645844

Kế hoạch 112/KH-UBND thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn năm 2025

645844
LawNet .vn

Kế hoạch 112/KH-UBND thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn năm 2025

Số hiệu: 112/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn Người ký: Nông Quang Nhất
Ngày ban hành: 21/02/2025 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 112/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn
Người ký: Nông Quang Nhất
Ngày ban hành: 21/02/2025
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 112/KH-UBND

Bắc Kạn, ngày 21 tháng 02 năm 2025

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC KẠN NĂM 2025

Căn cứ Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 22/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ ba (khóa XII) về phát triển nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, mở rộng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 2732/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt Đề án Cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2035; Quyết định số 2199/QĐ- UBND ngày 10/12/2024 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2025, gồm các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU

1. Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đã giao tại các Kế hoạch thực hiện Đề án Cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn 2035 (sau đây gọi là Đề án), góp phần thực hiện hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản năm 2025 bình quân đạt trên 4,3%.

2. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các Sở, ban, ngành, địa phương trong việc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch theo Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp giao cho cơ quan, đơn vị đảm nhiệm.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CỤ THỂ

1. Nhiệm vụ

Thực hiện nhiệm vụ, nội dung giao tại các Kế hoạch thực hiện Đề án, gồm: Kế hoạch số: 773/KH-UBND, 774/KH-UBND, 775/KH-UBND, 776/KH-UBND, 777/KH-UBND ngày 25/12/2020 của UBND tỉnh; Quyết định số 2362/QĐ-UBND ngày 25/12/2020; Quyết định số 1984/QĐ-UBND ngày 20/10/2021 của UBND tỉnh Bắc Kạn, Ủy ban nhân dân tỉnh giao các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai các nhiệm vụ, cụ thể:

(Có biểu chi tiết kèm theo)

2. Giải pháp thực hiện

2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo

- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và người dân về định hướng tập trung phát triển ngành nông, lâm nghiệp làm trọng tâm để thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh trong năm 2025.

- Nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển nông, lâm nghiệp và triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương theo các nội dung giao của Đề án trong năm 2025.

- Các Sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan xác định rõ nhiệm vụ, giải pháp triển khai nhiệm vụ giao trong năm 2025 phấn đấu đạt mục tiêu đề ra; chủ động, quyết liệt trong công tác chỉ đạo sản xuất, đặc biệt cấp cơ sở, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho người dân.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất. Đồng thời, nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ, phục vụ sản xuất và tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông, lâm nghiệp của tỉnh.

- Rà soát, đánh giá lợi thế, tiềm năng để xây dựng, phát triển cơ cấu sản phẩm phù hợp nhu cầu thị trường để có giải pháp chỉ đạo; chú trọng phát triển thị trường tiêu thụ kịp thời, hiệu quả.

2.2. Phát triển sản xuất hàng hóa tập tung, đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan thực hiện nhiệm vụ giao tại Kế hoạch này đảm bảo tiến độ; báo cáo tình hình thực hiện nội dung giao 06 tháng, 01 năm; đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn (nếu có) để thực hiện Đề án đạt kế hoạch.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ trì thực hiện nhiệm vụ Đề án giao trong Kế hoạch này, chỉ đạo các phòng chuyên môn tập trung thực hiện các nội dung chỉ tiêu của Kế hoạch được giao, phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch của năm 2025.

- Trồng trọt:

+ Tiếp tục phát triển diện tích chè shan tuyết.

+ Các địa phương căn cứ điều kiện tự nhiên và thế mạnh của địa phương để đưa vào quy hoạch và tập trung phát triển vùng nguyên liệu, chế biến sâu các ngành sản phẩm có giá trị cao như: Đào, Lê, Dẻ, mận,… tại huyện Pác Nặm, Ngân Sơn, cây Hồng tại huyện Na Rì, cây Mơ tại huyện Chợ Mới.

+ Tiếp tục thực hiện tốt công tác thâm canh, cải tạo, duy trì diện tích chuyển đổi đất lúa, ngô kém hiệu quả sang trồng các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao.

+ Tập trung duy trì ổn định chăm sóc thâm canh các cây cam, quýt, dong riềng.

+ Các diện tích cây cam, quýt, chè thoái hóa thực hiện chuyển đổi sang các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao, phù hợp thổ nhưỡng để luân canh, luân kỳ.

- Chăn nuôi:

+ Đẩy mạnh chăn nuôi quy mô tập trung trang trại, thuận lợi cho công tác quản lý về lĩnh vực chăn nuôi, phòng, chống dịch bệnh, hạn chế được việc lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường.

+ Thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi thông qua áp dụng các quy trình, quy chuẩn trong chăn nuôi như: VietGAP, chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi an toàn sinh học... nhằm tạo ra các sản phẩm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

+ Thực hiện tốt công tác tiêm phòng vắc xin phòng bệnh, đặc biệt là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên đàn lợn, bệnh Lở mồm long móng, Viêm da nổi cục trong chăn nuôi trâu, bò.

- Lâm nghiệp:

+ Tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp, đồng thời tuyên truyền, khuyến cáo và hướng dẫn người dân sử dụng cây giống có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; đẩy mạnh thực hiện chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang kinh doanh rừng gỗ lớn; thực hiện chuyển đổi những diện tích rừng trồng không hiệu quả, bị thoái hóa và lựa chọn cây trồng phù hợp với điều kiện lập địa, trong đó ưu tiên trồng rừng gỗ lớn, cây đa tác dụng, cây bản địa và lâm sản ngoài gỗ, dược liệu có giá trị kinh tế cao; thực hiện cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC, VFCS,…) hướng tới tham gia thị trường tín chỉ các-bon trong nước và quốc tế nhằm nâng cao chất lượng, giá trị rừng trồng.

+ Tăng cường quản lý đối với các cơ sở chế biến gỗ, hạn chế phát triển các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, hiệu quả thấp. Rà soát đánh giá sâu hơn về cơ sở chế biến gỗ hiện nay, đánh giá nhu cầu, tiềm năng của các cơ sở để có những giải pháp thích hợp nhằm phát triển ngành chế biến gỗ.

- Dược liệu:

+ Tiếp tục tăng trữ lượng, mở rộng diện tích, thực hiện trồng dược liệu dưới tán rừng.

+ Thực hiện tốt “Dự án đầu tư phát triển vùng dược liệu quý tại huyện Ba Bể” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Sản phẩm OCOP:

+ Hướng dẫn các tổ chức kinh tế, người dân thực hiện sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất các sản phẩm tham gia chương trình OCOP để tăng tính hoàn thiện của sản phẩm, mở rộng sản xuất.

+ Ưu tiên các Hợp tác xã là chủ trì dự án đã và đang triển khai có hiệu quả các dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị để phát triển sản phẩm theo hướng chế biến sâu, nâng cao giá trị sản phẩm, tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm, không chạy đua theo số lượng sản phẩm mà bỏ qua chất lượng.

- Đổi mới, nhân rộng các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả; trọng tâm là phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu thụ. Khuyến khích hình thành các “Nhóm sở thích”, để sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô lớn, chất lượng cao gắn với sản phẩm đặc sản, đặc hữu, có lợi thế tại địa phương.

- Tăng cường sự liên kết giữa các hộ sản xuất nhỏ lẻ trong hợp tác xã nhằm tập trung nguồn lực, tạo ra sản phẩm hàng hóa quy mô lớn và chất lượng đồng đều.

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia liên kết tổ chức sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản trên các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nhằm tạo động lực mới để chuyển đổi hoàn toàn hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp nhằm phát triển hợp tác xã kiểu mới với các phương thức, quy mô hoạt động gắn với trình độ phát triển của các ngành hàng nông sản chủ lực trên địa bàn tỉnh.

2.3. Sản xuất theo quy trình ATTP, VietGAP, hữu cơ

- Tiếp tục đẩy mạnh việc sản xuất theo hướng hữu cơ đối với các cây trồng chủ lực.

- Phát triển các hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đảm bảo tính minh bạch và độ tin cậy của sản phẩm nông nghiệp, giúp tăng niềm tin của người tiêu dùng.

2.4. Nâng cao năng lực sản xuất; ứng dụng khoa học công nghệ

- Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên môn theo từng ngành/lĩnh vực từ tỉnh đến cơ sở thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và các địa phương tham mưu thực hiện tốt chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đảm bảo việc đào tạo và nâng cao năng lực cho người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là về kỹ thuật sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng, các kỹ năng liên quan đến thị trường và những kiến thức về sản xuất an toàn, bền vững, đặc biệt là các tiêu chuẩn như VietGAP, hữu cơ, và các tiêu chuẩn quốc tế khác.

- Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch hỗ trợ đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ du lịch cho chủ thể tham gia hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với phát triển du lịch trên địa bàn.

- Sở Thông tin và Truyền thông hỗ trợ, triển khai chương trình chuyển đổi số cho các đơn vị, địa phương; tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông, lâm nghiệp nhằm phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh; quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, chính xác, an toàn, vệ sinh thực phẩm.

- Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương xây dựng, triển khai các đề tài, dự án khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp tại địa phương lồng ghép với nội dung giao tại Kế hoạch này nhằm hỗ trợ thêm nguồn lực, nâng cao trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất cho các tổ chức, cá nhân tham gia chương trình, từng bước hình thành các chuỗi giá trị bền vững cho các sản phẩm nông sản của địa phương.

- Liên minh Hợp tác xã tỉnh chủ động hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn các HTX, liên hiệp HTX mở rộng quy mô; củng cố, nâng cao năng lực cho các thành viên, người lao động đang làm công tác quản lý, chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ của các HTX, liên hiệp HTX trên địa bàn để tổ chức hoạt động, sản xuất có hiệu quả.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp nông thôn xây dựng một số dự án đầu tư thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp tại địa phương nhằm thu hút người lao động nông thôn trở về địa phương làm việc cho doanh nghiệp. Đồng thời, từ những dự án này người dân từng bước có thêm kiến thức về việc ứng dụng công nghệ cao trong phát triển nông nghiệp để vận dụng, liên kết phát triển sản xuất tăng thu nhập trên chính mảnh đất của gia đình góp phần giảm thiểu tình trạng thiếu nhân lực lao động nông thôn như hiện nay.

2.5. Đẩy mạnh công tác chế biến, xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản

- Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, quảng bá, kết nối cung cầu theo chuỗi liên kết đối với các sản phẩm nông lâm nghiệp chất lượng cao, sản phẩm đặc sản, đặc hữu của địa phương, hỗ trợ trong việc tìm kiếm, kết nối các Doanh nghiệp, Hợp tác xã có năng lực đủ điều kiện để tham gia bao tiêu đầu ra cho sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản tiếp cận với thị trường trong nước và quốc tế để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình khuyến công góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông sản, tăng thu nhập cho người dân.

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thực hiện chế biến sâu, chế biến tại chỗ đối với các sản phẩm nông nghiệp. Hạn chế việc xuất bán sản phẩm thô.

- Phát huy tính chủ động của các tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông, lâm nghiệp và tự nguyện tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.

2.6. Thu hút đầu tư, sử dụng các loại vốn

- Tăng cường sự phối hợp giữa hệ thống Ngân hàng với sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và các địa phương trong thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Đa dạng hóa các hình thức tín dụng và đơn giản hóa thủ tục vay vốn cho nông dân và doanh nghiệp nông nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.

- Tranh thủ sử dụng nguồn lực của các Chương trình mục tiêu quốc gia để tổ chức các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong đó tập trung vào các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi gía trị để phát triển các vùng nguyên liệu, vùng sản xuất xuất hàng hóa tập trung có quy mô lớn.

- Tiếp tục huy động, đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư vào sản xuất, chế biến các sản phẩm ngành nông nghiệp. Đẩy mạnh công tác vận động đóng góp, tài trợ của các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các chương trình, dự án theo hình thức tự nguyện.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Giám đốc các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ giao tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch này; báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó: Báo cáo 6 tháng trước ngày 20 tháng 5, báo cáo năm trước ngày 20 tháng 11 năm 2025 để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

- Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ báo cáo tình hình thực hiện và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp cần thiết để tập trung chỉ đạo, đảm bảo thực hiện có hiệu quả Kế hoạch.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn năm 2025, trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị, địa phương báo cáo kịp thời về UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để xem xét, chỉ đạo./.

 


Nơi nhận:
Gửi bản điện tử:
- TT.TU, HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQ Việt Nam tỉnh (p/hợp);
- Các Sở: NN&PTNT, KH&CN, CT, TC, KH&ĐT, NV, YT, TN&MT, VH,TT&DL, LĐ-TB&XH;
- Hội Nông dân tỉnh, Hội LHPN tỉnh; Tỉnh đoàn;
- NHNN Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn;
- VPĐP Nông thôn mới tỉnh; Liên minh HTX tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố (t/h);
- CVP, PCVP (Ô. Trung);
- Lưu: VT, Bắc.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Nông Quang Nhất

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 112 /KH-UBND ngày 21 tháng 02 năm 2025 của UBND tỉnh Bắc Kạn)

STT

Danh mục

Nội dung

ĐVT

Mục tiêu GĐ 2020- 2025

KH năm 2025

Các huyện, thành phố

TP.BK

Ba Bể

Bạch Thông

Ngân Sơn

Na Rì

Chợ Mới

Chợ Đồn

Pác Nặm

I

LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cây Cam, quýt

 

4.000

2.473

81

190

952

50

495

91

590

24

1

Quýt

Diện tích

Ha

1.900

1.575

54

70

780

32

120

37

466

16

Diện tích cho thu hoạch

Ha

1.900

1.451

46

67

771

25

80

37

410

15

Năng suất

Tạ/ha

120

114

81

90

138

56

82

69

93

80

Sản lượng

Tấn

22.800

16.603

373

603

10.643

138

656

256

3.813

121

Diện tích thâm canh, cải tạo

Ha

1.900

863

 

50

500

10

50

37

200

16

Diện tích liên kết

Ha

 

312

 

 

300

 

12

 

 

 

Diện tích đạt chứng nhận ATTP

Ha

1.280

375

 

5

350

 

20

 

 

 

Diện tích đạt chứng nhận VietGAP

Ha

300

80

 

-

70

 

10

 

 

 

Diện tích đạt chứng nhận hữu cơ

Ha

20

20

 

 

10

 

 

 

10

 

Diện tích được cấp mã vùng trồng

Ha

320

320

-

10

160

 

40

 

110

-

2

Cam

Diện tích

Ha

2.100

898

27

120

172

18

375

54

124

8

Diện tích cho thu hoạch

Ha

800

563

19

40

163

11

215

54

55

6

Năng suất

Tạ/ha

120

105

72

99

142

83

87

105

86

85

Sản lượng

Tấn

9.600

5.901

136

396

2.318

93

1.869

567

471

51

Diện tích thâm canh, cải tạo

Ha

894

238

 

-

230

 

 

 

 

8

Trồng mới, cải tạo bằng trồng mới

Ha

1.190

97

 

 

50

 

 

 

47

 

Diện tích đạt chứng nhận ATTP

Ha

550

145

 

5

90

 

50

 

 

 

Diện tích có liên kết

Ha

Tạ/ha

302

 

 

270

 

32

 

 

 

Diện tích đạt chứng nhận VietGAP

Ha

Tấn

10

 

 

 

 

10

 

 

 

Diện tích đạt chứng nhận hữu cơ

Ha

50

50

 

10

10

 

10

10

10

 

Diện tích được cấp mã vùng trồng

Ha

250

250

 

30

90

 

40

40

50

 

3

Hồng không hạt

Diện tích

Ha

1.000

1.045

16

385

30

81

182

24

199

129

Diện tích cho thu hoạch

Ha

600

454

10

150

30

62

51

24

87

40

Năng suất

tạ/ha

70

47

66

50

60

40

50

54

46

29

Sản lượng

tấn

4.200

2.141

66

750

180

248

255

129

400

114

Diện tích thâm canh, cải tạo

Ha

753

340

5

120

20

20

10

15

80

70

Trồng mới, cải tạo bằng trồng mới

Ha

205

85

 

5

 

 

50

 

30

 

Diện tích đạt chứng nhận ATTP

Ha

350

23

 

10

10

 

3

 

 

 

Diện tích đạt chứng nhận VietGAP

Ha

150

10

 

10

 

 

 

 

 

 

Diện tích có liên kết

Ha

 

20

 

 

 

 

12

 

8

 

Diện tích đạt chứng nhận hữu cơ

Ha

100

100

 

50

 

 

 

 

50

 

Diện tích được cấp mã vùng trồng

Ha

250

250

 

120

 

 

 

 

130

 

4

Diện tích

Ha

1.000

714

125

 

97

 

 

420

72

 

Diện tích cho thu hoạch

Ha

500

469

65

 

97

 

 

280

27

 

Năng suất

Tạ/ha

80

70

73

 

69

 

 

72

52

 

Sản lượng

Tấn

4.000

3.303

475

 

667

 

 

2.020

141

 

Diện tích thâm canh, cải tạo

Ha

520

170

20

-

50

 

 

80

20

 

Trồng mới, cải tạo bằng trồng mới

Ha

430

42

5

-

-

 

 

 

37

 

Diện tích đạt chứng nhận ATTP

Ha

300

10

 

-

10

 

 

 

 

 

Diện tích đạt chứng nhận VietGAP

Ha

150

150

30

 

40,0

 

 

50

30

 

Diện tích có liên kết

Ha

 

379

44

 

60,0

 

 

260

15

 

Diện tích đạt chứng nhận hữu cơ

Ha

50

50

10

 

10

 

 

20

10

 

Diện tích được cấp mã vùng trồng

Ha

200

200

40

 

50

 

 

70

40

 

5

Chuối

Diện tích

Ha

1.500

1.051

85

500

55

52

76

60

55

168

Diện tích cho thu hoạch

Ha

1.500

888

85

355

55

52

76

50

55

160

Năng suất

Tạ/ha

120

121

100

120

174

116

120

100

142

120

Sản lượng

Tấn

18.000

10.783

850

4.260

956

604

912

500

781

1.920

Trồng mới mở rộng diện tích

Ha

155

-

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích đạt chứng nhận ATTP

Ha

1.270

50

 

 

50

 

 

 

 

 

Diện tích đạt chứng nhận VietGAP

Ha

200

10

 

 

10

 

 

 

 

 

Diện tích có liên kết

Ha

 

104

20

62

2

 

 

20

 

 

Diện tích đạt chứng nhận hữu cơ

Ha

30

30

20

 

 

 

 

10

 

 

Diện tích được cấp mã vùng trồng

Ha

230

230

20

120

30

 

 

60

 

 

6

Chè

Diện tích

Ha

2.500

1.450

10

660

52

-

67

301

360

 

Diện tích cho thu hoạch

Ha

2.500

1.395

10

630

52

-

67

281

355

 

Năng suất

Tạ/ha

46,00

54

39

58

71

 

50

56

45

 

Sản lượng

Tấn

12.000

7.585

39

3.673

367

-

335

1.573

1.598

 

Diện tích thâm canh, cải tạo

Ha

2.500

595

14

200

20

 

20

281

60

 

Trồng mới, cải tạo bằng trồng mới

Ha

453

20

 

-

5

 

 

 

15

 

Diện tích đạt chứng nhận ATTP

Ha

2.500

75

 

10,0

 

 

 

65,0

 

 

Diện tích đạt chứng nhận VietGAP

Ha

750

110

 

10,0

 

 

 

100

 

 

Diện tích đạt chứng nhận hữu cơ

Ha

-

100

 

-

87

 

 

13

 

 

Diện tích có liên kết

Ha

-

68

 

15

10

 

 

20

23

 

7

Dong riềng

Diện tích (ha)

Ha

800

500

 

130

70

 

300

 

-

 

Năng suất (tạ/ha)

Tạ/ha

757

715

 

854

740

 

648

 

 

 

Sản lượng (tấn)

Tấn

60.520

35.730

 

11.100

5.180

 

19.450

 

 

 

Diện tích thâm canh gắn với tiêu thụ sản phẩm

Ha

 

500

 

130

70

 

300

 

 

 

Diện tích đạt chứng nhận ATTP

Ha

800

260

 

40

20

 

200

 

 

 

Diện tích đạt chứng nhận hữu cơ

Ha

240

240

 

90

50

 

100

 

 

 

II

LĨNH VỰC CHĂN NUÔI

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Phát triển trang trại chăn nuôi trâu, bò

T. trại

25

5

 

1

 

1

1

 

1

1

2

Phát triển trang trại chăn nuôi lợn

T. trại

42

8

1

1

1

1

1

1

1

1

3

Phát triển chuỗi liên kết sản xuất chăn nuôi

Chuỗi

13

21

 

 

6

2

 

 

8

5

III

LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích trồng rừng toàn tỉnh (Trồng cây phân tán và trồng tập trung)

Ha

17.500

3.500

160

375

420

450

420

880

470

325

1

Diện tích trồng cây phân tán

Ha

 

500

30

70

60

70

60

70

70

70

2

Diện tích trồng tập trung

Ha

 

3.000

130

305

360

380

360

810

400

255

-

Diện tích của các địa phương

Ha

 

2.840

130

305

300

380

310

760

400

255

-

Diện tích của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bắc Kạn

Ha

 

160

 

 

60

 

50

50

 

 

3

Thực hiện biện pháp kỹ thuật tỉa thưa rừng Keo, Mỡ

Ha

5.000

1.000

50

140

140

25

125

200

240

80

4

Thực hiện cấp chứng chỉ FSC

Ha

20.000

1.000

 

 

 

 

 

 

1.000

 

5

Thực hiện chuỗi giá trị liên doanh liên kết đối với hoạt động trồng rừng

Ha

15.000

-

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

Phát triển nông lâm nghiệp gắn với phát triển du lịch

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Xây dựng các mô hình

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Mô hình Bí xanh thơm tại xã Yến Dương, Địa Linh huyện Ba Bể

Ha

10

10

 

10

 

 

 

 

 

 

1.2

Mô hình chè trung du tại xã Mỹ Phương huyện Ba Bể

Ha

7

7

 

7

 

 

 

 

 

 

1.3

Mô hình cây Hồng không hạt tại xã Quảng Khê huyện Ba Bể

Ha

10

10

 

10

 

 

 

 

 

 

1.4

Cây ăn quả tại xã Quang Thuận huyện Bạch Thông (Cam, quýt, ổi,...)

Ha

10

10

 

 

10

 

 

 

 

 

1.5

Mô hình cây chè Shan tuyết tại xã Bằng Phúc huyện Chợ Đồn

Ha

10

10

 

 

 

 

 

 

10

 

1.6

Mô hình trải nghiệm vùng đào, lê, dẻ tại huyện Ngân Sơn

Ha

15

15

 

 

 

15,00

 

 

 

 

2

Phát triển làng nghề chế biến nông sản gắn với du lịch trải nghiệm

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Sản xuất tép chua tại xã Khang Ninh, huyện Ba Bể

Cơ sở

20

20

 

20

 

 

 

 

 

 

2.2

Sản xuất rượu men lá tại xã Bằng Phúc huyện Chợ Đồn

Cơ sở

30

30

 

 

 

 

 

 

30

 

3

Đào tạo tập huấn (10 lớp/8 mô hình)

Lớp

10

-

 

 

 

 

 

 

 

 

V

Phát triển dược liệu

Ha

550

210

 

210

 

 

 

 

 

 

VI

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Phát triển trồng trọt hữu cơ

Ha

1.060

409

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chè shan tuyết

Ha

80

27

 

 

 

 

 

10

17

 

 

Dong riềng

Ha

70

70

 

30

 

 

40

 

 

 

 

Hồng không hạt

Ha

80

80

 

40

 

 

 

 

40

 

 

Lúa

Ha

100

25

 

 

10

5

 

 

10

 

 

Mơ vàng

Ha

135

50

10

 

10

 

 

20

10

 

 

Nghệ

Ha

45

18

10

 

 

 

 

 

 

8

 

Quế

Ha

250

50

 

 

 

 

50

 

 

 

 

Hồi

Ha

250

50

 

 

 

 

50

 

 

 

 

Dược liệu

Ha

50

39

 

30

 

 

 

 

9,0

 

2

Phát triển chăn nuôi hữu cơ

Con

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mô hình chăn nuôi Trâu, bò hữu cơ

Mô hình

5

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng đàn Trâu, bò hữu cơ

Con

800

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chăn nuôi Lợn hữu cơ

Con

600

40

 

20

 

 

 

 

 

20

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác