Kế hoạch 136/KH-UBND về thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số cho người dân và doanh nghiệp tỉnh Lạng Sơn năm 2022
Kế hoạch 136/KH-UBND về thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số cho người dân và doanh nghiệp tỉnh Lạng Sơn năm 2022
Số hiệu: | 136/KH-UBND | Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lạng Sơn | Người ký: | Dương Xuân Huyên |
Ngày ban hành: | 10/06/2022 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 136/KH-UBND |
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lạng Sơn |
Người ký: | Dương Xuân Huyên |
Ngày ban hành: | 10/06/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 136/KH-UBND |
Lạng Sơn, ngày 10 tháng 6 năm 2022 |
THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN VÀ SỬ DỤNG CÁC NỀN TẢNG SỐ CHO NGƯỜI DÂN VÀ DOANH NGHIỆP TỈNH LẠNG SƠN NĂM 2022
Thực hiện Quyết định số 27/QĐ-UBQGCĐS ngày 15/3/2022 của Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số ban hành Kế hoạch hoạt động của Ủy ban quốc về chuyển đổi số năm 2022; Nghị quyết số 49-NQ/TU ngày 28/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 186/QĐ-BTTTT ngày 11/02/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số cho người dân và doanh nghiệp tỉnh Lạng Sơn năm 2022 (gọi tắt là Kế hoạch) với các nội dung như sau:
I. QUAN ĐIỂM, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Quan điểm
- Nền tảng số là hệ thống thông tin phục vụ các giao dịch điện tử trực tuyến hoạt động theo mô hình sử dụng công nghệ số để tạo môi trường mạng cho phép nhiều bên cùng tham gia để giao dịch, cung cấp dịch vụ cho các tổ chức, cá nhân, có thể sử dụng ngay, đơn giản, thuận tiện, linh hoạt theo yêu cầu, dễ dàng phổ biến trên diện rộng, các bên tham gia không cần tự đầu tư, quản lý, vận hành, duy trì. Nền tảng số là “hạ tầng mềm” của không gian số, giải quyết các bài toán cụ thể của chuyển đổi số, tạo lập và lưu trữ dữ liệu người dùng; càng có nhiều người sử dụng thì dữ liệu càng nhiều, chi phí càng rẻ, giá trị tạo ra càng lớn.
- Nền tảng số là giải pháp đột phá để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Điểm đột phá là nắm bắt cơ hội, phát triển và phổ cập thật nhanh các nền tảng số quốc gia phục vụ các nhu cầu riêng, đặc thù của người Việt Nam, trên cơ sở phân loại và thấu hiểu nhu cầu sử dụng của từng ngành, nghề, lĩnh vực.
- Nền tảng số là yếu tố then chốt bảo đảm an toàn thông tin mạng và bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng. Phát triển nền tảng số để tối đa hóa lợi ích do công nghệ mang lại đồng thời ngăn chặn và giảm thiểu các rủi ro mà công nghệ có thể gây ra cho xã hội và người dân.
2. Mục đích
- Phát triển nền tảng số dùng chung giúp tự động hóa quy trình, tiết kiệm nhân công, tăng cường năng suất công việc và chất lượng dịch vụ.
- Đưa nền tảng số phổ biến với mọi người dân trên địa bàn tỉnh để Nền tảng số là một trong những giải pháp trọng tâm để thúc đẩy chuyển đổi số bắt đầu từ người dân.
- Phát huy các thế mạnh đặc thù địa phương, các kiến thức quản lý theo từng ngành, lĩnh vực để phát triển, thúc đẩy nền tảng số như một công cụ có thể được sử dụng mọi lúc, mọi nơi.
3. Yêu cầu
- Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả giữa các doanh nghiệp cung cấp nền tảng số, cơ quan, tổ chức và người dân sử dụng nền tảng số để triển khai Kế hoạch.
- Làm tốt công tác truyền thông, thông tin về Kế hoạch trên mọi phương tiện thông tin: báo chí, phát thanh truyền hình, thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại, các nền tảng số, mạng xã hội để các cơ quan, đơn vị và người dân biết và sử dụng.
II. DANH MỤC NỀN TẢNG SỐ TỈNH LẠNG SƠN
1. Nền tảng Sàn thương mại điện tử Voso.vn và Postmart.vn (Viettel, VNPOST).
- Cơ quan hỗ trợ phát triển: Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh.
- Đơn vị quản lý: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Doanh nghiệp phát triển Nền tảng số: Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam VNPOST.
- Đơn vị chủ trì: UBND các huyện, thành phố; UBND xã, phường, thị trấn.
- Lực lượng trực tiếp thúc đẩy: Tổ công nghệ số cộng đồng, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Bưu điện tỉnh, ViettelPost.
- Mô tả nền tảng: Nền tảng cung cấp dưới hình thức dịch vụ cho phép các doanh nghiệp trực tuyến quản lý hợp nhất hoạt động bán hàng, tiếp thị, vận hành kinh doanh, địa điểm và khách hàng; cá nhân hóa các dịch vụ, sản phẩm theo nhu cầu của từng khách hàng; phân tích dữ liệu tiêu dùng và bán hàng theo thời gian thực để có phương án tổ chức hoạt động phù hợp; quản lý mối quan hệ khách hàng và dịch vụ thiết yếu; hỗ trợ thanh toán di động thuận tiện.
- Số lượng tài khoản người bán hiện có: 134.546 tài khoản.
- Số lượng tài khoản người mua hiện có: 21.234 tài khoản.
- Chỉ tiêu 2022: phát triển 150.000 tài khoản người mua.
2. Nền tảng Công dân số Xứ Lạng
- Cơ quan hỗ trợ phát triển: Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh.
- Đơn vị quản lý: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Doanh nghiệp phát triển Nền tảng số: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
- Đơn vị chủ trì: UBND các huyện, thành phố; UBND xã, phường, thị trấn.
- Lực lượng trực tiếp thúc đẩy: Tổ công nghệ số cộng đồng, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Viễn thông Lạng Sơn.
- Mô tả nền tảng: Nền tảng Công dân số Xứ Lạng được tích hợp các ứng dụng cho người dân gồm: chức năng phản ánh kiến nghị, dịch vụ công, tra cứu thông tin đất đai, trợ lý ảo iSee, app vỏ sò, app postmart cho người mua. Là giải pháp nhanh chóng, thuận lợi, chính xác để người dân phản ánh, kiến nghị tương tác trực tuyến với chính quyền về các vi phạm, các sự cố của các lĩnh vực trật tự đô thị, môi trường, an ninh trật tự… trên địa bàn và theo dõi tiến độ cũng như hiệu quả xử lý công việc của chính quyền. Đồng thời, Nền tảng “Công dân số Xứ Lạng” cho phép người dân tra cứu các tiện ích cơ bản như: Thủ tục hành chính, nộp hồ sơ, tra cứu hồ sơ, thủ tục trực tuyến, tra cứu thông tin đất đai, thửa đất quy hoạch tại tỉnh và tương tác với hệ thống trợ lý ảo iSee Lạng Sơn, thực hiện mua hàng trên các sàn thương mại điện tử, thực hiện thanh toán điện tử....
- Khai trương tháng 5/2022.
- Số tài khoản hiện tại: 10.929 tài khoản
- Chỉ tiêu năm 2022: phát triển 150.000 tài khoản.
3. Nền tảng thanh toán điện tử (MB Bank)
- Cơ quan hỗ trợ phát triển: Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh.
- Đơn vị quản lý: Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Lạng Sơn.
- Doanh nghiệp phát triển Nền tảng số: Ngân hàng Quân đội.
- Đơn vị hỗ trợ phát triển: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Đơn vị chủ trì: UBND các huyện, thành phố; UBND xã, phường, thị trấn.
- Lực lượng trực tiếp thúc đẩy: Tổ công nghệ số cộng đồng, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, MB Bank.
- Mô tả nền tảng: Nền tảng được cung cấp bằng hình thức thanh toán điện tử. Nền tảng có tính độc lập, bảo mật, giảm thiểu chi phí giao dịch, thuận tiện, linh hoạt, dễ dàng kiểm soát lịch sử thanh toán. Nền tảng tài khoản thanh toán điện tử góp phần hoàn thiện và phát triển thương mại điện tử, làm cho hoạt động thương mại điện tử hoạt động trơn tru và đơn giản hơn, làm giảm chi phí cho doanh nghiệp, tăng hiệu quả kinh doanh.
- Khai trương tháng 5/2022.
- Số tài khoản hiện tại: 1.100 tài khoản
- Chỉ tiêu năm 2022: 150.000 tài khoản.
4. Nền tảng trợ lý ảo tra cứu thủ tục hành chính cho người dân (iSee)
- Cơ quan hỗ trợ phát triển: Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh.
- Đơn vị quản lý: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Doanh nghiệp phát triển Nền tảng số: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
- Đơn vị chủ trì: UBND các huyện, thành phố; UBND xã, phường, thị trấn.
- Lực lượng trực tiếp thúc đẩy: Tổ công nghệ số cộng đồng, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Viễn thông Lạng Sơn.
- Mô tả nền tảng: Nền tảng trợ lý ảo phục vụ người dân, doanh nghiệp, tổ chức thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến với 1.792 thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công sẽ giúp cho người dân, doanh nghiệp, tổ chức dễ dàng tìm kiếm, tra cứu, hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, tổ chức nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công của tỉnh.
- Khai trương tháng 5/2022.
- Số tài khoản hiện tại: 9.158 tài khoản.
- Chỉ tiêu năm 2022: 150.000 tài khoản.
- Cơ quan hỗ trợ phát triển: Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh.
- Đơn vị quản lý: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Doanh nghiệp phát triển Nền tảng số: Công ty Cổ phần Tin học Lạc Việt.
- Đơn vị chủ trì: Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn.
- Mô tả nền tảng: Nền tảng trợ lý ảo hỗ trợ cho mỗi cán bộ, công chức, viên chức xử lý công việc hàng ngày, giao tiếp bằng ngôn ngữ tự nhiên, trợ lý ảo sẽ giúp cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn, khi cần tham mưu văn bản Trợ lý ảo sẽ hỗ trợ đưa ra các quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo điều hành, hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức thực hiện.
- Số tài khoản hiện tại: 1.946 tài khoản
- Chỉ tiêu năm 2022: 25.000 tài khoản.
6. Nền tảng dữ liệu đất đai tỉnh Lạng Sơn
- Cơ quan hỗ trợ phát triển: Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh.
- Đơn vị quản lý: Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Đơn vị hỗ trợ phát triển: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Doanh nghiệp phát triển Nền tảng số: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
- Đơn vị chủ trì: UBND các huyện, thành phố; UBND xã, phường, thị trấn.
- Lực lượng trực tiếp thúc đẩy: Tổ công nghệ số cộng đồng, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Viễn thông Lạng Sơn.
- Mô tả nền tảng: Cổng thông tin dữ liệu đất đai tỉnh Lạng Sơn được xây dựng trên nền tảng webase tích hợp bản đồ số nhiều lớp (nhiều loại đất) và ứng dụng điện thoại thông minh (app mobile) đáp ứng lượng truy cập khoảng 10.000 lượt/ngày, phục vụ tra cứu thông tin chi tiết đất đai (Loại đất, diện tích, chủ sử dụng, số thửa, vị trí,…); thông tin quy hoạch về thửa đất; thanh toán thông qua các ví điện tử, ngân hàng trong nước và các kênh thanh toán khác.
- Khai trương tháng 01/2022.
- Số tài khoản hiện tại: 958 tài khoản
- Chỉ tiêu năm 2022: 10.000 tài khoản.
- Cơ quan hỗ trợ phát triển: Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh.
- Đơn vị quản lý: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Đơn vị hỗ trợ phát triển: Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn.
- Doanh nghiệp phát triển Nền tảng số: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
- Lực lượng trực tiếp thúc đẩy: Sở Y tế, Cục Hải quan tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cục Thuế tỉnh, Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VII; Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lạng Sơn, Viễn thông Lạng Sơn, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
- Mô tả nền tảng: Nền tảng cửa khẩu số áp dụng các công nghệ số hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Bigdata), điện toán đám mây (Cloud); xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung, có khả năng kết nối/chia sẻ dữ liệu qua Trục liên thông, tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP); tự động hóa quy trình, giảm thời gian cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, giúp tăng cường công tác quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước, tạo kênh thông tin kết nối đa chiều giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý tại cửa khẩu, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp lãnh đạo, cải cách hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu tốt hơn. Cùng với đó là thay đổi quy trình để tăng cường khả năng tự động hóa, giảm thiểu tác động của con người trong các hoạt động tại cửa khẩu, ứng dụng công nghệ số hiện đại vào quản lý, sử dụng một nền tảng số duy nhất có độ ổn định cao. Đồng thời, đảm bảo an toàn thông tin, cung cấp dịch vụ số tốt nhất cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu dựa trên Nền tảng cửa khẩu số.
- Hiện tại: đã đạt 100% doanh nghiệp xuất nhập khẩu sử dụng Nền tảng cửa khẩu số.
Năm 2022: tiếp tục thúc đẩy các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mới sử dụng Nền tảng cửa khẩu số.
Các doanh nghiệp phát triển nền tảng số triển khai nghiên cứu xây dựng nền tảng số của mình, đảm bảo áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển nền tảng số xuất sắc, chuyên nghiệp đáp ứng các yêu cầu đối với nền tảng số cụ thể gồm:
- Phát triển nền tảng số như một dịch vụ (as a Service), cho phép nhiều bên cùng tham gia để cung cấp dịch vụ cho các tổ chức, cá nhân; có thể sử dụng ngay, đơn giản, thuận tiện, linh hoạt theo yêu cầu, dễ dàng phổ biến trên diện rộng, các bên tham gia không cần tự đầu tư, quản lý, vận hành, duy trì.
- Đáp ứng yêu cầu về bảo mật dữ liệu, an toàn an ninh mạng.
- Đáp ứng các yêu cầu chức năng cụ thể đối với các nền tảng số.
- Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tăng cường tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác phổ biến, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về bản chất, nội dung, tầm quan trọng các nền tảng số cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, hội viên, Nhân dân, doanh nghiệp, tạo sự đồng thuận trong xã hội và toàn hệ thống chính trị.
- Các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về thực hiện phát triển các nền tảng số trên địa bàn tỉnh.
- Phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực hưởng ứng sử dụng các nền tảng số.
3. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, thành viên các Tổ công nghệ số cộng đồng về kỹ năng số để sử dụng các nền tảng số; đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức công nghệ thông tin về chuyển đổi số để trở thành các chuyên gia nòng cốt tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp về các nền tảng số; thu hút nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao tham gia vào quá trình chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số của tỉnh Lạng Sơn.
- Tăng cường nhân lực về công nghệ thông tin tại các xã, phường, thị trấn yêu cầu đúng chuyên ngành, chuyên trách thực hiện các nhiệm vụ về chuyển đổi số, triển khai hướng dẫn, tập huấn trực tiếp tại các xã đáp ứng nhiệm vụ chuyển đổi số lâu dài, sâu, rộng.
- Điều phối các doanh nghiệp phát triển các nền tảng số thống nhất tiêu chuẩn kỹ thuật cho chia sẻ cơ sở dữ liệu giữa các nền tảng số phát triển bởi các doanh nghiệp khác nhau.
- Xây dựng cơ chế điều phối, quy trình kết nối chia sẻ dữ liệu giữa các nền tảng số.
5. Hỗ trợ triển khai nền tảng số
- Hỗ trợ và đôn đốc các doanh nghiệp triển khai các nền tảng số xây dựng và ban hành kế hoạch phát triển nền tảng số đảm bảo đúng tiến độ và tiêu chuẩn yêu cầu.
- Kết nối, phối hợp các cơ quan, đơn vị hoạt động đồng bộ cùng các doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển và đẩy mạnh sử dụng, phổ biến các nền tảng số.
- Hướng dẫn, đề nghị các doanh nghiệp phát triển nền tảng số đề xuất tiêu chí đánh giá nền tảng số phù hợp yêu cầu chức năng, tính năng và bảo đảm an toàn thông tin mạng và tiêu chí phi kỹ thuật của nền tảng số trên cơ sở thông tin, dữ liệu do cơ quan chủ quản và doanh nghiệp phát triển nền tảng số cung cấp và khảo sát, thử nghiệm thực tế nền tảng số.
- Tổ chức truyền thông, tuyên truyền, phổ biến về các nền tảng số được công nhận, chứng nhận đạt tiêu chuẩn trên các phương tiện thông tin đại chúng để các sở, ngành, các huyện, thành phố, các tổ chức doanh nghiệp và Nhân dân biết, sử dụng.
6. Thông tin, tuyên truyền, quảng bá về các nền tảng số
- Thường xuyên thông tin, tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, đài phát thanh, truyền hình và qua mạng internet nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân liên quan về các nền tảng số quốc gia nói chung và các nền tảng số tỉnh Lạng Sơn nói riêng và vai trò của các nền tảng số trong chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, cửa khẩu số; tuyên truyền về tình hình phát triển của từng nền tảng số (giới thiệu, các chức năng, tính năng chính, lợi ích khi sử dụng, các điển hình sử dụng nền tảng, hiệu quả hoạt động của nền tảng, hướng dẫn sử dụng, hỏi đáp về nền tảng,...).
- Truyền thông qua hệ thống truyền thanh, thông tin cơ sở; Phổ biến trong các diễn đàn, hội nghị, hội thảo, giao ban; tổ chức các hội nghị, hội thảo, toạ đàm về các nền tảng số; tuyên truyền về các nội dung khác liên quan đến phát triển và sử dụng các nền tảng số.
- Triển khai các khoá tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về các nền tảng số cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có liên quan.
- Tổ chức khen thưởng, vinh danh các doanh nghiệp có nền tảng số xuất sắc và các tổ chức, doanh nghiệp điển hình sử dụng nền tảng số để chuyển đổi số theo năm để vinh danh và công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông.
- Phối hợp và tăng cường kiểm soát, kịp thời ngăn chặn, xử lý các thông tin xuyên tạc, độc hại, sai sự thật về các nền tảng số và các chương trình, kế hoạch phát triển và ứng dụng các nền tảng số của tỉnh.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn xã hội hóa và các nguồn kinh phí hợp pháp khác
1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Là cơ quan đầu mối phát triển các nền tảng số dùng chung.
- Chỉ đạo, đôn đốc, phối hợp và hướng dẫn các doanh nghiệp phát triển nền tảng số xây dựng, ban hành Kế hoạch phát triển và vận hành các nền tảng của doanh nghiệp để triển khai các nhiệm vụ tại Kế hoạch này. Giám sát, đôn đốc các doanh nghiệp phát triển nền tảng số thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch.
- Kết nối, phối hợp các cơ quan, đơn vị hoạt động đồng bộ cùng các doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển và đẩy mạnh sử dụng, phổ biến các nền tảng số.
- Đề xuất UBND tỉnh thành lập tổ công tác thực hiện các cơ chế phối hợp, thường xuyên trao đổi, họp, làm việc để thúc đẩy tiến độ.
- Lập phương án và tổ chức rà soát quy trình triển khai, vận hành đảm bảo phù hợp với định hướng của các nền tảng số. Từ đó đề xuất chỉnh sửa, hoặc bổ sung doanh nghiệp phát triển nền tảng số và cơ chế phối hợp với các doanh nghiệp phát triển nền tảng số.
- Lập phương án và phối hợp với doanh nghiệp phát triển nền tảng số tổ chức đào tạo, bồi dưỡng bổ sung kiến thức, kỹ năng liên quan cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia phát triển và sử dụng nền tảng số.
- Tổ chức đánh giá an toàn thông tin mạng theo mức độ, kịp thời phát hiện, cảnh báo, hỗ trợ khắc phục lỗ hổng, điểm yếu trên các nền tảng số; hướng dẫn, hỗ trợ giám sát, bảo vệ an toàn thông tin cho nền tảng số theo quy định pháp luật.
- Tổ chức diễn tập về an toàn thông tin mạng để tập huấn, nâng cao năng lực bảo vệ an toàn thông tin mạng cho các nền tảng số.
- Chủ trì, phối hợp cùng các cơ quan liên quan triển khai các nhiệm vụ tại khoản 6 Mục II Kế hoạch này.
- Báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh, Bộ Thông tin và Truyền thông theo tháng, quý, 06 tháng và cả năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu.
2. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh
- Tổ chức triển khai thực hiện thúc đẩy, phát triển và sử dụng các nền tảng số.
- Phổ biến, tuyên truyền và vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, hội viên, đảng viên, Nhân dân, doanh nghiệp trên địa bàn sử dụng các nền tảng số của tỉnh.
- Bố trí, phân bổ đủ nguồn nhân lực, tài lực và vật lực cho phát triển và sử dụng, nhân rộng các nền tảng số. Phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan để triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy và phát triển các nền tảng số của tỉnh.
- Đề xuất các cơ chế, chính sách để ưu tiên sử dụng các nền tảng số cũng như xây dựng, phát triển các nền tảng số ngành để đẩy nhanh chuyển đổi số trong ngành, lĩnh vực. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các doanh nghiệp nòng cốt để đẩy nhanh phát triển, đưa vào sử dụng và nhân rộng phổ biến các nền tảng số.
- Kiểm tra, đánh giá, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện kế hoạch về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
3. Các doanh nghiệp phát triển nền tảng số
- Chủ động xây dựng, phê duyệt và triển khai Kế hoạch chi tiết của doanh nghiệp để phát triển nền tảng số của doanh nghiệp; bố trí nguồn lực đầu tư nghiên cứu, làm chủ công nghệ, phát triển nền tảng đạt yêu cầu.
- Định kỳ tháng, quý, năm hoặc đột xuất khi được yêu cầu thực hiện báo cáo gửi đơn vị đầu mối (Sở Thông tin và Truyền thông) về kết quả triển khai phát triển nền tảng số của doanh nghiệp; chủ động đề xuất các vấn đề, khó khăn vướng mắc cần UBND tỉnh và các cơ quan liên quan hỗ trợ, giải quyết.
- Đề xuất cụ thể phương án, kế hoạch để triển khai đưa nền tảng số vào sử dụng khi hoàn thành xây dựng; đề xuất phương án hướng dẫn, đào tạo người dùng, chuyển giao sử dụng để đảm bảo sự sẵn sàng, thuận tiện cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng sử dụng các nền tảng số.
- Đảm bảo về nguồn lực, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng công nghệ đáp ứng năng lực để xây dựng nền tảng, đưa nền tảng vào sử dụng, duy trì vận hành, nâng cấp, cập nhật liên tục tối ưu hoá nền tảng, phát triển mở rộng nền tảng trong trung hạn và dài hạn.
- Đề xuất các chính sách, giải pháp cụ thể mà UBND tỉnh cần ban hành, triển khai để đẩy nhanh phát triển và đưa các nền tảng số vào sử dụng, thúc đẩy sử dụng rộng rãi trên toàn tỉnh.
- Xây dựng tài liệu hướng dẫn và tổ chức đào tạo, hướng dẫn sử dụng các nền tảng số.
Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh mới hoặc khó khăn, vướng mắc, các đơn vị phản ánh kịp thời về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, giải quyết.
UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch; quá trình triển khai, nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị phản ánh về UBND tỉnh (qua Sở Thông tin và Truyền thông) để xem xét, giải quyết./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây