Kế hoạch 173/KH-UBND năm 2023 xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ; đẩy mạnh ứng dụng, nhân rộng kết quả nghiên cứu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2023-2025
Kế hoạch 173/KH-UBND năm 2023 xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ; đẩy mạnh ứng dụng, nhân rộng kết quả nghiên cứu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2023-2025
Số hiệu: | 173/KH-UBND | Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Cà Mau | Người ký: | Lê Văn Sử |
Ngày ban hành: | 21/07/2023 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 173/KH-UBND |
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Cà Mau |
Người ký: | Lê Văn Sử |
Ngày ban hành: | 21/07/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 173/KH-UBND |
Cà Mau, ngày 21 tháng 7 năm 2023 |
KHÁI QUÁT KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ
Thời gian qua tỉnh Cà Mau đã triển khai đẩy mạnh ứng dụng, nhân rộng kết quả nghiên cứu, thử nghiệm vào sản xuất và đời sống, góp phần cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ năm 2019 đến năm 2022, tỉnh đã triển khai thực hiện 86 nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) gồm: 78 nhiệm vụ cấp tỉnh[1] và 8 nhiệm vụ cấp quốc gia. Đã tổ chức hội đồng nghiệm thu, thanh lý hợp đồng 25 đề tài, dự án; các giải pháp, biện pháp kỹ thuật nhằm hoàn thiện quy trình công nghệ nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm của các đề tài, dự án được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, mang lại hiệu quả thiết thực như: Quy trình nuôi tôm càng xanh toàn đực; sản xuất tôm giống bằng công nghệ biofloc; phục hồi các giống lúa địa phương; sản xuất giống cây chuối, keo lai bằng công nghệ sinh học...
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc ứng dụng, nhân rộng kết quả nghiên cứu vẫn còn tồn tại những hạn chế như: Một số đề xuất đặt hàng, xác định các đề tài, dự án triển khai thực hiện chưa sát với nhu cầu; dự án được lựa chọn thực hiện quy mô còn nhỏ, tính ứng dụng chưa cao, chưa tạo được đột phá; việc ứng dụng, nhân rộng kết quả nghiên cứu còn chậm; nhận thức của một số ngành và địa phương về phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo từng lúc, từng nơi còn chưa đầy đủ, chưa xem đây là nhiệm vụ trọng tâm để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; người dân, doanh nghiệp còn e ngại, chưa mạnh dạn đầu tư, thay đổi từ sản xuất truyền thống sang ứng dụng khoa học và công nghệ; chưa có cơ chế chính sách đặc thù riêng để nhân rộng kết quả từ nhiệm vụ khoa học và công nghệ tại địa phương...
Để từng bước khắc phục những khó khăn, hạn chế trong việc xác định tuyển chọn nhiệm vụ nghiên cứu, thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao, nhân rộng kết quả vào sản xuất. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch cụ thể như sau:
1. Mục tiêu chung
Xác định nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết để thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động nghiên cứu; ứng dụng, chuyển giao, nhân rộng kết quả khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tập trung nguồn lực đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; chú trọng xây dựng và thúc đẩy các giải pháp thu hút nguồn lực xã hội đặc biệt là từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của các doanh nghiệp để đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo.
2. Mục tiêu cụ thể
- Hằng năm, tuyển chọn thực hiện từ 7 - 10 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh trở lên, do sở, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh có nhu cầu đề xuất đặt hàng.
- Có 70% trở lên các kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đánh giá nghiệm thu khả thi, hiệu quả được bàn giao cho các sở, ngành, đoàn thể và địa phương và có trên 90% được các sở, ngành, đoàn thể và địa phương đưa vào ứng dụng, nhân rộng vào sản xuất và đời sống.
- Tăng tần suất truyền thông khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo (sau đây viết là: KHCN và ĐMST) với nhiều hình thức trên các phương tiện truyền thông đại chúng; triển khai áp dụng một số loại hình truyền thông mới, hiện đại trên các nền tảng số; đẩy mạnh xuất bản, phát hành các ấn phẩm online, thông tin phổ biến kiến thức về KHCN và ĐMST; đẩy mạnh truyền thông để nâng cao vai trò, vị thế của KHCN và ĐMST.
- Hình thành và phát huy vai trò của mạng lưới cộng tác viên truyền thông KHCN và ĐMST, phối hợp với các sở, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác truyền thông KHCN và ĐMST; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông KHCN và ĐMST.
- Từng bước kết nối thông tin khoa học và công nghệ (sau đây viết là: KH&CN) của tỉnh với các sàn giao dịch công nghệ quốc gia; khuyến khích, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hỗ trợ doanh nghiệp cung ứng nâng cao trình độ, năng lực tiếp cận và làm chủ công nghệ, thúc đẩy, kích cầu thị trường KH&CN.
- Phổ biến rộng rãi các văn bản có liên quan đến phát triển KHCN và ĐMST đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và toàn xã hội về vai trò, vị trí quan trọng của KHCN và ĐMST phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
2. Xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Khảo sát nhu cầu của doanh nghiệp, người dân đồng thời rà soát kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ của các viện, trường, các tổ chức, cá nhân có khả năng ứng dụng vào thực tiễn ở tỉnh Cà Mau.
- Tổ chức hội thảo chuyên đề mời các chuyên gia đầu ngành, cùng cơ quan tham mưu quản lý nhà nước để cùng tháo gỡ, đặt hàng những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá cho ngành, lĩnh vực.
- Tuyển chọn, phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ hằng năm, đáp ứng nhu cầu đặt hàng của sở, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, có địa chỉ và cam kết ứng dụng, nhân rộng.
3. Đẩy mạnh ứng dụng, nhân rộng kết quả nghiên cứu, thử nghiệm vào sản xuất và đời sống
- Kết quả nghiên cứu, thử nghiệm được đánh giá nghiệm thu xếp loại từ đạt trở lên, Sở Khoa học và Công nghệ bàn giao đến các sở, ngành và địa phương đã đặt hàng nghiên cứu để ứng dụng nhân rộng kết quả.
- Các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan, hàng năm theo chức năng nhiệm vụ ký kết tiếp nhận kết quả bàn giao, có trách nhiệm tổ chức xây dựng kế hoạch và kinh phí để ứng dụng nhân rộng vào thực tiễn sản xuất và đời sống; hoặc lồng ghép vào các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình khác (nếu có).
4. Cơ chế chính sách triển khai, thực hiện
- Kinh phí nhân rộng kết quả nghiên cứu được lồng ghép từ chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình khác (nếu có); ngân sách khoa học và công nghệ phân bổ cho huyện, thành phố; nguồn khuyến nông, khuyến công; các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
- Doanh nghiệp trích lập quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp theo quy định để tăng cường công tác nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng, đổi mới công nghệ phục vụ sự phát triển của doanh nghiệp.
- Từng bước phân bổ 2% chi ngân sách cho hoạt động khoa học và công nghệ, trong đó nhiệm vụ chính phục vụ cho hoạt động khoa học và công nghệ hàng năm.
Giai đoạn thực hiện từ năm 2023 đến hết năm 2025
Từ ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành; nguồn vốn khoa học công nghệ cấp tỉnh, cấp huyện; lồng ghép vào các chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn huy động vốn từ tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có).
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN (kèm theo Phục lục 1, Phụ lục 2)
1. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì tổ chức tham mưu xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên cơ sở khảo sát nhu cầu cần thiết đặt hàng từ các sở ngành, địa phương, doanh nghiệp trong tỉnh; làm việc với các trung tâm, viện nghiên cứu, trường đại học, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh tham mưu ban hành danh mục đặt hàng nhiệm vụ theo hướng đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao công nghệ; tổ chức triển khai nhiệm vụ đã được xác định phê duyệt theo đúng trình tự quy định.
- Đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ, tiến hành bàn giao đến các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan, doanh nghiệp hằng năm, đồng thời hướng dẫn xây dựng kế hoạch nhân rộng kết quả vào sản xuất và đời sống.
- Tham mưu cơ quan thẩm quyền ban hành chính sách “hỗ trợ về ứng dụng, nhân rộng kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất và đời sống” và chính sách “hỗ trợ về đổi mới, cải tiến, chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh Cà Mau”.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì rà soát nhận bàn giao kết quả nghiên cứu, thử nghiệm có liên quan đến ngành nông nghiệp, xây dựng kế hoạch nhân rộng hằng năm; lồng ghép các nguồn kinh phí có liên quan để tổ chức nhân rộng; tuyên truyền, hướng dẫn chi tiết cho các tổ chức, cá nhân trong tiếp cận, thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh trong hoạt động ứng dụng, chuyển giao, nhân rộng kết quả khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; phân công đơn vị chuyên môn chịu trách nhiệm hướng dẫn, phổ biến công khai, rộng rãi để các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh được thuận lợi trong tiếp cận, tìm hiểu, đặt hàng nhiệm vụ khoa học, công nghệ để thực hiện.
3. Sở Công Thương
Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tuyên truyền, hướng dẫn cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tiếp cận chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh trong hoạt động ứng dụng, chuyển giao quy trình, công nghệ đến doanh nghiệp, hợp tác xã; nhân rộng kết quả khoa học và công nghệ trong sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; phân công đơn vị, công chức, viên chức chịu trách nhiệm hướng dẫn, phổ biến công khai, rộng rãi để các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh được thuận lợi trong tiếp cận, tìm hiểu, đặt hàng nhiệm vụ khoa học, công nghệ để thực hiện.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có liên quan đến vai trò, vị trí quan trọng của KHCN & ĐMST trong phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
5. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch trong khả năng cân đối của ngân sách.
6. Các sở, ngành, đơn vị liên quan
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, chủ động triển khai thực hiện Kế hoạch theo đúng quy định; tích cực tuyên truyền, khuyến khích đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ theo hình thức phù hợp.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Tích cực phối hợp, tạo điều kiện, chỉ đạo phân công các phòng, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức phối hợp với các đơn vị được giao chủ trì tăng cường chuyển giao, nhân rộng các kết quả khoa học và công nghệ trên địa bàn quản lý; rà soát, đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ đáp ứng nhu cầu địa phương và doanh nghiệp.
Định kỳ hàng năm các đơn vị có liên quan báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này gửi về Sở Khoa học và Công nghệ trước ngày 30 tháng 11 để tổng hợp báo cáo theo quy định.
Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, các đơn vị liên quan chủ động phối hợp triển khai thực hiện; trường hợp phát sinh khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo, đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở khoa học và Công nghệ) để xem xét, chỉ đạo./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
DANH MỤC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GÓP PHẦN THÚC ĐẨY
KINH TẾ - XÃ HỘI THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2023 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 173/KH-UBND ngày 21/7/2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh)
* Lưu ý: Đơn vị chủ trì xin ý kiến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh từng nhiệm vụ để xem xét trước khi thực hiện.
STT |
Nhiệm vụ |
Năm thực hiện |
Đơn vị chủ trì |
Đơn vị phối hợp |
Dự kiến kinh phí (triệu đồng) |
Năm thực hiện |
|
Tổng |
NSNN (từ nguồn chi sự nghiệp KHCN hàng năm cấp cho đơn vị) |
||||||
I. Xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ |
|||||||
1 |
Điều tra, khảo sát nhu cầu xác định nhiệm vụ thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội tỉnh |
Báo cáo thống kê, phân tích |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Sở, ngành, địa phương và doanh nghiệp có liên quan |
70 |
70 |
2024 - 2025 |
2 |
Hội thảo chuyên đề: từ 1 - 2 Hội thảo (mời chuyên gia viện, trường các lĩnh vực nhằm tư vấn nhiệm vụ từng năm); Liên hệ các viện, trường, tổ chức nghiên cứu tìm kiếm công nghệ chuyển giao; thử nghiệm hoàn thiện công nghệ cần chuyển giao. |
1 - 2 cuộc/năm |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Sở, ngành, địa phương và doanh nghiệp có liên quan |
300 |
300 |
2024 - 2025 |
3 |
Học tập, tham dự các hội nghị kết nối cung cầu công nghệ trong nước, kiến thức của cán bộ làm công tác tham mưu, quản lý. |
1 - 2 đợt/năm |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Sở, ngành, địa phương và doanh nghiệp có liên quan |
200 |
200 |
2024 - 2025 |
II. Đổi mới, nâng cao công tác truyền thông, tập huấn kỹ thuật, cập nhật kiến thức về khoa học và công nghệ cho người dân và doanh nghiệp |
|||||||
1 |
Thực hiện chuyên mục Khoa học và công nghệ trên Đài phát thanh Truyền hình Cà Mau. |
13 chuyên mục/năm |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Sở Thông tin và Truyền thông; Đài phát thanh Truyền hình Cà Mau. |
160 |
160 |
2024 - 2025 |
2 |
Tập san Thông tin KH&CN Online |
4 số quý/năm |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Tổ chức, cá nhân có liên quan |
120 |
120 |
2024 - 2025 |
3 |
Tập huấn ứng dụng tiến bộ KH&CN phục vụ sản xuất và đời sống cho người dân và doanh nghiệp |
50 lớp/năm |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Tổ chức, cá nhân có liên quan |
900 |
900 |
2024 - 2025 |
III. Xác định công nghệ cần hoàn thiện, thử nghiệm, ứng dụng, chuyển giao |
|||||||
1 |
Điều tra, khảo sát, kết nối cung cầu công nghệ trên địa bàn tỉnh Cà Mau |
Điều tra 100 phiếu gồm Doanh nghiệp; các chủ thể OCOP, chọn một số chủ thể để hỗ trợ năm 2023 còn lại hỗ trợ các năm tiếp theo. Báo cáo thống kê, phân tích; kết nối cung cầu công nghệ |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Phối hợp với Trung tâm Thiết kế chế tạo và thử nghiệm thuộc Cục ứng dụng và Phát triển công nghệ; Sở, ngành, địa phương, Cục Thống kê tỉnh, Hiệp Hội Doanh nghiệp tỉnh và Doanh nghiệp, HTX, Chủ thể OCOP,... |
200 |
200 |
2023 |
IV |
Tổng kinh phí dự kiến: |
|
|
|
1.950 |
1.950 |
|
DANH MỤC KẾT QUẢ CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÀN
GIAO NHÂN RỘNG NĂM 2023 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 173/KH-UBND ngày 21/7/2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh)
STT |
Tên nhiệm vụ |
Kết quả nghiệm thu đạt được |
Đơn vị nhận bàn giao |
Mục tiêu, giải pháp nhân rộng |
Dự kiến nguồn kinh phí |
|
|||||
1 |
Đề tài: Giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị Cua biển và Chuối Cà Mau. |
- Kết quả nghiệm thu xếp loại: Đạt - Kết quả dự án: Đề tài đã đề xuất giải pháp chung và giải pháp cụ thể nâng cao chuỗi giá trị Cua biển và Chuối Cà Mau. |
- Chi cục Thủy sản; - Chi cục trồng trọt và BVTV; - Chi cục Phát triển nông thôn |
- Mục tiêu năm 2023 - 2025 + Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào việc phát triển chuỗi giá trị Cua biển và Chuối Cà Mau + Hỗ trợ doanh nghiệp (cơ sở sản xuất kinh doanh, HTX) tham gia chuỗi giá trị ngành hàng Cua biển và Chuối Cà Mau. - Giải pháp: + Tổ chức lại sản xuất. + Chứng nhận vùng nuôi, mã số vùng nuôi cua biển, trồng chuối. + Truy xuất nguồn gốc. |
Lồng ghép từ các chương trình, kế hoạch liên quan |
2 |
Dự án: Ứng dụng KHCN xây dựng mô hình sản xuất lúa chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGap cho hệ canh tác lúa tôm tỉnh Cà Mau |
- Kết quả nghiệm thu xếp loại: Đạt - Kết quả dự án: Cơ quan chuyển giao công nghệ đã chuyển giao 500 kg hạt giống siêu nguyên chủng giống lúa Tài nguyên đục và Tép hành; Quy trình sản xuất hạt giống lúa nguyên chủng, xác nhận 1, Quy trình sản xuất lúa đặc sản cổ truyền theo tiêu chuẩn VietGAP (trong hệ thống lúa - tôm và lúa mùa); - Dự án có hiệu quả kinh tế rõ rệt khi thực hiện mô hình so với sản xuất thông thường của nông dân. Tổng cộng toàn dự án đã mang lại lợi nhuận 1.676.750.000 đồng. Mức thu nhập tăng hơn trước khi thực hiện mô hình là 2.350.000 đồng/ha. + Giấy chứng nhận VietGap 200 ha/101 nông hộ |
Trung tâm Giống nông nghiệp |
- Mục tiêu năm 2023 - 2025 Nhân rộng quy trình sản xuất lúa đặc sản cổ truyền theo tiêu chuẩn VietGAP (trong hệ thống lúa tôm và lúa mùa) trên địa bàn tỉnh Cà Mau - Giải pháp: + Hỗ trợ người dân sản xuất theo quy trình VietGAP (trong hệ thống lúa tôm và lúa mùa); + Hỗ trợ người dân xây dựng Chứng nhận Vietgap cho vùng lúa canh tác. |
Lồng ghép từ các chương trình, kế hoạch liên quan |
3 |
Dự án: Ứng dụng công nghệ biofloc nhằm tăng tỷ lệ sống của tôm sú trong giai đoạn ương giống từ 1,2 - 1,5 cm lên 3 - 4 cm tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau |
- Kết quả nghiệm thu xếp loại: Đạt - Kết quả dự án: Tỷ lệ sống 03 lần ương đạt > 90% (lần 1: 90%; lần 2: 93%; lần 3: 95%). Giá bán 98 đồng/con. Lợi nhuận: 112.160.000 VNĐ/03 đợt ương. - Chi cục Thủy sản tỉnh đã ứng dụng đưa vào tổ chức tập huấn cho các trại giống trên địa bàn tỉnh. Hiện tại người dân đã thay đổi trong việc chọn con giống kích cỡ lớn thả nuôi chiếm từ 60 - 70%, thả con giống lớn sẽ giảm lượng con giống hao hụt.
|
Chi cục Thủy sản |
- Mục tiêu năm 2023 - 2025 Chuyển giao, nhân rộng 06 mô hình ương trên địa bàn các huyện Thới Bình; U Minh và Trần Văn Thời (chuyển giao ứng dụng kỹ thuật, công nghệ Biofloc vào ương dưỡng tôm sú giống). - Giải pháp: + Tổ chức tập huấn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật ương tôm sú (Penaeus monodon) theo qui trình Biofloc để phổ biến và nhân rộng cho người nuôi tôm trong tỉnh. + Tuyên truyền người nuôi tôm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào qui trình ương tôm giống nhằm tăng tỷ lệ sống tôm nuôi và hướng tới mô hình nuôi bền vững. + Phối hợp với địa phương, lựa chọn các hộ có đủ điều kiện để triển khai xây dựng và nhân rộng mô hình. |
Lồng ghép từ các chương trình, kế hoạch liên quan |
4 |
Dự án: Nuôi tôm sú quảng canh cải tiến 03 giai đoạn trên vùng đất lúa - tôm tại xã Khánh Thuận, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau |
- Kết quả nghiệm thu xếp loại: Đạt - Kết quả dự án: Năng suất đạt 501,63 kg/ha/vụ, kích cỡ tôm thương phẩm từ 30-50 con/kg. Năng suất, kích cỡ tôm thương phẩm thu hoạch đạt khá cao so với hình thức nuôi tôm QCCT tại vùng sản xuất lúa - tôm tại xã Khánh Thuận, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. |
Trung tâm Khuyến nông |
- Mục tiêu 2023 - 2025: Tiếp tục duy trì, nhân rộng. - Giải pháp: Tổ chức tuyên truyền, tập huấn, tư vấn. |
Lồng ghép từ các chương trình, kế hoạch liên quan |
5 |
Dự án: Ứng dụng khoa học và công nghệ trong nuôi trồng thủy sản góp phần phát triển kinh tế, xã hội tại xã Phú Thuận, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau |
- Kết quả nghiệm thu xếp loại: Đạt - Kết quả dự án: Mô hình nuôi tôm sú QCCT ít thay nước sử dụng chế phẩm sinh học: Năng suất tôm đạt 384 kg/ha/vụ, kích cỡ 18-30 con/kg, sau thời gian 5 tháng nuôi; Mô hình nuôi kết hợp tôm sú của biến theo hình thức QCCT: Năng suất tôm đạt 207 kg/ha/vụ, kích cỡ 25-40 con/kg; năng suất cua biển đạt 157,27 kg/ha/vụ, kích cỡ 3-5 con/kg, sau thời gian 5 tháng nuôi; Mô hình nuôi cua biển 02 giai đoạn trong ao đất nuôi tôm công nghiệp kém hiệu quả: Năng suất của đạt 1.160 kg/ha/vụ, kích cỡ 3-5 con/kg, sau thời gian 5 tháng nuôi. |
Trung tâm Khuyến nông |
- Mục tiêu: Thực hiện năm 2024, 2025 mỗi năm 500 ha. - Giải pháp: + Xây dựng vùng nuôi. + Tổ chức sản xuất. + Tuyên truyền, tập huấn, tư vấn |
Lồng ghép từ các chương trình, kế hoạch liên quan |
6 |
Dự án: Ứng dụng hệ thống biogas xử lý chất thải xi phông của ao nuôi tôm siêu thâm canh tại Cà Mau |
- Kết quả nghiệm thu xếp loại: Đạt - Kết quả dự án: Đã lắp đặt 04 hệ thống biogas cho hộ dân; Phân tích 20/24 mẫu; Bổ sung và phân tích thêm số liệu. - Được duy trì tại các hộ tham gia thực hiện dự án trên địa bàn xã Thanh Tùng và xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. |
Chi cục Thủy sản |
- Mục tiêu năm 2023 - 2025: + Có trên 80% các cơ sở nuôi tôm siêu thâm canh được hướng dẫn, tập huấn quy trình kỹ thuật thiết kế, thi công lắp đặt hệ thống biogas HDPE xử lý chất thải xi - phông của ao nuôi tôm STC + Tổ chức nhân rộng (chuyển giao) mô hình trên địa bàn các huyện: Năm Căn; Phú Tân; Cái Nước; Ngọc Hiển,.... - Giải pháp: Để phát huy tối đa hiệu quả của mô hình ứng dụng hệ thống biogas HDPE để xử lý chất thải nuôi tôm STC trong thời gian tới: + Phối hợp với địa phương, lựa chọn các hộ có đủ điều kiện để triển khai xây dựng và nhân rộng mô hình. + Các tổ chức có liên quan và chính quyền địa phương quan tâm tuyên truyền, vận động người dân áp dụng nhân rộng mô hình ứng dụng hệ thống biogas HDPE. Đồng thời, tuyên truyền vận động người nuôi tôm STC tận dụng khí biogas làm chất đốt sử dụng cho những mục đích có ích khác. + Tổ chức hướng dẫn quy trình kỹ thuật thiết kế, thi công lắp đặt hệ thống biogas HDPE xử lý chất thải xi - phông của ao nuôi tôm STC. + Lồng ghép với các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ cho nông dân và cán bộ khuyến ngư ở cơ sở để khuyến cáo nhân rộng mô hình. |
Lồng ghép từ các chương trình, kế hoạch liên quan |
7 |
Đề tài: Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ kè li tâm giảm sóng tạo bãi bảo vệ bờ biển |
- Kết quả nghiệm thu xếp loại: Đạt - Kết quả đề tài: hiện trạng công trình kè cọc ly tâm đã xây dựng tại tỉnh Cà Mau và đánh giá hiệu quả giảm sóng trên mô hình toán. Đã hoàn thiện được hướng dẫn thiết kế thi công kè cọc ly tâm, là cơ sở để có thể áp dụng thực tiễn của địa phương. - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp và chuyển giao sản phẩm hướng dẫn thiết kế thi công kè cọc ly tâm với đơn vị xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam: “Công trình giảm sóng, gây bồi bảo vệ bờ biển” do Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam chủ trì. |
Chi cục Thủy lợi |
Kết quả đề tài có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý, thẩm tra, thẩm định, thiết kế triển khai các dự án bảo vệ bờ biển vào thực tế được hiệu quả về kinh tế và kỹ thuật hơn trước đây, đồng thời là cơ sở vững chắc để nâng cấp trong xây dựng TCVN. - Mục tiêu, giải pháp nhân rộng các công trình sử dụng giải pháp xây dựng kè 02 hàng cọc ly tâm dự kiến nhân rộng giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Cà Mau nhằm phòng, chống sạt lở tại những khu vực đặc biệt xung yếu, bảo vệ các vị trí khu vực cửa biển: (Do các công trình, dự án được xây dựng lập kế hoạch theo giai đoạn nên chỉ dự kiến theo giai đoạn 2023- 2025) 1. Bờ biển Tây gồm các huyện Trần Văn Thời và Phú Tân với chiều dài 11 km. 2. Bờ biển Đông gồm các huyện Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển với chiều dài 24,45 km. |
Lồng ghép từ các chương trình, kế hoạch liên quan |
8 |
Dự án: Ứng dụng khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình xen canh lúa - tôm càng xanh toàn đực theo tiêu chuẩn VietGAP tại vùng Bắc Cà Mau, tỉnh Cà Mau |
- Kết quả nghiệm thu xếp loại: Khá - Kết quả dự án: + Các qui trình công nghệ: 01 Qui trình ương dưỡng tôm càng xanh từ ấu trùng lên Post 12; 01 Qui trình sản xuất lúa chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP; 01 Qui trình nuôi xen canh tôm càng xanh trong ruộng lúa + Các mô hình: Mô hình ương dưỡng giống tôm càng xanh toàn đực 3.000.000 con Post 12; Mô hình sản xuất lúa-tôm theo tiêu chuẩn VietGAP 200 ha + Sản lượng tôm càng, xanh và lúa: Tôm càng xanh toàn đực Thương phẩm 90-100 tấn/200 ha/2 vụ; Sản lượng lúa chất lượng cao 1.600 tấn |
Trung tâm Khuyến nông |
- Mục tiêu: Năm 2024 nhân rộng 100ha; năm 2025 nhân rộng 200 ha. - Giải pháp: Xây dựng mô hình, tổ chức sản xuất, tuyên truyền, tập huấn. |
Lồng ghép từ các chương trình, kế hoạch liên quan |
9 |
Dự án: Xây dựng mô hình nuôi cá Giò thương phẩm trong lồng trên biển theo công nghệ Na-uy tại Hòn Chuối, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. |
- Kết quả nghiệm thu xếp loại: Đạt - Kết quả dự án: kết quả nuôi 02 đợt cá bớp trong lồng nhựa HDPE tại Hòn Chuối, ở đợt 01 cho ăn thức ăn tổng hợp tỷ lệ sống (82 - 84,4)%, tăng trưởng (0,49 - 0,51 kg/tháng) và trọng lượng (5,2 - 5,7 kg/con), thấp hơn so với nuôi đợt 02 cho ăn thức ăn cá tạp có tỷ lệ sống (88,6 - 92,02%), tăng trưởng (0,59 - 0,60kg/tháng) và trọng lượng (5,6 - 7,1 kg/con). Cá nuôi đợt 01 thấp hơn so với nuôi truyền thống khu vực Hòn Chuối có tỷ lệ sống (85 - 95%) và trọng lượng trọng lượng 6-7 kg/con và đợt 02 có tỷ lệ sống và trọng lượng tương đương với nuôi truyền thống. |
Chi cục Thủy sản |
Thực hiện kế hoạch 229/KH-UBND ngày 16/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau, Kế hoạch phát triển nuôi hải sản trên biển và ven biển tỉnh Cà Mau giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030; Tuyên truyền nhân rộng ứng dụng lồng nhựa HDPE cho các đối tượng nuôi biển khác như: cá mú, cá chẽm,... - Năm 2024, 2025: Dự kiến nhân rộng ứng dụng lồng nhựa HDPE với các lồng nuôi qui mô nhỏ thay thế lồng gỗ hiện nay nhằm tiết kiệm chi phí và thích ứng với biến đổi khí hậu với các đối tượng nuôi khác nhau như: cá mú, cá chim vây vàng, cá hồng mỹ,... Qui mô: 150 lồng nuôi Số hộ: 30 hộ Địa điểm: Hòn Chuối, huyện Trần Văn Thời |
Lồng ghép từ các chương trình, kế hoạch liên quan |
|
|||||
10 |
Đề tài: Xây dựng hệ thống truyền thanh công nghệ số cho cấp cơ sở |
- Kết quả nghiệm thu xếp loại: Đạt - Kết quả đề tài: Đã lắp được 02 hệ thống truyền thanh công nghệ số tại 02 xã (xã Phú Mỹ và xã Hồ Thị Kỷ). Các hệ thống đạt được ưu điểm: có chất lượng âm thanh tốt, dễ sử dụng, tiết kiệm chi phí... - Với hai cụm loa được triển khai lắp đặt tại Ủy ban nhân dân xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình và Ủy ban nhân dân xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân đang hoạt động tốt, có thể nhân rộng cho bất kỳ địa phương nào có nhu cầu. |
Sở Thông tin và Truyền thông |
- Đã bàn giao 02 cụm loa đã lắp đặt tại Ủy ban nhân dân xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình và Ủy ban nhân dân xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân cho 02 xã quản lý sử dụng. - Thực hiện Quyết định 135/QĐ-TTg ngày 20/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin đến năm 2025 tầm nhìn 2030. Trên cơ sở kết quả của dự án, Sở Thông tin Truyền thông sẽ xây dựng dự án thực hiện với mục tiêu chính sau: - Hiện đại hóa hệ thống thông tin cơ sở nhằm đổi mới phương thức cung cấp thông tin, nâng cao chất lượng nội dung thông tin để cung cấp, trao đổi thông tin theo hướng chủ động, kịp thời, chính xác và hiệu quả. - Hình thành cơ sở dữ liệu, số hóa nguồn thông tin cơ sở đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin nguồn tuyên truyền, phổ biến đến người dân và phục vụ công tác quản lý nhà nước về thông tin cơ sở. - Thực hiện thông tin hai chiều để người dân tiếp nhận thông tin thiết yếu và phản ánh thông tin về hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật ở cơ sở đến các cơ quan quản lý thông qua hệ thống thông tin cơ sở. |
Lồng ghép các chương trình để nhân rộng |
|
|||||
11 |
Đề tài: Số hóa công trình cầu, đường và hạ tầng kỹ thuật bằng công nghệ BIM phục vụ cho công tác quản lý vận hành ở tỉnh Cà Mau |
- Kết quả nghiệm thu xếp loại: Đạt - Kết quả đề tài: + Phương pháp xây dựng và ứng dụng mô hình thông tin công trình (BIM) cho công trình cầu đường và hạ tầng kỹ thuật bao gồm 10 bước thực hiện. + Đưa ra mô hình thông tin cầu, đường và hạ tầng kỹ thuật thí điểm: Quy mô đoạn tuyến Bờ Nam Sông Đốc đấu nối vào quốc lộ 1A giai đoạn 1 từ Km 13 + 100 đến Km 19 + 420, bao gồm: 4 cầu (cầu Bà Kẹo, cầu Dần Xây, cầu Rạch Dinh Nhỏ, cầu Bảy Thanh) và 5.8km đường và hạ tầng kỹ thuật (Km13+100 đến Km 19+420). + Đưa ra Chương trình ứng dụng quản lý cầu, đường và hạ tầng kỹ thuật cho dự án thí điểm: Quản lý vận hành công trình cầu đường và hạ tầng kỹ thuật dựa trên nền tảng đám mây ACC Does của Autodesk và ứng dụng Infra Opperations được phát triển bởi nhóm nghiên cứu. + Thông qua nội dung nghiên cứu của đề tài, nhóm nghiên cứu đề xuất Lộ trình áp dụng BIM cho công trình cầu, đường và hạ tầng kỹ thuật tại Cà Mau gồm 03 Giai đoạn: 1. Giai đoạn 1: Giai đoạn Chuẩn bị, 2. Giai đoạn 2: Giai đoạn áp dụng thí điểm, 3. Giai đoạn 3: Giai đoạn áp dụng đại trà. |
Sở Giao thông vận tải |
- Xin chủ trương mua máy móc + thiết bị và thuê phần mềm + chuyên gia. Dự kiến tháng 9/2023 trình. - Năm 2024: Thực hiện nhân rộng đoạn còn lại của tuyến đường Bờ Nam Sông Đốc - Năm 2025: Thực hiện nhân rộng: (1) Đường Tắc thủ - Vàm Đá Bạc; (2) Đường Võ Văn Kiệt; (3) Đường trục Đông - Tây |
NSNN; lồng ghép từ các chương trình, kế hoạch liên quan |
|
|||||
12 |
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục của các Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Cà Mau trong bối cảnh đổi mới giáo dục. |
- Kết quả nghiệm thu xếp loại: Đạt - Kết quả đề tài: Đề tài đã đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục của các trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Cà Mau trong bối cảnh đổi mới giáo dục. - Kết quả nghiên cứu của đề tài đã mang lại hiệu quả thiết thực, đã giúp các Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Cà Mau thực hiện tốt công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục theo Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý, quản trị nhà trường. |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
- Kết quả sau khi được nghiệm thu đã chuyển giao cho Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Cà Mau năm học 2021 - 2022 đã hoàn thành tự đánh giá chất lượng giáo dục theo Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018, báo cáo về Phòng giáo dục và Sở GD&ĐT theo quy định. - Đã chuyển giao cho 3 Trường Phổ thông Dân tộc nội trú và các trường THPT khác tham khảo ứng dụng trong giai đoạn từ năm 2023-2025. |
Lồng ghép từ các chương trình, kế hoạch liên quan |
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Cà Mau; Hội đông y tỉnh Cà Mau; Liên minh các HTX |
|
||||
13 |
Đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển một số mô hình phi nông nghiệp theo chuỗi liên kết sản xuất góp phần giải quyết việc làm cho phụ nữ nông thôn tỉnh Cà Mau |
- Kết quả nghiệm thu xếp loại: Đạt - Kết quả đề tài: Đã nghiên cứu được thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển một số mô hình phi nông nghiệp theo chuỗi liên kết sản xuất góp phần giải quyết việc làm cho phụ nữ nông thôn tỉnh Cà Mau |
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh |
Từ kết quả của đề tài, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Cà Mau đã sử dụng kết quả để phổ biến nhân rộng thông qua việc tập huấn cho các cấp hội để thực hiện. |
lồng ghép từ các chương trình của Liên hiệp Phụ nữ tỉnh để nhân rộng |
14 |
Đề tài: Khảo sát và đánh giá nguồn tài nguyên cây thuốc Nam và kiến thức sử dụng cây thuốc Nam của người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau |
- Kết quả nghiệm thu xếp loại: Đạt - Kết quả đề tài: - Nhóm nghiên cứu đã chuyển giao các sản phẩm của đề tài cho Hội Đông y tỉnh Cà Mau bao gồm: + Báo cáo tổng kết đề tài. - Hướng dẫn sử dụng website caythuoccamau.vn đối với người dùng. + Hướng dẫn sử dụng website caythuoccamau.vn đối với quản trị viên. + Bộ ảnh 536 loài cây thuốc nam (được sử dụng trong danh lục và website caythuoccamau.vn). + Danh lục 536 loài cây thuốc nam chứa các thông tin về tên khoa học, phân loại thực vật, phân bố, sinh cảnh, (https://caythuoccamau.vn/ danhluccaythuoccamau.pdf). + Bản đồ định vị: Tổng 33.501 vị trí (tọa độ) của 536 cây thuốc nam phân bố trên địa bàn tỉnh Cà Mau |
Hội đông y |
- Từ kết quả của đề tài, Hội đông y tỉnh Cà Mau đã sử dụng kết quả để phổ biến nhân rộng cho các hội viên về giá trị dược liệu của 536 loài cây thuốc nam để sử dụng trong đông y. - Tiếp tục phổ biến rộng rãi cho các hội viên biết để truy cập sử dụng. |
Lồng ghép từ các chương trình có liên quan của Hội đông y tỉnh Cà Mau để phổ biến nhân rộng. |
15 |
Đề tài: Các giải pháp hỗ trợ việc thành lập và tổ chức hoạt động của hợp tác xã kiểu mới gắn với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2020-2025 |
- Kết quả nghiệm thu xếp loại: Đạt - Kết quả đề tài đã đánh giá được thực trạng tổ chức và hoạt động của HTX trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2012 đến nay; xác định vai trò HTX trong chuỗi giá trị, điều kiện và giải pháp phát triển hợp tác xã kiểu mới; đề xuất mô hình mẫu HTX kiểu mới tổ chức hoạt động có hiệu quả và bền vững. |
Liên Minh các HTX |
- Triển khai kết quả nghiên cứu của đề tài tại Hợp tác xã nuôi sò xã Rạch Chèo huyện Phú Tân. - Triển khai trong quá trình lãnh đạo về phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện ủy Phú Tân. - Thực hiện công tác tuyên truyền về kinh tế hợp tác xã trong công tác giảng dạy tại Trường Chính trị tỉnh Cà Mau thông qua việc lồng ghép vào nội dung giảng dạy các chuyên đề. - Kết quả của việc triển khai: Thực hiện mang tính chỉ đạo trong công tác phát triển kinh tế của địa phương, chưa triển khai quy mô rộng |
Lồng ghép từ các chương trình có liên quan đến Liên Minh các HTX để nhân rộng. |
|
|||||
16 |
Dự án: Mô hình nuôi trâu sinh sản qui mô nông hộ theo hướng an toàn sinh học |
- Kết quả nghiệm thu xếp loại: Đạt - Kết quả dự án: giao toàn bộ số lượng trâu cho hộ chăn nuôi gồm 16 con trâu có khả năng sinh sản và 14 trâu nghé. - Đến nay tổng đàn trâu của xã An Xuyên là 27 con của 9 hộ chăn nuôi. Tiếp tục tuyên truyền vận động hộ chăn nuôi trâu tiếp tục duy trì và chăn nuôi theo hướng bán chăn thả đảm bảo an toàn dịch bệnh. |
UBND TP Cà Mau |
- Mục tiêu là tuyên truyền tập huấn nhân rộng tại các xã có điều kiện tương tự trong các năm 2024-2025 bằng nguồn kinh phí khoa học, công nghệ của thành phố. - Vận động các hộ tham gia dự án tiếp tục duy trì và nhân rộng tại địa bàn. |
Kinh phí lồng ghép từ các chương trình có liên quan và nguồn kinh phí khoa học, công nghệ của thành phố để nhân rộng. |
17 |
Dự án: Nuôi tôm chân trắng (Litopenaeus vannami) thâm canh năng suất cao theo công nghệ Semi - Biofloc tại xã Tắc Vân, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau |
- Kết quả nghiệm thu xếp loại: Đạt - Kết quả dự án: Năng suất đạt 51.68 tấn/ha/vụ (sản lượng thu hoạch của dự án đạt 14.470kg/ 0,28 ha ao nuôi), kích cỡ tôm thương phẩm 40-45con/kg, sau 100 ngày nuôi. |
UBND TP Cà Mau |
- Mục tiêu là tuyên truyền tập huấn nhân rộng tại các xã có điều kiện tương tự trong các năm 2024-2025 bằng nguồn kinh phí khoa học, công nghệ của thành phố. - Vận động thành viên của HTX tiếp tục duy trì và nhân rộng tại địa bàn. |
Kinh phí lồng ghép từ các chương trình có liên quan và nguồn kinh phí khoa học, công nghệ của thành phố để nhân rộng. |
18 |
Dự án: Nuôi tôm sú Moana thâm canh ứng dụng công nghệ Semi- Biofloc tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. |
- Kết quả nghiệm thu xếp loại: Đạt - Kết quả dự án: Năng suất tôm nuôi ở các ao có sự chênh lệch điểm 1: Ao số A1 đạt 20,625 tấn/ha/vụ và ao số A2 đạt 18,325 tấn/ha/vụ. |
Ủy ban nhân dân huyện Ngọc Hiển |
- Mục tiêu là tuyên truyền tập huấn nhân rộng tại các xã có điều kiện tương tự trong các năm 2024-2025 bằng nguồn kinh phí khoa học, công nghệ cấp huyện. |
Kinh phí lồng ghép từ các chương trình có liên quan và nguồn kinh phí khoa học, công nghệ cấp huyện. |
19 |
Dự án: Nuôi tôm sú (Penaeus monodon) quảng canh cải tiến kết hợp với cá nâu (Scatophagus argus) trong vuông 02 giai đoạn sử dụng chế phẩm sinh học tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau |
- Kết quả nghiệm thu xếp loại: Đạt - Kết quả dự án: Tôm sú năng suất đạt 305,7 kg/ha/năm, kích cỡ tôm thu hoạch từ 13 - 22 con/kg; Cá nâu năng suất đạt 217 kg/ha/năm, kích cỡ cá thu hoạch từ 3 - 8 con/kg; Dự án mang lại lợi nhuận cho người nuôi trên 50 triệu đồng/ha/năm. |
Ủy ban nhân dân huyện Ngọc Hiển |
- Năm 2023 đã tổ chức tập huấn phổ biến cho người dân đã áp dụng một phần trong quy trình kỹ thuật trên để đưa vào sản xuất bước đầu đã mang lại hiệu quả. Riêng năm 2022 một số địa phương đã áp dụng cụ thể như: ấp Bàn Quỳ, Xẻo Lá, Biện Nhạn và Kinh Ráng xã Viên An Đông có trên 30 hộ với khoảng 60 ha; ấp Nguyễn Quyền, Ông Trang, Vịnh Nước Sôi, Cồn Cát, Kinh Năm Và Bà Khuê có trên 60 hộ với khoảng 130 ha và các xã Tam Giang Tây, Đất Mũi, Tân Ân Tây và Thị trấn Rạch Gốc cũng có một số hộ thực hiện nuôi kết hợp... - Mục tiêu là tuyên truyền tập huấn nhân rộng tại các xã có điều kiện tương tự trong các năm 2024-2025 bằng nguồn kinh phí khoa học, công nghệ cấp huyện. |
Kinh phí lồng ghép từ các chương trình có liên quan và nguồn kinh phí khoa học, công nghệ cấp huyện. |
20 |
Dự án: Nuôi sò huyết (Anadara granosa) kết hợp tôm sú trong vuông rừng - tôm kết hợp tại xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau |
- Kết quả nghiệm thu đánh giá, xếp loại: Đạt. - Kết quả dự án: + Tổng sản lượng sò huyết 21,7 tấn, đạt 100,5% so với mục tiêu dự án, kích cỡ 82 - 84 con/kg đạt mục tiêu dự án (80 - 100 con/kg); năng suất 1.809 kg/ha/vụ nuôi. + Tổng sản lượng tôm 38,167 tấn, đạt 100,44% so với mục tiêu dự án, kích cỡ 20 - 25 con/kg đạt mục tiêu dự án (20 - 30 con/kg); năng suất 143,5 kg/ha/vụ nuôi. |
Ủy ban nhân dân huyện Ngọc Hiển |
- Kết quả từ dự án đến năm 2023: Đã nhân rộng toàn địa bàn xã Tam Giang Tây, một số hộ của xã Tân Ân Tây, Viên An, thị trấn Rạch Gốc, ... trên địa bàn huyện với tổng diện tích hơn 5.500 ha (trong đó diện tích nuôi sò huyết khoảng 200 - 250 ha). - Mục tiêu là tuyên truyền tập huấn nhân rộng tại các xã có điều kiện tương tự trong các năm 2024-2025 bằng nguồn kinh phí khoa học, công nghệ cấp huyện. |
Kinh phí lồng ghép từ các chương trình có liên quan và nguồn kinh phí khoa học, công nghệ cấp huyện. |
21 |
Dự án: Nuôi tôm chân trắng siêu thâm canh 03 giai đoạn theo quy trình công nghệ Semi - Biofloc tại xã Phú Tân, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau |
- Kết quả nghiệm thu xếp loại: Đạt - Kết quả dự án: Năng suất đạt 48,84 tấn/ha/vụ, kích cỡ tôm thương phẩm 43,5 con/kg sau 76 ngày nuôi. |
Ủy ban nhân dân huyện Phú Tân |
- Mô hình được duy trì sản xuất tại các hộ dân tham gia thực hiện dự án. - Phòng NN&PTNT huyện đã tổ chức Hội thảo chuyển giao kết quả thực hiện dự án cho các hộ nuôi trong vùng. Tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cho người dân. - Tiếp tục tập huấn phổ biến nhân rộng cho người dân trên địa bàn các xã để thực hiện trong các năm 2024, 2025. |
Kinh phí lồng ghép từ các chương trình có liên quan và nguồn kinh phí khoa học, công nghệ cấp huyện. |
22 |
Dự án: Nuôi tôm sú quảng canh cải tiến hai giai đoạn sử dụng chế phẩm sinh học tại xã Phú Tân, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau |
- Kết quả nghiệm thu xếp loại: Đạt - Kết quả dự án: Sau 06 tháng 1 triển khai thực hiện dự án, kết quả đã mang hiệu quả khá tốt, năng suất tôm sú đạt 340 kg/ha/vụ, kích cỡ tôm thương phẩm 22-35 con/kg, lợi nhuận mang lại cho hộ nuôi trên 28 triệu đồng/ha/vụ. |
Ủy ban nhân dân huyện Phú Tân |
- Mô hình được duy trì sản xuất tại các hộ dân tham gia thực hiện dự án thuộc ấp Tân Thành, ấp Cái Nước, ấp Láng Cháo, xã Phú Tân, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau. - Phòng NN&PTNT huyện đã tổ chức Hội thảo chuyển giao kết quả thực hiện dự án cho các hộ nuôi trong vùng. Tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cho người dân. - Tiếp tục tập huấn phổ biến nhân rộng cho người dân trên địa bàn các xã để thực hiện. |
Kinh phí lồng ghép từ các chương trình có liên quan và nguồn kinh phí khoa học, công nghệ cấp huyện. |
23 |
Dự án: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence) và dữ liệu lớn (big data) xây dựng trợ lý ảo nuôi trồng thủy sản. |
- Kết quả nghiệm thu xếp loại: Đạt. - Kết quả dự án: Xây dựng ứng dụng Farmext là một ứng dụng đa chức năng phục vụ cho ngành thủy sản như trợ lý ảo thủy sản, cập nhật các tin tức trong ngành thủy sản, quản lý trang trại, mua bán thuốc thú y thủy sản, vật tư nuôi trồng thủy sản; đồng thời phát triển thành công 4 hệ thống máy đo môi trường tự động (2 hệ thống đo 4 chỉ tiêu và 2 hệ thống đo 6 chỉ tiêu môi trường bao gồm nhiệt độ, pH, độ mặn, oxy hòa tan, NO2, NH3) và 4 hệ thống tự động điều chỉnh chỉ số môi trường. |
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Tân. |
- Phòng NN&PTNT huyện đã tiếp nhận để chuyển giao kết quả thực hiện dự án cho các hộ nuôi trong vùng ứng dụng. Tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cho người dân. - Kết quả của dự án là cơ sở để huyện xây dựng đề án vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao của huyện. - Tiếp tục tập huấn phổ biến nhân rộng cho người dân trên địa bàn các xã để thực hiện. |
Kinh phí lồng ghép từ các chương trình có liên quan và nguồn kinh phí khoa học, công nghệ cấp huyện. |
24 |
Dự án: Nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 3 giai đoạn theo công nghệ Semi - Biofloc tại huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau |
- Kết quả nghiệm thu xếp loại: Không đạt. - Kết quả dự án: Với diện tích thực nuôi là 4,5 ha/3hộ thu được sản lượng tôm là 15,075 tấn, kích cỡ từ 78-44 con/kg sau 75-92 ngày nuôi. FCR =1,19. |
Ủy ban nhân dân huyện Phú Tân |
- Phòng NN&PTNT huyện đã tiếp nhận để chuyển giao quy trình kỹ thuật cho các hộ nuôi trong vùng ứng dụng. Tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cho người dân. - Tiếp tục tập huấn phổ biến nhân rộng cho người dân trên địa bàn các xã để thực hiện. |
Kinh phí lồng ghép từ các chương trình có liên quan và nguồn kinh phí khoa học, công nghệ cấp huyện. |
25 |
Dự án: Nuôi sò huyết (Anadara granosa) kết hợp tôm sú trong vuông nuôi quảng canh tại xã Đất Mới, Hiệp Tùng và Hàng Vịnh huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau |
- Kết quả nghiệm thu xếp loại: Đạt - Kết quả dự án: Năng suất tôm nuôi bình quân là 294,7 kg/ha, đạt 98,2 so với mục tiêu của dự án. Trong đó, số hộ đạt mục tiêu chiếm tỷ lệ là 47,3%. Năng suất sò huyết nuôi bình quân đạt 620,5 kg/ha, đạt 100 so với mục tiêu của dự án. Trong đó, số hộ đạt mục tiêu chiếm tỷ lệ là 70,9%. |
Ủy ban nhân dân huyện Năm Căn |
- Phòng NN&PTNT huyện đã tiếp nhận để chuyển giao quy trình kỹ thuật cho các hộ nuôi trong vùng ứng dụng. Tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cho người dân. - Tiếp tục tập huấn phổ biến nhân rộng cho người dân trên địa bàn các xã để thực hiện. |
Kinh phí lồng ghép từ các chương trình có liên quan và nguồn kinh phí khoa học, công nghệ cấp huyện. |
26 |
Dự án: Nhân rộng mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) quảng canh cải tiến hai giai đoạn kết hợp cá đối mục (Mugil cephalus) trên địa bàn huyện Năm Căn |
- Kết quả nghiệm thu xếp loại: Đạt - Kết quả dự án: Tôm thương phẩm đạt 16,505 tấn, trọng lượng ≤ 30 con/kg; cá đôi mục đạt 13,585 tấn, trọng lượng ≤ 03 con/kg |
Ủy ban nhân dân huyện Năm Căn. |
- Phòng NN&PTNT huyện đã tiếp nhận để chuyển giao quy trình kỹ thuật cho các hộ nuôi trong vùng ứng dụng. Tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cho người dân. - Tiếp tục tập huấn phổ biến nhân rộng cho người dân trên địa bàn các xã để thực hiện. |
Kinh phí lồng ghép từ các chương trình có liên quan và nguồn kinh phí khoa học, công nghệ cấp huyện. |
27 |
Dự án: Cải tạo vườn tạp trồng dừa kết hợp nuôi cá nước ngọt và nuôi gà thả vườn tại ấp 1, xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau |
- Kết quả nghiệm thu xếp loại: Đạt - Kết quả dự án: (1) Mô hình trồng dừa xiêm xanh: số lượng trồng 2.000 cây giống, tỷ lệ sống 85,1% sau 30 tháng trồng. Vườn dừa đang trong giai đoạn ra hoa đạt khoảng 13,3%, cây dừa chưa cho thu hoạch sản phẩm; (2) Mô hình nuôi cá tra thương phẩm: Sản lượng thu hoạch đạt 8,26 tấn, cỡ cá thu hoạch trung bình 1,72 kg/con sau 28 tháng nuôi; tỷ lệ sống đạt 80,08%. Năng suất đạt 20,66 tấn/ha/vụ; (3) Mô hình nuôi cá trê lai thương phẩm: Sản lượng thu hoạch đạt 5,95 tấn, kích cỡ cá thu hoạch trung bình 0,74 kg/con sau 08 tháng nuôi; tỷ lệ sống đạt 57,5%. Năng suất đạt 42,55 tấn/ha/vụ; (4) Mô hình nuôi cá rô đầu nhím thương phẩm: Sản lượng thu hoạch đạt 1,98 tấn, kích cỡ cá thu hoạch trung bình 162g /con sau 08 tháng nuôi; tỷ lệ sống đạt 58,21%. Năng suất đạt 14,14 tấn/ha/vụ; (5) Mô hình nuôi gà thả vườn: Sản lượng gà xuất chuồng 2.921 kg, trọng lượng gà xuất chuồng trung bình 1,54 kg/con sau 6 tháng nuôi; tỷ lệ sống 95,05%. |
Dự kiến sẽ bàn giao cho huyện U Minh |
- Hiện tại Cơ sở Cai nghiện ma túy thuộc Sở Lao động Thương binh xã hội đang tiếp tục duy trì dự án để phục vụ bếp ăn tại chỗ cải thiện bữa ăn hàng ngày cho học viên của cơ sở. - Chuyển giao kết quả cho Phòng NN&PTNT huyện U Minh để tập huấn nhân rộng cho người dân ứng dụng trong các năm 2024, 2025. |
Kinh phí lồng ghép từ các chương trình có liên quan và nguồn kinh phí khoa học, công nghệ cấp huyện. |
28 |
Dự án: Mô hình nuôi cua biển (Scylla paramamosain) quảng canh cải tiến hai giai đoạn tại xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau |
- Kết quả nghiệm thu xếp loại: Đạt - Kết quả dự án: Cua biển ương giai đoạn 1 đạt tỷ lệ sống 44,9%, không đạt so với mục tiêu đề ra (mục tiêu tỷ lệ sống 50%), Cua nuôi thương phẩm giai đoạn 2 đạt năng suất 524,7 kg/ha/vụ (đạt 116,6% so với mục tiêu), trọng lượng trung bình từ 3 4con/kg. Hiệu quả kinh tế mang lại cho người nuôi khá cao, lợi nhuận trên 70 triệu đồng/ha/vụ. |
UBND huyện Thới Bình |
- Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Thới Bình đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện triển khai nhân rộng mô hình. Đến nay đã triển khai nhân rộng trên 175 ha. - Năm 2024, 2025 tiếp tục tổ chức tập huấn cho người dân trên địa bàn các xã của huyện để tiếp tục nhân rộng. |
Kinh phí lồng ghép từ các chương trình có liên quan và nguồn kinh phí khoa học, công nghệ cấp huyện. |
29 |
Dự án: Nuôi thử nghiệm cá đối mục (Mugil cephalus) kết hợp với tôm sú (Penacus monodon) trong ao đất tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau |
- Kết quả nghiệm thu xếp loại: Đạt - Kết quả dự án: Mật độ thả nuôi cá đối mục 3 con/m2; thời gian nuôi 12 tháng; trọng lượng cá thu hoạch đạt 3-5 con kg/con; năng suất đạt 6.020 kg/ha/vụ; Mật độ thả nuôi tôm sú 2 con/m2; thời gian nuôi 6 tháng; tỷ lệ sống trên 80%; kích cỡ tôm thu hoạch đạt 20-25 con/kg; sản lượng đạt 680 kg/ha/vụ. |
Ủy ban nhân dân huyện Đầm Dơi |
- Quy trình được nhân rộng đối với loại hình nuôi tôm quảng canh kết hợp cá đối mục trên địa bàn các xã Tạ An Khương Nam, Tân Đức, Tân Duyệt và dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh thực hiện tại huyện Năm Căn. Kết quả mang lại khá cao. - Mục tiêu sẽ nhân rộng trên địa bàn các xã từ năm 2023 - 2025. Mỗi năm nhân rộng thêm từ 1-2 dự án. Diện tích mỗi dự án từ 20 - 30 ha, 15 đến 20 hộ tham gia. Kinh phí từ nguồn khoa học công nghệ cấp huyện. |
Kinh phí lồng ghép từ các chương trình có liên quan và nguồn kinh phí khoa học, công nghệ cấp huyện. |
30 |
Dự án: Xây dựng mô hình trồng cây bồn bồn kết hợp nuôi cá đồng trên địa bàn huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau |
- Kết quả nghiệm thu xếp loại: Đạt - Kết quả dự án: Sản lượng sản phẩm bồn bồn tươi vùng dự án đạt 468 tấn/65 ha ruộng (đạt 101% so với mục tiêu), năng suất bình quân 7,2 tấn/ha/năm; Sản lượng cá lóc thương phẩm đạt 34,125 tấn/65 ha ruộng nuôi (đạt 75% so với mục tiêu), năng suất bình quân đạt 525 kg/ha/vụ; Sản lượng cá rô thương phẩm vùng dự án đạt 22,75 tấn/65 ha ruộng nuôi (đạt 100% so với mục tiêu); năng suất bình quân cho toàn vùng dự án 350 kg/ha/vụ. |
Ủy ban nhân dân huyện Cái Nước |
- Ngoài vùng sản xuất cây bồn bồn đã thực hiện dự án, Huyện ủy và Ủy ban nhân dân huyện Cái Nước đã có quy hoạch phát triển, ổn định diện tích trồng cây bồn bồn và nhân rộng mô hình này tại các xã có điều kiện như: Phú Hưng, Hưng Mỹ, Hòa Mỹ (khoảng 100 ha). - UBND xã Tân Hưng Đông tiếp tục có hướng chỉ đạo, cán bộ chuyên môn hướng dẫn người dân thực hiện. Việc duy trì và phát triển vùng sản xuất bồn được quy hoạch. Đối với chính quyền địa phương ấp Đông Hưng, xã Tân Hưng Đông và người dân có diện tích đất sản xuất bồn bồn đã và đang thực hiện việc phát triển mô hình trồng bồn bồn kết hợp với nuôi cá đồng. - Mục tiêu tiếp tục vận động người dân duy trì và phát triển mô hình trong các năm 2024, 2025. |
Kinh phí ghép từ các chương trình có liên quan và nguồn kinh phí khoa học, công nghệ cấp huyện. |
31 |
Dự án: Nuôi sò huyết (Anadara granosa) tại xã Tân Đức, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. |
- Kết quả nghiệm thu xếp loại: Đạt - Kết quả: Sò huyết đạt tỷ lệ sống 58,7%, năng suất đạt 4,145 tấn/ha/vụ sau 10 tháng nuôi; năng suất tôm sú đạt 389 kg/ha. |
Ủy ban nhân dân huyện Đầm Dơi |
- Huyện Đầm Dơi: Đã nhân rộng kết quả ở tất cả các xã trên địa bàn huyện Đầm Dơi (16 xã, thị trấn) với 2.239 hộ nuôi/3.109,4 ha. |
Kinh phí ghép từ các chương trình có liên quan và nguồn kinh phí khoa học, công nghệ cấp huyện. |
32 |
Dự án: Thử nghiệm nuôi cá tra bần (Pangsius kunyit) trong ao đất tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. |
- Kết quả nghiệm thu xếp loại: Đạt - Kết quả: Mật độ thả nuôi 2 con/m2; thời gian nuôi 15 tháng; trọng lượng cá thu hoạch trên 1,4 kg/con; sản lượng đạt 13.720 kg/vụ; Hệ số chuyển đổi thức ăn: FCR: 1,4 |
Ủy ban nhân dân huyện Đầm Dơi |
Năm 2024, 2025 tiếp tục vận động người dân nhân rộng thông qua công tác tập huấn. |
Kinh phí ghép từ các chương trình có liên quan và nguồn kinh phí khoa học, công nghệ cấp huyện. |
33 |
Dự án: Nuôi thử nghiệm tôm sú (Penaeus monodon) quảng canh cải tiến 02 giai đoạn kết hợp với rong câu chỉ vàng (Gracilaria sp.) trên địa bàn huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau |
- Kết quả nghiệm thu xếp loại: Đạt - Kết quả dự án: Qui mô thực hiện ở 40 hộ, với diện tích 80ha, sản lượng thu hoạch 30.787,3kg, đạt 101,3%, năng suất 384,8kg/ha đạt theo yêu cầu dự án. Hoàn thiện Quy trình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) quảng canh cải tiến 02 giai đoạn kết hợp với rong câu chỉ vàng (Gracilaria sp.) |
Ủy ban nhân dân huyện Đầm Dơi |
- Năm 2023 dự án nuôi tôm sú kết hợp với rong câu chỉ vàng được nhân rộng trên địa bàn huyện, với diện tích trên 500 ha. Tập trung nhiều ở các xã thị trấn Đầm Dơi, Quách Phẩm, Quách Phẩm Bắc, Thanh Tùng và Nguyễn Huân,... - Năm 2024, 2025 tiếp tục vận động người dân nhân rộng thông qua công tác tập huấn. - Sử dụng kinh phí khoa học công nghệ cấp huyện hàng năm để thực hiện từ 1-2 dự án. Diện tích mỗi dự án từ 20 - 30 ha, 15 đến 20 hộ tham gia. |
Kinh phí lồng ghép từ các chương trình có liên quan và nguồn kinh phí khoa học, công nghệ cấp huyện. |
|
|||||
34 |
Dự án: Ứng dụng công nghệ sinh học nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) siêu thâm canh 03 giai đoạn tại Cà Mau |
- Kết quả nghiệm thu xếp loại: Đạt - Kết quả dự án: Dự án triển khai thực hiện với quy mô: 10.900 m2 ao ương, nuôi/02 hộ (giai đoạn 1: 2.500 m2, giai đoạn 2: 3.300 m2, giai đoạn 3: 5.100 m2). Mật độ nuôi tính cho giai đoạn 3: 200 con/m2. Sản lượng tôm thẻ chân trắng thương phẩm 22.721 kg, kích cỡ từ 41 - 43 con/kg sau thời gian 100 - 110 ngày nuôi. FCR = 1,193. Năng suất đạt 44,55 tấn/ha/vụ |
Trung tâm Thông tin & Ứng dụng Khoa học Công nghệ. |
- Mục tiêu: Tổ chức tập huấn cho người dân nắm bắt kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất. - Dự kiến: từ năm 2023, 2024, 2025 mỗi năm tổ chức 50 lớp tập huấn với nhiều đối tượng nuôi trong đó có kết quả của dự án cho người dân tại các huyện: Đầm Dơi; Phú Tân; Năm Căn; Ngọc Hiển... |
lồng ghép từ các chương trình, kế hoạch liên quan |
35 |
Dự án: Ứng dụng máy gặt đập liên hợp phục vụ khâu thu hoạch lúa trên đất nuôi tôm trong tỉnh Cà Mau |
- Kết quả nghiệm thu xếp loại: Đạt - Kết quả dự án: Đã hỗ trợ 07 máy gặt đập liên hợp hoạt động ổn định cho 03 HTX, hình thành 03 tổ chức dịch vụ thu hoạch lúa, ban hành 03 quy trình phù hợp với điều kiện sản xuất lúa tôm huyện Thới Bình. Máy vận hành hiệu quả trên các vùng đất lúa tôm khác nhau; tỷ lệ thất thoát trong quá trình thu hoạch ≤3%; sản phẩm thu hoạch tỷ lệ tạp chất ≤2%; trục quay bông, dài x đường kính: 118x68cm; Mũi bàn cắt chiều dài: 104 cm - Tuyên truyền người dân tự đầu tư mua sắm làm dịch vụ thu hoạch lúa |
Trung tâm Thông tin và ứng dụng KHCN tỉnh Cà Mau |
Từ năm 2024 - 2025 sẽ nhân rộng bằng nguồn vốn của các HTX và của huyện đối với những HTX có yêu cầu. |
Kinh phí từ các HTX và của UBND huyện lồng ghép từ các chương trình. |
36 |
Dự án: Xây dựng mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt trên địa bàn tỉnh Cà Mau |
- Kết quả nghiệm thu xếp loại: Đạt - Kết quả dự án: Sản xuất được dưa lưới giống Taki đạt > 9 tấn (loại I >1,3 kg, đạt >85%) |
Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KHCN tỉnh Cà Mau |
- Năm 2022: Mô hình được duy trì và nhân rộng ở 04 điểm trồng: (1) Trung tâm Thông tin và ứng dụng khoa học công nghệ Cà Mau - số 16, Mậu Thân, phường 9, Tp Cà Mau, quy mô 500 m2 nhà màng. (2) Hộ ông Nguyễn Hữu Huy Hào - số 125, Hoàng Văn Thụ, phường Tân Thành, Tp Cà Mau, quy mô 500 m2 nhà màng. (3) Hộ ông Hồ Quốc Trạng - ấp 6, xã Tân Thành, Tp Cà Mau, quy mô 500 m2 nhà màng. (4) Công ty TNHH MTV TMDV và DL A Thoáng - đường N20, khu đô thị Bạch Đằng, xã Lý Văn Lâm, Tp Cà Mau, quy mô 1.280 m2 nhà màng. - Năm 2023-2025: Tiếp tục tập huấn chuyển giao quy trình kỹ thuật cho người dân tại các xã, phường trên địa bàn thành phố Cà Mau. - Tiếp tục duy trì thực hiện tại Trung tâm Thông tin và ứng dụng khoa học công nghệ Cà Mau - số 16, Mậu Thân, phường 9, Tp Cà Mau, quy mô 500 m2 nhà màng |
Sử dụng kinh phí của đơn vị để duy trì sản xuất. |
37 |
Dự án: Chuyển giao công nghệ sản xuất nấm Đông trùng hạ thảo làm nguyên dược liệu để sản xuất các loại sản phẩm có ích cho người tiêu dùng. |
- Kết quả nghiệm thu xếp loại: Đạt - Kết quả dự án: Đã làm chủ Quy trình kỹ thuật nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo bằng phương pháp cấy trong phòng thí nghiệm và nuôi trong môi trường lạnh tại Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Cà Mau (đạt 100% so với mục tiêu dự án). - Đã sản xuất thử nghiệm được 844 tổ nấm Đông trùng hạ thảo thương phẩm, trọng lượng trung bình khoảng 129,1 gam/tổ được kiểm tra chất lượng trước khi đưa ra thị trường (đạt 105,5% so với mục tiêu dự án). |
Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Cà Mau. |
- Năm 2023: Đã làm chủ Quy trình kỹ thuật nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo bằng phương pháp cấy trong phòng thí nghiệm sẵn sàng chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân tiếp nhận. - Năm 2024-2025: Tiếp tục duy trì thực hiện để sử dụng vào sản xuất rượu đông trùng hạ thảo để thương mại trên thị trường. |
Sử dụng kinh phí của đơn vị để sản xuất. |
38 |
Dự án: Rượu Tân Lộc ngâm với các cây dược liệu có sẵn tại tỉnh Cà Mau. |
- Kết quả nghiệm thu xếp loại: Đạt - Kết quả dự án: 02 loại rượu ngâm với trái Nhàu và rễ Đinh Lăng, tài liệu kỹ thuật sản xuất 02 loại rượu, công bố chất lượng, đào tạo 02 kỹ thuật viên và 02 Tiêu chuẩn cơ sở |
Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Cà Mau. |
- Năm 2023: Đã làm chủ Quy trình kỹ thuật sản xuất 02 loại rượu trái Nhàu và rễ Đinh Lăng. - Năm 2024-2025: Tiếp tục duy trì thực hiện để sử dụng vào sản xuất rượu dược liệu để thương mại trên thị trường. |
Sử dụng kinh phí của đơn vị để sản xuất. |
|
|||||
39 |
Dự án: Phát triển qui trình sản xuất giống tôm sú (Penacus monodon) theo công nghệ Biofloc tại tỉnh Cà Mau. Kết quả xếp loại: Xuất sắc |
- Kết quả nghiệm thu xếp loại: Xuất sắc. - Kết quả dự án: Qui mô thực hiện dự án 707 m3 bể ương/6 cơ sở, mật độ ương 150 - 200 con/lít, tỷ lệ sống của PL12 ≥ 77,8%; Sản lượng tôm PL12 tạo ra đạt 174,7 triệu con, chiều dài trung bình của tôm PL12 1,14 cm, tôm giống xét nghiệm bằng phương pháp PCR sạch bệnh đốm trắng (WSSV), bệnh hội chứng gan tụy cấp tính (EMS/AHPND); đã nhân rộng qui trình sản xuất giống tôm sú theo công nghệ Biofloc 3 lớp tập huấn/113 người tham dự thuộc 3 huyện Ngọc Hiển, Năm Căn và Phú Tân, tỉnh Cà Mau. Đã và đang tiếp tục ứng dụng duy trì tại các cơ sở: Công ty TNHH MTV sản xuất TM và DV Hảo Cà Mau, Công ty TNHH MTV Mũi Cà Mau; Công ty cổ phần giống thủy sản Sú Chân Đỏ, Công ty TNHH MTV giống thủy sản Thảo Nguyên; Trại giống Tấn Cường, Trại giống Thanh Trung. |
Công ty TNHH MTV SX TM và DV giống thủy sản Thảo Nguyên |
- Năm 2023 từ kết quả đã tiếp nhận, Công ty đã nhân rộng để sản xuất giống tôm sú (Penaeus monodon) theo công nghệ Biofloc tại ấp Chống Mỹ, xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn với 150 hồ, với 1,050 khối (thể tích mỗi hồ 7 m3) - Tiếp tục nhân rộng trong các năm 2024, 2025 tùy theo nhu cầu thị trường tiêu thụ. |
Sử dụng kinh phí của đơn vị để sản xuất. |
[1] Trong 78 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh có: 04 nhiệm vụ lĩnh vực khoa học xã hội; 59 nhiệm vụ lĩnh vực nông nghiệp; 03 nhiệm vụ lĩnh vực y dược; 04 nhiệm vụ lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ; 08 nhiệm vụ lĩnh vực khoa học tự nhiên.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây