492304

Kế hoạch 12226/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình bình ổn giá một số mặt hàng thiết yếu năm 2021-2022, phục vụ Tết Nguyên đán năm 2022 và ứng phó với các diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 do tỉnh Đồng Nai ban hành

492304
LawNet .vn

Kế hoạch 12226/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình bình ổn giá một số mặt hàng thiết yếu năm 2021-2022, phục vụ Tết Nguyên đán năm 2022 và ứng phó với các diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 do tỉnh Đồng Nai ban hành

Số hiệu: 12226/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai Người ký: Nguyễn Thị Hoàng
Ngày ban hành: 06/10/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 12226/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
Người ký: Nguyễn Thị Hoàng
Ngày ban hành: 06/10/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12226/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 06 tháng 10 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN GIÁ MỘT SỐ MẶT HÀNG THIẾT YẾU NĂM 2021 - 2022, PHỤC VỤ TẾT NGUYÊN ĐÁN NĂM 2022 VÀ ỨNG PHÓ VỚI CÁC DIỄN BIẾN PHỨC TẠP CỦA DỊCH BỆNH COVID-19

Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá, Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 233/2016 ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP và Nghị định số 149/2016/NĐ-CP của Chính phủ;

Căn cứ Nghị Quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn giá một số mặt hàng thiết yếu năm 2021-2022, phục vụ Tết Nguyên đán năm 2022 và ứng phó với các diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 như sau:

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

- Đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa, bình ổn thị trường và góp phần thực hiện công tác an sinh xã hội trong mùa mưa bão, dịch bệnh, những ngày lễ, những tháng cui năm 2021, Tết Nguyên đán Tân Sửu 2022, đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn về các mặt hàng thiết yếu.

- Hàng hóa trong Chương trình là sản phẩm sản xuất trong nước, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, giá cả phù hợp, có nguồn cung dồi dào tham gia cân đối cung - cầu và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân tỉnh Đồng Nai, kể cả trong trường hợp xảy ra biến động thị trường.

- Tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia chương trình tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi, có kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng. Mở rộng thêm các nhóm hàng bình ổn thị trường gắn liền với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, từ đó góp phần hạn chế tốc độ tăng giá, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

- Thúc đẩy phát triển mạng lưới và đa dạng hóa loại hình điểm bán nhằm đảm bảo hàng hóa bình ổn thị trường được phân phối đến người tiêu dùng một cách thuận lợi, nhanh chóng; chú trọng phát triển điểm bán tại các chợ truyền thống, khu công nghiệp, khu lưu trú công nhân, khu vực vùng sâu vùng xa trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường hợp tác giữa các tỉnh, thành phố trong các hoạt động đầu tư, kết nối giao thương, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường.

II. CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN GIÁ MẶT HÀNG THIẾT YẾU NĂM 2021 - 2022

1. Danh mục mặt hàng và lượng hàng tham gia Chương trình

1.1 Mặt hàng

Triển khai đối với 19 mặt hàng: Gạo, thịt heo, thịt gà, trứng gia cầm, thủy hải sản, rau củ quả, mì gói, muối ăn, đường, bột ngọt, bột nêm, dầu ăn, nước tương, nước mắm, nước uống đóng chai, khẩu trang kháng khuẩn, nước sát khuẩn, giấy vệ sinh, sách giáo khoa, vở học sinh.

1.2 Lượng hàng

- Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở số dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến thời điểm hiện tại khoảng 3,22 triệu người (khoảng 904.800 hộ). Thời gian dự trữ: 01 tháng.

- Tổng nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của tỉnh Đồng Nai trong 01 tháng khoảng 6.968 tỷ đồng. Hiện Đồng Nai có có 6 trung tâm thương mại, 11 siêu thị, 227 cửa hàng tiện ích, 148 chợ truyền thống và 65.935 cửa hàng tạp hóa (các địa phương ở vùng sâu vùng xa như Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Tân Phú, Vĩnh Cửu có từ 3.000 đến 5.000 cửa hàng tạp hóa), đang cung cấp đầy đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân trên địa bàn.

- Công tác chuẩn bị của tỉnh:

+ Đối với các địa phương có các xã xa trung tâm huyện cần bình ổn thị trường tỉnh sẽ giao nguồn vốn về địa phương theo nhu cầu đăng ký của địa phương là 8,2 tỷ đồng (chi tiết tại phụ lục đính kèm). Ngoài ra vận động các đơn vị kinh doanh trên địa bàn tỉnh tham gia BOG nhưng không vay vốn.

+ Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã đảm bảo cung ứng nguồn cho địa phương.

+ Đối với mặt hàng sách giáo khoa, vở học sinh: để đảm bảo tất cả học sinh đều có bộ sách đến trường, tỉnh sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tham gia bình ổn vay từ nguồn ngân sách tỉnh 20 tỷ đồng để bình n giá sách giáo khoa, vở học sinh niên học 2022-2023.

* Tỷ lệ dự trữ được tính như sau:

- Mặt hàng gạo thuộc chương trình bình ổn quốc gia, tỉnh chỉ can thiệp khi đột biến, phạm vi nhỏ nên tỷ lệ dự trữ ở mức 2,5% so với nhu cầu.

- Mặt hàng thịt heo: Nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh nên ngành chăn nuôi phát triển ổn định, tổng đàn tương đương so với trước thời điểm xảy ra dịch tả heo Châu Phi. Đàn heo 2.484.488 con đủ để cung cấp cho nhu cầu trong tỉnh và các tỉnh lân cận, tuy nhiên tình hình bệnh Dịch tả heo Châu Phi vẫn chưa có vacxin phòng bệnh, đồng thời vào dịp lễ, tết lượng tiêu thụ thịt heo tăng rất cao do nhu cầu tiêu dùng và chế biến thực phẩm. Do đó, cần có nguồn dự trữ 10% tng nhu cầu trong tỉnh nhằm đảm bảo nguồn cung cho thị trường, bình ổn giá khi có biến động.

- Mặt hàng thịt gà: thực phẩm tiêu dùng hàng ngày của người dân và thay thế thịt heo khi cần thiết, tuy nhiên Đồng Nai có tổng đàn gà trên 24,5 triệu con và vòng quay của gà nhanh (từ 35 đến 60 ngày 1 lứa gà), hiện đang cung cấp rất n định cho Đng Nai và các tỉnh lân cận, do đó tỷ lệ dự trữ cần 5% so nhu cầu.

- Các mặt hàng khác như mì gói, thực phẩm chế biến đóng hộp (từ thịt heo, gà, bò, cá), trứng gia cm, đường, dầu ăn, nước chấm, gia vị, rau củ quả, thủy hải sản, muối ăn, nước uống đóng chai, khẩu trang kháng khuẩn, nước sát khuẩn, giấy vệ sinh đang được các kênh truyền thống hiện đại cung cấp đầy đủ các mặt hàng thiết yếu cho người dân, do đó tỷ lệ dự trữ ở mức 2,5-3% để có nguồn cung cấp nhanh cho các thị trường khi xảy ra tình trạng khan hiếm cục bộ.

2. Đối tượng và điều kiện tham gia

Tất cả các thương nhân thuộc thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật được tham gia chương trình bình ổn giá của tỉnh.

2.1. Đối tượng

- Đối tượng được vay vốn ngân sách: đơn vị kinh doanh mặt hàng sách giáo khoa, vở học sinh được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt; Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực thương mại có kinh doanh các mặt hàng bình ổn giá.

- Đối tượng được đề nghị cam kết tham gia bình ổn thị trường của tỉnh khi xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, tăng giá cục bộ vào các dịp lễ, tết, thiên tai, dịch bệnh...: các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích hiện đang kinh doanh các mặt hàng thuộc chương trình bình ổn giá, các điểm bán hàng Việt (ngoài mặt hàng sách giáo khoa và vở học sinh).

2.2. Điều kiện tham gia

- Đối với các đơn vị được vay vốn ngân sách:

+ Được thành lập theo quy định của pháp luật.

+ Có chức năng sản xuất, kinh doanh cung ứng bán buôn và bán lẻ hàng hóa phù hợp với các mặt hàng thuộc Chương trình bình ổn; có uy tín, năng lực; đáp ứng lượng hàng hóa cung ứng cho thị trường với số lượng lớn và xuyên suốt trong thời gian thực hiện chương trình;

+ Cam kết tổ chức phân phối hàng hóa phù hợp với chủng loại, số lượng theo kế hoạch đã được thẩm định, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ và nhãn mác sản phẩm;

+ Có năng lực tài chính;

+ Có ít nhất 01 điểm bán bình ổn giá;

+ Ưu tiên xét chọn những đơn vị đã tham gia tích cực và chấp hành tốt các quy định của chương trình trong những năm trước; các đơn vị sản xuất, kinh doanh có kinh nghiệm, năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt chính sách pháp luật về thuế và có hệ thống phân phối.

- Đối với các đơn vị cam kết tham gia bình ổn giá được hỗ trợ kinh phí phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa đến nơi thiếu hàng:

+ Có chức năng sản xuất, kinh doanh cung ứng bán buôn và bán lẻ hàng hóa phù hợp với các mặt hàng thuộc chương trình bình ổn; có uy tín, năng lực; đáp ứng lượng hàng hóa cung ứng cho thị trường với số lượng lớn và xuyên suốt trong thời gian thực hiện chương trình;

+ Cam kết tham gia chương bình ổn và cung ứng kịp thời hàng hóa khi xảy ra tình trạng khan hiếm, tăng giá hàng hóa cục bộ vào các dịp lễ, tết, thiên tai, dịch bệnh...

3. Quyền lợi và nghĩa vụ của thương nhân tham gia Chương trình

3.1. Quyền lợi

- Được vay vốn từ ngân sách để tổ chức dự trữ hàng hóa theo kế hoạch đã được thẩm định (áp dụng với một số đối tượng cụ thể); được thanh toán các khoản chi phí liên quan đến việc vận chuyển, cung ứng, phân phối hàng hóa khi tham gia cùng địa phương thực hiện nhiệm vụ bình n thị trường.

- Được ưu tiên hỗ trợ các chính sách đầu tư phát triển hệ thống, được hỗ trợ truyền thông, quảng bá đối với hàng hóa bình ổn thị trường, điểm bán bình ổn thị trường khi tham gia chương trình.

- Được ưu tiên giới thiệu cung ứng hàng hóa bình ổn thị trường vào mạng lưới điểm bán hiện hữu của chương trình và được kết nối để cung ứng hàng hóa bình ổn thị trường đến những nơi có nhu cầu.

- Được sử dụng biểu trưng (logo), băng rôn Chương trình Bình ổn thị trường Đồng Nai theo hướng dẫn của Sở Công Thương.

- Được tạo điều kiện tham gia các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ nông sản tại Đồng Nai và các tỉnh, thành phố và tiến tới xuất khẩu. Được hỗ trợ cung cấp thông tin về các điều kiện đưa sản phẩm của cơ sở sản xuất vào các kênh phân phối, tư vấn về thiết kế mẫu mã, bao gói sản phẩm để phát, nâng cao giá trị sản phẩm... Thường xuyên thông tin tới các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu có uy tín danh sách chi tiết sản phẩm của tỉnh để các bên nghiên cứu, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm lâu dài.

- Được tạo điều kiện tham gia chương trình đưa hàng về nông thôn, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

- Được ưu tiên giới thiệu đưa hàng hóa thực hiện chương trình vào bếp ăn tập thể trong trường học, bệnh viện, các điểm bán hàng thực phẩm an toàn của các huyện, thành phố.

- Được tỉnh tạo điều kiện cấp phép cho xe chở hàng hóa phục vụ công tác cân đối cung cầu vận chuyển hàng hóa đến mạng lưới phân phối đi vào nội thành và các tuyến đường hạn chế phương tiện trong giờ cao điểm đối với các doanh nghiệp trong thời gian tham gia chương trình.

3.2. Nghĩa vụ

- Có văn bản cam kết tham gia chương trình bình ổn của tỉnh (đối với các doanh nghiệp cam kết bình ổn).

- Đăng ký và nộp hồ sơ tham gia chương trình về UBND huyện, thành phố (đối với đơn vị vay vốn tham gia chương trình).

- Tổ chức phân phối hàng hóa theo đúng kế hoạch tạo nguồn hàng và cung ứng hàng hóa đã được thẩm định; đảm bảo hàng hóa tham gia chương trình đạt chất lượng, an toàn thực phẩm; thực hiện niêm yết giá và bán đúng giá đã được Sở Tài chính thẩm định và phê duyệt.

- Phát triển hệ thống phân phối và tăng số điểm bán hàng bình ổn thị trường; trọng tâm phát triển điểm bán tại các chợ truyền thống, khu công nghiệp, khu lưu trú công nhân, khu vực vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh cung ứng hàng hóa bình ổn thị trường đến các bếp ăn tập thể.

- Thông tin công khai địa chỉ các điểm bán; treo băng rôn, bảng hiệu, niêm yết bảng giá; trưng bày hàng hóa tại các vị trí thuận tiện, riêng biệt để người tiêu dùng dễ nhìn, dễ nhận biết và mua sắm.

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả vốn, trả phí đúng quy định theo hợp đồng đã ký với Quỹ trợ vốn phát triển hợp tác xã hoặc Quỹ đầu tư phát triển Đồng Nai.

- Thực hiện đúng các cam kết của đơn vị, các quy định của chương trình.

4. Cơ chế thực hiện Chương trình

4.1. Thời gian: Thời gian thực hiện chương trình bán hàng bình ổn: 12 tháng, bắt đầu từ ngày 01/10/2021 đến hết ngày 30/9/2022. Đối với mặt hàng sách giáo khoa, vở học sinh, thời gian thực hiện từ ngày 01/5/2021 đến 30/11/2021.

4.2. Nguồn vốn và cơ chế thực hiện

a) Nguồn vốn vay:

- Mặt hàng thiết yếu: cấp 8,2 tỷ đồng cho UBND các huyện, thành phố (từ nhu cầu địa phương) để thẩm định cho các đơn vị tham gia vay vốn (chi tiết tại phụ lục 4 đính kèm).

- Cấp 49.000.000 đồng (Bốn mươi chín triệu đồng chẵn) từ nguồn ngân sách tỉnh vào nguồn chi không thường xuyên về Sở Công Thương để in băng rôn chương trình bình ổn giá và phát cho các địa phương theo điểm bán.

- Cấp 20 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách cho đơn vị tham gia bình ổn giá sách do Sở Giáo dục và Đào tạo giới thiệu, vay với lãi suất 0%. Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra và chịu trách nhiệm về năng lực của công ty do đơn vị giới thiệu. Quy trình thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo có văn bản giới thiệu kèm theo kế hoạch thực hiện chương trình của công ty tham gia chương trình bình ổn giá và gửi về Chủ tịch UBND tỉnh, đồng thời gửi Sở Công Thương để thẩm định và có văn bản tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh chấp thuận.

b) Cơ chế thực hiện:

Các đơn vị đủ điều kiện tham gia nộp hồ sơ về UBND cấp huyện; UBND cấp huyện tổ chức đoàn thẩm tra, thành phần bao gồm: Văn phòng UBND cấp huyện, Phòng Kinh tế/Kinh tế - Hạ tầng, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Liên minh Hợp tác xã/Quỹ đầu tư phát triển Đồng Nai và các Phòng, Ban có liên quan; Sau khi thẩm định đạt yêu cầu UBND cấp huyện có văn bản chấp thuận cho các đơn vị tham gia bình ổn vay vốn. Các đơn vị được vay vốn sẽ thực hiện vay vốn qua các kênh: Các doanh nghiệp và hộ kinh doanh vay qua Quỹ đầu tư phát triển Đồng Nai; hợp tác xã vay vốn qua Quỹ trợ vốn phát triển Hợp tác xã và trả phí với mức 0,2%/tháng.

- Các đơn vị tham gia chương trình bình ổn thuộc đối tượng được vay vốn từ ngân sách với lãi suất bằng không, trả phí cho Quỹ với mức phí vay 0,2%/tháng, trong đó: các doanh nghiệp, hộ kinh doanh vay qua Quỹ đầu tư phát triển Đồng Nai; hợp tác xã vay vốn qua Quỹ trợ vốn phát triển Hợp tác xã.

- Các đơn vị cam kết tham gia bình ổn: được thanh toán các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc vận chuyển, cung ứng, phân phối hàng hóa đến các vùng, địa phương thiếu hàng, theo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh.

5. Giá bán bình ổn thị trường

- Các đơn vị tham gia chương trình đăng ký giá bán bình ổn thị trường với Sở Tài chính theo nguyên tắc bù đắp được giá mua, chi phí lưu thông, có lãi và phải thấp hơn giá thị trường của sản phẩm cùng quy cách, chủng loại, chất lượng tại thời điểm đăng ký giá ít nhất từ 5% trở lên. Riêng đối với các mặt hàng thịt heo, gà và trứng gia cầm, giá bán phải phù hợp với giá sản xuất (tức là phải mua với giá có lợi nhuận cho người nông dân và bán với giá hợp lý cho người tiêu dùng), giảm tình trạng chênh lệch giữa giá sản xuất và tiêu dùng.

- Trường hợp thị trường biến động tăng hoặc giảm giá đối với sản phẩm cùng quy cách, chủng loại, chất lượng, đơn vị được điều chỉnh tăng giá bán sau khi Sở Tài chính thẩm định, chấp thuận bằng văn bản hoặc đơn vị chủ động điều chỉnh giảm giá bán tương ứng đồng thời gửi thông báo về Sở Tài chính, đảm bảo giá bán bình ổn có tính hợp lý, góp phần thực hiện tốt mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội. Trường hợp thị trường biến động do có hiện tưng nâng giá gây khan hiếm giả tạo, doanh nghiệp tham gia Chương trình phải chấp hành việc cung ứng lượng hàng hóa có khả năng điều tiết thị trường theo sự điều phối của chương trình bình ổn.

6. Phát triển mạng lưới

Khuyến khích đơn vị tham gia Chương trình đầu tư phát triển các loại hình phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi..., xúc tiến tiêu thụ hàng hóa bình ổn thị trường; chú trọng phát triển điểm bán tại các chợ truyền thống, khu công nghiệp, khu lưu trú công nhân, khu vực vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh; tích cực tổ chức thực hiện các chuyến bán hàng lưu động và đẩy mạnh cung ứng hàng hóa bình ổn thị trường đến vùng sâu, vùng xa, các bếp ăn tập thể; chủ động tổ chức thực hiện các chương trình khuyến mại nhằm đẩy mạnh phân phối, xúc tiến tiêu thụ hàng hóa bình ổn thị trường.

7. Về công khai thông tin tại nơi bán

Tất cả các điểm bán hàng bình ổn giá phải treo băng rôn và dán biểu trưng của chương trình bình ổn giá. Trong các quầy, kệ mà có mặt hàng tương tự, cùng loại nhưng không nằm trong danh sách bình ổn thì những mặt hàng bình ổn phải được ghi rõ là mặt hàng bình ổn giá để người mua và cơ quan quản lý nhà nước biết, kiểm tra. Phải niêm yết giá mặt hàng bình ổn rõ ràng, dễ thấy, dễ đọc. Khi không tham gia nữa phải xóa, bỏ ngay các thông tin này.

8. Về chế độ báo cáo

- Tất cả các đơn vị tham gia bình ổn phải báo cáo tình hình, kết quả thực hiện mỗi tháng 01 lần, trước 15 giờ ngày 03 hàng tháng (nếu ngày báo cáo rơi vào thứ bảy, chủ nhật, lễ thì báo cáo vào ngày làm việc liền kề) về phòng Kinh tế/Kinh tế hạ tầng UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa.

- Địa phương tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện chương trình bình ổn giá trên địa bàn về Sở Công Thương trước 15 giờ ngày 05 hàng tháng để Sở Công Thương tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.

- Khi có biến động về giá, hàng hóa các đơn vị tham gia chương trình báo cáo nhanh về UBND cấp huyện, đồng thời báo cáo Sở Công Thương bằng fax hoặc mail, báo cáo bằng giấy gửi sau.

III. PHỤC VỤ TẾT NGUYÊN ĐÁN NĂM 2022

1. Nhu cầu tiêu dùng một số mặt hàng thiết yếu trong dịp Tết

1.1. Về nhu cầu

Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở sdân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến thời điểm hiện tại khoảng 3,22 triệu người (khoảng 904.800 hộ). Dự báo nhu cầu tiêu dùng một số mặt hàng thiết yếu trong những ngày trước trong và sau Tết khoảng 23.190 tỷ đồng (Chi tiết tại Phụ lục 2 kèm theo).

1.2. Dự báo tình hình và khả năng cung cấp hàng hóa

Từ 03 năm trở lại đây, mỗi năm lượng hàng hóa dự trữ của các đơn vị sản xuất trong tỉnh tăng từ 10 - 15%, ngoài ra, mức sống của người dân hiện nay đang dần được nâng cao, tục lệ dự trữ hàng hóa cho ngày Tết của bà con đã giảm, nên tình trạng đầu cơ, găm hàng để tăng giá sẽ ít xảy ra.

Nhưng năm nay tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, nếu Việt Nam có thể dập dịch trước Tết Nguyên đán, ngành du lịch trong nước sẽ tăng cao, nhu cầu hàng hóa tại gia đình không cao nhưng các điểm du lịch cũng cần nguồn cung khá lớn để đáp ứng khách du lịch, ngược lại thì người dân sẽ trữ thực phẩm trong những ngày Tết để hạn chế đi lại.

Do đó, dự báo sức mua trong dịp Tết năm nay sẽ tăng khoảng 5% so với Tết năm trước và tăng 20 - 25% so với ngày thường (tăng từ ngày 23/12 đến ngày 30/12 âm lịch). Năm nay Tết Nguyên đán cách Tết Dương lịch 01 tháng, các đơn vị sản xuất hàng hóa phục vụ Tết có đủ thời gian để chuẩn bị nên lượng hàng sẽ được đảm bảo về số lượng và chất lượng sản phẩm.

2. Phương thức đảm bảo cung ứng hàng hóa dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 và thời gian thực hiện

2.1 Phương thức đảm bảo cung ứng hàng hóa

- Sở Công Thương theo dõi sát diễn biến thị trường, cung cầu hàng hóa nhất là các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn, làm việc với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các siêu thị trung tâm thương mại, đề nghị các đơn vị báo cáo về lượng hàng hóa sản xuất, kinh doanh trong dịp Tết và cam kết dự trữ để chủ động phương án bổ sung khi xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa hoặc tăng giá cục bộ. Đxuất với Chủ tịch UBND tỉnh, những biện pháp ứng phó kịp thời nhằm ổn định thị trường khi cn thiết; phối hợp và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động xúc tiến thượng mại thị trường nội địa, tăng cường các hoạt động khuyến mại, giảm giá; khuyến khích doanh nghiệp chủ động kế hoạch dự trữ hàng hóa góp phần bình ổn thị trường kết hợp hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

- UBND các huyện, thành phố tạo điều kiện và hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh tổ chức tốt công tác dự trữ hàng hóa, chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, chợ trên địa bàn cần chủ động nghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch sản xuất, dự trữ hàng hóa, nguyên liệu hợp lý để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, bảo đảm lượng hàng hóa cung ứng cho thị trường chất lượng và giá cả hợp lý.

- Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; các trung tâm thương mại, siêu thị sử dụng vốn của đơn vị và các nguồn vốn hợp pháp khác để dự trữ hàng phục vụ tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, tổ chức cung ứng hàng hóa cho thị trường Tết thông qua hệ thống đại lý. Trong đó, các đơn vị đã cam kết tham gia bình ổn giá năm 2020 - 2021, cung ứng, phân phối hàng hóa bình ổn thị trường trong dịp Tết được ngân sách tỉnh thanh toán các khoản chi phí tăng thêm khi vận chuyển cung ứng hàng hóa đến nơi thiếu hàng theo sự điều động của Sở Công Thương.

- Các đơn vị đã được vay vốn ngân sách tham gia chương trình bình ổn giá, tổ chức dự trữ hàng hóa theo kế hoạch bình ổn giá đã được thẩm định, đồng thời, các hợp tác xã căn cứ khả năng của đơn vị xây dựng kế hoạch bán hàng lưu động phục vụ người dân vùng sâu, vùng xa cũng được ngân sách tỉnh hỗ trợ chi phí vận chuyển, nhân công và bao bì. Các hợp tác xã không tham gia chương trình bình ổn giá, chủ động xây dựng kế hoạch phục vụ tết và tổ chức dự trữ hàng hóa theo kế hoạch từ nguồn vốn của đơn vị.

2.2 Điều kiện tham gia chương trình bán hàng lưu động phục vụ vùng sâu, vùng xa và nguồn hỗ trợ thực hiện

a) Về điều kiện: Các hợp tác xã bán hàng lưu động phải kinh doanh các mặt hàng phù hợp với danh mục 19 nhóm/mặt hàng (gạo, thịt heo, thịt gà, trứng gia cầm, thủy hải sản, rau củ quả, mì gói, thực phẩm chế biến đóng hộp, muối ăn, đường, gia vị (bột ngọt - bột nêm), dầu ăn, nước chấm (nước mắm, nước tương), nước đóng chai, khẩu trang vải kháng khuẩn, nước sát khuẩn, giấy vệ sinh, bánh kẹo.

b) Về thủ tục: Các hợp tác xã có khả năng bán hàng lưu động phục vụ người dân vùng sâu, vùng xa gửi kế hoạch về UBND cấp huyện thẩm định số chuyến bán hàng, mức kinh phí hỗ trợ trên cơ sở năng lực và số chuyến đã đăng ký của các đơn vị tham gia.

c) Về nguồn vốn:

- Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích sử dụng vốn của đơn vị và các nguồn vốn hợp pháp khác để dự trữ hàng phục vụ tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Khi xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá cục bộ ở một số địa phương, Sở Công Thương có văn bản điều động hàng hóa, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ về kinh phí phát sinh trong vận chuyển.

- Cấp vốn hỗ trợ bán hàng lưu động: cấp 515.150.000 đồng (Năm trăm mười lăm triệu một trăm năm mươi ngàn đồng) từ nguồn ngân sách tỉnh vào nguồn chi không thường xuyên về cho UBND cấp huyện (theo số chuyến đã đăng ký của địa phương) để chi phí hỗ trợ các chuyến bán hàng lưu động tại các xã vùng sâu, vùng xa trong dịp tết Nguyên đán 2022 của các hợp tác xã như: chi phí vận chuyển, nhân công và bao bì.

2.3 Các phiên chhàng Việt phục vụ nông thôn, công nhân

Sở công Thương thực hiện theo chương trình xúc tiến thương mại, triển khai chương trình phiên chợ hàng Việt về nông thôn và chuyến hàng Việt về nhà máy và khu công nghiệp và 1 phiên chợ công nhân (theo chương trình xúc tiến thương mại năm 2021 - 2022).

2.4 Thời gian thực hiện

- Đề nghị các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, các trung tâm thương mại, siêu thị và cửa hàng tiện ích căn cứ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết, xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hóa phục vụ Tết và báo cáo Sở Công Thương trước ngày 01/12/2021 (nhằm ngày 27/10/2021 âm lịch);

- Thời gian bán hàng lưu động phục vụ tết được hỗ trợ kinh phí là 02 tháng trước Tết Nguyên đán (tháng 11 và tháng 12 âm lịch), các hợp tác xã trình kế hoạch bán hàng lưu động về UBND cấp huyện trước ngày 19/11/2021 (nhằm ngày 15/10/2020 âm lịch).

2.5. Chế độ báo cáo:

- Đề nghị các sở, ngành, địa phương căn cứ nhiệm vụ được giao định kỳ báo cáo công tác phục vụ Tết gửi về Sở Công Thương (theo quy định của Bộ Công Thương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về báo cáo tình hình phục vụ Tết Nguyên đán 2022).

- Báo cáo đột xuất về tình hình giá cả, cung - cầu hàng hóa khi có biến động đột xuất trên thị trường và khi có yêu cầu của UBND tỉnh và Sở Công Thương.

III. CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN GIÁ ỨNG PHÓ CÁC DIỄN BIẾN PHỨC TẠP CỦA DỊCH BỆNH COVID-19

Căn cứ Công văn số 9449/UBND-KTNS ngày 06/8/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc chấp thuận chủ trương tạm ứng ngân sách hỗ trợ bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu trong tình huống dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

1. Danh mục mặt hàng và lượng hàng tham gia Chương trình

1.1. Mặt hàng

Triển khai đối với 18 mặt hàng: Gạo, thịt heo, thịt gà, trứng gia cầm, thủy hải sản, rau củ quả, mì gói, muối ăn, đường, bột ngọt, bột nêm, dầu ăn, nước tương, nước mắm, nước uống đóng chai, khẩu trang kháng khuẩn, nước sát khuẩn, giấy vệ sinh.

1.2 Lượng hàng

- Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở số dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến thời điểm hiện tại khoảng 3,22 triệu người (khoảng 904.800 hộ). Dự trù nguồn ngân sách hỗ trợ vốn bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu trong tình huống dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, tính cho nhu cầu 30% dân số tỉnh cần hỗ trợ từ 02 tuần - 01 tháng.

- Tổng nhu cầu bình ổn giá hàng tiêu dùng thiết yếu của tỉnh Đồng Nai trong 02 tuần khoảng 1.108 tỷ đồng, trong 01 tháng khoảng 2.216 tỷ đồng (chi tiết tại Phụ lục 3 kèm theo).

2. Đối tượng

- Đối tượng được phân bổ: UBND các huyện, thành phố - trong trường hợp dịch bệnh bùng phát, thiếu hụt nguồn cung hàng hóa thiết yếu tại địa phương do ảnh hưởng của dịch bệnh.

- Đối tượng phối hợp: các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích hiện đang kinh doanh các mặt hàng thuộc chương trình bình ổn giá đã cam kết tham gia bình ổn thị trường của tỉnh khi xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, tăng giá cục bộ vào các dịp lễ, tết, thiên tai, dịch bệnh...; các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong và ngoài tỉnh có khả năng cung ứng hàng hóa trong tình huống các doanh nghiệp trong tỉnh không đủ nguồn hàng cung ứng.

3. Nghĩa vụ của UBND các huyện, thành phố

- Có văn bản đăng ký về khối lượng, chủng loại các mặt hàng thiết yếu cần hỗ trợ; cam kết chịu trách nhiệm tiếp nhận, phân phi nguồn hàng và thu hồi tiền chuyển trả Sở Công Thương trong vòng 05 ngày để Sở Công Thương hoàn trả ngân sách.

- Tổ chức phân phối hàng hóa theo đúng nhu cầu, đúng đối tượng.

- Thông tin công khai địa chỉ các điểm bán; treo băng rôn, bảng hiệu, niêm yết bảng giá; trưng bày hàng hóa tại các vị trí thuận tiện, riêng biệt để người tiêu dùng dễ nhìn, dễ nhận biết và mua sắm; thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch và quy định khác liên quan.

4. Nguồn vốn và cơ chế thực hiện Chương trình

a) Nguồn vốn tạm ứng ngân sách nhà nước

- Mặt hàng thiết yếu: tạm ứng 2.216 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước tỉnh cho Sở Công Thương để hỗ trợ bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu trong tình huống dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

b) Cơ chế thực hiện

Trên cơ sở nhu cầu đăng ký về khối lượng, chủng loại các mặt hàng thiết yếu cần hỗ trợ từ UBND các huyện, thành phố, Sở Công Thương sẽ thực hiện tạm ứng ngân sách nhà nước tỉnh, hợp đồng mua hàng từ các nhà cung cấp, chuyển hàng về địa phương, UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm tiếp nhận nguồn hàng và thu hồi tiền chuyển trả Sở Công Thương (trong vòng 05 ngày làm việc) để Sở Công Thương hoàn trả ngân sách (trong vòng 07 ngày làm việc).

- Các đơn vị cam kết tham gia bình ổn: được thanh toán các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc vận chuyển, cung ứng, phân phối hàng hóa đến các vùng, địa phương thiếu hàng, theo ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo UBND tỉnh.

5. Về chế độ báo cáo

- UBND các huyện, thành phố báo cáo kết quả tiếp nhận, phân bổ nguồn hàng, kết quả thu hồi vốn, hoàn trả kinh phí cho Sở Công Thương trong vòng 07 ngày làm việc tính từ thời điểm tiếp nhận hàng hóa.

- Sở Công Thương tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện, tiến độ giải ngân gửi UBND tỉnh, Sở Tài chính trong vòng 15 ngày làm việc từ thời điểm tạm ứng ngân sách tỉnh.

6. Phương án đảm bảo cung ứng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm trong các tình huống dịch bệnh, đặc biệt đảm bảo cung ứng trực tiếp đến người dân trong khu cách ly, khu phong tỏa trên địa bàn tỉnh

Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, nhm đảm bảo an toàn nhất cho người dân, thực hiện tốt nhất các biện pháp kiểm soát tình hình dịch bệnh trên địa bàn, tình hình cung ứng, phân phối hàng hóa cho người dân sẽ được thực hiện thông qua các phương thức phù hợp, vừa kiểm soát việc di chuyển, lưu thông trên đường tiềm ẩn các nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, vừa đảm bảo mọi người dân đều được tiếp cận, cung ứng kịp thời hàng hóa, lương thực thực phẩm thiết yếu cho sinh hoạt hàng ngày của mỗi hộ dân trên địa bàn tỉnh, cụ thể:

- Sở Công Thương chủ trì, phối hợp UBND các huyện, thành phố rà soát tình hình cung ứng hàng hóa, lương thực thực phẩm thiết yếu cho người dân (thống kê cụ thể, cập nhật lại hệ thống các điểm bán của hệ thống các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi trên địa bàn, đánh giá khả năng cung ứng hàng hóa cho người dân, nhu cầu hàng hóa cần bổ trợ). Trên cơ sở đề xuất của UBND các huyện, thành phố, kịp thời hỗ trợ các địa phương tiếp cận nguồn cung hàng hóa, hướng dẫn các giải pháp phân phối hàng hóa cho người dân phù hợp, khả thi; tổ chức điều phối các kênh bổ trợ phân phối hàng hóa (các chuyến xe bán hàng lưu động, các điểm bán hàng Bình ổn giá...); hỗ trợ địa phương phân phối hàng hóa kịp thời đến người dân; trong trường hợp cần thiết, cấp bách, tạm ứng ngân sách hỗ trợ bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu trong tình huống dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

- Việc cung ứng, phân phối hàng hóa cho người dân thông qua các hình thức mua hàng trực tuyến, phát phiếu mua hàng theo giờ cố định...; trong trường hợp phải áp dụng phương thức “đi chợ hộ”, sẽ do Tổ hậu cần địa phương, tổ Covid-19 cộng động, các lực lượng tình nguyện tại địa phương (Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Tổ dân phố...) các lực lượng công an, quân đội đang được tăng cường tại địa phương cùng tham gia hỗ trợ thực hiện với tần suất 01-02 lần/tuần và tổ chức phân phối trực tiếp đến người dân (hộ dân trả tiền).

- UBND các huyện, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch tiếp nhận, dự trữ, cung ứng hàng hóa cho các khu vực cách ly, phong tỏa phù hợp theo từng cấp độ tại địa phương; Xây dựng phương án tổ chức một số điểm bán hàng lưu động, đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch và nhu cầu của người dân khi có yêu cầu cách ly tập trung hoặc phong tỏa. Trường hợp vượt quá khả năng của địa phương cần khẩn trương và kịp thời báo cáo với cấp trên và thông tin với Sở Công Thương để có kế hoạch làm việc với các đơn vị cung ứng, phân phối hàng hóa theo yêu cầu.

- Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; các trung tâm thương mại, siêu thị sử dụng vốn của đơn vị và các nguồn vốn hợp pháp khác để dự trữ hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Trong đó, các đơn vị đã cam kết tham gia bình ổn giá, cung ứng, phân phối hàng hóa bình ổn thị trường trong dịp lễ, Tết, dịch bệnh... được ngân sách tỉnh thanh toán các khoản chi phí tăng thêm khi vận chuyển cung ứng hàng hóa đến nơi thiếu hàng theo sự điều động của Sở Công Thương.

- Các đơn vị đã được vay vốn ngân sách tham gia chương trình bình ổn giá, tổ chức dự trữ hàng hóa theo kế hoạch bình ổn giá đã được thẩm định, đồng thời, các hợp tác xã căn cứ khả năng của đơn vị xây dựng kế hoạch bán hàng lưu động phục vụ người dân vùng sâu, vùng xa cũng được ngân sách tỉnh hỗ trợ chi phí vận chuyển, nhân công và bao bì. Các hợp tác xã không tham gia chương trình bình ổn giá, chủ động xây dựng kế hoạch phục vụ tết và tổ chức dự trữ hàng hóa theo kế hoạch từ nguồn vốn của đơn vị.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương

Là cơ quan thường trực của chương trình. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài Chính, Liên minh HTX tỉnh, Quỹ đầu tư phát triển Đồng Nai và các địa phương, đơn vị liên quan triển khai thực hiện kế hoạch này, lập báo cáo định kỳ hàng tháng, cuối đợt có báo cáo tổng kết đánh giá kết quả thực hiện, đồng thời tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện cho năm 2022-2023, cụ thể:

- Chủ trì công tác nắm bắt thông tin thị trường, tổ chức, điều phối hàng hóa của các doanh nghiệp khi thị trường có biến động theo chỉ đạo của Bộ Công Thương, UBND tỉnh.

- Theo dõi sát diễn biến thị trường, cung cầu hàng hóa nhất là các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn, làm việc với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các siêu thị trung tâm thương mại, đề nghị các đơn vị báo cáo về lượng hàng hóa sản xuất, kinh doanh trong thời điểm dịch bệnh để chủ động phương án bổ sung khi xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa hoặc tăng giá cục bộ. Đề xuất với UBND tỉnh, những biện pháp ứng phó kịp thời nhằm ổn định thị trường khi cần thiết; khuyến khích doanh nghiệp chủ động kế hoạch dự trữ hàng hóa góp phần bình n thị trường kết hợp hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

- Chủ trì, chỉ đạo các đơn vị cung ứng hàng hóa trên địa bàn đảm bảo nguồn cung ứng, năng lực dự trữ, cung cấp đầy đủ hàng hóa, lương thực thực phẩm cho người dân; có phương án bổ sung nguồn hàng đầy đủ, kịp thời, không để xảy ra đứt gãy, gián đoạn nguồn cung hàng hóa.

- Phối hợp với Sở Tài chính xây dựng quy trình hướng dẫn địa phương triển khai thực hiện kế hoạch trong thẩm định vay vốn, thẩm định hỗ trợ chuyến hàng lưu động phục vụ Tết Nguyên đán, giải ngân và kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện quy định của chương trình đối với các đơn vị tham gia bình ổn. Thường trực để tiếp nhận, xử lý các nội dung quy định tại kế hoạch. Kịp thời xử lý tình huống khan hiếm, biến động giá đột xuất tại các địa phương trong tỉnh, yêu cầu các đơn vị đưa hàng đến các điểm có biến động giá tăng đột biến.

- Tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ các chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị cam kết tham gia bình ổn và phối hợp Sở Tài chính thanh toán chi phí bán hàng phát sinh khi các đơn vị thực hiện nhiệm vụ vận chuyển, cung ứng hàng đến điểm thiếu hụt, khan hiếm hàng hóa theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

- Theo dõi diễn biến cung cầu đối với mặt hàng thịt heo, gà và trứng gia cầm. Làm việc với các doanh nghiệp chăn nuôi, giết mổ đề nghị cam kết đảm bảo hàng hóa cung cấp thị trường, sẵn sàng nguồn cung khi thị trường cần. Nếu xảy ra trường hợp thiếu hàng, tăng giá, Sở Công Thương kịp thời tham mưu UBND tỉnh phương án cung ứng hàng hóa, chính sách lấy từ nguồn dự phòng.

- Chủ trì thực hiện việc in, cung cấp băng rôn, biểu trưng của chương trình đến UBND cấp huyện và các đơn vị tham gia chương trình bình ổn, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện treo băng rôn, dán biểu trưng.

- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bình ổn giá của các đơn vị tham gia; hỗ trợ các đơn vị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, Ban Quản lý các Khu Công nghiệp và các doanh nghiệp tổ chức các đợt đưa hàng Việt về nông thôn và các điểm tập trung công nhân. Gắn các điểm bán hàng Việt vào điểm bình ổn giá.

- Phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan làm việc với các nhà cung ứng sản phẩm đáp ứng hài hòa nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn tỉnh, thực hiện kết nối doanh nghiệp, đa dạng hóa các mặt hàng bình ổn giá.

- Chủ trì, phối hợp các cơ quan có liên quan theo dõi sát diễn biến thị trường và tình hình cung - cầu hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa tham gia chương trình, để kịp thời thực hiện biện pháp bình ổn thị trường theo thẩm quyền và tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện trong trường hợp vượt thẩm quyền. Chủ trì tổ chức các phiên chợ công nhân, các chuyến đưa hàng Việt về nông thôn... theo chương trình xúc tiến thương mại hàng năm đã được phê duyệt.

- Phối hợp các cơ quan thông tin - truyền thông cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về chương trình và tình hình cung - cầu hàng hóa thiết yếu, đặc biệt là hàng hóa tham gia Chương trình; quảng bá sản phẩm, thương hiệu và hoạt động của đơn vị tham gia chương trình; kịp thời đxuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thông tin - truyền thông cho Chương trình.

- Tổng hợp các điểm tham gia bán hàng bình ổn thị trường từ các huyện, thị, thành phố, phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh sn sàng bố trí, tiếp nhận hàng hóa để cung ứng ra thị trường khi cần thiết.

- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc cung ứng điện, có phương án dự phòng để đảm bảo đủ điện cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong dịp lễ, tết.

- Tổ chức thu thập thông tin giá cả thị trường Tết và báo cáo UBND tỉnh, Tỉnh ủy, Bộ Công Thương. Kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của các đơn vị tham gia chương trình, đề xuất UBND tỉnh các biện pháp giải quyết và xử lý những trường hợp vi phạm quy định theo kế hoạch này.

- Sở Công Thương thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin với Tổ công tác đặc biệt của Bộ Công Thương, phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố để tăng cường kết nối, bổ sung nguồn hàng kịp thời cho tỉnh Đồng Nai.

2. Sở Tài chính

- Chủ trì, chịu trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá đối với các mặt hàng bình n giá thuộc hoạt động điều tiết giá của cả nước theo quy định của pháp luật.

- Chủ trì kiểm tra việc chấp hành quy định quản lý nhà nước về giá đối với các lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương trong việc chuyển nguồn cho địa phương thanh toán mức hỗ trợ đối với các đơn vị tham gia bán hàng lưu động phục vụ Tết Nguyên đán (đối với các địa phương có đăng ký); ký hợp đồng một lần với Quỹ trợ vốn phát triển hợp tác xã và Quỹ đầu tư phát triển Đồng Nai và giải ngân theo tiến độ thẩm định vay vốn cho các đơn vị; chỉ đạo Quỹ Quỹ trợ vốn phát triển hợp tác xã và Quỹ đầu tư phát triển Đồng Nai phối hợp UBND cấp huyện thẩm định vay vốn của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh tham gia chương trình bình ổn giá có vay vốn; ký hợp đồng tạm ứng từ nguồn ngân sách tỉnh cho Sở Công Thương để thực hiện hỗ trợ bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu trong tình huống dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.

- Phối hợp với Sở Công Thương thanh toán chi phí phát sinh cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh, các trung tâm thương mại, siêu thị khi vận chuyển, cung ứng hàng hóa đến vùng khan hiếm theo chỉ đạo Chủ tịch UBND tỉnh và hỗ trợ thủ tục vay vốn đối với các các cơ sở chăn nuôi, giết mổ thịt heo, gà, trứng gia cầm (nếu có).

- Hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ đăng ký giá của đơn vị tham gia Chương trình trên địa bàn; thẩm định giá đăng ký, phê duyệt và công bố giá bán bình ổn thị trường của các đơn vị (trong vòng từ 07 đến 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký giá); chịu trách nhiệm kiểm tra, điều chỉnh giá bán bình ổn thị trường theo đề nghị của các đơn vị, đảm bảo đúng quy định của chương trình (kể cả đơn vị đăng ký tham gia nhưng không có nhu cầu vay vốn).

- Phối hợp các sở, ngành chức năng kiểm tra việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết của đơn vị tham gia chương trình; xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các trường hợp vi phạm; chịu trách nhiệm điều chỉnh giá khi thị trường biến động hoặc có văn bản đề nghị tăng, giảm giá của đơn vị, đảm bảo đúng quy định của Chương trình (thời hạn giải quyết trong vòng 07 đến 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ đề nghị điều chỉnh giá của doanh nghiệp).

- Theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường; tổ chức kiểm tra trong các trường hợp biến động giá (nếu có); tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra và đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh biện pháp xử lý.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố lựa chọn, giới thiệu các trang trại, cơ sở giết mổ gia súc gia cầm, đầu mối cung ng sản phẩm nông nghiệp (nông sản, thủy hải sản...) an toàn trên địa bàn tham gia hệ thống bán hàng bình ổn, thông tin đầu mối liên hệ về Sở Công Thương để tổ chức kết nối.

- Quy hoạch tổng thể ngành chăn nuôi, tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, khuyến khích tăng lượng heo giống để đảm bảo tái đàn ổn định.

- Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh tập trung, liên kết chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tạo giá trị gia tăng cao; sản phẩm nông lâm thủy sản đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phù hợp với nhu cầu thị trường.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tích cực thực hiện nhiệm vụ theo chức năng, hỗ trợ các địa phương thực hiện công tác kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm đối với hàng thực phẩm đưa vào lưu thông.

- Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo tốt sản xuất, lưu thông hàng hóa, nhất là lương thực, thực phẩm, rau xanh để có đủ hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; có biện pháp phòng, chống, khống chế dịch bệnh gia súc, gia cầm một cách hiệu quả (nhất là bệnh dịch tả heo Châu Phi), tránh làm ảnh hưởng đến nguồn cung thực phẩm; đề xuất, thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch, bệnh xâm nhập, lây lan.

- Hướng dẫn các doanh nghiệp, trang trại thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, thực hiện tốt an toàn sinh học; tích cực sản xuất, cung ứng các mặt hàng thiết yếu nhất là lương thực, thực phẩm, rau, quả.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương kiểm tra đôn đốc việc thực hiện chương trình bình ổn giá, ngăn chặn hành vi găm hàng, đầu cơ.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

- Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo các cơ quan báo chí và hệ thống Đài truyền thanh các huyện, thành phố Biên hòa và thành phố Long Khánh tuyên truyền, phổ biến về Chương trình bình ổn giá một số mặt hàng thiết yếu năm 2021-2022, phục vụ Tết Nguyên đán năm 2022 và ứng phó với các diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 để người dân, cộng đồng doanh nghiệp biết và tham gia Chương trình.

- Phối hợp với Sở Công Thương cung cấp tài liệu cho các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh và Đài truyền thanh các huyện, thành phố, tổ chức tuyên truyền cho người dân biết thụ hưởng chương trình, đặc biệt là người dân tại các xã vùng sâu vùng xa, vùng có đồng bào dân tộc ít người đang sinh sống.

- Phối hợp với cơ quan thường trực chương trình bình ổn giá thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình giải ngân, công tác phát triển điểm bán hàng lưu động tại các xã vùng sâu, vùng xa để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử tỉnh do Sở Thông tin và Truyền thông quản lý.

5. Công an tỉnh

- Chủ trì, phối hợp Sở Giao thông vận tải, Sở Công Thương hướng dẫn, cấp giấy phép lưu thông vào nội thành và đường hạn chế phương tiện 24/24h để xe của doanh nghiệp tham gia chương trình được lưu thống vận chuyển, phân phối hàng hóa thiết yếu đến các siêu thị, mạng lưới bán lẻ kịp thời.

- Phối hợp các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương nắm tình hình, ngăn chặn, kiểm tra, triệt phá các ổ nhóm buôn lậu, buôn bán, sản xuất hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng, đầu cơ găm hàng, nâng giá kiếm lợi bất chính, các hoạt động sản xuất kinh doanh vi phạm vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Phối hợp các Sở, ban, ngành tuyên truyền về kết quả đấu tranh phòng chống tội phạm và thủ đoạn hoạt động của các đối tượng để nâng cao nhận thức và vai trò trách nhiệm của cán bộ, công nhân viên, người dân trên địa bàn tỉnh trong phát hiện, cung cấp thông tin cho lực lượng chức năng kịp thời phòng chống hoạt động buôn lậu, buôn bán, sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, đu cơ găm hàng, nâng giá kiếm lợi bất chính, các hoạt động sản xuất kinh doanh vi phạm vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia chương trình vận chuyển hàng hóa trong giờ cao điểm; khi có biến động hàng hóa, xảy ra bão lụt, dịch bệnh... triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự để các doanh nghiệp lưu thông vận chuyển, phân phối hàng hóa đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

6. Sở Giao thông vận tải

- Phối hợp Công an tỉnh, Sở Công Thương và UBND các địa phương hướng dẫn phương tiện của các cơ sở tham gia Chương trình bình ổn giá được lưu thông vào nội thành, nội thị và đường hạn chế phương tiện 24/24 để vận chuyển, phân phối hàng hóa thiết yếu đến các siêu thị, mạng lưới bán lẻ kịp thời.

- Phối hợp huy động các phương tiện vận tải để sẵn sàng phối hợp vận chuyển hàng hóa thiết yếu cung ứng cho người dân trong tình huống cấp bách.

7. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng các địa phương hỗ trợ, tạo điều kiện cho Công ty cổ phần Sách và thiết bị trường học phát triển mạng lưới bán sách giáo khoa, vở học sinh bình ổn, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; đề xuất chương trình bình ổn giá mặt hàng sách giáo khoa, vở học sinh cho niên học 2022 - 2023. Đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các phòng ban chuyên môn hướng dẫn các trường trên địa bàn tỉnh thực hiện chương trình tái sử dụng sách giáo khoa đạt hiệu quả.

8. Ban Quản lý các Khu công nghiệp

- Ban Quản lý các khu công nghiệp phối hợp thông tin đến các công ty đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp về chương trình bình ổn giá, để các doanh nghiệp biết, tham gia và mua sản phẩm khi có nhu cầu tiêu dùng, phục vụ tại các bếp ăn tập thể của doanh nghiệp.

- Rà soát, cung cấp danh sách các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa thiết yếu trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thông tin đầu mối liên hệ về Sở Công Thương để chủ động vận động nguồn hàng trong trường hợp cần thiết.

9. Sở Y tế

- Phổ biến cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng, bếp ăn tập thể trên địa bàn thông tin về các doanh nghiệp, cơ sở tham gia chương trình để kết nối tiêu thụ sản phẩm.

- Chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn triển khai công tác kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch theo từng tình huống; hướng dẫn, phối hợp lực lượng quân đội, thậu cn phường, xã, thị trn, các đơn vị chức năng có liên quan triển khai các phương án đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong quá trình tổ chức cung ứng thực phẩm cho người dân.

10. Liên minh Hợp tác xã tỉnh

- Phối hợp UBND các huyện, thành phố thẩm định Kế hoạch tham gia chương trình của các hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực thương mại; chỉ đạo Quỹ trợ vốn phát triển Hợp tác xã giải ngân vốn vay cho các hợp tác xã nhanh, kịp thời và thu hồi vốn đúng thời gian quy định.

- Phối hợp UBND các huyện, thành phố phát triển, lựa chọn các HTX có uy tín, có điều kiện về mặt bằng, nhân lực... tham gia hệ thống bán hàng bình ổn giá.

- Phối hợp với Sở Công Thương, Sở Tài chính kiểm tra, giám sát và hỗ trợ các HTX tổ chức tốt việc bán hàng bình ổn giá.

11. Cục Quản lý Thị trường tỉnh

- Chủ trì phối hợp với Sở Công Thương xây dựng Kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm phát hiện, xử lý theo thẩm quyền, theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật như đầu cơ, găm hàng, sản xuất - kinh doanh hàng cấm, hàng lậu, hàng gian, hàng giả, hàng không có hóa đơn, chứng từ, hàng không có nguồn gốc xuất xứ, hàng không có nhãn mác, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm...Phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định pháp luật về giá. Kiểm tra, phát hiện, xử lý theo thẩm quyền, theo quy định pháp luật đối với các trường hợp lợi dụng thương hiệu của Chương trình gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng và làm ảnh hưởng uy tín của Chương trình, nhất là vào các dịp lễ, tết.

- Báo cáo theo định kỳ và đột xuất khi có biến động về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo.

12. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Xây dựng Kế hoạch bình ổn giá tại địa phương, đăng ký nguồn vốn vay, nguồn hỗ trợ lưu động về Sở Công Thương, Sở Tài chính để tổng hợp chuyển nguồn. Căn cứ nhu cầu tiêu dùng đã đề ra tại Kế hoạch, cụ thể hóa về địa phương, làm việc với các doanh nghiệp, đơn vị tham gia bình ổn đề nghị các đơn vị xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp với nhu cầu, kêu gọi các đơn vị tham gia chương trình bình ổn với nhiều hình thức (vay vốn hoặc sử dụng nguồn vốn của các đơn vị).

- Xây dựng kế hoạch phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, đảm bảo nguồn hàng cung ứng đầy đủ cho thị trường tết tại địa phương với chất lượng ổn định, giá cả phù hợp. Tùy tình hình địa phương, có thể tổ chức các chuyến hàng lưu động phục vụ vùng sâu vùng xa trong dịp Tết, hoặc nếu địa phương có các điểm tạp hóa, siêu thị tiện ích... đảm bảo cung cấp đầy đủ hàng hóa cho người dân thì kêu gọi các đơn vị tham gia và hỗ trợ đơn vị thực hiện. Phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương trong cung cấp thông tin thị trường, bố trí, cung cấp thông tin về điểm bán bình ổn giá và sn sàng tiếp nhận hàng hóa được điều động đến để can thiệp thị trường khi hàng hóa tăng giá đột biến hoặc khan hiếm.

- Phối hợp với Sở Công Thương xây dựng điểm bán hàng Việt, ưu tiên các xã vùng sâu, vùng xa để kết hợp làm điểm bình ổn giá của huyện nhằm đảm bảo nguồn hàng. Xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới bán hàng bình ổn giá gắn với chương trình Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, hoặc thông qua việc kết hợp với tiểu thương tại các chợ, các hợp tác xã quản lý chợ, các doanh nghiệp kinh doanh thương mại,...

- Giao các phòng, ban chuyên môn tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia chương trình bán hàng bình ổn giá và kế hoạch bán hàng lưu động của các đơn vị, phối hợp với Liên minh hợp tác xã, Quỹ đầu tư phát triển Đồng Nai, thẩm định nguồn vốn vay chuyển qua Quỹ trợ vốn phát triển hợp tác xã và Quỹ đầu tư phát triển Đồng Nai để giải ngân và thanh toán mức hỗ trợ đối với các hợp tác xã thương mại dịch vụ tham gia bán hàng lưu động phục vụ Tết Nguyên đán.

- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về chương trình bình ổn giá của tỉnh, những quyền lợi và nghĩa vụ của đơn vị tham gia, nhằm vận động các các đơn vị sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã thương mại dịch vụ trên địa bàn tham gia đem lại hiệu quả thiết thực cho chương trình.

- Chủ động phối hợp với các đoàn thể thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền về các chủ trương, chính sách và tình hình thị trường, ngăn ngừa các thông tin thất thiệt làm ảnh hưởng đến tình hình giá cả hàng hóa trên thị trường, nht là trong thời điểm cận Tết. Khi thị trường có dấu hiệu biến động giá bất thường, báo cáo và phối hợp với Sở Công Thương và các sở, ngành liên quan xử lý kịp thời.

- Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chọn lọc, giới thiệu các cơ sở giết mổ trên địa bàn tham gia chương trình. Chỉ đạo các cơ sở giết mổ đủ điều kiện sẵn sàng nhận gia súc từ các đơn vị tham gia bình ổn giá để giết m, kịp thời cung cấp cho thị trường khi thị trường biến động tăng giá.

- Chỉ đạo Ban quản lý chợ phải quy hoạch ít nhất mỗi chợ 01 điểm bán hàng bình ổn giá kết hợp với bán các loại hàng hóa khác.

- Rà soát, giới thiệu các mặt bằng đang quản lý, sử dụng không hiệu quả, không đúng mục đích cho đơn vị tham gia Chương trình đầu tư phát triển điểm bán; hỗ trợ phát triển điểm bán bình ổn thị trường tại các chợ truyền thống.

- Chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định chương trình của các đơn vị tham gia bình ổn giá tại các địa phương, kiểm soát hàng hóa lưu thông trên địa bàn, đề nghị các đơn vị tham gia bình ổn giá (kể cả đơn vị không vay vốn) gửi bản đăng ký giá về Sở Tài chính để được phê duyệt; quản lý giá, kiểm tra, kiểm soát việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết trên địa bàn. Theo dõi sát, chủ động thông tin và phối hợp Sở Công Thương, Sở Tài chính xử lý kịp thời những bất n trong diễn biến cung - cầu hàng hóa và các trường hợp biến động giá trên địa bàn (nếu có).

- Thành lập các tổ hậu cần theo từng phường, xã, thị trấn; trực tiếp chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc Tổ hậu cần địa phương triển khai phương án cung ứng các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân trên địa bàn.

- Rà soát các hệ thống phân phối trên địa bàn, bổ sung đại diện các hệ thống phân phối vào Tổ hậu cần để chủ động triển khai phương án, điều phối, cung ứng hàng hóa kịp thời.

- Tăng cường huy động các nguồn lực, phát huy vai trò các tổ chức đoàn thể tại địa phương tham gia Tổ hậu cần, các lực lượng công an, quân đội đang được tăng cường tại địa phương tham gia tiếp nhận và phân phối hàng hóa; huy động phương tiện vận chuyển trên địa bàn tham gia vận chuyển, cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân.

- Rà soát, lựa chọn địa điểm tập kết hàng hóa để tiếp nhận hàng hóa từ hệ thống phân phối; đánh giá năng lực hệt hống kho chứa, triển khai phương án trưng dụng, thiết lập kho chứa phù hợp, đảm bảo năng lực dự trữ lương thực, thực phẩm trên địa bàn để tổ chức cung ứng cho người dân.

- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về cung ứng hàng hóa, lương thực thực phẩm để người dân nắm bắt và phối hợp thực hiện.

- Định kỳ hàng tháng tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện chương trình trên địa bàn, tình hình cung - cu hàng hóa và giá cả thị trường trên địa bàn gửi về Sở Công Thương, Sở Tài chính đtổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 05 hàng tháng, hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu.

13. Các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị, sản xuất kinh doanh hàng hóa thiết yếu:

- Căn cứ nhu cầu tiêu dùng hàng thiết yếu của người dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (ngày thường và ngày Tết), thời điểm dịch bệnh xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp với nhu cầu, đảm bảo nguồn cung, tránh lãng phí hoặc thiếu hụt làm mất cân đối cung cầu. Phân phối hàng hóa đầy đủ đến các điểm bán sỉ, lẻ, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá bất hợp lý. Nếu phát hiện các doanh nghiệp khác đu cơ, găm hàng nhằm tăng giá sản phẩm, kịp thời báo về Sở Công Thương để phối hợp xử lý theo quy định.

- Xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh phục vụ người dân trên địa bàn trong dịp Tết Nguyên đán và Cam kết tham gia bình ổn gửi về Sở Công Thương trước ngày 01/12/2021 (nhằm ngày 27/10/2021 âm lịch).

- Khi thị trường có biến động, Chủ tịch UBND tỉnh sẽ có chỉ đạo Sở Công Thương điều tiết hàng hóa, đề nghị các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phải phối hợp thực hiện (kinh doanh, dự trữ, phân bổ hàng hóa theo yêu cầu của tỉnh).

14. Các đơn vị đăng ký tham gia chương trình bình ổn giá

- Nghiên cứu phát triển thêm điểm bán tại khu vực vùng nông thôn, tổ chức thêm nhiều chuyến bán hàng lưu động vùng sâu vùng xa.

- Có kế hoạch nâng cấp các điểm bán hàng cố định, lưu động, từng bước công nghiệp hóa công tác tổ chức bán hàng; thực hiện nghiêm việc treo băng rôn, dán logo, niêm yết giá rõ ràng dễ thấy; sắp xếp, trưng bày sản phẩm có tính thẩm mỹ; hàng hóa chất lượng, có xuất xứ rõ ràng.

- Thực hiện kế hoạch bình ổn giá theo đúng cam kết, đăng ký giá bán về Sở Tài chính để được duyệt giá bán các mặt hàng bình ổn, báo cáo kết quả thực hiện theo đúng quy định; sử dụng vốn vay đúng mục đích và hoàn trả vốn vay đúng thời gian quy định.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn giá một số mặt hàng thiết yếu năm 2021-2022, phục vụ Tết Nguyên đán năm 2022 và ứng phó với các diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19. Quá trình thực hiện phát sinh khó khăn, vướng mắc, các đơn vị kịp thời báo cáo về Sở Công Thương tổng hợp, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo xử lý./

 


Nơi nhận:
- Bộ Công Thương; Bộ Tài chính; Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- TT. T
nh ủy (b/c);
- TT. HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các sở, ngành: Công Thương, Tài chính, NN&PTNT, GD&ĐT, Công an tỉnh, GTVT, TT&TT, Sở Y tế, Cục QLTT, Liên minh HTX tỉnh, Ban QLCKCN;
- Chánh - Phó Văn phòng UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, THNC, KTN, KGVX, KTNS.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Hoàng

 

PHỤ LỤC 1

LƯỢNG DỰ TRỮ HÀNG HÓA TRONG 1 THÁNG TRÊN TỔNG SỐ DÂN

STT

Nhóm hàng

đơn vị tính

Nhu cầu trong 1 tháng/ người

Giá/đvt (đồng)

Tổng dân số (3.220.264 người)

Lượng dự trữ

Lượng hàng hóa

Thành Tiền (đồng)

Tỷ lệ dự trữ so nhu cầu (%)

Lượng hàng

Thành tiền (đồng)

 

 

 

I

II

III=I*DS

IV=III*II

V

VI=III*V

VII=VI*II

1

Gạo tẻ

kg

7,6

15.000

24.474.006

367.110.096.000

2,5

611.850

9.177.752.400

2

Thịt heo

kg

1,35

150.000

4.347.356

652.103.460.000

10,0

434.736

65.210.346.000

3

Thịt gà

kg

1,5

50.000

4.830.396

241.519.800.000

5,0

241.520

12.075.990.000

4

Trứng

quả

12

2.500

38.643.168

96.607.920.000

2,5

966.079

2.415.198.000

5

Thủy hải sản

kg

1,4

200.000

4.508.370

901.673.920.000

2,5

112.709

22.541.848.000

6

Rau củ quả

kg

9,6

35.000

30.914.534

1.082.008.704.000

2,5

772.863

27.050.217.600

7

Mì gói

Gói

15

5.000

48.303.960

241.519.800.000

2,5

1.207.599

6.037.995.000

8

Thực phẩm chế biến đóng hộp (từ heo, bò, gà, cá)

kg

1

100.000

3.220.264

322.026.400.000

2,5

80.507

8.050.660.000

9

Muối ăn

kg

0,15

5.000

483.040

2.415.198.000

2,5

12.076

60.379.950

10

Đường

kg

0,7

22.000

2.254.185

49.592.065.600

3,0

67.626

1.487.761.968

11

Bột ngọt - Bột nêm

kg

0,3

70.000

966.079

67.625.544.000

2,5

24.152

1.690.638.600

12

Dầu ăn

lít

0,4

32.000

1.288.106

41.219.379.200

2,5

32.203

1.030.484.480

13

Nước mắm

lít

0,3

70.000

966.079

67.625.544.000

2,5

24.152

1.690.638.600

14

Nước tương

lít

0,3

28.000

966.079

27.050.217.600

2,5

24.152

676.255.440

15

Nước đóng chai

lít

60

10.000

193.215.840

1.932.158.400.000

2,5

4.830.396

48.303.960.000

16

Khẩu trang vải kháng khuẩn

chiếc

6

35.000

19.321.584

676.255.440.000

2,5

483.040

16.906.386.000

17

Nước sát khuẩn

lít

0,2

210.000

644.053

135.251.088.000

2,5

16.101

3.381.277.200

18

Giấy vệ sinh

cuộn

4

5.000

12.881.056

64.405.280.000

2,5

322.026

1.610.132.000

19

Sách giáo khoa, vở học sinh

 

 

 

 

 

 

 

20.000.000.000

Tng

 

 

 

 

6.968.168.256.400,00

 

-

240.220.168.838

- Giá 01 đơn vị tính được tham khảo giá trị trung bình từ báo giá hàng ngày tại các chợ hạng 1 trên địa bàn tỉnh, báo giá của Công ty TNHH MTV Siêu thị Co.op Mart;

- Định mức hàng hóa cho 01 người được xác định theo tháp dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng Bộ Y tế và kết quả khảo sát mức sng dân cư năm 2020 (viết gọn là KSMS 2020) được tiến hành theo Quyết định số 1261/QĐ-TCTK ngày 19 tháng 8 năm 2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.

 

PHỤ LỤC 2

LƯỢNG DỰ TRỮ HÀNG HÓA TRONG THÁNG TẾT TRÊN TỔNG SỐ DÂN

STT

Nhóm hàng

đơn vị tính

Nhu cầu trong tháng tết/ người

Giá/đvt (đồng)

Tổng dân số
(3.220.264 người)

Lượng hàng hóa

Thành Tiền (đồng)

 

 

 

I

II

III=I*DS

IV=III*II

1

Gạo tẻ

kg

22,8

15.000

73.422.019

1.101.330.288.000

2

Thịt heo

kg

4,05

150.000

13.042.069

1.956.310.380.000

3

Thịt gà

kg

4,5

50.000

14.491.188

724.559.400.000

4

Trứng

quả

36

2.500

115.929.504

289.823.760.000

5

Thủy hải sản

kg

4,2

200.000

13.525.109

2.705.021.760.000

6

Rau c qu

kg

28,8

35.000

92.743.603

3.246.026.112.000

7

Mì gói

Gói

45

5.000

144.911.880

724.559.400.000

8

Thực phẩm chế biến đóng hộp (từ heo, bò, gà, cá)

kg

3

100.000

9.660.792

966.079.200.000

9

Muối ăn

kg

0,45

5.000

1.449.119

7.245.594.000

10

Đường

kg

2,1

22.000

6.762.554

148.776.196.800

11

Bột ngọt - Bột nêm

kg

0,9

70.000

2.898.238

202.876.632.000

12

Dầu ăn

lít

1,2

32.000

3.864.317

123.658.137.600

13

Nước mắm

lít

0,9

70.000

2.898.238

202.876.632.000

14

Nước tương

lít

0,9

28.000

2.898.238

81.150.652.800

15

Nước đóng chai

lít

180

10.000

579.647.520

5.796.475.200.000

16

Khẩu trang vi kháng khuẩn

chiếc

18

35.000

57.964.752

2.028.766.320.000

17

Nước sát khuẩn

lít

0,6

210.000

1.932.158

405.753.264.000

18

Giấy vệ sinh

cuộn

12

5.000

38.643.168

193.215.840.000

19

Bánh kẹo

kg

1

50.000

3.220.264

161.013.200.000

20

Xăng dầu

lit

30

22000

96.607.920

2.125.374.240.000

Tổng

 

 

1.116.500

 

23.190.892.209.200

Ghi chú: Tháng Tết = dự trtháng bình thường x 3

 

PHỤ LỤC 3:

BẢNG TỔNG HỢP HÀNG HÓA DỰ TRỮ ỨNG PHÓ VỚI CÁC CẤP ĐỘ DỊCH COVID -19 CHO TOÀN TỈNH ĐỒNG NAI (3.220.264 NGƯỜI)

STT

Nhóm hàng

đơn vị tính

Định mức 01 người/ngày

Tổng nhu cầu toàn tỉnh trong 01 ngày

Tổng nhu cầu toàn tỉnh trong 01 tháng

Dự ước nhu cầu BOG trong mùa dịch (30% dân s)

Giá 01 đơn vị tính (VNĐ)

Tổng giá trị nhu cầu BOG trong nửa tháng (VNĐ)

Tổng giá trị nhu cầu BOG trong 01 tháng (VNĐ)

 

 

 

I

II=I*3220264

III=II*30

IV=III*30%

V

VI=IV*V/2

VII=IV*V

1

Gạo tẻ

kg

0,25

815.800

24.474.006

7.342.202

15.000

55.066.514.400

110.133.028.800

2

Thịt heo

kg

0,05

144.912

4.347.356

1.304.207

150.000

97.815.519.000

195.631.038.000

3

Thịt gà

kg

0,05

161.013

4.830.396

1.449.119

50.000

36.227.970.000

72.455.940.000

4

Trứng

quả

0,40

1.288.106

38.643.168

11.592.950

2.500

14.491.188.000

28.982.376.000

5

Thủy hi sn

kg

0,05

150.279

4.508.370

1.352.511

200.000

135.251.088.000

270.502.176.000

6

Rau củ quả

kg

0,32

1.030.484

30.914.534

9.274.360

35.000

162.301.305.600

324.602.611.200

7

Mì tôm

Gỏi

2,00

6.440.528

193.215.840

57.964.752

5.000

144.911.880.000

289.823.760.000

8

Thực phẩm chế biến đóng hộp (từ heo, bò, gà, cá)

kg

0,03

107.342

3.220.264

966.079

5.000

2.415.198.000

4.830.396.000

9

Muối ăn

kg

0,01

16.101

483.040

144.912

5.000

362.279.700

724.559.400

10

Đường

kg

0,02

75.139

2.254.185

676.255

22.000

7.438.809.840

14.877.619.680

11

Bột ngọt - Bột nêm

kg

0,01

32.203

966.079

289.824

70.000

10.143.831.600

20.287.663.200

12

Dầu ăn

lít

001

42.937

1.288.106

386.432

32.000

6.182.906.880

12.365.813.760

13

Nước mắm

lít

0,01

32.203

966.079

289.824

70.000

10.143.831.600

20.287.663.200

14

Nước tương

lít

0,01

32.203

966.079

289.824

28.000

4.057.532.640

8.115.065.280

15

Nước đóng chai

lít

2,00

6.440.528

193.215.840

57.964.752

10.000

289.823.760.000

579.647.520.000

16

Khẩu trang vải kháng khuẩn

chiếc

0,20

644.053

19.321.584

5.796.475

35.000

101.438.316.000

202.876.632.000

17

Nước sát khuẩn

lít

0,01

21.468

644.053

193.216

210.000

20.287.663.200

40.575.326.400

18

Giấy vệ sinh

cuộn

0,13

429.369

12.881.056

3.864.317

5.000

9.660.792.000

19.321.584.000

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

1.108.020.386.460

2.216.040.772.920

Ghi chú:

- Giá 01 đơn vị tính được tham khảo giá trị trung bình từ báo giá hàng ngày tại các chợ hạng 1 trên địa bàn tỉnh, báo giá của Công ty TNHH MTV Siêu thị Co.op Mart;

- Định mức hàng hóa cho 01 người được xác định theo tháp dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng Bộ Y tế và kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2020 (viết gọn là KSMS 2020) được tiến hành theo Quyết định số 1261/QĐ-TCTK ngày 19 tháng 8 năm 2019 của Tổng cục trường Tổng cục Thống kê.

 

PHỤ LỤC 4

TỔNG HỢP KẾ HOẠCH BOG 2021 - 2022 CÁC ĐỊA PHƯƠNG

STT

Địa phương

Báo cáo

Kế hoạch

Số điểm bán BOG

Số điểm bán lưu động

Số băng rôn BOG cần cấp

Ghi chú

Đơn vị cam kết dự trữ hàng hóa BOG không vay vốn

Số điểm bán BOG không vay vốn

Đăng ký đơn vị tham gia BOG có vay vốn

Đăng ký nguồn vốn (đồng)

Đăng ký số chuyến lưu động

Kinh phí hỗ trợ

1

Tp Biên Hòa

x

x

25

25

 

 

 

 

25

Huy động vốn của các đơn vị như các năm trước

2

Tp Long Khánh

 

 

538

1

5

6.200.000.000

-

-

6

 

3

Long Thành

x

x

4

1

-

-

-

-

 

Huy động vốn của các đơn vị như các năm trước

4

Nhơn Trạch

x

x

-

 

-

-

-

 

 

Huy động vốn của các đơn vị như các

5

Vĩnh Cu

x

x

19

 

 

-

 

 

 

Huy động vốn của các đơn vị như các năm trước

6

Trảng Bom

x

x

-

 

1

400.000.000

20

50.000.000

20

 

7

Thống Nhất

x

x

9

 

4

-

-

 

 

Huy động vốn của các đơn vị như các năm trước

8

Định Quán

x

x

22

3

1

300.000.000

8

25.000.000

 

 

9

Tân Phú

x

x

2

 

1

300.000.000

20

55.000.000

 

 

10

Xuân Lộc

X

X

 

 

2

1.000.000.000

44

103.400.000

10

 

11

Cẩm Mỹ

x

x

9

9

 

 

115

281.750.000

12

 

Tổng

 

 

628

39

14

8.200.000.000

207

515.150.000

73

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác