Kế hoạch 1103/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Đề án “Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2019-2022” trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Kế hoạch 1103/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Đề án “Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2019-2022” trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Số hiệu: | 1103/KH-UBND | Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Thuận | Người ký: | Nguyễn Đức Hòa |
Ngày ban hành: | 26/03/2020 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 1103/KH-UBND |
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Thuận |
Người ký: | Nguyễn Đức Hòa |
Ngày ban hành: | 26/03/2020 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1103/KH-UBND |
Bình Thuận, ngày 26 tháng 3 năm 2020 |
Căn cứ Quyết định số 894/QĐ-TTg ngày 17/7/019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án "Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2019 - 2022". Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2019 - 2022” trên địa bàn tỉnh Bình Thuận (gọi tắt là Đề án) cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Quyết định số 894/QĐ-TTg ngày 17/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tăng cường công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Tăng cường tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức vai trò và trách nhiệm của cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi trong các hoạt động bảo vệ môi trường, khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, qua đó thay đổi hành vi về quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường, việc giữ gìn nguồn nước sạch và bảo vệ môi trường nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng.
2. Yêu cầu
- Các hoạt động của Đoàn và tuổi trẻ tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu phải được tổ chức ở tất cả các cấp bộ Đoàn, thường xuyên và liên tục, có mô hình, giải pháp, công trình, phần việc cụ thể.
- Các Sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị xã hội, chính quyền các cấp quan tâm tạo điều kiện, giúp đỡ, hỗ trợ và phối hợp với các cấp bộ Đoàn trong toàn tỉnh tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu đạt hiệu quả.
- Kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh từ thực tiễn để bảo đảm tiến độ theo nội dung, yêu cầu hoạt động Kế hoạch đã đề ra.
1. Mục tiêu chung: Nâng cao nhận thức và hướng tới thay đổi hành vi cho thanh thiếu niên nói riêng và nhân dân nói chung trong việc bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
2. Mục tiêu cụ thể: Đề án được triển khai từ năm 2020 đến năm 2022 phấn đấu đạt:
- Hàng năm, 100% tổ chức Đoàn các cấp tổ chức hoặc phối hợp tổ chức ít nhất 01 hoạt động tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
- 100% chi đoàn trên địa bàn dân cư đăng ký đảm nhận và triển khai thực hiện “Tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp” hoặc “Đường hoa thanh niên”.
- Các cấp bộ Đoàn triển khai hiệu quả chương trình “Vì một Việt Nam xanh” tổ chức trồng mới mỗi năm 56.000 cây xanh.
- Cấp tỉnh và 100% tổ chức Đoàn cấp huyện hàng năm phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao năng lực về hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cho đoàn viên, thanh niên.
- Cấp tỉnh triển khai thực hiện 02 công trình thanh niên cấp tỉnh; 18/18 đơn vị Đoàn cấp huyện có công trình thanh niên cấp huyện về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, công trình chống hạn…
- Mỗi Huyện, Thị, Thành Đoàn và Đoàn trực thuộc thành lập và duy trì hoạt động hiệu quả 01 đội Thanh niên xung kích tình nguyện bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Toàn tỉnh xây dựng và nhân rộng ít nhất 10 mô hình thanh niên tham gia bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân cư nhằm tuyên truyền thay đổi hành vi của người dân và thanh thiếu niên trong việc phân loại rác thải từ nguồn, phòng chống tác hại của rác thải nhựa, ứng phó với biến đổi khí hậu.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án
- Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân tỉnh (Tỉnh Đoàn tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh).
- Thời gian hoàn thành: Tháng 3/2020.
2. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu
Tổ chức quán triệt, triển khai Đề án và các văn bản tổ chức chỉ đạo thực hiện trên địa bàn tỉnh tới cán bộ, đoàn viên, thanh niên và các tầng lớp nhân dân nhất là đội ngũ tham mưu thực hiện quản lý nhà nước về công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu bằng các hình thức phù hợp như: Lồng ghép qua các hội nghị, diễn đàn, hội thảo có liên quan; ban hành văn bản hướng dẫn triển khai; đăng tải trên Bản tin của ngành, lĩnh vực và Trang thông tin điện tử của địa phương, phát thanh trên hệ thống truyền thanh cơ sở…
- Cơ quan chủ trì: Tỉnh Đoàn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Báo Bình Thuận, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh (Cổng thông tin điện tử tỉnh).
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hằng năm.
Thông tin, cập nhật những chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; trang bị kiến thức, kỹ năng truyền thông, kỹ năng lập kế hoạch tổ chức các hoạt động truyền thông về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, kỹ năng ứng phó trước các thảm họa thiên tai, sự cố môi trường cho đoàn viên, thanh niên và cộng đồng; giới thiệu các mô hình tiêu biểu trong bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Cơ quan chủ trì: Tỉnh đoàn.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường; các Sở, ban, ngành, Đoàn thể, địa phương có liên quan trên địa bàn tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Hằng năm.
4. Xây dựng, nhân rộng các mô hình về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu
4.1. Xây dựng, nhân rộng các mô hình về bảo vệ môi trường
- Nội dung: Xây dựng các mô hình, công trình về bảo vệ môi trường; mô hình sáng tạo khởi nghiệp xanh trong đoàn viên, thanh niên; mô hình sản xuất, kinh doanh sạch; thành lập và duy trì tổ hợp tác, hợp tác xã thanh niên hoạt động trong lĩnh vực môi trường; tổ chức các đội hình tình nguyện chuyên sâu, các Câu lạc bộ thanh niên tình nguyện...
- Giải pháp:
+ Tiếp tục triển khai hiệu quả và xây dựng, nhân rộng các mô hình bảo vệ dòng sông quê hương; mô hình hỗ trợ nhân dân xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, di dời chuồng trại ra xa nơi ở; mô hình thôn, khu phố sáng - xanh - sạch - đẹp; mô hình Ngày thứ bảy tình nguyện, Ngày chủ nhật xanh bảo vệ môi trường; mô hình biến điểm rác thải thành vườn hoa thanh niên, đường hoa thanh niên; vận động thanh niên đi đầu thực hiện sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, hạn chế sử dụng túi ni lông, bỏ rác đúng quy định;
+ Hàng năm, hướng dẫn các Huyện, Thị, Thành Đoàn triển khai công trình thanh niên tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu như: Công trình tái chế, phân loại rác; công trình cải tạo, vệ sinh các tuyến kênh mương ô nhiễm, khơi thông dòng chảy, tham gia xóa các điểm đen ô nhiễm môi trường; công trình thực hiện giải pháp nhằm tiết kiệm điện, nước; các công trình trồng cây xanh nơi ở, làm việc, học tập; các công trình phòng, chống hạn hán, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra và các tình huống cấp bách xảy ra đối với địa phương, đơn vị...;
+ Hỗ trợ các ý tưởng khởi nghiệp, các mô hình khởi nghiệp, lập nghiệp của thanh niên trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như: Mô hình thu gom và xử lý rác thải, mô hình tái chế rác thải, mô hình sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường…;
+ Hướng dẫn thành lập và duy trì các tổ hợp tác thanh niên hoạt động trong lĩnh vực môi trường;
+ Hướng dẫn thành lập và duy trì hoạt động của các đội hình thanh niên xung kích tham gia làm sạch bờ biển tại các huyện, thị xã, thành phố: Tuy Phong, Bắc Bình, Phan Thiết, Hàm Thuận Nam, La Gi, Phú Quý; các đội hình thanh niên tình nguyện phòng chống thiên tai, hỗ trợ người dân trong xử lý sự cố môi trường; các Câu lạc bộ thanh niên tình nguyện về bảo vệ môi trường...
- Cơ quan chủ trì: Tỉnh Đoàn.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường và các Sở, ban, ngành, Đoàn thể; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Hằng năm.
4.2. Xây dựng, nhân rộng các mô hình về ứng phó với biến đổi khí hậu
- Nội dung: Đoàn viên, thanh niên đảm nhận thực hiện các công trình trồng cây, trồng rừng; xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, nuôi trồng thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng các mô hình thanh niên tiết kiệm điện, năng lượng; phối hợp tham gia xây dựng các công trình ứng phó với biến đổi khí hậu tại địa phương.
- Giải pháp:
+ Triển khai chương trình “Vì một Việt Nam xanh”, tổ chức đoàn viên, thanh niên triển khai hoạt động đảm nhận trồng và chăm sóc, bảo vệ cây xanh ở khu vực đô thị, trường học và khu dân cư...;
+ Vận động đoàn viên, thanh niên mạnh dạn đi đầu xây dựng các mô hình điểm về trồng trọt ứng phó với biến đổi khí hậu, thay đổi linh hoạt phương thức canh tác, sử dụng các giống cây trồng mới, thích nghi với những vùng đất đã bị thay đổi do tác động của biến đổi khí hậu;
+ Huy động đoàn viên, thanh niên tình nguyện góp công lao động, vận động các nguồn lực xây dựng các công trình chống hạn, bể lọc nước… cho đoàn viên, thanh niên và người dân tại các khu vực huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Phú Quý thường xuyên bị ảnh hưởng của bão, xâm nhập mặn.
- Cơ quan chủ trì: Tỉnh Đoàn.
- Cơ quan phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ban, ngành đoàn thể; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Hằng năm.
5. Kiểm tra, tổng kết việc thực hiện Đề án
Tổ chức kiểm tra, tổng kết việc thực hiện Đề án; biểu dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể tích cực thực hiện Đề án và Kế hoạch này.
- Cơ quan chủ trì: Tỉnh Đoàn.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hằng năm.
- Tổng kết: Năm 2022.
Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ Kế hoạch được bố trí từ Ngân sách nhà nước theo phân cấp Ngân sách nhà nước hiện hành và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác; sắp xếp kinh phí chi thường xuyên trong định mức theo dự toán được giao hàng năm của các cơ quan, đơn vị.
Đối với kinh phí thực hiện của Tỉnh Đoàn, bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm trên cơ sở thống nhất giữa Tỉnh Đoàn và Sở Tài nguyên và Môi trường xác định các hoạt động chuyên môn, nhiệm vụ trọng tâm hoạt động bảo vệ môi trường của Đề án theo quy định.
1. Các Sở, ban, ngành, Đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Kế hoạch này. Định kỳ 6 tháng (trước ngày 20/5), 01 năm (trước ngày 20/11) báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Tỉnh đoàn tổng hợp).
2. Sở Tài chính: Hàng năm, trên cơ sở dự toán của Tỉnh Đoàn đã thống nhất với Sở Tài nguyên và Môi trường về nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
3. Đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên của Mặt trận phối hợp chặt chẽ cùng với Tỉnh Đoàn triển khai thực hiện Kế hoạch này.
4. Giao Tỉnh Đoàn đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn, tổng hợp kết quả thực hiện trên địa bàn tỉnh, báo cáo Trung ương Đoàn và Ủy ban nhân dân tỉnh đảm bảo quy định./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây