Kế hoạch 296/KH-UBND năm 2021 xây dựng xã điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phường điển hình về bảo đảm trật tự đô thị do tỉnh Lào Cai ban hành
Kế hoạch 296/KH-UBND năm 2021 xây dựng xã điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phường điển hình về bảo đảm trật tự đô thị do tỉnh Lào Cai ban hành
Số hiệu: | 296/KH-UBND | Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lào Cai | Người ký: | Trịnh Xuân Trường |
Ngày ban hành: | 12/07/2021 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 296/KH-UBND |
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lào Cai |
Người ký: | Trịnh Xuân Trường |
Ngày ban hành: | 12/07/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 296/KH-UBND |
Lào Cai, ngày 12 tháng 7 năm 2021 |
Căn cứ Chỉ thị số 02-CT/TU ngày 14/12/2020 của Tỉnh ủy Lào Cai về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) năm 2021; Thông báo số 33/TB-V01, ngày 19/02/2021 của Văn phòng Bộ Công an về kết luận của đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an tại Hội nghị giao ban đầu xuân Tân Sửu năm 2021 về xây dựng xã điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ), phường điển hình về bảo đảm trật tự đô thị. UBND tỉnh Lào Cai ban hành kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
1. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp; người đứng đầu các đơn vị, địa phương, cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội và của toàn dân trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của Bộ Công an, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác bảo đảm ANTT, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.
2. Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp, hiệp đồng giữa ngành, các cấp, các lực lượng; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ ANTQ, phòng chống tội phạm - tệ nạn xã hội; xây dựng và củng cố vững chắc nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân; góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
3. Việc lựa chọn, xây dựng xã điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, phường điển hình về đảm bảo trật tự đô thị phải đảm bảo tính tiêu biểu, nổi trội, phù hợp với nội dung, tiêu chí đề ra. Đồng thời, tập trung các nguồn lực, điều kiện để điển hình phát triển, có sự lan tỏa và nhân rộng trong toàn tỉnh. Quá trình triển khai thực hiện bảo đảm thường xuyên, hệ thống; tạo được sự đồng thuận, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân gắn với thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các mặt công tác nghiệp vụ của lực lượng Công an nhân dân, tránh phô trương, hình thức, đạt hiệu quả, theo đúng lộ trình được giao.
II. ĐỊA BÀN, THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Địa bàn
- Đối với xây dựng xã điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ: mỗi huyện, thị xã lựa chọn 01 xã để triển khai thực hiện. Năm 2021 tỉnh tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện “điểm” tại địa bàn xã Trì Quang, huyện Bảo Thắng.
- Đối với xây dựng phường điển hình về đảm bảo trật tự đô thị: Năm 2021 tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện “điểm” tại địa bàn phường Kim Tân, thành phố Lào Cai. Các năm tiếp theo, lựa chọn và nhân rộng tại các phường của thành phố Lào Cai và thị xã Sa Pa.
2. Thời gian thực hiện
Chia làm 03 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (từ tháng 7/2021 đến 14/10/2021): Các huyện, thị xã xây dựng kế hoạch, tiến hành lựa chọn, khảo sát và triển khai xây dựng 01 xã điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. Riêng huyện Bảo Thắng và thành phố Lào Cai xây dựng kế hoạch triển khai tại xã Trì Quang và phường Kim Tân, (Sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện trước 20/10/2021).
- Giai đoạn 2 (từ ngày 15/10/2021 đến ngày 14/12/2022): Tiếp tục củng cố các tiêu chí điển hình đối với xã, phường; tập trung thực hiện tại xã Trì Quang, huyện Bảo Thắng và phường Kim Tân, thành phố Lào Cai (Sơ kết, đánh giá trước 20/12/2021).
- Giai đoạn 3 (từ ngày 15/12/2021 đến 14/7/2022): Triển khai nhân rộng điển hình ra các xã, phường trong toàn tỉnh (Tổng kết kế hoạch trước ngày 25/8/2022).
III. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH
1. Xây dựng xã điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ
1.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo
- Cấp ủy, chính quyền ban hành chủ trương chỉ đạo, hướng dẫn đối với công tác bảo đảm ANTT, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.
- Các ban, ngành, đoàn thể xây dựng kế hoạch phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân tham gia công tác bảo đảm ANTT, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, trong đó lực lượng Công an giữ vai trò là nòng cốt, xung kích.
- Tập trung lực lượng, biện pháp thực hiện các nội dung đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.
1.2. Công tác tuyên truyền, vận động
1.2.1. Nội dung
- Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các văn bản chỉ đạo, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương về công tác bảo đảm ANTT và đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của Nhân dân đối với công tác bảo đảm ANTT ở cơ sở; tự giác tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, xây dựng nông thôn mới, tích cực tham gia phòng ngừa, đấu tranh tố giác tội phạm...
- Vận động Nhân dân tích cực tham gia các hoạt động, chương trình xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; hưởng ứng thực hiện xã hội hóa các nguồn lực trong công tác bảo đảm ANTT ở cơ sở.
1.2.2. Hình thức
- Tổ chức Hội nghị tập trung triển khai thực hiện các nội dung công tác phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ năm 2021 theo kế hoạch đề ra; tuyên truyền phổ biến, quán triệt các văn bản liên quan.
- Thông qua Trưởng thôn, Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban công tác Mặt trận, người có uy tín trong dân tộc, tôn giáo; thông qua hệ thống phát thanh, báo, đài của địa phương để tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho Nhân dân; nêu gương người tốt, việc tốt, các mô hình, điển hình tiên tiến trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.
- Tổ chức các diễn đàn, các cuộc thi, hội thi để thu hút sự tham gia đông đảo của các tầng lớp Nhân dân như: tổ chức “Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ”, diễn đàn “Công an xã lắng nghe ý kiến Nhân dân”; sân khấu hóa các hoạt động tuyên truyền pháp luật, tuyên truyền phòng chống tội phạm.
- Tổ chức treo băng zôn, khẩu hiệu tuyên truyền, lắp đặt hòm thư tố giác tội phạm... để Nhân dân nâng cao ý thức, tinh thần cảnh giác, tích cực tham gia tố giác tội phạm, phối hợp cùng lực lượng Công an trong công tác bảo đảm ANTT, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.
1.3. Công tác xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến phòng chống tội phạm và phong trào thi đua “Dân vận khéo”
- Thường xuyên củng cố, kiện toàn và duy trì các mô hình tự quản đã và đang hoạt động hiệu quả, trên cơ sở kết quả thực tế phản ánh qua hồ sơ quản lý và sự chuyển biến tích cực tình hình ANTT ở cơ sở (tiếp tục củng cố, hoàn thiện hồ sơ các mô hình).
- Khảo sát, xây dựng mới 01 mô hình phòng chống tội phạm riêng, phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương (“Zalo an ninh”, “Bóng điện an ninh”); nhân rộng các mô hình đã và đang phát huy hiệu quả như: “Thôn bản bình yên, gia đình hạnh phúc”, “Dòng họ tự quản về ANTT”, “Móc khóa an ninh”...
1.4. Kiện toàn, củng cố lực lượng nòng cốt, các tổ chức quần chúng tham gia bảo đảm ANTT ở cơ sở
- Tập trung củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; củng cố các tổ chức quần chúng tham gia công tác bảo đảm ANTT ở cơ sở đảm bảo số lượng, chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Thường xuyên chăm lo, xây dựng lực lượng nòng cốt, nhất là lực lượng Công an xã bán chuyên trách, đảm bảo các điều kiện về vật chất, tinh thần, chế độ chính sách để lực lượng này yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
1.5. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, gắn với xây dựng nông thôn mới và thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua ở cơ sở
- Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, gắn với việc thực hiện tiêu chí ANTT trong chương trình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của Nhân dân trong công tác bảo đảm ANTT địa bàn nông thôn, tạo không khí thi đua sôi nổi góp phần xây dựng nông thôn mới.
- Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, xây dựng gia đình văn hóa và tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.
2. Xây dựng phường điển hình về bảo đảm trật tự đô thị
2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo
- Cấp ủy, chính quyền ban hành chủ trương chỉ đạo, hướng dẫn đối với công tác bảo đảm trật tự đô thị, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.
- Các ban, ngành, đoàn thể xây dựng kế hoạch phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân tích cực tham gia công tác xây dựng Phường điển hình về bảo đảm trật tự đô thị, trong đó lực lượng Công an giữ vai trò là nòng cốt, xung kích.
- Tập trung lực lượng, biện pháp thực hiện có hiệu quả công tác bảo đảm ANTT đô thị.
2.2. Công tác tuyên truyền, vận động
2.2.1. Nội dung
- Tăng cường tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt các quy định của pháp luật về trật tự công cộng, trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông và quy định của địa phương về công tác bảo đảm ANTT đô thị, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.
- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của Nhân dân đối với công tác bảo đảm trật tự đô thị; tự giác tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, tích cực cung cấp thông tin, tố giác, tin báo về tội phạm...
- Vận động Nhân dân tích cực tham gia tự xây, tự quản khu dân cư, tuyến đường văn minh đô thị gắn với xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; hưởng ứng thực hiện xã hội hóa các nguồn lực trong công tác bảo đảm ANTT ở đô thị.
2.2.2. Hình thức
- Tổ chức Hội nghị tập trung triển khai, quán triệt các chủ trương chỉ đạo của cấp trên về công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, công tác bảo đảm trật tự đô thị và các văn bản có liên quan theo kế hoạch đề ra.
- Thông qua hệ thống phát thanh, báo, đài của địa phương để tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho Nhân dân; nêu gương người tốt, việc tốt, các mô hình, điển hình tiên tiến trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và giữ gìn trật tự đô thị.
- Tổ chức ký cam kết đối với các hộ dân, nhất là các hộ kinh doanh, hộ nằm dọc hành lang các tuyến đường, tuyến phố...; các diễn đàn, các cuộc thi, đợt ra quân để thu hút sự tham gia đông đảo của các tầng lớp Nhân dân như: tổ chức ra quân các đợt giải phóng hành lang, chỉnh trang đô thị, tháng “an toàn giao thông”, các hoạt động kỷ niệm “Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ”, cuộc thi “Tìm hiểu luật giao thông đường bộ”...
- Tổ chức treo băng zôn, khẩu hiệu tuyên truyền, phát tờ rơi.. tại những nơi công cộng, tuyến đường phức tạp về trật tự đô thị, để Nhân dân nâng cao ý thức, tinh thần cảnh giác, tích cực tham gia quản lý đô thị, phối hợp cùng lực lượng Công an trong công tác bảo đảm ANTT, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.
2.3. Công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ
- Thường xuyên tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm và bảo đảm trật tự đô thị, lực lượng Công an giữ vai trò nòng cốt trong công tác tham mưu, thực hiện.
- Xây dựng, nhân rộng các mô hình tự quản về trật tự đô thị, giao thông đô thị, trong đó chú trọng nhân rộng mô hình “Cammera giám sát an ninh” trong công tác giám sát an ninh và bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại các khu vực tập trung dân cư, tuyến đường, nơi công cộng phức tạp về trật tự đô thị.
- Kiện toàn, củng cố các tổ tự quản về ANTT; các tổ trật tự đô thị; thường xuyên chăm lo xây dựng lực lượng bán chuyên trách (Bảo vệ dân phố, thành viên các tổ chức quần chúng tham gia bảo đảm ANTT) đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm ANTT ở cơ sở.
- Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa lực lượng Công an, Mặt trận Tổ quốc và các ngành thành viên, nhất là lực lượng Cựu chiến binh, đoàn viên, thanh niên làm xung kích về công tác bảo đảm trật tự đô thị gắn với xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.
2.4. Công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị
- Củng cố duy trì hoạt động của Ban Chỉ đạo an toàn giao thông, trật tự đô thị, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên theo chức năng, lĩnh vực chuyên môn.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tuần tra kiểm soát, bảo đảm trật tự công cộng, trật tự đô thị và trật tự an toàn giao thông, xây dựng “đường thông, hè thoáng”.
- Tăng cường công tác quản lý đô thị, tổ chức các đợt ra quân để lập lại trật tự đô thị trên các tuyến đường, tuyến phố. Quản lý chặt chẽ các hoạt động đào đất, vận chuyển đất; vận chuyển, khai thác vật liệu xây dựng; tập trung xử lý thu gom rác thải xây dựng, rác thải sinh hoạt. Phối hợp kiểm tra, rà soát để kịp thời bảo dưỡng, thay thế hệ thống điện chiếu sáng, cây xanh đô thị, hệ thống thoát nước, hệ thống biển báo giao thông đường bộ. Tăng cường công tác xử lý, giải quyết các vi phạm về trật tự giao thông đô thị.
- Thường xuyên kiểm tra đề xuất bảo đảm kết cấu hạ tầng giao thông; xây dựng tuyến phố văn minh đô thị.
2.5. Xây dựng nếp sống văn minh đô thị
- Tuyên truyền tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức về nếp sống văn minh đô thị, đặc biệt là nhận thức, ý thức chấp hành và trách nhiệm thực thi pháp luật; xây dựng phong cách ứng xử, giao tiếp có văn hóa nơi công sở, trong cộng đồng, trên đường phố và các hoạt động tổ chức lễ hội.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; tập trung nâng cao các danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”, “Phường đạt chuẩn văn minh đô thị”, “Tuyến đường, tuyến phố văn minh đô thị”.
- Tập trung tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, sinh hoạt cá nhân, trong gia đình; văn hóa công sở, nơi công cộng, tính tương trợ trong cộng đồng. Kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm những hành vi lưu hành, sử dụng văn hóa phẩm có nội dung không lành mạnh.
- Tổ chức tốt công tác hòa giải, kịp thời phát hiện và giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh, những khiếu nại tố cáo từ tổ dân phố; hạn chế thấp nhất những tranh chấp, khiếu kiện vượt cấp.
1. UBND các huyện, thành phố, thị xã cân đối nguồn kinh phí địa phương để bố trí kinh phí bảo đảm triển khai thực hiện kế hoạch trên địa bàn.
2. Đối với các xã, phường được tỉnh chọn chỉ đạo “điểm” hằng năm: Giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp Sở Tài chính tham mưu lập dự trù kinh phí hằng năm đáp ứng các yêu cầu công tác, trình Chủ tịch UBND tỉnh duyệt cấp để thực hiện.
1. Công an tỉnh
- Có kế hoạch triển khai thực hiện và chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh ban hành hướng dẫn quy trình thực hiện và Bộ tiêu chí đánh giá xã điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; phường điển hình về bảo đảm trật tự đô thị. Thường xuyên phối hợp với các ngành thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh, các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch này; tổng hợp báo cáo Bộ Công an, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
- Trực tiếp kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện tại cơ sở; chủ động phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường tuyên truyền về việc tổ chức thực hiện các nội dung kế hoạch này trong toàn tỉnh.
- Phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện kế hoạch theo đúng quy định.
- Lựa chọn và xét khen thưởng, đề xuất khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện kế hoạch này.
2. Sở Tài chính
Phối hợp với Công an tỉnh thẩm định kinh phí tổ chức triển khai thực hiện tại các xã, phường do tỉnh chọn chỉ đạo “điểm” trình Ủy ban Nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật, tuyên truyền về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ và việc tổ chức triển khai xây dựng xã điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, phường điển hình về đảm bảo trật tự đô thị.
4. Văn phòng điều phối Chương trình, mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh
Hướng dẫn các xã triển khai thực hiện tốt các tiêu chí trong Chương trình, mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; ưu tiên triển khai các dự án, nguồn lực đầu tư xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu, nâng cao đối với các xã xây dựng điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.
5. Đề nghị Ủy ban MTTQ và các tổ chức thành viên
- Thông qua các phong trào hoạt động của hội, đoàn thể lồng ghép những hoạt động xây dựng nếp sống văn minh, trật tự đô thị và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ ở các đơn vị, địa phương.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân, đoàn viên, hội viên nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật, tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ và thực hiện tốt các nội dung đã đề ra trong kế hoạch.
6. Các ngành thành viên Ban Chỉ đạo PCTP-TNXH và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ tỉnh; các Sở, ban, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Công an tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã triển khai các nội dung theo chuyên đề, lĩnh vực công tác; bảo đảm hoàn thành các nội dung kế hoạch đề ra.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai phù hợp với thực tiễn tình hình tại địa phương, lựa chọn và triển khai xây dựng 01 xã điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ (riêng UBND thành phố Lào Cai triển khai xây dựng phường điển hình về bảo đảm trật tự đô thị đối với phường Kim Tân; UBND huyện Bảo Thắng triển khai xây dựng xã điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đối với xã Trì Quang - ngoài ra, căn cứ tình hình thực tế có thể lựa chọn thêm địa bàn khác để triển khai).
Trên đây là Kế hoạch triển khai xây dựng xã điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, phường điển hình về bảo đảm trật tự đô thị trên địa bàn tỉnh. Đề nghị Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ tổ chức triển khai thực hiện và định kỳ báo cáo UBND tỉnh (qua Phòng Xây dựng phong trào bảo vệ ANTQ - Công an tỉnh, ĐT 069 2449 128) để tổng hợp chung./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây