460819

Kế hoạch 150/KH-UBND năm 2020 về vốn vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2021

460819
LawNet .vn

Kế hoạch 150/KH-UBND năm 2020 về vốn vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2021

Số hiệu: 150/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Người ký: Trần Văn Tuấn
Ngày ban hành: 12/11/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 150/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Người ký: Trần Văn Tuấn
Ngày ban hành: 12/11/2020
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 150/KH-UBND

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 12 tháng 11 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

VỐN VAY HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM, DUY TRÌ, MỞ RỘNG VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU NĂM 2021

Căn cứ Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 9/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm;

Căn cứ Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm;

Căn cứ Quyết định số 38/2017/QĐ-UBND ngày 30/11/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;

Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xây dựng Kế hoạch vốn vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2021 như sau:

I. Mục đích, yêu cầu của việc xây dựng kế hoạch:

- Xác định tổng nhu cầu vốn vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm trên địa bàn tỉnh năm 2021.

- Việc xây dựng kế hoạch vốn vay đảm bảo xuất phát từ nhu cầu của người dân, cơ sở sản xuất kinh doanh góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh hỗ trợ tạo việc làm, duy trì ổn định việc làm và nâng cao đời sống, thu nhập của người lao động trên địa bàn tỉnh;

- Việc xây dựng kế hoạch vốn vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm và vốn vay ưu đãi đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là một nhiệm vụ quan trọng và hết sức cần thiết.

II. Đánh giá tình hình tổng nguồn vốn, dư nợ và ước thực hiện cả năm 2020:

1. Kết quả thực hiện ước thực hiện năm 2020

1.1. Tổng nguồn vốn:

Tổng nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm là 1.431.733 triệu đồng. Trong đó:

- Nguồn vốn Trung ương: 548.889 triệu đồng, tăng 173.000 triệu đồng so với đầu năm.

- Nguồn vốn Địa phương (Ngân sách tỉnh ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội): 882.884 triệu đồng, tăng 203.756 triệu đồng so với đầu năm (trong đó: nguồn vốn ngân sách tỉnh chuyển sang 150.000 triệu đồng; chuyển từ nguồn vốn hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo sang 45.000 triệu đồng; tăng nguồn từ phân phối lãi 8.756 triệu đồng)

1.2. Kết quả cho vay tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm ước thực hiện năm 2020:

a) Doanh số cho vay ước thực hiện năm 2020

Nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm đóng vai trò quan trọng hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động, nguồn vốn được bảo toàn, chất lượng tín dụng và hiệu quả sử dụng nguồn vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội không ngừng được mở rộng. Theo báo cáo của Chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, ước năm 2020 giải ngân cho vay tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm với số tiền là 640.660 triệu đồng, tương ứng với số lao động là 15.600 lao động. Trong đó:

+ Cho vay nguồn vốn Trung ương: 260.160 triệu đồng/6.200 lao động.

+ Cho vay nguồn vốn địa phương: 380.500 triệu đồng/9.400 lao động.

b) Tổng dư nợ ước tính đến 31/12/2020

Tổng dư nợ cho vay giải quyết việc làm ước thực hiện đến ngày 31/12/2020: 1.430.500 triệu đồng với số lao động là 43.170 người, tăng 369.900 triệu đồng so với đầu năm. Bình quân 33 triệu đồng/lao động, tăng 3 triệu đồng so với đầu năm, trong đó:

+ Dư nợ nguồn vốn Trung ương: 548.500 triệu đồng/15.670 lao động, tăng 172.900 triệu đồng so với đầu năm. Bình quân 35 triệu đồng/lao động, tăng 4 triệu đồng/lao động so với đầu năm.

+ Dư nợ nguồn vốn địa phương: 882.000 triệu đồng/27.500 lao động, tăng 197.000 triệu đồng so với đầu năm. Bình quân 32 triệu đồng/lao động, tăng 3 triệu đồng/lao động so với đầu năm.

c) Chất lượng tín dụng:

Nợ quá hạn và nợ khoanh dự kiến đến cuối năm 2020 là 982 triệu đồng/60 hộ, trong đó, nợ quá hạn 488 triệu đồng/30 lao động, tỷ lệ 0,03%/tổng dư nợ cho vay giải quyết việc làm. Trong đó:

+ Nợ quá hạn và nợ khoanh vốn trung ương 492 triệu đồng/33 lao động, trong đó nợ quá hạn 13 triệu đồng/5 lao động, tỷ lệ 0,002%/dư nợ giải quyết việc làm vốn Trung ương.

+ Nợ quá hạn và nợ khoanh vốn địa phương 490 triệu đồng/27 lao động, trong đó nợ quá hạn 475 triệu đồng/25 lao động, tỷ lệ 0,05%/dư nợ GQVL vốn địa phương.

Từ nguồn vốn chương trình cho vay tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đã góp phần duy trì ổn định việc làm cho hơn 43 nghìn lao động. Trong năm 2020, đã giải ngân cho vay tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho 15.600 lao động với số tiền tương ứng là 640.660 triệu đồng.

Nhiều mô hình cho vay hiệu quả từ chương trình vay vốn giải quyết việc làm như: mô hình khai thác và chế biến thủy sản, mô hình kinh tế trang trại, ...đã góp phần hỗ trợ tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, tạo thu nhập và nâng cao đời sống cho người lao động và gia đình họ.

Đặc biệt thông qua chương trình vay vốn tạo việc làm đã hỗ trợ nhiều đối tượng lao động yếu thế như lao động là người khuyết tật, lao động là người bị thu hồi đất, lao động ở khu vực nông thôn...có cơ hội tiếp cận các nguồn tín dụng ưu đãi để mở rộng, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần tạo việc làm cho bản thân, gia đình và xã hội. Theo khảo sát, thông qua chương trình vay vốn giải quyết việc làm đã mang lại mức thu nhập bình quân từ 4 triệu đồng/tháng đến 6 triệu đồng trên tháng, qua đó góp phần ổn định cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội.

Cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay từ nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm đã tạo ra sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp tại địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động cho vay vốn. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách xã hội và các hội, đoàn thể nhận ủy thác tại địa phương thực hiện giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn vay giải quyết việc làm tại các dự án vay vốn trên địa bàn tỉnh, thông qua đó tạo điều kiện quan tâm sát sao đến hội viên, nắm bắt tới từng cơ sở, đã gắn kết hoạt động kinh tế với nhiệm vụ chính trị, đẩy mạnh các phong trào thi đua làm kinh tế giỏi.

2. Đánh giá thuận lợi và khó khăn:

2.1 Thuận lợi:

- Tổng nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh ước thực hiện năm 2020 là 1.431.733 triệu đồng tăng 376.716 triệu đồng so với đầu năm đã góp phần tạo việc làm, duy trì và ổn định việc làm cho 15.600 lao động. Bên cạnh đó, thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội”; UBND các huyện, thị xã, thành phố đã quan tâm bố trí nguồn ngân sách địa phương qua ngân hàng chính sách xã hội để cho vay giải quyết việc làm.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố tổ chức kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của 31 dự án vay vốn giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh, qua công tác kiểm tra cho thấy các chủ dự án sử dụng vốn vay đúng mục đích, góp phần tạo việc làm, duy trì và ổn định việc làm cho người lao động, có hiệu quả và đảm bảo khả năng trả nợ vốn vay theo tiến độ hợp đồng vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội. Thông qua nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm đã góp phần hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh. Qua kết quả khảo sát tại các xã, phường, thị trấn và công tác kiểm tra tại các hộ vay vốn; từ việc vay vốn giải quyết việc làm đã tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho ít nhất 01 lao động (mỗi dự án tương ứng với 01 lao động) với thu nhập bình quân từ 4 đến 6 triệu đồng/tháng.

- Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh cũng được mở rộng phù hợp với tình hình thực tiễn. Đến nay, NHCSXH tỉnh đã có 7 phòng giao dịch NHCSXH huyện, thị xã, thành phố trực thuộc, 82 điểm giao dịch lưu động tại xã, phường, thị trấn trên tổng số 82 xã, phường, thị trấn của toàn tỉnh. Tại các điểm giao dịch xã, các chính sách tín dụng của Nhà nước, danh sách hộ vay vốn và quy trình, thủ tục của NHCSXH được niêm yết công khai, người vay vốn giao dịch trực tiếp với NHCSXH vào ngày cố định hàng tháng để gửi tiền tiết kiệm, nhận tiền vay và trả nợ trước sự chứng kiến của cán bộ tổ chức chính trị xã hội, Tổ trưởng Tổ TK&VV và chính quyền cấp xã, nhờ đó đã hạn chế được việc thất thoát, xâm tiêu, tham ô lợi dụng tiền vốn, tạo được lòng tin của nhân dân đối với các chính sách của Đảng, Nhà nước và đối với hoạt động của NHCSXH.

2.2. Khó khăn

- Hiệu quả từ chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm đã được cấp ủy, chính quyền và nhân dân các địa phương đánh giá cao và đồng tình ủng hộ. Tuy vậy, vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Đó là nguồn vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm còn hạn chế, trong khi nhu cầu vay vốn trên thực tế của người dân rất lớn nên chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của nhân dân, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Mặc dù theo quy định tại Nghị định 74/2019/NĐ-CP mức vốn cho vay giải quyết việc làm đã được nâng lên 100 triệu đồng/người lao động nhưng hiện nay mức vay bình quân/lao động tại tỉnh chỉ khoảng 33 triệu đồng/lao động.

- Chất lượng việc làm tạo ra chưa cao phần lớn là tăng thời gian làm việc cho người lao động, hoạt động cho vay chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, đối tượng vay là các cơ sở sản xuất kinh doanh thấp.

- Một số quy định về cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm chưa phù hợp với thực tiễn như: quy định về lãi suất cho vay từ Quỹ bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo (thấp hơn mức lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo) trong khi đây không phải là các đối tượng ưu tiên tạo ra sự không công bằng với các chương trình tín dụng ưu đãi khác của Ngân hàng Chính sách xã hội.

- Một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động tín dụng chính sách, bên cạnh những địa phương quan tâm bố trí nguồn vốn ủy thác sang NHCSXH thì vẫn còn những địa phương chưa quan tâm, bố trí nguồn lực từ ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH.

- Việc phối hợp, lồng ghép hoạt động tín dụng chính sách với các chương trình, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, chuyển giao khoa học, kỹ thuật, công nghệ ở một số nơi chưa được quan tâm thực hiện một cách đồng bộ, nên hiệu quả sử dụng nguồn vốn chưa cao.

- Một số địa phương trong tỉnh vẫn chưa quan tâm đúng mức đến công tác quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn, chưa có các biện pháp cụ thể và tích cực để cải thiện chất lượng tín dụng, nhất là các biện pháp nhằm giải quyết dứt điểm đối với các hộ gia đình đang còn dư nợ NHCSXH nhưng đã chuyển đi khỏi địa phương.

- Công tác thẩm định dự án vay vốn của các hội đoàn thể nhận ủy thác chưa tốt, chưa có định hướng việc sử dụng vốn vay cho người vay vốn dẫn tới một số dự án không hiệu quả, người vay phải chuyển đổi mục đích sử dụng vốn vay ảnh hưởng tới thời gian thu hồi vốn, khả năng trả nợ của người vay. Việc thẩm định mức vốn cho vay chưa gắn với số việc làm mới, hiệu quả của dự án - Cho vay xuất khẩu lao động bị hạn chế bởi các hộ vay hầu hết lao động đi xuất khẩu có thời hạn ở các thị trường cơ mức thu nhập thấp, lao động chủ yếu là lao động phổ thông, không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng lao động nên mức thu nhập không đảm bảo trang trải chi phí sinh hoạt tại nước sở tại cũng như trả nợ vay cho ngân hàng nên dẫn đến việc tăng trưởng dư nợ đối với chương trình này thấp.

III. Xây dựng kế hoạch vốn vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2021

1. Vốn vay tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm:

1.1. Về số lao động cần tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm:

Theo Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ VII, kế hoạch năm 2021 sẽ tạo việc làm tăng thêm cho 11.000 lao động thông qua các chương trình: chương trình cho vay vốn giải quyết việc làm, tuyển dụng thông qua các đơn vị sử dụng lao động, xuất khẩu lao động.... Để hoàn thành kế hoạch nêu trên, việc xây dựng kế hoạch vốn vay tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm để hỗ trợ việc làm cho người lao động là hết sức cần thiết. Để có cơ sở tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch vốn vay giải quyết việc làm năm 2021, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã xây dựng Kế hoạch số 256/KH-SLĐTBXH ngày 22/5/2020 về việc khảo sát nhu cầu vay vốn tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm và vốn vay ưu đãi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2021, phối hợp với các địa phương thực hiện khảo sát nhu cầu vay vốn tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Trên cơ sở kết quả khảo sát đề xuất của Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh và nhu cầu vay vốn của các Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố về đối tượng lao động ưu tiên hỗ trợ vay vốn tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm trên địa bàn tỉnh như sau:

- Dự kiến số lao động có nhu cầu vay vốn tạo việc làm mới: 6.400 lao động. Trong đó:

+ Số lao động thuộc hộ bị thu hồi đất: 497 người;

+ Số lao động thuộc đối tượng công an, bộ đội xuất ngũ: 626 người

+ Số lao động thiếu việc làm, thất nghiệp có nhu cầu vay vốn tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm: 5.277 người

- Dự kiến nâng mức đầu tư cho 3.740 người lao động có nợ đến hạn chương trình cho vay giải quyết việc làm năm 2021 thu hồi cho vay lại mức vay 50 triệu đồng/lao động.

Vậy, tổng số lao động cần tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm trên địa bàn tỉnh năm 2020 là: 6.400 + 3.740 = 10.140 lao động.

1.2. Tổng nguồn vốn đầu tư cho hỗ trợ tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm:

Tổng số lao động cần tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm trên địa bàn tỉnh năm 2020 là: 5.000 lao động. Trong đó, xác định số lao động có nhu cầu cần vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm là 5.000 lao động.

Theo quy định tại Nghị định 74/2019/NĐ-CP, nên dự kiến mức vốn cho vay bình quân đối với người lao động là khoảng 50 triệu đồng/người.

Vậy, xác định nguồn vốn đầu tư cho hỗ trợ tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm trên địa bàn tỉnh năm 2020 là: 10.140 lao động x 50 triệu đồng = 507.000 triệu đồng. Trong đó:

- Nguồn vốn thu hồi: 125.000 triệu đồng;

- Nguồn vốn bổ sung: 382.000 triệu đồng.

Trong nguồn vốn bổ sung 382.000 triệu đồng (Nguồn vốn do NHCSXH VN bố trí vốn đối ứng 50%: 191.000 triệu đồng và nguồn vốn ngân sách tỉnh: 191.000 triệu đồng).

1.3. Dự kiến số lao động được hỗ trợ tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm: Số lao động được hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm năm 2021 từ nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh là: 10.140 lao động.

Trên đây là Kế hoạch về vốn vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2021 của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Lao động - THXH (Báo cáo);
- TTr.TU, TTr.HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh (b/c);
- Ban Văn hóa XH-HĐND tỉnh;
- Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND;
- Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh;
- Sở Tài chính (để biết)
- Sở Lao động-TBXH tỉnh (thực hiện)
- CN Ngân hàng CSXH tỉnh (thực hiện)
- CVP.UBND tỉnh;
- Lưu: VT, VX5.

KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Văn Tuấn

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác