Kế hoạch 138/KH-UBND năm 2020 về Phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Kế hoạch 138/KH-UBND năm 2020 về Phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Số hiệu: | 138/KH-UBND | Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lạng Sơn | Người ký: | Hồ Tiến Thiệu |
Ngày ban hành: | 19/08/2020 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 138/KH-UBND |
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lạng Sơn |
Người ký: | Hồ Tiến Thiệu |
Ngày ban hành: | 19/08/2020 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 138/KH-UBND |
Lạng Sơn, ngày 19 tháng 8 năm 2020 |
PHÒNG, CHỐNG BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI GIAI ĐOẠN 2020 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
Căn cứ Quyết định số 972/QĐ-TTg ngày 07/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, giai đoạn 2020-2025” và tình hình thực tiễn địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn với các nội dung như sau:
Chủ động giám sát phát hiện sớm, cảnh báo, áp dụng kịp thời, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP); bảo đảm áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh nhằm giảm thiểu tổn thất về kinh tế, hạn chế tác động xấu của giá thịt lợn đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI), môi trường và các hoạt động thương mại động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh.
a) Trên 65% số xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) không có bệnh DTLCP trong 02 năm đầu thực hiện Kế hoạch; trên 85% số xã, phường, thị trấn không có bệnh DTLCP trong 02 năm tiếp theo và trên 95% số xã không có bệnh DTLCP trong 02 năm cuối thực hiện Kế hoạch.
b) Xây dựng thành công ít nhất 50 cơ sở chăn nuôi lợn an toàn bệnh DTLCP, đáp ứng tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
c) Có 100% cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô lớn, 70% cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa và 50% cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ (theo quy định tại Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ) áp dụng các biện pháp chăn nuôi lợn an toàn sinh học.
- Kê khai, cập nhật, khai báo hoạt động chăn nuôi với chính quyền địa phương; đảm bảo khoảng cách an toàn trong chăn nuôi trang trại theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Luật Chăn nuôi; Thông tư số 20/2019/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 11 năm 2019 và Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 23 tháng 11 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt: cách ly, vệ sinh, sát trùng bằng hóa chất, bằng vôi; đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, dụng cụ chăn nuôi bảo đảm áp dụng có hiệu quả các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, cụ thể:
+ Cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ, vừa và chăn nuôi nông hộ: thực hiện theo các nội dung tại Công văn số 5329/BNN-CN ngày 25 tháng 7 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường một số biện pháp kỹ thuật tổng hợp về an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn để phòng, chống bệnh DTLCP.
+ Cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô lớn: thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-14:2010/BNNPTNT về điều kiện trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học ban hành theo Thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 01 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Sử dụng thức ăn dùng cho chăn nuôi có nguồn gốc rõ ràng, đạt tiêu chuẩn theo quy định; hạn chế tối đa việc sử dụng thức ăn thừa, tái chế từ các nhà hàng, khách sạn, khu công nghiệp. Trường hợp sử dụng thức ăn thừa phải xử lý nhiệt để diệt được mầm bệnh trong thức ăn; đồng thời vệ sinh, sát trùng dụng cụ chứa đựng thức ăn trước và sau khi đưa vào khu vực chăn nuôi.
a) Nguyên tắc nuôi tái đàn lợn
- Chỉ nuôi tái đàn lợn tại cơ sở chăn nuôi lợn chưa bị bệnh DTLCP hoặc tại cơ sở có bệnh nhưng đã qua 21 ngày và không tái phát bệnh DTLCP; bảo đảm các biện pháp an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh.
- Đối với địa phương chưa công bố hết bệnh DTLCP, chỉ được nuôi tại cơ sở tập trung chưa bị bệnh DTLCP, đã được chứng nhận an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, được cấp chứng nhận VietGAP, GlobalGAP hoặc được chính quyền cơ sở, cơ quan thú y địa phương xác nhận đáp ứng đủ yêu cầu an toàn dịch bệnh để tái đàn, tăng đàn.
b) Yêu cầu đối với cơ sở nuôi tái đàn lợn
- Tổ chức, cá nhân chăn nuôi lợn phải kê khai với chính quyền cơ sở trước khi thực hiện việc nuôi tái đàn lợn, tăng đàn theo quy định của Luật Chăn nuôi và Thông tư số 23/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 11 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Có chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, con giống, thức ăn, nước uống, chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y và các biện pháp quản lý cơ sở chăn nuôi theo các quy định của pháp luật về chăn nuôi, thú y hoặc đã được chứng nhận cơ sở an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, VietGAP, GlobalGAP;
- Đối với các cơ sở chăn nuôi có quy mô lớn: định kỳ lấy mẫu môi trường, nước, chất thải,... xét nghiệm khẳng định không có vi rút DTLCP.
c) Các bước nuôi tái đàn lợn
- Khi bắt đầu tái đàn nuôi chỉ báo với số lượng hợp lý phù hợp với công suất nuôi của mỗi cơ sở để đảm bảo không có dịch bệnh tái phát trong khoảng thời gian ít nhất 21 ngày.
- Hằng ngày theo dõi, giám sát chặt chẽ số lợn mới tái đàn trong thời gian ít nhất 21 ngày; trường hợp cần thiết lấy mẫu xét nghiệm phát hiện mầm bệnh DTLCP (chủ cơ sở có thể tự lấy dưới sự giám sát của cán bộ thú y hoặc cán bộ thú y cơ sở thực hiện việc lấy mẫu). Trường hợp nghi lợn bị bệnh, phải khai báo ngay cho chính quyền, cơ quan thú y và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
- Sau khi nuôi tái đàn ít nhất 21 ngày, nếu lợn không có biểu hiện bệnh hoặc mẫu xét nghiệm cho kết quả âm tính với bệnh DTLCP (áp dụng đối với trường hợp lấy mẫu xét nghiệm), thực hiện nuôi tái đàn thận trọng và có thể nuôi đạt 100% quy mô chăn nuôi của cơ sở.
d) Chính quyền cơ sở và các cơ quan thú y địa phương tổ chức kiểm tra, xác nhận điều kiện nuôi tái đàn; tăng cường việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tình hình chăn nuôi và công tác phòng, chống dịch bệnh.
a) Giám sát chủ động
- Chủ cơ sở nuôi lợn, thú y cơ sở chủ động theo dõi, giám sát đàn lợn. Trường hợp phát hiện lợn bệnh, nghi mắc bệnh DTLCP, lợn chết không rõ nguyên nhân hoặc lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc thì báo cơ quan thú y địa phương; cơ quan thú y thực hiện việc lấy mẫu để xét nghiệm bệnh DTLCP trước khi xử lý tiêu hủy theo quy định của pháp luật;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, trình UBND tỉnh phê duyệt, bố trí kinh phí và tổ chức thực hiện chủ động lấy mẫu giám sát lưu hành vi rút DTLCP tại cơ sở chăn nuôi, hộ chăn nuôi, chợ buôn bán, cơ sở kinh doanh, thu gom, điểm trung chuyển, tắm rửa lợn, cơ sở giết mổ lợn, cơ sở chế biến và tiêu thụ sản phẩm từ lợn, trên lợn, sản phẩm lợn nhập lậu bị bắt giữ trên địa bàn quản lý, môi trường chăn nuôi tại các địa bàn có nguy cơ cao.
b) Giám sát bị động
- Cơ quan chuyên ngành thú y các cấp tổ chức lấy mẫu để xét nghiệm vi rút DTLCP và chẩn đoán phân biệt đối với: đàn lợn nuôi có biểu hiện nghi ngờ bệnh DTLCP; đàn lợn nghi có tiếp xúc với đàn lợn mắc bệnh DTLCP; lợn rừng, lợn cảnh, lợn hoang dã, lợn tại vườn thú, vườn quốc gia bị ốm, chết không rõ nguyên nhân; mẫu môi trường; điều tra xác định nguyên nhân nếu nghi đàn lợn bị bệnh DTLCP.
- Điều tra ổ dịch, truy tìm nguồn bệnh: chính quyền địa phương chỉ đạo, phối hợp cùng cơ quan chuyên môn thú y tiến hành điều tra ổ dịch (hộ, cơ sở chăn nuôi bị nhiễm DTLCP). Việc điều tra ổ dịch được triển khai tối thiểu 21 ngày trở về trước (trước khi xuất hiện dấu hiệu lâm sàng tại ca bệnh đầu tiên) và sẽ tiếp tục kéo dài đến thời điểm áp dụng các biện pháp kiểm soát ổ dịch.
4. Tiêu hủy lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh DTLCP
- Tiêu hủy toàn bộ lợn mắc bệnh, lợn chết, lợn có kết quả xét nghiệm dương tính với mầm bệnh DTLCP.
- Biện pháp tiêu hủy: Ủy ban nhân dân các cấp phối hợp với cơ quan chuyên môn tham khảo, lựa chọn và áp dụng các biện pháp tiêu hủy lợn, sản phẩm từ lợn có mầm bệnh phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế, theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các biện pháp tiêu hủy được thực hiện theo Phụ lục 3: Hướng dẫn kỹ thuật tiêu hủy bắt buộc lợn bệnh và sản phẩm của lợn bệnh ban hành theo Quyết định số 4527/QĐ-BNN-TY ngày 15/11/2018, Công văn số 4178/HD-BNN-TY ngày 14/6/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn cụ thể biện pháp xử lý, tiêu hủy lợn mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi bằng phương pháp đốt.
- Đối với lợn khỏe mạnh tại cơ sở có lợn mắc bệnh DTLCP hoặc tại các cơ sở chưa có lợn mắc bệnh nhưng nằm trong vùng dịch khi có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP có thể được vận chuyển, giết mổ theo hướng dẫn tại điểm b khoản 5 và điểm d khoản 6 Kế hoạch này.
5. Kiểm soát vận chuyển, buôn bán lợn, sản phẩm từ lợn
a) Trong trường hợp không có bệnh DTLCP
- Tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn và sản phẩm lợn tại nơi xuất phát: thực hiện nghiêm các quy trình kiểm dịch vận chuyển, các quy định, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; vệ sinh và phun thuốc sát trùng phương tiện, dụng cụ vận chuyển; vệ sinh, sát trùng người tham gia vận chuyển; tổ chức lấy mẫu đối với các trường hợp lợn nghi mắc bệnh, sản phẩm lợn nghi mang mầm bệnh để kịp thời phát hiện, xử lý triệt để bảo đảm không làm lây lan dịch bệnh.
- Tại các huyện tiếp giáp với tỉnh đang có dịch, khi cần thiết (căn cứ vào tình hình thực tế) thành lập chốt kiểm dịch tạm thời có đầy đủ lực lượng liên ngành: Thú y, quản lý thị trường, công an và các lực lượng liên quan để tổ chức kiểm soát chặt chẽ đối với lợn và sản phẩm lợn vận chuyển qua địa bàn tỉnh.
- Tổ chức phun thuốc sát trùng, tiêu độc các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, vật dụng chứa đựng đi qua Trạm kiểm dịch động vật tại đầu mối giao thông, chốt kiểm dịch động vật tạm thời.
- Tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn và sản phẩm lợn tại nơi đến: thực hiện nghiêm các quy trình kiểm dịch vận chuyển, các quy định, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; vệ sinh và phun thuốc sát trùng các phương tiện vận chuyển và người tham gia vận chuyển.
- Tổ chức kiểm soát hoạt động vận chuyển hàng hóa trên biên giới; tăng cường kiểm tra chặt chẽ khu vực biên giới, cửa khẩu, kịp thời phát hiện hoạt động vận chuyển, nhập lậu lợn, sản phẩm lợn vào địa bàn tỉnh.
- Tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật đối với tất cả các lô hàng lợn, sản phẩm lợn nhập lậu, không rõ nguồn gốc bị bắt giữ.
- Những huyện, thành phố không có đường biên giới nếu phát hiện lợn, sản phẩm lợn không rõ nguồn gốc hoặc nhập lậu hoặc nghi nhập lậu đi qua địa bàn cần kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật.
b) Trong trường hợp có bệnh DTLCP
- Đối với lợn khỏe mạnh trong cùng ô chuồng, dãy chuồng có lợn mắc bệnh, lấy mẫu và có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP thì được vận chuyển để tiêu thụ tại địa bàn cấp huyện.
- Đối với lợn khỏe mạnh tại ô chuồng, dãy chuồng chưa có lợn mắc bệnh, lấy mẫu và có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP được vận chuyển để nuôi hoặc tiêu thụ thuộc địa bàn cấp tỉnh.
- Cơ sở chăn nuôi đã được công nhận an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học hoặc đã tham gia chương trình giám sát, lấy mẫu có kết quả xét nghiệm âm tính các bệnh (bao gồm cả bệnh DTLCP), lợn không có triệu chứng của bệnh DTLCP trong vòng 21 ngày trước thời điểm vận chuyển, được phép vận chuyển ra khỏi vùng có dịch theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh. Trường hợp vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh phải đáp ứng yêu cầu vận chuyển trong tỉnh và phải được thực hiện kiểm dịch theo quy định pháp luật thú y.
- Tại các xã tiếp giáp với xã đang có dịch, khi cần thiết (căn cứ vào tình hình thực tế) thành lập chốt kiểm dịch tạm thời để tổ chức kiểm soát chặt chẽ đối với lợn và sản phẩm lợn vận chuyển lợn ra vào địa bàn xã tránh lây lan dịch ra diện rộng.
- Việc vận chuyển lợn, sản phẩm lợn được thực hiện theo quy định pháp luật về thú y trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật và theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
6. Quản lý giết mổ lợn và việc tiêu thụ các sản phẩm thịt lợn
a) Yêu cầu đối với cơ sở giết mổ lợn
- Cơ sở giết mổ tập trung bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật thú y và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật tập trung (QCVN 01-150: 2017/BNNPTNT ban hành kèm theo Thông tư số 13/2017/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
- Cơ sở giết mổ nhỏ lẻ bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định tại khoản 2 Điều 69 Luật Thú y.
- Có nhân viên thú y thực hiện việc kiểm soát giết mổ theo quy định tại Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.
b) Yêu cầu đối với lợn được đưa vào giết mổ
- Bảo đảm theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.
- Có kết quả xét nghiệm âm tính với bệnh DTLCP từ cơ sở chăn nuôi lợn ở trong vùng dịch thuộc phạm vi trong và ngoài địa bàn cấp tỉnh theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Trường hợp lợn được vận chuyển từ tỉnh khác phải có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh nơi xuất phát theo quy định tại Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Được vận chuyển bằng phương tiện chuyên dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 70 Luật Thú y và QCVN 01-100:2012/BNNPTNT ban hành kèm theo Thông tư số 30/2012/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 7 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c) Quản lý tiêu thụ thịt lợn và sản phẩm từ lợn của các cơ sở giết mổ
Thịt lợn và sản phẩm từ lợn được buôn bán và tiêu thụ trên phạm vi toàn quốc trong trường hợp đáp ứng yêu cầu sau:
- Được giết mổ, sơ chế tại các cơ sở giết mổ được thẩm định, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại điểm a mục này.
- Thịt lợn và sản phẩm từ lợn sau khi giết mổ phải vận chuyển bằng phương tiện vận chuyển lạnh chuyên dụng đáp ứng theo quy định tại khoản 2 Điều 70 Luật Thú y và QCVN 01-100:2012/BNNPTNT ban hành kèm theo Thông tư số 30/2012/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 7 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi đi tiêu thụ.
- Đảm bảo theo các quy định của pháp luật về thú y và an toàn thực phẩm.
d) Trong trường hợp có bệnh DTLCP
Lợn được vận chuyển để giết mổ phải đáp ứng quy định tại điểm b mục 5 Kế hoạch này.
7. Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng
a) Khi chưa có dịch xảy ra
- Đối với các trang trại chăn nuôi quy mô vừa, lớn: hướng dẫn thực hiện tốt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt.
- Đối với các trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ và chăn nuôi nông hộ: hướng dẫn thường xuyên thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh, phun thuốc sát trùng, tiêu độc nhằm tiêu diệt các loại mầm bệnh, trong đó có vi rút DTLCP.
- Định kỳ tổ chức vệ sinh, tiêu độc tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán và giết mổ lợn bằng vôi bột (có độ pH ≥12) hoặc hóa chất khử trùng tiêu chuẩn dùng trong thú y; thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc đối với người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi, vệ sinh phòng dịch.
- Thực hiện các đợt tiêu độc khử trùng môi trường do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát động. Ngoài ra căn cứ tình hình thực tế, các địa phương chủ động triển khai thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng để tiêu diệt tác nhân gây bệnh trong môi trường chăn nuôi.
b) Khi xảy ra dịch
- Tại ổ dịch (xã, phường, thị trấn có dịch) và vùng bị dịch uy hiếp (các xã, phường, thị trấn tiếp giáp với ổ dịch): thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 01 lần/ngày trong vòng một tuần đầu tiên; 03 lần/tuần trong hai tuần tiếp theo.
- Vùng đệm (các xã, phường tiếp giáp với vùng bị dịch uy hiếp): thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc với tần suất 01 lần/tuần liên tục cho đến khi kết thúc ổ dịch.
8. Xây dựng vùng, cơ sở, chuỗi cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh
- Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức xây dựng vùng, cơ sở, chuỗi cơ sở sản xuất các sản phẩm chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh; phối hợp với cơ quan chuyên môn xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh.
- Các doanh nghiệp chăn nuôi có tiềm năng xây dựng các chuỗi sản xuất sản phẩm chăn nuôi lợn đạt tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh nhằm đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Đối với các địa phương có doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi lợn, chế biến sản phẩm nguồn gốc từ lợn có định hướng xuất khẩu sản phẩm cần phải thúc đẩy, xây dựng kế hoạch cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh theo quy định.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp, cơ sở chế biến, chăn nuôi xây dựng, phát triển cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật.
- Quản lý, duy trì vùng, cơ sở chăn nuôi, chế biến an toàn dịch bệnh là trách nhiệm của địa phương và cơ quan chuyên môn thú y.
9. Tăng cường năng lực cho cán bộ làm công tác thú y
- Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn về giám sát, phát hiện, lấy mẫu và xử lý ổ dịch cho cán bộ làm công tác thú y tại địa phương.
- Thực hiện việc báo cáo bệnh DTLCP qua hệ thống thu thập, phân tích thông tin và cảnh báo tình hình dịch bệnh DTLCP (hệ thống cũng có thể áp dụng cho các loại dịch bệnh khác ở động vật).
10. Tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi
- Triển khai công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh, nguy cơ tái phát dịch bệnh, chăn nuôi an toàn sinh học và an toàn dịch bệnh trên diện rộng đến từng đối tượng cụ thể (vận chuyển, buôn bán lợn, người chăn nuôi, cán bộ làm công tác thú y).
- Tổ chức công tác truyền thông về nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng, an toàn dịch bệnh, tác hại đối với nền kinh tế, ngành chăn nuôi,… do hoạt động buôn bán, vận chuyển lậu lợn, sản phẩm lợn gây ra.
- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở; xây dựng, in ấn tờ gấp, phân phát cho người chăn nuôi; làm các áp phích, biển quảng cáo dán ở nơi công cộng (chợ, nơi hội họp ở cấp thôn, xã).
- Phổ biến, tuyên truyền Luật Chăn nuôi, Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành luật đến các đối tượng chăn nuôi và các đối tượng liên quan khác.
Triển khai các chính sách hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch DTLCP cho các đối tượng chăn nuôi như cơ sở chăn nuôi của các tổ chức, cá nhân và lực lượng vũ trang bị thiệt hại do dịch bệnh gây ra; các đối tượng tham gia công tác phòng, chống DTLCP theo quy định của Chính phủ.
1.1. Ngân sách tỉnh
- Ngân sách tỉnh bảo đảm kinh phí chi cho các hoạt động của cơ quan cấp tỉnh, bao gồm: mua sắm dụng cụ, trang bị bảo hộ dùng trong phòng, chống dịch bệnh; điều tra ổ dịch, lấy mẫu, xét nghiệm mẫu; chủ động giám sát lưu hành vi rút DTLCP; xây dựng các chuỗi chăn nuôi lợn, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; điều tra ổ dịch, lấy mẫu, xét nghiệm mẫu; thông tin, tuyên truyền; đào tạo, tập huấn chuyên môn; các hoạt động kiểm tra, giám sát, hội nghị về phòng, chống DTLCP; kinh phí mua hóa chất phục vụ phòng, chống dịch.
- Kinh phí hỗ trợ cho người dân có lợn buộc tiêu hủy, hỗ trợ khôi phục sản xuất chăn nuôi và công chống dịch cho các lực lượng tham gia chống dịch cân đối theo quy định của Chính phủ.
- Hỗ trợ kinh phí xây dựng các mô hình áp dụng các biện pháp tái đàn lợn hiệu quả; các chính sách khuyến khích, hỗ trợ chăn nuôi lợn phát triển bền vững phù hợp với tình hình thực tiễn của các đại phương.
1.2. Ngân sách huyện, thành phố
- Ngân sách huyện, thành phố đảm bảo kinh phí cho các hoạt động của tuyến địa phương, bao gồm: mua sắm dụng cụ, trang bị bảo hộ dùng trong phòng, chống dịch bệnh, vật tư phục vụ tiêu hủy, tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc; thông tin, tuyên truyền; đào tạo, tập huấn chuyên môn; các hoạt động kiểm tra, giám sát, hội nghị về phòng, chống DTLCP cấp huyện; thực hiện tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng do Trung ương phát động; kinh phí mua hóa chất dự phòng, chống dịch và các kinh phí khác.
- Hàng năm, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quyết định bố trí kinh phí cho các hoạt động của Kế hoạch tại địa phương; chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch Dịch tả lợn Châu Phi ở địa phương vận dụng theo các quy định hiện hành của pháp luật.
1.3. Kinh phí do người dân tự bảo đảm
- Tổ chức, cá nhân chăn nuôi lợn phải đảm bảo chi trả cho tiêm phòng vắc xin các bệnh nguy hiểm cho đàn lợn; lấy mẫu, xét nghiệm mẫu khi thực hiện kiểm dịch vận chuyển hoặc khi có nhu cầu giết mổ tiêu thụ; phí, lệ phí kiểm dịch vận chuyển lợn, sản phẩm lợn ngoại tỉnh; vôi bột, hóa chất khử trùng.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh, vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn bị bệnh, nghi bị bệnh chi trả kinh phí lấy mẫu, xét nghiệm và tiêu hủy (nếu bị bệnh).
2.1. Tổng dự toán kinh phí thực hiện giai đoạn 2020 -2025
Tổng dự toán: 30.770.000.000 đồng;
Trong đó:
- Cấp tỉnh thực hiện: 5.060.000.000 đồng;
- Cấp huyện, thành phố thực hiện: 25.710.000.000 đồng.
Căn cứ các nội dung của bản Kế hoạch này, UBND các cấp cần xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế để tổ chức triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh DTLCP trong giai đoạn từ năm 2020 - 2025. Một số yêu cầu cụ thể đối với các cơ quan như sau:
1. Ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh DTLCP của tỉnh
Là đầu mối điều phối, chỉ đạo các hoạt động ứng phó khẩn cấp trên địa bàn tỉnh theo bản Kế hoạch này. Căn cứ tình hình thực tế và diễn biến của dịch bệnh DTLCP, Ban Chỉ đạo tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh chỉ đạo các ngành và địa phương trên địa bàn triển khai các biện pháp bổ sung cho phù hợp.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, giai đoạn 2020-2025.
- Tham mưu cho UBND tỉnh về việc kiện toàn, nâng cao năng lực cho hệ thống thú y; chỉ đạo các sở, ban ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện, phối hợp thực hiện công tác phòng, chống dịch.
- Tham mưu cho UBND tỉnh về việc quản lý, bố trí địa điểm cho việc chăn nuôi lợn phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và theo nguyên tắc chăn nuôi lợn an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, cân bằng cung cầu và an sinh xã hội; giải pháp, chính sách hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi lợn xây dựng chuồng trại đảm bảo theo yêu cầu chăn nuôi lợn an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh DTLCP phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
- Căn cứ vào tình hình dịch bệnh tại địa phương tham mưu cho UBND tỉnh đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều chỉnh, bổ sung và hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật trong phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo đảm không để lây lan dịch bệnh.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ngành triển khai thực hiện Kế hoạch có hiệu quả.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc theo chức năng, nhiệm vụ:
(i) Chi cục Chăn nuôi và Thú y
+ Chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh DTLCP theo quy định của Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật;
+ Tổ chức thực hiện các quy định của Luật Chăn nuôi, Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành để giảm thiểu nguy cơ phát sinh dịch bệnh DTLCP;
+ Xây dựng kế hoạch giám sát dịch bệnh trên toàn tỉnh hàng năm phù hợp với tình hình dịch bệnh. Tổ chức thực hiện lấy mẫu giám sát chủ động trên đàn lợn và các sản phẩm lợn nhập lậu;
+ Phối hợp với địa phương thực hiện điều tra ổ dịch; cập nhật thường xuyên về tình hình bệnh DTLCP trên địa bàn cả nước và thế giới báo cáo cấp có thẩm quyền để có kế hoạch ứng phó kịp thời, phù hợp;
+ Tổ chức hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi xây dựng và thực hiện việc duy trì trạng thái an toàn bệnh DTLCP; quản lý hoạt động đánh giá, chứng nhận trang trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học;
+ Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh con giống, kế hoạch chăn nuôi, kế hoạch tái đàn tại các địa phương. Xây dựng mô hình truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong chuỗi chăn nuôi lợn;
+ Chủ trì, phối hợp với Đài phát thanh và Truyền hình, Báo Lạng Sơn xây dựng các Chương trình khoa giáo, tuyên truyền về tính chất nguy hiểm của bệnh DTLCP và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho người chăn nuôi lợn; xây dựng các cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh; áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAP);
+ Triển khai quyết liệt các nhiệm vụ về quản lý hoạt động chăn nuôi lợn theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại văn bản số 1965/BNN-TY ngày 18/3/2020 về việc tổ chức hướng dẫn tái đàn, tăng đàn lợn bảo đảm an toàn sinh học; Công văn số 242/CV-GVN ngày 08/4/2020 của Cục Chăn nuôi về việc một số biện pháp cấp bách duy trì phát triển chăn nuôi.
(ii) Trung tâm Khuyến nông tỉnh
+ Tổ chức công tác truyền thông, phổ biến kiến thức về an toàn sinh học, xây dựng mô hình chăn nuôi theo quy trình VietGA HP, Chăn nuôi an toàn sinh học;
+ Thực hiện chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, tập huấn cho các Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp các huyện, thành phố về kỹ thuật chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP, chăn nuôi an toàn sinh học, các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi; kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho đàn lợn nái.
Căn cứ nội dung Kế hoạch và khả năng cân đối ngân sách theo phân cấp, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, đơn vị liên quan thẩm định, tham mưu trình cấp có thẩm quyền cân đối, bố trí kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định.
4. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh
Chủ động áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn về vốn cho việc khôi phục sản xuất sau dịch bệnh. Nắm sát diễn biến dịch bệnh trên địa bàn, chủ động có biện pháp xử lý, tháo gỡ khó khăn về vốn cho người chăn nuôi lợn.
5. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cục Hải quan Lạng Sơn
- Chỉ đạo lực lượng Bộ đội biên phòng, Hải quan phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của các sở, ngành và chính quyền địa phương trong việc ngăn chặn nhập lậu lợn, sản phẩm lợn trên tuyến biên giới, cửa khẩu, đường mòn, lối mở; đồng thời làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng tuyên truyền cho Nhân dân khu vực biên giới về tác hại của việc vận chuyển, kinh doanh lợn, sản phẩm của lợn nhập khẩu trái phép để người dân hiểu, không tham gia, tiếp tay cho buôn lậu;
- Chỉ đạo lực lượng vũ trang phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên môn trên địa bàn để tổ chức triển khai, thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh DTLCP trong các đơn vị quân đội; hỗ trợ việc tiêu hủy lợn bệnh, lợn chết để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan trong việc kiểm tra đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Phối hợp với Cục Quản lý thị trường và các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn hành vi đầu cơ, găm hàng, gian lận thương mại, đẩy giá bất hợp lý gây thiệt hại cho người tiêu dùng và ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi trong nước.
- Tăng cường quản lý các đơn vị kinh doanh vận tải, phương tiện vận tải ngăn chặn việc vận chuyển lợn, sản phẩm lợn không rõ nguồn gốc, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
- Chỉ đạo lực lượng thanh tra giao thông và các đơn vị có liên quan phối hợp với lực lượng quản lý thị trường, thú y, công an đấu tranh, xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn không rõ nguồn gốc tại các ga tầu, bến xe, đầu mối giao thông.
- Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, công an các huyện, thành phố chủ động triển khai các biện pháp công tác, kiểm soát chặt chẽ hoạt động mua bán, vận chuyển, kinh doanh của các cơ sở chăn nuôi, giết mổ lợn; phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi giết mổ, tiêu thụ, bán chạy, vứt xác lợn bệnh, nghi mắc bệnh DTLCP trái quy định gây ô nhiễm môi trường, làm lây lan dịch bệnh; phối hợp xử lý triệt để các ổ dịch nhằm ngăn chặn dịch bệnh tái phát trên địa bàn; tổ chức dừng phương tiện giao thông ra, vào vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp và vùng giám sát để thực hiện việc kiểm soát vận chuyển và vệ sinh, sát trùng tiêu độc;
- Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường đẩy mạnh các biện pháp công tác, tổ chức đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả với hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép các loại động vật, sản phẩm động vật, trọng tâm là lợn nhập lâu, không rõ nguồn gốc từ nước ngoài vào Việt Nam, phòng ngừa sự xâm nhiễm của bệnh DTLCP vào địa bàn.
10. Sở Thông tin và Truyền thông
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan kịp thời định hướng nội dung tuyên truyền, cung cấp thông tin chính thống, công khai, minh bạch, khách quan về kết quả công tác phòng, chống Dịch tả lợn Châu Phi giai đoạn 2020-2025;
- Đôn đốc, định hướng các cơ quan báo chí truyền thông của tỉnh, chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở đăng tải các tin, bài tuyên truyền phổ biến sâu rộng với nhiều hình thức phong phú và đa dạng trên các phương tiện thông tin, truyền thông về nguy cơ dịch Dịch tả lợn Châu Phi, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh để người dân không hoang mang, chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh.
11. Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các biện pháp xử lý môi trường phục vụ công tác phòng, chống dịch DTLCP.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc tổng hợp, thống nhất và chia sẻ số liệu tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh.
Tham mưu trình UBND tỉnh ban hành các chính sách hỗ trợ, khuyến khích cho các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi đầu tư vào xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh, chuỗi sản xuất chăn nuôi, xây dựng cơ sở giết mổ tập trung.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện tăng cường tuyên truyền, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các biện pháp chăn nuôi an toàn theo quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAP); khuyến khích các đề tài, dự án nghiên cứu các giải pháp khoa học kỹ thuật phục vụ công tác phòng, chống bênh DTLCP trên địa bàn tỉnh.
15. Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh (Ban chỉ đạo 389 tỉnh)
- Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các lực lượng chức năng tổ chức triển khai tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật từ nước ngoài vào Việt Nam;
- Thành lập đoàn công tác của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh (có sự tham gia của các sở, ngành liên quan là thành viên) trực tiếp đến các địa bàn khu vực biên giới, cửa khẩu, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc tổ chức triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật từ nước ngoài vào Việt Nam;
- Phối hợp chặt chẽ, chủ động chia sẻ thông tin, dữ liệu với các cơ quan thú y các cấp; phối hợp chỉ đạo tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định của pháp luật hiện hành.
a) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch DTLCP của huyện, chủ động ưu tiên bố trí kinh phí để thực hiện; bố trí nguồn lực, vật tư, phương tiện, quỹ đất để chống dịch, tiêu hủy động vật mắc bệnh khi có dịch;
- Theo dõi việc khai báo tái đàn và kê khai các cơ sở chăn nuôi theo quy định tại Thông tư số 20/2019/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 11 năm 2019 và Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 23 tháng 11 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện công tác phòng, chống dịch, đặc biệt công tác giám sát, phát hiện và xử lý ổ dịch;
- Rà soát các cơ sở giết mổ động vật trên địa bàn, đặc biệt là các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ; kiên quyết không cho giết mổ nếu cơ sở hoạt động không phép hoặc không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; quản lý hoạt động sơ chế, chế biến, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật và vệ sinh thú y trên địa bàn (theo phân cấp);
- Tổ chức hướng dẫn xây dựng các chuỗi cơ sở, các vùng, chuỗi sản xuất các sản phẩm lợn an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học;
- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn, hướng dẫn hằng ngày thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại khu vực chợ, nơi giết mổ lợn; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc đối với người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi, vệ sinh phòng dịch; định kỳ tổ chức vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường tại các khu vực nguy cơ cao về bệnh DTLCP.
b) Ủy ban nhân dân cấp xã
- Tiếp nhận khai báo tái đàn và kê khai các cơ sở chăn nuôi theo quy định tại Thông tư số 20/2019/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 11 năm 2019 và Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 23 tháng 11 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch, đặc biệt công tác giám sát, phát hiện, báo cáo và xử lý ổ dịch theo quy định của Luật thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
17. Các hiệp hội, doanh nghiệp, người chăn nuôi, người vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi lợn
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, đơn vị để tham gia thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh theo chỉ đạo, đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao chủ trì, tổ chức thực hiện;
- Thực hiện các quy định hiện hành của pháp luật về chăn nuôi, thú y, phòng, chống dịch bệnh; thực hiện theo chỉ đạo, đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Phối hợp tốt với cơ quan chức năng, thông báo kịp thời khi phát hiện tình trạng dấu dịch của địa phương, của hộ khác, tình trạng vứt xác lợn ốm chết ra môi trường, hiện tượng bán chạy lợn bệnh, không tuân thủ các biện pháp chống dịch của người chăn nuôi.
Yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo xử lý theo quy định./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây