608142

Kế hoạch 1586/KH-UBND giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bến Tre

608142
LawNet .vn

Kế hoạch 1586/KH-UBND giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Số hiệu: 1586/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre Người ký: Nguyễn Thị Bé Mười
Ngày ban hành: 18/03/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 1586/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
Người ký: Nguyễn Thị Bé Mười
Ngày ban hành: 18/03/2024
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1586/KH-UBND

Bến Tre, ngày 18 tháng 3 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE

Căn cứ Thông tư số 10/2022/TT-BLĐTBXH ngày 31/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Kế hoạch số 3905/KH-UBND ngày 30/6/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bến Tre;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Giám sát, đánh giá việc chấp hành các quy định về quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 (Chương trình); phát hiện kịp thời những khó khăn, hạn chế trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện chương trình theo quy định của pháp luật, qua đó kiến nghị các cấp có thẩm quyền giải quyết những tồn tại, vướng mắc phát sinh trong quản lý Chương trình.

- Xác định mức độ đạt được theo các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đề ra theo kế hoạch năm 2024 của cấp huyện, cấp xã.

- Tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin, kết quả thực hiện và đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo Chương trình thực hiện đúng mục tiêu, đúng tiến độ, đạt chất lượng và trong khuôn khổ các nguồn lực được giao.

2. Yêu cầu

- Công tác giám sát, đánh giá bám sát nội dung quy định tại Thông tư số 10/2022/TT-BLĐTBXH ngày 31/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Thông tư 10).

- Các sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tăng cường công tác phối hợp, tham gia triển khai thực hiện công tác giám sát, đánh giá Chương trình.

- Qua giám sát, đánh giá, nắm bắt thực chất tình hình và kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh, những tồn tại, hạn chế; rút ra các bài học kinh nghiệm; đề xuất các giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình tại địa phương, cơ sở.

II. NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ

1. Nội dung giám sát

Giám sát, đánh giá thực hiện chương trình thông qua hoạt động, thu thập thông tin vào các biểu, tổng hợp thông tin, báo cáo giám sát, báo cáo đánh giá.

a) Thu thập thông tin ở cấp xã: Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Ban quản lý cấp xã thu thập thông tin theo các Biểu số: 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09, 10, 11, 12, 13, 14 và 15 gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.

b) Thu thập thông tin, tổng hợp ở cấp huyện: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp chung các Biểu số: 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09, 10, 11, 12, 13, 14 và 15 đồng thời tổng hợp Biểu số 01Biểu số 02; xây dựng báo cáo giám sát, đánh giá (Mẫu số 01, Mẫu số 02) để báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.

c) Các Sở, ban, ngành chủ trì quản lý, tham gia thực hiện các dự án, tiểu dự án báo cáo về các dự án, tiểu dự án nội dung thành phần trực tiếp thực hiện gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ, ngành trực tiếp quản lý. Cụ thể:

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng báo cáo giám sát, đánh giá (theo Biểu số 06 và đề cương báo cáo - Mẫu số 01, Mẫu số 02).

- Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng báo cáo giám sát, đánh giá (theo Biểu số 12 và đề cương báo cáo - Mẫu số 01, Mẫu số 02).

- Sở Y tế xây dựng báo cáo giám sát, đánh giá (theo Biểu số 07 và đề cương báo cáo - Mẫu số 01, Mẫu số 02)

d) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Tổng hợp chung các Biểu số 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09, 10, 11, 12, 13, 14 và 15 đồng thời tổng hợp Biểu số 01Biểu số 02; xây dựng báo cáo giám sát, đánh giá (Mẫu số 01, Mẫu số 02) để báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

2. Nội dung đánh giá

- Kết quả ban hành các văn bản và triển khai các cơ chế, chính sách của tỉnh hỗ trợ, thúc đẩy thực hiện Chương trình; sự tham gia của các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện các dự án, tiểu dự án; hoạt động truyền thông, thông tin và giám sát, đánh giá Chương trình theo quy định tại Thông tư số 10/2022/TT-BLĐTBXH ngày 31/5/2022.

- Tình hình huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn.

- Mức độ đạt được kết quả thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ so với kế hoạch thực hiện Chương trình năm 2024 của địa phương, cơ sở.

- Khó khăn, vướng mắc phát sinh và nguyên nhân.

- Kiến nghị, đề xuất (nếu có).

3. Đối tượng, hình thức giám sát, đánh giá

- Thực hiện giám sát, đánh giá trực tiếp tại Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị thực hiện triển khai dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình.

- Đối tượng thụ hưởng chương trình.

4. Đề cương báo cáo giám sát, đánh giá

Căn cứ theo tiến độ triển khai thực hiện Chương trình từng thời điểm, đoàn giám sát, đánh giá xây dựng đề cương báo cáo gửi các đơn vị được giám sát, đánh giá theo đúng quy định (kèm theo Đề cương báo cáo, giám sát, đánh giá).

III. PHƯƠNG PHÁP, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ

1. Phương pháp và các bước giám sát

a) Phương pháp giám sát

- Thu thập các văn bản tổ chức triển khai thực hiện Chương trình của cấp huyện, xã;

- Khảo sát, kiểm tra thực tế;

- Tham vấn cán bộ cấp xã, ấp về công tác triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn; công tác tuyên truyền, công khai thông tin về Chương trình;

- Tham vấn các đối tượng thụ hưởng để đánh giá mức độ tiếp cận và thụ hưởng Chương trình.

b) Các bước giám sát

- Thông báo cho Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện về Kế hoạch, chương trình giám sát;

- Thu thập thông tin về chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình;

- Lựa chọn ngẫu nhiên xã, ấp để giám sát thực tế;

- Tiến hành các nội dung giám sát theo Kế hoạch.

2. Phương pháp và các bước đánh giá

Thực hiện theo nội dung quy định tại điểm a, b, c khoản 3 Mục II Phụ lục I kèm theo Thông tư số 10/2022/TT-BLĐTBXH ngày 31/5/2022.

3. Thời gian, địa điểm giám sát, đánh giá

- Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh tổ chức Đoàn đi giám sát tại các huyện: Bình Đại, Châu Thành và Chợ Lách. Thời gian dự kiến vào quý 2 và quý 4 năm 2024 (sẽ có lịch thông báo sau).

- Các huyện, thành phố tự giám sát và báo cáo kết quả về cho Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội), trước ngày 15/11/2024.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Từ nguồn kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc giảm nghèo bền vững phân bổ năm 2024.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Tổ chức việc giám sát, đánh giá tại các huyện, thành phố; hướng dẫn, đôn đốc Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện công tác giám sát, đánh giá theo quy định.

- Tổng hợp chung kết quả giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời cập nhật báo cáo trên Hệ thống quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững theo quy định.

- Theo dõi, đôn đốc và kiểm tra kết quả khắc phục những tồn tại (nếu có) của đơn vị được giám sát, đánh giá.

2. Các Sở, ban, ngành chủ trì, quản lý tham gia thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc chương trình

Ban hành Kế hoạch hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố giám sát, đánh giá; tổng hợp kết quả thực hiện do sở, ngành chủ trì, quản lý tham gia thực hiện và gửi báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 15/11/2024.

3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp giám sát việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững theo quy định.

4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Xây dựng Kế hoạch giám sát, đánh giá và tổ chức thực hiện giám sát đánh giá đối với cấp xã, các đơn vị trực tiếp triển khai dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình tại địa phương.

- Tổng hợp kết quả giám sát, đánh giá, báo cáo Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội):

+ Đối với các huyện được giám sát: cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu theo yêu cầu; chuẩn bị chu đáo các nội dung và điều kiện để làm việc với đoàn giám sát, đánh giá cấp tỉnh.

+ Đối với các huyện, thành phố không được giám sát: chủ động báo cáo kết quả giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 trên địa bàn về Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) trước ngày 15/11/2024.

(Theo đề cương và các mẫu biểu đính kèm)

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn:

+ Xây dựng Kế hoạch giám sát, đánh giá, phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên Ban quản lý Chương trình cấp xã.

+ Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá theo kế hoạch.

+ Báo cáo Ban Chỉ đạo các Chương trình Mục tiêu quốc gia cấp huyện, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội về kết quả giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình trên địa bàn theo quy định.

Trên đây là kế hoạch giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 trên địa bàn tỉnh. Đề nghị các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh (thay báo cáo);
- Chủ tịch, các PCT.UBND tỉnh;
- Chánh, PCVP.UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Các sở, ngành tỉnh;
- Các Sở: LĐTBXH, NNPTNT, YT, TTTT;
- UBND các huyện, TP;
- Báo ĐK, Đài PTTH;
- Phòng: KGVX, KT, TH, Cổng TTĐT;
- Lưu: VT, Ph.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Bé Mười

 

CƠ QUAN BÁO CÁO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /BC-

………., ngày ... tháng ... năm ..…...

 

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024

I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH, QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH

1. Công tác chỉ đạo, điều hành Chương trình

- Đánh giá công tác kiện toàn Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia ở các cấp.

- Đánh giá tình hình chỉ đạo của Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia ở các cấp.

- Đánh giá mức độ đầy đủ, kịp thời của các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Chương trình.

2. Công tác quản lý thực hiện Chương trình

- Đánh giá công tác phối hợp giữa các bộ ngành, sở ngành, các cấp trong tổ chức thực hiện các dự án, tiểu dự án, hoạt động của Chương trình.

- Đánh giá tình hình thực hiện công tác kiểm tra và giám sát, đánh giá.

II. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH

1. Đánh giá công tác quản lý chương trình trong năm thực hiện gồm: Kết quả xây dựng chính sách quản lý, tổ chức thực hiện chương trình; công tác điều phối, phối hợp trong quản lý, tổ chức thực hiện; hoạt động truyền thông, thông tin và theo dõi, giám sát, đánh giá chương trình; công tác chấp hành chế độ giám sát của cơ quan dân cử.

2. Tình hình huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn.

3. Mức độ đạt được kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ so với kế hoạch hằng năm, giai đoạn 5 năm được cấp có thẩm quyền giao.

4. Tồn tại, vướng mắc phát sinh và nguyên nhân.

5. Phương hướng, giải pháp thực hiện năm tiếp theo.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Ưu điểm

a) Kết quả thực hiện các dự án

b) Kết quả thực hiện các mục tiêu

c) Việc thiết kế Chương trình

d) Việc bố trí nguồn lực thực hiện

đ) Về tiến độ thực hiện

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

3. Bài học kinh nghiệm

- Bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành, và quản lý Chương trình.

- Bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình tổ chức thực hiện các dự án, tiểu dự án, hoạt động của Chương trình.

IV. CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kiến nghị điều chỉnh mục tiêu và thiết kế

- Đề xuất về điều chỉnh, hoàn thiện nội dung các dự án thuộc Chương trình trên các phương diện: mục tiêu, đối tượng thụ hưởng của dự án, các hoạt động dự án, cơ chế thực hiện, nguồn vốn, các đầu ra của dự án;

- Đề xuất về đối tượng hưởng lợi của Chương trình (cách xác định đối tượng, các đối tượng cần bổ sung…).

2. Đề xuất bố trí vốn và cơ chế huy động vốn

- Đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp bố trí và phân bổ vốn đảm bảo đủ và kịp thời lượng vốn cho thực hiện Chương trình.

- Đề xuất về cơ chế quản lý tài chính phù hợp để thúc đẩy tiến độ và kết quả thực hiện Chương trình.

3. Đề xuất về chỉ đạo, điều hành và quản lý Chương trình

- Đề xuất hoàn thiện cơ chế chỉ đạo, điều hành và phối kết hợp của các Bộ, ngành, sở ngành và các cấp trong triển khai thực hiện Chương trình.

- Đề xuất về hoàn thiện cách thức tổ chức, quản lý thực hiện Chương trình (hệ thống tổ chức quản lý: nhân lực, bộ máy, trang thiết bị, chế độ chính sách; công tác kiểm tra và giám sát, đánh giá…).

- Đề xuất khen thưởng các địa phương có kết quả xuất sắc trong tổ chức thực hiện Chương trình; các mô hình cần nhân rộng.

V. PHỤ LỤC BÁO CÁO

Theo các mẫu biểu đính kèm./.

 

Nơi nhận:

- …

- …

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(ký tên, đóng dấu)

 

 

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác