462937

Kế hoạch 15/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2021 trên địa bàn tỉnh Yên Bái

462937
LawNet .vn

Kế hoạch 15/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2021 trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Số hiệu: 15/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Yên Bái Người ký: Nguyễn Thế Phước
Ngày ban hành: 18/01/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 15/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Yên Bái
Người ký: Nguyễn Thế Phước
Ngày ban hành: 18/01/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15/KH-UBND

Yên Bái, ngày 18 tháng 01 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM VÀ THỦY SẢN NĂM 2021 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản, đảm bảo phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hiệu quả, bền vững góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2021, gồm các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản có hiệu quả với phương châm phòng bệnh là chính, kết hợp thực hiện đồng bộ biện pháp quản lý, giám sát dịch bệnh đến tận thôn, xóm, hộ gia đình; phát hiện sớm, khoanh vùng khống chế, xử lý kịp thời, triệt để các dịch bệnh nguy hiểm phát sinh ở động vật trên cạn và thủy sản trong diện hẹp; nhằm nâng cao năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế, đảm bảo chăn nuôi phát triển ổn định và bền vững, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

- Tăng cường quản lý nhà nước về công tác thú y, thủy sản; nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn trong việc phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản trên địa bàn tỉnh.

- Tạo miễn dịch chủ động cho đàn gia súc, gia cầm nhằm ngăn chặn dịch bệnh phát sinh và lây lan, bảo vệ sức khỏe đàn vật nuôi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ sức khỏe con người, ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm ở động vật lây nhiễm sang người.

- Tiếp tục khống chế và tiến tới thanh toán các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên gia súc gia cầm, thủy sản góp phần phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Công tác tổ chức triển khai thực hiện phòng, chống dịch bệnh cần được chỉ đạo thống nhất và phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở và cả hệ thống chính trị; huy động toàn dân tích cực tham gia thực hiện.

- Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản tuân theo quy định của Luật thú y, văn bản hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh. Tổ chức phòng, chống dịch bệnh phải kịp thời, phù hợp và hiệu quả, không gây lãng phí nguồn lực.

- Thực hiện đảm bảo tiến độ, thời gian và nội dung của kế hoạch, đúng đối tượng, an toàn hiệu quả.

- Các tổ chức, cá nhân chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và động vật thủy sản.

- Các cơ quan chuyên môn, cấp ủy, chính quyền địa phương các xã, phường, thị trấn nghiêm túc triển khai thực hiện, xác định đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị.

- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra trong phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản nhằm ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

II. NỘI DUNG

A- PHÒNG CHNG DỊCH BỆNH ĐỊNH KỲ

1. Phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm định kỳ

a) Tiêm phòng các loại vắc xin

- Phạm vi tiêm phòng: Tiêm phòng cho đàn vật nuôi 173/173 xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh.

- Đối tượng và vắc xin tiêm phòng.

+ Đàn trâu, bò: Tiêm vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng và vắc xin lở mồm long móng.

+ Đàn lợn: Tiêm vắc xin phòng bệnh dịch tả, tụ huyết trùng (dịch tả lợn và vắc xin kép tụ huyết trùng, phó thương hàn lợn).

+ Đối với đàn chó: Tiêm vắc xin phòng bệnh dại chó.

- Thời gian tiêm phòng: Tiêm phòng 02 đợt chính (đợt I vào tháng 3, 4; đợt II vào tháng 9, 10 năm 2021).

- Tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cho đàn trâu, bò, lợn đạt 100% trong diện tiêm phòng (vắc xin lở mồm long móng phải được tiêm nhắc lại lần hai sau 28 ngày đối với những gia súc tiêm lần đầu tiên); đối với vắc xin dại chó đảm bảo đạt tỷ lệ trên 70% tổng đàn chó trên địa bàn; các thôn, xã, phường, thị trấn có lưu hành bệnh Dại phải tiêm phòng trên 85% tổng đàn chó nuôi.

Sau mỗi đợt tiêm chính, chính quyền địa phương chỉ đạo tổ chức rà soát số lượng gia súc, gia cầm mới nuôi, tái đàn hoặc chưa được tiêm phòng để tiêm phòng bổ sung.

- Tổng số vắc xin tiêm phòng 834.690 liều: Tụ huyết trùng trâu, bò 157.090 liều; Tụ huyết trùng lợn 219.400 liều; Dịch tả lợn 219.400 liều; Dại chó 84.000 liều; Lở mồm long móng 154.800 liều (Có phụ biểu chi tiết kèm theo).

b) Vệ sinh khử trùng tiêu độc phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm

- Mục tiêu: Nhằm tiêu diệt mầm bệnh truyền nhiễm trong môi trường; hạn chế và ngăn chặn sự phát sinh, bùng phát và lây lan dịch bệnh trên đàn gia cầm, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường (theo phụ lục số 08 của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 13/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

- Phạm vi và đối tượng khử trùng tiêu độc: Phun khử trùng, tiêu độc tại 173/173 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh; vệ sinh khử trùng tiêu độc tại các ổ dịch cũ, các cơ sở chăn nuôi, giết mổ sơ chế, chế biến, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh.

- Thời gian phun khử trùng tiêu độc: Thực hiện 02 đợt/năm (đợt 1 vào tháng 5, 6/2021; đợt 2 vào tháng 11, 12/2021). Ngoài ra, có bổ sung các đợt vệ sinh khử trùng, tiêu độc khi có dịch bệnh nguy hiểm phát sinh và theo chỉ đạo, phát động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Số lượng thuốc sát trùng: Thuốc sát trùng sử dụng cho hai đợt phun khử trùng tiêu độc 14.082 lít (Có phụ biểu chi tiết kèm theo).

c) Giám sát dịch bệnh và giám sát sau tiêm phòng

- Giám sát dịch bệnh: Giám sát lâm sàng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, đặc biệt đối với đàn gia cầm mới nuôi, đàn gia cầm trong vùng có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định. Chủ động lấy mẫu giám sát để dự tính, dự báo sớm dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Dịch tả lợn Châu Phi, Cúm gia cầm, Lở mồm long móng...

- Giám sát sau tiêm phòng: Lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng để đánh giá kết quả tiêm phòng và khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn trâu, bò sau khi được tiêm vắc xin lở mồm long móng.

d) Kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y

- Triển khai thực hiện có hiệu quả, theo đúng quy định của Luật Thú y và Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn quản lý theo phân cấp; cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở giết mổ đủ điều kiện theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

đ) Kiểm dịch vận chuyển: Thực hiện chặt chẽ công tác kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào địa bàn, đặc biệt đối với động vật làm giống. Xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, làm lây lan dịch bệnh.

e) Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh: Tuyên truyền, hướng dẫn và khuyến khích các cơ sở chăn nuôi xây dựng cơ sở an toàn dịch theo quy định tại Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Phòng, chống dịch bệnh thủy sản định kỳ

Phòng bệnh đối với các cơ sở sản xuất giống, cơ sở thu gom, ương, dưỡng, kinh doanh và nuôi trồng thủy sản theo Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

a) Quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản

- Quan trắc, cảnh báo môi trường phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và có hệ thống nhằm phát hiện những yếu tố có nguy cơ tác động xấu đến môi trường nuôi trồng thủy sản, thông báo kịp thời đến cơ quan quản lý thủy sản, thú y; cảnh báo và hướng dẫn người nuôi thực hiện các biện pháp xử lý và khắc phục cần thiết.

- Đối tượng quan trắc: Động vật thủy sản nuôi có sản lượng lớn, có giá trị thương phẩm cao, được nuôi thâm canh, bán thâm canh trên địa bàn tỉnh.

- Thu thập các thông tin nuôi trồng thủy sản, tình hình dịch bệnh động vật thủy sản và kết quả quan trắc môi trường từ các bộ phận khác để đánh giá, tổng hợp và bổ sung kết quả quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản.

b) Giám sát dịch bệnh động vật thủy sản

- Theo dõi để kịp thời phát hiện động vật thủy sản bị bệnh, bị chết và xử lý theo quy định.

- Thực hiện lấy mẫu định kỳ ở các vùng nuôi và các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, phát hiện sự lưu hành, lây nhiễm mầm bệnh nằm trong danh mục bệnh phải công bố dịch và bệnh có khả năng lây lan, kịp thời cảnh báo nguy cơ bệnh dịch bệnh, hướng dẫn các biện pháp xử lý, khoanh vùng.

c) Kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển giống thủy sản và kiểm tra vệ sinh thú y thủy sản

- Thực hiện theo các Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 về việc quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản; Thông tư 36/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản.

- Hướng dẫn cơ sở sản xuất giống thực hiện khai báo kiểm dịch với cơ quan quản lý nhà nước và thực hiện kiểm dịch con giống trước khi xuất bán, xét nghiệm bệnh của giống thủy sản theo quy định.

- Tăng cường kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản, vùng nuôi trồng thủy sản tập trung; kiểm tra việc quản lý, kinh doanh, sử dụng thức ăn, chế phẩm sinh học, chất xử lý cải tạo môi trường, thuốc thú y thủy sản. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

B - PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘT XUẤT

1. Khi có nguy cơ phát sinh dịch bệnh

- Ban hành văn bản chỉ đạo phòng, chống dịch ngăn chặn dịch bệnh xâm nhiễm vào địa bàn.

- Thông tin tuyên truyền về tình hình dịch bệnh, nguy cơ dịch bệnh xâm nhiễm vào địa bàn.

- Tổ chức giám sát dịch bệnh, vệ sinh khử trùng tiêu độc chuồng trại, khu vực chăn nuôi...

- Thành lập các tổ, đội kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật vào địa bàn.

2. Khi dịch bệnh phát sinh

- Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật; thành lập các đoàn kiểm tra, đôn đốc, kiểm soát vận chuyển, giết mổ...; thành lập chốt kiểm soát dịch bệnh...

- Xử lý ổ dịch theo đúng quy định Luật Thú y; Thông tư số 07/2016/QĐ-BNN ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; Thông tư 24/2019/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2019 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản; các văn bản hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, không để lây lan ra diện rộng.

- Công bố dịch: Theo danh mục các bệnh phải công bố dịch được quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 và Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Kiểm soát các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ động vật, sản phẩm của động vật, phương tiện đi lại và phương tiện vận chuyển đến từ vùng đã, đang có dịch bệnh và có nguy cơ xảy ra dịch.

- Thông tin tuyên truyền tình hình dịch bệnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

C. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Sử dụng lồng ghép các nguồn vốn: Nguồn ngân sách Trung ương, nguồn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác đảm bảo theo đúng các quy định hiện hành của nhà nước.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền hướng dẫn biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên hệ thống truyền thanh của địa phương để nâng cao nhận thức của người dân trong công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản; chú trọng hướng dẫn các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và vận động người chăn nuôi chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống dịch bệnh.

- Xây dựng, thực hiện kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản của địa phương.

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn quản lý chặt chẽ đàn gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản; giám sát tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, động vật thủy sản tới tận thôn, bản, hộ gia đình, phát hiện sớm dịch bệnh; tổ chức tiêm phòng và phun khử trùng, tiêu độc theo kế hoạch đạt hiệu quả; chủ động rà soát, xác định địa điểm và diện tích phun khử trùng, tiêu độc trong chăn nuôi gia súc, gia cầm; xử lý môi trường ao nuôi để phòng ngừa bệnh trong chăn nuôi, nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và thủy sản; các hoạt động kinh doanh, vận chuyển gia súc gia cầm và thủy sản, sản phẩm động vật trên địa bàn quản lý (Đặc biệt là kiểm tra, kiểm soát đối với động vật làm giống phục vụ các chương trình, dự án, hỗ trợ phát triển chăn nuôi); thực hiện kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi cho phép lưu hành trên thị trường.

- Chủ động bố trí kinh phí tại địa phương để thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh theo kế hoạch này.

- Báo cáo kết quả thực hiện phòng, chống dịch bệnh định kỳ, đột xuất, những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức triển khai về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Chăn nuôi và Thú y) để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện trong công tác phòng chống dịch bệnh động vật; giết mổ, kinh doanh, buôn bán động vật, sản phẩm động vật, vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm làm lây lan dịch bệnh, hoặc xảy ra trường hợp có người bị nhiễm bệnh từ động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn quản lý.

- Khi có dịch xảy ra: Chỉ đạo đơn vị chuyên môn, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn huy động nhân lực cho chống dịch không để dịch lây lan ra diện rộng. Chủ động bố trí kinh phí tại địa phương để đảm bảo cho công tác chống dịch, song phải đảm bảo tính kịp thời, đúng quy định. Nếu nguồn kinh phí không cân đối đủ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Các sở, ngành

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đảm bảo hiệu quả, đúng quy định.

- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các ngành chức năng liên quan kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh; báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định. Kịp thời tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện. Tổng hợp đề xuất của các địa phương và lập dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch (đối với nguồn ngân sách tỉnh), gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

- Phối hợp Sở Y tế trong việc hướng dẫn các địa phương giám sát và phòng, chống các bệnh động vật lây sang người theo Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT ngày 27/5/2013 của liên Bộ: Y tế - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn phối hợp phòng, chống bệnh truyền lây từ động vật sang người.

- Khi có dịch xảy ra: Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các biện pháp chống dịch, ngăn chặn khống chế dịch bệnh theo quy định. Tổng hợp, xây dựng dự toán kinh phí chống dịch nguồn của tỉnh gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Thủy sản, các đơn vị chuyên môn trực thuộc:

+ Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn quản lý.

+ Kiểm tra, giám sát việc lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện phòng chống dịch bệnh tại các địa phương.

+ Hướng dẫn chuyên môn về công tác phòng, chống dịch bệnh, giám sát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và động vật thủy sản, lấy mẫu giám sát dịch bệnh; quan trắc, cảnh báo môi trường vùng nuôi trồng thủy sản; tổ chức lấy mẫu xét nghiệm xác định mầm bệnh; các hoạt động kinh doanh, vận chuyển gia súc gia cầm và thủy sản, sản phẩm động vật trên địa bàn; kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y trước khi cho phép lưu hành trên thị trường.

+ Phối hợp với cơ quan truyền thông tổ chức tuyên truyền, thông tin về tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và dịch bệnh thủy sản.

+ Tổ chức thanh tra, kiểm tra: Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất về việc chấp hành các quy định của pháp luật về chăn nuôi, thú y, thủy sản trên địa bàn; kịp thời phát hiện, xử lý những trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

+ Cung ứng dụng cụ, vật tư, hóa chất khử trùng, tiêu độc; chế phẩm xử lý môi trường ao nuôi, lồng nuôi theo quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản.

b) Sở Tài chính

- Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định dự toán kinh phí thực hiện kế hoạch, tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện theo khả năng cân đối ngân sách.

- Khi có dịch xảy ra kịp thời tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí đảm bảo cho hoạt động phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản.

- Kiểm tra, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị liên quan và các địa phương sử dụng kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản theo đúng quy định.

c) Các sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật của tỉnh

Theo chức năng nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện tốt nội dung phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2021 theo kế hoạch.

3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh

Phối hợp với các sở, ngành, các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động toàn thể đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2021 theo quy định.

4. Chủ vật nuôi

Thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho động vật, nuôi trồng thủy sản, tiêm phòng vắc xin bắt buộc cho gia súc, gia cầm, khử trùng tiêu độc định kỳ chuồng trại và trả phí theo quy định. Những hộ chăn nuôi không thực hiện việc tiêm phòng bắt buộc cho vật nuôi và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sẽ bị xử lý theo quy định.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật của tỉnh; các cơ quan, đơn vị liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương tổ chức, triển khai thực hiện Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời tổng hợp báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét điều chỉnh cho phù hợp./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục Thú y;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch TT. UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ tỉnh và các tổ chức đoàn thể CT-XH tỉnh;
- Các sở, ngành thành viên BCĐ phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh Yên Bái;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Chánh, Phó CVP (NLN) UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NLN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thế Phước

 

BIỂU CHI TIẾT KẾ HOẠCH CỦA CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ NĂM 2021

(Kèm theo Kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 18/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái)

TT

Huyện, thị xã, thành phố

Vắc xin tiêm phòng định kỳ cho gia súc (2 đợt/năm)

Thuốc sát trùng 2 đợt/năm (lít)

Tổng cộng

THT trâu, bò (liều)

THT lợn (liều)

Dch tả ln (liều)

Di chó (liều)

LMLM (liều)

 

Tổng cộng:

834.690

157.090

219.400

219.400

84.000

154.800

14.082

1

Thành phố Yên Bái

21.040

840

6.000

6.000

6.600

1.600

1.150

2

Thị xã Nghĩa Lộ

56.800

11.600

12.200

12.200

7.000

13.800

1.452

3

Huyện Lục Yên

80.000

16.300

22.100

22.100

8.500

11.000

1.892

4

Huyện Văn Chấn

131.900

30.800

28.500

28.500

17.100

27.000

1.800

5

Huyện Yên Bình

85.700

16.700

19.000

19.000

11.000

20.000

2.678

6

Huyện Văn Yên

160.550

24.350

51.000

51.000

11.800

22.400

2.092

7

Huyện Mù Cang Chải

170.200

32.000

50.000

50.000

6.200

32.000

764

8

Huyện Trạm Tu

75.500

18.000

16.500

16.500

5.500

19.000

506

9

Huyện Trấn Yên

53.000

6.500

14.100

14.100

10.300

8.000

1.748

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác