Kế hoạch 187/KH-UBND năm 2021 về Kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường do thành phố Hải Phòng ban hành
Kế hoạch 187/KH-UBND năm 2021 về Kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường do thành phố Hải Phòng ban hành
Số hiệu: | 187/KH-UBND | Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Thành phố Hải Phòng | Người ký: | Lê Anh Quân |
Ngày ban hành: | 09/08/2021 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 187/KH-UBND |
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Thành phố Hải Phòng |
Người ký: | Lê Anh Quân |
Ngày ban hành: | 09/08/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 187/KH-UBND |
Hải Phòng, ngày 09 tháng 8 năm 2021 |
Thực hiện Công văn số 1933/BTNMT-KHTC ngày 27/4/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng xây dựng Kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường, cụ thể như sau:
1. Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường
a) Thi hành và tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường:
- Công tác bảo vệ môi trường thành phố trong thời gian qua được sự quan tâm, chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố đã đi vào nề nếp theo hướng chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả; năng lực quản lý nhà nước của các cơ quan bảo vệ môi trường được tăng cường gắn với tiến trình đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tập trung vào công tác xây dựng cơ chế, chính sách, hỗ trợ, phòng ngừa, kiểm soát có hiệu quả tình hình ô nhiễm môi trường, ưu tiên đổi mới công nghệ; thường xuyên tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường, từng bước cải thiện nâng cao chất lượng môi trường thành phố và tạo môi trường thông thoáng thu hút đầu tư.
- Công tác bảo vệ môi trường đã được triển khai thực hiện nghiêm túc, tuy nhiên trên thực tế chất lượng chưa cao so với yêu cầu đặt ra, chưa phát hiện kịp thời và xử lý được những vụ việc phức tạp, chưa khởi tố các tội phạm có hành vi vi phạm về môi trường. Bên cạnh đó việc áp dụng các văn bản qui phạm pháp luật vào thực tế, việc hướng dẫn nghiệp vụ đôi lúc còn lúng túng, chưa đạt được chiều sâu. Ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của một số bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân còn hạn chế, các đối tượng đã sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn vi phạm tinh vi, gây khó khăn cho công tác quản lý và đấu tranh; nhiều vi phạm có yếu tố nước ngoài làm khó khăn cho công tác điều tra, xử lý.
- Triển khai thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, thành phố đã ban hành Kế hoạch số 133/KH-UBND ngày 03/6/2021 về thực hiện Quyết định số 343/QĐ-TTg ngày 12/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hải Phòng, trong đó đề nghị các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật, các quy chuẩn kỹ thuật môi trường có liên quan đến Luật Bảo vệ môi trường theo lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước được phân công; đồng thời triển khai việc xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật triển khai Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, giai đoạn 2021-2025;
b) Lồng ghép bảo vệ môi trường vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển của địa phương:
- Nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách và khung pháp lý cho công tác quản lý, bảo vệ môi trường, thành phố đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn rà soát, điều chỉnh các qui hoạch, kế hoạch, chương trình dự án phát triển của thành phố, của ngành và địa phương chưa phù hợp, chưa đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường chủ động lồng ghép các chương trình, đề án, nhiệm vụ về bảo vệ môi trường vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển của thành phố; Thành phố tiếp tục triển khai các quy hoạch, chương trình, đề án, kế hoạch, nhiệm vụ sau:
Về quy hoạch: (1) Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến 2025; (2) Đề án quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 theo Quyết định số 2552/QĐ-UBND ngày 01/10/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố; (3) Đồ án Quy hoạch cấp nước đô thị thành phố Hải Phòng đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 487/QĐ-UBND ngày 05/3/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt quy hoạch cấp nước thành phố Hải Phòng năm 2025, tầm nhìn đến 2050; (4) Đồ án thoát nước thải thành phố Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050 theo Quyết định số 626/QĐ-UBND ngày 27/3/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố; (5) Đồ án quy hoạch nghĩa trang thành phố Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050 đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số 2731/QĐ-UBND ngày 07/11/2016; (6) Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch bền vững quần đảo Cát Bà đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số 2732/QĐ-UBND ngày 05/12/2014; (7) Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, thể thao và du lịch thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số 1309/QĐ-UBND ngày 30/5/2017; (8) Quy hoạch điều chỉnh sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 2016-2020 của thành phố phố theo Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 15/5/2018, trong đó cập nhật nội dung bố trí quỹ đất cho các công trình xử lý rác thải, nước thải, hạ tầng kỹ thuật về môi trường; (9) Đề án điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác và hoạt động khoáng sản trên địa bàn thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, theo Quyết định số 1805/QĐ-UBND ngày 06/8/2015 của Ủy ban nhân dân thành phố; (10) Đề án điều chỉnh quy hoạch khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo Quyết định số 1784/QĐ-UBND ngày 04/8/2015 của Ủy ban nhân dân thành phố.
Về kế hoạch, chương trình: (1) Kế hoạch hành động số 87/KH-UBND ngày 19/3/2020 về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hải Phòng; (2) Quyết định số 3843/QĐ-UBND ngày 22/12/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Phương án quản lý, xử lý chất thải y tế trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố; (3) Quyết định số 3913/QĐ-UBND ngày 28/12/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí xây dựng Báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Hải Phòng giai đoạn năm 2016-2020; (4) Kế hoạch số 302/KH-UBND ngày 30/12/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố về thực hiện Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 29/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản; (5) Kế hoạch số 229/KH-UBND ngày 23/9/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc tuyên truyền về phòng, chống thiên tai, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu từ cộng đồng trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025; (6) Quyết định số 01/2020/QĐ-UBND ngày 01/01/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Quy chế hoạt động du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn quận Đồ Sơn; (7) Quyết định số 26/2020/QĐ-UBND ngày 02/10/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố về Quy chế quản lý hoạt động du lịch trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà, huyện Cát Hải để quản lý các hoạt động du lịch theo nguyên tắc giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, phát triển du lịch bền vững; (8) Kế hoạch số 133/KH-UBND ngày 03/6/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 trên địa bàn thành phố Hải Phòng;
- Ngoài ra, thành phố cũng đang tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, chương trình trọng tâm về công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững khác trên địa bàn thành phố: (1) Đề án Cơ sở dữ liệu tài nguyên nước (Giai đoạn 1- Tài nguyên nước mặt); (2) Đề án Điều tra cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước theo Danh mục các nguồn nước đã được phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ: (3) Đề án Khoanh định vùng hạn chế, vùng phải đăng ký khai thác nước dưới đất; (4) Đề án Đánh giá khả năng tiếp nhận của nguồn nước; (5) Đề án Quy hoạch Không gian biển thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; (6) Đề án thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển thành phố Hải Phòng; (7) Đề án Điều tra, thống kê, phân loại nguồn thải từ hoạt động trên biển và hải đảo, đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường biển và hải đảo giai đoạn 2016-2020, đề xuất giải pháp khắc phục, xử lý ô nhiễm; (8) Chương trình quan trắc tổng hợp tài nguyên môi trường biển thành phố Hải Phòng, giai đoạn 2019-2024…
- Trong năm 2020, thành phố tiếp tục thực hiện nâng cao chất lượng thẩm định đánh giá tác động môi trường, thẩm định công nghệ đối với các Dự án đầu tư trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển trên địa bàn thành phố. Trên toàn địa bàn thành phố được cấp, phê duyệt: 209 thủ tục hành chính về môi trường cấp thành phố, cụ thể: Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt: 50 báo cáo đánh giá tác động môi trường; 86 Giấy phép xả thải nước thải vào nguồn nước, trong đó có 09 giấy phép xin gia hạn (Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân thành phố cấp 65 giấy phép, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân thành phố cấp 21 giấy phép). Sở Tài nguyên và Môi trường cấp: 03 Giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường; 28 Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường; 58 sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng phê duyệt 40 báo cáo đánh giá tác động môi trường. Sở Khoa học và Công nghệ đã thẩm định công nghệ cho 33 dự án đầu tư trên địa bàn thành phố, trong đó nâng cao chất lượng thẩm định các nội dung có liên đến mức độ ảnh hưởng của công nghệ áp dụng đối với môi trường, các công nghệ và xử lý ô nhiễm môi trường phát sinh nếu có. Ủy ban nhân dân các quận/huyện xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường theo thẩm quyền 130 hồ sơ, cụ thể: Hồng Bàng (9), Ngô Quyền (21), Kiến An (11), Đồ Sơn (8), Dương Kinh (9), Lê Chân (9), An Lão (05), Vĩnh Bảo (02), Cát Hải (17), Thủy Nguyên (11), An Dương (25), Tiên Lãng (03).
- Thành phố đã chỉ đạo các Sở, ngành xây dựng và ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Luật Bảo vệ môi trường theo đúng chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền. Hiện nay có 25 văn bản quy phạm pháp luật của thành phố có liên quan đến Luật Bảo vệ môi trường do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành đang còn hiệu lực thi hành (Danh mục văn bản theo Phụ lục 01 gửi kèm theo).
- Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Kế hoạch số 133/KH-UBND ngày 03/6/2021 về thực hiện Quyết định số 343/QĐ-TTg ngày 12/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 trên địa bàn thành phố Hải Phòng, trọng đó triển khai việc xây dựng, ban hành 06 văn bản quy phạm pháp luật để triển khai Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 trên địa bàn thành phố.
a) Công tác thông tin, truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức về môi trường
- Hàng năm, thành phố đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và hoạt động truyền thông về môi trường theo chủ đề các ngày Lễ về môi trường trong năm: Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học (22/5), Ngày Môi trường thế giới 5/6, Tháng hành động về môi trường; Tuần Lễ Biển và Hải Đảo (1/6-8/6); Ngày Đại dương Thế giới (8/6), Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn vào tháng 9.
- Thành phố đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, tăng cường nội dung tuyên truyền về các chương trình, dự án, đề án về bảo vệ môi trường, tăng cường phát sóng, phát thanh, truyền hình, các tin bài, phóng sự, chuyên đề về công tác bảo vệ môi trường; Các cơ quan báo chí thành phố, các cơ quan đại diện và phóng viên thường trú trên địa bàn đã tích cực thông tin, tuyên truyền về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách bảo vệ môi trường, công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản, công tác bảo vệ môi trường ở khu vực nông thôn, bảo vệ môi trường tại các làng nghề, công tác bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu... Đăng tải thông tin công khai về các cơ sở xả thải gây ô nhiễm môi trường và mức xử phạt của từng cơ sở trên địa bàn thành phố. Nội dung chương trình phong phú, đa dạng, cách thức thể hiện đổi mới, sáng tạo có sức tác động mạnh mẽ đế ý thức và hành động của người dân.
b) Phối hợp trong công tác quản lý môi trường giữa các cấp, ngành, tổ chức và đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý môi trường
Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành: Quyết định số 2089/2014/QĐ-UBND ngày 02/10/2014 về ban hành quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố; Quyết định số 2095/2014/QĐ-UBND ngày 03/10/2014 về ban hành quy chế phối hợp trong chuyển tải hàng hóa, xăng dầu tại Vịnh Lan Hạ; Quyết định số 15/2019/QĐ-UBND ngày 13/5/2019 ban hành quy chế phối hợp bảo vệ môi trường trong Khu Kinh tế Đình Vũ- Cát hải và các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng nhằm thiết lập cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các Sở, ngành, đơn vị có liên quan trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên, địa bàn thành phố; nâng cao trách nhiệm phối hợp giữa các Sở, ngành, các đơn vị có liên quan nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững thành phố Hải Phòng.
Kết quả năm 2020: Tổ chức các buổi mít tinh: 05 cuộc; Chương trình tập huấn, phổ biến kiến thức, hội thảo, cuộc thi, bài viết: 1.638 buổi; Phát thanh truyền hình: 2.138 buổi. Treo băng rôn, khẩu hiệu, poster: 149.928 chiếc; số lượt người tham gia: 176.042 lượt người; Tổng lượng rác thu gom, xử lý: 263.755 m3 và 353.588 tấn; Tổng chiều dài cống rãnh được khơi thông: 1.143.351 m; Vệ sinh khu vực công cộng, đường giao thông, bãi biển: 2.181 km và 313.340 ha; số công trình bảo vệ môi trường khởi công, khánh thành, bàn giao: 22 công trình; Vệ sinh giếng nước, công trình xử lý, duy tu, bảo dưỡng: 680 công trình; số cây trồng mới: 129.194 cây trên diện tích 898 ha.
2. Đánh giá tình hình thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã có Báo cáo chi tiết về việc thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ năm 2020 (Gửi kèm theo Báo cáo số 68/BC-UBND ngày 02/3/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng).
Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 1311/QĐ-UBND ngày 24/6/2014 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23/01/2014 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Năm 2018, Thành ủy Hải Phòng đã tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Trên cơ sở kết quả sơ kết và chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 21/01/2021, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Kế hoạch số 75/KH-UBND ngày 24/3/2021 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
(Gửi kèm theo Báo cáo số 232-BC/TU ngày 03/8/2018 của Thành ủy Hải Phòng, Kế hoạch số 75/KH-UBND ngày 24/3/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố).
Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã có Báo cáo chi tiết về việc thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (Gửi kèm theo Báo cáo số 86/BC-UBND ngày 3/6/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng).
Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã có Báo cáo chi tiết về việc thực hiện Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 0/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 166/QĐ-TTg ngày 21/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 (Gửi kèm theo Báo cáo số 67/BC-UBND ngày 02/3/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng).
- Thành phố đã ban hành Công văn số 4540/UBND-MT ngày 27/9/2018 về việc thực hiện Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 17/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động nhập khẩu phế liệu; chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp cơ quan Hải quan, đơn vị giám định được Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ định tiến hành kiểm tra nhà nước về chất lượng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, kết quả (tính đến ngày 18/12/2020) tại cảng Hải Phòng tồn đọng 946 Container phế liệu các loại, trong đó: 431 Container phế liệu các loại không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu; 494 container phế liệu đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu; 21 container chưa thực hiện kiểm tra hàng hóa.
- So với cùng kỳ năm 2019, tổng số vụ vi phạm qua cảng Hải Phòng năm 2020 là 4.322 vụ (giảm 12,9%). Các vụ việc vi phạm chủ yếu là vi phạm hành chính về thủ tục hải quan (khai và nộp hồ sơ không đúng thời hạn, không có giấy phép, không đủ điều kiện nhập khẩu…). Một số vụ xuất nhập khẩu hàng cấm như: phế thải, phế liệu vải ở dạng mẩu, mảnh được loại bỏ trong quá trình sản xuất không đạt chuẩn; hàng hóa không còn giá trị sử dụng, cũ hỏng, lạc hậu; động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm... Các đối tượng tiếp tục tranh thủ lợi dụng những bất cập, quy định chưa có hướng dẫn cụ thể, một số chính sách trong quản lý Nhà nước về hải quan thay đổi theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu để buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa. Trước tình hình chung, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng tăng cường triển khai thực hiện kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ mặt hàng phế liệu nhập khẩu theo chỉ đạo tại Công văn số 7670/VPCP-KTTH ngày 27/8/2019 của Văn phòng Chính phủ; Công văn số 6632/TCHQ-GSQL ngày 22/10/2019 của Tổng cục Hải quan về xử lý hàng hóa tồn đọng là phế liệu tại cảng biển; Công văn số 3227/VP-DN ngày 09/9/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về xử lý hàng hóa tồn đọng là phế liệu tại cảng biển, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng đã ban hành Quyết định số 2433/QĐ-HQHP ngày 31/10/2019 về việc thành lập Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng là phế liệu tại cảng biển thuộc địa bàn hoạt động của Cục Hải quan thành phố Hải Phòng, để kịp thời xử lý và giải quyết tình trạng tồn đọng phế liệu tại các cảng biển nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, giảm lượng hàng hóa là phế liệu tồn đọng tại các cảng biển trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
- Ngoài ra, Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tổng cục Môi trường kiểm tra cấp Giấy phép nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cho một số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố (Công ty TNHH Vinatic Hải Phòng; Công ty Cổ phần Cao su nhựa Hải Phòng; Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và Dịch vụ xuất nhập khẩu Thủy Anh; Công ty Cổ phần Thép Việt Ý...); rà soát, tổng hợp 10 Báo cáo về công tác quản lý chất thải nguy hại, chất thải rắn thông thường và chất thải y tế; 23 báo cáo về nhập khẩu phế liệu; 23 phương án tiêu hủy phế phẩm, nguyên phụ liệu không đạt yêu cầu hoặc phế thải của các doanh nghiệp; kiểm tra hậu kiểm 15 dự án đã được phê duyệt theo quy định.
- Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch thành phố đã ban hành Chỉ thị số 25/CT-UBND ngày 03/11/2020 về việc tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa; Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch số 87/KH-UBND ngày 19/3/2020 về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
- Từ năm 2018 đến nay, Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các quận huyện, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các tổ chức thành viên tổ chức nhiều đợt phát động phong trào hạn chế sử dụng, giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn thành phố.
- Thành phố ban hành Kế hoạch số 26/KH-UBND ngày 03/02/2021 về việc thực hiện Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Trong đó, thành phố đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, ngành, địa phương thực hiện các nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị.
- Bên cạnh đó, thành phố đặc biệt quan tâm nghiên cứu, đầu tư hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thực hiện các dự án xử lý rác theo công nghệ tiên tiến, hiện đại (như đốt rác để phát điện, sản xuất các vật liệu từ rác công nghiệp; tái chế hoạch tái sử dụng rác thải); nghiên cứu triển khai khi áp dụng công nghệ sinh học để xử lý chất thải chăn nuôi, chất thải hữu cơ khu vực nông thôn để tận dụng như một nguồn tài nguyên; ban hành cơ chế khuyến khích công tác xã hội hóa trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải nông thôn.
- Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 42/CT-TTg ngày 08/12/2020, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 09/02/2021 về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn thành phố; Thành phố triển khai rà soát kết quả thực hiện Đề án ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại trên địa bàn theo Quyết định số 1896/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ và tổng hợp kết quả thực hiện của các Sở, ngành, đơn vị liên quan trên địa bàn thành phố báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định;
- Thành phố chỉ đạo Sở, ngành và các đơn vị xây dựng các chương trình, nhiệm vụ, kế hoạch thực hiện kiểm kê, lưu giữ và bảo tồn các nguồn gen (vật nuôi, cây trồng, vi sinh vật) bản địa, nguy cấp, quý, hiếm, bảo đảm các nguồn gen bản địa, quý, hiếm không bị suy giảm; thiết lập được các vùng bảo vệ nguồn gen quý hiếm trong nông nghiệp; bảo tồn các nguồn gen quý hiếm trong nông nghiệp; nghiên cứu, phát triển một số cây trồng, vật nuôi đặc sản bản địa có giá trị kinh tế cao của địa phương như: dó bầu, thiên tuế, lim xanh, nghiến, bào ngư, sá sùng, ngán, rươi... thông qua việc hoàn thiện các quy trình tạo con giống và phổ biến mô hình nuôi thương phẩm tới người dân. Triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ hải quan trong phạm vi quyền hạn được cho phép trong việc bảo tồn và kiểm tra, giám sát các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép, buôn bán các loài hoang dã và các giống vật nuôi, cây trồng nguy cấp, quý, hiếm trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan.
3. Đánh giá tình hình thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
3.1. Về xử lý các điểm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật theo Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21/10/2010 phê duyệt Kế hoạch xử lý phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước
Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành: Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 11/4/2017 về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật, trong đó giao nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, ngành, địa phương để tổ chức triển khai thực hiện; Công văn số 144/UBND-MT ngày 08/01/2018 chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương kiểm tra, rà soát các điểm tồn lưu do hóa chất bảo vệ thực vật.
Hàng năm thành phố thường xuyên chỉ đạo kiểm tra, rà soát, xác định các điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật. Đến nay chưa phát hiện các điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
3.2. Về thực hiện Quyết định số 807/QĐ-TTg ngày 03/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc đối tượng công ích giai đoạn 2016-2020.
Trên địa bàn thành phố không có cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc đối tượng công ích giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 807/QĐ-TTg ngày 03/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
3.3. Đánh giá tình hình triển khai Quyết định số 985a/QĐ-TTg ngày 01/6/2016 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
- Căn cứ Quyết định số 985a/QĐ-TTg ngày 01/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành: Quyết định số 2740/QĐ-UBND ngày 07/11/2016 về việc ban hành Kế hoạch hành động quản lý chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 16/4/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn thành phố. Thực hiện Kế hoạch trên, thành phố đã triển khai, ban hành quy định phòng, chống ô nhiễm từ các công trình xây dựng, hoạt động vận chuyển trong các đô thị, khu dân cư; không cho phép triển khai đối với các công trình không bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường; Nghiêm túc thực hiện việc kiểm soát khí thải, hạn chế, sử dụng các các phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn nghiêm trọng; chuyển đổi cơ cấu tham gia giao thông theo hướng phát triển giao thông bền vững về môi trường, phân tán giao thông tránh ùn tắc, ô nhiễm cục bộ; thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn ở đô thị; Tăng diện tích cây xanh, công viên, dải trung tâm thành phố tạo không gian thoáng mát trong đô thị; cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông công cộng, vận động người dân, các doanh nghiệp sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường...
- Ngày 23/11/2020, Ủy ban nhân dân thành phố đã có Quyết định 3523/QĐ-UBND giao Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư Dự án Trung tâm điều khiển tích hợp dữ liệu quan trắc môi trường và lắp đặt các trạm quan trắc môi trường tự động giai đoạn 1, với tổng mức đầu tư dự kiến: 96.870 triệu đồng bằng nguồn vốn ngân sách thành phố (Quy mô xây dựng 01 trung tâm điều khiển, tích hợp dữ liệu quan trắc môi trường và 15 trạm quan trắc môi trường tự động (06 trạm quan trắc không khí xung quanh và 09 trạm quan trắc môi trường nước trên 6 sông cấp nước ngọt chính của thành phố). Đồng thời tiếp tục chỉ đạo các Sở, ngành đơn vị thực hiện một số nhiệm vụ như: Đầu tư trang thiết bị thu gom, xử lý nước thải đạt quy chuẩn Việt Nam; Hoàn thiện, hiện đại hóa hệ thống quan trắc môi trường tự động; Tất cả các cụm công nghiệp, làng nghề xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung; Nghiên cứu, đánh giá sức chịu tải của môi trường tại các khu, cụm công nghiệp, khu dân cư tập trung và các trọng điểm ô nhiễm môi trường.
- Năm 2020, thành phố đã thực hiện quan trắc không khí xung quanh tại 24 vị trí (tăng thêm 4 vị trí so với năm 2019), tần xuất quan trắc 06 lần/năm. Thông số quan trắc bao gồm: vi khí hậu, tiếng ồn, TSP, CO, NO2, SO2, O3 theo Đề án “Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2025”.
- Về thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường không khí: Hàng năm thành phố đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì cùng các Công an thành phố, các Sở, ngành, địa phương xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường không khí tại các cơ sở; tập trung vào các cơ sở xả khí thải có lưu lượng lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường như nhà máy nhiệt điện, nhà máy sản xuất hóa chất, phân bón, xi măng, khai thác khoáng sản. Qua công tác kiểm tra đã hướng dẫn các đơn vị bổ sung, thực hiện lắp đặt hệ thống thu gom, xử lý khí thải theo quy định; xử lý nghiêm các hành vi xả khí thải vượt quy chuẩn vào môi trường. Thực hiện nghiêm công tác đăng kiểm, kiểm soát khí thải các phương tiện giao thông, tiến tới loại bỏ các phương tiện giao thông gây ô nhiễm không khí, tiếng ồn.
- Về hợp tác quốc tế và nghiên cứu khoa học, công nghệ và quản lý chất lượng không khí: Với sự hỗ trợ của Bộ Môi trường Nhật Bản và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), thành phố Hải Phòng và thành phố Kitakyushu đã cùng hợp tác nghiên cứu lập “Quy hoạch thúc đẩy tăng trưởng xanh thành phố Hải Phòng” nhằm giảm thiểu lượng khí thải nhà kính phát thải ra môi trường, hướng tới thành phố cảng xanh. Từ năm 2015 đến nay, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng thông qua Sở Tài nguyên và Mỗi trường đã phối hợp với Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường, Nhóm Mô hình Tích hợp Châu Á-Thái Bình Dương AIM tại Nhật Bản nghiên cứu xây dựng Kịch bản các bon thấp cho thành phố Hải Phòng. Kịch bản với hỗ trợ tính toán giảm phát thải CO2 ban đầu cho các lưu vực sử dụng năng lượng gồm: Công nghiệp, Thương mại, Giao thông và Dân cư. Mục tiêu giảm phát thải này của thành phố là phù hợp với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của quốc gia được thể hiện trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh (giảm từ 10-20% trong kịch bản 2030CM) và trong Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định về biến đổi khí hậu của Việt Nam (8-25%). Bên cạnh đó, thành phố tiếp tục kêu gọi đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước trên địa bàn quận Đồ Sơn, Dương Kinh từ các nhà đầu tư của Cộng hòa Liên bang Đức đồng thời cử các đoàn cán bộ của thành phố tham gia các hội nghị, hội thảo, tập huấn ở nước ngoài để trao đổi, học tập kinh nghiệm về quản lý, thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức của thành phố về bảo vệ môi trường, trong đó có môi trường không khí.
3.4. Về bảo tồn đa dạng sinh học theo Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- Năm 2020, thành phố tiếp tục thực hiện Quyết định số 3069/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 về phê duyệt Kế hoạch hành động đa dạng sinh học thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Kế hoạch số 2565/KH-UBND ngày 08/11/2016 về việc triển khai Đề án tăng cường năng lực về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2020.
- Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo rà soát, đánh giá tình trạng nuôi, trồng các loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm; cập nhật, bổ sung bộ cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học phục vụ công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực đa dạng sinh học trên địa bàn thành phố; Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 136/KH-UBND ngày 14/5/2020 triển khai thực hiện Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày 29/7/2019 về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước trên địa bàn thành phố.
- Đặc biệt, ngày 28/4/2021 Ủy ban nhân dân thành phố phối hợp với Trung tâm Giáo dục thiên nhiên tiến hành chuyển giao thành công 01 cá thể gấu ngựa bị nuôi nhốt về Trung tâm bảo tồn động vật hoang dã Nước Việt quản lý, chăm sóc. Chấm dứt tình trạng nuôi gấu bất hợp pháp trên địa bàn thành phố.
- Thành phố đã chỉ đạo phân bổ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm đảm bảo theo đúng quy định, cụ thể như sau:
+ Năm 2019: 484.451 triệu đồng.
+ Năm 2020: 494.266 triệu đồng.
+ Ước thực hiện năm 2021: 513.153 triệu đồng.
- Ưu tiên kinh phí thực hiện công tác điều tra cơ bản, dự báo, cảnh báo về tài nguyên và môi trường; nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ về bảo vệ môi trường. Hỗ trợ phát triển các dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải và các dịch vụ khác về bảo vệ môi trường. Tranh thủ tối đa nguồn hỗ trợ tài chính, kỹ thuật từ các nước, các tổ chức quốc tế và cá nhân cho công tác bảo vệ môi trường. Bố trí ngân sách hỗ trợ thỏa đáng cho công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm về môi trường đáp ứng được yêu cầu về đầu tư trang bị hỗ trợ hoạt động phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm về môi trường của thành phố trong giai đoạn hiện nay.
- Về cơ bản thành phố Hải Phòng đã thực hiện việc sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm theo đúng tinh thần tại Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06/01/2017 của Bộ Tài chính về việc quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường, trong đó quy định các nhiệm vụ chi ngân sách địa phương từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường; Căn cứ vào dự toán chi ngân sách được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao, các đơn vị thực hiện rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước, nơi giao dịch. Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch thực hiện kiểm soát chi theo quy định hiện hành.
Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả hơn nguồn kinh phí chi sự nghiệp môi trường, đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, cần có đánh giá cụ thể, đưa ra những nhóm nhiệm vụ trọng tâm để phân bổ ngân sách phù hợp và đạt hiệu quả cao như: Việc phân bổ nguồn ngân sách để xử lý nước thải khu đô thị cần được quan tâm đầu tư hơn nữa bởi hiện nay, có nhiều đô thị chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn trước khi xả thải ra môi trường; Đề nghị xem xét tăng cường vốn đầu tư phát triển cho bảo vệ môi trường trong tổng chi ngân sách nhất là đầu tư xử lý chất thải, xử lý ô nhiễm và phục hồi môi trường các khu vực ô nhiễm, suy thoái...
2.1. Thuận lợi
Trong thời gian qua Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố và các cơ quan liên quan chỉ đạo sát sao công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố. Công tác quản lý nhà nước về môi trường đã từng bước được tăng cường; công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các dự án đầu tư được nâng cao về chất lượng; quyết liệt thực hiện các biện pháp tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường và hoạt động xả thải ra môi trường; tăng cường năng lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, tài nguyên biển và đa dạng sinh học. Rà soát, phân loại, xử lý trực tiếp, kịp thời, kiên quyết các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, những vấn đề tồn tại kéo dài; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong thực thi công vụ. Công tác thanh tra, kiểm tra được đổi mới, có trọng tâm, trọng điểm, gắn với những vấn đề bức xúc từ thực tiễn, góp phần nâng cao năng lực thực thi pháp luật trong lĩnh vực môi trường. Quyết liệt thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường và khai thác khoáng sản, đã phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các vi phạm.
Bên cạnh các mặt thuận lợi trên, còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường như sau:
2.2. Khó khăn, vướng mắc
a) Về cơ chế, chính sách:
- Hệ thống văn bản chính sách, pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học còn thiếu tính đồng bộ, chưa hoàn thiện, ban hành chưa kịp thời. Hiện nay, việc phân định trách nhiệm giữa Bộ chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý nhà nước về đa dạng sinh học và Bộ quản lý chuyên ngành (giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) còn chưa rõ ràng nên có sự chồng chéo trong quản lý với một số đối tượng; Chưa có sự phối hợp chặt chẽ, chia sẻ thông tin, nguồn lực nên hiệu quả quản lý bảo tồn đa dạng sinh học chưa cao. Hệ thống văn bản pháp luật về biển, hải đảo còn mới nên việc triển khai còn gặp khó khăn, chưa đi vào thực tiễn. Thời gian xây dựng và xin ý kiến đóng góp của các Sở, ngành, địa phương, ý kiến thẩm định kéo dài nên việc triển khai còn chậm
- Luật Khoáng sản quy định tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản có trách nhiệm đối với địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác gồm hỗ trợ chi phí đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng hạ tầng kỹ thuật sử dụng trong khai thác khoáng sản; tuy nhiên chưa hướng dẫn cơ chế hạch toán khoản tiền hỗ trợ, tiền điều tiết khoản thu phí bảo vệ môi trường từ hoạt động khoáng sản cho công tác bảo vệ môi trường tại địa phương, nên khó thực hiện, chưa được cụ thể để minh bạch, thuận lợi cho việc theo dõi, giám sát.
- Công tác triển khai và giám sát thực thi chính sách, văn bản pháp luật về môi trường tại các doanh nghiệp còn chưa được thường xuyên; Nhiều doanh nghiệp chưa chủ động tìm hiểu chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, ỷ lại các đơn vị tư vấn; cán bộ quản lý môi trường tại các doanh nghiệp phần lớn là kiêm nhiệm.
b) Về nguồn lực:
- Nguồn kinh phí đầu tư cho lĩnh vực bảo vệ môi trường: trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường còn chưa đáp ứng được nhu cầu; Các địa phương chưa có các thiết bị đo đạc quan trắc nhanh gây khó khăn cho công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời những vụ việc đột xuất hoặc phục vụ công tác kiểm tra thường xuyên. Nguồn kinh phí chi sự nghiệp môi trường chủ yếu chỉ đầu tư cho công tác thu gom, xử lý rác thải khu vực nội thành và các bãi chôn lấp rác tạm khu vực ngoại thành, hệ thống thoát nước đô thị.
- Nguồn nhân lực: Số lượng cán bộ, chuyên viên làm công tác bảo vệ môi trường tại các cấp còn thiếu so với khối lượng công việc, nhiệm vụ được giao; chưa có đủ nguồn nhân lực chuyên gia (nghiên cứu, khảo sát, đo lường) đáp ứng các yêu cầu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; kinh phí để thu hút sử dụng có hiệu quả những nguồn lực nước ngoài, tạo điều kiện cho cán bộ, chuyên gia của thành phố được học tập, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ ở trong nước và ngoài nước đáp ứng yêu cầu công tác bảo vệ tài nguyên môi trường còn chưa được chú trọng.
c) Về ý thức chấp hành pháp luật:
- Ý thức chấp hành về pháp luật bảo vệ môi trường, tài nguyên nước, biển đảo của nhiều tổ chức cá nhân, doanh nghiệp còn hạn chế; chưa thực hiện đúng đầy đủ các quy định của pháp luật nhất là việc thu gom, xử lý chất thải, nước thải không đúng quy định, còn có hiện tượng xả nước thải ra sông, ra biển gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường, nhiều doanh nghiệp chưa nộp, hoặc nộp chưa đầy đủ, đúng hạn phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp.
- Một số doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản mặc dù chưa đủ điều kiện hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản và Giấy phép khai thác khoáng sản nhưng đã tiến hành khai thác khoáng sản gây khó khăn cho công tác quản lý; khai thác vượt công suất, trữ lượng, phạm vi, ranh giới được cấp phép; chưa thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; một số doanh nghiệp sau khi được phê duyệt Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản còn chậm triển khai thi công đóng cửa mỏ; thực hiện không đúng, đủ các biện pháp thi công đóng cửa mỏ khoáng sản, biện pháp cải tạo phục hồi môi trường được phê duyệt.
d) Về công tác kiểm soát ô nhiễm: Một số khu vực đô thị và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp có dấu hiệu bị ô nhiễm vượt quy chuẩn cho phép. Môi trường các làng nghề, làng nghề truyền thống còn nhiều bức xúc, chưa được đầu tư kịp thời và thỏa đáng, ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng dân cư trong làng và cho môi trường xung quanh. Hạ tầng thương mại (chợ, siêu thị, các chợ cóc) còn nhiều bất cập, phát sinh các nguồn ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến vệ sinh môi trường cho khu vực, đặc biệt các nguồn nước cấp, tưới tiêu nông nghiệp.
đ) Về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường:
- Trên địa bàn thành phố mặc dù đã được triển khai thực hiện nghiêm túc song thực tế chất lượng chưa cao so với yêu cầu đặt ra, chưa thực sự phát hiện và xử lý được những vụ điển hình, vụ việc lớn, phức tạp, chưa có nhiều vụ việc khởi tố các tội phạm về môi trường; việc áp dụng các văn bản qui phạm pháp luật và các hướng dẫn về nghiệp vụ đôi lúc còn lúng túng, chưa đạt chiều sâu. Bên cạnh đó ý thức chấp hành pháp luật về môi trường của một số bộ phận không nhỏ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân còn hạn chế, các đối tượng đã sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn vi phạm tinh vi, gây khó khăn cho công tác quản lý và đấu tranh; nhiều vi phạm có yếu tố nước ngoài làm khó khăn cho công tác điều tra, xử lý.
- Từ năm 2018 đến nay, do Trung Quốc vẫn siết chặt nhập khẩu phế liệu, vì vậy nguy cơ phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam qua các cảng biển Hải Phòng là rất lớn, nguy hiểm hơn là rác phế thải do không tái xuất được tồn đọng tại cảng, người đứng tên nhận hàng từ chối gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước trong công tác xử lý và nguy cơ ô nhiễm môi trường. Hàng hóa hiện tại hầu hết được đóng trong các container kín nên việc phát hiện có vi phạm hay không chỉ kết luận được sau khi kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc có kết quả kiểm tra, xác định của các cơ quan chuyên ngành trong khi hàng vi phạm, hàng hóa tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tới môi trường khi vận chuyển được ngụy trang dưới nhiều hình thức trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát. Trong quá trình xử lý hàng hóa tồn đọng là phế liệu, doanh nghiệp cảng và hãng tàu chưa được tích cực phối hợp xử lý dứt điểm (chủ yếu về vấn đề có liên quan đến chi phí lưu kho bãi, bảo quản hàng hóa, chi phí lưu container.,.). Việc thực hiện quản lý nhập khẩu phế liệu liên quan đến nhiều ban, ngành chức năng nên trong trong quá trình thực hiện cần xin ý kiến và phối hợp thực hiện.
- Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm trật tự đô thị, môi trường của các cấp, các ngành chưa thường xuyên, kịp thời, quyết liệt. Trong xử lý vi phạm trật tự xây dựng, bảo vệ môi trường các biện pháp mạnh để ngăn chặn các hành vi vi phạm chưa hiệu quả.
Qua việc thực hiện kế hoạch và dự toán kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường trong năm 2020; để tạo điều kiện cho thành phố Hải Phòng và các địa phương chủ động trong việc lập kế hoạch, cân đối ngân sách sự nghiệp môi trường phù hợp với các quy định tình hình thực tế địa phương, đảm bảo đạt được các mục tiêu bảo vệ môi trường đề ra, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đề xuất, kiến nghị cụ thể như sau:
Sớm hoàn thiện hệ thống văn bản, các chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với các hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật bảo vệ môi trường nói riêng. Thể chế hóa kịp thời và tổ chức thực hiện nghiêm các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường; chú trọng nâng cao nhận thức và đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành; tăng cường sự phối hợp, chặt chẽ, đồng bộ giữa các ngành, giữa Trung ương và địa phương.
2. Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn triển khai thực hiện để Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 sớm đi vào cuộc sống. Đồng thời kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định, văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
- Sớm ban hành Thông tư quy định chức năng nhiệm vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị phòng, chi cục thuộc Sở phù hợp với Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm soát đảm bảo việc tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường đối với những dự án đã đi vào hoạt động, trước hết là các dự án có nguồn thải ra sông, ra biển. Tăng cường các biện pháp kiểm soát chặt chẽ việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế chất thải, hoàn thiện hệ thống pháp lý về quản lý chất thải thông thường, trong đó có nội dung quy định về sử dụng chất thải làm nguyên liệu, nhiên liệu, coi chất thải là tài nguyên.
- Tiếp tục tăng cường đầu tư xây dựng mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường trên phạm vi cả nước. Xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin, số liệu quan trắc, đánh giá về chất lượng môi trường làm cơ sở phục vụ công tác thẩm định, xét duyệt, các dự án đầu tư, đồng thời, để các cơ quan, Bộ, ngành, địa phương và người dân thực hiện kiểm soát, giám sát về môi trường.
- Tăng cường năng lực của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường ngày càng lớn, phức tạp. Rà soát, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý, sắp xếp tổ chức bộ máy, tăng cường năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý môi trường các cấp, nhất là ở các địa phương, ưu tiên cấp huyện, xã, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, xuyên suốt từ Trung ương đến cơ sở. Xây dựng cơ chế tham vấn, phối hợp trong công tác bổ nhiệm, đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường ở địa phương.
- Tăng cường và đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường, nhất là đầu tư xử lý chất thải; Tăng chi ngân sách cho sự nghiệp bảo vệ môi trường, tập trung giải quyết vấn đề môi trường bức xúc, tồn đọng kéo dài. Tăng cường vai trò điều phối, phân bổ nguồn lực đầu tư, chi ngân sách cho hoạt động bảo vệ môi trường của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Các nguồn thu từ thuế, phí bảo vệ môi trường phải được đầu tư trở lại cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Có cơ chế thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường trước khi dự án đi vào vận hành thử nghiệm đối với các dự án đầu tư lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; thu hút mạnh đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài vào phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ bảo vệ môi trường trên nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, “người hưởng lợi từ môi trường phải chi trả”.
a) Thành phố tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương tập trung nguồn lực triển khai triển khai Luật Bảo vệ môi trường; Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách bảo vệ môi trường; triển khai 36 nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách về bảo vệ môi trường giao các Sở, ngành, địa phương tại Quyết định số 554/QĐ-UBND ngày 10/3/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ và Quyết định số 1287/QĐ-TTg ngày 02/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
b) Tiếp tục chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị, Luật và các văn bản hướng dẫn thực hiện; Nghị quyết số 22/NQ-TU ngày 24/3/2005 của về công tác bảo vệ môi trường đến năm 2010, định hướng đến 2020; Thông báo kết luận số 167-TB/TU ngày 29/10/2013 của Ban Thường vụ Thành ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TU (khóa XII) về công tác bảo vệ môi trường, tăng cường quản lý tài nguyên đến năm 2015 và 2020.
c) Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính; thường xuyên rà soát, cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung các thủ tục hành chính trong lĩnh vực môi trường và đầu tư; đẩy mạnh việc xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể về phối hợp quản lý nguồn nước liên tỉnh giữa thành phố Hải Phòng với các tỉnh lân cận trên cùng lưu vực sông để kiểm soát tổng thể, toàn diện về tổng lưu lượng và chất lượng nước trên các sông trước khi chảy vào địa phận thành phố;
d) Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các nguồn ô nhiễm môi trường sông, vùng biển và ven biển; thực hiện quan trắc, theo dõi di biến động chất lượng môi trường khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng nhằm hạn chế tai biến môi trường.
đ) Tăng cường cải thiện môi trường nông thôn; hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường ở nông thôn, khắc phục những mặt tồn tại, yếu kém, ngăn chặn tình trạng mất vệ sinh trong thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn ở nông thôn, kiểm soát việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; lồng ghép việc xây dựng, cải tạo các công trình tiêu thoát, xử lý nước thải tại khu vực nông thôn vào chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
e) Tiếp tục thực hiện việc phân loại các cơ sở gây ô nhiễm, xử lý dứt điểm các khu vực trọng điểm ô nhiễm có khiếu kiện về môi trường; giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu, cụm công nghiệp, khu vực cảng, khu vực làng nghề, khu dân cư nội thành, thị trấn, các khu xử lý rác thải tập trung. Tăng cường kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu phế liệu qua các cảng khu vực Hải Phòng nhằm chủ động ngăn ngừa có hiệu quả việc vận chuyển chất thải qua cảng; tập trung xử lý các loại hàng hóa có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đang tồn đọng tại cảng.
f) Tập trung xử lý dứt điểm các trọng điểm ô nhiễm nghiêm trọng; giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu, cụm công nghiệp, khu vực cảng, khu vực làng nghề, khu dân cư nội thành, thị trấn, các khu xử lý rác thải tập trung. Tiếp tục thực hiện phân loại các cơ sở gây ô nhiễm.
g) Ngăn chặn, chấm dứt tình trạng suy giảm chất lượng nguồn nước ngọt và nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng nước. Giải quyết về cơ bản tình trạng thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trái phép, hoàn thành việc lập hành lang bảo vệ nguồn nước. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các nguồn ô nhiễm môi trường sông, vùng biển và ven biển; thực hiện quan trắc, theo dõi di biến động chất lượng môi trường khu vực cửa sông ven biển nhầm hạn chế tai biến môi trường.
h) Kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu phế liệu qua các cảng khu vực Hải Phòng: Tập trung các nội dung nhằm triển khai đầy đủ các nội dung của Công ước Basel về kiểm soát chất thải xuyên biên giới nhằm chủ động ngăn ngừa có hiệu quả việc vận chuyển chất thải qua cảng.
i) Tăng cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học: tiếp tục triển khai các nhiệm vụ đã được ban hành trong Kế hoạch hành động đa dạng sinh học thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được phê duyệt; tăng cường công tác bảo vệ và phát triển rừng hiện có, tiếp tục tái sinh rừng tự nhiên; thực hiện trồng mới rừng, trồng cây phân tán. Bảo vệ các hệ sinh thái hiện có; phục hồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái, tập trung các hệ sinh thái rừng ngập mặn ven sông, rừng tự nhiên trên quần đảo Cát Bà và rừng trồng, các hệ sinh thái quý hiếm.
k) Tiếp tục triển khai thực hiện Quy hoạch tài nguyên nước thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Nghị quyết số 23/2013/NQ-HĐND ngày 12/12/2013 của Hội đồng nhân dân thành phố về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt các sông: Rế, Giá, Đa Độ, Chanh Dương; kênh Hòn Ngọc; hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013-2020; thực hiện điều tra, thống kê các cơ sở, tổ chức, cá nhân phát sinh nước thải có chiều hướng gây ô nhiễm xả thải vào nguồn nước; Giải quyết về cơ bản tình trạng thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trái phép, ngăn chặn và di dời các cơ sở vi phạm chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước. Ngăn chặn, chấm dứt tình trạng suy giảm chất lượng nguồn nước ngọt và nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng nước.
l) Kịp thời ngăn chặn các hoạt động xả thải trái phép và lấn chiếm công trình thủy lợi, hành lang bảo vệ nguồn nước, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp cố tình trây ỳ, không đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, không lập hồ sơ xin cấp phép xả thải.
m) Khuyến khích đầu tư trang thiết bị tiên tiến về quan trắc môi trường, chuyển giao công nghệ hiện đại thân thiện môi trường phục vụ chiến lược tăng trưởng xanh thông qua các biện pháp đẩy mạnh xã hội hóa về hoạt động bảo vệ môi trường;
n) Tiếp tục thể chế hóa pháp luật về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố, tập trung triển khai Luật Tài nguyên nước và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành.
q) Triển khai thực hiện các đề án, dự án bảo vệ môi trường như: Triển khai thực hiện kế hoạch tăng trưởng xanh ở lĩnh vực của ngành, gắn với việc thực hiện Kết luận số 72/KL-BCT của Bộ Chính trị; hoàn thiện quy hoạch bảo vệ môi trường thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; quy hoạch quan trắc môi trường thành phố đến năm 2020; quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học; đề án xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn thải để phân loại các cơ sở ô nhiễm môi trường, lập sách xanh, sách đen các cơ sở ô nhiễm môi trường; qui hoạch tài nguyên nước thành phố đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030.
s) Ban hành chính sách cụ thể hỗ trợ công nghệ sản xuất, đào tạo nhân lực, mặt bằng sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm và đầu tư phát triển làng nghề; cơ chế chính sách về chi trả dịch vụ môi trường, tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen. Lập Dự án phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn thành phố, đặc biệt chú trọng Vườn Quốc gia Cát Bà.
r) Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm và các nhiệm vụ, giải pháp trong định hướng phát triển bền vững, xây dựng thành phố Cảng xanh, văn minh, hiện đại; nắm chắc địa bàn, lĩnh vực trọng điểm tổ chức đấu tranh có hiệu quả với tội phạm về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm; tăng cường công tác điều tra, truy tố, xét xử nghiêm theo quy định của pháp luật các tội phạm về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm. Điều tra xác minh, xử lý hoặc kiến nghị xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của các cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý hoặc lợi dụng chức vụ quyền hạn để bao che, tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật về tội phạm môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.
- Rà soát, cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung các thủ tục hành chính về môi trường và tài nguyên nước. Nâng cao chất lượng thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường; kiểm tra xác nhận việc hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, giấy phép xả thải, kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, sự cố môi trường; giấy phép nhận chìm và đổ thải. Tăng cường công tác thẩm định công nghệ các dự án sản xuất công nghiệp.
- Kiểm soát ô nhiễm môi trường trên diện rộng nhằm khống chế tối đa khả năng xảy ra ô nhiễm, chủ động xử lý khắc phục sự cố ô nhiễm môi trường giảm thiểu tối đa các tác động xấu đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu phế liệu qua cảng khu vực Hải Phòng: xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành trong kiểm soát hoạt động nhập khẩu phế liệu; rà soát, bổ sung các quy định về kiểm soát chặt chẽ hoạt động tạm nhập, tái xuất và xuất, nhập khẩu phế liệu ngay từ giai đoạn cấp phép. Phê duyệt và tổ chức thực hiện mạng lưới quan trắc môi trường; tăng nhanh số lượng các trạm quan trắc môi trường tự động, liên tục trong các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị, làng nghề, nhất là các cơ sở có nguy cơ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như sản xuất xi măng, nhiệt điện, hoá chất.
- Tiếp tục tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường đối với các cụm, khu công nghiệp; yêu cầu các Khu, cụm công nghiệp sớm hoàn thiện trạm xử lý nước thải tập trung vào vận hành đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định; giám sát hoạt động các khu vực khai thác khoáng sản, xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm; tập trung điều tra và đề nghị truy tố tội phạm về môi trường theo quy định của pháp luật; Tập trung giải quyết dứt điểm những vấn đề tồn tại về ô nhiễm môi trường gây bức xúc trong cộng đồng. Hoàn thành đề án phân loại cơ sở ô nhiễm và kế hoạch di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi đô thị, khu dân cư tập trung.
- Tăng cường công tác đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động một trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, lồng ghép nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, các cấp, các ngành. Xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên môi trường và quản lý nguồn thải trên địa bàn thành phố, tập trung vào các cơ sở, làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm, sự cố môi trường.
- Đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính, tăng cường và đa dạng hóa nguồn lực cho quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Cần có giải pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu xử lý chất thải rắn tập trung, khu xử lý nước thải tập trung của thành phố; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho công tác bảo vệ môi trường các cấp nhằm kiểm soát, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và xử lý có hiệu quả sự cố môi trường trên địa bàn.
- Tập trung thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm điều khiển, tích hợp dữ liệu quan trắc môi trường và lắp đặt các trạm quan trắc môi trường tự động.
- Triển khai hoạt động Quỹ Bảo vệ môi trường theo hướng tăng cường nguồn thu từ ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường, tạo môi trường thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân được vay vốn ưu đãi cho đầu tư công tác bảo vệ môi trường theo quy định.
- Tổ chức thực hiện mạng lưới quan trắc môi trường; tăng nhanh số lượng các trạm quan trắc môi trường tự động, liên tục trong các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị, làng nghề, nhất là các cơ sở có nguy cơ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như sản xuất xi măng, nhiệt điện, hoá chất.
- Tập trung giải quyết dứt điểm những vấn đề tồn tại về ô nhiễm môi trường gây bức xúc trong cộng đồng. Hoàn thành phân loại cơ sở ô nhiễm và kế hoạch di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi đô thị, khu dân cư tập trung.
- Gắn nội dung phát triển làng nghề mới với quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2025 qua từng giai đoạn, củng cố các làng nghề truyền thống theo hướng khuyến khích sản xuất ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, gắn với yêu cầu về bảo vệ môi trường;
- Thực hiện tốt chương trình cải thiện vệ sinh môi trường lồng ghép vào Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tăng cường triển khai chương trình thu gom, xử lý rác thải nông thôn hợp vệ sinh. Triển khai đúng quy trình và vận hành hiệu quả các lò đốt rác sinh hoạt đã được đầu tư tại các địa bàn nông thôn.
- Tiếp tục duy trì mô hình thu gom, xử lý rác thải hiện nay và phong trào toàn dân tham gia dọn vệ sinh, thu gom rác thải; thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và các phong trào quần chúng bảo vệ môi trường; tiếp tục duy trì mô hình thu gom, xử lý rác thải hiện nay và phong trào toàn dân tham gia dọn vệ sinh, thu gom rác thải; đầu tư đồng bộ, có hệ thống trang thiết bị về công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt nông thôn cho các xã, phường, thị trấn, đảm bảo các khu xử lý chất thải rắn phải được xây dựng đúng quy định, quy hoạch được duyệt.
2.3. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường
- Tiếp tục triển khai, quán triệt, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mọi công dân trong công tác bảo vệ môi trường; vận động người dân gìn giữ môi trường thông qua phong trào “Toàn dân bảo vệ môi trường”; phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm vi phạm pháp luật về môi trường; đẩy mạnh công tác nắm tình hình, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; Công khai các thông tin về các cơ sở gây ô nhiễm nguồn nước và vi phạm pháp luật về tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.
- Tiếp tục triển khai các chương trình, dự án, đề án về bảo vệ môi trường, phối hợp với đơn vị liên quan đẩy mạnh tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao chất lượng nội dung, hình thức tuyên truyền, mở rộng thời lượng phát sóng các bản tin, chương trình, chuyên đề, chuyên mục tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường; tăng cường phản ánh hoạt động của các cấp, ngành địa phương, đơn vị trong việc triển khai và kết quả thực hiện các chương trình, dự án, đề án trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của thành phố; hình thành ý thức bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học.
- Chỉ đạo các đơn vị có liên quan theo nhiệm vụ được phân công phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông làm tốt việc cung cấp thông tin cho báo chí để tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường.
2.4. Tăng cường năng lực quản lý môi trường
a) Về tổ chức bộ máy
- Đào tạo đội ngũ cán bộ công chức ngành tài nguyên môi trường từ thành phố đến cấp xã; đội ngũ cán bộ chuyên sâu về bảo vệ môi trường tại các khu kinh tế/khu công nghiệp, cụm công nghiệp và tất cả các cơ sở sản xuất có phát thải ô nhiễm; tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước, đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm về môi trường; kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý nhà nước, lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Nâng cao năng lực cho cán bộ môi trường tại địa phương để kịp thời xử lý các hành vi, vi phạm về môi trường; Tiếp tục thực hiện từng bước việc kiện toàn tổ chức bộ máy và tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý môi trường ở địa phương theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1169/QĐ-TTg ngày 10/8/2017 về phê duyệt Đề án kiện toàn tổ chức bộ máy và tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý môi trường từ Trung ương đến địa phương giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Đào tạo, tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ công chức ngành tài nguyên môi trường; tăng cường các hoạt động hợp tác quản lý liên vùng, liên tỉnh và quốc tế trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, biển và hải đảo.
- Rà soát, có giải pháp nâng cao năng lực cả về bộ máy, cán bộ quản lý và điều kiện cơ sở vật chất để có đủ điều kiện thực hiện các nhiệm vụ đã được phân cấp trong quản lý nhà nước về khoáng sản và bảo vệ môi trường. Chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Tổng cục Môi trường tăng cường tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và môi trường các cấp, ngành của thành phố.
b) Về cơ chế chính sách
- Triển khai hiệu quả chương trình phối hợp về bảo vệ môi trường giữa ngành tài nguyên và môi trường và các tổ chức chính trị xã hội.
- Tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung có liên quan đến công tác bảo vệ môi trường theo các Chương trình khoa học và công nghệ có mục tiêu, Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU của Thành ủy, Nghị quyết số 08/2013/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố về phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính; thường xuyên rà soát, cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung các thủ tục hành chính.
- Tăng cường, đổi mới công tác tập huấn, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hình thành ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên nước, bảo tồn đa dạng sinh học cho các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội và mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn thành phố.
c) Về tài chính
- Tăng dần đầu tư và sử dụng đúng mục đích, hiệu quả nguồn chi kinh phí sự nghiệp môi trường đảm bảo mức chi trên 3-4 % tổng chi ngân sách và tăng dần tỷ lệ này theo tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm. Ưu tiên kinh phí thực hiện công tác điều tra cơ bản, dự báo, cảnh báo về tài nguyên và môi trường; nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ về bảo vệ môi trường. Hỗ trợ phát triển các dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải và các dịch vụ khác về bảo vệ môi trường. Tranh thủ tối đa nguồn hỗ trợ tài chính, kỹ thuật từ các nước, các tổ chức quốc tế và cá nhân cho công tác bảo vệ môi trường. Bố trí ngân sách hỗ trợ thỏa đáng cho công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm về môi trường đáp ứng được yêu cầu về đầu tư trang bị hỗ trợ hoạt động phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm về môi trường của thành phố trong giai đoạn hiện nay.
- Có cơ chế trợ giá, khuyến khích người dân tiêu dùng, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, sử dụng năng lượng sạch, tái tạo, các sản phẩm tái chế nhằm hỗ trợ ngành kinh tế môi trường phát triển, thúc đẩy tăng trưởng, tạo thu nhập và việc làm cho người lao động và ổn định việc an sinh xã hội của thành phố.
- Phân bổ kinh phí chi sự nghiệp môi trường để thực hiện hoàn thành được các đề án, dự án, hỗ trợ về kỹ thuật cho hoạt động về quản lý nhà nước về môi trường theo đúng quy định; triển khai hoạt động Quỹ Bảo vệ môi trường theo hướng bố trí đủ vốn điều lệ từ nguồn ngân sách thành phố, tăng cường nguồn thu từ ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; hỗ trợ từ Quỹ bảo vệ môi trường trung ương, các tổ chức quốc tế.
d) Về khoa học công nghệ
- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên, môi trường. Triển khai thực hiện chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với các doanh nghiệp sử dụng công nghệ sản xuất sạch, công nghệ ít chất thải, công nghệ tái chế; bố trí quỹ đất, ưu tiên giao đất cho các dự án xử lý chất thải.
- Đẩy mạnh ứng dụng sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo trong sản xuất, sinh hoạt, đời sống qua đó tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp của thành phố trên thị trường trong nước và thế giới. Đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, gia trại chăn nuôi, thủy sản thực hiện cam kết bảo vệ môi trường và có ứng dụng hệ thống khí sinh học, xử lý chất thải chăn nuôi. Tiếp tục triển khai nội dung Kế hoạch hoạt động giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 818/QĐ-UBND ngày 18/5/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về thực hiện các Chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế thành phố Hải Phòng đến năm 2020.
- Nâng cao chất lượng thẩm định, đánh giá công nghệ sản xuất và công nghệ xử lý môi trường đối với các dự án sản xuất. Rà soát và loại bỏ các dự án có công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nguyên nhiên liệu, ứng dụng sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo trong sản xuất, sinh hoạt, đời sống qua đó tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp của thành phố trên thị trường trong nước và thế giới.
- Tiếp tục thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản và bảo vệ môi trường bằng nhiều hình thức để tổ chức, cá nhân khi tham gia vào hoạt động khai thác khoáng sản, bảo vệ môi trường có nhận thức và hành động đúng quyền hạn và trách nhiệm của mình. Khuyến khích đầu tư đối với các dự án hoạt động khai thác khoáng sản thân thiện với môi trường, có chất lượng khoa học công nghệ cao, hiện đại; tăng cường các chương trình truyền thông, cung cấp thông tin, hướng dẫn các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư, áp dụng công nghệ hiện đại để nâng cao năng suất, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường.
e) Về tăng cường hợp tác quốc tế
- Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế tạo cơ chế thuận lợi thu hút đầu tư hỗ trợ cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên đa dạng sinh học, các loài nguy cấp đặc hữu, các mô hình sinh kế...
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân ngoài nước đầu tư bảo vệ môi trường, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho bảo vệ môi trường
- Tăng cường hợp tác quốc tế với các quốc gia, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường để thực hiện gắn với việc thực hiện Kết luận số 72/KL-BCT của Bộ Chính trị: hợp tác với thành phố Kitakysu (Nhật Bản) triển khai thực hiện Quy hoạch tăng trưởng xanh thành phố Hải Phòng.
Kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước năm 2022 và 03 năm 2022-2024 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường, dự kiến: 1.764.487 triệu đồng.
(Chi tiết theo Phụ lục 2 kèm theo)
1. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.
2. Giao Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối ngân sách địa phương bố trí kinh phí để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, dự án được phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra các Sở, ban, ngành, địa phương sử dụng kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường đảm bảo hiệu quả, đúng quy định.
3. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính căn cứ quy định pháp luật tổng hợp chung Kế hoạch và dự toán kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường được phê duyệt vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2022 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022 - 2024 thành phố theo quy định.
4. Giao các Sở, ban, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện Kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường thành phố.
Trên đây là Kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường thành phố Hải Phòng./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
DANH MỤC VĂN BẢN QPPL DO THÀNH PHỐ BAN
HÀNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo Kế hoạch số 187/KH-UBND
ngày 09 tháng 8 năm
2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng)
STT |
Tên văn bản |
Ghi chú |
LĨNH VỰC GIAO THÔNG - AN NINH TRẬT TỰ |
||
1 |
Nghị quyết số 06/NQ-HĐND ngày 20/7/2000 về việc lập lại trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và nếp sống văn minh đô thị |
|
2 |
Nghị quyết số 18/2001/NQ-HĐND ngày 28/4/2001 tiếp tục đẩy mạnh lập lại trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và nếp sống văn minh đô thị |
|
3 |
Nghị quyết số 42/2018/NQ-HĐND ngày 10/12/2018 Thông qua Đề án phát triển giao thông vận tải nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên đảo Cát Bà đến năm 2025 |
|
4 |
Quyết định số 2962/QĐ-UB ngày 19/10/2001 về nhiệm vụ quản lý trật tự công cộng- trật tự an toàn giao thông- vệ sinh môi trường-nếp sống văn minh đô thị tại dải Trung tâm thành phố |
|
LĨNH VỰC LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
||
5 |
Quyết định số 30/2017/QĐ-UBND ngày 18/12/2017 Ban hành Quy chế phối hợp, quản lý an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn thành phố Hải Phòng |
|
6 |
Quyết định số 32/2019/QĐ-UBND ngày 13/9/2019 Ban hành Quy chế phối hợp trong thực hiện thanh tra chuyên ngành về lao động, an toàn, vệ sinh lao động vào ban đêm, ngoài giờ hành chính trên địa bàn thành phố Hải Phòng |
|
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
||
7 |
Quyết định số 14/2018/QĐ-UBND ngày 6/6/2018 Giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt khu vực nông thôn có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng |
|
LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG |
||
8 |
Nghị quyết số 33/2014/NQ-HĐND ngày 10/12/2014 về thông qua quy hoạch tài nguyên nước thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 |
|
9 |
Quyết định số 2215/QĐ-UBND ngày 20/11/2000 về vùng bảo vệ 1 nguồn nước sông Vật Cách - Khu vực Nhà máy nước Vật Cách - An Hải |
|
10 |
Quyết định số 1424/QĐ-UB ngày 04/7/2001 về việc bảo vệ nguồn nước sông Đa Độ khu vực nhà máy nước cầu Nguyệt - An Lão |
|
11 |
Quyết định số 781/QĐ-UB ngày 31/3/2004 về việc ban hành quy chế về quản lý, bảo vệ nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hải Phòng |
|
12 |
Quyết định số 2033/2014/QĐ-UBND ngày 24/9/2014 về việc quy định tỷ lệ quy đổi số lượng, khoáng sản thành phẩm ra số lượng khoáng sản nguyên khai để tính phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng trên địa bàn thành phố Hải Phòng |
|
13 |
Quyết định số 2095/2014/QĐ-UBND ngày 03/10/2014 về việc ban hành Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về chuyển tải hàng hóa, xăng dầu tại khu chuyển tải Lan Hạ, huyện Cát Hải |
|
14 |
Quyết định số 306/2017/QĐ-UBND ngày 14/02/2017 về việc ủy quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện một số nhiệm vụ quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai và bảo vệ môi trường |
|
15 |
Quyết định số 31/2017/QĐ-UBND ngày 19/12/2017 Ban hành quy chế phối hợp về quản lý hoạt động khoáng sản, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng |
|
16 |
Quyết định số 48/2017/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 về việc ban hành Bảng giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn thành phố Hải Phòng |
|
17 |
Quyết định số 13/2019/QĐ-UBND ngày 02/5/2019 Ban hành Quy chế thu thập, quản lý, khai thác, chia sẻ và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường; khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường trên địa bàn thành phố Hải Phòng |
|
18 |
Quyết định số 34/2019/QĐ-UBND ngày 20/9/2019 Ban hành Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Hải Phòng |
|
LĨNH VỰC XÂY DỰNG |
||
19 |
Quyết định số 2464/2015/QĐ-UBND ngày 02/11/2015 Ban hành Quy định quản lý hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, mảng xanh công cộng đô thị trên địa bàn thành phố Hải Phòng |
|
20 |
Quyết định số 46/2017/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 Ban hành Quy định về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng trên địa bàn thành phố |
|
21 |
Quyết định số 47/2017/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 Ban hành Quy định quản lý hoạt động thoát nước đô thị trên địa bàn thành phố Hải Phòng |
|
22 |
Quyết định số 12/2018/QĐ-UBND ngày 5/4/2018 về giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải y tế nguy hại của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng |
|
23 |
Quyết định số 19/2019/QĐ-UBND ngày 10/6/2019 Ban hành Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kĩ thuật đô thị, quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Hải Phòng |
|
24 |
Quyết định số 10/2021/QĐ-UBND ngày 20/4/2021 về giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt tại khu vực đô thị trên địa bàn thành phố |
|
TỔNG HỢP CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM
2022, GIAI ĐOẠN 2022-2024
(Kèm theo Kế hoạch số 187/KH-UBND ngày
09 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải
Phòng)
Đơn vị tính: triệu đồng
STT |
Tên nhiệm vụ/dự án |
Cơ sở pháp lý |
Mục tiêu |
Nội dung thực hiện |
Dự kiến sản phẩm |
Cơ quan thực hiện |
Thời gian thực hiện |
Lũy kế đến hết năm 2021 (triệu đồng) |
Tổng kinh phí (triệu đồng) |
Kinh phí năm 2022 (triệu đồng) |
Kinh phí dự kiến năm 2023 (triệu đồng) |
Kinh phí dự kiến năm 2024 (triệu đồng) |
Ghi chú |
A |
Nhiệm vụ chuyên môn |
||||||||||||
I |
Nhiệm vụ chuyển tiếp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Kế hoạch Quan trắc chất lượng các thành phần môi trường theo Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường được phê duyệt. |
Quyết định số 2792/QĐ-UBND ngày 07/12/2015 |
Giám sát chất lượng các thành phần môi trường trên địa bàn thành phố Hải Phòng |
Quan trắc và lấy mẫu các thành phần môi trường (không khí, tiếng ồn, nước mặt, nước biển ven bờ, nước dưới đất, đất) tại các vị trí theo đề án quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường được phê duyệt. |
Báo cáo kết quả quan trắc và phân tích môi trường các thành phố Hải Phòng |
Sở Tài nguyên và Môi trường (Trung tâm QTMT) |
2022-2024 |
|
18.747 |
6.249 |
6.249 |
6.249 |
|
2 |
Quan trắc chất lượng môi trường nước ngọt cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố. |
|
Giám sát chất lượng nước nước mặt sông cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hải Phòng |
Quan trắc và lấy mẫu nước mặt tại các vị trí trên các sông Rế, sông Giá, sông Đa Độ; sông Chanh Dương, kênh Hòn Ngọc, hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng. |
Báo cáo kết quả quan trắc và phân tích môi trường nước mặt sông Giá, Rế, Đa Độ; sông Chanh Dương, Hòn Ngọc và hệ thống thủy nông Tiên Lãng |
Sở Tài nguyên và Môi trường (Trung tâm QTMT) |
2022-2024 |
|
7.074 |
2.358 |
2.358 |
2.358 |
|
3 |
Quan trắc phục vụ trả lời kiến nghị của cử tri, phục vụ thanh tra, kiểm tra đột xuất, sự cố môi trường |
|
|
|
|
Sở Tài nguyên và Môi trường (Trung tâm QTMT) |
2022- 2024 |
|
720 |
200 |
220 |
300 |
|
4 |
Đầu tư thiết bị, tăng cường năng lực quan trắc môi trường |
|
|
|
|
Sở Tài nguyên và Môi trường (Trung tâm QTMT) |
2022-2024 |
|
2.431 |
700 |
805 |
926 |
|
5 |
Lập, quản lý hồ sơ tài nguyên hải đảo thành phố Hải Phòng khu vực các đảo Bạch Long Vỹ, Hòn Dấu, Hòn Đèn (Long Châu) |
Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo |
Quản lý, định hướng quy hoạch, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên hải đảo |
|
|
Sở Tài nguyên và Môi trường (Chi cục Biển và Hải đảo) |
2022- 2024 |
867 |
2.133 |
1.500 |
633 |
|
|
6 |
Dự án cắm mốc hành lang bảo vệ bờ biển thành phố Hải Phòng |
Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo |
Thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển |
|
|
Sở Tài nguyên và Môi trường (Chi cục Biển và Hải đảo) |
2022- 2024 |
100 |
1.400 |
1.000 |
400 |
|
|
7 |
Đề án Xây dựng cơ sở dữ liệu Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Hải Phòng |
Quyết định 565/QĐ-UBND ngày 05/3/2020 của UBNDTP về việc phê duyệt Đề án Xây dựng, cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 |
Tập hợp thống nhất thông tin, dữ liệu Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Hải Phòng |
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Hải Phòng |
|
Sở Tài nguyên và Môi trường (Chi cục Biển và Hải đảo) |
2022- 2024 |
900 |
2.400 |
1.000 |
1.400 |
|
|
8 |
Rà soát, bổ sung danh mục các điểm có giá trị đặc trưng mực nước triều, xây dựng bản đồ xác định đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm, đường ranh giới ngoài vùng biển 03 hải lý, đường ranh giới ngoài vùng biển 06 hải lý thành phố Hải Phòng |
Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo |
Tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá hình triển khai thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến công tác quản lý tổng hợp tài nguyên môi trường biển và hải đảo |
Thu thập, tài liệu, dữ liệu các khu vực cần bổ sung, điều chỉnh đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm thuộc thành phố Hải Phòng |
|
Sở Tài nguyên và Môi trường (Chi cục Biển và Hải đảo) |
2022- 2024 |
|
5.100 |
3.500 |
1.600 |
|
|
9 |
Kiểm kê khí nhà kính và đề xuất các giải pháp quản lý phát thải khí nhà kính trên địa bàn thành phố Hải Phòng |
Quyết định 565/QĐ-UBND ngày 05/3/2020 của UBNDTP về việc phê duyệt Đề án Xây dựng, cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 |
Đánh giá hiện trạng phát thải khí nhà kính và xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính của Hải Phòng, đề xuất các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính |
Điều tra, thu thập, xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính |
|
Sở Tài nguyên và Môi trường (Chi cục Biển và Hải đảo) |
2022- 2024 |
|
3.000 |
500 |
1.500 |
1.000 |
|
10 |
Kế hoạch phát triển mạng lưới trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 |
Khoản 1, Điều 12 - Luật Khí tượng thủy văn |
Tăng cường năng lực cho mạng lưới quan trắc, trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng hiện có |
Xây dựng mạng lưới trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng |
|
Sở Tài nguyên và Môi trường (Chi cục Biển và Hải đảo) |
2022- 2024 |
|
5.000 |
1.000 |
2.000 |
2.000 |
|
11 |
Xây dựng, lắp đặt bể chứa thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn thành phố |
Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT- BNNPTNT-BNTMT ngày 16/5/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng |
Hạn chế ô nhiễm môi trường do bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trong quá trình sản xuất; thay đổi tư duy, thói quen, tập quán sản xuất của người dân trong hoạt động sản xuất nông nghiệp |
Tập huấn, hướng dẫn người dân thực hiện sản xuất nông nghiệp an toàn; hỗ trợ xây dựng bể chứa, thu gom, vận; chuyển và tiêu hủy bao gói thuốc BVTV sau sử dụng tồn đọng |
Người dân được trang bị kiến thức trong sử dụng, thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; số lượng bể chứa được xây dựng tại các địa phương; số lượng bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng được thu gom, xử lý theo đúng quy định |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
2022- 2024 |
|
14.000 |
10.000 |
2.000 |
2.000 |
|
12 |
Dự án làm sạch môi trường nước hồ biểu diễn múa rối nước làng nghề làm con giống thôn Nhân Mục, xã Nhân Hòa, huyện Vĩnh Bào |
Chỉ thị số 9729/CT-BNN-KHCN ngày 17/11/2016 của Bộ trưởng BNNPTNT về một số nhiệm vụ giải pháp cấp bách nhằm tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn |
Thực hiện bảo tồn và phát triển làng nghề; đẩy mạnh hoạt động biểu diễn, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước; đảm bảo duy trì và lưu giữ văn hóa truyền thống |
Nạo vét, xây kè bờ hồ biểu diễn; cải tạo nhà thủy đình, xây dựng hệ thống lọc nước tuần hoàn, đảm bảo nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ hoạt động biểu diễn, múa rối nước |
Đảm bảo chất lượng vệ sinh nước hồ phục vụ hoạt động biểu diễn; giữ gìn chất lượng cảnh quan môi trường xung quanh |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
2022- 2024 |
|
5.000 |
4.000 |
1.000 |
|
|
13 |
Vận hành lò đốt rác |
|
|
Vận hành lò đốt rác |
XL rác thải tại lò đốt |
UBND huyện An Lão |
2022- 2024 |
500 |
2.000 |
600 |
700 |
700 |
|
14 |
Hỗ trợ hoạt động thu gom, phân loại rác thải rắn tại nguồn |
|
Xử lý ô nhiễm môi trường |
Mua xe thu gom, thùng phân loại rác |
Hạn chế lượng rác thải phát sinh, cải thiện vệ sinh môi trường, tiết kiệm nguồn tài nguyên |
UBND quận Lê Chân |
2022- 2024 |
|
4.150 |
1.000 |
1.450 |
1.700 |
|
15 |
Xử lý ô nhiễm môi trường và cải tạo hồ Lâm Tường, hồ Dư Hàng, mương Tây Nam thuộc khu vực các phường Dư Hàng Kênh, Hồ Nam, Cụm công nghiệp phường Vĩnh Niệm, Trần Nguyên Hãn |
|
Xử lý ô nhiễm môi trường và cải tạo chất lượng nguồn nước mặt |
- Trục vớt, thu gom rác thải trên mặt hồ - Quy hoạch lại đường ống thoát nước sinh hoạt của các hộ dân ra khỏi hồ Lâm Tường, mương Tây Nam |
Cải thiện môi trường của khu vực hồ Lâm Tường, Dư Hàng và mương Tây Nam |
UBND quận Lê Chân |
2022- 2024 |
|
4.150 |
1.000 |
1.450 |
1.700 |
|
16 |
Lắp đặt thiết bị khắc phục ô nhiễm nước xả thải Trạm xử lý nước thải Tùng Dinh |
|
|
|
|
UBND huyện Cát Hải (Ban QLDA Đầu tư XD Cát Hải) |
2022- 2024 |
6.500 |
4.481 |
4.481 |
|
|
|
17 |
Nâng cấp hệ thống thoát nước, xây bể chứa xử lý nước thải khu vực Tùng Dinh, thị trấn Cát Bà |
|
|
|
|
UBND huyện Cát Hải (Công ty QLCTCC& DV đô thị Cát Hải) |
2022- 2024 |
2.020 |
3.494 |
3.494 |
|
|
|
18 |
Nâng cấp, cải tạo rãnh thoát nước các Tổ dân phố thị trấn Cát Bà. |
|
|
|
|
UBND huyện Cát Hải |
2022- 2024 |
4.388 |
500 |
500 |
|
|
|
19 |
Hỗ trợ công tác thu gom, vận chuyển rác thải nông thôn đến bãi rác thành phố để xử lý theo quy định |
- Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành. - Chỉ thị số 22/CT-UBND ngày 17/10/2019 của Chủ tịch UBND thành phố về tăng cường công tác vệ sinh môi trường, quản lý, thu gom, xử lý chất thải rắn. |
- Tăng tỷ lệ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện |
- Mua sắm trang thiết bị, nhân công, hỗ trợ kinh phí ký hợp đồng với Công ty TNHH MTV đô thị Hải Phòng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn |
|
UBND huyện An Dương |
2022- 2024 |
9.690 |
33.042 |
10.659 |
10.659 |
11.724 |
|
20 |
Xây dựng, cải tạo, nạo vét hệ thống tiêu thoát nước kênh mương và khắc phục ảnh hưởng khí hậu |
- Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành. - Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 3002/QĐ-UBND ngày 01/12/2016 của UBND thành phố Hải Phòng về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường. |
- Nhằm bảo vệ chất lượng nguồn nước thô để cung cấp nước sinh hoạt |
-Thực hiện nạo vét, khơi thông cống rãnh, kênh mương và bê tông hóa hệ thống kênh tiêu, thoát nước |
|
UBND huyện An Dương |
2022- 2024 |
3.000 |
10.923 |
3.300 |
3.630 |
3.993 |
|
II |
Nhiệm vụ mở mới |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Xây dựng các Quyết định quy định quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Hải Phòng. |
khoản 6,8 Điều 64, khoản 6 Điều 75, khoản 6 Điều 79 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 |
Quy định quản lý chất thải từ hoạt động cải tạo, phá dỡ công trình xây dựng của hộ gia đình, cá nhân; việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn xây dựng và quy hoạch địa điểm đổ chất thải từ hoạt động xây dựng; bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước; phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải sinh hoạt cồng kềnh; quy định chi tiết về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn; quy định giá cụ thể đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; quy định cụ thể hình thức và mức kinh phí hộ gia đình, cá nhân phải chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt dựa trên, khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại |
Khảo sát, xây dựng dự thảo các quy định quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Hải Phòng. |
Quyết định quy định quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Hải Phòng. |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
2022-2024 |
|
3.500 |
1.000 |
1.500 |
1.000 |
|
2 |
Triển khai thực hiện kế hoạch phân loại ô nhiễm môi trường |
Luật Bảo vệ môi trường |
|
|
|
Sở Tài nguyên và Môi trường |
2022- 2024 |
|
1.500 |
500 |
500 |
500 |
|
3 |
Kế hoạch kiểm tra, xử lý các điểm nóng về ô nhiễm môi trường |
Luật Bảo vệ môi trường |
Rà soát và xử lý dứt điểm các điểm nóng về ô nhiễm môi trường |
Kiểm tra các điểm nóng về ô nhiễm môi trường |
Báo cáo UBND TP kết quả kiểm tra điểm nóng về ô nhiễm môi trường và đề xuất biện pháp xử lý |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
2022- 2024 |
|
300 |
100 |
100 |
100 |
|
4 |
Đề án điều tra, thống kê, đánh giá công tác phân loại tại nguồn chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hải Phòng và đề xuất giải pháp quản lý |
Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 |
Mục tiêu quản lý tốt chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hải Phòng |
Tổ chức điều tra, thống kê, đánh giá công tác phân loại tại nguồn chất thải rắn sinh hoạt từ đó đề xuất giải pháp thu gom, vận chuyển, xử lý |
Quyết định phê duyệt Đề án của Ủy ban nhân dân thành phố |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
2022- 2024 |
|
3.000 |
|
1.500 |
1.500 |
|
5 |
Kiểm kê nguồn khí thải, quan trắc, đánh giá ô nhiễm bụi PM10, PM 2.5 trên địa bàn thành phố |
Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 16/4/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn thành phố |
Kiểm kê đánh giá ô nhiễm bụi PM10, PM 2.5 trên địa bàn thành phố và đề xuất các giải pháp cải thiện, nâng cao chất lượng không khí |
Tổ chức quan trắc, kiểm kê các nguồn phát sinh bụi Pm10, PM2.5 trên địa bàn thành phố |
Quyết định phê duyệt Đề án của Ủy ban nhân dân thành phố |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
2022- 2024 |
|
3.000 |
1.500 |
1.500 |
|
|
6 |
Kế hoạch tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các quy định về quan trắc tự động, liên tục cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố |
Điều 111, 112 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 |
Tuyên truyền, hướng dẫn các đối tượng phải lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải, nước thải tự động liên tục thực hiện các quy định |
Tổ chức hội nghị tập huấn quy định, hướng dẫn kỹ thuật |
Hội nghị tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
2022- 2024 |
|
100 |
100 |
|
|
|
7 |
Xây dựng báo cáo hiện trạng các vùng đất ngập nước trên địa bàn thành phố |
Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 07/2020/TT- BTNMT ngày 31/8/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Đánh giá hiện trạng các vùng đất ngập nước trên địa bàn thành phố và đề xuất các giải pháp quản lý |
Điều tra, kiểm kê, quan trắc và đánh giá các vùng đất ngập nước trên địa bàn thành phố |
Báo cáo hiện trạng các vùng đất ngập nước trên địa bàn thành phố |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
2022- 2024 |
|
1.500 |
1.500 |
|
|
|
8 |
Chương trình phối hợp giữa tổ chức chính trị đoàn thể với Sở Tài nguyên và Môi trường |
|
|
|
|
Sở Tài nguyên và Môi trường |
2022- 2024 |
|
1.200 |
300 |
400 |
500 |
|
9 |
Tập huấn, phổ biến giáo dục pháp luật triển khai Luật Bảo vệ môi trường 2020; Luật Đa dạng sinh học và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành |
Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng sinh học |
|
|
|
Sở Tài nguyên và Môi trường |
2022- 2024 |
|
900 |
300 |
300 |
300 |
|
10 |
Hoạt động truyền thông hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 22/5, Ngày Môi trường Thế giới 5/6, Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn |
Luật Bảo vệ môi trường |
|
|
|
Sở Tài nguyên và Môi trường |
2022- 2024 |
|
550 |
150 |
200 |
200 |
|
11 |
Tuyên truyền, tập huấn nâng cao năng lực nhận thức về bảo vệ môi trường. |
Luật Bảo vệ môi trường |
|
|
|
Sở Tài nguyên và Môi trường |
2022- 2024 |
100 |
300 |
100 |
100 |
100 |
|
12 |
Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ nguồn nước trên địa bàn thành phố |
Luật Bảo vệ môi trường |
|
|
|
Sở Tài nguyên và Môi trường |
2022- 2024 |
100 |
300 |
100 |
100 |
100 |
|
13 |
Dự án khoanh định vùng hạn chế, vùng phải đăng ký khai thác nước dưới đất |
|
|
|
|
Sở Tài nguyên và Môi trường |
2022- 2024 |
2.380 |
361 |
361 |
|
|
|
14 |
ĐA Xác định phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước (không thuộc hệ thống các công trình thủy lợi) trên địa bàn thành phố HP |
|
|
|
|
Sở Tài nguyên và Môi trường |
2022-2024 |
1.770 |
58 |
58 |
|
|
|
15 |
Đề án Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông hồ trên địa bàn thành phố |
|
|
|
|
Sở Tài nguyên và Môi trường |
2022-2024 |
1.300 |
498 |
498 |
|
|
|
16 |
Dự án điều tra, lập danh mục nguồn nước nội tỉnh |
|
|
|
|
Sở Tài nguyên và Môi trường |
2022-2024 |
550 |
1.050 |
1.050 |
|
|
|
17 |
Dự án điều tra, lập danh mục các hồ, ao đầm, phá không được san lấp |
|
|
|
|
Sở Tài nguyên và Môi trường |
2022-2024 |
|
1.500 |
1.000 |
500 |
|
|
18 |
Đề án Giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt |
|
|
|
|
Sở Tài nguyên và Môi trường |
2022-2024 |
100 |
1.900 |
1.500 |
400 |
|
|
19 |
Tập huấn tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường tại các di tích trên địa bàn thành phố |
|
Nâng cao nhận thức về BVMT |
|
|
Sở Văn hóa và Thể thao |
2022- 2024 |
|
100 |
|
50 |
50 |
|
20 |
Tập huấn cho Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cơ sở: tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa, thân thiện với môi trường gắn với phong trào xây dựng làng, tổ dân phố văn hóa |
|
Nâng cao nhận thức về BVMT |
|
|
Sở Văn hóa và Thể thao |
2022- 2024 |
|
100 |
50 |
50 |
|
|
21 |
Tổ chức nâng cao tập huấn nhận thức về pháp luật Bảo vệ môi trường cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức người lao động toàn ngành Văn hóa, Thể thao và gia đình |
Luật Bảo vệ môi trường |
Nâng cao nhận thức về BVMT |
|
|
Sở Văn hóa và Thể thao |
2022- 2024 |
|
100 |
50 |
50 |
|
|
22 |
Tổ chức triển lãm về bảo vệ môi trường |
|
Nâng cao nhận thức về BVMT |
|
|
Sở Văn hóa và Thể thao |
2022- 2024 |
|
850 |
250 |
300 |
300 |
|
23 |
Tuyên truyền cổ động trực quan |
|
Nâng cao nhận thức về BVMT |
|
|
Sở Văn hóa và Thể thao |
2022- 2024 |
|
300 |
100 |
100 |
100 |
|
24 |
Hỗ trợ xử lý nước, bùn thải ao nuôi của làng nghề nuôi trồng thủy sản bằng chế phẩm sinh học EM |
Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 29/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác kiểm soát, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản và Chỉ thị số 9729/CT-BNN-KHCN ngày 17/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách nhằm tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. |
Hỗ trợ người dân thực hiện các biện pháp ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi thâm canh thủy sản góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của vật nuôi, sử dụng thức ăn, cải thiện chất lượng môi trường làng nghề và nâng cao hiệu quả kinh tế |
Tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi thâm canh thủy sản; hỗ trợ chế phẩm cải thiện chất lượng môi trường nước ao nuôi, xử lý bùn thải trước khi thải ra môi trường giảm nguy cơ gây ô nhiễm và phát sinh dịch bệnh |
Nước thải ao nuôi xả thải ra môi trường đảm bảo an toàn, không gây ô nhiễm; tạo được lượng phân bón hữu cơ từ bùn thải ao nuôi |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
2022- 2024 |
|
3.000 |
2.000 |
500 |
500 |
|
25 |
Điều tra, đánh giá tác động của các loài ngoại lai xâm hại và thực hiện các biện pháp kiểm soát, diệt trừ loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản trên địa bàn thành phố |
Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 42/CT-TTg ngày 08/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại; Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 09/02/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn thành phố |
Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn thành phố, đảm bảo duy trì cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững |
Điều tra, đánh giá tác động của loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; thực hiện tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản trên địa bàn thành phố |
Xác định những loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp trên địa bàn thành phố: cảnh báo nguy cơ về những loài có khả năng gây thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp, thủy sản khi xâm nhập và phát triển |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
2022- 2024 |
|
1.600 |
1.200 |
200 |
200 |
|
26 |
Bảo tồn, phục hồi và phát triển rừng ngập mặn tại xã Phù Long, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng |
Luật Thủy sản số 17/2003/QH11 thông qua ngày 26/11/2003; Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13/11/2008; Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 của Quốc hội; Quyết định số 742/QĐ-TTg ngày 26/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020; Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được phê duyệt theo Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 1772/QĐ-UBND ngày 16/9/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Ban hành Kế hoạch hành động bảo tồn di sản quần đảo Cát Bà về đa dạng sinh học giai đoạn 2013 - 2015- tầm nhìn đến năm 2020 |
Đánh giá hiện trạng rừng ngập mặn tại xã Phù Long nhằm khoanh vùng bảo tồn những khu rừng ngập mặn có khả năng tự phục hồi và phát triển. Thực hiện hoạt động bảo tồn các khu rừng ngập mặn có khả năng, tự phục hồi và phát triển; phục hồi và phát triển các khu rừng ngập mặn bị mất và bị suy thoái |
Đánh giá hiện trạng rừng ngập mặn tại xã Phù Long: khoanh vùng bảo tồn các khu rừng ngập mặn có khả năng tự phục hồi và phát triển; phục hồi và phát triển khu rừng ngập mặn đã và đang bị mất và suy thoái |
Báo cáo tổng kết, báo cáo tóm tắt (kèm theo các bảng biểu, số liệu điều tra, bản đồ) Hệ thống biển báo các khu vực khoanh vùng bảo tồn rừng ngập mặn, các khu vực rừng giống, vườn giống Bản đồ phân vùng các khu vực bảo tồn các khu rừng ngập mặn. Bản đồ phân vùng các khu vực cần phục hồi và phát triển rừng ngập mặn |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
2022- 2024 |
|
1.500 |
1.000 |
500 |
|
|
27 |
Thành lập khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản khu vực sông Đa Độ, huyện Kiến Thụy |
Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Luật Thủy sản số 17/2003/QH11 thông qua ngày 26/11/2003; Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13/11/2008; Quyết định số 218/QĐ-TTg ngày 27/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản |
Bảo vệ các loài sinh vật bản địa có giá trị kinh tế, quý hiếm; xác định, phân vùng, mức độ bảo vệ, tạo môi trường cư trú, sinh sản và phát triển cho các loài thủy sản nội đồng khu vực sông Đa Độ |
Điều tra, khảo sát xác định thành phần loài thủy sản khu vực sông Đa Độ; nghiên cứu, đánh giá khu vực sinh sản, cư trú, tập tính của các loài thủy sản nội đồng; xây dựng bản đồ phân vùng các khu vực; thực hiện quy định của pháp luật theo trình tự được công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng nội đồng sông Đa Độ |
Xác định được vùng bảo vệ nguồn lợi thủy sản sông Đa Độ; xây dựng Khu đồng quản lý nguồn lợi thủy sản nội đồng |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
2022- 2024 |
|
2.100 |
1.500 |
500 |
100 |
|
28 |
Nâng cao năng lực và sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn |
Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Kế hoạch hành động ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 1166/QĐ-BNN- KHCN ngày 28/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT; Nghị quyết số 35/NQ- CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường |
Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và người lao động trực tiếp làm công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn nông thôn |
Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường; hướng dẫn các biện pháp thu gom rác thải đảm bảo vệ sinh, an toàn; xây dựng hệ thống tuyên truyền viên môi trường cấp thôn, xã; xây dựng sổ tay hướng dẫn bảo vệ môi trường khu vực nông thôn |
Phổ biến kiến thức, giải pháp kỹ thuật cho cán bộ lao động trực tiếp tham gia vận chuyển chất thải rắn nông thôn; Xây dựng hệ thống tuyên truyền viên cấp xã hướng đến tuyên truyền phân loại rác thải tại gia đình; Xây dựng sổ tay hướng dẫn bảo vệ môi trường khu vực nông thôn |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
2022- 2024 |
|
1.500 |
500 |
500 |
500 |
|
29 |
Tuyên truyền trên báo chí |
|
|
|
|
Sở Thông tin và Truyền thông |
2022- 2024 |
|
1.550 |
1.000 |
300 |
250 |
|
30 |
Tuyên truyền trên hệ thống Đài Truyền thanh quận, huyện |
|
|
|
|
Sở Thông tin và Truyền thông |
2022- 2024 |
|
660 |
220 |
220 |
220 |
|
31 |
Biên soạn, xuất bản tài liệu tuyên truyền về bảo vệ môi trường |
|
|
|
|
Sở Thông tin và Truyền thông |
2022-2024 |
|
2.030 |
30 |
1.000 |
1.000 |
|
32 |
Tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường khi tham gia giao thông |
Kế hoạch số 233/KH-UBND ngày 28/9/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố |
Tuyên truyền, phổ biến cho các lái xe thuộc ngành GTVT về pháp luật và các quy chuẩn, quy định, hướng dẫn về khí thải phương tiện |
Tổ chức hội thảo, hội nghị, mời chuyên gia, tổ chức các cuộc thi... |
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của lái xe khi tham gia giao thông |
Sở Giao thông vận tải |
2022-2024 |
|
1.050 |
300 |
350 |
400 |
|
33 |
Tập huấn tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho người làm du lịch và du khách tại các khu, điểm du lịch |
- Quyết định số 1311/QĐ-UBND ngày 24/6/2014 của UBNDTP về tăng cường công tác bảo vệ môi trường, tăng cường quản lý tài nguyên đến năm 2015 và 2020. - Quyết định số 554/QĐ-UBND ngày 10/3/2014 của UBNDTP về việc phân công nhiệm vụ triển khai thực hiện Quyết định số 1287/QĐ-TTg về phân công nhiệm vụ thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; - Quyết định số 3002/QĐ-UBND ngày 01/12/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành kế hoạch hành động về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố. |
Nhằm tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, hướng đến phát triển du lịch bền vững |
- Phổ biến các quy định của Nhà nước(Luật, Nghị Định, Chương trình,..) về bảo vệ môi trường - Giới thiệu các hoạt động du lịch chung tay bảo vệ môi trường |
- Chuyển tải các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, phát triển du lịch bền vững đến các đối tượng được tuyên truyền, tập huấn - Nâng cao ý thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của doanh nghiệp |
Sở Du lịch |
2022-2024 |
|
180 |
60 |
60 |
60 |
|
34 |
Tuyên truyền quảng bá các hoạt động du lịch gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, khách du lịch trong nước và quốc tế |
- Quyết định số 1311/QĐ-UBND ngày 24/6/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về tăng cường công tác bảo vệ môi trường, tăng cường quản lý tài nguyên đến năm 2015 và 2020; - Quyết định số 554/QĐ-UBND ngày 10/3/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phân công nhiệm vụ triển khai thực hiện Quyết định số 1287/QĐ-TTg về phân công nhiệm vụ thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; - Quyết định số 3002/QĐ-UBND ngày 01/12/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành kế hoạch hành động về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố. |
Nhằm chuyển tải thông điệp về hoạt động du lịch gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững |
- Vấn đề rác thải nhựa trong hoạt động du lịch - Tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động du lịch - Bộ Quy tắc ứng xử văn minh trong hoạt động du lịch |
Bộ ấn phẩm tuyên truyền về bảo vệ môi trường trong phát triển du lịch |
Sở Du lịch |
2022- 2024 |
- |
240 |
80 |
80 |
80 |
|
35 |
Hệ thống Pano tuyên truyền quảng bá bảo vệ môi trường, ứng xử văn minh trong hoạt động du lịch |
- Quyết định số 1311/QĐ-UBND ngày 24/6/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về tăng cường công tác bảo vệ môi trường, tăng cường quản lý tài nguyên đến năm 2015 và 2020; - Quyết định số 554/QĐ-UBND ngày 10/3/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phân công nhiệm vụ triển khai thực hiện Quyết định số 1287/QĐ-TTg về phân công nhiệm vụ thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; - Quyết định số 3002/QĐ-UBND ngày 01/12/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành kế hoạch hành động về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố. |
Nhằm chuyển tải hình ảnh thực tế về hoạt động du lịch gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững |
- Hình ảnh về rác thải nhựa trong hoạt động du lịch; biến đổi khí hậu đối với hoạt động du lịch - Hình ảnh ứng xử văn minh trong hoạt động du lịch - Hình ảnh bảo vệ môi trường du lịch xanh - sạch - đẹp, an toàn và thân thiện với du khách |
Hệ thống các Pano quảng bá về bảo vệ môi trường, ứng xử văn minh trong hoạt động du lịch tại các khu du lịch, điểm du lịch |
Sở Du lịch |
2022- 2024 |
|
300 |
100 |
100 |
100 |
|
36 |
Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường |
- Điều 61, Nghị định 82/2018 ngay 22/5/2018 của Chính phủ: Chức năng của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế - Điều 64, Nghị định 82/2018 ngày 22/5/2018 của Chính phủ: nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý khu kinh tế |
Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp |
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về Bảo vệ môi trường |
Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp |
Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng |
2022- 2024 |
|
150 |
50 |
50 |
50 |
|
37 |
Tăng cường năng lực quản lý môi trường |
- Điều 61, Nghị định 82/2018 ngày 22/5/2018 của Chính phủ: Chức năng của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế - Điều 64, Nghị định 82/2018 ngày 22/5/2018 của Chính phủ: nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý khu kinh tế |
Tăng cường năng lực quản lý môi trường cho cán bộ quản lý môi trường tại BQLKKT và các doanh nghiệp trong các KCN, KKT |
Tổ chức các Hội nghị, lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn về quản lý môi trường |
Nâng cao năng lực quản lý môi trường cho cán bộ quản lý môi trường |
Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng |
2022- 2024 |
|
150 |
50 |
50 |
50 |
|
38 |
Xây dựng khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái |
Điều 44, Nghị định 82/2018 ngày 22/5/2018 của Chính phủ: Trình tự, thủ tục đăng ký chứng nhận khu công nghiệp sinh thái |
Từng bước chuyển đổi các khu công nghiệp đang hoạt động thành KCN sinh thái, xây dựng doanh nghiệp sinh thái |
Tổ chức hội thảo phổ biến về KCN sinh thái, doanh nghiệp sinh thái trong KCN (hàng năm). Tổ chức kiểm tra, thực hiện các thủ tục về chứng nhận KCN sinh thái, doanh nghiệp sinh thái |
Chứng nhận KCN sinh thái, doanh nghiệp sinh thái |
Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng |
2022- 2024 |
|
300 |
100 |
100 |
100 |
|
39 |
Đánh giá chất lượng môi trường các doanh nghiệp trong các KCN, KKT |
Điều 62, Nghị định 82/2018 ngày 22/5/2018 của Chính phủ phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chuyên ngành trang phạm vi khu công nghiệp, khu kinh tế |
Đánh giá chất lượng môi trường các doanh nghiệp trong các KCN, KKT được BQL phê duyệt báo cáo ĐTM |
Lấy mẫu đánh giá chất lượng môi trường lao động, khí thải, nước thải |
Phiếu kết quả chất lượng môi trường lao động, khí thải, nước thải |
Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng |
2022- 2024 |
- |
900 |
300 |
300 |
300 |
|
40 |
Thanh tra trách nhiệm người đứng đầu trong chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường |
|
|
Thanh tra trách nhiệm người đứng đầu trong chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với một số đơn vị, UBND quận, huyện |
|
Thanh tra thành phố |
2022- 2024 |
|
450 |
150 |
150 |
150 |
|
41 |
Xử lý rác thải sinh hoạt của huyện tại Khu xử lý rác thải Gia Minh, Thủy Nguyên |
|
|
02 thị trấn được phép vận chuyển rác thải về xử lý tại Gia Minh, Thủy Nguyên |
|
UBND huyện An Lão |
2022- 2024 |
|
6.150 |
1.850 |
2.150 |
2.150 |
|
42 |
Cải tạo, nạo vét, nâng cấp kênh mương, ao hồ, duy tu sự nghiệp môi trường... |
|
|
|
|
UBND huyện An Lão |
2022- 2024 |
|
25.000 |
7.000 |
8.000 |
10.000 |
|
43 |
Thu gom vận chuyển rác thải VSMT khu trung tâm huyện, nhiệm vụ môi trường khác |
|
|
|
|
UBND huyện An Lão |
2022- 2024 |
1.820 |
3.000 |
1.000 |
1.000 |
1.000 |
|
44 |
Tập huấn công tác phân loại rác thải tại nguồn |
|
Nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ môi trường |
Tập huấn công tác phân loại rác thải |
Nhận thức về công tác bảo vệ môi trường |
UBND huyện Vĩnh Bảo |
2022- 2024 |
|
150 |
150 |
|
|
|
45 |
Hỗ trợ kinh phí xây dựng mô hình thí điểm phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn tại 30 thôn/ 30 xã, thị trấn (300 thùng rác đôi 70 lít/ thùng) |
|
Hiệu quả tuyên truyền mô hình học tập nhân rộng |
Xây dựng 01 mô hình thí điểm phân loại rác tại nguồn |
Mô hình phân loại rác thải tại nguồn |
UBND huyện Vĩnh Bảo |
2022- 2024 |
|
900 |
900 |
|
|
|
46 |
Quan trắc môi trường tại 03 cơ sở có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao |
|
Kiểm soát chất lượng chất thải trước khí thải ra môi trường |
Quan trắc môi trường tại 03 cơ sở có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao |
Kết quả quan trắc các thông số ô nhiễm |
UBND huyện Vĩnh Bảo |
2022- 2024 |
|
150 |
150 |
|
|
|
47 |
Thanh tra, giám sát việc thực hiện cam kết BVMT, Kế hoạch BVMT |
|
Nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ môi trường |
Thanh tra, giám sát việc thực hiện cam kết BVMT |
Biên bản kiểm tra |
UBND huyện Vĩnh Bảo |
2022- 2024 |
100 |
360 |
120 |
120 |
120 |
|
48 |
Nâng cấp cải tạo Trạm xử lý nước thải xã Phù Long |
|
|
|
|
UBND huyện Cát Hải (Ban QLDA Đầu tư XD Cát Hải) |
2022- 2024 |
1.000 |
20.000 |
10.000 |
10.000 |
|
|
49 |
Công tác kiểm tra, lấy mẫu quan trắc |
- Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật BVMT |
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về BVMT |
- Lấy mẫu quan trắc hiện trạng môi trường Kiểm tra công tác BVMT, lấy mẫu phân tích nếu cần |
|
UBND huyện An Dương |
2022- 2024 |
|
750 |
250 |
250 |
250 |
|
50 |
Công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường |
- Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật BVMT |
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác BVMT |
- Tổ chức tuyên truyền các ngày lễ kỷ niệm về môi trường; - Tuyên truyền, phố biển giáo dục pháp luật về BVMT |
|
UBND huyện An Dương |
2022- 2024 |
|
600 |
200 |
200 |
200 |
|
51 |
Xây dựng mô hình giảm thiểu chất thải nhựa |
Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Kế hoạch số 87/KH-UBND ngày 19/3/2020 của UBND thành phố Hải Phòng và Kế hoạch số 65/KH-UBND ngày 08/4/2020 của UBND huyện về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030. Chỉ thị số 25/CT-UBND ngày 03/12/2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa. |
|
- Hỗ trợ việc sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, dễ phân hủy hoặc có thể tái sử dụng nhiều lần để hạn chế việc sử dụng chất thải nhựa trọng sinh hoạt |
|
UBND huyện An Dương |
2022-2024 |
|
1.150 |
350 |
400 |
400 |
|
52 |
Phân loại rác thải tại nguồn nhằm giảm thiểu chất thải |
- Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành. - Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 05/01/2019 của UBND thành phố Hải Phòng và Kế hoạch số 42/KH-UBND ngày 13/3/2019 của UBND huyện về Quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. - Chỉ thị số 22/CT-UBND ngày 17/10/2019 của Chủ tịch UBND thành phố về tăng cường công tác vệ sinh môi trường, quản lý, thu gom, xử lý chất thải rắn. |
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước chất thải nhằm giảm thiểu chất thải phát sinh |
- Thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn một số xã, thị trấn. |
|
UBND huyện An Dương |
2022-2024 |
|
1.990 |
540 |
650 |
800 |
|
53 |
Kinh phí phục vụ cho kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu |
Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành. |
Nhằm giảm các thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra |
- Hỗ trợ cho công tác ứng phó với biến đổi khí hậu |
|
UBND huyện An Dương |
2022-2024 |
|
940 |
300 |
320 |
320 |
|
54 |
Cải tạo, nâng cấp bãi rác tạm |
|
cải tạo tại 08 bãi rác tạm trên địa bàn các xã để phục vụ công tác xử lý rác thải sinh hoạt theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường |
cải tạo, nâng cấp 08 bãi rác tạm trên địa bàn các xã làm đường đi vào bãi rác, san gạt rác thải đã có trong bãi, tạo ô, chia rãnh, đắp bờ.... |
|
UBND huyện Tiên Lãng |
2022- 2024 |
1.000 |
3.000 |
1.000 |
1.000 |
1.000 |
|
55 |
Đóng cửa bãi rác thải sinh hoạt khu 6 thị trấn Tiên Lãng |
|
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố về việc đóng cửa bãi rác khu 6 thị trấn Tiên Lãng; Trên cơ sở hướng dẫn của Sở Xây dựng tại Công văn số 406/SXD-HTKT ngày 05/02/2020 về hướng dẫn đóng cửa bãi rác sinh hoạt của thị trấn Tiên Lãng |
Lập phương án, tiến trình thực hiện theo hướng dẫn của Sở Xây dựng |
|
UBND huyện Tiên Lãng |
2022-2024 |
|
5.410 |
5.410 |
|
|
|
56 |
Đóng cửa bãi rác cấp thôn |
|
Thực hiện đóng cửa 08 bãi rác cấp thôn tại các xã hiện không đảm bảo về mặt môi trường |
đóng cửa bãi rác sinh hoạt cấp thôn, san gạt, đổ đất, trồng cây. |
|
UBND huyện Tiên Lãng |
2022-2024 |
480 |
480 |
480 |
|
|
|
57 |
Lắp đặt bổ sung bể thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên cánh đồng toàn huyện |
|
Thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng nhằm hạn chế tác động đến môi trường |
dự kiến lắp đặt bổ sung thêm mỗi xã từ 30-40 bể |
Xây dựng mới bể thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên cánh đồng |
UBND huyện Tiên Lãng |
2022-2024 |
600 |
300 |
300 |
- |
- |
|
58 |
Chi thu gom, vận chuyển và xử lý vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên cánh đồng toàn huyện |
|
Thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng nhằm hạn chế tác động đến môi trường |
Thuê đơn vị đủ chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên cánh đồng toàn huyện |
|
UBND huyện Tiên Lãng |
2022-2024 |
250 |
750 |
250 |
250 |
250 |
|
B |
Nhiệm vụ thường xuyên |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I |
Sở, ngành, đơn vị |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Dịch vụ thoát nước đô thị tại 04 quận: Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân, Hải An và một số xã của huyện Vĩnh Bảo; thị trấn Minh Đức - huyện Thủy Nguyên và cải tạo, sửa chữa duy tu hệ thống thoát nước. |
|
|
|
|
Sở Xây dựng |
2022-2024 |
40.700 |
142.698 |
43.956 |
47.472 |
51.270 |
|
2 |
Thu gom và xử lý CTR sinh hoạt đảm bảo vệ sinh môi trường đô thị trên địa bàn 06 quận: Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân, Hải An, Đồ Sơn, Dương Kinh và xử lý rác trên địa bàn huyện An Dương |
|
|
|
|
Sở Xây dựng |
2022-2024 |
205.520 |
720.577 |
221.962 |
239.719 |
258.896 |
|
3 |
Chiếu sáng đô thị; thoát nước đô thị; nghĩa trang đô thị; thu gom CTR, vệ sinh công cộng; quản lý công viên; trồng và quản lý chăm sóc cây xanh, hoa cảnh vỉa hè đường phố, dải phân cách, vòng xoay tại quận Kiến An và vườn hoa Nomura - huyện An Dương |
|
|
|
|
Sở Xây dựng |
2022-2024 |
62.436 |
218.907 |
67.431 |
72.825 |
78.651 |
|
4 |
Chiếu sáng đô thị; thoát nước đô thị; nghĩa trang đô thị; thu gom CTR, vệ sinh công cộng; quản lý công viên; trồng và quản lý chăm sóc cây xanh, hoa cảnh vỉa hè đường phố, dải phân cách, vòng xoay 02 quận Đồ Sơn, Dương Kinh |
|
|
|
|
Sở Xây dựng |
2022-2024 |
67.880 |
237.994 |
73.310 |
79.175 |
85.509 |
|
5 |
Quan trắc môi trường nước các vùng nuôi thủy sản trên địa bàn thành phố |
|
|
|
Thông tin kịp thời về tình hình chất lượng môi trường tại các khu vực được quan trắc |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
2022-2024 |
400 |
1.500 |
500 |
500 |
500 |
|
6 |
Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động xử lý chất thải rắn nông thôn |
Nghị quyết số 09/2010/HĐND ngày 15/7/2010 của Hội đồng nhân dân thành phố |
Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và người lao động trực tiếp làm công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn nông thôn |
Triển khai hội nghị tập huấn |
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
2022-2024 |
|
300 |
100 |
100 |
100 |
|
7 |
Phát triển quỹ gen tự nhiên |
Quyết định 1274/QĐ-UBND ngày 13/8/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Chương trình giống cây trồng nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản TP Hải Phòng giai đoạn 2012-2020 |
Nâng cao ý thức và trách nhiệm của cộng đồng về bảo vệ môi trường, xã hội hóa về tái tạo nguồn lợi, phục hồi quỹ gen thủy sản tự nhiên |
Thả con giống thủy sản ra các thủy vực tự nhiên: ngọt, lợ, mặn |
150.000 con giống các loại |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
2022-2024 |
150 |
900 |
300 |
300 |
300 |
|
8 |
Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức về pháp luật Bảo vệ môi trường cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội |
Luật Bảo vệ môi trường |
Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn Ngành LĐTBXH về bảo vệ môi trường được nâng lên |
|
Nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn Ngành LĐTBXH về bảo vệ môi trường được nâng lên |
Sở Lao động Thương binh và Xã hội |
2022-2024 |
|
150 |
50 |
50 |
50 |
|
9 |
Đề án xây dựng Hồ sơ đề cử Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà |
Công văn số 7594/VPXP-KGVX ngày 12/09/2016 của Văn phòng Chính phủ; Chương trình hành động số 33-CTr/TU và ngày 04/02/2015 của Thành ủy Hải Phòng, Kế hoạch số 3849/KH-UBND ngày 09/09/2015 của Ủy ban nhân dân thành phố. |
Phấn đấu năm 2023 đưa Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà trở thành Di sản Thiên nhiên Thế giới mới |
1. Tổ chức nghiên cứu, đánh giá toàn diện các giá trị về đa dạng hệ sinh thái và đa dạng loài tại quần đảo Cát Bà. 2. Tổ chức các hoạt động truyền thông, tuyên truyền về bảo tồn 04 giá trị ngoại hạng toàn cầu của quần đảo Cát Bà được đề cử di sản gồm giá trị cảnh quan, địa mạo - địa chất, đa dạng hệ sinh thái và đa dạng loài. 3. Tổ chức các hoạt động vận động sự ủng hộ các quốc gia thành viên tại UNESCO đối với đề cử di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà. 4. Thuê các chuyên gia nước ngoài tư vấn các biện pháp quản lý các giá trị ngoại hạng toàn cầu của đề cử di sản. |
1. Các báo cáo đánh giá giá trị hệ sinh thái và cập nhật các số liệu loài tại quần đảo Cát Bà. 2. Video tuyên truyền, bài viết đăng tải trên các tạp chí, các phương tiện thông tin đại chúng; tờ rơi, tờ gấp truyền thông tới cộng đồng địa phương, khách du lịch, các đơn vị lưu trú; tổ chức các chương trình ra quân dọn dẹp vệ sinh môi trường tại khu vực đề cử di sản... 3. Tổ chức các buổi làm việc tiếp xúc với các đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam là quốc gia thành viên của UNESCO. Tổ chức vận động các quốc gia thành viên tại cuộc họp thường niên của UNESCO tại Pháp. 4. Thuê các chuyên gia nước ngoài do cơ quan chuyên môn của UNESCO giới thiệu, tổ chức thực địa tại khu vực di sản, tư vấn thông qua các báo cáo đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý. |
Ban Quản lý Di sản Thiên nhiên Quần đảo Cát Bà |
2022-2024 |
|
3.000 |
2.000 |
1.000 |
|
|
10 |
Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường |
Pháp lệnh Cảnh sát môi trường; Quyết định số 727/QĐ-TTg ngày 26/5/2015; Quyết định số 1081/2007/QĐ- BCA(X13) ngày 17/9/2007 của Bộ Công an |
Phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật môi trường |
Thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng |
|
Công an thành phố |
2022-2024 |
|
200 |
70 |
70 |
60 |
|
11 |
Tăng cường năng lực hoạt động của Phòng thí nghiệm và Trạm kiểm định môi trường di động của Phòng Cảnh sát môi trường CATP Hải Phòng phục vụ công tác điều tra, phát hiện xử lý các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường và VSSTTP |
Pháp lệnh Cảnh sát môi trường; Quyết định số 727/QĐ-TTg ngày 26/5/2015; Quyết định số 1081/2007/QĐ- BCA(X13) ngày 17/9/2007 của Bộ Công an |
Phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật môi trường |
Xây dựng kế hoạch báo cáo đề xuất tổ chức triển khai thực hiện |
- Mua vật tư phụ tùng hóa chất tiêu hao thường xuyên và phục vụ công tác đánh giá VILAS phòng thí nghiệm - Hiệu chuẩn, kiểm định trang thiết bị - Đánh giá VILAS phòng thí nghiệm và Trạm kiểm định môi trường - Xây dựng phòng thí nghiệm đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường |
Công an thành phố |
2022-2024 |
|
900 |
300 |
300 |
300 |
|
12 |
Tăng cường năng lực quản lý môi trường |
Pháp lệnh Cảnh sát môi trường; Quyết định số 727/QĐ-TTg ngày 26/5/2015; Quyết định số 1081/2007/QĐ- BCA(X13) ngày 17/9/2007 của Bộ Công an |
Phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật môi trường |
Tăng cường công tác nắm tình hình, điều tra, khảo sát tại các địa bàn, lĩnh vực trên địa bàn thành phố nhằm đánh giá đúng và đầy đủ về thực trạng môi trường |
Báo cáo tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trường |
Công an thành phố |
2022-2024 |
|
200 |
|
100 |
100 |
|
13 |
Công tác cải tạo hệ thống thoát nước và hút phốt |
|
|
Đảm bảo công tác bảo vệ môi trường |
|
Công an thành phố |
2022-2024 |
|
600 |
200 |
200 |
200 |
|
14 |
Công tác xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải y tế |
Nghị định số 18/CP/2013 ngày 21/02/2013 của Chính phủ |
|
Đảm bảo công tác bảo vệ môi trường |
|
Công an thành phố |
2022-2024 |
|
540 |
180 |
180 |
180 |
|
15 |
Hệ thống quạt thông gió trong trại giam CATP |
|
|
Đảm bảo công tác bảo vệ môi trường |
|
Công an thành phố |
2022-2024 |
|
240 |
240 |
|
|
|
16 |
Cải tạo nâng cấp thu gom nước thải Trại tạm giam CATP Hải Phòng |
|
|
Đảm bảo công tác bảo vệ môi trường |
|
Công an thành phố |
2022-2024 |
|
4.000 |
3.000 |
1.000 |
|
|
17 |
Rác thải y tế |
Theo thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT |
Phân loại, thu gom, xử lý đúng quy định |
Hướng dẫn phân loại đúng quy định |
Dưới 600kg /1 năm |
Công an thành phố |
2022-2024 |
|
32 |
11 |
11 |
11 |
|
18 |
Rác thải sinh hoạt |
|
Phân loại, thu gom, xử lý đúng quy định |
Hướng dẫn phân loại đúng quy định |
|
Công an thành phố |
2022-2024 |
|
46 |
15 |
15 |
15 |
|
19 |
Quan trắc môi trường |
Đề án Bảo vệ môi trường của Bệnh viện CATP |
Bảo vệ môi trường |
Lấy mẫu nước thải |
Đạt tiêu chuẩn theo quy định |
Công an thành phố |
2022-2024 |
|
262 |
87 |
87 |
87 |
|
II |
Ủy ban nhân dân các quận/huyện |
|
|
|
|
|
|
|
- |
|
|
|
|
1 |
Tổ chức thanh tra, kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Tổ chức kiểm tra 50 đơn vị. |
|
|
|
|
UBND quận Hồng Bàng |
2022-2024 |
|
120 |
40 |
40 |
40 |
|
2 |
Lập và triển khai kế hoạch tổ chức hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường và Ngày môi trường thế giới, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn. |
|
|
|
|
UBND quận Hồng Bàng |
2022-2024 |
|
450 |
150 |
150 |
150 |
|
3 |
Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ quản lý công tác bảo vệ môi trường cho cán bộ môi trường quận, phường, doanh nghiệp. |
|
|
|
|
UBND quận Hồng Bàng |
2022-2024 |
|
90 |
30 |
30 |
30 |
|
4 |
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trường cho các doanh nghiệp, tổ chức và dân cư trên địa bàn quận. |
|
|
|
|
UBND quận Hồng Bàng |
2022-2024 |
|
90 |
30 |
30 |
30 |
|
5 |
Xây dựng và triển khai các mô hình về bảo vệ môi trường, mô hình tự quản tiên tiến về thu gom, phân loại rác thải tại nguồn. |
|
|
|
|
UBND quận Hồng Bàng |
2022-2024 |
|
600 |
200 |
200 |
200 |
|
6 |
Hưởng ứng chủ đề năm của thành phố, quận, Kế hoạch hàng năm về bảo vệ môi trường. |
|
- Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận. - Xử lý các khu vực bức xúc về bảo vệ môi trường; - Phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm; - Tăng cường công tác quản lý về bảo vệ môi trường, cụ thể: nước thải, khí thải, chất thải. |
- Tuyên truyền bằng nhiều hình thức; - Kiểm tra (định kỳ + theo đơn kiến nghị); - Quan trắc các chi tiêu, thông số không đảm bảo độ, tin cậy; quan trắc định kỳ để đánh giá chất lượng môi trường; - Phân loại, ký hợp thu gom, xử lý rác thải (trong đó có rác thải công nghiệp, nguy hại) phát sinh từ các hộ thu mua, tái chế phế liệu tập trung tại phường Tràng Minh; rác thải từ quá trình đổ trộm rác thải (như các khu vực liên phường Nam Sơn, Phù Liễn)... - Thống kê, rà soát, quan trắc môi trường tại khu vực làng nghề mộc Kha Lâm, phường Nam Sơn; môi trường không khí khu vực tái chế phế liệu phường Tràng Minh; khu vực nước mặt sông Lạch Tray...; - Kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. - Chi mua tài liệu lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Chi phát sinh khác. |
|
UBND quận Kiến An |
2022-2024 |
|
1.200 |
400 |
400 |
400 |
|
7 |
Tổ chức đánh giá và lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường |
|
|
|
|
UBND quận Ngô Quyền |
2022-2024 |
|
150 |
50 |
50 |
50 |
|
8 |
Truyền thông, phổ biến giáo dục và chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường |
|
|
|
|
UBND quận Ngô Quyền |
2022-2024 |
|
420 |
140 |
140 |
140 |
|
9 |
Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bảo vệ môi trường |
|
|
|
|
UBND quận Ngô Quyền |
2022-2024 |
|
150 |
50 |
50 |
50 |
|
10 |
Kiểm tra bảo vệ môi trường |
Luật BVMT năm 2014 |
Quản lý, bảo vệ môi trường |
Kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về môi trường |
|
UBND huyện Thủy Nguyên |
2022-2024 |
50 |
150 |
50 |
50 |
50 |
|
11 |
Kiểm tra công tác BVMT một số đơn vị trên địa bàn |
|
15 đơn vị/năm |
Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BVMT trên địa bàn |
Thông báo kết quả kiểm tra |
UBND huyện An Lão |
2022-2024 |
|
85 |
25 |
30 |
30 |
|
12 |
Tổ chức hoạt động hưởng ứng ngày Môi trường thế giới và các ngày kỷ niệm khác, tổ chức các hội nghị tuyên truyền, tập huấn, triển khai thực hiện các kế hoạch được giao, tổng kết, sơ kết... |
|
17 xã, thị trấn |
Tổ chức hội nghị, mít tinh, lễ ra quân hưởng ứng, treo băng rôn, khẩu hiệu, biểu ngữ,... |
|
UBND huyện An Lão |
2022-2024 |
72 |
630 |
180 |
225 |
225 |
|
13 |
Hỗ trợ xử lý môi trường tại các bãi chôn lấp rác tạm |
|
xã, thị trấn |
Xử lý rác thải theo đúng quy trình, đảm bảo vệ sinh môi trường |
|
UBND huyện An Lão |
2022-2024 |
1.900 |
8.850 |
2.450 |
3.200 |
3.200 |
|
14 |
Hỗ trợ xử lý ô nhiễm môi trường |
|
3-5 điểm/năm |
Một số điểm tập kết rác thải bừa bãi gây ô nhiễm MT và mất mỹ quan |
|
UBND huyện An Lão |
2022-2024 |
|
550 |
150 |
200 |
200 |
|
15 |
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về Tài nguyên nước, xả thải |
|
|
Rà soát, hướng dẫn công tác quản lý nhà nước về Tài nguyên nước và xả thải tại một số đơn vị |
|
UBND huyện An Lão |
2022-2024 |
|
130 |
30 |
50 |
50 |
|
16 |
Công tác tuyên truyền, tập huấn chuyên môn về môi trường |
Luật BVMT và các TT, Nghị định về BVMT |
Nâng cao ý thức BVMT |
Tập huấn, hội nghị |
Nâng cao ý thức BVMT |
UBND quận Lê Chân |
2022-2024 |
|
2.100 |
550 |
700 |
850 |
|
17 |
Tuyên truyền phổ biến pháp luật BVMT |
|
Nâng cao nhận thức về công tác BVMT |
Tuyên truyền phổ biến pháp luật BVMT |
Nhận thức về công tác BVMT của nhân dân |
UBND huyện Vĩnh Bảo |
2022-2024 |
300 |
1.050 |
350 |
350 |
350 |
|
18 |
Hỗ trợ công tác thu gom, xử lý rác thải tại các xã, thị trấn |
|
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ rác thải |
Hỗ trợ kinh phí thu gom rác, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt |
30 xã, thị trấn thực hiện tốt công tác thu gom, xử lý rác thải |
UBND huyện Vĩnh Bảo |
2022-2024 |
3.410 |
15.895 |
4.577 |
5.264 |
6.054 |
|
19 |
Hỗ trợ hoạt động BVMT các tổ chức |
|
Nâng cao nhận thức về công tác BVMT |
Hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức thực hiện công tác BVMT |
Nhận thức về công tác BVMT của nhân dân |
UBND huyện Vĩnh Bảo |
2022-2024 |
500 |
1.900 |
600 |
650 |
650 |
|
20 |
Xây dựng và thực hiện các chương trình quan trắc hiện trạng môi trường |
Thông tư 02/2017/TT-BTC ngày 06/01/2017 của Bộ Tài chính |
Xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường, báo cáo công tác BVMT ở địa phương |
Thu mẫu quan trắc môi trường nền về đất, nước, không khí |
|
UBND quận Dương Kinh |
2022-2024 |
|
603 |
201 |
201 |
201 |
|
21 |
Hỗ trợ kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường |
Thông tư 02/2017/TT-BTC ngày 06/01/2017 của Bộ Tài chính |
Xác định các đơn vị gây ô nhiễm môi trường |
Thu mẫu quan trắc môi trường nước, không khí |
|
UBND quận Dương Kinh |
2022-2024 |
|
885 |
295 |
295 |
295 |
|
22 |
Hỗ trợ công tác điều tra, đánh giá các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường; cập nhật tình hình phát sinh chất thải, sản phẩm loại bỏ |
Thông tư 02/2017/TT-BTC ngày 06/01/2017 của Bộ Tài chính |
Kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn |
Cập nhật tình hình phát sinh chất thải, sản phẩm loại bỏ |
|
UBND quận Dương Kinh |
2022-2024 |
|
120 |
40 |
40 |
40 |
|
23 |
Xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường |
Thông tư 02/2017/TT-BTC ngày 06/01/2017 của Bộ Tài chính |
Hoàn thiện hồ sơ quản lý nhà nước về môi trường |
Đăng ký xác nhận |
|
UBND quận Dương Kinh |
2022-2024 |
|
150 |
50 |
50 |
50 |
|
24 |
Tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường |
Thông tư 02/2017/TT-BTC ngày 06/01/2017 của Bộ Tài chính |
Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân |
Bảo vệ môi trường |
|
UBND quận Dương Kinh |
2022-2024 |
|
210 |
70 |
70 |
70 |
|
25 |
Hỗ trợ thu gom, phân loại, vận chuyển rác thải sinh hoạt |
- Luật Bảo vệ môi trường; Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06/01/2017 của Bộ Tài chính; Chỉ thị số 22/CT-UBND ngày 17/10/2019 của UBND thành phố về tăng cường công tác VSMT, quản lý, thu gom, xử lý CTR |
Tăng tỷ lệ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt |
Hỗ trợ nhân công, kinh phí ký hợp đồng với HTX môi trường Thành Vinh |
|
UBND quận Dương Kinh |
2022-2024 |
|
7.050 |
2.350 |
2.350 |
2.350 |
|
26 |
Hỗ trợ thiết bị, phương tiện thu gom rác thải, vệ sinh môi trường nơi công cộng; đầu tư các công trình về BVMT |
- Luật Bảo vệ môi trường; Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của TTg; Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06/01/2017 của Bộ TC; Quyết định số 3002/QĐ-UBND ngày 01/12/2016 của UBND thành phố về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường |
Nhằm bảo vệ chất lượng nguồn nước tiếp nhận để cung cấp cho sinh hoạt |
Mua sắm trang thiết bị thu gom rác thải VSMT nơi công cộng; Nạo vét, khơi thông cống rãnh, kênh mương và bê tông hóa hệ thống tiêu thoát nước |
|
UBND quận Dương Kinh |
2022-2024 |
|
8.427 |
2.809 |
2.809 |
2.809 |
|
27 |
Hỗ trợ công tác BVMT 06 phường |
Thông tư 02/2017/TT- BTC ngày 06/01/2017 của Bộ Tài chính |
Kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn |
Bảo vệ môi trường |
|
UBND quận Dương Kinh |
2022-2024 |
|
900 |
300 |
300 |
300 |
|
28 |
Hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường |
Luật Bảo vệ môi trường; Thông tư 02/2017/TT- BTC ngày 06/01/2017 của Bộ Tài chính |
Kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn; Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về BVMT |
Kiểm tra công tác chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, việc thực hiện các nội dung đã đăng ký trong KHBVMT, Bản CK BVMT, Đề án BVMT |
|
UBND quận Dương Kinh |
2022-2024 |
|
105 |
35 |
35 |
35 |
|
29 |
Tập huấn Nghị định số 11/2021/NĐ-CP ngày 10/02/2021 của Chính phủ quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân, khai thác, sử dụng tài nguyên biển |
|
Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng tài nguyên biển |
Tổ chức tập huấn cho cán bộ, công chức và Nhân dân vùng ven biển thuộc địa bàn huyện Tiên Lãng |
|
UBND huyện Tiên Lãng |
2022-2024 |
|
50 |
50 |
|
|
|
30 |
Chi hoạt động chuyên môn |
|
Phục vụ công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường |
Sửa chữa, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác của đơn vị chuyên môn; phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; xử lý chất thải rắn. |
|
UBND huyện Tiên Lãng |
2022-2024 |
180 |
540 |
180 |
180 |
180 |
|
31 |
Chi xử lý cấp bách các công trình thuộc lĩnh vực môi trường |
|
Nhằm hạn chế thấp nhất tác động xấu đến con người |
Xây mới, sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng các công trình thuộc lĩnh vực môi trường |
|
UBND huyện Tiên Lãng |
2022-2024 |
7.160 |
21.480 |
7.160 |
7.160 |
7.160 |
|
32 |
Chi ngân sách cấp xã phục vụ xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện |
|
Đảm bảo nguồn kinh phí cho hoạt động xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn các xã, thị trấn |
Các công việc xử lý rác thải tại các bãi rác tạm trên địa bàn các xã |
|
UBND huyện Tiên Lãng |
2022-2024 |
3.130 |
11.610 |
3.870 |
3.870 |
3.870 |
|
C |
Hỗ trợ xử lý ô nhiễm môi trường nghiêm trọng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I |
Nhiệm vụ mở mới |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Thực hiện đánh giá nhanh Sản xuất sạch hơn cho doanh nghiệp |
|
|
|
|
Sở Công thương (Trung tâm KC và TVPTCN) |
2022-2024 |
|
900 |
150 |
250 |
500 |
|
2 |
Kiểm toán năng lượng chi tiết cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố |
|
|
|
|
Sở Công thương (Trung tâm KC và TVPTCN) |
2022-2024 |
|
1.260 |
210 |
350 |
700 |
|
3 |
Xây dựng mô hình xử lý nước thải tại các cơ sở sản xuất đặc sản làng nghề bằng phương pháp sinh học tại Hải Phòng |
Quyết định số 807/QĐ-TTg ngày 07/7/2018 |
Xử lý khắc phục ô nhiễm, nhằm ngăn chặn, phòng ngừa ô nhiễm môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng |
Xây dựng mô hình xử lý nước thải tại các cơ sở sản xuất đặc sản làng nghề bằng phương pháp sinh học |
09 mô hình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, đảm bảo tiêu chuẩn xả ra ngoài môi trường theo quy định |
Sở Khoa học và Công nghệ (Trung tâm phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo) |
2022-2024 |
|
2.700 |
900 |
900 |
900 |
|
4 |
Xử lý các sự vụ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng |
|
|
|
|
UBND quận Ngô Quyền |
2022-2024 |
|
450 |
150 |
150 |
150 |
|
5 |
Dự án đầu tư khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường làng nghề đúc đồng xã Mỹ Đồng, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng |
QĐ số 1206/QĐ -TTg ngày 02/09/2012 của Thủ tướng Chính phủ |
Cải thiện các khu vực đã bị ô nhiễm trong làng nghề phần xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm và cải thiện môi trường tại làng nghề đúc Mỹ Đồng |
Xây dựng kho chứa chất thải nguy hại; Xây dựng hệ thống cống thu gom nước thải. Xây dựng đồng bộ hệ thống xử lý khí thải các lò đốt. Xây dựng trạm biến áp 100kVA, hệ thống điện chiếu sáng, đường dây trung thế thế cấp điện cho trạm biến áp phục vụ cho trạm nước thải. |
Công trình xử lý nước thải, khí thải làng nghề đúc đồng Mỹ Đồng |
UBND huyện Thủy Nguyên |
2022-2024 |
60 |
79.940 |
79.940 |
|
|
|
6 |
Cải tạo lò đốt rác thải sinh hoạt thị trấn Vĩnh Bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất, thải rắn sinh hoạt (QC VN 61-MT :2016/BTNMT) |
|
Lò đốt rác thị trấn Vĩnh Bảo xử lý rác thải đạt quy chuẩn QCVN61- MT:2016/ BTNMT |
Cải tạo lò đốt rác thải sinh hoạt thị trấn Vĩnh Bảo |
Chất lượng xử lý lò đốt rác thị trấn Vĩnh Bảo |
UBND huyện Vĩnh Bảo |
2022- 2024 |
|
2.000 |
2.000 |
|
|
|
7 |
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cho khu trang trại chăn nuôi lợn tập trung xã Vĩnh An |
|
Xử lý nước thải khu trang trại chăn nuôi lợn tập trung xã Vĩnh An |
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cho khu trang trại chăn nuôi lợn tập trung xã Vĩnh An |
Chất lượng nước thải khu trang trại tập trung xã Vĩnh An |
UBND huyện Vĩnh Bảo |
2022-2024 |
|
10.000 |
|
|
10.000 |
|
8 |
Hỗ trợ kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn các xã, thị trấn. |
|
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ việc sử dụng thuốc BVTV |
Hỗ trợ cho các xã, thị trấn thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV |
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ việc sử dụng thuốc BVTV |
UBND huyện Vĩnh Bảo |
2022-2024 |
|
6.000 |
3.000 |
1.500 |
1.500 |
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
433.363 |
1.764.487 |
634.022 |
550.427 |
580.038 |
|
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây