Kế hoạch 152/KH-UBND năm 2022 triển khai Đề án “Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020-2025”
Kế hoạch 152/KH-UBND năm 2022 triển khai Đề án “Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020-2025”
Số hiệu: | 152/KH-UBND | Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lào Cai | Người ký: | Nguyễn Trọng Hài |
Ngày ban hành: | 14/04/2022 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 152/KH-UBND |
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lào Cai |
Người ký: | Nguyễn Trọng Hài |
Ngày ban hành: | 14/04/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 152/KH-UBND |
Lào Cai, ngày 14 tháng 04 năm 2022 |
Căn cứ Quyết định số 1316/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 392/QĐ-UBND ngày 18/02/2020 của UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt Đề án “Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020-2025”.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch năm 2022 triển khai thực hiện Đề án “Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020-2025” (sau đây gọi tắt là Đề án). Cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Triển khai thống nhất, đồng bộ và hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án “Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020-2025” gắn với các nhiệm vụ, giải pháp được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1316/QĐ-TTg ngày 22/7/2021, theo đúng lộ trình đề ra.
- Xác định các nội dung, nhiệm vụ và phân công rõ trách nhiệm để các cơ quan, đơn vị, địa phương đảm bảo triển khai hiệu quả Đề án.
2. Yêu cầu
- Việc tổ chức triển khai Kế hoạch phải bám sát vào Đề án, đồng thời vận dụng linh hoạt, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của đơn vị, địa phương.
- Từng nhiệm vụ, giải pháp được phân công trách nhiệm cụ thể cho các cấp, các ngành. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, triển khai có hiệu quả, bảo đảm tiến độ nhiệm vụ của Đề án.
II. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. Mục tiêu năm 2022
- Tiếp tục nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng và người dân trong sản xuất, tiêu thụ, thải bỏ chất thải nhựa, túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần trong sinh hoạt.
- Phấn đấu 50% hệ thống nhà hàng, khu du lịch, khách sạn ở đô thị không sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy; toàn bộ các siêu thị, trung tâm thương mại, khách sạn từ ba sao trở lên trên địa bàn tỉnh không sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong kinh doanh, dịch vụ.
- Giảm dần tỷ lệ sử dụng túi ni lông khó phân hủy và các sản phẩm nhựa dùng một lần trong hoạt động kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt của người dân.
2. Nội dung triển khai thực hiện
2.1. Tăng cường năng lực quản lý nhà nước trong giảm thiểu chất thải nhựa:
a) Đẩy mạnh hoạt động tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức về tác hại của chất thải nhựa; giải pháp nhằm hạn chế tiêu dùng, tiến tới loại bỏ các sản phẩm nhựa sử dụng một lần và túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh dịch vụ (tập trung vào các đối tượng là phụ nữ, học sinh, sinh viên, các tiểu thương tại các khu vực chợ, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ và cộng đồng dân cư).
b) Ban hành các quy định của tỉnh về quản lý chất thải, trong đó xác định rõ các quy định, chính sách ưu tiên trong công tác quản lý, thu gom, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa, đảm bảo thực hiện quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
c) Điều tra, khảo sát, đánh giá tình hình phát sinh, phân loại, thu gom, xử lý chất thải nhựa sau 02 năm thực hiện Đề án, làm cơ sở triển khai Đề án các năm tiếp theo.
d) Tổ chức kiểm tra, thanh tra xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực quản lý chất thải nói chung và chất thải nhựa nói riêng. Thường xuyên giám sát việc thực hiện các cơ chế, chính sách của Nhà nước về phòng chống rác thải nhựa tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư.
đ) Kịp thời động viên, khen thưởng các cá nhân, tổ chức, cộng đồng có thành tích tốt trong phong trào chống rác thải nhựa hoặc có sáng kiến có giá trị về quản lý rác thải nhựa.
2.2. Giảm thiểu sản phẩm nhựa và túi ni lông khó phân hủy trong sản xuất, kinh doanh:
a) Tiếp tục triển khai ký cam kết “Giảm dần, tiến tới nói không với sản phẩm nhựa dừng một lần và túi nilông khó phân hủy” đối với các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp phân phối (đồ nhựa sử dụng 01 lần, bao bì bằng nhựa, hộp xốp,...).
b) Từng bước nghiên cứu gắn kết các doanh nghiệp sản xuất với doanh nghiệp phân phối, kinh doanh trong công tác bảo vệ môi trường, giảm thiểu sử dụng sản phẩm nhựa, bao bì từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, hướng đến các sản phẩm thân thiện với môi trường.
2.3. Giảm thiểu tiêu thụ, thải bỏ, tăng cường thu hồi, tái chế, tái sử dụng sản phẩm nhựa và túi nilông khó phân hủy:
a) Các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh tiếp tục quán triệt không sử dụng nước uống đóng chai nhựa, các sản phẩm nhựa dùng một lần trong hoạt động của cơ quan và các cuộc họp, hội nghị, hội thảo. Vận động cán bộ, công chức, viên chức và người lao động duy trì thực hiện cam kết “Nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy”.
b) Tiếp tục triển khai và hoàn thành việc ký cam kết giảm thiểu, tiến tới không sử dụng, thải bỏ sản phẩm nhựa và túi ni lông khó phân hủy tại các trường học, tòa nhà, khu dân cư, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ với UBND xã, phường, thị trấn.
c) Tổ chức và thực hiện các biện pháp kỹ thuật để thu gom chất thải nhựa trên các sông, suối, kênh, mương; từng bước xã hội hóa các hoạt động thu gom, xử lý chất thải nhựa trên sông, suối và các ao, hồ trong khu đô thị, khu dân cư.
d) Tiếp tục duy trì, nhân rộng các mô hình điểm, các chương trình hành động đang triển khai tại các địa phương[1]. Gắn tiêu chí vệ sinh môi trường trong việc bình xét, công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa” và “Khu dân cư văn hóa” tại khu dân cư; nghiên cứu, học tập, đưa vào áp dụng các mô hình mới để triển khai Đề án. Khuyến khích người dân chuyển đổi thói quen tiêu dùng (không dùng các sản phẩm nhựa một lần như ống hút, thìa cốc, chai nước lọc, hộp xốp, bao bì nhựa,...) thay thế bằng các sản phẩm làm từ chất liệu thân thiện với môi trường, tự mang theo túi đựng sử dụng nhiều lần khi đi mua sắm. Triển khai Cuộc thi sáng kiến môi trường với chủ đề chống rác thải nhựa...
2.4. Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật; áp dụng tiến bộ khoa học trong xử lý chất thải nhựa
a) Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, áp dụng công nghệ tiên tiến trong tái chế chất thải nhựa và túi ni lông khó phân hủy. Khuyến khích sử dụng sản phẩm tái chế từ chất thải nhựa và túi ni lông KPH làm các vật liệu xây dựng các công trình công cộng (nếu phù hợp).
b) Thúc đẩy, hỗ trợ các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ liên quan đến tái chế và xử lý chất thải nhựa; thẩm định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến tái chế và xử lý chất thải nhựa.
c) Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; cải tạo nâng cấp các bãi chôn lấp chất thải ran sinh hoạt tại các huyện, thị xã đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường. Duy trì hoạt động có hiệu quả nhà máy xử lý rác thải thành phố Lào Cai.
III. Kinh phí thực hiện Đề án năm 2022
Tổng kinh phí năm 2022: 3.457,2 triệu đồng. Trong đó:
- Ngân sách sự nghiệp môi trường tỉnh: 557,2 triệu đồng, chi cho các hoạt động:
+ Hội nghị tuyên truyền cho đối tượng gồm: Phụ nữ, học sinh, sinh viên, các tiểu thương tại các khu vực chợ, hệ thống MTTQ trên địa bàn tỉnh.
+ Xây dựng chuyên trang; In tờ rơi, áp phích, băng rôn tuyên truyền; mua các vật dụng, sản phẩm thân thiện với môi trường
+ Ra quân các đợt cao điểm tuyên truyền giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa.
+ Giám sát việc thực hiện các cơ chế, chính sách của Nhà nước về phong trào chống rác thải nhựa tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư.
- Ngân sách sự nghiệp môi trường cấp huyện: 700 triệu đồng (chi cho hoạt động tổ chức Hội nghị tuyên truyền, tập huấn cho cộng đồng dân cư tại các huyện/thị xã/thành phố).
- Quỹ Bảo vệ môi trường (nguồn thu của Quỹ BVMT): 1.800 triệu đồng (Chi cho các hoạt động: Tuyên truyền cho học sinh, sinh viên, các khu vực chợ; Tổ chức cuộc thi sáng kiến về môi trường; Tổ chức chương trình Tuổi trẻ Lào Cai chung tay chống rác thải nhựa).
- Nguồn xã hội hóa: 400 triệu đồng (Chi cho các hoạt động: Xây dựng các mô hình; Xây dựng các đề tài nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ liên quan đến sản phẩm thân thiện với môi trường).
(Dự toán kinh phí tại phụ lục kèm theo)
1. Các sở ngành, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan:
a) Hoàn thành việc triển khai đến CBCC-VC-LĐ, cộng đồng dân cư, cơ sở SXKD-DV ký cam kết thực hiện phong trào “Nói không với sản phẩm nhựa và túi ni lông khó phân hủy”.
b) Bám sát các nhiệm vụ được phân công tại Quyết định số 392/QĐ-UBND ngày 18/02/2020 của UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt Đề án “Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020-2025”; Chỉ thị số 14/CT-UBND ngày 20/10/2020 của UBND tỉnh Lào Cai về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh; Phân công nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo triển khai Đề án tại Quyết định số 4431/QĐ-UBND ngày 27/12/2019 của UBND tỉnh Lào Cai và các mục tiêu, nội dung nhiệm vụ trọng tâm của Kế hoạch này để triển khai thực hiện.
c) Duy trì và nhân rộng các hoạt động tuyên truyền, triển khai mô hình giảm thiểu chất thải nhựa; tiếp tục nghiên cứu, đưa vào áp dụng các mô hình mới, hiệu quả.
d) Đẩy mạnh công tác xã hội hóa nguồn kinh phí thực hiện các chương trình, nhiệm vụ trong Đề án.
2. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lào Cai đồng hành với các cấp, các ngành, địa phương trong việc đây mạnh tuyên truyền, vận động và giám sát thực hiện Đề án, phản biện xã hội góp phần đưa các chủ trương, cơ chế chính sách về giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa vào cuộc sống. Thành lập đoàn giám sát việc triển khai thực hiện Đề án.
3. Các ngành, đơn vị, địa phương căn cứ vào các dự án, nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này lập dự toán chi tiết (nếu cần) gửi Sở Tài chính thẩm định và trình UBND tỉnh xem xét, quyết định bố trí kinh phí triển khai thực hiện Đề án. Đối với các nhiệm vụ thuộc Đề án nhưng các đơn vị được giao chủ trì chưa đề xuất kinh phí thực hiện trong dự toán chi ngân sách năm 2022 hoặc các nhiệm vụ đề xuất ngoài danh mục được phê duyệt của Đề án giai đoạn 2020-2025 đã được phê duyệt, đề nghị các đơn vị chủ trì rà soát sự cần thiết và chủ động cân đối trong dự toán chi ngân sách năm 2021 đã được UBND tỉnh giao tại Quyết định số 4399/QĐ-UBND ngày 10/12/2021 hoặc có kế hoạch huy động nguồn xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước để triển khai thực hiện.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan, các thành viên Ban Chỉ đạo theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Đề án của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Thông qua các hoạt động kiểm tra cần đánh giá, lựa chọn tổ chức, cá nhân, cộng đồng thực hiện tốt Đề án, có nhiều thành tích trong phong trào chống chất thải nhựa để khen thưởng, nhân rộng. Đồng thời có hình thức xử lý, công khai thông tin đối với cá nhân vi phạm.
5. Sở Công thương chủ trì nghiên cứu, đề xuất các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích việc kinh doanh, sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường thay thế sản phẩm nhựa và túi ni lông khó phân hủy. Triển khai công tác tuyên truyền, tổ chức ký cam kết giảm thiểu chất thải nhựa đồng thời đưa ra hình thức xử lý đối với doanh nghiệp sản xuất, phân phối, các các tổ chức bán lẻ (siêu thị, trung tâm thương mại, chợ) không có kế hoạch giảm sử dụng sản phẩm nhựa và túi ni lông khó phân hủy. Lựa chọn tổ chức bán lẻ triển khai thí điểm cơ chế thu phí hoặc đặt cọc, hoàn trả đối với các bao bì, chai nhựa và sản phẩm nhựa dùng một lần, xem xét, nhân rộng đối với các cơ sở trong hệ thống do ngành quản lý; yêu cầu các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích trên địa bàn niêm yết công khai giá bán túi ni lông cho khách hàng.
6. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
Chỉ đạo, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội trên địa bàn xây dựng các phong trào, liên minh chống chất thải nhựa; vận động người dân, cộng đồng dân cư ký cam kết, hạn chế hoặc không sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy; tổ chức thu gom, xử lý chất thải nhựa trôi nổi trong môi trường (tại các sông, suối, kênh, mương...); thay đổi hành vi, hình thành thói quen sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường trong sinh hoạt hàng ngày (sử dụng làn đi chợ, túi đựng thực phẩm tự hủy sinh học, mang theo hộp đựng thực phẩm...). Xây dựng, duy trì các mô hình về “Nói không với rác thải nhựa”; “tuyến phố không rác thải nhựa”; “Nhà nhà hạn chế sản phẩm nhựa, người người phòng chống ô nhiễm rác thải nhựa, xã hội tiến đến nói không với rác thải nhựa”.
Hướng dẫn việc xây dựng quy chế quản lý, hương ước, quy ước nhằm huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý chất thải nhựa và bảo vệ môi trường; quy định quản lý dịch vụ giao hàng đồ ăn nhanh theo hướng giảm thiểu sử dụng bao bì bằng chất liệu nhựa; thúc đẩy sử dụng vỏ hộp, bao bì bằng chất liệu tái sử dụng, thân thiện với môi trường; chỉ đạo/vận động các khu du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch, các nhà hàng, khách sạn không sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần trên địa bàn quản lý.
Cân đối, bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm của địa phương cho hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ thu gom, xử lý chất thải nhựa; xây dựng và triển khai các mô hình tốt về quản lý chất thải từ việc sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy cho phù hợp với đặc thù của địa phương.
Chỉ đạo các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thực hiện thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý rác thải theo đúng quy định. Phối hợp thông tin, phản ánh việc người dân, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, lưu trú không chấp hành đúng quy định về thời gian đổ rác, không phân loại rác tại nguồn để có biện pháp tuyên truyền, vận động, xử lý kịp thời.
Trên đây là Kế hoạch năm 2022 triển khai thực hiện Đề án “Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020-2025”. UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ triển khai thực hiện Kế hoạch. Trước ngày 30/11/2022 báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN TRONG ĐỀ ÁN GIẢM
THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO CHẤT THẢI NHỰA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI NĂM 2022
(Kèm theo Kế hoạch số: 152/KH-UBND ngày 14/04/2022 của UBND tỉnh
Lào Cai)
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT |
Danh mục các chương trình, dự án |
Tổng kinh phí dự toán theo QĐ số 392/QĐ-UBND ngày 18/02/2020 của UBND tỉnh |
Tổng kinh phí triển khai Đề án năm 2022 |
Nguồn vốn thực hiện Đề án năm 2022 |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp thực hiện |
Ghi chú |
|||
Ngân sách SNMT tỉnh |
Ngân sách SNMT huyện, xã |
Quỹ Bảo vệ môi trường |
Nguồn xã hội hóa |
|||||||
I |
Nhóm chương trình/dự án liên quan đến công tác tuyên truyền |
2.948,0 |
2.878,6 |
378,6 |
700,0 |
1.800,0 |
|
|
|
|
1 |
Tuyên truyền/tập huấn nâng cao nhận thức về tác hại của chất thải nhựa; phổ biến các cách thức giảm thiểu sử dụng các sản phẩm nhựa khó phân hủy; giới thiệu các sản phẩm thân thiện với môi trường, tái sử dụng nhiều lần |
2.242,0 |
2.370,6 |
170,6 |
700,0 |
1.500,0 |
|
|
|
|
1.1 |
Đối tượng là cộng đồng dân cư (TP Lào Cai, Thị xã Sa Pa: 150 triệu/huyện; các huyện còn lại: 100 triệu đồng/huyện) |
700,0 |
700,0 |
|
700,0 |
|
|
UBND huyện |
Chi cục Bảo vệ môi trường |
|
1.2 |
Đối tượng là phụ nữ |
42,0 |
42,0 |
42,0 |
|
|
|
Hội LHPN tỉnh |
UBND cấp huyện |
|
1.3 |
Đối tượng là học sinh, sinh viên |
750,0 |
750,0 |
|
|
750,0 |
|
Quỹ Bảo vệ môi trường |
Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện |
Nguồn kinh phí: Quỹ Bảo vệ môi trường |
1.4 |
Đối tượng là các tiểu thương tại các khu vực chợ |
750,0 |
750,0 |
|
|
750,0 |
|
Quỹ Bảo vệ môi trường |
Sở Công thương, Sờ Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện |
Nguồn kinh phí: Quỹ Bảo vệ môi trường |
1.5 |
Hệ thống MTTQ trên địa bàn tỉnh |
|
128,6 |
128,6 |
|
|
|
Ủy ban MTTQ VN tỉnh |
|
Đã được phê duyệt tại QĐ số 4399/QĐ-UBND ngày 10/12/2021 của UBND tỉnh Lào Cai |
2 |
In, mua các vật dụng, sản phẩm thân thiện với môi trường |
250,0 |
112,0 |
112,0 |
|
|
|
|
|
Đã được phê duyệt tại QĐ số 4399/QĐ-UBND ngày 10/12/2021 của UBND tỉnh Lào Cai |
2.1 |
In tờ rơi tuyên truyền cho các lớp tập huấn tuyên truyền (biên tập, thiết kế, in ấn 1500 tờ) |
50,0 |
15,0 |
15,0 |
|
|
|
Chi cục Bảo vệ môi trường |
|
Đã được phê duyệt tại QĐ số 4399/QĐ-UBND ngày 10/12/2021 của UBND tỉnh Lào Cai |
2.2 |
In banner, stander, áp phích, băng rôn tuyên truyền tại các chợ, UBND các xã, phường, điểm đông dân cư, trường học, công sở (băng zôn 60 cái x 0,9x12m + phướn 60 cái 0,7x2,4m + áp phích 200 cái) |
150,0 |
66,0 |
66,0 |
|
|
|
Chi cục Bảo vệ môi trường |
|
Đã được phê duyệt tại QĐ số 4399/QĐ-UBND ngày 10/12/2021 của UBND tỉnh Lào Cai |
2.3 |
Mua các vật dụng thân thiện với môi trường để phát cho người dân (300 túi cói+500 cuộn túi ni lông tự hủy + 1000 túi vải) |
50,0 |
31,0 |
31,0 |
|
|
|
Chi cục Bảo vệ môi trường |
|
Đã được phê duyệt tại QĐ số 4399/QĐ-UBND ngày 10/12/2021 của UBND tỉnh Lào Cai |
3 |
Cuộc thi sáng kiến môi trường với chủ đề Chống rác thải nhựa |
300,0 |
300,0 |
|
|
300,0 |
|
Quỹ Bảo vệ môi trường |
Phòng tài nguyên các huyện, thành phố |
Nguồn kinh phí: Quỹ Bảo vệ môi trường |
4 |
Xây dựng chuyên trang phòng chống rác thải nhựa trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh |
50,0 |
50,0 |
50,0 |
|
|
|
Văn phòng UBND tỉnh |
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin và Truyền thông |
|
5 |
Phim tài liệu phóng sự về phong trào chống rác thải nhựa… |
60,0 |
0,0 |
0,0 |
|
|
|
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Đài phát thanh truyền hình tinh |
|
6 |
Ra quân các đợt cao điểm tuyên truyền giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa |
46,0 |
46,0 |
46,0 |
|
|
|
Tỉnh đoàn |
Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND cấp huyện |
|
II |
Nhóm chương trình/dự án nâng cao năng lực tổ chức, quản lý |
400,0 |
335,6 |
135,6 |
|
|
200,0 |
|
|
|
1 |
Khảo sát, điều tra, đánh giá hiện trạng và hiệu quả thực hiện Kế hoạch thông qua tỷ lệ chất thải nhựa khó phân hủy sử dụng một lần trong tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh |
150,0 |
100,0 |
100,0 |
|
|
|
Chi cục Bảo vệ môi trường |
Các Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện |
Đã được phê duyệt tại QĐ số 4399/QĐ-UBND ngày 10/12/2021 của UBND tỉnh Lào Cai |
2 |
Xây dựng các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường thay thế sản phẩm nhựa sử dụng một lần khó phân hủy vào đề tài cấp tỉnh có hỗ trợ về kinh phí. |
200,0 |
|
|
|
|
200,0 |
Sở Khoa học và Công nghệ, các trường chuyên nghiệp |
Các Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện; Cơ sở SX-KDDV |
|
3 |
Giám sát việc thực hiện các cơ chế, chính sách của Nhà nước về phòng chống rác thải nhựa tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư |
50,0 |
35,6 |
35,6 |
|
|
|
UBMTTQVN tỉnh |
UBND cấp huyện, cấp xã |
Đã được phê duyệt tại QĐ số 4399/QĐ-UBND ngày 10/12/2021 của UBND tỉnh Lào Cai |
III |
Nhóm các chương trình/dự án liên quan đến các sáng kiến, mô hình |
320,0 |
243,0 |
43,0 |
|
|
200,0 |
|
|
|
1 |
Tuyên truyền và thành lập các mô hình khu dân cư tự quản |
120,0 |
43,0 |
43,0 |
|
|
|
UBMTTQVN tỉnh |
UBND cấp huyện, cấp xã |
Đã được phê duyệt tại QĐ số 4399/QĐ-UBND ngày 10/12/2021 của UBND tỉnh Lào Cai |
2 |
Xây dựng mô hình giảm thiểu chất thải nhựa tại các cơ sở y tế |
200,0 |
200,0 |
|
|
|
200,0 |
Sở Y tế |
Các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện |
|
|
Tổng cộng |
3.668,0 |
3.457,2 |
557,2 |
700,0 |
1.800,0 |
400,0 |
|
|
|
[1] mô hình: “Tổ phụ nữ thu gom, phân loại, xử lý rác thải nhựa”; “Khu dân cư tự quản về BVMT, giảm thiểu rác thải nhựa”; “Giảm thiểu chất thải nhựa tại các cơ sở y tế”; “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa”
Chương trình “Tuổi trẻ Lào Cai chung tay chống rác thải nhựa”; Cuộc thi sáng kiến môi trường với chủ đề chống rác thải nhựa...
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây