Kế hoạch 144/KH-UBND năm 2020 về quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
Kế hoạch 144/KH-UBND năm 2020 về quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
Số hiệu: | 144/KH-UBND | Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bạc Liêu | Người ký: | Phạm Văn Thiều |
Ngày ban hành: | 24/12/2020 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 144/KH-UBND |
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bạc Liêu |
Người ký: | Phạm Văn Thiều |
Ngày ban hành: | 24/12/2020 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 144/KH-UBND |
Bạc Liêu, ngày 24 tháng 12 năm 2020 |
QUAN TRẮC, CẢNH BÁO MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NĂM 2021 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU
I. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NĂM 2020
- Đối với khu vực nước cấp: Tổng số điểm quan trắc là 08 điểm được chọn trên địa bàn thành phố Bạc Liêu (Kênh 30/4, kênh Xáng Bạc Liêu, Sông Bạc Liêu - Cà Mau), thị xã Giá Rai (kênh Giá Rai, kênh Hộ Phòng), huyện Hòa Bình (kênh Chùa Phật), huyện Phước Long (kênh Phó Sinh), huyện Hồng Dân (kênh Phụng hiệp (ngã tư Ninh Quới)); Thông số quan trắc: Nhiệt độ nước, oxy hòa tan, độ mặn, pH, độ trong, N-NH4+, N-NO2-; H2S, TSS (tổng chất rắn lơ lửng), COD (nhu cầu oxy hóa học), Mật độ Vibrio tổng số, Mật độ Vibrio parahaemolyticus; Số đợt thu mẫu là 19 đợt (mỗi tháng 2 đợt), tổng số lượng mẫu thu được là 152 mẫu.
Kết quả quan trắc tại các kênh cấp được quan trắc các chỉ tiêu N-NO2-, N-NH4+, TSS, COD thường nằm ngoài giới hạn. Các chỉ tiêu Oxy hòa tan, độ mặn, độ trong, Mật độ Vibrio tổng số, Mật độ Vibrio parahaemolyticus tại một số thời điểm nằm ngoài giới hạn, các chỉ tiêu quan trắc còn lại thường nằm trong giới hạn (theo QCVN 02-19:2014/BNNPTNT và QCVN 08:2015/BTNMT).
- Đối với ao nuôi tôm đại diện: Tổng số điểm quan trắc là 5 điểm được chọn trên địa bàn thành phố Bạc Liêu (3 điểm) và huyện Hòa Bình (2 điểm); thông số quan trắc: Nhiệt độ nước, oxy hòa tan, pH, độ trong, độ mặn, độ kiềm, TAN (NH3, N-NH4+), N-NO2-, OSS (chất rắn hữu cơ lơ lửng), TSS (tổng chất rắn lơ lửng), COD (nhu cầu oxy hóa học), vi khuẩn Vibrio tổng số, vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus; Số đợt thu mẫu là 19 đợt (mỗi tháng 2 đợt), tổng số lượng mẫu thu được là 95 mẫu. Nhìn chung, tại các ao nuôi tôm được quan trắc có chỉ tiêu COD thường nằm ngoài giới hạn. Các chỉ tiêu độ mặn, độ trong, N-NO2-, N-NH4+, TSS, độ kiềm, P-PO43-, vi khuẩn Vibrio tổng số, vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus thường nằm nong giới hạn (theo QCVN 02-19:2014/BNNPTNT và QCVN 08:2015/BTNMT).
2. Thực hiện nhiệm vụ quan trắc, cảnh báo môi trường vùng đệm trên địa bàn xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình (thực hiện một phần trong Kế hoạch Phòng chống dịch bệnh đối với thủy sản và gia súc gia cầm năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu):
- Đối với kênh cấp: Tổng số điểm quan trắc là 06 điểm được chọn trên địa bàn xã Vĩnh Thịnh: Kênh Cái Cùng, kênh 500 và kênh 130 (ấp Vĩnh Lạc - Vĩnh Thịnh), kênh Mương 6 và kênh Mương 7 (ấp Vĩnh Tiến - Vĩnh Thịnh), kênh Cô Tư (ấp Vĩnh Lập - Vĩnh Thịnh); thông số và tần suất quan trắc môi: Nhiệt độ nước, oxy hòa tan, độ mặn, pH, độ trong, thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng (Cd, Hg, Pb), N-NH4-, N-NO2-, H2S, TSS (tổng chất rắn lơ lửng), OSS (chất rắn hữu cơ lơ lửng), COD (nhu cầu oxy hóa học), mật độ và thành phần tảo độc, vi khuẩn Vibrio tổng số, vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus; số đợt thu mẫu là 06 đợt (mỗi tháng 1 đợt), tổng số lượng mẫu thu được là 36 mẫu. Nhìn chung, tại các kênh cấp được quan trắc có chỉ tiêu TSS thường nằm ngoài giới hạn. Các chỉ tiêu Oxy hòa tan, N-NO2-, COD, OSS, vi khuẩn Vibrio tổng số, vi khuẩn Vibrio Paraheamolyticus tại một số thời điểm nằm ngoài giới hạn theo QCVN 02-19:2014/BNNPTNT và QCVN 08:2015/BTNMT. Thành phần tảo độc của 06 kênh được quan trắc tại một số thời điểm có xuất hiện tảo Chaetoceros spp, tảo Skeletonema costatum, tảo Euglena spp, tảo Pseudonitzschia spp, tảo Prorocentrum micans, tảo Leptocylindrus, tảo Proroperidinium sp.
- Đối với ao nuôi tôm đại diện: Tổng số điểm quan trắc là 03 điểm, chọn ngẫu nhiên 3 hộ trên 3 ấp Vĩnh Tiến, Vĩnh Lập và Vĩnh Lạc; thông số và tần suất quan trắc môi trường: Nhiệt độ nước, oxy hòa tan, pH, độ trong, độ mặn, độ kiềm, độ cứng, TAN (NH3, N-NH4+), N-NO2-, Vi khuẩn Vibrio tổng số, vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, mật độ và thành phần tảo, N-NO3-, P-PO43-, H2S, OSS (chất rắn hữu cơ lơ lửng), TSS (tổng chất rắn lơ lửng), COD (nhu cầu oxy hóa học); số đợt thu mẫu là 06 đợt (mỗi tháng 1 đợt), tổng số lượng mẫu thu được là 18 mẫu. Nhìn chung, tại các ao nuôi được quan trắc có chỉ tiêu TSS thường nằm ngoài giới hạn. Các Chỉ tiêu độ mặn, độ trong, N-NO2-, N-NH4+, COD, độ kiềm, P-PO43-, vi khuẩn Vibrio tổng số, vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus tại một số thời điểm nằm ngoài giới hạn theo QCVN 02-19:2014/BNNPTNT và QCVN 08:2015/BTNMT. Thành phần tảo độc ở các ao nuôi được quan trắc tại một số thời điểm có xuất hiện tảo Chaetoceros spp, tảo Skeletonema, tảo Euglena spp, tảo Pseudanabaena sp.
3. Thông tin cảnh báo, khuyến cáo:
- Công tác quan trắc môi trường thời gian qua trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện nhiệm vụ rất nghiêm túc, đảm bảo các nội dung, tiến độ, thông số, tần suất, đúng theo kế hoạch và các quy định khác có liên quan. Các kết quả quan trắc môi trường nước sau mỗi lần thu mẫu được bộ phận chuyên môn phân tích, đánh giá và đưa ra khuyến cáo (làm thông báo) gửi đến Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Bạc Liêu và các đơn vị liên quan chủ động trong công tác quản lý và hướng dẫn cảnh báo các biện pháp phòng tránh trong nuôi trồng thủy sản, giúp cho người nuôi hạn chế thấp nhất thiệt hại do ảnh hưởng môi trường đến hoạt động nuôi trồng thủy sản. Đồng thời, gửi đến các hộ nuôi tôm biết được tình hình môi trường nước của kênh cấp và ao nuôi, chủ động trong việc sản xuất, đặc biệt là phòng chống dịch bệnh.
-. Định kỳ các thông báo kết quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản được đăng trên trang Website của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; truyền thông đại chúng để mọi người dân có nhu cầu được biết.
- Tuyên truyền, khuyến khích đẩy mạnh áp dụng thực hành nuôi trồng thủy sản tốt, nuôi trồng thủy sản có chứng nhận (VietGAP, GlobalGAP, ASC hoặc Organic...). Phát triển mở rộng các vùng nuôi thủy sản thâm canh ứng dụng công nghệ cao, nuôi tiết kiệm nước, nuôi an toàn sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Quan trắc được thực hiện bởi các cơ quan chuyên môn khác nhau, phục vụ cho chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan với mục tiêu quan trắc khác nhau.
- Kết quả quan trắc chưa được tích hợp vào cùng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu để sử dụng kịp thời và hiệu quả.
- Kinh phí thực hiện còn hạn chế nên chưa quan trắc hết được các vùng nuôi thủy sản tập trung của tỉnh. Ngoài ra, mật độ và thời gian quan trắc còn ít so với hiện trạng nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh.
- Công tác quan trắc chất lượng nước mặt hiện nay chủ yếu bằng thủ công (thu mẫu về và gửi đến Phòng thí nghiệm đạt chuẩn phân tích). Do đó kết quả quan trắc chưa thông tin nhanh chóng đến người dân nên mục tiêu cảnh báo đến nông dân để chủ động trong sản xuất và phòng chống dịch bệnh còn hạn chế.
- Người nuôi tôm chưa có ý thức cao trong công tác bảo vệ môi trường nuôi, còn tự ý xả nước thải, chất thải chưa qua xử lý ra môi trường bên ngoài, một bộ phận người dân chưa tuân thủ quy trình nuôi, nuôi tôm không theo quy hoạch, không đúng lịch thời vụ khuyến cáo của ngành chức năng.
1. Căn cứ pháp lý:
- Luật Thủy sản số 18/2017/QH14.
- Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.
- Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản.
- Công văn số 3006/TCTS-NTTS ngày 03 tháng 11 năm 2016 của Tổng cục Thủy sản về việc hướng dẫn triển khai nhiệm vụ quan trắc môi trường trong NTTS.
- Công văn số 1453/TCTS-NTTS ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Tổng cục Thủy sản về việc hướng dẫn quản lý nuôi trồng thủy sản bền vững.
- Quyết định số 14/2018/QĐ-UBND ngày 05 tháng 4 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định Bảo vệ môi trường trong hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
- Quyết định số 01/2019/QĐ-UBND ngày 05 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định Bảo vệ môi trường trong hoạt động nuôi tôm siêu thâm canh trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
2. Mục đích, yêu cầu:
- Thực hiện quan trắc, cảnh báo trong nuôi trồng thủy sản về các yếu tố môi trường đối với hình thức nuôi tôm quảng canh cải tiến kết hợp, thâm canh, bán thâm canh và siêu thâm canh (QCCTKH, TC, BTC & STC) cho hai đối tượng nuôi chủ lực là tôm sú và tôm thẻ chân trắng.
- Phấn đấu đạt các chỉ tiêu kế hoạch năm 2021 đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (NTTS) nói chung và các hình thức nuôi QCCTKH, TC, BTC & STC (tôm sú, thẻ chân trắng) nói riêng.
- Quan trắc môi trường vùng nuôi trồng thủy sản được thực hiện thường xuyên, liên tục nhằm phát hiện nhanh diễn biến xấu về môi trường phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo sản xuất, kịp thời cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp xử lý, phòng ngừa khi môi trường thủy sản mất an toàn, giảm thiểu thiệt hại do môi trường gây ra, hướng đến phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả.
3. Nội dung thực hiện:
3.1. Đối tượng áp dụng:
- Quan trắc môi trường khu vực cấp nước và ao nuôi đại diện trong vùng nuôi tập trung của các đối tượng thủy sản chủ lực trên địa bàn tỉnh.
- Điểm được chọn quan trắc tại khu vực cấp nước là ổn định, đại diện được cho các thủy vực ở nơi cần quan trắc; điểm được chọn quan trắc của ao nuôi đại diện mang tính đặc trưng, đại diện cho khu vực nuôi có nguy cơ gây phát sinh, tác động xấu cho các yếu tố môi trường.
3.2. Vùng và thông số quan trắc:
3.2.1. Khu vực nước cấp (08 điểm):
a) Địa điểm quan trắc:
Tổng số điểm quan trắc là 8 điểm, các điểm quan trắc được chọn trên địa bàn các huyện: Hòa Bình (01 điểm) và thị xã Giá Rai (02 điểm), huyện Đông Hải (02 điểm), thành phố Bạc Liêu (03 điểm); điểm chọn quan trắc tại khu vực nước cấp cho các vùng vùng nuôi tập trung của các đối tượng thủy sản chủ lực trên địa bàn tỉnh.
TT |
Địa bàn |
Số điểm quan trắc |
Điểm quan trắc |
Tọa độ |
|
1 |
Thành phố Bạc Liêu |
3 điểm |
Kênh 30/4 (đầu nguồn) |
9°13'46.8"N 105°44'04.8"E |
|
Kênh Xáng Bạc Liêu (giáp ranh Phường 5 với xã Vĩnh Trạch) |
9°17'53.2"N 105°44'30.6"E |
|
|||
Sông Bạc Liêu (Cầu Sập) |
9°17'43.3"N 105o40'51.5"E |
|
|||
2 |
Huyện Hòa Bình |
1 điểm |
Kênh Chùa Phật (giáp ranh thị trấn Hòa Bình với xã Vĩnh Hậu A) |
9°15'29.7"N 105o38'15.2"E |
|
3 |
Thị xã Giá Rai |
2 điểm |
Kênh Giá Rai - Phó Sinh (gần cống Giá Rai) |
9°14'38.2"N 105o27'16.6"E |
|
Kênh Hộ Phòng - Chủ Chí (gần cống Hộ Phòng) |
9°14'02.4"N 105°24'38.0"E |
|
|||
4 |
Huyện Đông Hải |
2 điểm |
Kênh Huyện Kệ (Điền Hải) |
9°06'22.7"N 105°29’42.3"E |
|
Kênh 04 (Long Điền Đông) |
9°08’28.3"N 105°32'20.2"E |
b) Thông số và tần suất quan trắc:
TT |
Thông số quan trắc |
Tần suất quan trắc |
Ghi chú |
1 |
Nhiệt độ nước, oxy hòa tan, độ mặn, pH, độ trong. |
2 lần/tháng |
Thông số kiểm tra tại hiện trường |
2 |
N-NH4+, N-NO2-, H2S, TSS (tổng chất rắn lơ lửng), COD (nhu cầu oxy hóa học), Vibrio tổng số, Vibrio parahaemolyticus. |
2 lần/tháng |
Thông số phân tích phòng thí nghiệm |
3.2.2. Ao đại diện (05 điểm):
a) Địa điểm quan trắc:
Tổng số điểm quan trắc là 5 điểm, tập trung chủ yếu ở hai vùng nuôi trọng điểm là tại Thành phố Bạc Liêu (03 điểm) và huyện Hòa Bình (02 điểm).
b) Thông số và tần suất quan trắc:
TT |
Thông số quan trắc |
Tần suất quan trắc |
Ghi chú |
1 |
Nhiệt độ nước, oxy hòa tan, độ mặn, pH, độ trong. |
2 lần/tháng |
Kiểm tra tại hiện trường |
2 |
Độ kiềm, TAN, N-NO2-, H2S, TSS (tổng chất rắn lơ lửng), N-NO3-, P-PO43-, COD (nhu cầu oxy hóa học), Vibrio tổng số, Vibrio parahaemolyticus. |
2 lần/tháng |
Phân tích trong phòng thí nghiệm |
4. Công tác xử lý và thông tin kết quả quan trắc:
- Kết quả quan trắc giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cập nhật, xử lý và thông báo đến Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố có điểm quan trắc môi trường biết để kịp thời chủ động trong chỉ đạo sản xuất và phổ biến đến người nuôi thủy sản trên địa bàn.
- Sau mỗi đợt quan trắc môi trường, thực hiện ngay việc cập nhật kết quả vào hệ thống, quản lý và lưu giữ thông tin, dữ liệu cấp mình; công khai thông tin, dữ liệu quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản lên trang web và các phương tiện truyền thông khác; thông báo các kết quả quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản đến người nuôi trồng thủy sản để người nuôi chủ động trong sản xuất.
5. Thời gian và kinh phí thực hiện kế hoạch:
5.1. Thời gian thực hiện: Năm 2021.
5.2. Kinh phí dự kiến thực hiện:
Tổng kinh phí dự kiến thực hiện năm 2021: 290.000.000 đồng (Hai trăm chín mươi triệu đồng); tùy theo tình hình thực tế và khả năng cân đối ngân sách của tỉnh để bố trí vốn triển khai thực hiện cho phù hợp.
(Chi tiết theo Phụ lục đính kèm)
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm:
- Hàng năm tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng chương trình, kế hoạch quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh; chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng dự toán kinh phí thực hiện theo đúng quy định hiện hành, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định; Phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng trong công tác truyền thông kết quả và cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản.
- Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các Sở, Ngành, đơn vị chức năng có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Bạc Liêu tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ quan trắc, cảnh báo môi trường phục vụ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.
- Chỉ đạo cơ quan trực thuộc tổ chức thực hiện quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản tại địa phương sau khi kế hoạch được phê duyệt; định kỳ thu mẫu gửi phân tích chất lượng nước, kịp thời cảnh báo người nuôi thủy sản áp dụng các biện pháp phòng tránh khi chất lượng môi trường nước thay đổi; định kỳ kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ quan trắc, cảnh báo môi trường trong NTTS; tăng cường hướng dẫn người nuôi tôm theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, nuôi tôm có trách nhiệm.
- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với Chi cục Thủy sản và sử dụng các thông tin về chỉ tiêu quan trắc môi trường trong xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản; định kỳ cung cấp số liệu dịch bệnh động vật thủy sản cho Chi cục Thủy sản để làm căn cứ xây dựng và triển khai các biện pháp quản lý nuôi trồng thủy sản.
- Xử lý những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện Kế hoạch Quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản; tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính theo quy định.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm:
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn và sử dụng các thông tin về chỉ tiêu quan trắc chất lượng nước mặt, quan trắc mực nước dưới đất, tình hình khí tượng thủy văn định kỳ cung cấp cho Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (Chi cục Thủy sản) để làm căn cứ xây dựng và triển khai các biện pháp quản lý nuôi trồng thủy sản. Đồng thời, thông tin những diễn biến bất thường để phối hợp khuyến cáo người nuôi trồng có kế hoạch sản xuất phù hợp, hiệu quả.
- Tổ chức thanh, kiểm tra các nhà máy, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, trang trại chăn nuôi có nguy cơ gây ô nhiễm trên địa bàn và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm theo quy định.
3. Sở Tài chính chịu trách nhiệm:
Kiểm tra, thẩm định dự toán chi tiết thực hiện Kế hoạch theo nhu cầu thực tế trên cơ sở định mức chi tiêu tài chính, tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện theo quy định của pháp luật và khả năng cân đối ngân sách.
4. Báo Bạc Liêu, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh chịu trách nhiệm:
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan, đơn vị có liên quan tăng cường tuyên truyền, phổ biến các văn bản của nhà nước, các quy trình nuôi thủy sản tốt, các mô hình nuôi trồng thủy sản có hiệu quả; các kết quả quan trắc môi trường, các phương pháp cảnh báo, phòng ngừa dịch bệnh đối với người nuôi trồng thủy sản trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức cho cán bộ, người dân biết và thực hiện.
- Tăng thời lượng phát sóng đối với Chương trình khuyến nông - khuyến ngư và các phóng sự có liên quan đến công tác quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm:
- Chỉ đạo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có nuôi trồng thủy sản phối hợp, hỗ trợ đơn vị quan trắc và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch quan trắc môi trường được kịp thời, hiệu quả; tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến, cảnh báo kết quả quan trắc môi trường vùng nuôi trồng thủy sản.
- Giám sát chặt chẽ tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn, phát hiện nhanh diễn biến xấu về tình hình môi trường, tuyên truyền người nuôi thủy sản theo dõi, giám sát môi trường tại cơ sở nuôi trồng thủy sản, hướng dẫn người nuôi xử lý, khắc phục kịp thời, có hiệu quả các diện tích nuôi thủy sản bị thiệt hại, khống chế không để diễn biến xấu về môi trường nuôi thủy sản xảy ra trên diện rộng.
- Chỉ đạo cơ quan thông tin tuyên truyền trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố Bạc Liêu phổ biến, hướng dẫn người nuôi thủy sản các kết quả quan trắc môi trường, các biện pháp cảnh báo, phòng ngừa dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản; đồng thời, tăng cường các biện pháp tuyên truyền cho người nuôi về bảo vệ môi trường.
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh, người dân trên địa bàn chưa ý thức trong công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo các tổ chức, cá nhân thực thi nghiêm túc các quy định của pháp luật về Luật Bảo vệ môi trường.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, những vấn đề chưa phù hợp cần điều chỉnh, bổ sung thì các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh kịp thời về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Thủy sản) để tổng hợp báo cáo đề xuất, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
|
CHỦ
TỊCH |
KINH PHÍ THỰC HIỆN QUAN TRẮC, CẢNH BÁO MÔI
TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NĂM 2021 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 144/KH-UBND ngày 24/12/2020 của Ủy ban nhân
dân tỉnh)
TT |
Nội dung chi |
Diễn giải |
Thành tiền (đồng) |
1 |
Kinh phí phân tích mẫu đối với kênh cấp (Bảng báo giá của Trung tâm Quan trắc Môi trường và Bệnh Thủy sản Nam Bộ - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II) |
109.440.000 |
|
- |
N-NH4+ |
19 lần/điểm/năm x 100.000 đồng x 8 điểm |
15.200.000 |
- |
N-NO2- |
19 lần/điểm/năm x 100.000 đồng x 8 điểm |
15.200.000 |
- |
H2S |
19 lần điểm/năm x 100.000 đồng x 8 điểm |
15.200.000 |
- |
TSS |
19 lần/điểm/năm x 70.000 đồng x 8 điểm |
10.640.000 |
- |
COD |
19 lần/điểm/năm x 80.000 đồng x 8 điểm |
12.160.000 |
- |
Vibrio spp. |
19 lần/điểm/năm x 120.000 đồng x 8 điểm |
18.240.000 |
- |
Vibrio parahaemolyticus |
19 lần/điểm/năm x 150.000 đồng x 8 điểm |
22.800.000 |
2 |
Kinh phí phân tích mẫu đối với ao đại diện (Bảng báo giá của Trung tâm Quan trắc Môi trường và Bệnh Thủy sản Nam Bộ - Viện NC NTTS II) |
95.000.000 |
|
- |
N-NH4+ |
19 lần/điểm/năm x 100.000 đồng x 5 điểm |
9.500.000 |
- |
N-NO2- |
19 lần/điểm/năm x 100.000 đồng x 5 điểm |
9.500.000 |
- |
H2S |
19 lần/điểm/năm x 100.000 đồng x 5 điểm |
9.500.000 |
- |
TSS |
19 lần/điểm/năm x 70.000 đồng x 5 điểm |
6.650.000 |
- |
N-NO3- |
19 lần/điểm/năm x 100.000 đồng x 5 điểm |
9.500.000 |
- |
P-PO43- |
19 lần/điểm/năm x 120.000 đồng x 5 điểm |
11.400.000 |
- |
Độ kiềm |
19 lần/điểm/năm x 60.000 đồng x 5 điểm |
5.700.000 |
- |
COD |
19 lần/điểm/năm x 80.000 đồng x 5 điểm |
7.600.000 |
- |
Vibrio spp. |
19 lần/điểm/năm x 120.000 đồng x 5 điểm |
11.400.000 |
- |
Vibrio parahaemolyticus |
19 lần/điểm/năm x 150.000 đồng x 5 điểm |
14.250.000 |
3 |
Dụng cụ đựng mẫu |
5.530.000 |
|
- |
Chai |
495 chai x 5.000 đồng/chai |
2.475.000 |
- |
Thùng mốt |
47 thùng x 65.000 đồng/thùng |
3.055.000 |
4 |
Hóa Chất đo môi trường tại hiện trường |
8.250.000 |
|
- |
Test pH |
15 bộ x 150.000 đồng/bộ |
2.250.000 |
- |
Test oxy |
15 bộ x 200.000 đồng/bộ |
3.000.000 |
- |
Test kiềm |
14 bộ x 200.000 đồng/bộ |
3.000.000 |
5 |
Chi phí gửi mẫu (TP. HCM) |
57.600.000 |
|
- |
Tiền xe |
360.000/đồng/người x 02 người x 30 chuyến |
21.600.000 |
- |
Thuê phòng nghỉ |
300.000 đồng/ngày/người x 02 người x 30 ngày |
18.000.000 |
- |
Lưu trú |
150.000 đồng/ngày/người x 02 người x 60 ngày |
18.000.000 |
6 |
Công tác phí |
14.180.000 |
|
6.1 |
Đối với vùng nước cấp |
11.210.000 |
|
- |
Từ Chi cục thủy sản - kênh cấp tại TP. Bạc Liêu |
TP Bạc Liêu: 130.000 đ/người/ngày x 01 người x 19 ngày |
2.470.000 |
- |
Từ Chi cục thủy sản - kênh cấp tại huyện Hòa Bình |
Huyện Hòa Bình: 140.000 đ/người/ngày x 01 người x 19 ngày |
2.660.000 |
- |
Từ Chi cục thủy sản - kênh cấp tại huyện Giá Rai |
Huyện Giá Rai: 150.000 đ/người/ngày x 01 người x 19 ngày |
2.850.000 |
- |
Từ Chi cục thủy sản - kênh cấp tại huyện Đông Hải |
Huyện Đông Hải: 170.000 đ/người/ngày x 01 người x 19 ngày |
3.230.000 |
6.2 |
Đối với ao đại diện |
2.970.000 |
|
- |
Từ Chi cục thủy sản - cơ sở nuôi tại TP. Bạc Liêu |
TP Bạc Liêu: 130.000 đ/người/ngày x 01 người x 11 ngày |
1.430.000 |
- |
Từ Chi cục thủy sản - cơ sở nuôi tại huyện Hòa Bình |
Huyện Hòa Bình: 140.000 đ/người/ngày x 01 người x 11 ngày |
1.540.000 |
Tổng cộng |
290.000.000 |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây