490827

Kế hoạch 109/KH-UBND năm 2021 thực hiện Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Nam Định

490827
LawNet .vn

Kế hoạch 109/KH-UBND năm 2021 thực hiện Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Nam Định

Số hiệu: 109/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Nam Định Người ký: Hà Lan Anh
Ngày ban hành: 27/09/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 109/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Nam Định
Người ký: Hà Lan Anh
Ngày ban hành: 27/09/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 109/KH-UBND

Nam Định, ngày 27 tháng 9 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KIẾN TRÚC VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH

Thực hiện Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày 19/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

UBND tỉnh Nam Định xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Định hướng phát triển kiến trúc Việt nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Nam Định với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục xây dựng phát triển kiến trúc Việt Nam nói chung và tại tỉnh Nam Định nói riêng hiện đại, bền vững, giàu bản sắc, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển văn hóa trở thành nền tảng tinh thần trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, gắn với bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

- Bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị kiến trúc truyền thống; phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành việc xây dựng Danh mục công trình kiến trúc có giá trị.

- Các công trình kiến trúc đảm bảo tiêu chí về bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai, tiết kiệm năng lượng; có giải pháp phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Tuyên truyền, truyền thông về kiến trúc nhằm nâng cao nhận thức thẩm mỹ kiến trúc của cộng đồng; đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động kiến trúc.

- Tiếp tục mở rộng, đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực kiến trúc.

2. Yêu cầu

2.1. Kiến trúc khu vực đô thị, nông thôn a) Đối với khu vực đô thị

Phát triển kiến trúc đảm bảo giữ được bản sắc, hài hòa với điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, trình độ khoa học, kỹ thuật.

Đảm bảo tính thống nhất trong việc quản lý từ không gian tổng thể đến không gian cụ thể của công trình kiến trúc; đảm bảo kết hợp hài hòa giữa quá khứ với hiện tại; có dự báo hợp lý trong tương lai, phòng chống thiên tai, dịch bệnh và biến đổi khí hậu.

b) Đối với khu vực nông thôn

Phát triển kiến trúc tại nông thôn cần đề cao sự tham gia của cộng đồng; chú trọng bảo vệ di sản kiến trúc, thiên nhiên; bổ sung những chức năng còn thiếu, kết hợp hiện đại hóa kết cấu hạ tầng; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán riêng biệt tại địa phương; phù hợp với đặc điểm thiên nhiên, con người, kế thừa kinh nghiệm xây dựng, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Khuyến khích phát triển các công trình kiến trúc có tính kế thừa kiến trúc truyền thống, phù hợp với khung cảnh thiên nhiên và điều kiện khí hậu địa phương.

2.2. Bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc

Trên nền tảng bảo tồn các di sản kiến trúc cùng các giá trị cốt lõi tạo lập nên bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc truyền thống Việt Nam. Sự kết nối hữu cơ giữa các di sản với tổng thể kiến trúc của một khu vực trong đô thị, nông thôn cần được đảm bảo xuyên suốt trong quá trình phát triển kiến trúc.

Bản sắc văn hóa trong kiến trúc phải được bảo tồn, phát huy phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước, đặc điểm của địa phương; phản ánh mối quan hệ với nền kiến trúc hiện đại, ứng dụng những tiến bộ về công nghệ kỹ thuật; gắn kết khả năng công nghệ, vật liệu, kinh tế của địa phương.

2.3. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục phổ cập về lĩnh vực kiến trúc

Phát huy hiệu quả vai trò của cộng đồng trong việc tham gia vào quá trình phát triển kiến trúc Việt Nam nói chung và của tỉnh Nam Định nói riêng hiện đại, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; góp phần tạo lập, hoàn thiện môi trường cư trú tiện nghi và bền vững.

Nâng tầm, đổi mới công tác truyền thông, giáo dục phổ cập nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về ý nghĩa thực tiễn, tầm quan trọng của Định hướng và mục tiêu phát triển kiến trúc Việt Nam hiện đại, bền vững, giàu bản sắc văn hóa dân tộc.

II. NỘI DUNG

1. Quan tâm thực hiện chính sách ưu đãi cho việc bảo tồn, phát huy, bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc và bảo vệ các công trình kiến trúc có giá trị.

2. Bảo tồn, phát huy và quảng bá các giá trị kiến trúc truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc. Hoàn thành việc đánh giá và triển khai xây dựng Danh mục công trình kiến trúc có giá trị; có giải pháp phù hợp lưu trữ, trưng bày các giá trị, bản sắc kiến trúc Việt Nam.

3. Phát triển hệ thống lý luận phê bình kiến trúc gắn lý thuyết với thực tiễn và giá trị bản sắc dân tộc, tính bản địa trong kiến trúc, đẩy mạnh phản biện xã hội thông qua phê bình kiến trúc.

4. Nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển hệ thống khoa học công nghệ trong lĩnh vực kiến trúc để xây dựng đội ngũ kiến trúc sư có đủ đức, đủ tài, có bản lĩnh nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong hoạt động kiến trúc; đổi mới công tác quy hoạch, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nguồn nhân lực kiến trúc, đáp ứng yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng hiện đại đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực trong lĩnh vực kiến trúc giai đoạn mới.

5. Ưu tiên ứng dụng chuyển đổi số trong kiến trúc; các công nghệ khoa học kỹ thuật cao trong thiết kế kiến trúc theo xu hướng bền vững, công trình xanh, thông minh, tiết kiệm năng lượng, tiên tiến, hiện đại.

Thúc đẩy việc xây dựng và áp dụng mẫu thiết kế kiến trúc cho các công trình công cộng và nhà ở tại nông thôn, đảm bảo yêu cầu thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai; xây dựng hệ thống mẫu nhà ở xã hội bảo đảm cho người dân có điều kiện tiếp cận, lựa chọn công trình kiến trúc an toàn, hiệu quả, hợp lý.

6. Đẩy mạnh, huy động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư để phát triển kiến trúc.

Phát triển kiến trúc bền vững, đáp ứng yêu cầu ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống dịch bệnh và thiên tai.

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về kiến trúc và quản lý hành nghề kiến trúc.

Thúc đẩy xã hội hóa, huy động các nguồn lực phát triển kiến trúc Việt Nam, nâng cao chất lượng thiết kế, đảm bảo phát triển bền vững.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Xây dựng

- Tổ chức thực hiện Kế hoạch, là cơ quan đầu mối tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh về các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện để có các giải pháp kịp thời.

- Tổ chức lập Quy chế quản lý kiến trúc thành phố Nam Định, hoàn thành thẩm định, phê duyệt, ban hành, công bố trong năm 2023.

- Hướng dẫn thực hiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về kiến trúc, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất.

- Tham mưu UBND tỉnh trong việc báo cáo định kỳ hàng năm và từng giai đoạn thực hiện Kế hoạch gửi về Bộ Xây dựng để quản lý, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng chương trình triển khai thực hiện Kế hoạch và hướng dẫn việc bảo tồn phát huy giá trị các công trình kiến trúc hoặc quần thể kiến trúc có giá trị tiêu biểu về kiến trúc.

3. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, UBND các huyện, thành phố Nam Định, Hội Kiến trúc sư tỉnh Nam Định tham mưu cho UBND tỉnh trong việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên quan đến lĩnh vực kiến trúc. Ưu tiên các nhiệm vụ khoa học kỹ thuật công nghệ cao, chuyển đổi số trong quản lý và phát triển hoạt động kiến trúc đảm bảo phát triển kiến trúc bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào xây dựng phát triển kiến trúc đô thị (theo xu hướng quy hoạch các đô thị thông minh) điểm dân cư nông thôn và kiến trúc truyền thống của địa phương.

- Phối hợp với Sở Xây dựng và các Sở, ngành liên quan khác trong việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về kiến trúc và quản lý hành nghề kiến trúc, dữ liệu về kiến trúc truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc của tỉnh.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Xây dựng, UBND các huyện, thành phố Nam Định, cơ quan báo chí, truyền thông xây dựng chương trình, công tác tuyên truyền giáo dục nghệ thuật, thẩm mỹ kiến trúc cho cộng đồng xã hội trên địa bàn tỉnh.

5. Các Sở, ngành liên quan khác

Phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch, tham gia kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực hiện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ.

6. UBND các huyện, thành phố Nam Định

- Lập Danh mục công trình kiến trúc có giá trị trên địa bàn quản lý, phấn đấu hoàn thành trước năm 2025.

- UBND các huyện tổ chức lập Quy chế quản lý kiến trúc trên địa bàn quản lý (bao gồm Quy chế quản lý kiến trúc các đô thị và Quy chế quản lý điểm dân cư nông thôn). Trong đó, chậm nhất đến năm 2025 hoàn thành xây dựng Quy chế quản lý kiến trúc cho các đô thị thuộc huyện, đến năm 2030 hoàn thành xây dựng Quy chế quản lý kiến trúc cho các điểm dân cư nông thôn.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các cơ quan, địa phương, đơn vị phản ánh kịp thời UBND tỉnh Nam Định (qua Sở Xây dựng) để được xem xét giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Xây dựng;
- Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các đ/c PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành của tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố NĐ;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: Vp1, Vp5.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hà Lan Anh

 

 

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác