đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời, báo cáo UBND Thành phố (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để hướng dẫn, tháo gỡ./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây