Kế hoạch 162/KH-UBND năm 2021 thực hiện việc đột phá, đổi mới giai đoạn 2021-2025 lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn do tỉnh Tuyên Quang ban hành
Kế hoạch 162/KH-UBND năm 2021 thực hiện việc đột phá, đổi mới giai đoạn 2021-2025 lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn do tỉnh Tuyên Quang ban hành
Số hiệu: | 162/KH-UBND | Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Tuyên Quang | Người ký: | Nguyễn Thế Giang |
Ngày ban hành: | 27/09/2021 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 162/KH-UBND |
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Tuyên Quang |
Người ký: | Nguyễn Thế Giang |
Ngày ban hành: | 27/09/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 162/KH-UBND |
Tuyên Quang, ngày 27 tháng 9 năm 2021 |
THỰC HIỆN VIỆC ĐỘT PHÁ, ĐỔI MỚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Kết luận số 207-KL/TU ngày 19/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về giao việc đột phá, đổi mới năm 2021 và giai đoạn 2021-2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đột phá, đổi mới lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2021 và giai đoạn 2021-2025 như sau:
1. Mục tiêu chung
Hoàn thành các nhiệm vụ được giao theo Kết luận số 207-KL/TU ngày 19/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ:
1.1. Xây dựng và triển khai thực hiện các Đề án trong Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2021-2025 (Đề án Phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025; Đề án xây dựng huyện Hàm Yên đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc sản theo chuỗi liên kết bảo đảm chất lượng, giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030,...).
1.2. Tổ chức thực hiện hoàn thành mục tiêu 70% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (30% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trong tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới); nâng tiêu chí bình quân đạt 17 tiêu chí /xã trong toàn tỉnh; huyện Hàm Yên đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
1.3. Xây dựng 03 sản phẩm nông, lâm nghiệp có chỉ dẫn địa lý thương hiệu sản phẩm quốc gia; xây dựng 01 đến 02 sản phẩm có chứng chỉ sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế phục vụ cho xuất khẩu giai đoạn 2021-2024; hoàn thành việc cấp chứng chỉ rừng trồng FSC trên 90.000 ha.
1.4. Xây dựng 03 đến 04 trang trại nông nghiệp tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới phục vụ phát triển du lịch.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Năm 2021
- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (theo giá so sánh năm 2010) đạt 9.582,5 tỷ đồng; tỷ lệ giá trị sản phẩm nông, lâm thủy sản được sản xuất theo các hình thức hợp tác và liên kết đạt trên 18%; tỷ lệ giá trị sản phẩm sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt hoặc tương đương đạt trên 11%; tỷ trọng giá trị sản phẩm nông sản ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao đạt trên 11%; tổng diện tích đất trồng trọt hữu cơ đạt 0,3% tổng diện tích đất cây trồng chính; tỷ lệ hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả trên 51%.
- Năng suất rừng trồng đạt bình quân 17 m3/ha/năm; trồng rừng tập trung 10.000 ha, khai thác gỗ rừng trồng 955.000 m3; diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững 10.200 ha (có 46.043 ha diện tích rừng trồng trên địa bàn tỉnh có chứng chỉ rừng, trong đó: Diện tích tiếp tục duy trì là 35.843 ha và diện tích được cấp mới là 10.200 ha); tỷ lệ che phủ rừng trên 65%.
- Khảo sát, lựa chọn 13 trang trại có tiềm năng phát triển du lịch để xây dựng trang trại nông nghiệp tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới phục vụ phát triển du lịch.
- Toàn tỉnh có trên 46% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (56/122 xã), trong đó: 09 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới, 05 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao và 01 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu. Nâng số tiêu chí bình quân chung toàn tỉnh trên 15,4 tiêu chí/xã.
2.2. Đến năm 2025
- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (theo giá so sánh năm 2010) đạt 11.348,7 tỷ đồng, tăng bình quân trên 4%/năm; tỷ lệ giá trị sản phẩm nông, lâm thủy sản được sản xuất theo các hình thức hợp tác và liên kết đạt trên 30%; tỷ lệ giá trị sản phẩm sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt hoặc tương đương đạt trên 25%; tỷ trọng giá trị sản phẩm nông sản ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao đạt trên 15%; tổng diện tích đất trồng trọt hữu cơ trên 1% tổng diện tích đất cây trồng chính (1,5% diện tích các cây trồng chủ lực); tỷ lệ hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả trên 80%; xây dựng 16 liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản, trong đó có ít nhất 76 chuỗi sản phẩm thực hiện liên kết các khâu từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ nông sản.
- Giá trị sản phẩm thu hoạch bình quân 1ha canh tác nông nghiệp, rừng trồng, nuôi trồng thủy sản gấp 1,3 lần so với năm 2020, trong đó: Đất trồng trọt 130 triệu đồng/ha; rừng trồng trên 160 triệu đồng/ha/chu kỳ; đất chuyên nuôi thủy sản 125 triệu đồng/ha.
- Năng suất rừng trồng đạt bình quân 22 m3/ha/năm; sản lượng gỗ khai thác đạt 5.500.000 m3, bình quân khai thác trên 1.100.000 m3/năm; trồng rừng tập trung cả giai đoạn 48.500 ha, bình quân trồng trên 9.700 ha/năm; phát triển diện tích rừng gỗ lớn đạt trên 89.000 ha, chiếm 45% tổng diện tích rừng trồng toàn tỉnh; quản lý rừng bền vững và cấp Chứng chỉ rừng theo quy định đạt 90.000 ha, chiếm trên 30% tổng diện tích rừng sản xuất toàn tỉnh, phục vụ chế biến và xuất khẩu; giá trị thu được bình quân 1 ha rừng đạt trên 160 triệu đồng/ha/chu kỳ; duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 65%.
- Toàn tỉnh có 03 sản phẩm nông, lâm nghiệp có chỉ dẫn địa lý thương hiệu sản phẩm quốc gia Việt Nam.
- Hoàn thành xây dựng 01 đến 02 sản phẩm có chứng chỉ sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế phục vụ cho xuất khẩu giai đoạn 2021 - 2024.
- Hoàn thành việc xây dựng 3 đến 4 trang trại nông nghiệp tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới phục vụ phát triển du lịch.
- Toàn tỉnh có trên 70% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (ít nhất 85/122 xã), trong đó: trên 30% xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao (ít nhất 28/85 xã) và 10% số xã đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu trong tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới (ít nhất 10/85 xã). Nâng số tiêu chí bình quân chung toàn tỉnh trên 17 tiêu chí/xã. Huyện Hàm Yên đạt chuẩn huyện nông thôn mới.
- Huyện Hàm Yên: 17/17 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới, trong đó: Có thêm 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Huyện Hàm Yên đạt chuẩn huyện nông thôn mới.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
- Cơ cấu lại các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản theo vùng, lĩnh vực trên cơ sở phát huy thế mạnh của địa phương, nâng cao năng suất, giá trị thu nhập các vùng sản xuất hàng hóa lớn gắn với thị trường và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Rà soát, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, quy mô sản xuất cho phù hợp, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác; xây dựng vùng trồng trọt gắn với công nghiệp chế biến nông sản, đáp ứng thị trường trong nước, xuất khẩu. Xây dựng vùng canh tác hữu cơ, vùng nông nghiệp công nghệ cao, thực hiện cấp mã số vùng trồng cho sản phẩm.
- Phát triển chăn nuôi hàng hóa tập trung gia trại, trang trại, theo chuỗi giá trị an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Hỗ trợ liên kết chăn nuôi gắn với chế biến, tiêu thụ; phát triển cơ sở sản xuất giống vật nuôi đủ tiêu chuẩn phục vụ phát triển chăn nuôi.
- Đầu tư nâng cấp, xây dựng hệ thống sản xuất giống cá, nâng cao năng lực sản xuất một số giống cá đặc sản bằng phương pháp sinh sản nhân tạo; đẩy mạnh thực hiện nuôi trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, an toàn sinh học. Thu hút chế biến sâu, đa dạng sản phẩm chế biến, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của các thị trường.
- Quản lý rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì tỷ lệ che phủ rừng trên 65%. Khai thác tối đa giá trị hưởng dụng từ rừng thông qua việc phát triển nông lâm kết hợp, lâm sản ngoài gỗ, trồng cây dược liệu, dịch vụ môi trường rừng; khai thác hiệu quả rừng cho phát triển du lịch sinh thái và ứng phó với biến đổi khí hậu; tập trung phát triển rừng gỗ lớn, quản lý rừng bền vững và cấp Chứng chỉ FSC, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị thu nhập từ rừng.
- Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất, quản lý trong nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển nông nghiệp hàng hóa. Đổi mới hoạt động công tác khuyến nông. Tăng cường công tác đào tạo nghề đảm bảo cho các hợp tác xã, trang trại, nông dân tiếp cận được các công nghệ mới đưa vào sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Mở rộng sản xuất theo các tiêu chuẩn (PGS, VietGAP, SAN) nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất hàng hóa có chất lượng cao của thị trường trong nước, thế giới; đến năm 2025, diện tích cây trồng chủ lực (cam, bưởi, chè, lạc, lúa,...) sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn là trên 6.696 ha, đạt 9,49% diện tích trồng1.
- Xây dựng, quảng bá, bảo vệ thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, xúc tiến thương mại, quản lý chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm; tiếp tục thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm (OCOP)", nâng cao chất lượng, thứ hạng sản phẩm đã phân hạng; hoàn thiện kiểu dáng, mẫu mã, truy suất nguồn gốc, sức cạnh tranh sản phẩm. Xây dựng, hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa và thu hút đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. Phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và ứng dụng công nghệ cao. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển nông nghiệp, hạ tầng nông thôn.
- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và các doanh nghiệp về vai trò, tầm quan trọng của rừng đối với bảo tồn đa dạng sinh học, an ninh môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh và sự phát triển bền vững của tỉnh.
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ. Phối hợp chặt chẽ với các Viện nghiên cứu, Trường đại học và các nhà khoa học để nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao các thành quả nghiên cứu về giống, trồng rừng thâm canh và chế biến; từng bước chuyển đổi cơ cấu giống cây lâm nghiệp, tăng diện tích rừng trồng bằng các giống cây có chất lượng gỗ tốt, phù hợp với điều kiện địa phương để phục vụ chế biến sản phẩm xuất khẩu; khuyến khích các thành phần kinh tế ứng dụng công nghệ tiên tiến tham gia sản xuất, chế biến, tiêu thụ gỗ rừng trồng được cấp chứng chỉ rừng. Khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sáng kiến trong ngành để tạo ra các giải pháp công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, tạo ra những mặt hàng có giá trị cạnh tranh cao. Tạo điều kiện để người dân được tiếp cận và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, từng bước thay đổi phương thức canh tác theo hướng hiện đại, tiên tiến, thâm canh cao. Ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển cơ giới hóa và công nghiệp chế biến lâm sản theo hướng hiện đại, thông minh, hiệu quả, an toàn và bền vững.
- Tăng cường đào tạo cho cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu về quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng; tổ chức đào tạo nâng cao, đào tạo lại nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, hội nhập môi trường quốc tế trong thời kỳ đổi mới. Đào tạo kỹ năng quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng cho người lao động tại các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình sản xuất lâm nghiệp.
- Thực hiện có hiệu quả các chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng; các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ; nghiên cứu, ban hành chính sách đầu tư phát triển lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh như: Hỗ trợ chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn; hỗ trợ cấp chứng chỉ rừng cho các hộ gia đình, nhóm hộ gia đình; ưu đãi về tín dụng cho các tổ chức, doanh nghiệp để triển khai thực hiện các hoạt động quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng; hỗ trợ cây giống lâm nghiệp; hỗ trợ phát triển cây dược liệu, lâm sản ngoài gỗ, bảo tồn, trồng mới các loại cây đặc sản, cây dược liệu có giá trị; xem xét hỗ trợ lãi suất vay các tổ chức tín dụng trung hạn, dài hạn đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng rừng sản xuất; có chính sách ưu đãi các doanh nghiệp, tổ chức đầu tư, xây dựng các nhà máy chế biến các sản phẩm xuất khẩu có nguồn gốc từ gỗ rừng trồng có chứng chỉ rừng; xây dựng các dự án ưu tiên, chương trình quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
- Tập trung huy động, lồng ghép mọi nguồn lực cho phát triển lâm nghiệp:
+ Tranh thủ nguồn vốn ngân sách Trung ương, nguồn vốn ngân sách địa phương để bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng và hỗ trợ một phần cây giống trồng rừng sản xuất; chú trọng đẩy mạnh các hình thức liên doanh - liên kết để đầu tư áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật thâm canh, vật tư phân bón...
+ Hoàn thiện các thủ tục cần thiết để được phê duyệt và triển khai thực hiện Dự án “Phục hồi và quản lý rừng bền vững tại miền Trung và miền Bắc Việt Nam (KfW9 giai đoạn 2)”, sử dụng nguồn vốn từ Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức thông qua ngân hàng tái thiết Đức (KfW) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Dự án “Tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững (SNRM2)” sử dụng vốn ODA không hoàn lại do Chính phủ Nhật Bản viện trợ thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA),...
+ Tiếp tục vận dụng và thực hiện có hiệu quả Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ. Tổ chức triển khai có hiệu quả kế hoạch hành động “Giảm phát thải nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng, suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các-bon rừng (REDD+)” tỉnh Tuyên Quang để bảo vệ và phát triển rừng, tăng trưởng xanh; thu hút sự hỗ trợ của Quốc tế, tiến tới tiếp cận thị trường tín chỉ các-bon; nâng cao đời sống của người làm nghề rừng và phát triển bền vững.
+ Huy động mọi nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức tín dụng, nguồn vốn hợp pháp khác, đặc biệt là huy động nguồn vốn trong dân để đầu tư cho phát triển lâm nghiệp.
- Đẩy mạng công tác xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá sản phẩm gỗ chế biến; tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người lao động và chủ trang trại về phát triển kinh tế trang trại gắn với xây dựng nông thôn mới phục vụ phát triển du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại.
- Lựa chọn những trang trại nông nghiệp có điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất và tiềm năng phát triển du lịch để tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh trang trại và quy hoạch, lựa chọn, bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại đặc biệt là phát huy tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế trang trại gắn với du lịch. Lựa chọn 14 trang trại trên địa bàn các huyện, thành phố đảm bảo tiêu chí theo Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định tiêu chí kinh tế trang trại; đáp ứng một số tiêu chí cơ bản như sau: Trang trại ở nơi có cảnh quan đẹp; giao thông thuận tiện; môi trường trong sạch, an toàn cho khách, có khả năng tiếp đón phục vụ du khách. (Có biểu số 01 kèm theo).
- Khuyến khích các trang trại áp dụng các quy trình kỹ thuật sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ,… vào sản xuất để tạo ra các sản phẩm an toàn, nâng cao sức khoẻ cộng đồng, có đủ sức cạnh tranh trên thị trường; đồng thời hướng dẫn xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, dán tem truy xuất nguồn gốc, cải tiến bao bì, mẫu mã sản phẩm thu hút du khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, học tập, trải nghiệm, thường thức sản phẩm…
- Tổ chức các lớp đào tạo tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, hướng dẫn kỹ năng nghề cho các cá nhân, người lao động, chủ trang trại nhằm chuyển dịch từ lao động nông nghiệp thuần tuý sang hoạt động dịch vụ du lịch nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn như: Nghề nấu ăn, pha chế đồ uống, chế biến sản phẩm, hướng dẫn viên du lịch...
- Tổ chức rà soát, đánh giá và lựa chọn các các cơ sở sản xuất sản phẩm nông lâm thủy sản có sản phẩm có khả năng đạt các tiêu chuẩn quốc tế phục vụ cho xuất khẩu trong giai đoạn giai đoạn 2021 - 2024. Tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn cho các cơ sở về liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; thực hiện các quy trình, tiêu chuẩn trong sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm phát triển ổn định, bền vững; đặc biệt là các tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, các quốc gia: ASEAN, EU, Hồi giáo…. Tổ chức các chuyến thăm quan học tập kinh nghiệm tại các doanh nghiệp của các tỉnh thành trong nước về sản xuất, chế biến sản phẩm nông lâm thủy sản theo tiêu chuẩn quốc tế. Dự kiến việc triển khai tập trung vào các Công ty sản xuất, chế biến chè phục vụ xuất khẩu, cụ thể: Các Công ty chè Sông Lô, Mỹ Lâm, Tân Trào với các tiêu chuẩn quốc tế áp dụng:
+ Tiêu chuẩn hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm quốc tế: ISO 22000:2018.
+ Bộ quy tắc thực hành phát triển bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển vững trên toàn cầu: Rainforest Alliance.
+ Giấy chứng nhận Halal Certificate, xác nhận các sản phẩm được cung cấp không có các chất cấm theo yêu cầu Shari’ah Islamiah và đáp ứng yêu cầu về vệ sinh thực phẩm trong quá trình sản xuất.
(Có biểu số 02 kèm theo).
- Tuyên truyền đẩy nhanh việc ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 vào quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm nông lâm thủy sản. Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại, chế biến sâu nông sản hàng hóa, tạo giá trị gia tăng cao, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm phù hợp nhu cầu thị trường.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 11/2019/NQ- HĐND ngày 01/8/2019 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Triển khai thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa; sản phẩm OCOP và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Tạo điều kiện và có chính sách thu hút và ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến nông lâm thủy sản, đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại đăng ký áp dụng các tiêu chuẩn đạt chuẩn quốc tế. Nghiên cứu xây dựng danh mục dự án đầu tư; thu hút mời gọi đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, sơ chế, chế biến nông lâm thủy sản xuất khẩu.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm nông lâm thủy sản từ khâu sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, đảm bảo an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm theo đúng quy định pháp luật.
- Triển khai áp dụng hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, truy xuất nguồn gốc cho các ngành hàng nông sản. Hỗ trợ cho các cơ sở chế biến sản phẩm nông lâm thủy sản xuất khẩu được cấp chứng chỉ đạt chuẩn quốc tế.
- Tăng cường năng lực nghiên cứu, dự báo và thông tin thị trường trong nước và trên thế giới về thị phần, thị hiếu, giá cả, các tiêu chuẩn sản phẩm... Giới thiệu các hoạt động hội chợ triển lãm, kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp của tỉnh với doanh nghiệp quốc tế để xúc tiến thương mại, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia thực hiện Chương trình. Rà soát, xây dựng chỉ dẫn địa lý đối với những sản phẩm nông, lâm nghiệp tiềm năng, lợi thế của địa phương (03 sản phẩm đã có chỉ dẫn địa lý gồm: Cam sành Hàm Yên, Chè Shan tuyết Na Hang, Bưởi Soi Hà, tiếp tục xây dựng 02 sản phẩm gồm: Trâu Chiêm Hoá, đồ gỗ chế biến..); vận động, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia, hoàn thiện các tiêu chí của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt nam (dự kiến sản phẩm chè và sản phẩm đồ gỗ chế biến). Đề xuất các giải pháp hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm hàng hoá để nâng cao giá trị, sức cạnh tranh trên thị trường; tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường nông sản hàng hoá. Các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh rà soát, chủ động hoàn thiện các tiêu chí đáp ứng yêu cầu của Chương trình; xây dựng hồ sơ, đăng ký xét chọn sản phẩm theo đúng thời gian, trình tự, thủ tục quy định.
6. Về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
Các cấp, ngành đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới. Tuyên truyền, vận động nhân dân tập trung phát triển kinh tế; phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã, trang trại, gia trại,…; tham gia thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn theo phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”; chủ động thực hiện chỉnh trang khuôn viên nhà ở, xây dựng các công trình vệ sinh, nước sạch của hộ gia đình, tự nâng cấp cải tạo hệ thống điện gia đình đạt chuẩn; vệ sinh đường làng ngõ xóm, bảo vệ cảnh quan môi trường khu vực nông thôn.
Tiếp tục lồng ghép chính sách của Trung ương, chính sách của tỉnh, các chương trình, dự án để tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn gắn với nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, nhất là các tiêu chí về nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, từng bước tiệm cận điều kiện về hạ tầng và dịch vụ của các đô thị văn minh, xanh, sạch, đẹp, giữ vững ổn định an ninh trật tự, giàu bản sắc văn hóa truyền thống.
Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch lồng ghép vốn từ các Đề án, Chương trình, Chính sách, Kế hoạch lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2021 - 2025 để tổ chức thực hiện; tăng cường huy động vốn từ các nguồn đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp và vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; vốn đối ứng, tham gia đóng góp của người dân, đối tượng thụ hưởng.
- Vốn đầu tư: Thực hiện theo Kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm được duyệt.
- Vốn sự nghiệp khoa học - công nghệ: Đầu tư thực hiện các đề tài, dự án khoa học và công nghệ, ưu tiên ứng dụng công nghệ cao, nền tảng số, công nghệ cao, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, tạo đột phá về năng suất, chất lượng.
- Vốn sự nghiệp kinh tế ngân sách tỉnh: Căn cứ các chính sách, Đề án, Kế hoạch được duyệt, việc xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí được thực hiện cùng với kỳ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách hàng năm; trình tự xây dựng kế hoạch, lập và giao dự toán ngân sách được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Vốn chương trình mục tiêu: Thực hiện theo quy định của chương trình.
IV. PHÂN CÔNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN (Có biểu số 03 kèm theo)
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Là cơ quan thường trực trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ đột phá, đổi mới thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; tham mưu xây dựng, hoàn thiện các cơ chế chính sách hỗ trợ thực hiện Kế hoạch; hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện; thường xuyên đôn đốc, đánh giá tình hình thực hiện; tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
- Tham mưu đề xuất giải pháp phân bổ vốn đầu tư thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp hàng hóa, xây dựng nông thôn mới; chính sách hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với các sở, ngành có liên quan và các địa phương triển khai hiệu quả cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; giải pháp khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả, an toàn và bền vững. Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách thu hút các nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
3. Sở Tài chính: Tham mưu, đề xuất giải pháp bố trí nguồn vốn cho các hoạt động thuộc nhiệm vụ chi thường xuyên căn cứ nhiệm vụ theo phân cấp, tình hình thực hiện và khả năng cân đối nguồn lực của địa phương.
- Đề xuất các dự án nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng, phát triển thương hiệu nông sản Tuyên Quang; xây dựng chỉ dẫn địa lý một số sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản chủ lực, đặc sản của tỉnh.
- Phối hợp với Sở Tài chính đề xuất, bố trí kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ thực hiện các đề tài nghiên cứu, dự án ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến nông, lâm nghiệp, thủy sản, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Chủ động mời gọi các nhà khoa học, các tổ chức khoa học và công nghệ liên kết nghiên cứu, thực hiện các đề tài khoa học, chuyển giao công nghệ để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa năng suất, chất lượng cao.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 89/KH-UBND ngày 02/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Quyết định số 174/QĐ-TTg ngày 05/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đến năm 2030.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và triển khai Kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh tham gia “Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam”, phấn đấu sản phẩm nông, lâm nghiệp của tỉnh đạt Thương hiệu quốc gia.
- Chủ trì tham mưu thực hiện có hiệu quả Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030 được duyệt tại Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 09/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 04/CT-BCT ngày 19/02/2021 đẩy mạnh các hoạt động khuyến công, tạo động lực mới cho phát triển công nghiệp nông thôn giai đoạn 2021-2025.
6. Trung tâm xúc tiến Đầu tư tỉnh: Xây dựng danh mục dự án đầu tư của tỉnh; thu hút, mời gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là các dự án chế biến sản phẩm nông, lâm, thủy sản xuất khẩu. Quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các trang thông tin điện tử: Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Tuyên Quang, Xúc tiến đầu tư, Du lịch Tuyên Quang, Lễ hội Thành Tuyên.
7. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Tuyên Quang
- Tăng cường công tác tuyên truyền về sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản, các sản phẩm nông sản của tỉnh ứng dụng khoa học công nghệ; Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh theo chuỗi liên kết và theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn; chủ động xây dựng kịch bản, các nội dung hình thức để tuyên truyền thực hiện hàng tháng.
- Tuyên truyền, phổ biến về các mức xử phạt hành chính, trách nhiệm hình sự đối với các hành vi vi phạm quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm. Thông tin kịp thời, đầy đủ kết quả điều tra, truy xuất và xử lý các vụ việc vi phạm được phát hiện về chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản theo đề nghị của cơ quan chức năng.
8. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
- Lồng ghép các chỉ tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch này vào các Đề án, Kế hoạch của huyện để huy động nguồn lực thực hiện.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách trên địa bàn huyện; chủ động bố trí nguồn lực tập trung phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn. Vận động nông dân, doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, trang trại tổ chức liên kết, sản xuất hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm nông sản trên địa bàn huyện đảm bảo đạt các mục tiêu của Kế hoạch. Tập trung nâng cao chất lượng nông sản, nhất là sản phẩm OCOP, hoàn thiện kiểu dáng, mẫu mã nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm; xây dựng các trung tâm, điểm giới thiệu, phân phối nông sản trên địa bàn huyện và các điểm du lịch.
- Xây dựng kế hoạch, lộ trình, tiến độ thực hiện cụ thể và phân công cơ quan, cá nhân chủ trì, cơ quan phối hợp để tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ phát triển thành trang trại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới phục vụ phát triển du lịch để tổ chức thực hiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả
9. Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh (thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh): Xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể đến cấp huyện, cấp xã để thực hiện Chương trình đối với những nội dung, lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý, phụ trách của ngành; chủ động hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra theo dõi, quản lý việc thực hiện Chương trình đến từng xã và đề xuất kịp thời việc giải quyết những nội dung vượt thẩm quyền với Ban Chỉ đạo.
10. Đề nghị UBMT Tổ quốc và các Đoàn thể tỉnh
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch, hỗ trợ nông dân hợp tác, liên kết sản xuất hàng hóa với các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác. Tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia và chủ động thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới, đóng góp xây dựng các hạng mục công trình công cộng và cải tạo khuôn viên của gia đình, sắp xếp nơi ở gọn gàng, hợp vệ sinh; thực hiện nếp sống văn hoá, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường.
Triển khai công tác vận động, phát động các phong trào đảm bảo ATTP; phối hợp với chính quyền, ngành, chức năng và các tổ chức thành viên đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia các giải pháp kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất sản phẩm nông, lâm, thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng để xuất khẩu. Tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện và đề xuất, kiến nghị cơ chế chính sách, khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nông, lâm, thủy sản mang thương hiệu tỉnh Tuyên Quang.
11. Liên minh Hợp tác xã tỉnh:
- Thực hiện tuyên truyền, vận động, tư vấn, hỗ trợ hợp tác xã; tư vấn, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ việc hình thành và phát triển các hợp tác xã; vận động hợp tác xã tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, nâng cao chất lượng và tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp.
- Trực tiếp xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, kế hoạch phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các HTX theo Kế hoạch, tổng hợp, đề xuất các vấn đề vướng mắc, kiến nghị của cơ sở trong quá trình thực hiện.
12. Các doanh nghiệp, hợp tác xã: Thực hiện có hiệu quả các chủ trương chính sách của nhà nước và các nội dung của Kế hoạch. Đẩy mạnh liên doanh, liên kết trong sản xuất từ cung ứng các dịch vụ đầu vào đến thu mua chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Đầu tư đổi mới quy trình sản xuất, công nghệ và thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sử dụng tài nguyên.
Yêu cầu các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung Kế hoạch, định kỳ hàng quý, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào ngày 20 của tháng cuối quý. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND huyện, thành phố gửi ý kiến bằng văn bản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết kịp thời theo quy định./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
DỰ KIẾN TRANG TRẠI TIÊU BIỂU GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
(Kèm theo Kế hoạch số: 162/KH-UBND ngày 27/9/2021 của UBND tỉnh)
STT |
Nội dung |
Địa chỉ (Thôn, xã) |
Điện thoại |
Nội dung và quy mô hoạt động hiện tại |
Dự kiến thời gian hoàn thành (năm) |
I |
Huyện Lâm Bình |
|
|
|
|
1 |
Trang trại Nguyễn Việt Hoà |
Thôn Cốc Phát, xã Thượng Lâm |
0378.242.102 |
Trang trại tổng hợp (trồng trọt và chăn nuôi thuỷ sản), diện tích 2,1ha. |
2024 |
II |
Huyện Na Hang |
|
|
|
|
1 |
Phùng Văn Minh |
Thôn Khâu Phiêng, xã Khâu Tinh |
0345.593.680 |
Trang trại trồng trọt: Cây ăn quả (bưởi, mận, vải), diện tích 2ha. |
2025 |
2 |
Bàn Tiến Sỹ |
Thôn Khâu Tràng, xã Hồng Thái |
0393.634.376 |
Trang trại tổng hợp: Dịch vụ Homestay, trồng trọt (cây Lê 1,8 ha), chăn nuôi lợn. |
2025 |
III |
Huyện Chiêm Hóa |
|
|
|
|
1 |
Đỗ Quang Trí |
Thôn Thái An, xã Tân An |
0358.617.666 |
Trang trại trồng trọt (trồng thanh long ruột đỏ), diện tích 6,5 ha. |
2022 |
IV |
Huyện Hàm Yên |
|
|
|
|
1 |
Đỗ Văn Hưng |
Thôn 1 Minh Phú, xã Yên Phú |
0988.400.115 |
Trang trại trồng trọt (trồng cây thanh long), diện tích 7ha. |
2022 |
2 |
Bùi Huy Xếp |
Thôn Làng Soi, xã Yên Phú |
0355.537.738 |
Trang trại tổng hợp (trồng Cam Sành, Thanh Long, Chanh, cây lâm nghiệp, ao cá), diện tích 03 ha. |
2022 |
3 |
Nguyễn Việt Phong |
Thôn Đồng Danh, xã Đức Ninh |
|
Trang trại trồng trọt (cam, bưởi các loại), diện tích 05 ha |
2024 |
V |
Huyện Yên Sơn |
|
|
|
|
1 |
Trần Quốc Quân |
Thôn Văn Lập, thị trấn Yên Sơn |
0987.631.188 |
Trang trại tổng hợp: Trồng trọt (cam, bưởi, hồng ngâm không hạt), diện tích 4 ha; diện tích ao cá 450m2 |
2024 |
2 |
Nguyễn Văn Vĩnh |
Thôn Cây Nhãn, xã Tứ Quận |
0988.956.645 |
Trang trại trồng trọt (trồng cam đường canh, cam lòng vàng), diện tích trên 4 ha. |
2024 |
3 |
Nguyễn Đình Cư |
Thôn 3, xã Tân Tiến |
0827.196.282 |
Trang trại trồng trọt: 700 gốc Cau lấy quả, Hồng ngâm không hạt; diện tích 04ha. |
2023 |
VI |
Huyện Sơn Dương |
|
|
|
|
1 |
Hà Trung Kiên |
Thôn Trầm, xã Hợp Thành |
0374.646.345 |
Trang trại tổng hợp: Du lịch trải nghiệm nông nghiệp (trồng cây ăn quả, trồng hoa, ao cá), sinh thái, thể thao; diện tích trên 4ha. |
2025 |
VII |
Thành phố Tuyên Quang |
|
|
|
|
1 |
Vũ Văn Sao |
Thôn 26, xã Kim Phú |
|
Trang trại tổng hợp: Diện tích 3,7ha (Ong 400 đàn; Lợn thịt 200 con; nuôi cá 3.238 m2; gia cầm 1000 con; cây ăn quả 980m2; trồng rừng 12.982m2; cấy lúa 8.215m2). |
2024 |
2 |
Trần Thị Vân Anh |
Tổ 4, phường Mỹ Lâm |
|
Trang trại trồng trọt: Diện tích 8 ha (trồng chè). |
2024 |
|
Tổng số trang trại: |
13 |
|
|
|
(Kèm theo Kế hoạch số: 162/KH-UBND ngày 27/9/2021 của UBND tỉnh)
STT |
Tên đơn vị |
Tên Sản phẩm |
Tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng |
Phân theo các năm |
Ghi chú |
||||
2021 |
2022 |
2023 |
2024 |
2025 |
|||||
1 |
Công ty Cổ phần chè Mỹ Lâm |
Chè xanh Peko |
Rainforest Alliance |
chứng nhận lại |
duy trì |
duy trì |
duy trì |
duy trì |
Đã áp dụng |
Halal Certificate |
chứng nhận áp dụng |
duy trì |
duy trì |
duy trì |
duy trì |
Triển khai thực hiện |
|||
2 |
Công ty Cổ phần chè Sông Lô |
Chè xanh Pekoe |
ISO 22000:2018 |
chứng nhận áp dụng |
duy trì |
duy trì |
duy trì |
duy trì |
Triển khai thực hiện |
Halal Certificate |
|
|
chứng nhận áp dụng |
duy trì |
duy trì |
Triển khai thực hiện |
|||
3 |
Công ty Cổ phần chè Tân Trào |
Chè xanh Pekoe |
Rainforest Alliance |
chứng nhận lại |
duy trì |
duy trì |
duy trì |
duy trì |
Đã áp dụng |
Halal Certificate |
|
|
|
chứng nhận áp dụng |
duy trì |
Triển khai thực hiện |
Biểu số 03: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN VIỆC ĐỔI MỚI, ĐỘT PHÁ NĂM 2021 VÀ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 162KH-UBND ngày 279/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
STT |
Nội dung |
ĐVT |
Đơn vị chủ trì |
Đơn vị phối hợp |
Thời gian hoàn thành |
Ghi chú |
|||||||||
Năm 2021 |
Năm 2022 |
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
|||||||||||
Mục tiêu |
So sánh |
Mục tiêu |
So sánh |
Mục tiêu |
So sánh |
Mục tiêu |
So sánh |
Mục tiêu |
So sánh |
||||||
I |
Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc sản theo chuỗi liên kết bảo đảm chất lượng, giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
1 |
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (theo giá so sánh năm 2010) |
Tỷ đồng |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
9.582,5 |
84,4 |
9.972,8 |
87,9 |
10.403,1 |
91,7 |
10.859,0 |
95,7 |
11.348,7 |
100,0 |
|
2 |
Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông, lâm, thủy sản chủ lực có giao dịch hàng hóa được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết |
% |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
18 |
|
21 |
|
24 |
|
27 |
|
30 |
|
|
3 |
Tỷ lệ sản phẩm nông lâm thủy sản được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt hoặc tương đương (giá hiện hành). |
% |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
11 |
|
15 |
|
18 |
|
22 |
|
26 |
|
|
4 |
Tỷ trọng giá trị nông sản hàng hóa áp dụng nông nghiệp công nghệ cao. |
% |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
11 |
|
11 |
|
12 |
|
13 |
|
15 |
|
|
5 |
Giá trị sản phẩm thu hoạch bình quân 1 ha canh tác nông nghiệp/đất trồng trọt (theo giá thực tế). |
Triệu đồng/ha/năm |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
110 |
84,6 |
115 |
88,5 |
120 |
92,3 |
125 |
96,2 |
130 |
100 |
|
6 |
Tỷ lệ diện tích đất trồng trọt hữu cơ/tổng diện tích đất cây trồng chính |
% |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
0,3 |
|
0,5 |
|
0,7 |
|
1,2 |
|
1,3 |
|
|
7 |
Tỷ lệ sử dụng phân bón hữu cơ trên các cây trồng chính (lúa, ngô, lạc, chè, mía, cam, bưởi, rau) |
% |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
47,5 |
|
49,6 |
|
51,5 |
|
53,4 |
|
55,1 |
|
|
8 |
Số cơ sở chăn nuôi được chứng nhận sản xuất theo VietGAP hoặc các tiêu chuẩn khác được chứng nhận (lũy kế) |
Cơ sở |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
8 |
72,7 |
8 |
72,7 |
9 |
81,8 |
10 |
91 |
11 |
100 |
|
9 |
Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi được chứng nhận an toàn dịch bệnh hoặc an toàn sinh học |
% |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
9,9 |
|
10,2 |
|
10,0 |
|
10,1 |
|
10,8 |
|
|
10 |
Tỷ lệ cơ sở sản xuất, chăn nuôi trên địa bàn có xử lý chất thải, an toàn môi trường |
% |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
20,2 |
|
20,4 |
|
22,2 |
|
22,0 |
|
23,2 |
|
|
11 |
Tỷ trọng về sản phẩm chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại, gia trại/tổng sản phẩm chăn nuôi |
% |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
44 |
|
46 |
|
47 |
|
48 |
|
49 |
|
|
12 |
Giá trị sản phẩm thu hoạch bình quân 1ha nuôi cá thâm canh trên ao, hồ chuyên nuôi thủy sản |
Triệu đồng/ ha/ năm |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
97 |
77,6 |
104 |
83 |
111 |
88 |
119 |
95 |
125 |
100,0 |
|
13 |
Số HTX thành lập mới |
HTX |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
22 |
22 |
22 |
44 |
20 |
64 |
18 |
82 |
18 |
100 |
Cả giai đoạn 100 HTX |
14 |
Tỷ lệ Hợp tác xã hoạt động hiệu quả |
% |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
51 |
|
62 |
|
69 |
|
74 |
|
80 |
|
|
15 |
Hợp tác xã trực tiếp sản xuất hoặc liên kết sản xuất, tiêu thụ hàng hóa nông, lâm, thủy sản |
HTX |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
82 |
43,2 |
110 |
57,9 |
138 |
72,6 |
168 |
88,4 |
190 |
100 |
|
16 |
Số lượng sản phẩm nông sản được cấp chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa |
Sản phẩm |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
79 |
79 |
84 |
84 |
89 |
89 |
94 |
94 |
100 |
100 |
|
17 |
Tỷ lệ diện tích sản xuất nông nghiệp được tưới chủ động |
% |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
82,3 |
|
82,4 |
|
82,4 |
|
82,5 |
|
82,5 |
|
|
18 |
Tỷ lệ diện tích được tưới chủ động bằng phương pháp tưới tiết kiệm nước. |
% |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
0,37 |
|
0,43 |
|
0,49 |
|
0,55 |
|
0,61 |
|
|
19 |
Tỷ lệ tưới chắc cho lúa |
% |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
85 |
|
85 |
|
85,0 |
|
85,0 |
|
85,0 |
|
|
20 |
Tỷ lệ diện tích cây trồng được cơ giới hóa khâu làm đất |
% |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
90,5 |
|
91 |
|
91,5 |
|
92,0 |
|
92,5 |
|
|
21 |
Tỷ lệ diện tích cây trồng được cơ giới hóa khâu thu hoạch |
% |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
70 |
|
71 |
|
73,0 |
|
74,0 |
|
76,0 |
|
|
22 |
Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa, sản phẩm OCOP và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. |
|
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
x |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Đề án Phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2030, định hướng đến 2035 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
1 |
Năng suất rừng trồng đạt bình quân |
m3/ha/năm |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
17 |
85 |
17 |
85 |
18 |
90 |
19 |
95 |
22 |
110 |
|
2 |
Sản lượng gỗ khai thác (Giai đoạn 2021-2025 khai thác: 5.505.000 m3) |
m3 |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
955.000 |
17 |
1.030.000 |
36 |
1.120.000 |
56 |
1.200.000 |
78 |
1.200.000 |
100 |
|
3 |
Trồng rừng tập trung (Giai đoạn 2021-2025) trồng: 48.500 ha) |
Ha |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
10.000 |
21 |
9.700 |
41 |
9.600 |
60 |
9.600 |
80 |
9.600 |
100 |
|
4 |
Phát triển diện tích rừng gỗ lớn đạt trên 89.000 ha, chiếm 45% tổng diện tích rừng trồng toàn tỉnh (Luỹ kế) |
Ha |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
73.000 |
82 |
76.000 |
85 |
80.000 |
90 |
84.000 |
94 |
89.000 |
100 |
|
5 |
Quản lý rừng bền vững và cấp Chứng chỉ rừng theo quy định đạt 90.000 ha, chiếm trên 30% tổng diện tích rừng sản xuất toàn tỉnh (Luỹ kế) |
Ha |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
46.043 |
51 |
56.543 |
63 |
67.343 |
75 |
78.443 |
87 |
90.000 |
100 |
|
6 |
Giá trị thu được bình quân 1 ha rừng |
Triệu đồng/ |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
124 |
78 |
127 |
79 |
132 |
83 |
134 |
84 |
160 |
107 |
|
7 |
Tỷ lệ che phủ rừng |
% |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
>65 |
100 |
>65 |
100 |
>65 |
100 |
>65 |
100 |
>65 |
100 |
|
III |
Quản lý rừng bền vững và cấp Chứng chỉ rừng theo quy định đạt 90.000 ha, chiếm trên 30% tổng diện tích rừng sản xuất toàn tỉnh (Luỹ kế) |
Ha |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện, thành phố; các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân liên quan |
46.043 |
51 |
56.543 |
63 |
67.343 |
75 |
78.443 |
87 |
90.000 |
100 |
|
IV |
Toàn tỉnh có trên 70% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó: Trên 30% xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao và 10% số xã đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu trong tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Nâng số tiêu chí bình quân chung toàn tỉnh trên 17 tiêu chí/xã. Huyện Hàm Yên đạt chuẩn huyện nông thôn mới |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
1 |
Xã đạt chuẩn nông thôn mới (70% số xã, ít nhất 85/122 xã) |
Xã |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
56 |
46 |
64 |
52 |
72 |
59 |
80 |
66,0 |
85 |
75 |
Từ 01/7/2021, xã Thắng Quân, huyện Yên Sơn và xã Lăng Can, huyện Lâm Bình điều chỉnh đơn vị hành chính là thị trấn. |
2 |
Xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (trên 30% số xã trong tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới, ít nhất 28/85 xã) |
Xã |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
8 |
9,4 |
13 |
15,3 |
19 |
22 |
24 |
28,2 |
28 |
33 |
|
3 |
Xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (trên 10% số xã trong tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới, ít nhất 10/85 xã) |
Xã |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
1 |
1,2 |
3 |
3,5 |
6 |
7,1 |
8 |
9,4 |
10 |
12 |
|
4 |
Nâng số tiêu chí bình quân lên 17 tiêu chí/xã |
Tiêu chí |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
15,4 |
90,6 |
15,8 |
92,9 |
16 |
95,3 |
16,6 |
97,6 |
17 |
100 |
|
5 |
Huyện Hàm Yên đạt chuẩn nông thôn mới |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Năm 2025 hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét, công nhận theo 6trình tự, thủ tục quy định |
- |
Hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới |
Tiêu chí |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Ủy ban nhân dân huyện Hàm Yên và các đơn vị liên quan |
4 |
44,4 |
4 |
44,4 |
7 |
77,8 |
9 |
100 |
|
|
|
- |
Đảm bảo 17/17 xã đạt chuẩn nông thôn mới |
Xã |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Ủy ban nhân dân huyện Hàm Yên và các đơn vị liên quan |
8 |
47,1 |
11 |
64,7 |
14 |
82,4 |
17 |
100 |
|
|
|
v |
Đề án xây dựng nông thôn mới huyện Hàm Yên giai đoạn 2021-2025 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
1
|
Hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới |
Tiêu chí |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Ủy ban nhân dân huyện Hàm Yên và các đơn vị liên quan |
4 |
44,4 |
4 |
44,4 |
7 |
77,8 |
9 |
100 |
|
|
|
2 |
Đảm bảo 17/17 xã đạt chuẩn nông thôn mới |
Xã |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Ủy ban nhân dân huyện Hàm Yên và các đơn vị liên quan |
8 |
47,1 |
11 |
64,7 |
14 |
82,4 |
17 |
100 |
|
|
|
3 |
Xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (có ít nhất 03 xã) |
Xã |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Ủy ban nhân dân huyện Hàm Yên và các đơn vị liên quan |
1 |
33,33 |
1 |
33,33 |
2 |
66,7 |
3 |
100 |
|
|
|
4 |
Xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (có 01 xã) |
Xã |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Ủy ban nhân dân huyện Hàm Yên và các đơn vị liên quan |
|
|
|
|
1 |
100 |
|
|
|
|
|
VI |
Xây dựng 03 sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản có chỉ dẫn địa lý (Cam sành "Hàm Yên", Chè Shan tuyết "Na Hang", Bưởi "Soi Hà", Trâu "Chiêm Hoá") và 02 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia (chè, gỗ rừng trồng). |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
1 |
Xây dựng 03 sản phẩm có chỉ dẫn địa lý |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
1.1 |
Rà soát, xác định các sản phẩm đặc thù, tiềm năng của địa phương để xây dựng chỉ dẫn địa lý |
|
Sở Khoa học và Công nghệ |
UBND cấp huyện; các cơ quan, đơn vị liên quan |
x |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.2 |
Hướng dẫn, hỗ trợ hoàn thiện các tiêu chí, chỉ tiêu để sản phẩm tham gia xây dựng chỉ dẫn địa lý |
|
Sở Khoa học và Công nghệ |
các cơ quan, đơn vị liên quan |
x |
|
x |
|
x |
|
x |
|
x |
|
|
1.3 |
Hướng dẫn xây dựng hồ sơ chỉ dẫn địa lý |
|
Đơn vị tư vấn |
Sở Khoa học và Công nghệ; UBND cấp huyện; các cơ quan, đơn vị liên quan |
|
|
x |
|
x |
|
x |
|
x |
|
|
1.4 |
Công bố các quyết định công nhận sản phẩm có chỉ dẫn địa lý để thông tin, tuyên truyền, quảng bá đến các chủ thể sản xuất nhằm khai thác có hiệu quả thương hiệu sản phẩm và người tiêu dùng |
|
Ủy ban nhân dân cấp huyện (nơi quản lý chỉ dẫn địa lý của sản phẩm) |
Sở Khoa học và Công nghệ; các cơ quan, đơn vị liên quan |
|
|
x |
|
x |
|
x |
|
x |
|
|
2 |
Xây dựng Thương hiệu quốc gia doanh nghiệp và sản phẩm chè |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
2.1 |
Rà soát, xác định doanh nghiệp chè và sản phẩm tham gia thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam |
|
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các sở, ngành, đơn vị liên quan |
x |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.2 |
Trình đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp tham gia thực hiện Chương trình |
|
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Sở Công Thương; các đơn vị liên quan |
x |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.3 |
Xây dựng, trình phê duyệt, bổ sung, điều chỉnh (nếu có) Đề án thực hiện Chương trình |
|
Đơn vị tư vấn |
Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Công Thương; các đơn vị liên quan |
|
|
x |
|
|
|
|
|
|
|
|
2.4 |
Tổ chức thực hiện Đề án; hoàn thiện các tiêu chí của Chương trình |
|
Doanh nghiệp |
Đơn vị tư vấn và các sở, ngành, đơn vị liên quan |
|
|
x |
|
x |
|
|
|
|
|
|
2.5 |
Xây dựng hồ sơ, đăng ký xét chọn sản phẩm tham gia Chương trình |
|
Doanh nghiệp |
Đơn vị tư vấn và các sở, ngành, đơn vị liên quan |
|
|
|
|
x |
|
x |
|
|
|
|
3 |
Xây dựng Thương hiệu quốc gia doanh nghiệp và sản phẩm gỗ rừng trồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
3.1 |
Rà soát, xác định doanh nghiệp gỗ và sản phẩm tham gia thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam |
|
Sở Công Thương |
Các sở, ngành, đơn vị liên quan |
x |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.2 |
Trình đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp tham gia thực hiện Chương trình |
|
Sở Công Thương |
Sở Nông nghiệp và PTNT; các đơn vị liên quan |
x |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.3 |
Xây dựng, trình phê duyệt, bổ sung, điều chỉnh (nếu có) Đề án thực hiện Chương trình |
|
Đơn vị tư vấn |
Sở Công Thương; các đơn vị liên quan |
|
|
x |
|
|
|
|
|
|
|
|
3.4 |
Tổ chức thực hiện Đề án; hoàn thiện các tiêu chí của Chương trình |
|
Doanh nghiệp |
Đơn vị tư vấn và các sở, ngành, đơn vị liên quan |
|
|
x |
|
x |
|
|
|
|
|
|
3.5 |
Xây dựng hồ sơ, đăng ký xét chọn sản phẩm tham gia Chương trình |
|
Doanh nghiệp |
Đơn vị tư vấn và các sở, ngành, đơn vị liên quan |
|
|
|
|
x |
|
x |
|
|
|
|
VII |
Xây dựng 01 đến 02 sản phẩm có chứng chỉ sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế phục vụ cho xuất khẩu giai đoạn 2021 - 2025 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
1 |
Tổ chức Hội nghị tập huấn tuyên truyền, vận động các công ty chế biến sản phẩm nông lâm thủy sản xuất khẩu về thực hiện xây dựng 01 đến 02 sản phẩm có chứng chỉ sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế phục vụ cho xuất khẩu giai đoạn 2021 - 2025 |
Hội nghị |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
1 |
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Vận động các cơ sở sơ chế, chế biến nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh đầu tư, tu sửa nhà xưởng, máy móc để chứng nhận cơ sở chế biến đạt chuẩn quốc tế nhằm nâng cao chất lượng và tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm |
|
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
x |
|
x |
|
x |
|
x |
|
x |
|
Thực hiện thường xuyên |
3 |
Căn cứ vào thị trường xuất khẩu các nước, khu vực các công ty sơ chế, chế biến nông lâm thủy sản đăng ký và cam kết đầu tư, tu sửa nhà xưởng, máy móc để chứng cơ sở chế biến đạt tiêu chuẩn theo: (AseanGAP, Global GAP, ISO 22000, BRC, IFS, Halal…). |
|
Các Doanh nghiệp |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
x |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Hỗ trợ và cấp kinh phí thuê tổ chức tư vấn, tổ chức chứng nhận để chứng nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn quốc tế. |
|
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
x |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Có chứng chỉ |
5 |
Hỗ trợ và cấp kinh phí thuê tổ chức tư vấn, tổ chức chứng nhận để chứng nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn khu vực. |
|
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
x |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Có chứng chỉ |
6 |
Tổng kết đánh giá kết quả và nhân rộng các doanh nghiệp thực hiện chứng nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn quốc tế hoặc tiêu chuẩn khu vực |
Hội nghị |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
|
|
|
|
|
|
x |
|
|
|
|
VIII |
Kế hoạch xây dựng 3 đến 4 trang trại nông nghiệp tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới phục vụ du lịch |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Kết quả giai đoạn |
|||
1 |
Huyện Lâm Bình |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1 |
Tổng số trang trại nông nghiệp tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới phục vụ phát triển du lịch |
Trang trại |
UBND huyện |
Chủ trang trại, các đơn vị liên quan |
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
1.2 |
Thu nhập bình quân của trang trại/năm |
Triệu đồng/ |
UBND huyện |
Chủ trang trại, các đơn vị liên quan |
1.200 |
15 |
1.400 |
17,5 |
1.600 |
20 |
1.800 |
22,5 |
2.000 |
25 |
|
1.3 |
Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP |
Sản phẩm |
UBND huyện |
Chủ trang trại, các đơn vị liên quan |
|
|
1 |
|
|
|
1 |
|
|
|
|
1.4 |
Sản phẩm được chứng nhận OCOP |
Số sản phẩm/ năm |
UBND huyện |
Chủ trang trại, các đơn vị liên quan |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
1.5 |
Thu hút được lượng du khách đến tham quan, học tập, trải nghiệm du lịch |
Lượt khách/năm |
UBND huyện |
Chủ trang trại, các đơn vị liên quan |
300 |
6,82 |
500 |
11,36 |
900 |
20,45 |
1.200 |
27,27 |
1.500 |
34,09 |
|
1.6 |
Đào tạo tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghề, hướng dẫn viên du lịch |
Lớp/ năm |
UBND huyện |
Chủ trang trại, các đơn vị liên quan |
1 |
|
1 |
|
1 |
|
1 |
|
1 |
|
|
1.7 |
Xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp áp dụng theo tiêu chuẩn an toàn |
Mô hình/ năm |
UBND huyện |
Chủ trang trại, các đơn vị liên quan |
|
|
|
|
|
|
1 |
|
1 |
|
|
1.8 |
Xây dựng, nâng cấp hạ tầng, đường, điện, xưởng sản xuất, kho bảo quản, xây dựng gian hàng quảng bá, giới thiệu sản phẩm, cải tạo cảnh quan, môi trường |
Công trình/ năm |
UBND huyện |
Chủ trang trại, các đơn vị liên quan |
1 |
|
1 |
|
1 |
|
1 |
|
1 |
|
|
1.9 |
Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền trang trại nông nghiệp điển hình gắn với du lịch trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, huyện, trên các trang mạng internet,… |
Chuyên mục |
UBND huyện |
Các đơn vị liên quan |
x |
|
x |
|
x |
|
x |
|
x |
|
|
2 |
Huyện Na Hang |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1 |
Tổng số trang trại nông nghiệp tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới phục vụ phát triển du lịch |
Mô hình |
UBND huyện |
Chủ trang trại, các đơn vị liên quan |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
2.2 |
Triển khai chăn nuôi lợn thương phẩm, chăn nuôi cá nước lạnh giá trị kinh tế cao kết hợp ươm nuôi giống cá chép ruộng địa phương; trồng lúa kết hợp nuôi cá chép ruộng, ốc ruộng; trồng cây dược liệu, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao; xây dựng nhà ở kết hợp dịch vụ homestay |
Lớp |
UBND huyện |
Chủ trang trại, các đơn vị liên quan |
|
|
x |
|
x |
|
x |
|
x |
|
|
2.3 |
Chăm sóc cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP; du lịch trải nghiệm quần thể rừng nghiến trên 1000 năm tuổi |
Chuyên mục |
UBND huyện |
Chủ trang trại, các đơn vị liên quan |
|
|
x |
|
x |
|
x |
|
x |
|
|
2.4 |
Xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, tạo cảnh quan, môi trường |
|
UBND huyện |
Chủ trang trại, các đơn vị liên quan |
|
|
x |
|
x |
|
x |
|
x |
|
|
3 |
Huyện Chiêm Hóa |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.1 |
Tổng số trang trại nông nghiệp tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới phục vụ phát triển du lịch |
Trang trại |
UBND huyện |
Chủ trang trại, các đơn vị liên quan |
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3.2 |
Thu nhập bình quân của trang trại/năm |
Tr.đồng/năm |
UBND huyện |
Chủ trang trại, các đơn vị liên quan |
1.000 |
7,1 |
1.500 |
10,7 |
2.500 |
17,8 |
4.000 |
28,6 |
5.000 |
35,7 |
|
3.3 |
Sản phẩm được chứng nhận OCOP |
Số sản phẩm/ năm |
UBND huyện |
Chủ trang trại, các đơn vị liên quan |
|
|
3 |
|
|
|
1 |
|
1 |
|
|
3.4 |
Thu hút được lượng du khách đến tham quan, học tập, trải nghiệm du lịch |
Lượt khách/ |
UBND huyện |
Chủ trang trại, các đơn vị liên quan |
|
|
200 |
6,3 |
500 |
15,6 |
1.000 |
31,3 |
1.500 |
46,90 |
|
3.5 |
Đào tạo tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghề, hướng dẫn viên du lịch |
Lớp/ năm |
UBND huyện |
Chủ trang trại, các đơn vị liên quan |
|
|
|
|
1 |
|
1 |
|
1 |
|
|
3.6 |
Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền trang trại nông nghiệp điển hình gắn với du lịch trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, huyện |
Chuyên mục/ năm |
UBND huyện |
Các đơn vị liên quan |
|
|
1 |
|
1 |
|
1 |
|
1 |
|
|
4 |
Huyện Hàm Yên |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4.1 |
Tổng số trang trại nông nghiệp tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới phục vụ phát triển du lịch |
Trang trại |
UBND huyện |
Chủ trang trại, các đơn vị liên quan |
|
|
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
|
4.2 |
Thu nhập bình quân của trang trại/năm |
Tr.đ/ năm |
UBND huyện |
Chủ trang trại, các đơn vị liên quan |
1.200 |
17,6 |
1.300 |
19,1 |
1.400 |
20,6 |
1.400 |
20,6 |
1.500 |
22,1 |
|
4.3 |
Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP |
Sản phẩm |
UBND huyện |
Chủ trang trại, các đơn vị liên quan |
1 |
|
1 |
|
1 |
|
2 |
|
1 |
|
|
4.4 |
Sản phẩm được chứng nhận OCOP |
Số sản phẩm/ năm |
UBND huyện |
Chủ trang trại, các đơn vị liên quan |
|
|
|
|
|
|
1 |
|
2 |
|
|
4.5 |
Thu hút được lượng du khách đến tham quan, học tập, trải nghiệm du lịch |
Lượt khách/ |
UBND huyện |
Chủ trang trại, các đơn vị liên quan |
|
|
500 |
10 |
1.000 |
20 |
1.500 |
30 |
2.000 |
40 |
|
4.6 |
Đào tạo tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghề, hướng dẫn viên du lịch |
Lớp/ năm |
UBND huyện |
Chủ trang trại, các đơn vị liên quan |
|
|
1 |
|
1 |
|
1 |
|
1 |
|
|
4.7 |
Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền trang trại nông nghiệp điển hình gắn với du lịch trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, huyện |
Chuyên mục/ năm |
UBND huyện |
Các đơn vị liên quan |
|
|
1 |
|
2 |
|
2 |
|
2 |
|
|
5 |
Huyện Yên Sơn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5.1 |
Tổng số trang trại nông nghiệp tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới phục vụ phát triển du lịch |
Trang trại |
UBND huyện |
Chủ trang trại, các đơn vị liên quan |
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
5.2 |
Thu nhập bình quân của trang trại/năm |
Tr.đ/ |
UBND huyện |
Chủ trang trại, các đơn vị liên quan |
1.000 |
15,7 |
1.100 |
17,3 |
1.250 |
19,7 |
1.400 |
22,0 |
1.600 |
25,2 |
|
5.3 |
Sản phẩm được chứng nhận OCOP |
Số sản phẩm/ năm |
UBND huyện |
Chủ trang trại, các đơn vị liên quan |
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
5.4 |
Thu hút được lượng du khách đến tham quan, học tập, trải nghiệm du lịch |
Lượt khách/ |
UBND huyện |
Chủ trang trại, các đơn vị liên quan |
|
|
500 |
10 |
1.000 |
20 |
1.500 |
30 |
2.000 |
40 |
|
5.5 |
Đào tạo tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghề, hướng dẫn viên du lịch |
Lớp/ năm |
UBND huyện |
Chủ trang trại, các đơn vị liên quan |
|
|
1 |
|
2 |
|
1 |
|
1 |
|
|
5.6 |
Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền trang trại nông nghiệp điển hình gắn với du lịch trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, huyện |
Chuyên mục/ năm |
UBND huyện |
Các đơn vị liên quan |
|
|
1 |
|
1 |
|
1 |
|
1 |
|
|
6 |
Huyện Sơn Dương |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6.1 |
Tổng số trang trại nông nghiệp tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới phục vụ phát triển du lịch |
Trang trại |
UBND huyện |
Chủ trang trại, các đơn vị liên quan |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
6.2 |
Doanh thu bình quân của trang trại/năm (bao gồm doanh thu từ vé tham quan, kinh doanh cây công trình, kinh doanh các sản phẩm đặc sản, đặc trưng của địa phương, sản phẩm OCOP, khu nghỉ dưỡng, khu ẩm thực,….) |
Triệu đồng/ năm |
UBND huyện |
Chủ trang trại, các đơn vị liên quan |
1.750 |
13,7 |
2.000 |
15,7 |
2.500 |
19,6 |
3.000 |
23,5 |
3.500 |
27,4 |
|
6.3 |
Sản phẩm được chứng nhận OCOP |
Số sản phẩm/ năm |
UBND huyện |
Chủ trang trại, các đơn vị liên quan |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
6.4 |
Thu hút được lượng du khách đến tham quan, học tập, trải nghiệm du lịch |
Lượt khách/ |
UBND huyện |
Chủ trang trại, các đơn vị liên quan |
11.000 |
|
12.000 |
|
13.000 |
|
14.000 |
|
15.000 |
|
|
6.5 |
Đào tạo tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghề, hướng dẫn viên du lịch |
Lớp/ năm |
UBND huyện |
Chủ trang trại, các đơn vị liên quan |
|
|
1 |
|
1 |
|
1 |
|
1 |
|
|
6.6 |
Xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp áp dụng theo tiêu chuẩn an toàn |
Mô hình/ năm |
UBND huyện |
Chủ trang trại, các đơn vị liên quan |
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
6.7 |
Xây dựng, nâng cấp hạ tầng, đường, điện, xưởng sản xuất, kho bảo quản, xây dựng gian hàng quảng bá, giới thiệu sản phẩm, cải tạo cảnh quan, môi trường |
Công trình/ năm |
UBND huyện |
Chủ trang trại, các đơn vị liên quan |
|
|
5 |
|
1 |
|
2 |
|
|
|
|
- |
Xây dựng đường nội khu trang trại |
Công trình/ năm |
UBND huyện |
Chủ trang trại, các đơn vị liên quan |
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
- |
Xây dựng đường điện |
Công trình/ năm |
UBND huyện |
Chủ trang trại, các đơn vị liên quan |
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
- |
Xây dựng mô hình làng Việt |
Công trình/ năm |
UBND huyện |
Chủ trang trại, các đơn vị liên quan |
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
1 |
- |
Khu ẩm thực |
Công trình/ năm |
UBND huyện |
Chủ trang trại, các đơn vị liên quan |
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
- |
Xây dựng mô hình chợ quê, gian hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm đặc trưng của địa phương |
Công trình/ năm |
UBND huyện |
Chủ trang trại, các đơn vị liên quan |
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
- |
Xây dựng đập dâng phục vụ hoạt động chèo thuyền, bơi mảng |
Công trình/ năm |
UBND huyện |
Chủ trang trại, các đơn vị liên quan |
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
1 |
- |
Xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp phục vụ trải nghiệm (trồng rau, xay lúa, giã gạo, chăn cá,…) |
Mô hình/ năm |
UBND huyện |
Chủ trang trại, các đơn vị liên quan |
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
- |
Xây dựng mô hình vườn cổ tích |
Mô hình/ năm |
UBND huyện |
Chủ trang trại, các đơn vị liên quan |
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
1 |
- |
Thực hiện cải tạo cảnh quan môi trường trang trại |
|
UBND huyện |
Chủ trang trại, các đơn vị liên quan |
X |
|
X |
|
X |
|
X |
|
X |
|
|
6.8 |
Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá trang trại nông nghiệp điển hình gắn với du lịch trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, huyện, trên các trang mạng internet,… |
|
UBND huyện |
Các đơn vị liên quan |
X |
|
X |
|
X |
|
X |
|
X |
|
|
7 |
Thành phố |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7.1 |
Tổng số trang trại nông nghiệp tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới phục vụ phát triển du lịch |
Trang trại |
UBND thành phố |
Chủ trang trại, các đơn vị liên quan |
|
|
|
|
|
|
2 |
100 |
|
|
2 |
7.2 |
Thu nhập bình quân của trang trại/năm |
Triệu đồng/ năm |
UBND thành phố |
Chủ trang trại, các đơn vị liên quan |
1.000 |
10 |
1.500 |
15 |
2.000 |
20 |
2.500 |
25 |
3.000 |
30 |
|
7.3 |
Sản phẩm được chứng nhận OCOP |
Số sản phẩm/ năm |
UBND thành phố |
Chủ trang trại, các đơn vị liên quan |
|
|
|
|
|
|
2 |
100 |
|
|
2 |
7.4 |
Thu hút được lượng du khách đến tham quan, học tập, trải nghiệm du lịch |
Lượt khách/ |
UBND thành phố |
Chủ trang trại, các đơn vị liên quan |
|
|
|
|
0 |
|
1.000 |
33,3 |
2.000 |
66,7 |
|
7.5 |
Đào tạo tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghề, hướng dẫn viên du lịch |
Lớp/ năm |
UBND thành phố |
Chủ trang trại, các đơn vị liên quan |
|
|
1 |
|
1 |
|
1 |
|
1 |
|
4 |
7.6 |
Xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp áp dụng theo tiêu chuẩn an toàn |
Mô hình/ năm |
UBND thành phố |
Chủ trang trại, các đơn vị liên quan |
|
|
|
|
|
|
2 |
50 |
2 |
50 |
4 |
7.7 |
Xây dựng, nâng cấp hạ tầng, đường, điện, xưởng sản xuất, kho bảo quản, xây dựng gian hàng quảng bá, giới thiệu sản phẩm, cải tạo cảnh quan, môi trường |
Công trình/ năm |
UBND thành phố |
Chủ trang trại, các đơn vị liên quan |
0 |
|
5 |
25 |
5 |
25 |
5 |
25 |
5 |
25 |
25 |
7.8 |
Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền trang trại nông nghiệp điển hình gắn với du lịch trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, huyện, trên các trang mạng internet,… |
Chuyên mục |
UBND thành phố |
Các đơn vị liên quan |
X |
|
X |
|
X |
|
X |
|
X |
|
|
Ghi chú:
- Những chỉ tiêu định lượng (số tuyệt đối, tỷ lệ%) thì xác định cụ thể định lượng vào ô năm tương ứng.
- Những chỉ tiêu định tính (các bước công việc), không định lượng được thì đánh dấu X vào ô mục tiêu của năm dự kiến hoàn thành.
1 (1) Diện tích cây cam 2.100 ha (Huyện Hàm Yên 1.950 ha, huyện Chiêm Hoá 150 ha); (2) diện tích cây bưởi 2.096 ha (Huyện Yên Sơn 2.006 ha, thành phố Tuyên Quang 30 ha, huyện Hàm Yên 60 ha); (3) diện tích cây chè 2.100 ha (Huyện Sơn Dương 740 ha, huyện Yên Sơn 830 ha, thành phố Tuyên Quang 130 ha, huyện Hàm Yên 150 ha, huyện Na Hang 100 ha và huyện Lâm Bình 150 ha); (4) diện tích cây lạc 100 ha (Huyện Sơn Dương 10 ha, huyện Chiêm Hóa 30 ha và huyện Lâm Bình 60 ha); (5) diện tích cây lúa 300 ha (Huyện Sơn Dương 60 ha, huyện Yên Sơn 60 ha, thành phố Tuyên Quang 20 ha, huyện Hàm Yên 40 ha, huyện Chiêm Hóa 60 ha, huyện Na Hang 10 ha và huyện Lâm Bình 50 ha);
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây